13/09/2019
BÀI MỚI
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
13/09/2019
*
*
BẢN TIN NGÀY 13/09/2019
Tin nhân quyền
Hôm 10/9/2019, Ủy ban Bảo vệ các Ký giả (CPJ) công bố
danh sách 10 nước kiểm duyệt truyền thông gắt gao nhất trên thế giới,
Trong đó có Việt Nam xếp hàng thứ 6, khá hơn Trung Quốc (5) nhưng tệ hơn Iran
(7), Belarus (9) và Cuba (10). Việt Nam cũng khá hơn Bắc Hàn (2) và Saudi
Arabia (4).
10 nước kiểm duyệt
truyền thông gắt gao nhất thế giới, trong đó có Việt Nam. Ảnh: CPJ
VOA có bài: CPJ: Việt Nam trong số 10 nước kiểm duyệt truyền thông gắt
gao nhất thế giới. CPJ nói rằng, “10 nước bị nêu tên đã không tuân
thủ các tiêu chuẩn quốc tế khi nghiêm cấm hoặc giới hạn khắt khe truyền thông độc
lập, và bịt miệng các nhà báo. Tại những nước này, nạn tự kiểm duyệt rất phổ biến“.
Mời nghe clip: VN trong nhóm 10 nước trấn áp truyền thông nhất thế giới (VOA)
Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao bác bỏ nội dung báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả,
cho rằng báo cáo này không đúng sự thật. Bà Lê Thị Thu Hằng nói: “Chúng tôi
hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, dựa trên những thông tin không
chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam trong báo cáo nói trên.
Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền
tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn
bản Luật liên quan. Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo
đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí, không gian mạng và các hình thức khác,
trong đó bảo vệ người dân trước tin tức giả, tin tức không phù hợp với thuần
phong mỹ tục của Việt Nam, tin tức bịa đặt, sai sự thật, kích động hận thù…”
VOA đưa tin: Phạm Đoan Trang đạt giải Tự do Báo chí 2019 của RSF.
Tối 12/09/2019, tại Berlin, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) trao giải
Tự do Báo chí vắng mặt cho nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang vì bà không được xuất
cảnh.
Bà Trang nói: “Tôi nghĩ nếu tôi muốn đi thì chính
quyền có thể cho đi, nhưng chắc chắn trước khi đi thì phải ngồi đàm phán, và
tôi phải chấp nhận một số điều kiện do bên chính quyền đưa ra, còn nếu tôi không
chấp nhận thì không được đi. Vì tôi không muốn đối thoại với họ nên tôi quyết định
không đi“.
Mời đọc thêm: Bộ Ngoại giao VN phản bác báo cáo đặc biệt của CPJ (VOA).
– Việt Nam bác bỏ báo cáo sai sự thật của Ủy ban Bảo vệ Ký Giả (GT).
– Nhà
báo ‘không lề’ Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019 (BBC).
Bộ trưởng Trần Hồng
Hà miễn nhiễm chất độc?!
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Bộ trưởng Trần Hồng Hà: ‘Môi trường không khí ngoài Rạng
Đông đã an toàn’. Bộ trưởng Trần Hồng Hà trấn an dân chúng: “Hôm nay
tôi muốn thông báo vậy để các tổ chức quốc tế, người dân yên tâm. Cá nhân tôi
hiện cũng sinh sống ở gần bán kính 500m và hoàn toàn yên tâm“.
Dường như Bộ trưởng Trần Hồng Hà có sức khỏe phi
phàm, cơ thể ông có khả năng chống lại bất kỳ độc tố nào? Còn nhớ, hơn 3 năm
trước, khi Formosa ở Hà Tĩnh gây ra thảm hoạ môi trường, hủy hoại môi trường sống,
các nhà khoa học lo lắng khi cá chết hàng loạt, người dân không dám ăn cá. Vậy
mà Bộ trưởng Hà cùng các quan chức ở Bộ TNMT đã tắm biển, ăn hải sản trong vùng
biển nhiễm độc, mà không hề hấn gì?!
Bộ trưởng Trần Hồng
Hà (hàng đầu, thứ 3 từ trái) cùng các quan chức Bộ TNMT tắm biển Cửa Việt năm
2016, chứng minh biển an toàn. Ảnh: VNE
Vụ cháy Công ty Rạng Đông vừa qua đã
phát tán lượng lớn thuỷ ngân và hoá chất độc hại ra môi trường sống, gây ảnh hưởng
tới người dân sống gần đó. Trong khi người dân ở khu vực vô cùng lo lắng, Bộ Quốc
phòng đã chỉ đạo Binh chủng Hóa học vào cuộc tẩy độc, thế mà Bộ trưởng Hà không
hề lo lắng, dù ông nói nhà ông ta ở gần đó. Ông ta còn khuyên dân không nên lo
lắng!
Trong khi Bộ trưởng Trần Hồng Hà khuyên người dân
yên tâm, báo VietNamNet có bài: Rùng mình kho hàng Rạng Đông lần đầu tiết lộ, binh sĩ kín
mít tẩy độc. “Bên trong là đống đổ nát và lớp mái tôn bị cháy hoen gỉ
chất cao như núi, vẫn còn mùi khét gây khó thở. Cán bộ, chiến sĩ làm công tác
thu dọn hiện trường đều đeo găng tay, mặt nạ phòng độc chuyên dụng“.
Báo Thanh Niên có bài: Công
ty Rạng Đông cháy sau 2 lần xin chuyển đổi đất không thành. Tháng
5/2017, Công ty Rạng Đông gửi văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép lập quy
hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu đất 87 – 89 Hạ Đình, nhưng không được duyệt.
Đến tháng 3/2018, Công ty Rạng Đông lại có văn bản đề nghị tiếp tục thẩm định,
trình UBND TP Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 và tiếp tục
bị từ chối.
Mời đọc thêm: Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Chất lượng không khí bên ngoài nhà
máy Rạng Đông đã ở ngưỡng an toàn (PLXH). – Bộ trưởng Trần Hồng Hà sống gần Rạng Đông, khuyên dân yên
tâm (VNN). – Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Môi trường ngoài kho Rạng Đông đã an
toàn (VNE). – Bất ngờ ‘phát lộ’: Nhà máy Rạng Đông từng xin di dời để xây
chung cư (TT). – Phải xử
lý ra sao hậu quả vụ cháy Rạng Đông? (BBC).
– Toàn cảnh khắc phục sự cố Rạng Đông sáng 12/9 (TP).
– Bên trong khu vực tẩy độc công ty Rạng Đông (VNN).
– Cận cảnh quá trình tẩy độc thủy ngân tại công ty Rạng Đông (TĐ). – Người
dân có quyền khởi kiện, yêu cầu Công ty Rạng Đông bồi thường thiệt hại (TN).
– Sau vụ cháy Công ty Rạng Đông: Tiểu thương than trời vì bày
hàng ra chẳng ai mua (GĐ). – Công ty Rạng Đông từng 2 lần xin chuyển đổi mục đích sử dụng
đất bất thành (VTC).
Tham nhũng ở VN
qua vụ Nguyễn Bắc Son
Báo Lao Động dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ
Hồng Thanh: “Vụ AVG: Nhận 3 triệu USD, mới nộp 500 triệu thì bao
giờ mới khắc phục hết”. Có lẽ 3 triệu đô này đã chạy ra nước ngoài mất
rồi nên CQĐT tìm không ra để thu hồi lại. Ông Nguyễn Bắc Son chỉ nộp lại 500
triệu VND, tương đương 21.600 USD, nếu mỗi tháng gia đình ông Son nộp 500 triệu
VND và tháng nào cũng nộp 500 triệu VND, sẽ mất khoảng 140 tháng (gần 12 năm) để
ông Son nộp đủ 3 triệu USD.
Báo Người Việt viết: Nhà nước CS Việt Nam thú nhận ‘tham nhũng tràn lan’.
Tại phiên họp thứ 37 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN, các quan chức thừa
nhận, trong 9 tháng qua, cơ quan điều tra đã khởi tố 214 vụ án tham nhũng với
487 bị can, tăng 56 người so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có nhiều vụ án kinh
tế lớn “đã chứng minh được yếu tố tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp”.
Riêng trong lĩnh vực cổ phần hóa, mua bán tài sản
công, ở nơi nào có hiện tượng “nhà nước mua đắt, bán rẻ” các tài sản lớn, thì ở
đó có dấu hiệu tham nhũng, các bên “móc ngoặc” với nhau làm thất thoát
ngân sách nhà nước. “Đa số các vụ án sai phạm lớn về kinh tế trong
giai đoạn vừa qua đều có yếu tố vụ lợi với số tiền rất lớn”.
Báo Một Thế Giới có bài: Bầy mối tham nhũng. “Nhìn bên ngoài, có vẻ như
tòa vững chãi với cột kèo nguyên vẹn. Nhưng bên trong, khi đã có bầy mối đục
khoét làm cho mục ruỗng, chẳng bao lâu cả tòa nhà sẽ sụp đổ. Và tòa nhà quốc
gia nào cũng sẽ sụp đổ nếu như ‘bầy mối’ tham nhũng, tham ô hoành hành mà không
có phương cách tiêu diệt, như lịch sử đã từng chứng minh…”
Chính Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải thừa
nhận: “Người ta ăn của dân không từ thứ gì”. Nhưng bà Doan và
các đồng chí của bà vẫn không dám thừa nhận, tình hình tham nhũng
tràn lan, không thể kiểm soát như hiện nay là kết quả của thứ “cách
mạng” mà những người như bà đã mang về VN.
Mời đọc thêm: Cơ quan giám sát việc chống tham nhũng lưu ý vụ Nguyễn Bắc
Son, Trương Minh Tuấn (DT). – “Điểm danh” nhiều vụ tham nhũng trong cơ quan phòng chống
tham nhũng (LĐ). – Tội phạm tham nhũng lộ diện tại nhiều vụ án kinh tế lớn (VNE).
– Thu hồi triệt để tài sản tội phạm tham nhũng tẩu tán ra nước
ngoài (CATP).
– Liêm chính và quốc nạn tham nhũng (VNN).
– Kiên quyết loại bỏ cán bộ hư hỏng, tham nhũng ra khỏi bộ máy (ĐCSVN).
– 9 người bị tuyên án tử hình, chung thân vì tham nhũng (TG).
– Nhà nước CS Việt Nam thú nhận ‘tham nhũng tràn lan’ (NV).
– Cách chức giám đốc, giao phó giám đốc phụ trách Công an Đồng
Nai (TT). – Một loạt cán bộ ở Đồng Nai vi phạm gì đến mức bị kỷ luật? (TT).
Phó Chủ tịch Phan
Thiết bị bắt
Sáng 12/9/2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình
Thuận đã bắt giam, khám nhà Phó chủ tịch TP Phan Thiết Trần Hoàng
Khôi, VietNamNet đưa tin. Ông Khôi bị bắt để điều tra vụ ‘Vi phạm
các quy định về quản lý đất đai’ xảy ra ở TP Phan Thiết.
Cơ quan điều tra cho biết, từ đầu năm 2016 đến
tháng 9/2018, UBND TP Phan Thiết đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất
nông nghiệp sang đất ở nông thôn trên 160 thửa, trong đó có 139 thửa đất với tổng
diện tích 176.815,8m2, không đúng với quy hoạch sử dụng đất của TP Phan Thiết.
Báo Thanh Niên có video: Bắt giam nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Trần Hoàng
Khôi.
Mời đọc thêm: Bắt phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết Trần Hoàng Khôi (TT).
– Sai phạm đất đai ở Phan Thiết: Phó chủ tịch UBND TP Trần
Hoàng Khôi bị bắt (TN). – Những sai phạm của Phó Chủ tịch TP.Phan Thiết trước khi bị bắt (LĐ). – Sai phạm quản lý đất đai khiến Phó chủ tịch Phan Thiết bị bắt (VNN).
Trục lợi từ
“thương binh ảo”
Phó cơ quan Tổ chức – Nội vụ TP Quảng Ngãi bị bắt vì lập danh sách thương binh giả, ăn chặn tiền nhà
nước, báo Thanh Niên đưa tin. Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt bà Lê Thị
Thu Hương do liên quan đến đường dây lập danh sách thương binh giả để chiếm đoạt
tiền nhà nước.
Sai phạm xảy ra vào tháng 7/2018, Phòng LĐ-TB-XH
TP Quảng Ngãi đã chuyển tiền chế độ cho 104 thương binh, đến khi đối chiếu thì
phát hiện Phòng LĐ-TB-XH TP Quảng Ngãi chuyển tiền cho 33 thương binh tại một số
xã, phường là không có thật: “Số tiền mà 33 thương binh trong danh sách
giả do bà Hương lập nên để chiếm đoạt là khoảng 50 triệu đồng/tháng và khoảng
600 triệu đồng/năm”. Bà Hương đã dàn xếp với các “thương binh ảo”
rồi chia tiền.
Mời đọc thêm: Quảng Ngãi: Bắt quan chức liên quan danh sách thương
binh ảo để chiếm đoạt tiền (MTG). – Bắt giam nữ Phó cơ quan tổ chức – Nội vụ TP Quảng Ngãi (VNN).
– Phó cơ quan Tổ chức – Nội vụ TP Quảng Ngãi bị bắt vì ăn chặn
tiền chính sách (ANTT).
Tin giáo dục
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Lần đầu tiên 3 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng đại
học tốt nhất toàn cầu. Quá tự hào khi đại học được đứng dưới đáy của bảng
xếp hạng! Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa
Hà Nội được xếp trong nhóm 801-1.000 đại học tốt nhất, còn Đại học Quốc gia TP.HCM trong nhóm 1.000+.
Chương trình ‘Tri thức trẻ vì giáo dục’
do Trung ương Đoàn, Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ và Tập đoàn
Thiên Long, cùng tổ chức, dành cho các công dân Việt Nam dưới 35 tuổi đang học
tập, sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài.
Dù ông Bùi Minh Tuấn, ủy viên Ban Chấp hành, phó trưởng
Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, khẳng định, ban tổ chức sẽ tạo mọi
điều kiện để hỗ trợ các sáng kiến, nhưng nếu không có tự do học thuật trong môi
trường giáo dục, thì không thể nào tạo điều kiện tốt nhất cho trí thức trẻ thực hiện sáng
kiến giáo dục.
Báo Phụ Nữ VN đưa tin: 900.000 học sinh đang học theo sách công nghệ giáo dục lớp 1
bị… loại. Hội đồng thẩm định SGK quốc gia nhận định rằng, bộ sách
của GS Hồ Ngọc Đại không đạt và loại khỏi vòng thẩm định đầu tiên. Trong
khi hiện nay, chỉ riêng sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục 1 của ông Đại
đã được triển khai dạy học cho khoảng 900.000 học sinh.
Mời đọc thêm: SGK bị đánh ‘trượt’: GS Đại đau xót, Bộ GD&ĐT không thể
sửa chương trình khung (TP). – Hơn 900.000 học sinh đang học, tại sao sách tiếng Việt Công
nghệ giáo dục không đạt thẩm định? (VNN). – Hội đồng thẩm định giải thích về việc ‘loại’ sách giáo khoa
của GS Hồ Ngọc Đại (TN). – Hội đồng thẩm định chỉ ra 300 nội dung không đạt trong sách
Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại (ANTĐ). – Vụ phụ huynh tố giáo viên “hăm dọa” học sinh: Kiểm điểm giáo
viên có liên quan (NĐT).
***
Thêm một số tin: Đất cấp 2 sổ đỏ, dân khổ sở vì bị lôi vào kiện tụng (LĐ).
– Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung từ 1-1-2020 (TT).
– Người dân “hốt hoảng” vì dự án trạm ép rác đặt cạnh khu dân
cư (LĐ). – Coi chừng Việt Nam thành trung tâm sản xuất ma túy (MTG).
– Chùm tranh: “40 chưa phải là già, em 40 tuổi vẫn là thanh
niên” (TT). – Bộ Ngoại giao Việt Nam mong đặc khu Hong Kong sớm trở lại
bình thường (TG&VN). – Joshua
Wong gây ‘ấn tượng đẹp’ cho chính quyền Đức (BBC).
No comments:
Post a Comment