Friday, September 27, 2019

VIỆT NAM CÔ ĐƠN TRONG ĐỐI ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC (Rajeswari Pillai Rajagopalan - The Diplomat)



Minh Anh – RFI
Đăng ngày 27-09-2019

Trang mạng The Diplomat ngày26/09/2019 có bài viết nhận định về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam tại bãi Tư Chính, Biển Đông. Bài viết đề tựa ngắn gọn : « Việt Nam một mình đối đầu với Trung Quốc ».

Theo giải thích của tác giả bài viết, Rajeswari Pillai Rajagopalan, mặc dù Việt Nam và Trung Quốc đang lao vào một cuộc đối đầu dữ dội tại Biển Đông nhưng sự việc lại không thu hút được sự quan tâm đầy đủ của thế giới. Trung Quốc gởi một tầu khảo sát và ít nhất 4 tầu tuần duyên. Việt Nam đáp trả qua việc triển khai đội tầu Cảnh sát biển.

Phản ứng của Việt Nam
Đầu tiên tác giả điểm lại diễn biến vụ việc, bắt đầu vào trung tuần tháng 7/2019. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, tố cáo « nhóm tầu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông ».

Cuối tháng Bẩy, bà Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định yêu cầu « Trung Quốc rút ngay lập tức các tàu của họ khỏi vùng biển của Việt Nam và tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vì lợi ích mối quan hệ giữa hai nước và vì ổn định và hòa bình cho khu vực ». Việt Nam khẳng định rằng họ đã nhiều lần tiếp cận Trung Quốc thông qua một số kênh khác nhau.

Cũng trong cuối tháng 7, Phó thủ tướng, ngoại trưởng, Phạm Bình Minh tại hội nghị ASEAN đã « bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn tiến gần đây tại Biển Đông, liên quan đến các hoạt động của nhóm tầu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam và thềm lục địa trong vùng lãnh hải ». Ngoại trưởng Việt Nam nói thêm rằng các hoạt động này « đe dọa nghiêm trọng các quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin và gia tăng căng thẳng, do đó làm tổn hại hòa bình và ổn định khu vực ».

Tờ báo nhắc lại vùng đặc quyền kinh tế này được vạch ra theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, mà cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều có tham gia ký kết.

Chỉ có điều lần này Trung Quốc tiến hành theo một phương thức khác. Theo ghi nhận của các nhà phân tích Việt Nam, không giống như trong quá khứ, mỗi lần như thế tầu Trung Quốc ở lại đến vài tháng trong cùng một khu vực. Lần này, Trung Quốc để đội tầu ở lại vài tuần trước khi rút đi, để rồi sau đó quay trở lại trong cùng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đầu tháng Tám năm 2019, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam thông báo « tầu Hải Dương Địa Chất 8 đã ngưng các hoạt động khảo sát và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía nam ». Vài ngày sau, bộ Ngoại Giao lại nhận thấy « đội tầu khảo sát Trung Quốc cùng với nhiều tầu hộ tống lại quay trở lại vùng lãnh hải Việt Nam ». Chính quyền Hà Nội một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế có phản ứng với tình hình nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Cùng lúc đó, Bắc Kinh bắt đầu đợt tập trận mới gần quần đảo Hoàng Sa.

Bất chấp sự phản đối liên tục của Việt Nam, căng thẳng vẫn tiếp tục, và giờ đã bước sang tháng thứ ba. Cách đây vài ngày, Nguyễn Mạnh Đông, Vụ trưởng Vụ biển, Ủy ban Biên giới Quốc gia, trực thuộc Bộ Ngoại giao, trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam, nói rõ là « Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong việc diễn giải và áp dụng Công ước UNCLOS, nhưng tất cả các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp này một cách hòa bình thông qua các biện pháp quy định tại Điều 33 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Điều 279 của UNCLOS ».

Phản ứng « dè chừng » của quốc tế
Những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong khu vực. Tác giả nhắc lại một loạt các sự cố trong năm nay : Tháng 6, Trung Quốc cho tầu đâm chìm thuyền đánh cá của Philippines tại Bãi Cỏ Rong. Đầu tháng 5, tầu cảnh sát biển Hải Dương 35111 cản trở hoạt động của giàn khoan dầu khí của Malaysia gần đảo Luconia Shoals, ngoài khơi bang Sarawak. Trong một động thái khác để khẳng định yêu sách của mình, Trung Quốc đã tổ chức cuộc đua thuyền Sinan Cup lần thứ 7 tại đảo Duy Mộng, thuộc Hoàng Sa.

Trong tình hình này, chính phủ Việt Nam tìm cách tác động đến các nước Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Úc và nhiều nước khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đáp lại lời kêu gọi này là gì ? Một sự im lặng và những lời phát biểu « sáo rỗng ». Chẳng hạn, Malaysia trong một tài liệu công bố chính sách đối ngoại mới tuyên bố : « Biển Đông phải là khu vực của sự hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng và không phải là nơi đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Khu vực Hòa Bình, Tự Do và Trung Lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy hơn nữa tầm nhìn này tại ASEAN ».

Hay như thông cáo chung ngày 27/08/2019 giữa Việt Nam và Malaysia chỉ nhấn mạnh « tầm quan trọng của việc tự kiềm chế, phi quân sự hóa và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển, và điều luật quy định trong UNCLOS 1982 cũng như là tránh các hoạt động có thể gây leo thang căng thẳng ».

Các cường quốc ngoài khu vực cũng chỉ có những phát biểu tương tự không hơn không kém. Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, David Stilwell, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng, « thông qua nhiều hành động phi pháp và quân sự hóa các thực thể có tranh chấp, Bắc Kinh đã và tiếp tục hành động để ngăn chặn các nước thành viên ASEAN tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng ước tính trị giá 2,5 nghìn tỷ đô la ».

Còn những cường quốc khác thì dừng lại ở việc nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của tự do hàng hải, như tuyên bố chung New Dehli – Paris nhân chuyến thăm Pháp gần đây của thủ tướng Modi. Hội nghị về Ấn Độ Dương được tổ chức gần đây tại Maldives trong hai ngày 3 và 4 tháng 9, với sự hiện diện của thủ tướng Sri Lanka cùng các ngoại trưởng Singapore và Maldives, cũng chỉ chú trọng vào tự do hàng hải, nhưng một lần nữa không đề cập đến Biển Đông.

Nhật Bản còn có vẻ cứng rắn một chút. Ngoại trưởng Nhật Bản cho rằng Biển Đông là một tuyến đường giao thông quan trọng đối với Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Vùng này có liên quan trực tiếp đến sự ổn định và hòa bình của khu vực. Do vậy, cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản, chú ý nghiêm túc đến tình hình ở Biển Đông. Nhật Bản phản đối bất kỳ hành động nào của bất kỳ ai nhằm làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Tương tự, Ấn Độ cũng nhấn mạnh rằng « hòa bình và ổn định khu vực mang lại lợi ích bền vững. Ấn Độ giữ vững lập trường ủng hộ tự do lưu thông hàng hải và hàng không, và giao thương hợp pháp không bị cản trở, trong vùng biển quốc tế, tuân thủ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. »

Trước những lời lẽ này, tác giả kết luận : Trong cuộc đối đầu này, Việt Nam có thể sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ mạnh mẽ nào từ các đối tác trong khu vực và bên ngoài. Nhưng Việt Nam cũng khó có thể tự mình chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh dường như đã tính toán chính xác rằng họ không phải lo sợ bất kỳ một sự hợp nhất chống đối nghiêm trọng nào.


 ------------------------------

28/09/2019

(VNTB)  - Hà Nội đã không nhận được nhiều sự hỗ trợ như kỳ vọng trong cuộc đối đầu dung cảm với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Công dân Trung Quốc chụp hình ở một đảo thuộc Hoàng Sa

Việt Nam và Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc đối đầu từng bước ở Biển Đông mà cuộc đối đầu này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ cộng đồng quốc tế. Trung Quốc đã đưa một tàu khảo sát và ít nhất bốn tàu hàng hải trong khi Việt Nam đã đáp trả bằng cách triển khai nhiều tàu thuộc lực lượng Cảnh sát biển đến điểm nóng (cụ thể là Bãi Tứ Chính- lời người dịch).

Theo báo chí Việt Nam trích dẫn Bộ Ngoại giao, cuộc tranh chấp đang diễn ra tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông kể từ tháng 7 năm nay. Vùng đặc quyền kinh tế được quy định bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), một công ước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã ký kết. Việt Nam đang thấy mình ở một vị thế khó khăn, không nhận được nhiều hỗ trợ ngoài lời nói, vì Hà Nội đang phải đối mặt với một Trung Quốc rất hung hăng.

Xung đột giữa hai nước gia tăng bắt đầu vào giữa tháng 7, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố rằng nhóm tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Việt Nam khẳng định rằng họ đã nhiều lần gặp phía Trung Quốc để phản đối những vi phạm đó.

Ngoài ra, Việt Nam đã đề nghị các cường quốc can thiệp để mang lại hòa bình và trật tự trong khu vực bằng cách nói giữ gìn trật tự, hòa bình và an ninh ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước cả trong và ngoài khu vực. Việt Nam muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế bảo vệ và duy trì mối quan tâm chung này. Đến cuối tháng 7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định lập trường yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức tất cả các tàu của mình khỏi vùng biển Việt Nam và tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vì lợi ích của mối quan hệ giữa hai nước và vì sự ổn định và hòa bình khu vực. Việt Nam khẳng định rằng họ đã nhiều lần tiếp cận Trung Quốc thông qua nhiều kênh khác nhau.

Đưa vấn đề ra ASEAN vào cuối tháng 7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, với việc nhóm hoạt động khảo sát địa chất Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 vi phạm Việt Nam Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Nam trong vùng biển. Ông nói thêm rằng các hoạt động đó đã đe dọa nghiêm trọng các quyền hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin và làm căng thẳng thêm, do đó làm tổn hại hòa bình và ổn định trong khu vực.

Đáng chú ý là lần này, Trung Quốc đã theo gây hấn theo một phương cách khác. Tác giả đã biết được từ các nhà phân tích Việt Nam rằng không giống như trong quá khứ, khi các tàu Trung Quốc ở lại một vài tháng trong cùng một khu vực, lần này Trung Quốc đã triển khai các tàu khảo sát của mình trong vài tuần rồi rút, chỉ quay trở lại chỗ cũ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vào đầu tháng 8, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố rằng tàu khảo sát Haiyang Di Zhi 08 đã tạm dừng việc khảo sát địa chất và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa phía đông nam. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố rằng nhóm tàu Trung Quốc và một số tàu hộ tống đã quay trở lại lãnh hải của Việt Nam. Một lần nữa, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng với tình hình này để duy trì khu vực. hòa bình và ổn định. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã bắt đầu nhiều cuộc tập trận quân sự mới gần quần đảo Hoàng Sa.

Bất chấp sự phản đối liên tục của Việt Nam, cuộc xung đột vẫn tiếp tục, và giờ đã là tháng thứ ba. Cách đây vài ngày, Nguyễn Mạnh Đông, trưởng phòng hàng hải tại Ủy ban Biên giới Quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn chi tiết với Thông tấn xã Việt Nam, cho rằng Tranh cãi là không thể tránh khỏi trong việc giải thích và áp dụng Công ước [UNCLOS], nhưng tất cả các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp này một cách hòa bình thông qua các biện pháp quy định tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc và Điều 279 của UNCLOS.

Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn nhiều trong khu vực trong vài năm qua. Một tháng trước khi cuộc đối đầu hiện tại với Việt Nam bắt đầu, một tàu Trung Quốc đã đánh chìm một tàu đánh cá Philippines ở Recto Bank. Trước đó, vào tháng 5 năm 2019, tàu Haijing 35111 thuộc Cảnh sát biển Trung Quốc đã ngăn chặn hoạt động của giàn khoan dầu khí của Malaysia gần Luconia Shoals ngoài khơi bờ biển của bang Sarawak. Trong một động thái khác để khẳng định yêu sách của mình, Trung Quốc đã tổ chức cuộc đua thuyền Sinan Cup lần thứ bảy tại đảo Duy Mộng, một phần của quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó, Việt Nam đã tiếp cận Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Úc và nhiều nước thuộc khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nhưng các phản ứng khu vực và toàn cầu đối với xung đột Việt-Trung hoàn toàn im lặng. Malaysia trong tài liệu chính sách đối ngoại mới đã tuyên bố, Biển Đông phải là một biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng và không phải đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy tầm nhìn này ở ASEAN. Hơn nữa, một tuyên bố chung được ban hành vào ngày 27 tháng 8 giữa Việt Nam và Malaysia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự kiềm chế, phi quân sự hóa và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong sự tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển, và pháp quyền theo UNCLOS 1982 và tránh các hoạt động có thể leo thang căng thẳng.

Các cường quốc ngoài khu vực cũng đã đưa ra những tuyên bố tương tự nhưng không có sức nặng. Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ, David Stilwell, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vựcĐông Á và Thái Bình Dương cho biết, bằng các hành động phi pháp lặp đi lặp lại và quân sự hóa các đảo tranh chấp, Bắc Kinh đã và tiếp tục hành động để ngăn các thành viên ASEAN tiếp cận khu vực chứa năng lượng có trị giá hơn 2,5 nghìn tỷ đô la.

Các cường quốc khác chỉ dừng lại ở việc nhắc lại tầm quan trọng của tự do hàng hải, như tuyên bố chung Ấn Độ-Pháp trong chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Modi tới Paris. Hội nghị được tổ chức gần đây về Ấn Độ Dương ở Maldives vào ngày 3-4 tháng 9, nơi thủ tướng Sri Lanka và các bộ trưởng ngoại giao Singapore, Maldives có mặt, cũng nhấn mạnh tự do hàng hải nhưng một lần nữa không đề cập đến Biển Đông .

Nhật Bản có thái độ cứng rắn hơn một chút, với việc ngoại trưởng phát biểu rẳng Biển Nam là một tuyến đường biển quan trọng đối với Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Nó liên quan trực tiếp đến sự ổn định và hòa bình của khu vực, và cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản, chú ý nghiêm túc đến tình hình ở Biển Đông. Nhật Bản phản đối bất kỳ hành động nào của bất kỳ quốc gia nào có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Tương tự, Ấn Độ đã nhấn mạnh rằng họ có mối quan tâm tuân thủ hòa bình và ổn định trong khu vực. Ấn Độ kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng khôngvà thương mại hợp pháp không bị cản trở, trong vùng biển quốc tế, theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Dường như Việt Nam sẽ không thể nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ nào từ các đối tác trong khu vực và bên ngoài. Việt Nam cũng khó có thể tự mình chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh dường như đã tính toán chính xác rằng họ không phải sợ bất kỳ sự chống đối nghiêm trọng, thống nhất nào.

Tác giả: Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan là nhà nghiên cứu lâu năm và đứng đầu bộ phận Sáng kiến chính sách hạt nhân và không gian tại Observer Research Fondation (ORF), một trong những think-tank hàng đầu của Ấn Độ.

------------------------

Nguồn :

September 26, 2019




No comments: