Trọng Nghĩa – RFI
Đăng ngày 27-09-2019
Trong
thời gian qua, tàu hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện nhan nhản trên Biển Đông, đặc
biệt là trong các vùng biển của các nước láng giềng nhưng bị Trung Quốc tự nhận
chủ quyền. Trong một bài phân tích công bố ngày 26/06/2019, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng
Hải Châu Á AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược CSIS,
trụ sở tại Washington, đã vạch trần ý đồ của Bắc Kinh, dùng các phương tiện bán
quân sự này để áp đặt chủ quyền.
Tàu tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu cảnh
sát biển Việt Nam, tiếp cận khu vực giàn khoan 981, ngày 08/05/2016. Ảnh :
Reuters
Bài phân tích đã nêu rõ một loạt hành vi sách nhiễu
mà tàu hải cảnh Trung Quốc đã và đang thực hiện nhắm vào ba nước láng giềng
đang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh : Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Trong lúc Malaysia là nạn nhân của hải cảnh Trung Quốc
tại vùng bãi cạn Luconia Shoals, thì Philippines bị Bắc Kinh quấy nhiễu ở các
khu vực Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Scarborough Shoal, và cả đảo Thị Tứ.
Về Việt Nam, AMTI quan tâm đến các diễn biến mới nhất,
với việc tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục quấy rối giàn khoan Hakuryu 5 hoạt động
tại lô 6.1 của Việt Nam gần Bãi Tư Chính kể từ tháng 6 vừa qua, hay vụ đội tàu
hải cảnh hùng hậu của Trung Quốc hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 tiến
vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía nam Biển Đông kể từ tháng 7.
Điểm được AMTI đặc biệt chú ý là khi hoạt động tại
các vùng biển gần các bãi Luconia, Cỏ Mây và Scarborough, tàu hải cảnh Trung Quốc
hầu như luôn luôn bật tín hiệu nhận dạng tự động AIS, dù đó không phải là điều
bắt buộc đối với tàu quân sự hay chấp pháp.
ục tiêu của việc này, theo AMTI, chính là để tất cả
mọi người thấy rõ là tàu chấp pháp Trung Quốc đang hiện diện trong khu vực, qua
đó khẳng định rằng vùng đó là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Báo cáo của AMTI nhận định : « Rõ ràng Bắc
Kinh quan tâm đặc biệt đến các bãi cạn Luconia, Cỏ Mây và Scarborough. Trung Quốc
như đang cho rằng nếu duy trì được sự hiện diện bán thường trực của lực lượng hải
cảnh của họ trong một thời gian đủ lâu, thì các nước trong vùng rốt cuộc sẽ chấp
nhận quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc tại những khu vực đó ».
Cũng theo AMTI, nếu chiến lược đó thành công tại những
nơi này, Trung Quốc hoàn toàn có thể mang qua áp dụng tại những nơi có tranh chấp
khác.
Đối với AMTI, để dự phòng phản ứng của các nước láng
giềng, tàu tuần tra Trung Quốc thường to lớn hơn nhiều so với tàu cảnh sát biển,
thậm chí tàu chiến của những nước đó. Tại ba bãi cạn của Malaysia và
Philippines, Bắc Kinh dùng loại tàu tương đối nhỏ không trang bị vũ khí mạnh,
nhưng mang theo vòi rồng và vũ khí nhỏ, đủ để đâm vào xua đuổi tàu đối phương mà
không sử dụng đến vũ lực sát thương.
Riêng trong trường hợp Bãi Tư Chính hiện nay (hay tại
khu vực đảo Thị Tứ từ cuối năm 2018 ), Trung Quốc đã triển khai thêm loại tàu lớn,
trang bị súng 76 ly.
Trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post số ra
hôm nay, 27/09/2019, ông Collin Koh, chuyên gia về hải quân thuộc Chương Trình
An Ninh Hàng Hải tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S Rajaratnam ở Singapore, cho rằng
hành động phô trương sự hiện hiện của các tàu hải cảnh là cách thức Trung Quốc
áp đặt quyền tài phán của họ trong khu vực.
Theo chuyên gia này : « Chỉ riêng việc những
con tàu này có mặt ở đó (những nơi có tranh chấp), phát đi tín hiệu AIS một
cách công khai, đã có thể có tác dụng uy hiếp đối với người thường, đặc biệt là
ngư dân của những quốc gia thường hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của họ
- đặc biệt là khi những người này không được hoặc không mong đợi có sự bảo vệ
hiệu quả từ các cơ quan hàng hải của chính phủ họ ».
Chuyên gia Singapore kết luận là sự hiện diện của hải
cảnh Trung Quốc « chắc chắn sẽ có tác dụng xua đuổi ngư dân nước khác,
hoặc buộc họ làm theo ý của Trung Quốc ».
No comments:
Post a Comment