Tuesday, May 31, 2022

KHÁNG NGHỊ "ĐÊM TRƯỚC CHIẾN TRANH" gửi TỔNG THỐNG NGA và CÁC CÔNG DÂN NGA (Thượng tướng Leonid Ivachov)

 



Kháng nghị “ĐÊM TRƯỚC CHIẾN TRANH” gửi Tổng thống Nga và các công dân Nga

Thượng tướng Leonid Ivachov 

Posted on 01/06/2022 by Boxit VN

https://boxitvn.online/?p=80297

 

Trên trang BVN ngày 08/02/2022 có đăng bài dịch Thư ngỏ của tướng ba sao Ivashov Leonid Grigoryevich gởi Tổng thống và toàn dân LB Nga lấy nguồn từ dcvonline.net. Nay trên FB Trong Thanh có nói rõ bài dịch này bị bớt đi một phần đầu không dịch, chúng tôi rất lấy làm tiếc. Nhân trên trang FB Trong Thanh có bài dịch toàn văn bản kháng nghị của tướng Leonid Ivachov cùng với một phần mở đầu phân tích những lý do khiến bản phản kháng cứng cỏi này không bị Putin kiểm duyệt xóa bỏ bèn mượn về đăng lại trên trang nhà để chứng tỏ sự thành khẩn của mình. Xin được cáo lỗi cùng bạn đọc và kínnh mời bạn đọc tham khảo bản dịch mới.

Bauxite Việt Nam

 

                                                                        *****

 

Kháng nghị của Thượng tướng Leonid Ivachov

ĐÁNH Ukraina là NƯỚC NGA TỰ DIỆT !

Putin phải TỪ CHỨC!

Vì sao cơ quan kiểm duyệt Nga Roskomnadzor không loại bỏ “kháng nghị” của Thượng tướng Leonid Ivachov?

Sau khi đăng tải thông tin về việc Hội cựu Sĩ quan Toàn Nga, với Ban lãnh đạo mới, ra kháng nghị ngày 19/5/2022, kêu gọi chính quyền Nga tuyên chiến với Ukraina (ĐOẠN TUYỆT với chính sách của Ban lãnh đạo tiền nhiệm), một số bạn Facebook đặt câu hỏi về chính sách của Ban lãnh đạo tiền nhiệm.

Chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin sau đây.

 

                                                                           ***

Ban lãnh đạo cũ, đứng đầu là Thượng tướng ( Генерал-полковник ) Leonid Grigoryevich Ivachov, cuối tháng 1/2022, đã ra một kháng nghị, kêu gọi huỷ bỏ kế hoạch chiến tranh chống Ukraina, và kêu gọi Tổng thống Putin từ chức, trả lại quyền lực cho Nhân Dân (theo điều 3 của Hiến pháp Nga)

Hội cựu Sĩ quan Toàn Nga nổi tiếng là một hội có quan điểm “dân tộc chủ nghĩa”. Theo chuyên gia Anders Åslund, đặc điểm của Hội cựu Sĩ quan Toàn Nga là “hệ tư tưởng pha trộn hoài niệm Xô Viết, Chính Thống Giáo và chủ nghĩa dân tộc bảo thủ, được sự ủng hộ của một số nhà lãnh đạo cộng sản”. Thượng tướng Leonid Ivachov được coi là một trong những nhà quân sự “cứng rắn nhất của Nga”, có quan hệ tốt với “tình báo quân sự Nga”. Thượng tướng Leonid Ivachov đã từng phản đối mạnh mẽ can thiệp của phương Tây tại Serbia những năm 1990. Việc chủ tịch, Thượng tướng Leonid Ivachov – nhà sáng lập Hội, nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa nghi kỵ phương Tây – lên tiếng như trên khiến nhiều người, đặc biệt là những ai ít tiếp xúc với xã hội Nga, rất ngạc nhiên.

Kháng nghị của Thượng tướng Leonid Ivachov gây ngạc nhiên bởi chính nội dung, trực diện lên án chính sách của tổng thống Nga (bị coi là “có tính tội phạm”, dẫn đến huỷ diệt chính Nhà nước Nga, và cực kỳ có hại cho người dân Nga).

Kháng nghị như một cáo trạng nhắm thắng vào nguyên nhân gây chiến tranh với Ukraina của điện Kremlin :

“(Vì) không đủ khả năng dẫn dắt đất nước thoát khỏi khủng hoảng mang tính chất toàn hệ thống hiện nay. Và điều này có thể dẫn đến một cuộc nổi dậy của người dân và thay đổi chế độ trong nước. Với sự hỗ trợ của giới tài phiệt, các quan chức tham nhũng, bị truyền thông và lực lượng an ninh lôi kéo, giới lãnh đạo hiện nay đã quyết định kích hoạt đường lối chính trị hướng đến huỷ diệt hoàn toàn nhà nước Nga, tiêu diệt người dân trong nước. Và chiến tranh là phương tiện sẽ giải quyết vấn đề này, để duy trì sức mạnh phản lại dân tộc của tập đoàn lãnh đạo thêm một thời gian nữa, và bảo toàn của cải cướp được từ người dân. Chúng tôi không thể đưa ra bất kỳ lời giải thích nào khác”.

###

Vì sao chính quyền Putin không dập tắt chỉ trích mạnh mẽ hiếm có này?

Theo chuyên gia Anders Åslund, cơ quan kiểm duyệt Nga Roskomnadzor đã để yên bản kháng nghị, trái ngược với các chỉ trích khác, thường bị dỡ bỏ ngay trong vòng 24 giờ. Ngày 08/02, báo Nga Ekho Moskvy, theo quan điểm tự do, còn có bài phỏng vấn Thượng tướng Leonid Ivachov, đăng tải qua video dài 36 phút, trong đó cựu tướng Nga trình bày rõ ràng lập trường của mình.

(Link bài: https://www.justsecurity.org/…/retired-russian…/ )

Trên Moscow Times, đầu tháng 2/2022, một chuyên gia về Nga, ông Mark Galeotti (nhà văn, chuyên về an ninh Nga – Royal United Services Institute) nêu một số lý do khiến diễn văn cứng rắn và trực diện của viên Đại tướng [Tướng ba sao – BVN] không bị kiểm duyệt.

1 – Giới cựu sĩ quan quân đội có ảnh hưởng nhiều trong xã hội Nga, chính quyền Kremlin tìm cách hợp tác, mua chuộc, đánh lạc hướng, để lợi dụng ảnh hưởng của họ.

2 – Bản thân lời kêu gọi công khai của Thượng tướng Ivachov có ý nghĩa “rất quan trọng”, nói lên “sự thất vọng và lo lắng trong một bộ phận tuy nhỏ trong chính trường Nga, có xu hướng đứng sau hậu trường, nhưng có lẽ có sức nặng hơn bất kỳ lực lượng nào khác trong lĩnh vực an ninh, cũng là lực lượng bảo đảm cuối cùng cho quyền lực của Putin” (The fact of his public appeal, though, is significant, in that it speaks to the frustration and concern felt within a fraction of the Russian political scene that tends to remain behind the scenes, yet which has perhaps more traction than any other within the security forces, which are also the ultimate guarantors of Putin’s authority).

Chuyên gia Mark Galeotti cảnh báo thái độ chủ quan của rất nhiều người khi nhìn nhận về xã hội Nga, về chính trị Nga: “chính trị Nga phức tạp hơn mọi người thường nghĩ”, và “luận điệu dân tộc chủ nghĩa hiếu chiến của Putin chắc chắn không thuyết phục được tất cả mọi người”.

Lời cảnh báo của chuyên gia Mark Galeotti có lẽ được gửi đến các quý vị độc giả nào vẫn thường nghĩ chính trường Nga là đồng nhất, người dân Nga hoàn toàn bị chế độ Putin thao túng, hay mọi cách nghĩ khác đều bị dập tắt…, cũng như Hội cựu chiến binh Nga chỉ toàn thành phần “lú lẫn”, “công thần”, “khát máu”… Những quan điểm mang đầy định kiến, không giúp gì, thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng hiểu biết ít về cuộc xung đột phức tạp Nga – Ukraina.

(https://www.themoscowtimes.com/…/anti-war-broadside…)

***

Điểm NGẠC NHIÊN: Bản dịch tiếng Việt bị cắt xén

 

Về mặt truYền thông với công chúng dùng tiếng Việt, điểm đáng tiếc chúng tôi ghi nhận được là bản Kháng nghị của Thượng tướng Leonid Ivachov đã không được dịch toàn vẹn tại một số kênh. Toàn bộ phần có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đã bị CẮT BỎ (chiếm khoảng ¼ dung lượng toàn bài – phần bị cắt bỏ kể từ sau câu “Tổng thống và chính phủ, Bộ Quốc phòng không thể không hiểu hậu quả như vậy, họ không ngu dốt đến như vậy” cho đến cuối bài).

 

Bản dịch bị cắt bỏ trên trang Bauxit.vn (lấy theo bản dịch trên trang DCV Online)

https://boxitvn.online/?p=78909

@@@@@

 

Dưới đây Xin giới thiệu TOÀN VĂN

 

                                                                            ***

 

Kháng nghị “ĐÊM TRƯỚC CHIẾN TRANH” gửi tổng thống Nga và các công dân Nga

 

Kháng nghị của Hội đồng Sĩ quan Toàn Nga

 

gửi tới Tổng thống và các công dân Liên bang Nga (ngày 28/01/2022)

 

(người chấp bút: Chủ tịch "Hội đồng sĩ quan toàn Nga", Thượng tướng Leonid Grigoryevich Ivachov)

 

Ngày nay nhân loại đang sống trong cảnh đề phòng chiến tranh. Và chiến tranh là sự mất mát không thể tránh khỏi về nhân mạng, sự tàn phá, đau khổ của đông đảo người dân, sự phá hủy lối sống thông thường, sự huỷ hoại các hệ thống mang tính sống còn đối với các quốc gia và các dân tộc. Một cuộc chiến tranh lớn như vậy là một thảm kịch lớn, tội ác nghiêm trọng mà có người phải chịu trách nhiệm. Nước Nga đang ở tâm điểm của một thảm họa sắp xảy ra. Và có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Nga.

 

Trước đây, Nga (Liên Xô) đã tiến hành các cuộc chiến tranh do bị bắt buộc (tức có chính nghĩa) và theo quy luật, khi không còn lối thoát nào khác, khi các lợi ích sống còn của nhà nước và xã hội bị đe dọa.

 

Vậy điều gì đang đe dọa sự tồn tại của chính nước Nga ngày nay, và liệu có những mối đe dọa như vậy không? Có thể nhận định rằng thực sự có một mối đe dọa –đất nước đang trên bờ kết liễu lịch sử của mình. Tất cả các lĩnh vực quan trọng mang tính sống còn, bao gồm cả nhân khẩu học, đang liên tục suy thoái và tốc độ suy giảm của quần thể dân cư tăng vọt, đang phá vỡ mọi kỷ lục thế giới. Và đây là sự suy thoái mang tính hệ thống. Và trong bất kỳ hệ thống phức tạp nào, sự phá hủy một trong các yếu tố có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống.

 

Và theo chúng tôi, đây là mối đe dọa chính đối với Liên bang Nga. Nhưng đây là hiểm họa có tính chất nội tại, xuất phát từ mô hình nhà nước, chất lượng quyền lực và trạng thái xã hội. Và những lý do hình thành nó là bên trong: sự bất lực của mô hình nhà nước, sự bất lực hoàn toàn và thiếu chuyên nghiệp của hệ thống quyền lực chính trị và hành chính, sự thụ động và vô tổ chức của xã hội. Ở trạng thái này, bất kỳ quốc gia nào cũng không thể sống lâu.

 

Đối với các mối đe dọa bên ngoài, chúng chắc chắn là có mặt. Nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia chúng tôi, chúng hiện không mang tính mạnh mẽ đủ để đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của nhà nước Nga, những lợi ích sống còn của nó. Nhìn chung, sự ổn định chiến lược được duy trì, vũ khí hạt nhân nằm trong tầm kiểm soát đáng tin cậy, các lực lượng NATO không xây dựng và không có hoạt động gây đe dọa.

 

Do đó, tình hình đang diễn ra xung quanh Ukraina, trước hết là mang tính nhân tạo. Trong số các lực lượng tham chiến từ bên ngoài đưa vào Ukraina có cả các lực lượng của Liên bang Nga. Một hệ quả của sự sụp đổ của Liên Xô, trong đó nước Nga (thời Yeltsin) đóng vai trò quyết định, đó là Ukraina đã trở thành một quốc gia độc lập, một thành viên của Liên Hợp Quốc, và thể theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc có quyền tự vệ về mặt cá nhân và tập thể.

 

Lãnh đạo Liên bang Nga hiện vẫn chưa công nhận kết quả trưng cầu dân ý về sự độc lập của DPR và LPR (hai Cộng hoà ‘‘tự phong’’ Donetsk và Lugansk – hai vùng lãnh thổ ly khai ở khu vực miền đông Donbass của Ukraina), trong khi ở cấp chính thức đã nhiều lần, kể cả trong quá trình đàm phán Minsk, nhấn mạnh đến việc hai vùng này thuộc về về Ukraina, về lãnh thổ và dân cư.

 

Người ta cũng đã nói nhiều lần ở cấp cao về mong muốn duy trì quan hệ bình thường với chính quyền Kyiv, đồng thời không tách thành các mối quan hệ đặc biệt với DPR và LPR.

 

Vấn đề về nạn diệt chủng do Kyiv gây ra ở các khu vực phía đông nam đã không được nêu ra ở Liên Hợp Quốc hay Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Đương nhiên, để Ukraina vẫn là một nước láng giềng thân thiện với Nga, Nga cần phải chứng minh được sức hấp dẫn của mô hình nhà nước và hệ thống quyền lực của mình.

 

Nhưng Liên bang Nga đã không trở thành một mô hình, sự phát triển và cơ chế chính sách đối ngoại hợp tác quốc tế hiện nay của Nga đã chỉ khiến hầu hết các nước láng giềng xa rời. Và không chỉ có vậy.

 

Việc Nga lấy lại bán đảo Crimea và Sevastopol, và việc cộng đồng quốc tế không công nhận các vùng này thuộc về Nga (và do đó, đông đảo các quốc gia trên thế giới vẫn coi họ là thuộc về Ukraina) cho thấy một cách thuyết phục sự thất bại trong chính sách đối ngoại của Nga, và sự kém hấp dẫn của mô hình Nga.

 

Những nỗ lực để khiến người ta “yêu thích” Liên bang Nga và giới lãnh đạo Nga, thông qua một tối hậu thư và những lời đe dọa sử dụng vũ lực là vô nghĩa và cực kỳ nguy hiểm.

 

Trước hết, việc sử dụng vũ lực quân sự chống lại Ukraina sẽ đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của chính nước Nga, với tư cách là một quốc gia. Thứ hai, việc sử dụng vũ lực như vậy sẽ mãi mãi khiến người Nga và người Ukraina trở thành kẻ thù không đội trời chung. Thứ ba, sẽ có hàng ngàn (hàng chục ngàn) thanh niên trẻ, khỏe ở hai bên phải chết, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình trạng nhân khẩu học trong tương lai ở các nước chúng ta, vốn đang bước vào thời kỳ suy tàn. Trên chiến trường, nếu điều này xảy ra, quân đội Nga sẽ phải đối mặt với không chỉ quân nhân Ukraina. Trong số họ sẽ có cả nhiều người Nga. Và cả quân nhân và thiết bị phương tiện từ nhiều nước NATO. Và các quốc gia thành viên của liên minh sẽ có nghĩa vụ phải tuyên chiến chống lại Nga.

 

Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ R. Erdogan đã nêu rõ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chiến đấu cho phe nào. Có thể giả định rằng hai quân đoàn Thổ Nhĩ Kỳ và một hạm đội hải quân sẽ được lệnh "giải phóng" Crimea và Sevastopol, và có thể tấn công vùng Caucasus.

 

Ngoài ra, Nga chắc chắn sẽ bị đưa vào danh sách các quốc gia đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, sẽ chịu những lệnh trừng phạt nặng nề nhất, sẽ biến thành kẻ thù của cộng đồng thế giới, và có thể sẽ bị tước bỏ tư cách một quốc gia độc lập.

 

Tổng thống và Chính phủ, Bộ Quốc phòng không thể không hiểu hậu quả như vậy, họ không ngu dốt đến như vậy. Câu hỏi đặt ra là: Đâu là mục tiêu thực sự của việc kích động căng thẳng trên bờ vực chiến tranh, và khả năng nổ ra các cuộc xung đột thù địch quy mô lớn này là gì? Sẽ có không dưới một trăm nghìn quân nhân tham chiến mỗi bên, căn cứ theo số lượng và thành phần các đơn vị tham chiến do các bên hình thành. Hiện tại Nga đã để ngỏ các vùng biên giới phía đông của đất nước, để điều chuyển lực lượng đến các vùng biên giới sát Ukraina.

 

Theo chúng tôi, giới lãnh đạo đất nước nhận thấy rằng mình không đủ khả năng dẫn dắt đất nước thoát khỏi khủng hoảng mang tính chất toàn hệ thống hiện nay. Và điều này có thể dẫn đến một cuộc nổi dậy của người dân và thay đổi chế độ trong nước. Với sự hỗ trợ của giới tài phiệt, các quan chức tham nhũng, bị truyền thông và lực lượng an ninh lôi kéo, giới lãnh đạo hiện nay đã quyết định kích hoạt đường lối chính trị hướng đến huỷ diệt hoàn toàn nhà nước Nga, tiêu diệt người dân trong nước.

 

Và chiến tranh là phương tiện sẽ giải quyết vấn đề này, để duy trì sức mạnh phản lại dân tộc của tập đoàn lãnh đạo thêm một thời gian nữa, và bảo toàn của cải cướp được từ người dân. Chúng tôi không thể đưa ra bất kỳ lời giải thích nào khác (về ý đồ tiến hành cuộc chiến tranh chống Ukraina – người dịch bổ sung).

 

Chúng tôi – những sĩ quan của nước Nga – yêu cầu Tổng thống Liên bang Nga từ bỏ chính sách kích động chiến tranh mang tính chất tội phạm này – một cuộc chiến tranh mà Liên bang Nga sẽ phải đơn độc chống lại các lực lượng thống nhất của phương Tây – để tạo điều kiện cho việc thực hiện Điều 3 của Hiến pháp Liên bang Nga (quy định quyền lực thuộc về nhân dân – người dịch bổ sung), và tuyên bố từ chức.

 

Chúng tôi kêu gọi tất cả các quân nhân dự bị và đã nghỉ hưu, công dân Nga hãy cảnh giác, hành động có tổ chức, ủng hộ các yêu cầu của Hội đồng các Sĩ quan toàn Nga, tích cực phản đối việc tuyên truyền và phát động chiến tranh, và ngăn chặn một cuộc nội chiến có thể xảy ra với việc sử dụng quân đội.

 

Ký tên Thượng tướng Leonid Ivachov,

Chủ tịch Hội đồng Sĩ quan Toàn Nga

 

¥¥¥¥¥

 

Xin mời coi thêm:

 

Hội Sĩ quan Toàn Nga thay Chủ tịch

https://www.facebook.com/100009197912801/posts/3120824748234092/?d=n

 

 

Ảnh :  https://scontent-bos5-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/283911499_3121000784883155_1541553905867807052_n.jpg?_nc_cat=101&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=RO5agM20rBUAX9ilmr6&_nc_ht=scontent-bos5-1.xx&oh=00_AT_DcZCkJ0UarJsT5yvQ2B3viYDz8OpV6oDFsJx6tcUC3g&oe=629AAA08

Ảnh ghép: Thượng tướng Nga Leonid Ivachov (P) và Tổng thống Nga Vladimir Putin

 




IVAN BẠO CHÚA và STALIN : PUTIN TUYÊN TRUYỀN KHỦNG BỐ NHÀ NƯỚC NHƯ MỘT TRUYỀN THỐNG QUỐC GIA (Hubertus Volmer trò chuyện với Dina Khapaeva  -  NTV)

 



Ivan Bạo chúa và Stalin : Putin tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia  

Hubertus Volmer trò chuyện với Dina Khapaeva  -  NTV

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

31/05/2022

https://baotiengdan.com/2022/05/31/ivan-bao-chua-va-stalin-putin-tuyen-truyen-khung-bo-nha-nuoc-nhu-mot-truyen-thong-quoc-gia/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/1-74-696x392.jpg

Matryoshkas (búp bê lồng nhau) với hình ảnh Stalin và Putin trong một cửa hàng ở St.Petersburg. Nguồn: AP

 

Nhà khoa học văn hóa Nga, Dina Khapaeva cho biết: “Niềm đam mê về phương Tây là cốt lõi của bản sắc Nga. Điều này không có nghĩa tích cực: “Nếu không có sự khước từ phương Tây, bản sắc Nga không tồn tại”.

 

Khapaeva nói đến chính trị tưởng nhớ của Putin, có mục đích “khôi phục đế chế, quân sự hóa dư luận và tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia lớn”. Bà nói: “Bởi vì Putin và lũ bạn của ông ta không có dự án nào cho tương lai, họ chỉ có thể nhìn lại lịch sử và bắt chước quá khứ”.

 

                                                                       ***

Nhà khoa học văn hóa đề cập đến một cuốn tiểu thuyết của Nga xuất bản năm 2006 phù hợp “hoàn toàn với chính trị tưởng nhớ của Putin”. Lấy bối cảnh tương lai, cuốn sách mô tả cách Nga khuất phục châu Âu. Trong đó, việc xây dựng đế chế Nga bắt đầu bằng cuộc chiến chống lại Ukraine.

 

Trong cuốn tiểu thuyết này, nước Nga bị cai trị và khủng bố bởi một lực lượng quân cảnh. Theo quan điểm của Khapaeva, nước Nga ngày nay đang trên đường đi đến một hệ thống như vậy: “Những gì chúng ta đang thấy ngày nay là nhu cầu về  khủng bố nhà nước”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn với ntv.de. “Thật không may, một bộ phận đáng kể dân chúng tin rằng khủng bố nhà nước, khi nó xảy ra, là vì lợi ích của nước Nga”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/1-75.jpg

Dina Khapaeva là giáo sư tại Trường Ngôn ngữ Hiện đại, thuộc Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ). Bà vừa hoàn thành một cuốn sách đề cập đến chính trị tưởng nhớ tân trung cổ của Putin và quá trình tái Stalin hóa (Nguồn riêng của NTV)

 

Ntv.de: Vài năm trước, bà đã viết trong một cuốn sách về “Lịch sử các quốc gia” rằng cốt lõi của lịch sử Nga là “sự mê hoặc thường xuyên đối với phương Tây, cùng với sự thôi thúc vượt qua nó để tránh ảnh hưởng của nó”. Nghe giống như một mối quan hệ yêu-ghét.

 

Dina Khapaeva: Ý tưởng của phương Tây là trọng tâm của bản sắc Nga. Nếu không có sự khước từ phương Tây, bản sắc Nga không tồn tại. Điều này làm cho họ rất khác biệt so với các nền văn hóa châu Âu khác. Sự say mê về phương Tây là cốt lõi của bản sắc Nga. Đó không chỉ là một mối quan hệ yêu – ghét: Nga không thể tưởng tượng ra được mình nếu không so sánh mình với phương Tây và không từ chối phương Tây. Đó là một nền văn hóa rất đặc biệt về mặt đó.

 

*

Ntv.de: Làm thế nào để Nga và phương Tây có thể có một mối quan hệ hòa bình bình đẳng?

 

Sau cuộc chiến ở Ukraine, tôi không nghĩ điều này có thể xảy ra. Theo tôi, cuộc chiến này là kết quả của một chính sách tưởng nhớ mà Putin đã theo đuổi rất nhất quán trong ít nhất hai mươi năm. Chiến tranh cũng là kết quả của việc không sẵn sàng chịu trách nhiệm về những tội ác của chủ nghĩa Stalin. Rất có thể Nga sẽ bị đánh bại về mặt quân sự troncuộc chiến này. Nếu sau đó nó không còn tồn tại như một quốc gia, nó có thể giúp xóa bỏ tham vọng đế quốc của mình.

 

*

Ntv.de: Nga nên chấm dứt là một quốc gia?

 

Tôi nghĩ rằng rất có thể vì cuộc chiến này mà Liên bang Nga sẽ ngừng tồn tại và tách ra thành một số quốc gia độc lập. Ở Liên bang Nga có nhiều đơn vị quốc gia có thể trở thành quốc gia độc lập.

 

*

Ntv.de: Nhưng ý bà không phải là phương Tây nên tấn công và giải thể Nga?

 

Tất nhiên là không rồi. Tôi hy vọng rằng chế độ này sẽ sụp đổ sau thất bại ở Ukraine. Tôi cũng hy vọng rằng phương Tây sẽ hỗ trợ quân sự kiên quyết hơn cho Ukraine. Sau chiến tranh, phương Tây sẽ không bị lừa một lần nữa bởi luận điệu của Điện Kremlin rằng Nga cần “công nhận”, “bị xúc phạm” và phải “vương dậy”. Vào năm 2007, khi tôi và gia đình vẫn còn sống ở Nga, người bạn thân yêu của chúng tôi, Hans Ulrich Gumbrecht đã đến thăm chúng tôi …

 

*

… trí thức người Mỹ gốc Đức và giảng viên đại học.

 

Ông ấy đến thăm chúng tôi ở St. Petersburg. Chúng tôi rất quan tâm đến hướng đi của đất nước và ông ấy nói với chúng tôi rằng tạp chí Time vừa đặt tên cho Putin là “Người đàn ông của năm”. Việc đề cử Putin là “Người đàn ông của năm” là hoàn toàn không phù hợp: các cuộc tấn công của chế độ nhằm vào các tổ chức nhân quyền và tự do dân chủ đang diễn ra rầm rộ. Bây giờ khi tôi đọc được rằng các chính trị gia phương Tây đang hành hương đến Moscow để gặp Putin, hoặc rằng Macron dành hàng giờ để nói chuyện với Putin, tôi thấy điều đó thật đáng xấu hổ. Khi các chính trị gia phương Tây giao tiếp với tội phạm chiến tranh này trên cơ sở bình đẳng, họ phá hoại nền dân chủ ở chính quốc gia của họ. Một nhà nước mafia nên được đối đãi như những kẻ lừa đảo mafia.

 

*

Ntv.de: Vào ngày 9 tháng 5, trong bài phát biểu tại Moscow, Putin nói rằng Nga là “một quốc gia có tính cách khác biệt”. “Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ tình yêu đối với quê hương, niềm tin vào các giá trị truyền thống, phong tục của tổ tiên của chúng tôi và tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hóa”. Ông ta muốn nói gì qua điều đó?

 

Câu trả lời cho câu hỏi này có hai khía cạnh. Đầu tiên, tôi không nghĩ rằng quá trình suy nghĩ của Putin đủ phức tạp để chúng ta phải bận tâm phân tích nó. Tôi nghĩ những gì ông ấy nói chủ yếu là những gì mà đội ngũ nghiên cứu chính sách KGB của ông ấy sản xuất ra. Người ta không được quên: Putin không phải là Napoléon hay Alexander Đại đế. Đây chỉ là một kẻ lừa đảo của KGB, một cách tình cờ hay may mắn, đã vươn lên đứng đầu quốc gia rộng lớn này. Tôi không phủ nhận khả năng nắm và giữ quyền lực của ông ấy, nhưng chúng ta không nên cho rằng ông ấy có những ý tưởng phức tạp. Khi ông ta và băng đảng của mình lên nắm quyền, họ không quan tâm đến hệ tư tưởng. Họ muốn cướp của đất nước.

 

Tới một thời điểm nào đó, họ tin rằng Nhà thờ Chính thống sẽ cung cấp cho họ một loại tính hợp pháp, nhưng Nhà thờ đã không thể làm như vậy. Vì vậy, phe cực hữu của Nga bắt đầu cung cấp cho Putin và những kẻ lừa đảo khác những ý tưởng đơn giản nhất về nước Nga và lịch sử Nga. Và bởi vì Putin và bạn bè ông ta không có dự án nào cho tương lai, họ chỉ có thể nhìn lại quá khứ và mô phỏng quá khứ: hãy làm giống như tổ tiên của chúng ta, hãy gắn bó với những giá trị bảo thủ! Các sự kiện lịch sử yêu thích của họ bao gồm chủ nghĩa Stalin và Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như thời Trung cổ của Nga, đặc biệt là thời kỳ của Ivan IV “Bạo chúa”, 1565-1572. Đây là hai thời kỳ khủng bố nhà nước ở Nga. Theo phe cực hữu ở Nga, những thời điểm này được coi là nền tảng cho việc xây dựng đế chế Nga. Sự tôn vinh hai trường hợp trị vì khủng bố này được phản ánh rất rõ ràng trong cái mà tôi gọi là nền chính trị tưởng nhớ thời tân trung cổ và nền chính trị của thời kỳ tái Stalin hóa mà Putin đã theo đuổi trong hai mươi năm qua.

 

*

Ntv.de: Putin cũng cho biết, Nga sẽ hỗ trợ đặc biệt cho con em của các binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương ở Ukraine. “Cái chết của mỗi quân nhân và sĩ quan của chúng ta là một nỗi đau cho tất cả chúng ta và là một mất mát không thể thay thế đối với gia đình và bạn bè của họ”. Về khả năng thuyế t phục, điều đó không khác gì cách các chính trị gia Mỹ nói về những người lính đã ngã xuống, phải không?

 

Khi Putin nói về “sự tôn trọng đối với tất cả các dân tộc và nền văn hóa”, ông ấy sử dụng ngôn ngữ phương Tây. Đây là tầng cấp thứ hai cần được xem xét để hiểu những phát biểu của Putin: Công chúng và các chính trị gia phương Tây nghe ông ta nói và nghĩ rằng ông ta có vẻ giống họ. Nhưng họ không nên nghe lời ông ta mà hãy nhìn vào hành động của ông ta: Cuộc chiến khủng khiếp ở Ukraine đã diễn ra hơn ba tháng nay – ông có thiệt nghĩ như vậy khi nói “tôn trọng tất cả mọi người”? Dân thường Ukraine bị khủng bố, các thành phố bị tàn phá, quân đội Nga sử dụng nhà hỏa táng di động cho chính binh lính của mình. Thi thể của binh sĩ Nga bị bỏ lại. Những người đàn ông trẻ tuổi, lớn hơn một đứa con trai một chút, được đưa vào một cuộc chiến vô nghĩa, đôi khi không có thẻ xác nhận. Khi họ chết, họ thậm chí không thể được xác định, vì vậy mẹ của họ sẽ không bao giờ biết số phận của họ. Đó là mức độ giễu cợt mà tôi không thể tưởng tượng có được ở các chính trị gia Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, nhiều binh sĩ chết ở Ukraine còn quá trẻ để có con. Vì vậy, không có gì to tát khi Putin nói rằng ông sẽ hỗ trợ các con của họ.

 

Điều này làm tôi nghĩ tới những tuyên bố thông thường của Putin về sự độc đáo của nước Nga. Đối với tôi, điều đó giống như sự khởi đầu của chủ nghĩa phát xít ở Đức và Ý. Ý tưởng rằng Nga khác biệt, rằng nó là duy nhất: Điều này rất quan trọng đối với Putin và các hệ tư tưởng của ông, nó giúp họ loại bỏ Nga khỏi các chuẩn mực quốc tế và tuyên bố rằng Nga có phiên bản dân chủ của riêng mình và phương Tây không thể phán xét nếu nhân quyền hay tự do dân chủ bị vi phạm ở Nga. Điện Kremlin tuyên bố có quyền làm theo ý mình vì Nga là một nơi độc nhất.

 

*

Ntv.de: Gần đây, bà đã viết một bài báo trên tạp chí “The Atlantic“, trong đó bà đã cho là một cuốn tiểu thuyết không tưởng từ năm 2006 là một hình mẫu cho chính sách đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc Putin: “Đế chế thứ ba” của Mikhail Yuriev. Trong cuốn tiểu thuyết này, một nhà cai trị người Nga tên là “Vladimir II”. lập nền tảng cho một đế chế bao gồm cả châu Âu. Sự mở rộng này bắt đầu với một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Có bằng chứng nào cho thấy Putin biết cuốn sách này không?

 

Năm 2014, nhật báo Vedomosti của Nga gọi cuốn tiểu thuyết này là “cuốn sách yêu thích của Điện Kremlin” và viết rằng có tin đồn rằng nhiều thành viên trong chính quyền tổng thống, bao gồm cả Putin, đã đọc cuốn sách.

 

*

Ntv.de: Mikhail Yuriev là ai vậy?

 

Yuriev là một trong những nhà tư tưởng của phe cực hữu Nga, người đã cung cấp Putin với những tư tưởng tân phát xít của họ. Trước khi qua đời vào năm 2019, Yuryev thuộc về cái được gọi là – trong ngoặc kép – “giới tinh hoa chính trị”. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã cố gắng gây ảnh hưởng đến Putin. Năm 2004, ông xuất bản một tập sách nhỏ có tựa đề “Pháo đài nước Nga. Một khái niệm cho Tổng thống” – một năm sau khi nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky bị bắt và bỏ tù vì tội trốn thuế và biển thủ. Khodorkovsky đã tìm cách ủng hộ phe đối lập với Putin, và việc ông bị bắt giam là một phần trong quá trình chuẩn bị cho việc Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Đây là lúc nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Nga, bao gồm cả Yuryev, bắt đầu đưa ra các khái niệm tư tưởng của họ cho Putin.

 

Yuryev là một trong những tác giả ẩn danh của bộ sách “Dự án nước Nga”, bộ sách cổ vũ tư tưởng của phong trào tân Âu-Á. Cùng một hệ tư tưởng chứa đựng trong cuốn sách Đế chế thứ ba của ông: Nga nên trở lại thời Trung cổ, Nga nên là một xã hội phụ hệ do một sa hoàng thần thánh lãnh đạo, Nga nên chinh phục phần còn lại của thế giới, phương Tây là kẻ thù không đội trời chung của Nga và phải bị phá hủy. “Dự án nước Nga” đã được gửi đến tất cả các cơ quan cao cấp trong chính phủ Nga vào năm 2005. Vài năm sau, nó được xuất bản thành sách bởi một trong những nhà xuất bản lớn nhất của Nga.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/05/1-76.jpg

“Đế chế thứ 3” phát hành 2006. (Ảnh bìa)

 

 

Ntv.de: Nghe có vẻ có ảnh hưởng khá lớn

 

Để cho bạn biết Yuriev thuộc nhóm quyền lực bên trong như thế nào, vào năm 1996, ông trở thành Phó Chủ tịch Duma. Cùng năm, Putin bắt đầu sự nghiệp của mình ở Moscow, trong chính phủ Yeltsin. Yuryev từng là thành viên ban điều hành của Đảng Á-Âu do “Rasputin của Putin” Alexander Dugin, một trùm phát xít khét tiếng, thành lập. Ông đã làm ăn với những người thân tín nhất của Putin: cùng với Alexander Voloshin, thành viên chính phủ của Putin từ năm 1999 đến 2003, và Roman Abramovich, một trong những nhà tài phiệt của Putin, Yuriev là nhà đầu tư vào công ty Ethane Company của Mỹ. Người bạn thân và cũng là người bảo trợ của Yuriev, Mikhail Leontyev, một nhà tuyên truyền khét tiếng có chương trình trò chuyện Odnako phát sóng vào khung giờ vàng trên Channel One, đã được CEO Igor Sechin của Rosneft bổ nhiệm làm phó chủ tịch công ty. Sechin thân thiết với Putin từ những ngày còn ở St. Petersburg và có lẽ là một trong những người có ảnh hưởng nhất xung quanh ông.

 

*

Ntv.de: Bìa cuốn sách của Yuryev cho thấy một thế giới được chia thành năm nước. Sự phân chia thế giới này có phải là kết cục của cuốn tiểu thuyết?

 

Cuốn tiểu thuyết bắt đầu với việc Nga chinh phục thế giới và khuất phục châu Mỹ và châu Âu. Nhưng đó không phải là chủ đề chính của cuốn sách. Hai phần ba quyển sách nói về trật tự xã hội mới ở Nga. Nó mô tả sự cai trị của oprichniks, một lực lượng quân cảnh do Ivan Bạo chúa thành lập vào thế kỷ 16. Cuốn sách tuyên truyền một chương trình xã hội tân trung cổ: Nga là một đế chế thần quyền và một xã hội giai cấp, trong đó mọi người sống theo tầng lớp xã hội kế thừa của họ. Các oprichniks cai trị đất nước với khủng bố trắng trợn, mà Juriev mô tả chi tiết đẫm máu. Họ có tất cả quyền lực chính trị. Hai giai cấp khác – các giáo sĩ chính thống và giai cấp thứ ba, bao gồm phần còn lại của dân chúng – không có bất kỳ quyền chính trị nào.

 

*

Ntv.tv: “Đế chế thứ ba” có phải là một phần chính trị tưởng nhớ mà bà đã đề cập đến không?

 

Cuốn sách hoàn toàn phù hợp với chính sách tưởng nhớ của Putin, việc Điện Kremlin chỉnh sửa ký ức lịch sử của người Nga, đã được thực hiện trong hơn hai mươi năm qua. Toàn bộ ý nghĩa  chính trị tưởng nhớ của Putin là làm cho người Nga tin rằng nước Nga thời trung cổ là một xã hội tuyệt vời, một sự thay thế tuyệt vời cho nền dân chủ, tốt hơn nhiều so với nền dân chủ. Mục tiêu của chính trị tưởng nhớ này là khôi phục đế chế, quân sự hóa dư luận xã hội và tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia vĩ đại.

 

*

Ntv.tv: Stalin có vai trò gì đối với hệ tư tưởng này và đối với công chúng Nga?

 

Có hai xu hướng quan trọng trong chính sách tưởng nhớ của Nga bổ sung cho nhau. Một là sự trở lại thời Trung cổ, được hỗ trợ bởi các bộ phim, phim truyền hình và các tượng đài. Xu hướng thứ hai là tái Stalin hóa: cam kết cởi mở với chủ nghĩa Stalin, đặc biệt là chủ nghĩa quân phiệt. Việc quân sự hóa công chúng thông qua việc sùng bái chiến thắng trong Thế chiến thứ hai là một khía cạnh quan trọng của quá trình tái Stalin hóa. Theo thông tin chính thức của Điện Kremlin, sự khủng bố của chủ nghĩa Stalin đã làm cho nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn và giúp đạt được một đế chế Liên Xô của Nga. Vì vậy, khủng bố là tốt.

 

*

Ntv.tv: Người Nga trung bình không biết rằng Stalin phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu người sao?

 

Có chứ. Có nhiều cuộc thăm dò dư luận – bao gồm cả cuộc thăm dò ý kiến ​​mà tôi đã thực hiện với Nikolay Koposov – cho thấy rằng người Nga được thông báo đầy đủ về mức độ của cuộc đàn áp.

 

*

Ntv.tv: Và họ vẫn thích ông ấy? Tưởng điều đó đóng một vai trò quan trọng.

 

Người ta có thể mong đợi điều đó, nhưng nó không xảy ra. Xã hội này chưa bao giờ bận tâm đến những câu hỏi về trách nhiệm lịch sử. Những gì chúng ta đang chứng kiến ​​ngày nay là nhu cầu khủng bố nhà nước, được xây dựng từ thời hậu Xô Viết thông qua chính trị tưởng nhớ. Thật không may, một bộ phận đáng kể dân chúng tin rằng khủng bố nhà nước, khi nó xảy ra, là vì lợi ích của nước Nga.

 

*

Ntv.tv: Có hai cách để dịch tiêu đề cuốn sách của Yuryev sang tiếng Đức, “The Third Imperium” hoặc “The Third Reich”. Đó có phải là một bản dịch bất công cho cuốn sách?

 

Ồ không, đó là một bản dịch tuyệt vời. “Đế chế thứ ba” gợi lên một ý nghĩa lịch sử rất phù hợp, đặc biệt là vì Yuriev – giống như nhiều nhà tư tưởng cực hữu khác của Nga – công khai nói rằng Đức Quốc xã đưa ra những mô hình tuyệt vời cho chính trị Nga. Càng nực cười hơn khi Putin và bộ máy tuyên truyền của ông ta gọi người Ukraine là “Quốc xã” – một dân tộc đã chọn dân chủ thay vì chủ nghĩa toàn trị của Putin.

 

*

Ntv.tv: Đó không phải là một kết luận đặc biệt đáng khích lệ cho cuộc phỏng vấn này.

 

Thời đại chúng ta đang sống và cuộc chiến ở Ukraine không đáng khích lệ. Thật không may, cho dù bạn có ở cách nước Nga bao xa, cho dù bạn có viết bao nhiêu bài chống lại chủ nghĩa Putin, thì khi bạn sinh ra trong nền văn hóa này như tôi, đều có ý thức trách nhiệm khủng khiếp này về cuộc chiến ở Ukraine, về tội ác của chủ nghĩa Putin, mà chúng tôi không thể ngăn cản được.

 

 




CANADA : CHÍNH PHỦ RA LUẬT SIẾT CHẶT KIỂM SOÁT SÚNG ĐẠN (Bình Phương / Saigon Nhỏ)

 



Canada: Chính phủ ra luật siết chặt kiểm soát súng đạn

Bình Phương

31 tháng 5, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/canada-chinh-phu-ra-luat-siet-chat-kiem-soat-sung-dan/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-1134708735.jpg

Giới bác sĩ và nhân viên y tế Toronto biểu tình đòi thắt chặt luật kiểm soát vũ khí cá nhân (ảnh: Steve Russell/Toronto Star via Getty Images)

 

Hôm thứ Hai 30 tháng Năm 2022, chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau đã ban hành một dự luật thắt chặt việc kiểm soát vũ khí vốn đã nghiêm ngặt của quốc gia này và dự kiến dự luật ​​sẽ sớm được Quốc Hội Canada thông qua.

 

Theo dự luật, những người sở hữu loại súng mà Canada gọi là “vũ khí tấn công kiểu quân sự” sẽ phải chuyển giao chúng cho chương trình mua lại của chính phủ; việc mua bán, nhập khẩu và chuyển nhượng các loại súng ngắn (handgun) cũng bị cấm, chỉ trừ súng săn. Các điều khoản khác trong dự luật sẽ sửa đổi một số điều luật hiện hành; quy định việc sửa đổi súng trường để tăng sức công phá của nó là một tội ác; tăng hình phạt đối với hành vi buôn lậu súng; và cho cảnh sát quyền thu giữ súng của những người mà tòa án xác định là có nguy cơ gây thương tích cho bản thân hoặc người khác.

 

Lệnh cấm bán súng ngắn và vũ khí tấn công là bước mới nhất trong một loạt các bước mà ông Justin Trudeau đã thực hiện để hạn chế súng đạn kể từ khi một tay súng giết chết 22 người ở vùng nông thôn Nova Scotia năm 2020 – một trong những vụ thảm sát bằng súng đẫm máu nhất trong lịch sử đất nước. 

 

“Với tư cách là một chính phủ, với tư cách là một xã hội, chúng ta có trách nhiệm phải hành động để ngăn chặn những thảm kịch khác”, ông Trudeau nói với các nhà báo khi công bố dự luật mới.

 

Ngay sau vụ thảm sát năm 2020 ở Nova Scotia, mà hung thủ sử dụng hai loại vũ khí nhập lậu từ Hoa Kỳ và bị cấm ở Canada, ông Trudeau đã đưa ra sắc lệnh của nội các để cấm hơn 1,500 mẫu súng trường, bao gồm cả AR-15, một loại súng trường bán tự động kiểu quân sự được sử dụng phổ biến. Sắc lệnh cho phép chủ sở hữu được giữ súng trường nếu họ có giấy phép – nhưng không thể sử dụng hoặc bán chúng, trừ khi được phép, cho những người mua bên ngoài Canada. Luật pháp Canada từ lâu đã cấm dân thường sở hữu vũ khí tự động và bán tự động: không khẩu súng nào được bắn quá 5 viên mà không cần nạp đạn lại.

 

Tổ chức Small Arms Survey – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Sĩ – ước tính vào năm 2017 người dân Canada có 12.7 triệu khẩu súng hợp pháp và bất hợp pháp, tương đương 34.7 khẩu súng trên mỗi 100 người dân. Trong khi đó Hoa Kỳ, có hơn 300 triệu khẩu súng đang lưu hành, tương đương 120.5 khẩu súng trên 100 người dân.

 

Ngoài súng trường, dự luật của ông Trudeau lần này tiếp tục cấm các loại súng ngắn. Ngoài các thành viên của cảnh sát, cơ quan biên phòng, quân đội và một số nhân viên bảo vệ tư nhân, người sở hữu súng ngắn chỉ được sử dụng vũ khí tại các trường bắn có giấy phép và súng phải được cất giữ trong thùng chứa có khóa tại nhà riêng. Theo một báo cáo của cơ quan điều tra dân số Canada, súng ngắn chiếm gần 60% các vụ phạm tội liên quan đến súng đạn ở Canada. Tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực súng đạn ở Canada thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ.

 

Dự luật của Canada cũng lặp lại lệnh cấm vũ khí bán tự động và chương trình mua lại vũ khí mà New Zealand đưa ra năm 2019, sau khi một tay súng xông vào hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, giết chết 51 người và làm bị thương hàng chục người khác. Ở Úc, sau một vụ một hung thủ xả súng hàng loạt giết chết 35 người ở thị trấn Port Arthur năm 1996, chính phủ Úc cũng mở chương trình mua lại vũ khí, thu được hơn 650,000 khẩu súng trường bán tự động và nhiều súng ngắn sau khi chúng bị cấm theo luật mới.

 

Cho dù đảng Tự do (Liberty Party) của ông Trudeau không chiếm đa số tại Hạ viện, nhưng đảng Dân chủ Mới (New Democratic Party) theo cánh tả từ lâu đã thúc đẩy kiểm soát súng chặt chẽ hơn và dự kiến ​​sẽ ủng hộ biện pháp mới, cho phép dự luật này vượt qua bất kỳ sự phản đối nào từ đảng Bảo thủ (Conservatives) – là đảng chính trị ủng hộ việc nới lỏng luật về an toàn súng.

 

Marco Mendicino, Bộ trưởng An toàn công cộng của Canada, cho biết việc mua lại sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.

“Chúng ta chỉ cần nhìn về phía nam của biên giới để biết rằng nếu chúng ta không hành động một cách chắc chắn và nhanh chóng, thì tình hình ngày càng trở nên tồi tệ và khó đối phó hơn”, ông Trudeau nói, ánh chỉ tình trạng bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ. Đề xuất cấm sở hữu và mua lại súng của ông được đưa ra trong bối cảnh các vụ xả súng hàng loạt mới đây ở Hoa Kỳ đang khơi dậy một cuộc tranh luận gay gắt về bạo lực súng đạn. Tuần trước, một tay súng đã sử dụng một súng trường kiểu quân sự để giết 19 trẻ em và hai giáo viên ở thị trấn Uvalde, Texas. Chỉ 10 ngày trước đó, một tay súng thiếu niên bị mê hoặc bởi tư tưởng cực đoan da trắng đã nổ súng tại một siêu thị ở Buffalo, New York, giết chết 10 người và bị thương 3 người nữa, gần như tất cả đều là người da đen.

 

Sau khi 20 trẻ em và sáu người lớn bị thảm sát vào năm 2012 tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut, ở Hoa Kỳ đã có nhiều lời kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn các loại súng trường và súng ngắn tấn công, nhưng nhiều đảng viên Cộng hòa câu kết với những tổ chức vận động hành lang cho ngành sản xuất súng đã bác bỏ các dự luật an toàn súng từ trong trứng nước. Trong thập niên vừa qua đã có 121 dự luật về kiểm soát súng đạn bị các nhà lập pháp Cộng hòa bác bỏ trên nghị trường Quốc Hội.

 

---------------------

Đọc thêm:

·         Lại thêm vụ xả súng gây nhiều thương vong ở Mỹ

·         Thượng Viện ngăn chặn dự luật chống khủng bố nội địa

·         Kiểm soát súng – nước Mỹ cần hành động hơn là tranh cãi

·         Từ vụ xả súng ở Texas: Tiền và máu





MỸ GIÀNH LẠI NGÔI VƯƠNG về SIÊU MÁY ĐIỆN TOÁN (Việt Bình / Saigon Nhỏ)

 



Mỹ giành lại ngôi vương về siêu máy tính

Việt Bình

30 tháng 5, 2022

https://saigonnhonews.com/doi-song/cong-nghe/my-gianh-lai-ngoi-vuong-ve-sieu-may-tinh/

 

Một cỗ máy khổng lồ ở Tennessee hiện là chiếc siêu máy tính có tốc độ xử lý “tàn bạo” nhất thế giới.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/Screenshot-2022-05-30-201118-1024x678.jpg

Bên trong “bụng” siêu máy tính Frontier (Oak Ridge National Laboratory/Hewlett Packard Enterprise)

 

Hoa Kỳ đã giành lại ngôi vương về tốc độ đáng thèm muốn trong lĩnh vực máy tính với một siêu máy tính mới cực mạnh ở Tennessee, một cột mốc quan trọng cho công nghệ,  đóng vai trò quan trọng trong khoa học, y học và các lĩnh vực khác. Frontier, tên của cỗ máy khổng lồ tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge (Oak Ridge National Laboratory), hôm nay, 30 Tháng Năm 2022, đã được tuyên bố là chiếc máy đầu tiên chứng minh hiệu suất một nghìn tỷ thao tác mỗi giây (one quintillion operations per second) – một tỷ tỷ phép tính (a billion billion calculations) – trong một tập hợp các bài kiểm tra tiêu chuẩn được các nhà nghiên cứu sử dụng để xếp hạng siêu máy tính.  Vài năm trước, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cam kết chi $1,8 tỷ để xây dựng ba hệ thống với hiệu suất “exascale” (tạm hiểu là siêu tốc độ) – thuật từ mà các nhà khoa học dùng.

 

Một số chuyên gia tin rằng Frontier chưa chắc có thể thắng trong cuộc đua exascale trước hai hệ thống ở Trung Quốc. Dù vậy, cũng chưa biết thế nào vì những người vận hành các hệ thống ở Trung Quốc đã không gửi kết quả thử nghiệm để các nhà khoa học giám sát cái gọi là Top500 (Top500 ranking).

 

Siêu máy tính từ lâu đã trở thành tiêu điểm trong cạnh tranh quốc tế. Những cỗ máy khổng lồ to bằng cả căn phòng, đầu tiên, được chế tạo để bẻ mã (cracking codes) và thiết kế vũ khí (designing weapons), nhưng giờ đây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vaccine, thử nghiệm thiết kế xe hơi và lập mô hình để khảo sát biến đổi khí hậu. Lĩnh vực này nằm dưới thống trị tuyệt đối của Mỹ trong nhiều thập niên nhưng sau đó ngôi vương của Hoa Kỳ bị Trung Quốc chiếm. Một hệ thống có tên Sunway TaihuLight (“Thần Uy Thái Hồ Chi Quang”) đã được xếp hạng nhanh nhất thế giới từ năm 2016 đến năm 2018. Trung Quốc chiếm 173 hệ thống trong danh sách Top500 mới nhất, so với 126 máy ở Hoa Kỳ.

 

Nhật Bản là một đối thủ “nhỏ” nhưng cũng “có võ”. Một hệ thống có tên Fugaku ở Kobe đã chiếm vị trí số một vào Tháng Sáu 2020, hất đổ ngai vàng của một hệ thống IBM tại Oak Ridge. Bây giờ Frontier giật lại vương miện cho Mỹ. Hệ thống Frontier được xây dựng bởi Hewlett Packard Enterprise, sử dụng hai loại chip từ Advanced Micro Devices, nhanh hơn Fugaku gấp đôi trong các thử nghiệm được dùng bởi tổ chức Top500. Thomas Zacharia, giám đốc Oak Ridge, cho biết: “Đó là một khoảnh khắc đáng tự hào đối với quốc gia chúng ta. Nó nhắc rằng chúng ta vẫn có thể theo đuổi thứ gì đó lớn hơn”. Việc xây dựng cỗ máy siêu tốc độ Frontier, bao gồm 74 “tủ” (cabinet), mỗi tủ nặng 8,000 pound, đã trở nên khó khăn do đại dịch và các vấn đề khác do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng.

 

Giới nghiên cứu Trung Quốc từng tham gia quá trình xếp hạng siêu máy tính nhưng gần đây họ tự “hạ mình” không khoe khoang trong bối cảnh Mỹ liên tục thực hiện những chiến lược kiềm hãm đà tiến công nghệ nước này, trong đó có việc gây khó khăn cho các công ty Trung Quốc mua chip dùng chế tạo siêu máy tính. Hai siêu máy tính của Trung Quốc là Sunway TaihuLight (“Thần Uy Thái Hồ Chi Quang”) như nói ở trên và Tianhe-3 (Thiên Hà) – hậu duệ của Tianhe-1A vốn từng giành vị trí số một thế giới vào năm 2010.

 

Trở lại với Frontier. AMD không chỉ đóng góp bộ vi xử lý mà còn cả một chip xử lý đồ họa – loại chip mà đối thủ Nvidia được xem là trùm. Hai chip AMD (tương tự loại được sử dụng cho Frontier) đã được chọn để sử dụng cho một hệ thống siêu máy tính có tên El Capitan dự kiến ​​được lắp vào năm 2023 tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở California. Mỹ cũng sẽ có một siêu máy tính thứ ba. Chiếc này thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Illinois, sử dụng ba loại chip của Intel. Đáng lý nó đã ra mắt từ năm 2021 nhưng do Intel gặp một số khó khăn trong qui trình sản xuất nên cuối năm nay, theo dự kiến, nó sẽ chào sân.





THẢM SÁT TRƯỜNG HỌC VẪN XẢY RA, QUỐC HỘI MỸ VẪN 'NGẠI' SỬA LUẬT SÚNG (Người Việt Online)

 



NỘI DUNG :

 

Thảm sát trường học vẫn xảy ra, Quốc Hội Mỹ vẫn ‘ngại’ sửa luật súng

Người Việt

.

Nước Mỹ nhiều súng quá!

Ngô Nhân Dụng

 

==========================================================

.

.

Thảm sát trường học vẫn xảy ra, Quốc Hội Mỹ vẫn ‘ngại’ sửa luật súng

Người Việt

May 28, 2022

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/tham-sat-truong-hoc-van-xay-ra-quoc-hoi-my-van-ngai-sua-luat-sung/

 

WASHINGTON, DC (NV) – Vụ thảm sát súng tại trường tiểu học Robb Elementary School ở Uvalde, Texas, vừa xảy ra hôm Thứ Ba, 24 Tháng Năm, rõ ràng đang gây áp lực với các nhà lập pháp lưỡng đảng tại Quốc Hội, buộc họ phải làm gì đó đề kiểm soát súng chặt chẽ hơn, hoặc ít ra là tránh, hoặc giảm bớt, được sự việc tương tự như vậy xảy ra trong tương lai.

 

Trước tình hình này, theo Axios News hôm 26 Tháng Năm, dự luật “báo động đỏ” trong việc kiểm soát súng được nhắc đến như một giải pháp đầy hứa hẹn.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/05/TS-red-flag-1-1068x712.jpeg

Nhân vụ thảm sát trường học tại Texas, luật “báo động đỏ” trong việc kiểm soát súng được nhắc đến, nhưng liệu có triển vọng thông qua? (Hình: Michael M. Santiago/Getty Images)

 

Hiện nay, đạo luật này được áp dụng tại 19 tiểu bang cùng Washington, DC, trong đó có hai tiểu bang do đảng Cộng Hòa kiểm soát như Florida và Indiana, với mức độ khác nhau.

 

Sau đây là những điều cần biết liên quan đến luật này: Cách áp dụng, tiểu bang nào có luật này, và các nhà lập pháp nghĩ gì.

 

Luật “báo động đỏ” trong kiểm soát súng là gì?

 

Luật “báo động đỏ” (red flag laws) hiện nay là luật tiểu bang, chưa phải là liên bang, quy định rằng theo lệnh tòa, cơ quan công lực được quyền tạm thời tịch thu súng của những cá nhân được coi là nguy hiểm cho chính bản thân hoặc người chung quanh.

 

Hầu hết các yêu cầu áp dụng luật này là do các thành viên trong gia đình lo sợ thân nhân gây nguy hiểm, khi họ bày tỏ những dấu hiệu dẫn đến bạo lực.

 

Nếu quan tòa quyết định cá nhân đó là nguy hiểm, cơ quan công lực được phép tạm tịch thu tất cả vũ khí của người đó trong một khoảng thời gian và trong thời gian đó, đương sự cũng không được phép mua hoặc bán súng.

 

Các tiểu bang có luật “báo động đỏ”

 

Hiện tại, luật “báo động đỏ” trong việc kiểm soát súng được áp dụng khác nhau tại mỗi nơi. Các tiểu bang có luật này là California, Colorado, Connecticut, Delaware, Florida, Hawaii, Illinois, Indiana, Maryland, Massachusetts, Nevada, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, Rhode Island, Vermont, Virginia, và Washington.

 

Connecticut là tiểu bang đầu tiên thông qua luật này vào năm 1999, sau vụ xả súng hàng loạt tại Cơ Quan Xổ Số của tiểu bang, xảy ra năm 1988.

 

Có ít nhất 14 tiểu bang thông qua luật “báo động đỏ” sau vụ xả súng hàng loạt tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida, năm 2018.

 

Hầu hết các tiểu bang chỉ cho phép cơ quan công lực và các thành viên gia đình yêu cầu tòa ra phán quyết thu giữ hoặc ngăn chặn việc mua súng của cá nhân “có vấn đề.”

 

Một số tiểu bang cho phép các chuyên gia y tế, giới chức học đường, và đồng nghiệp được đưa yêu cầu lên tòa án, trong khi các tiểu bang khác, bao gồm cả Maine, chỉ cho phép cơ quan công lực trình lên tòa án, và quy định này được gọi là luật “báo động vàng” (yellow flag law).

 

Ai phản đối luật “báo động đỏ?”

 

Sau khi xảy ra vụ xả súng hàng loạt, luật “báo động đỏ” thu hút sự ủng hộ lưỡng đảng.

 

Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ quyền sử dụng súng, bao gồm cả Hiệp Hội Súng Quốc Gia (NRA), phản đối luật này, nói rằng nó không bảo vệ đủ quyền của từng cá nhân theo thủ tục tố tụng, theo CNN đưa tin.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/05/TS-red-flag-2-1068x712.jpeg

Các thượng nghị sĩ Cộng Hòa vẫn tiếp tục bỏ phiếu chống dù có tới 84% dân chúng Mỹ ủng hộ kiểm tra lý lịch người mua súng và 70% ủng hộ luật “báo động đỏ.” (Hình: Chandan Khanna/AFP via Getty Images)

 

Quốc Hội Mỹ có thể thông qua luật “báo động đỏ” hay không?

 

Trong lịch sử, luật “báo động đỏ” ở mức độ liên bang từng bị chặn tại Quốc Hội. 

 

Tuy nhiên, hiện nay, sau vụ xả súng ở Uvalde, Texas, mới đây, một số nhà lập pháp liên bang của cả hai đảng bắt đầu bày tỏ sự ủng hộ.

 

Thượng Nghị Sĩ Susan Collins (Cộng Hòa-Maine), thuộc thành phần trung dung, từng có hành động “xé rào” vượt lằn ranh đảng phái, đã thảo luận về chuyện có thể đưa ra dự luật “báo động đỏ” hoặc “báo động vàng,” theo tường thuật của Axios.

 

Thượng Nghị Sĩ John Cornyn (Cộng Hòa-Texas) cho biết ông sẽ nói chuyện với Thượng Nghị Sĩ Chris Murphy (Dân Chủ-Connecticut) về luật “báo động đỏ,” theo Punchbowl News đưa tin.

 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thượng nghị sĩ Cộng Hòa tiếp tục do dự về việc ban hành luật như vậy ở mức liên bang.

Thượng Nghị Sĩ Rick Scott (Cộng Hòa-Florida) tuyên bố: “Tôi đồng ý ủng hộ một đạo luật ‘báo động đỏ’ liên bang nhưng theo tôi, về tổng quát, luật như vậy nên để các tiểu bang quyết định.”

 

Các thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ vẫn bi quan về việc có được 10 thượng nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ cho một luật liên quan đến kiểm soát súng.

 

“Nhiều lần khác nhau trước đây, chúng tôi từng đã có các cuộc trò chuyện giữa các thành viên Thượng Viện và ghi nhận được những mong muốn liên quan đến việc có luật ‘báo động đỏ,’” Thượng Nghị Sĩ Chris Coons (Dân Chủ-Delaware) nói với Axios.

 

“Tưởng chừng luật này được thông qua dễ dàng, nhưng nhiều năm trôi qua, bất chấp những nỗ lực liên tục, dự luật vẫn không có được 10 thượng nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ.” (MPL) [đ.d.]

 

=====================================================

.

.

Nước Mỹ nhiều súng quá!

Ngô Nhân Dụng

26/05/2022

https://www.voatiengviet.com/a/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9-nhi%E1%BB%81u-s%C3%BAng-qu%C3%A1-/6590484.html

 

https://gdb.voanews.com/031a0000-0aff-0242-8a3d-08da3ef86d7b_w650_r1_s.jpg

Vụ thảm sát tại Uvalde là vụ án mạng trong trường học nặng nề nhất sau vụ tàn sát 20 học sinh tiểu học ở Sandy Hook, tiểu bang Connecticut năm 2012.

 

Nhưng chỉ có ở nước Mỹ họ có thể mua súng dễ dàng. Sau sinh nhật đủ 18 tuổi, Ramos đã đi mua hai khẩu súng máy AR-15. Nước Mỹ có 332 triệu dân, với 400 triệu khẩu súng trong tay tư nhân.

 

Trong năm 2021, cảnh sát Anh bắn chết hai người, cảnh sát Mỹ bắn 1,055 người, theo tuần báo The Economist. Số người chết chênh lệch như vậy – dù dân số Mỹ chỉ đông gấp bốn lần – vì phần lớn cảnh sát Mỹ phải đương đầu hoặc lo lắng họ đang phải đương đầu với những thường dân mang súng. Trong năm 2020, 45,000 người Mỹ chết vì súng; nhiều hơn số người chết vì tai nạn xe hơi. Số các vụ sát nhân ở Mỹ cao gấp 4, 5 lần ở các nước tiên tiến khác. Ở nhiều tiểu bang trong nước Mỹ, xin một con chó về nuôi bị nhiều luật lệ kiểm soát hơn là mua súng.

 

Mười ngày sau vụ Payton Gendron vào một siêu thị bắn chết 10 người da đen ở Buffalo, New York, Salvador Ramos dùng một khẩu súng tự động AR-15 vào một lớp học ở Uvalde (đọc là Yu Van Đi), Texas, bắn chết 19 học sinh lớp 4 và 2 cô giáo. Nhiều xác trẻ em nằm chất đống trên nhau. Cả hai thủ phạm đều 18 tuổi. Khoảng 30 phút trước khi ra tay, Ramos đã viết trên mạng báo trước sẽ bắn bà ngoại rồi đi bắn ở một trường tiểu học. Bà cụ may mắn chỉ bị thương.

Nhiều vụ bắn giết ở Mỹ không được mấy người chú ý. Theo tin Reuters cũng trong ngày 24 tháng 5, ba học sinh một trường tiểu học ở Washington D.C. bị thương vì súng bắn. Ngày hôm trước, ba học sinh trung học ở Philadelphia cũng may mắn thoát chết như vậy. Tuần trước, ba vụ nổ súng trong lễ bế giảng tại các trường ở tiểu bang Michigan, Louisiana và Tennessee. Từ đầu năm đến nay gần như ngày nào cũng xảy ra một vụ bắn giết, tổng công 137 lần, so với 249 vụ trong cả năm ngoái.

 

Salvador Ramos không tìm giết người vì kỳ thị chủng tộc như Payton Gendron. Cậu hận đời vì lớn lên luôn luôn bị bạn bè chế nhạo về tật nói lắp, đi học bị bắt nạt, không thể chịu được cả bà mẹ mình, sống với ông bà. Khắp thế giới không thiếu gì những thanh niên bất mãn với đời như vậy. Không ai có thể biết trước và ngăn cản được họ không hành động giết người để tự sát. Nhưng chỉ có ở nước Mỹ họ có thể mua súng dễ dàng. Sau sinh nhật đủ 18 tuổi, Ramos đã đi mua hai khẩu súng máy AR-15. Nước Mỹ có 332 triệu dân, với 400 triệu khẩu súng trong tay tư nhân.

 

Đây là vụ án mạng trong trường học nặng nề nhất sau vụ tàn sát 20 học sinh tiểu học ở Sandy Hook, tiểu bang Connecticut năm 2012. Năm 2018, 17 học sinh trung học bị giết ở Parkland, Florida. Năm 2017, 26 người bị bắn chết trong một nhà thờ ở Sutherland Springs, Texas... Năm nay, một người đàn ông 68 tuổi vào một nhà thờ ở Laguna Woods, California, bắn chết một tín đồ đang dự lễ. Năm 2018, một học sinh 17 tuổi vào một trường trung học ở Santa Fe, Texas giết 10 người. Năm sau, 23 người bị bắn chết trong một cửa hàng Walmart tại El Paso, Texas.

 

Hội Súng Toàn Quốc (NRA) luôn luôn bảo vệ quyền mua súng. Mỗi năm bầu cử quốc hội họ chi tiêu hàng triệu mỹ kim vận động cho các nhà chính trị cùng quan điểm. Họ nhắm triệt hạ các người muốn hạn chế việc bán súng, bằng cách moi móc các chuyện khác trong cuộc đời các ứng cử viên mà không cần nói gì đến súng.

 

Hội NRA và những người ủng hộ súng vẫn biện minh rằng “Súng không giết người! Người giết người!”

 

Nhưng nếu trong tay dân Mỹ không có sẵn súng thì không nhiều người bị bắn chết như vậy. Những kẻ trộm cắp không có súng thì khó giết người. Vợ chồng cãi cọ cũng không gây nên án mạng nếu không có sẵn súng. Có súng, người ta tự tử dễ dàng hơn. Các vụ sát nhân ở Mỹ cao gấp 4, 5 lần các nước tiên tiến khác.

 

Nước Mỹ cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, như các nước khác. Ai mua một khẩu súng đều phải được giấy phép, sau khi điều tra lý lịch. Mua một khẩu súng phải được ghi danh, gia hạn hàng năm, như khi mua xe hơi. Tư nhân không cần phải mang súng, nhất là loại súng tự động giết hàng loạt.

 

Ở Anh quốc, sau vụ bắn chết 16 người ở Hungerford năm 1987 bằng súng AK-47 của Trung Cộng, cả nước kinh hoàng. Năm sau, Thủ tướng Margaret Thatcher đã ủng hộ một đạo luật cấm các loại súng tự động. Một vụ tàn sát 16 học sinh và thầy giáo ở Scotland bằng súng ngắn năm 1996 đưa tới các luật lệ gắt gao hơn. Chính phủ đã mua lại hàng chục ngàn khẩu súng của tư nhân. Từ năm 2005, sau khi lên cao nhất, số vụ bắn giết đã giảm bớt.

 

Ở Australia, sau khi 35 người bị giết ở Tasmania bằng súng AR-15 năm 1996, chính phủ John Howard đã hợp tác với các tiểu bang hạn chế quyền sử dụng súng tự động. Trong một năm, họ đã mua lại 650,000 khẩu súng; từ đó các vụ bắn chết người cũng giảm.

 

Tại New Zealand năm 2019, hai giáo đường Hồi Giáo bị bắn, 51 người thiệt mạng. Thủ tướng Jacinda Ardern kêu gọi và toàn thể quốc hội thông qua đạo luật cấm tất cả các loại súng tự động. Trước đó, trong dân số 5 triệu người có 250,000 giữ súng.

 

Tháng Tư năm 2020, một người Canada mặc giả đồng phục cảnh sát bắn giết 22 người trong 13 tiếng đồng hồ tại tỉnh Nova Scotia. Thủ tướng Justin Trudeau đã ban hành lệnh cấm 1,500 loại súng máy, kể cả AR-15.

Nhưng với thế lực rất mạnh của Hội Súng Toàn Quốc NRA, nước Mỹ khó lòng kiểm soát súng chặt chẽ như các nước khác.

 

Ngày Thứ Sáu này, NRA sắp họp đại hội ở Houston, Texas. Cựu Tổng thống Donald Trump và ông Thống đốc Greg Abbott sẽ tới dự. Các vị khách quý này có thể yên tâm đọc diễn văn. Vì cơ quan Mật Vụ có nhiệm vụ bảo vệ các vị cựu tổng thống, sẽ kiểm soát phòng họp bằng máy đo từ tính (magnetometers). Và họ đã ra lệnh cấm không ai được mang súng vào hội trường, những loại súng bắn tia laser, bắn hơi cay và kể cả súng đồ chơi của trẻ em. Người tham dự cũng không được mang túi đeo vai.

 

Nếu các trường học đều được kiểm soát kỹ như vậy, hy vọng số học sinh bị bắn giết sẽ giảm bớt.

 

Ngay sau vụ tàn sát ở Uvalde, Steve Kerr, nhà dìu dắt đội bóng rổ Golden State Warriors, đã lên tiếng, trước trận chung kết với đội Mavericks, Dallas. Theo nhật báo The Wall Street Journal, Kerr kêu gọi Thượng viện Mỹ hãy thông qua dự luật hạn chế quyền mua súng. Dự luật này đã bị ngâm tôm sau khi Hạ viện thông qua và chuyển lên từ năm ngoái. Nhưng Thượng viện Mỹ cần 60/100 lá phiếu ủng hộ, mà 50 nghị sĩ Cộng Hòa đều không đồng ý. Steve Kerr đã gọi đích danh Nghị sĩ Mitch McConnell, thủ lãnh khối thiểu số ở Thượng viện: “Tôi xin hỏi ông Mitch McConnell, quý ông còn tiếp tục đặt tham vọng chính trị lên trên mạng sống của trẻ em, của các cụ già đến bao giờ?”

 

Một ngày sau vụ tàn sát ở Uvalde, Đức Giáo Hoàng Francis ở xa xôi cũng phải kêu gọi: “Chúng ta phải cam kết với nhau không để cho thảm cảnh này diễn ra nữa. Đã tới lúc chúng ta phải lên tiếng chấm dứt việc buôn bán súng.”