Saturday, July 31, 2021

GIỮA HAI CỰU THÙ (Điệp Mỹ Linh)

 


Giữa Hai Cựu Thù

ĐIỆP MỸ LINH

31/07/2021

https://vietbao.com/p301409a308989/giua-hai-cuu-thu

 

https://lh6.googleusercontent.com/tbB3eGEdmQc3yMU5D65SJSEoWxhtMdztruaLJnrHlFSEAsd_oDF5QIXud0t_9hvcyZuDA6uoBdisiMCmATOdgn90fyA_qAgvgs61q5ZALM07dR8HnnF7Ck3ca5HDKXI66-K5em4

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ – Lloyd Austin – đã hoàn tất chuyến thăm Việt Nam ngày 29/7/2021.

 

Thượng nghị sĩ John Sidney McCain III và Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ – Lloyd Austin – không đồng chủng; và ông Lloyd Austin lại mang “mask”; nhưng tôi vẫn thấy được ánh mắt của ông Lloyd Austin “dừng lại” nơi hai tay đưa cao trong tư thế đầu hàng trên bức tượng của ông McCain – do cộng sản Việt Nam (csVN) dàng dựng với dụng ý phỉ báng một sĩ quan cao cấp của Hải Quân Hoa Kỳ; về sau, vị sĩ quan này trở thành Thượng Nghị Sĩ.

Về Thượng Nghị Sĩ John McCain, tôi đã viết hai bài; tôi không muốn viết thêm. Nhưng, để những độc giả chưa đọc hai bài mà tôi đã viết về ông McCain, tôi xin trích vài câu trong Wikipedia để dẫn chứng và giải thích về thái độ của ông Lloyd Austin khi ông đến thăm nơi ông McCain bị người csVN thể hiện được tất cả sự vô nhân tính và vô liêm sĩ khi bịa đặt hành động đầu hàng của ông McCain.

Wikipedia viết, đại ý: “Trong phi vụ thứ 23 của ông McCain để thả bom xuống Hà Nội, phi cơ A-4E Skyhawk bị hỏa tiễn của csVN bắn rơi tại Hà Nội. Sau khi nhảy dù khỏi phi cơ, hai tay và một chân của ông McCain bị gảy… Bị thương nặng như thế, khi đưa vào nhà tù Hỏa Lò, ông McCain không những không được csVN chữa trị mà còn bị csVN đánh đập, tra tấn để khai thác tài liệu quân sự. Nhưng, khi biết được Bố của ông McCain là một Tướng lãnh của Hải Quân Hoa Kỳ thì ông McCain mới được bác sĩ của csVN khám nghiệm…” Nguyên văn câu xác định trên Wikipedia là: “His wartime injuries left him permanently incapable of raising his arms above his head.” 

Link: https://en.wikipedia.org/wiki/John_McCain#Prisoner_of_war

 

Ngoài hành động bôi bát cá nhân một cách hạ cấp, nhà cầm quyền csVN còn cho thấy trình độ dối trá, bịa đặc, dốt nát về Y Khoa của csVN đã lên đến mứt thượng thừa. Thử hỏi, một người bị gảy hai tay, sau khi chữa lành vết thương cũng vẫn không thể đưa hai tay qua khỏi đầu – theo Wikipedia – thì làm thế nào người đó, ngay sau khi bị thương, suýt chết đuối tại Hồ Tây, lại có thể đưa cả hai tay lên để đầu hàng?

 

Tôi nghĩ, câu hỏi của tôi cũng có thể là câu tự hỏi của ông Lloyd Austin khi ông đứng trước tấm bia của ông McCain. 

 

Theo BBC, 07/29/2021 – không thấy tên tác giả – Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Lloyd J. Austin III, cho biết: “Sáng nay, tôi có cuộc gặp rất long trọng với Thủ Tướng Phạm Minh Chính. Chúng tôi đã thảo luận một số vấn đề, trong đó có việc Hoa Kỳ cam kết giúp Việt Nam chiến đấu chống dịch Covid-19. Chúng tôi cung cấp 5 triệu liều vaccine Moderna cùng với 20 triệu đô-la hỗ trợ chống Covid-19.” 

Tôi rất vui về tin này!

Nhưng, tiếp đến, vẫn BBC, 07/25/2021, không thấy tên tác giả, viết: “1,5 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ tài trợ đã đến Saigon tối 24/07/2021”. Nhưng, gần cuối bài, tôi thấy câu này: “Trên trang Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhiều người bình luận bày tỏ sự cảm kích với chính phủ Mỹ, số khác hoan nghênh và cho rằng sau bao nhiêu năm, Mỹ vẫn tiếp tục ‘chuộc lỗi’ với người dân Việt Nam.”

Lúc nào người csVN cũng sống với căm thù cho nên chưa bao giờ người csVN hiểu được “tinh thần mã thượng” của người Tây Phương. Đa số người Tây Phương đánh nhau “chí chóe”, xong, thì thôi, bắt tay nhau. Còn người csVN, đưa tay ra nhận sự yểm trợ của Mỹ rồi quay lại ra lệnh cho dư luận viên lên án, kết tội Hoa Kỳ!

Có phải người csVN muốn gián tiếp khơi lại sự kiện Mỹ Lai để bảo rằng Hoa Kỳ muốn “chuộc lỗi” với người dân Việt Nam hay không? 

Nếu người csVN nghĩ rằng Hoa Kỳ “chuộc lỗi” với người Việt Nam về sự kiện Mỹ Lai thì đảng và người csVN đã bao giờ “chuộc lỗi” với người Việt Nam về trận tổng công kích Mậu Thân, 1968; trận vượt sông Bến Hải vào mùa Hè 1972; trận thôn tính miền Nam năm 1975 chưa? Đã bao giờ người csVN “chuộc lỗi” với người Việt Nam vì đã bắt thanh niên, thiếu nữ miền Bắc “xẻ Trường Sơn” khắc vào người “sinh Bắc Tử Nam” để thiu rụi cả mấy triệu thanh niên, thiếu nữ  miền Bắc chưa? Đã bao giờ người csVN “chuộc lỗi” với người Việt Nam về những trận pháo kích bằng hỏa tiễn vào trường học và bệnh viện tại miền Nam Việt Nam chưa? Đã bao giờ người csVN “chuộc lỗi” với người Việt Nam về những trận pháo kích điên cuồng, dai dẳng, liên tục, chính xác, nhắm ngay vào những đoàn người miền Trung chạy dọc bờ biển để chờ tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đón, đưa về nơi an toàn hay chưa?

Nếu Mỹ “chuộc lỗi” với người dân Việt Nam thì tướng csVN Võ Nguyên Giáp đã bao giờ “chuộc lỗi” với người Việt Nam về việc tướng Võ Nguyên Giáp đã học chiến thuật “biển người” của Trung cộng để đưa không biết bao nhiêu ngàn thanh niên, thiếu nữ miền Bắc vào “chết mất xác” trên chiến trường miền Nam hay chưa?

Tại chiến trường miền Nam, mỗi khi tháp tùng các cuộc hành quân hỗn hợp giải cứu các đồn Nghĩa Quân bị Việt cộng – viết tắt của danh xưng csVN – vây hãm, tôi đã thấy rõ sự ác độc, dã man và tàn bạo của chiến thuật “biển người”. Tôi ngầm thắc mắc, làm thế nào Việt cộng có được các loại vũ khí tối tân như hỏa tiễn 120 ly, B40, B41?

Hôm nay, nhân viết bài này, tìm tài liệu, tôi thấy: “…1949 … The Viet Minh drive the French from the border region and begin to receive large amounts of weapons from the Soviet Union and China. The weapons transform the Viet Minh from an irregular large-scale insurgency into a conventional army…” 

Link: https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_in_the_Vietnam_War

Thì ra csVN đã được Tàu cộng và Nga Sô  viện trợ từ năm 1949! Thế mà csVN, trong Wikipedia tiếng Việt lại viết như thế này: “…Ngoài ra, do thiếu vũ khí, nên lực lượng du kích và Quân Giải phóng miền Nam còn sử dụng một số vũ khí tự chế từ xưa như cung, nỏ, bẫy chông... Thậm chí tài liệu Hoa Kỳ đã ghi nhận những trường hợp trực thăng của họ bị bắn rơi bởi cung nỏ của du kích Việt Nam”. Link: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_v%C5%A9_kh%C3%AD_s%E1%BB%AD_d%E1%BB%A5ng_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam

Vào thời Chiến Tranh Việt Nam, nhân loại đang ở vào thế kỷ thứ 20 mà còn có chuyện cung nỏ bắn hạ được trực thăng ư? Trực thăng của Mỹ được làm bằng giấy à? Trước 1975, những khi giang đỉnh ghé làng, thủy thủ VNCH tặng đường, dầu ăn, cơm sấy cho dân làng, tôi được người dân cho hay rằng csVN tuyên truyền là chiến hạm và chiến đỉnh của Hải Quân VNCH làm bằng giấy. Thủy thủ đoàn và tôi đã cười “bể bụng”!

Chuyện hầm chông thì có thật. Thời gian Giang Đoàn 26 Xung Phong hành quân dài hạn tại U Minh, Chương Thiện, tôi đã nghe các vị Quận Trưởng thuật lại hoặc là chiến đỉnh được phái tới để đưa nạn nhân bị sập hầm chông đi bệnh viện cấp cứu; nhưng vẫn không thể cứu sống được, vì bị nhiễm trùng và mất máu quá nhiều! Theo tôi, hầm chông là một hình thức đánh lén hết sức vô nhân đạo. Hậu quả của chiến thuật đánh lén bằng hầm chông là: Nhiều trẻ em chăn trâu, chăn bò vì sơ ý, vì không biết cũng như nhiều cụ Bà, cụ Ông, “Mẹ hoặc Bố của liệt sĩ anh hùng” vì già, quên, không biết, bị lọt xuống hầm chông, chết; khi người nhà tìm ra thì đã quá muộn! 

Trong thời gian theo Ba tôi ra “vùng giải phóng” để Ba tôi thực hiện ý nguyện chống Tây, tôi đã thấy và được Ba tôi giải thích về cách Việt Minh – tiền thân của csVN – áp đặt và thi hành các chiến dịch như “bần cùng hóa nhân dân”, “tiêu thổ kháng chiến”, “bài trừ phong kiến”, với chủ đề tam vô: “Vô gia đình’, “vô Tổ Quốc”, “vô tôn giáo”.

Bây giờ, nhờ thủ thuật gian manh, dối trá và bạo lực, người csVN đã và đang đi ngược lại với những gì mà đảng và người csVN từng cổ võ và áp đặt cho dân chúng trong thời kháng chiến – ngoại trừ chủ đề “vô Tổ Quốc”; vì người Tàu đã và đang chiếm nhiều địa thế quân sự rất quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam. Nhờ vậy, ngày nay, người csVN được thụ hưởng tất cả những hoan lạc trên hành tinh này trong khi người dân Việt Nam vẫn ngụp lặn trong đói nghèo và tự chống chọi với tai ương!

Sau đây là tin điễn hình trên vài tờ báo online.

Báo Quảng Bình, 06/05/21: “Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về cả phạm vi và mức độ sạt lở. Tình trạng sạt lở không chỉ gây mất đất sản xuất, biến đổi dòng chảy mà còn đe dọa tài sản, tính mạng của người dân…” 

Báo Lao Động, 03/06/21: “Sạt lở nghiêm trọng bên bờ sông Lô. Đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 450m, cuốn trôi hàng nghìn mét đất sản xuất…”

Thông Tấn Xã Việt Nam, 08/03/21: “Sông Thạch Hãn – con sông lớn nhất ở tỉnh Quảng Trị đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng và phức tạp, sau đợt mưa lũ lịch sử hồi cuối năm 2020 và tình trạng khai thác cát sỏi trái phép…”

Bảng tin của Thanh Liêm, TTXVN 13:38' - 04/07/2021, trên BNEWS: “Sạt lở tại sông Trà Nóc, Cần Thơ. Đoạn sông Trà Nóc chảy qua địa bàn khu vực 2, phường Trà An (Tp Cần Thơ) từ đầu năm 2020 đến nay đã xảy ra 5 đợt sạt lở, làm sụp đổ và ảnh hưởng gần 40 căn nhà.”

Đọc qua những bảng tin trên, tôi tự hỏi: Lẽ nào chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bận lo đón tiếp các chính khách ngoại quốc như Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Lloyd Austin và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ – Kamala Harris, sẽ viếng thăm Singapore và Vietnam vào tháng Tám năm 2021 – mà không có thì giờ đọc báo cáo về tình trạng đáng thương của người dân quê Việt Nam?

Có thể chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đang bận tâm suy nghĩ, lo âu, không biết có nên trực tiếp tiếp đón Phó Tổng Thống Kamala Harris hay là khai bệnh, đi ngoại quốc chữa bệnh; bởi vì, theo báo CNBC online ngày 30/07/2021, lúc 12:33PM, tác giả Annika Kim, thì: “Vice President Kamala Harris to visit Vietnam and Singapore amid tensions with China. Link: https://www.cnbc.com/2021/07/30/vice-president-kamala-harris-to-visit-vietnam-and-singapore.html

Tôi có thể hiểu được sự âu lo của ông Nguyễn Xuân Phúc; bởi vì, từ bấy lâu nay, “cái gì dính dấp” đến China thì người csVN sợ lắm, luôn tìm cách tránh né!

Để xem ông Nguyễn Xuân Phúc có dám mạnh dạn tổ chức và trực tiếp đón tiếp Nữ Phó Tổng Thống Hoa Kỳ hay là ông Nguyễn Xuân Phúc – vì sợ mếch lòng chàng láng giềng tham lam, hiếu chiến và đầy thủ đoạn, Xi Jinping – sẽ tìm cách “vắng mặt hợp pháp” để khỏi phải trực diện với tình huống “khó đỡ”!

Tôi xin chấm dứt bài viết tại đây để chờ xem thái độ và hành động của ông Nguyễn Xuân Phúc cùng đảng csVN về sự chọn lựa giữa Hoa Kỳ – kẻ cựu thù của đảng csVN – và Trung cộng, kẻ thù truyền kiếp của người Việt Nam yêu nước!



ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/ 



 

 


GIỮA ĐẠI NẠN COVID-19 : NHÌN VÀO ĐẢNG và NGHĨ VỀ MÌNH (Quốc Bảo)

 


Giữa đại nạn Covid-19 : Nhìn vào Đảng và nghĩ về mình

Quốc Bảo

29/07/21

https://thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/22256-gi-a-d-i-n-n-covid-19-nhin-vao-d-ng-va-nghi-v-minh

 

Dành những lời oán thán lúc này cho một chế độ đã thất bại toàn diện như Đảng cộng sản là điều không cần thiết. Để đương đầu với thảm kịch do Covid-19 gây ra thì tất cả người Việt Nam phải là một. Tuy nhiên nếu không nhân lúc này mà nhìn lại cơ đồ "chưa bao giờ có" như lời ông Nguyễn Phú Trọng từng nói thì quả là thiếu sót. Nếu Việt Nam là một quốc gia khá giả và văn minh, mọi sự có thể đã khác đi rất nhiều trước đại họa Covid-19. Từng người chúng ta, cũng nên qua đây mà nhìn lại bản thân mình, xét lại trách nhiệm với tổ quốc và thái độ đối với chính trị. Chúng ta đã rất sai khi xem chính trị không phải là việc của mình.

 

Đảng cộng sản vừa chống dịch vừa đốt lò ?

 

Dĩ nhiên là Đảng cộng sản sẽ hô hào toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc chống dịch nhưng họ không có nhiều lựa chọn và mọi giải pháp đều dở như nhau. Dịch bệnh đang tàn phá miền Nam với trọng điểm lây nhiễm ở Sài Gòn. Mỗi ngày có chừng 7000-8000 ca bệnh và toàn hệ thống chính trị đều đã quá tải, không chỉ mỗi y tế. Biện pháp "cách ly tập trung" thực hiện từ tháng 3/2020 đã không còn hữu hiệu. Từ đó đến nay, vaccine và các giải pháp đối phó khác đã không hề được chuẩn bị. Ngày 30/4 người dân cả nước vẫn đi du lịch khắp nơi và biên giới vẫn mở cửa giao thương dù khi đó đại dịch đã bùng phát ở Ấn Độ. Ngày 23/5/2021 Đảng cộng sản vẫn tổ chức rầm rộ "ngày hội toàn dân" khi kêu gọi người dân cả nước đi bầu cử quốc hội khóa XV... Đại dịch bùng lên, tất cả, từ người dân đến chính phủ đều choáng váng và không kịp trở tay.

 

Chính phủ Việt Nam đã không hề có kế hoạch mua vaccine, đến khi dịch bùng phát thì đi xin khắp thế giới và may mắn là đã có hồi đáp. Mỹ, Nhật Bản tặng không cho Việt Nam nhiều triệu liều vaccine và khi đó các đơn đặt hàng mới được gửi đi. Việt Nam đồng thời tích cực đàm phán để nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ Nga, Mỹ, Nhật. Dự kiến nhà máy sản xuất vaccine tại Việt Nam sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022. Đó là kế hoạch, còn kết quả thế nào thì phải chờ xem. Việt Nam đang rất lúng túng trước tình thế lưỡng nan : mở cửa và để dịch bệnh lây lan hay tiếp tục phong tỏa và nhiều người sẽ chết vì đói ?

 

Dù vậy, trong lúc này, Đảng cộng sản vẫn tiếp tục thực thi "công lý" để thu hồi nguồn vốn bị thất thoát. Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Văn Nam, cựu bí thư tỉnh ủy Bình Dương vì những sai phạm kéo dài, từ thời ông Nam còn là Phó chủ tịch tỉnh năm 2012. Tội danh nêu ra là "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương. Thông tin này có thể khiến dư luận ít quan tâm giữa lúc Covid-19 tàn phá miền Nam nhưng nó cũng cho chúng ta một dấu hỏi, dù không bất ngờ về việc thanh trừng nhau trong nội bộ Đảng, là ông Trọng sẽ đẩy chiến dịch đốt lò lùi đến tận thời điểm nào trong quá khứ.

 

https://live.staticflickr.com/65535/51344494395_3400e89d99_m.jpg

Ông Trần Văn Nam, cựu bí thư tỉnh uỷ Bình Dương vừa bị ném vào lò chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng.

 

Đảng chắc chắn phải tận thu, từ người dân tới quan chức. Những ai không ở phe cánh có liên kết đủ mạnh, sẽ đứng trước rủi ro rất cao. Mục đích thật rõ ràng: Đảng đang cần tiền và tiền thì nằm rất nhiều ở quan chức tham nhũng. Nặng thì bỏ tù, châm chước hơn thì cho khắc phục hậu quả. Nhưng tất cả đều phải trả tiền để giữ lại sinh mạng.

 

Phần lớn sai phạm của lãnh đạo địa phương ở tất cả các tỉnh thành toàn quốc sẽ nằm ở chuỗi quản lý, thu hồi và sử dụng đất. Đây là một hệ quả tất yếu trong điều 53, Hiến pháp của Đảng cộng sản: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". Có gì giúp cho tăng trưởng chung và kiếm tiền riêng nhanh hơn bán đất?

 

Đà Nẵng là địa phương đầu tiên có hàng loạt quan chức bị bắt vào thời kỳ 2006-2014. Chúng ta có thể thấy, lùi lại 5 năm hoặc lâu hơn một chút, đó là thời kỳ "vàng son" của việc quan chức "biết làm ăn". Các doanh nghiệp cũng thành thạo trong việc "kết hợp" với chính quyền và dòng vốn từ nước ngoài, qua cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam. Đây là thời kỳ mà luật doanh nghiệp hoàn thiện hơn, ngân hàng biết cách cho vay "khống" dự án hơn với việc khối tư nhân trỗi dậy và có thế đứng khá vững chắc. Đây cũng chính là thời kỳ mà nhà nước bắt đầu cổ phần hóa và nhiều quan chức biết cách "góp cổ phần" bằng chữ ký. Đất đai có thanh khoản nhanh và cao hơn bao giờ hết. Xây dựng công bùng nổ và quan chức giàu lên, sân sau cũng phất theo.

 

Việc "đốt lò" không khó về kĩ thuật vì quan chức nào cũng có sai phạm. Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng luôn như một lò lửa nóng, bất cứ củi nào đưa vào cũng đều bị cháy. Sai phạm về đất đai có ở mọi nơi. Giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc áp dụng giá đất lệch mốc thời gian, khi mức giá đất còn thấp hơn mức chuẩn bị giao là những sai phạm tiêu biểu. Thất thoát là tất yếu và dễ phát hiện. Chỉ là phe ông Trọng muốn "tính sổ" lúc nào, đụng đến những ai, không đụng đến những ai và những hậu quả mà nó gây ra.

 

Chính sách đất đai của Đảng cộng sản đang giết chết chính họ. Một mặt, các địa phương không đủ vốn để phát triển hạ tầng, doanh nghiệp thì có tiền và cũng cần đầu tư để kiếm lời. Sự kết hợp không minh bạch nhưng "đôi bên cùng có lợi" đương nhiên phải đến. Lửa gần rơm và thổi bùng lên đám cháy. Khi mà quyền có trong tay và chưa ai thạo việc lẫn chưa ai bị bắt về sai phạm đất đai thì sự khang trang của hạ tầng và tiền túi riêng đầy lên là lựa chọn tất yếu của quan chức địa phương. Khi "cái lí" đủ mạnh và cái tình đủ cảm thông rằng cơ chế này phải vậy thì các quan chức cứ thế mà làm.

 

Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản thì luật pháp luôn co giãn tùy tiện "nay đúng, mai sai", các quan chức cộng sản cũng chưa ăn được trọn vẹn hai đời. Khái quát hóa việc tham nhũng, chúng ta có thể thấy họ hưởng được 30% phần đời cha và 70% phần đời con nhưng rồi đời con họ đã và đang là nạn nhân từ những gì họ đã làm. Con họ có nhiều tiền nhưng chưa thể dùng nó để tạo ra đủ thanh thế. Hậu quả "đời cháu" của họ bị các phe cánh khác đánh khi cha họ không còn tại vị và họ thì không kịp nhận ra thế nào là làm chính trị trong chế độ toàn trị. Chủ các doanh nghiệp sân sau, cũng nhiều đêm mất ngủ khi nghĩ về số phận của họ. Trong lúc đó Covid-19 vẫn tiếp tục tàn phá tận gốc rễ cấu trúc xã hội Việt Nam, từ những gia đình nghèo tới thể chế chính trị độc tôn của Đảng cộng sản.

 

Phút nhìn lại mình

 

Lịch sử dân tộc Việt Nam có cái gì đó thật u uất. Chúng ta luôn phải chấp nhận các biến cố lớn một cách bị động. Và lần nào, chúng ta cũng vượt qua. Chúng nói lên khả năng "phi thường" của một dân tộc luôn đủ cam chịu và nhẫn nhục để vượt qua thử thách. Chúng ta chưa thấy được khả năng của chính mình nên không tạo dựng được hạnh phúc. Chúng ta chỉ có thể phản ứng nhanh và mạnh trước biến cố để sinh tồn chứ chưa chủ động xây dựng tương lai.

 

https://live.staticflickr.com/65535/51130017055_1162e2b5cb_m.jpg

Người Việt Nam muốn tương lai nào cho bản thân và cho con cháu ? Hãy cùng chia sẻ Giấc mơ Việt Nam với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

 

Trong giờ phút đau thương này, giữa muôn trùng khó khăn, những người còn có thể ngồi yên trong nhà và còn có miếng ăn, hãy sám hối để nhìn lại mình. Thay vì chỉ động viên nhau rằng cố lên rồi ngày mai sẽ khác, rồi tất cả sẽ trở lại bình thường thì chúng ta hãy dành thì giờ để nghĩ về hiện tại lẫn tương lai. Vì sao cũng là đại nạn chung của thế giới nhưng chúng ta lại khổ đến thế ? Những đất nước giàu có và dân chủ thì họ khác ta nhiều lắm, người dân họ được chăm sóc tốt và không phải nhọc nhằn lo toan cho cái ăn cái mặc như chúng ta trong đại dịch. Chúng ta có hận Đảng cộng sản trong lúc này cũng không ích gì cả. Hãy một lần nhìn lại chính mình. Chúng ta đã thờ ơ với chính trị, không quan tâm đến chính trị, nhất là trí thức Việt Nam. Hầu như tất cả đều xem đó là việc riêng của Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị khác chứ không phải trách nhiệm của bản thân mỗi người. Chúng ta thậm chí cũng không nghĩ đến việc hòa giải để có hòa hợp dân tộc, chúng ta chia rẽ hơn chúng ta tưởng bởi những vết thương lòng từ các cuộc nội chiến triền miên trong lịch sử, nhất là cuộc nội chiến mới đây (1954-1975). Chúng ta nghĩ rất đơn giản rằng dân chủ và tự do là một điều gì đó không cần thiết và cứ để mọi việc cho "Đảng và nhà nước lo". Sự đời không phải như vậy. Chẳng ai lo được cho mình nếu mình còn không biết mình là ai, mình có khả năng gì, mình muốn cái gì và định làm cái gì...

 

Các biến cố lớn đang dồn dập xảy ra trên khắp thế giới. Nhân loại đang đứng trước những thay đổi sâu rộng chưa từng có. Việt Nam sẽ không là ngoại lệ. Đã đến lúc mọi người dân Việt Nam nên dành thì giờ để suy ngẫm về triết lý và mục đích của cuộc sống. Hãy suy nghĩ về tương lai. Chúng ta phải cố gắng trả lời câu hỏi là chúng ta muốn tương lai nào cho mình và con cháu mình ?

 

Quốc Bảo

(29/07/2021)

 

 


HÀNH HƯƠNG VỀ TỨ PHÍA (Sơn Dương - Thông Luận)

 


Hành hương về tứ phía

Sơn Dương

30/07/21

https://thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/22266-hanh-huong-v-t-phia

 

Ở miền Nam trước năm 1975 có dăm ba cuốn sách nói về những cuộc hành trình của các cá nhân, tập thể hay dân tộc đi về những nơi chốn thiêng liêng theo niềm tin của họ. Như cuốn ‘Hành trình về miền Đất hứa’ (The Exodus) của Leon Uris là một bi hùng ca của người Do Thái tìm về miền đất hứa Jerusalem. Như cuốn ‘Hành trình về phương Đông’ (Journey to the East) của Baird T. Spalding do Nguyên Phong dịch nói về những trải nghiệm về năng lượng, tâm linh, thiền định yoga và các triết lý Phật giáo của các bậc tu hành Ấn Độ đắc đạo. Hoặc giả cuộc hành hương hàng năm của các tín đồ Hồi giáo về Thánh địa Mecca ở Saudi Arabia.

 

VIDEO :

300 người “mắc kẹt” đã rời chốt kiểm soát Covid-19 cửa ngõ Long An

https://www.youtube.com/watch?v=PusNyIkJzNw

Công nhân hành hương về quê bằng xe gắn máy, Tuổi Trẻ Online, 28/07/2021

 

Nhưng chỉ có Việt Nam ta trong thời đại a còng 4.0 mới có hiện tượng ‘hành hương về tứ phía’ do Đảng cộng sản Việt Nam viết còn dang dở. Có hy vọng tác phẩm sẽ hoàn tất sau đại dịch và để lại một trang sử bi hài cho hậu thế như là một trong những việc, mà theo bộ trưởng 4T Nguyễn Mạnh Hùng nói, là thế giới chưa ai làm được. Khác chăng những cuộc hành hương về cội nguồn trên thế giới thường được làm bằng tàu bay hay tàu bò, người Việt ta làm bằng xe chân và xe gắn máy.

 

Thật vậy, từ khi Chỉ thị 16 do thủ tướng cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính ban hành ở Sài Gòn và những biện pháp tùy tiện, tùy lúc, cả tùy hứng của quan chức địa phương chống giặc Covid-19 đã xảy ra hiện tượng người dân nghèo hành hương về tứ phía trên đất nước Việt Nam. Tuyệt đối những người phải làm cuộc hành hương chạy đói đến từ các tỉnh thành đã đổ dồn về Sài Gòn tìm cuộc sống mới sau khi miền Nam bị giải phóng. ‘Một bộ phận không nhỏ’ người từ miền Trung địa linh nhân kiệt nơi có bác Hồ giáng thế. Từ Sài Gòn sau nhiều ngày bị đói đã có những đoàn người đi xe máy đèo nhau về Long An, Tiền giang, quê hương Bến tre đồng khởi và Đồng Tháp đẹp lắm bông sen. Khốn nạn là khi về tới Long An thì đoàn hành hương bị lực lượng lá chắn chận lại vì đã vi phạm chỉ thị giãn cách xã hội, tức là cái chỉ thị đã khiến họ lên xe về lại cội nguồn !

 

VIDEO :

Trĩu vai vác quạt cây, nồi cơm điện rời Sài Gòn về quê tránh dịch Covid-19

https://www.youtube.com/watch?v=USz2AMF6ptc

 

Cuộc hành hương đầy xúc động về phương Bắc bắt đầu bằng 4 mẹ con thay phiên nhau đạp 2 chiếc xe đạp thổ tả từ tỉnh Đồng Nai quyết tâm vượt hơn 1300 cây số về Nghệ An quê hương của Bác. Nếu Ủy ban Thế Vận Hội Tokyo 2020 biết đến thành tích đạp xe marathon này, chắc chắn đội 4 mẹ con sẽ lãnh huy chương vàng. Sau đó là từng đoàn người khốn khổ đi bộ, đạp xe đạp, đi xe máy, đáp xe đò lũ lượt hành hương về cội nguồn. Công an đã sáng tạo ra sự nhân đạo khác thường bằng cách cung cấp xăng miễn phí cho người đi xe máy trên đường chạy giặc. Bi hài khác là rất nhiều người hành hương ngủ lê la lăn lóc dọc đường gió bụi có mọi rủi ro bị quỷ tha ma bắt mà mồm vẫn mang khẩu trang chỉ vì sợ chỉ thị 16.

 

VIDEO :

4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về quê Nghệ An vì thất nghiệp do Covid-19

https://www.youtube.com/watch?v=55vHW5IfhPI

 

Vào tối ngày 23/7, Thủ tướng cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 21 tỉnh, thành về phòng chống dịch Covid-19. Ông Phạm Minh Chính đã có yêu cầu các cấp chính quyền phải khắc phục 6 hạn chế từ những bất cập trong việc thi hành chỉ thị 16. Ông liệt kê sáu hạn chế như :

 

1. Hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ở một số nơi, cơ quan, đơn vị ; một bộ phận người dân chưa thực hiện nghiêm yêu cầu giãn cách.

 

2. Tại nhiều nơi, tổ Covid cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí chưa có, đây là điều phải khắc phục ngay.

 

3. Một số địa phương đã chia sẻ, làm tốt việc đón người từ vùng dịch trở về ngay tại bến cảng, sân bay, ga tàu..., xét nghiệm và cách ly theo quy định, nhưng nhiều nơi khác cần phải rút kinh nghiệm. "Phải làm thật nghiêm khâu này để dịch bệnh không lây lan ra các địa phương khác".

 

4. Qua kiểm tra, rà soát, báo cáo cho thấy nhiều nơi chưa làm nghiêm túc trong thực hiện "4 tại chỗ", để xảy ra thiếu hụt thiết bị y tế, bị động, lúng túng.

 

5. Việc tiêm vaccine nhìn chung còn chậm, nhiều nơi tập huấn suôn sẻ nhưng việc tổ chức tiêm khi vaccine về nhiều còn lúng túng.

 

6. Hoạt động vận tải, cung ứng hàng hóa có những lúng túng, bị động, thiếu hụt cục bộ, cần phát hiện và khắc phục ngay.

(VnExpress, 23/7)

 

Nhận xét, ông thủ tướng vẫn chưa thấy hậu quả thảm khốc của chỉ thị 16 vì đã thiếu dự liệu một kế hoạch an sinh hợp lý cho người dân. Ông Chính đổ lên đầu các cấp thừa hành. Ông Chính đánh bùn sang ao. Ai cũng biết các quan chức địa phương không thể tạo ra sự khủng hoảng thực phẩm giả tạo ở Sài Gòn bằng cách bẻ gẫy khâu vận chuyển thực phẩm. Cán bộ cơ sở không thể dồn những người bị nhiễm Covid-19 không có triệu chứng và con cái họ vào những tụ điểm thiếu phương tiện y tế để trở thành ổ dịch. Thuộc cấp của ông không thể có ngân sách để hỗ trợ an sinh cho người dân yên tâm hợp tác với nhà cầm quyền trong đại dịch.

 

VIDEO :

Mất việc, 30 người đi bộ xuyên đêm từ Bình Định về Quảng Ngãi tránh dịch - VTC14, 22/07/2021  

https://www.youtube.com/watch?v=IP1oXkzWTCE

 

Trong cuộc họp trực tuyến ông Phạm Minh Chính cũng đã ngụy biện cho sự yếu kém năng lực của nhà nước khi nói rằng ‘Công tác phòng chống dịch lần này chưa có tiền lệ nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội".

 

Đổ thừa chưa có tiền lệ là ngụy biện. Đại dịch Covid-19 chưa từng có tiền lệ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới không cứ gì ở Việt Nam. Trong khi những chính phủ khác đã bình tĩnh dự trù những trường hợp khẩn cấp dù chưa xảy ra để sắp đặt trước những biện pháp đối phó khi cần thiết, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn kiêu ngạo mình đồng da sắt trước đại dịch. Những câu nói tự sướng ngớ ngẩn của các lãnh tụ cộng sản trước đại dịch cho thấy họ hoàn toàn vô cảm với thực tế. Đến khi bị Covid-19 tấn công, đảng như bị rơi từ trời xuống đá nện. Cái Chỉ thị 16 và những biện pháp chống dịch vội vã đã làm tan hoang Sài Gòn hiện nay. Đó không phải vì chưa có tiền lệ mà là hiện tượng ‘chưa thấy quan tài mắt chưa đổ lệ’ của ông Chính.

 

Khi ông Chính nói rằng vì chưa có tiền lệ nên phải vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm thì đây cũng là ngụy biện. Nội hàm của việc vừa học vừa làm phải chấp nhận những tai nạn trong tiến trình luyện tay nghề nhưng không thể chấp nhận trên tầm mức quốc gia. Sự sai lầm của nhà cai trị có thể đưa đến sự thiệt hại tài sản nghiêm trọng và cả sinh mạng oan uổng của muôn vạn sinh linh. So với những nhà nước dân cử trên thế giới họ không hề có được cái xa xỉ vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Ngay sau khi đắc cử các chính phủ phải bắt tay ngay vào việc trọng trách điều hành quốc gia, đối đầu ngay với những khó khăn trong đó có những tai họa chưa từng xảy ra như đại dịch Covid-19. Nhiệm kỳ 3,4 năm quá ngắn để vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tại sao đảng cộng sản có đến 50 năm cai trị mà vẫn vừa học vừa làm ?

 

Bệnh thì phải uống thuốc chứ không phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh mà qua khỏi được. Biện pháp hữu hiệu nhất chống Covid-19 là vaccine. Những chính quyền có năng lực đã chuẩn bị mua vaccine và tổ chức chích ngừa nhanh nhất cho những người dân theo thứ tự ưu tiên hợp lý. Trước đó các chính quyền đã nghiên cứu tỉ mỉ những phương cách hỗ trợ an sinh giúp cho người dân yên tâm chấp hành các biện pháp chống dịch. Chuỗi cung ứng thực phẩm được bảo đảm, những người bị mất việc được trợ cấp tài chánh trang trải cuộc sống như trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước. Các cơ quan, hãng xưởng, công ty, thương nghiệp, dịch vụ đều được nhà nước hỗ trợ để khi đại dịch qua đi có thể tái hoạt động như chưa hề bị gián đoạn. Tuyệt đối không có ai phải đi hành hương cả. Xem thế ta thấy các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội đều được áp dụng đồng loạt tại mọi quốc gia nhưng các biện pháp chống dịch hoảng loạn bất nhất chỉ riêng là sự thất bại bẽ bàng của Đảng cộng sản Việt Nam. Khốn nạn thay, nạn nhân không ai khác hơn là 90 triệu người Việt Nam.

 

Hiện tượng hành hương về tứ phía phải được quy trách hoàn toàn vào cái chế độ không có năng lực xứng đáng với trọng trách quản trị đất nước. Lịch sử đã bị lặp lại. Ngày 30/4/75 đã làm hàng triệu con người phải bỏ nước ra đi, ngày 30/4 bắt đầu đại dịch Covid-19 năm nay đã làm hàng chục ngàn phải mở một cuộc tháo chạy ra khỏi Sài Gòn tránh đói. Ngày 30/4 phải được ghi nhận là ngày Đại dịch thay vì Đại thắng như để nhắc nhớ một giai đoạn đáng xẩu hổ trong lịch sử.

 

Sơn Dương

(30/07/2021)

 

 


COVID-19 CHO BIẾT XÃ HỘI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM KHÔNG THAY ĐỔI SAU HƠN 30 NĂM (Nguyễn Khoa)

 


Covid-19 cho biết xã hội chính trị Việt Nam không thay đổi sau hơn 30 năm

Nguyễn Khoa
31 tháng 7, 2021

https://saigonnhonews.com/thay-gi-tren-mang/covid-19-cho-biet-xa-hoi-chinh-tri-viet-nam-khong-thay-doi-sau-hon-30-nam/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/07/217693734_10215299607083795_306994623306887376_n.jpg

Hàng chục ngàn công nhân từ Sài Gòn bỏ chạy về quê trong cơn dịch bệnh này là hình ảnh trái ngược với giấc mơ công nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh từ Facebook

 

Ai từng đi lại giữa miền Tây Nam bộ và Sài Gòn trong những năm cuối 1970, đầu 1980 hẳn phải biết trạm kiểm soát Tân Hương nằm gần thành phố Mỹ Tho.

 

Trạm này kiểm soát Quốc lộ số 1 từ Sài Gòn về miền Tây (trước 1975 là quốc lộ 4). Gần như 24/7, bên ngoài trạm này là dòng xe rất dài cả hai chiều nằm chờ kiểm soát. Các nhân viên công an, quản lý thị trường chận bắt gạo, thịt, muối, cá mắm từ miền Tây đổ về nuôi sống hơn ba triệu người Sài Gòn. Điều đặc biệt là xe hành khách (xe đò) nhiều hơn xe vận tải, mà những chiếc xe đò này cũng biến thành xe vận tải với các thứ hàng kể trên. Việc kiểm soát tịch thu diễn ra từng ly từng tí một, không để sót một thứ gì. Chiều ngược lại kiểm soát nhanh hơn vì ít hàng hóa hơn, nhưng cũng được làm rất cẩn thận.

 

Tân Hương trở thành nỗi kinh hoàng của dân chúng miền Nam lúc đó. Người đi buôn thì sợ mất hàng, khách lữ hành thì chờ cả vài tiếng đồng hồ để qua trạm là chuyện thường. Và dĩ nhiên, muốn qua nhanh thì mãi lộ!

 

Đó là thời kỳ mà sau này báo chí gọi là ngăn sông cấm chợ, nhưng lúc ấy thì trên báo chí người ta lại hay nhắc đến câu cửa miệng của ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Duẩn, rằng Việt Nam đang xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, với 400 quận huyện là 400 pháo đài công, nông, lâm, ngư nghiệp. Mà đã là pháo đài thì không có chuyện vận chuyển hàng hóa qua lại. Các nhà quản lý cộng sản tuyên bố xử tử ngành thương nghiệp.

 

Việc kiểm soát đã tạo điều kiện cho các viên chức công an, quản lý thị trường phất lên. Sự nhũng lạm và hạch sách của họ trở thành hình ảnh tiêu biểu cho xã hội Việt Nam lúc đó. Đôi khi họ hạch hỏi, tịch thu cả những món đồ vật không phải là hàng hóa.

 

Nếu chính sách ngăn sông cấm chợ tuân theo ý thức hệ là điều đáng trách trên bình diện vĩ mô của nền kinh tế quốc gia, thì việc nhiệt tình cách mạng quá trớn của các viên chức là điều dễ thông cảm hơn vào lúc đó, khi họ là những người viên chức thấp nhất trong bộ máy toàn trị khổng lồ.

 

Nhưng hơn 30 năm sau ngày trạm Tân Hương bị đóng cửa, các viên chức nhiệt tình cách mạng quá trớn vẫn còn, và rất đông đảo. Họ xuất hiện trong chiến dịch phong tỏa, giới nghiêm các thành phố, khu phố, thị trấn Việt Nam trong đợt bùng phát dịch Covid-19 giữa năm 2021. Đúng hơn họ là thế hệ thứ hai, cũng có thể là thế hệ thứ ba, con cháu của những viên chức cấp thấp thời ngăn sông cấm chợ trước kia. Họ khác cha ông họ ở giày dép quần áo tinh tươm hơn, họ có điện thoại cầm tay… nhưng nhiệt tình cách mạng của họ vẫn giống cha ông họ, ngăn chận từ ổ bánh mì cho tới băng vệ sinh phụ nữ.

 

 

Điều gì đang xảy ra ở Việt Nam vậy?

 

Sau hơn 30 năm của cái gọi là “đổi mới”, ý thức và năng lực của tầng lớp quan lại, sai dịch của hệ thống vẫn không thay đổi. Hệ thống toàn trị vô cùng đông đảo vẫn không giảm bớt, mặt khác phải tăng lên theo tỷ lệ tăng trưởng dân số, phải đảm bảo có đầy đủ các viên bí thư, từ tổng bí thư đảng cho đến bí thư chi bộ khu phố.

 

Ở phía trên thượng tầng kiến trúc vẫn là một tầng lớp được ưu tiên, ăn trên ngồi trốc với những quyền lực tuyệt đối về chính trị như xưa và bây giờ lại được thêm những quyền lực về kinh tế.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/07/224103580_2619359868209762_9073493064950221077_n-640x427.jpg

Thời dịch giã, chỉ có người dân chia sẻ cho nhau . Ảnh từ Facebook

 

Việc cải cách kinh tế hơn 30 năm qua làm cho những nhu cầu cơ bản của dân chúng được thỏa mãn phần nào. Sự đầy đủ cơ bản này che khuất đi một cấu trúc xưa cũ mà có người tưởng rằng đã biến mất trong quá trình “đổi mới.”

 

Đại dịch Covid-19 làm cho cấu trúc ấy lộ ra với một món hàng khan hiếm là vaccine trị Covid-19.

 

Câu chuyện người phụ nữ trẻ nhờ có bố (ông ngoại các con cô ta) là kẻ có thế lực mà được tiêm chủng trước, minh chứng rất cụ thể rằng cơ cấu xã hội cũ không hề thay đổi. Trong xã hội này, bề mặt là cào bằng thụ hưởng, nhưng cấu trúc thực của nó là mạnh ai nấy lo một cách rừng rú. Và trong khu rừng đó, những con thú có “ông ngoại” có thế lực, và những “con thú ông ngoại” luôn là những kẻ trục lợi nhiều nhất, sống an toàn nhất.

 

Nếu trước kia, là cửa hàng thực phẩm dành cho cán bộ cao cấp ở phố Tôn Đản, Hà Nội, là xe Volga dành cho cấp bộ trở lên, thì nay là thuốc “xịn” Pfizer dành cho cán bộ cao cấp (theo lời viên Giám đốc Bệnh viện Việt Xô trần tình với báo chí).

 

Vaccine Covid-19 năm 2021 chính là những lạng thịt bò của những năm 1975-1985.

Hệ thống toàn trị và tầng lớp có đặc quyền đã làm cho xã hội và quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng trước kia với chính sách 400 pháo đài quái đản. Nay hệ thống đó có cơ không dập tắt được dịch bệnh mà làm nó trầm trọng hơn. Lẽ ra phải dành ưu tiên cho người già và người có bệnh “nền”, thuốc lại được ưu tiên cho tầng lớp lãnh đạo, đám công an che chắn cho chế độ. Lớp dân chúng già cả sẽ trở thành nơi lưu dưỡng virus, có thể tạo nên những biến dị nguy hiểm hơn.

 

Dịch bệnh cũng làm bộc lộ mâu thuẫn chính trị vùng miền, với sự thống trị của miền Bắc, vốn là nơi phát xuất những đội quân chiến thắng năm 1975. Trong những năm 1990, người ta dành kinh phí quốc gia để xây dựng đường số 5 Hà Nội – Hải Phòng, hay đường số 18 Hải Dương – Quảng Ninh, thay vì con đường nhiều hàng hóa hơn là Quốc lộ 1 Sài Gòn – Mỹ Tho, hay liên tỉnh số 8 Sa Đéc – Long Xuyên. Việc này có thể được thông cảm vì hệ thống đường sá miền Bắc quá tệ hại. Nhưng vào năm 2021, với một dân số gấp đôi, số người nhiễm bệnh gấp ba Hà Nội, mà số liều vaccine phân phối về Sài Gòn lại ít hơn là điều không thể tha thứ được.

 

Những nguồn tin từ bên trong cho biết rằng thành phố Sài Gòn bị “cầm tay chỉ việc” trong việc chống dịch với những viên chức từ Hà Nội vào.

 

Cấu trúc địa chính trị nội bộ đó tạo nên những điều quái gở như chuyện các nhân viên, học sinh y tế từ Hải Dương vào Sài Gòn, tưởng tượng mình đang đi “giải phóng miền Nam”. Hay là chuyện một cô nào đó gốc miền Bắc lên mạng xã hội móc mỉa người Sài Gòn, rằng thì là Hà Nội tuyệt vời hơn, “một thời đạn bom một thời hòa bình” (sic). Mà thành phố Sài Gòn lại là nơi cung cấp nhiều tiền của nhất cho ngân sách quốc gia.

 

Năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế, đã có người hy vọng rằng cải cách kinh tế sẽ kéo theo chính trị, nhưng điều đó đã không xảy ra, và tệ hơn là xã hội vẫn không thay đổi. Những đặc quyền đặc lợi vẫn tồn tại, trước kia là lạng thịt bò, ký gạo, thì nay là du học, vaccine….

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/07/208240254_2619359751543107_2418872350169751390_n-640x559.jpg

Dắt díu nhau về quê khi cuộc sống tạm bợ ở đô thị đã bị “phong tỏa”. Ảnh Facebook.

 

Nó không đổi vì cấu trúc chính trị tạo ra tầng lớp đặc quyền đó không thay đổi.

 

Với hệ thống chính trị xã hội đó, Việt Nam đã thất bại trong việc chuyển đổi một quốc gia nông nghiệp sang công nghiệp sau hơn 30 năm cải cách. Hàng chục ngàn công nhân từ Sài Gòn bỏ chạy về quê trong cơn dịch bệnh này là hình ảnh trái ngược với giấc mơ công nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công nhân vẫn coi cuộc sống của họ ở đô thị là tạm bợ. Các đô thị này không có một hệ thống an sinh xã hội để họ có thể định cư. Vẫn không có một lớp công nhân đúng nghĩa mà chỉ là những người nông dân bán sức lao động giản đơn cho các đại gia khu công nghiệp, hay những nhà tư bản nước ngoài.

 

Trong không khí xã hội chính trị ảm đạm đó người ta thấy lóe lên một ánh sáng nho nhỏ. Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành ủy Sài Gòn công khai nói với báo chí rằng ông mong người dân lượng thứ. Có lẽ ông là người đầu tiên của lịch sử Việt Nam hiện đại xin lỗi dân chúng như vậy, không kể những giọt nước mắt mị dân sau cuộc giết chóc cải cách ruộng đất 1955.

 

Người dân sẵn sàng lượng thứ cho ông Nên thôi, nhưng còn hệ thống chính trị xã hội nhũng lạm vẫn ăn bám trên cơ thể Việt Nam thì sao?

 

------------

NGUỒN : Viet-Studies.net

 

 

 

"SIÊU ÔNG NGOẠI" VINGROUP và NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THÍCH CÔNG BẰNG Ở VIỆT NAM (Tam Nguyễn - Luật Khoa)

 


“Siêu ông ngoại” Vingroup và những người không thích công bằng ở Việt Nam

TAM NGUYÊN  -  LUẬT KHOA

28/07/2021

https://www.luatkhoa.org/2021/07/sieu-ong-ngoai-vingroup-va-nhung-nguoi-khong-thich-cong-bang-o-viet-nam/

 

Khi người giàu cướp đi cơ hội sống của người nghèo.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/vaccine-vingroup-1024x571.jpg

Ảnh gốc: Báo Giao thông, goodrx. Đồ họa: Luật Khoa

 

Ngày 22/7, hình ảnh văn bản Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho Vingroup “mượn” vaccine lan truyền khắp mạng xã hội. Theo văn bản, Vingroup mượn Sở Y tế khoảng 5.000 liều vaccine Moderna để tiêm cho người lao động. Đáng chú ý, văn bản nêu rõ việc mượn này được thực hiện theo công văn mật 653/UBND-VX.

 

Đến ngày 25/7, trả lời báo chí, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố – xác thực công văn và đánh giá vụ việc này là “hợp tình, hợp lý”. Lý do cho mượn: Vingroup đã hỗ trợ không chỉ kinh phí và nhân lực trực tiếp chống COVID-19, tập đoàn này mượn trước để tiêm cho lực lượng tham gia hỗ trợ thành phố chống dịch. 

 

Ông Đức không nói rõ đâu là “lý”, đâu là “tình” trong giải thích của mình. Chúng ta hãy tạm chia ra “lý” là góc độ pháp lý, tức tính hợp pháp của hành động mượn và cho, còn “tình” là mọi khía cạnh khác bên cạnh luật pháp, ở đây bước đầu có yếu tố đạo đức, dịch tễ và sau nữa – như mọi người hay nhắc – mức độ khả thi và tính kinh tế.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/H2-33-2-1-768x1086.jpg

Công văn của Sở Y tế TP.HCM về việc cho Vingroup “mượn” vaccine. Ảnh: Chưa rõ nguồn/Báo Tiếng Dân.

 

 

Hợp lý ở chỗ nào?

 

Trên bề mặt, phần giải trình của ông Đức trước báo chí không tương thích với chất vấn của dư luận và văn bản bị rò rỉ trước đó. Văn bản ghi là “cho Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park mượn để tổ chức tiêm cho người lao động của tập đoàn Vingroup”, còn lúc được báo chí hỏi về văn bản, ông Đức nói rằng 5.000 liều vaccine này là Vingroup mượn để “tiêm cho lực lượng tham gia hỗ trợ TP.HCM”. [1]

 

Nếu theo văn bản, vaccine được dành cho “người lao động của tập đoàn Vingroup”, tức không thuộc bất kỳ nhóm nào trong 15 nhóm ưu tiên tiêm chủng đợt 5 của thành phố, việc cho mượn vaccine theo văn bản rõ ràng là một quyết định không hợp pháp. [2] Còn nếu theo lời của ông Đức vào ngày 25/7, 5.000 liều vaccine là để tiêm cho đội ngũ chống dịch của Vingroup góp sức cùng thành phố, và đội ngũ này thuộc một trong 16 nhóm đối tượng ưu tiên của Bộ Y tế. Nhưng nếu đã nằm trong danh sách chờ tiêm thì việc gì Vingroup phải đi mượn, mà lại còn mượn qua một công văn “mật”?

 

Việc này có khác gì cô phóng viên – được cho là người nằm trong danh sách ưu tiên tiêm chủng – lại được tiêm nhờ “ông ngoại” đăng ký chứ không phải xếp hàng trong danh sách theo cơ quan? Vingroup không khác gì một “ông ngoại” dựa vào tiền và thế lực của mình để nhờ tiêm vaccine cho “cô cháu gái”.

 

Nói cách khác, việc 5.000 người chống dịch của Vingroup được tiêm có thể là một việc hợp pháp, nhưng cách thức để có mũi tiêm thì lại bất hợp pháp. Nó đi ngược lại các quy trình, và cũng là một sự “chen lên”, dù họ có thể thuộc nhóm được xếp hàng trước số đông. Xét rộng ra, nó cũng cho thấy TP.HCM đi ngược chỉ đạo của Thủ tướng trong việc phân bổ vaccine theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt, hiệu quả. [3]

 

Thành phố sẵn sàng “xé rào” để lén lút trao vaccine – một tài sản công – cho một doanh nghiệp mà không hề có sự thảo luận với người dân. TP.HCM không sở hữu số vaccine này. Họ được giao quyền để đi tiêm theo danh sách ưu tiên. Nếu làm một việc khác – “cho mượn” – thì việc này dựa trên cơ chế và luật lệ gì? Nếu công văn mật trên không bị rò rỉ, chính quyền liệu có nghĩ đến việc giải thích minh bạch chuyện sử dụng tài sản công trái luật định này?

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/139687_aid.jpeg

Một hoạt động tài trợ của Vingroup cho hoạt động nghiên cứu, bào chế vaccine của Bộ Y tế, ngày 27/2/2021. Ảnh: VNA/VNS Photo.

 

 

Các “cháu ngoại” nói gì?

 

Điều kỳ lạ là trên mạng xã hội không thiếu những bình luận biện minh cho hành động “có vẻ khuất tất” của Vingroup bằng những lập luận như: thêm người tiêm thì càng tốt, hoặc đóng góp nhiều thì được tiêm, tệ hơn cả là những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng bất công trong phân phối vaccine là không thể tránh khỏi. Ta hãy thử phân tích các lập luận của họ.

 

Lập luận 1: “Thêm người tiêm thì thêm sự bảo vệ cho mọi người”

Lập luận này sổ toẹt vào tất cả các chính sách vaccine của nhà nước lẫn khuyến cáo của giới khoa học.

 

Nghị quyết 21 về mua và sử dụng vaccine phòng chống COVID-19 đã quy định rõ về đối tượng ưu tiên tiêm chủng. Những quy định này, dù tôi không đồng ý hoàn toàn, phần nào được xây trên nguyên tắc về đối tượng ưu tiên vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – vốn được giới khoa học đồng ý. Nó là hướng dẫn quan trọng để các quốc gia bảo vệ sinh mạng người dân, tăng cường hiệu quả chống dịch.

 

Khi dịch chưa lan rộng, có nhiều điều chúng ta có thể tính, như chính phủ Việt Nam đã tính: mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch, vừa bảo vệ người ốm đau vừa bảo vệ sản xuất. Vì thế, cách phân phối vaccine có thể đi theo nhiều hướng khác nhau. Trên thực tế, Việt Nam đã gây tranh cãi với thứ tự ưu tiên của đợt tiêm vaccine thứ tư tại TP.HCM khi tiêm cho công nhân các khu công nghiệp trước người cao tuổi, người có bệnh mãn tính, bệnh nền.

 

Nhưng khi số ca nhiễm tăng không kiểm soát được, gần chạm đến giới hạn hệ thống y tế của thành phố, [4] ưu tiên được thu gọn lại trong việc cứu người (các lãnh đạo của TP.HCM và Bộ Y tế cũng thừa nhận việc này). [5] Giữ lại mạng sống là giữ lấy cơ hội để làm lại tất cả, để chạy theo các mục đích kinh tế đã bị bỏ lỡ hoặc đơn giản là để được chết trong vòng tay người thân. Theo một biểu đồ trên trang thông tin của Bộ Y tế – dù không đưa ra con số cụ thể – người trên 50 tuổi có tỷ lệ tử vong cao trong số 370 người chết vì COVID-19. [6] Đến nước này, chính quyền đã nói rõ chúng ta nên cứu những người có nguy cơ cao đó hay cứu nhà cung cấp máy thở.

 

Nếu bạn không tin vào lý do đạo đức của việc cứu lấy những người dễ chết nhất, hãy nói về mặt dịch tễ. Nguy cơ nhập viện đối với người từ 65 tuổi trở lên giảm được 94% nếu họ đã được tiêm vaccine đầy đủ (hai mũi). [7] Tức là, bảo vệ những người già, người có nguy cơ cao đồng thời sẽ bảo vệ chiếc máy thở không bị quá tải, giảm thiểu công việc cho các y bác sĩ tuyến đầu, làm nhẹ gánh cho công cuộc chống dịch nói chung. Tất cả những lợi ích này sẽ trở thành khoản chi phí mà việc tiêm chủng đúng người, đúng nơi tiết kiệm được cho xã hội.

 

Trong một thế giới lý tưởng nơi có đủ vaccine cho mọi người trong cùng một thời điểm, có thể chúng ta sẽ được tận hưởng việc tiêm chủng không cần quan tâm đối tượng (nhưng đây là điều xa xỉ ngay cả với nước Mỹ trong giai đoạn đầu). Còn khi vaccine khan hiếm, cần phải tiêm đúng đối tượng để bảo vệ người dân có nhiều nguy cơ. Khi những người cần được bảo vệ chưa được tiêm hết, TP.HCM mang vaccine tiêm cho một doanh nghiệp thì chỉ có doanh nghiệp đó an toàn, còn sinh mạng của những người nguy cơ ở trong thế lơ lửng. Việt Nam hiện chỉ mới nhận được 12 triệu liều vaccine, [8] trong khi số người cần tiêm chủng là 75 triệu, [9] tức trong 6 người thì hiện chỉ có 1 người có thể tiếp cận vaccine. Giành tiêm một liều vaccine có thể là giành mất cơ hội sống của một người khác.

 

Nhưng nếu chỉ trích Vingroup một thì TP.HCM cần giải trình mười. Mới tuần trước đó, chính thành phố cũng đã chuyển trọng tâm chống dịch sang “giảm số ca F0, giảm thiểu tử vong”, tức là đặt mục tiêu bảo vệ sinh mạng lên hàng đầu. Một tuần sau, thành phố trao 5.000 liều vaccine cho một doanh nghiệp. Việc 5.000 người lao động của Vingroup được tiêm chẳng có giá trị gì lúc này ngoài lợi ích cho chính tập đoàn.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/anh01_lfhn-1024x683.jpg

Tập đoàn Vingroup trao tặng 100 máy thở VFS-510 (trị giá 18,5) tỉ đồng cho thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Báo Thanh Niên.

 

Lập luận thứ hai: “Vin dư sức mua vaccine”, “Vin góp tiền phát triển vaccine”, “Vin góp quỹ vaccine”, “Vin tặng chính phủ vaccine nên chỉ mượn trước”

Những cư dân Sài Gòn trải qua nửa tháng sống dưới Chỉ thị 16 hẳn sẽ hiểu cảm giác cầm tiền đến siêu thị nhưng không còn một bó rau để mua. Tiền lúc đó không giúp được gì. Thị trường vaccine cũng vậy, không phải cứ có tiền là mua. Người khách bên cạnh thò tay bốc bó rau cuối cùng khỏi giỏ của bạn không khác gì ăn cướp cả, dù cho họ sẽ trả tiền bó rau đó tại quầy. Giật rau khỏi giỏ người khác là sự ăn cướp cơ hội mà một người khác có thể xứng đáng hơn mình. Tương tự, khi vaccine khan hiếm, giật lấy vaccine trước những người cần được bảo vệ hơn chính là ăn cướp cơ hội được bảo vệ của họ.

 

Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn tiếng có tiền ở Việt Nam đã có ai thử xách giỏ ra siêu thị để xem có mua được liều vaccine Moderna nào không? Hãng này đã tuyên bố nguồn cung cho Đông Nam Á sẽ hết đến cuối năm nay. [10] Nó cũng khan hiếm như rau ở siêu thị và như nguồn cung nhiều loại vaccine khác. Thực tế thì Moderna (và Pfizer, AstraZeneca, v.v) chỉ bán vaccine cho các chính phủ. Trong số vaccine đã về Việt Nam, phần nhiều là thông qua COVAX, một số nước viện trợ, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam mua, chưa có liều vaccine nào là do Vingroup thương lượng được. Vingroup có thể là một doanh nghiệp mạnh trong nước, nhưng cuộc chiến vaccine không thiếu những quốc gia có tiền, và trong cuộc chiến đó không hề có doanh nghiệp nào của Việt Nam có thể làm kẻ mạnh.

 

Việt Nam cho biết đã được cam kết 5 triệu liều Moderna do công ty này ủy quyền cho Zuellig Pharma phân phối. [11] Cứ cho là trong số đó, sẽ có 5.000 liều dành cho Vingroup để công ty này trả lại TP.HCM, nhưng bao giờ vaccine đó mới về? Cũng như bó rau mùa dịch, giá trị một liều vaccine vào thời điểm thành phố đang ghi nhận hơn gần 6.000 ca mắc mới mỗi ngày (27/7) khác với giá trị của liều vaccine trong một ngày bình yên năm sau.

 

Và liệu những người dễ tổn thương hơn trước đại dịch có đợi được đến lúc đấy để được trả vaccine không?

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/tiem1-1627376405576529368128.jpg

Nhân viên của Vingroup nên được tiêm vaccine trước những người già này? Ảnh: Bộ Y tế.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/xetnghiem_aqjx-1024x768.jpg

Người dân P.3, Q. Gò Vấp, TP.HCM xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm trưa 30/5/2021. Ảnh: Báo Thanh Niên

 

Lập luận thứ ba: “Đóng góp nhiều thì nên được vaccine” 

Cách giải thích này đồng nghĩa “ai nhiều tiền, người đó có vaccine”. 

 

Rất nhiều người sẽ nói thế, rằng công bằng nói chung, và công bằng vaccine nói riêng, là một điều viển vông; rằng đó là ảo tưởng về một “utopia” (thế giới lý tưởng trong mơ) chứ không phải thực tế về thế giới chúng ta đang sống, càng không phải thế giới bất công mà đại dịch COVID-19 chỉ phô bày ra thêm chứ không làm giảm bớt.

 

Rất nhiều người viện dẫn bản chất bất bình đẳng của thị trường để biện minh cho sự hợp lý của việc vaccine về tay Vingroup, nhưng họ quên nhìn rộng ra: trong một thị trường toàn cầu và cạnh tranh hoàn hảo, liệu Việt Nam có cơ hội được tiếp cận vaccine hay không?

 

Cơ chế COVAX, các khoản viện trợ, giá vaccine ưu đãi – tất cả đều không hoàn hảo và phi thị trường – vẫn đang là cần câu vaccine về Việt Nam. Nếu không có những người có ý tưởng về việc những nước nghèo, nước đang phát triển cũng xứng đáng có vaccine – vì chính họ và vì thế giới – thì không chắc Việt Nam có hàng triệu liều Moderna viện trợ. Chúng ta đang hưởng lợi từ lòng bác ái và những suy tính phi thị trường của thế giới, để rồi nhiều người mang giọng lưỡi kim tiền ra để biện minh cho việc được hưởng vaccine trước cả người già.

 

Nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng tiềm lực tài chính hoặc tầm quan trọng kinh tế để làm lợi thế mặc cả về vaccine, có chắc vaccine sẽ đến tay họ? Nếu những liều vaccine viện trợ từ Mỹ hoặc Nhật có kèm điều kiện chích cho các đối tượng họ ưu tiên, đối tượng đó liệu có phải là các công ty bất động sản hoặc dịch vụ không, hay trước hết sẽ là công dân các nước đó tại Việt Nam, công nhân các nhà máy gia công cho doanh nghiệp Mỹ, Nhật?

 

Chúng ta có xu hướng nói về chủ nghĩa thực dụng, chấp nhận sự bất công trong lúc nghĩ rằng mình là kẻ mạnh trong cuộc chơi này. Những người ủng hộ cơ chế thị trường và Vingroup hẳn cũng tin thế. Hãy thử đứng sau một bức màn vô minh (veil of ignorance), bỏ đi tất cả lợi thế mà chúng ta tin rằng mình đang sở hữu, lựa chọn lại xem bạn có muốn một thế giới sát phạt nơi người có tiền sẽ cướp đi cơ hội sống của những người vừa nghèo, vừa già yếu hay không?

 

Lý do để chúng ta theo đuổi sự công bằng trong vaccine là vì phần lớn mọi người, trong đó có bản thân, sẽ hưởng lợi từ nó. Lý do để chúng ta chất vấn chính quyền TP.HCM trong quyết định trên là vì nó vừa bất công, vừa trái pháp luật, chứ không phải “hợp tình, hợp lý” như cách họ giải thích.

 


Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả. Mọi bài bình luận xin gửi cho Luật Khoa tại đây.

 

Chú thích:

 

1.  Hằng T. (2021, July 25). “Cho Vingroup mượn 5.000 liều vaccine là hợp lý, hợp tình.” ZingNews.vn. 

https://zingnews.vn/cho-vingroup-muon-5000-lieu-vaccine-la-hop-ly-hop-tinh-post1242958.html

 

2.  Anh P. (2021, July 24). TP HCM: 15 nhóm đối tượng nào được ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19 trong đợt 5? https://nld.com.vn.

 https://nld.com.vn/thoi-su/tp-hcm-15-nhom-doi-tuong-nao-duoc-uu-tien-tiem-vac-xin-covid-19-trong-dot-5-20210724180831203.htm

 

3.  Thanh H. D. T. Y. H. D. N.-. (2021, July 22). Yêu cầu công bằng, minh bạch trong tiêm vắc-xin Covid-19https://nld.com.vn

https://nld.com.vn/thoi-su/yeu-cau-cong-bang-minh-bach-trong-tiem-vac-xin-covid-19-20210721232442197.htm

 

4.  Hằng T. (2021a, July 22). TP.HCM tính đến kịch bản 60.000 ca nhiễm nCoV, điều trị F0 tại nhà. ZingNews.vn. 

https://zingnews.vn/tphcm-tinh-den-kich-ban-60000-ca-nhiem-ncov-dieu-tri-f0-tai-nha-post1239552.html

 

5.  Nga L. (2021, July 22). Bộ trưởng Y tế: “Ưu tiên hàng đầu là giảm tỷ lệ tử vong.” vnexpress.net. 

https://vnexpress.net/bo-truong-y-te-uu-tien-hang-dau-la-giam-ty-le-tu-vong-4328456.html

 

6.  Website: https://ncov.moh.gov.vn 

 

7.  Coronavirus Disease 2019. (2021). Centers for Disease Control and Prevention. 

https://www.cdc.gov/media/releases/2021/p0428-vaccinated-adults-less-hospitalized.html

 

8.  Trong tháng 7, sẽ chuyển khoảng 12 triệu liều vaccine cho các địa phương đang có dịch. (2021). Baodientu.Chinhphu.Vn. 

http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Trong-thang-7-se-chuyen-khoang-12-trieu-lieu-vaccine-cho-cac-dia-phuong-dang-co-dich/439843.vgp

 

9.  Anh L. (2021, July 22). Quỹ vaccine đã nhận 7.960 tỷ đồng. ZingNews.vn. 

https://zingnews.vn/quy-vaccine-da-nhan-7960-ty-dong-post1233361.html

 

10.  Reuters. (2021, June 29). Moderna SE Asia partner says regional vaccine supplies booked to year-end

https://www.reuters.com/world/asia-pacific/moderna-se-asia-partner-says-regional-vaccine-supplies-booked-year-end-2021-06-29/

 

11.  Hiệp, L. (2021, July 16). Mỹ hỗ trợ Việt Nam thêm 3 TRIỆU LIỀU vắc xin moderna. Báo Thanh Niên. 

https://thanhnien.vn/thoi-su/my-ho-tro-viet-nam-them-3-trieu-lieu-vac-xin-moderna-1415673.html