Wednesday, July 29, 2009

THIÊN AN MÔN - VẺ ĐẸP, NIỀM ĐAU và NỖI CHẾT !


Thiên An Môn, vẻ đẹp, niềm đau và nỗi chết!
Trần Thị Hồng Sương

Đăng ngày 29/07/2009 lúc 17:00:27 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3985
Tôi lặng nhìn bao quát quảng trường Thiên An Môn rộng mênh mông, giữa cái lạnh một độ, không có tuyết rơi, trời xanh, nắng sáng rạng ngời, không khí trong lành. Khung cảnh này tạo ra được một cảm giác bình an như tên gọi...
Quảng trường công cộng lớn nhất thế giới với kích thước 880m x 500m, có sức chứa một triệu người, nằm giữa lòng thành phố Bắc Kinh. Nơi đây tập trung cơ quan quyền lực chính trị văn hoá Trung Quốc xưa và nay: hoàng cung, đại lễ đường nhân dân, lăng Mao Trạch Đông, đài chiến sĩ và nhà bảo tàng lịch sử. Riêng Trung Nam Hải, quần thể trụ sở đảng Cộng Sản TQ, một “Downing Street” (khu thủ tướng phủ) ở Anh, lại nằm trong khuôn viên Tử Cấm Thành và có kiến trúc cổ, phù hợp với cung điện cổ không phá vỡ cảnh quan chung.

Thiên An Môn... không bình an
Trước khi đến Bắc Kinh, tôi rất thích chiêm ngưỡng dòng tranh thuỷ mặc Trung Hoa vẽ thiên nhiên tre trúc hoa thú hay núi đá chập chùng ẩn trong mây. Tôi luôn bị thu hút vì sự khoáng đãng, nét u trầm mờ ảo qua dòng màu sắc trầm lạnh của quang cảnh trời vừa mờ sáng hay hoàng hôn bảng lảng. Màu lạnh và nhạt khiến tranh thuỷ mặc rất thanh thoát, len nhẹ vào hồn khách thưởng lãm tranh để lại một cảm giác bâng khuâng. Hoạ tiết thêm thắt hay chắt lọc tinh tế là đặc thù của góc nhìn của dòng tranh thuỷ mặc truyền thống. Những ngày nhàn du rong ruổi gần ba ngàn cây số trên xe lửa đến Bắc Kinh, sáng sớm mùa Đông se lạnh, ngắm đồi núi chập chùng mây che sương phủ, so ra vẻ đẹp các bức tranh thuỷ mặc thu nhỏ thật ra không sao sánh nổi với khung trời mở rộng bát ngát, mờ ảo và bình lặng như cảnh Thiên Thai trong huyền thoại !
Tôi đi thăm Thiên An Môn trong tâm trạng đầy cảm xúc không thoải mái do người hướng dẫn viên du lịch đã dặn dò trước là không được có hành động quơ tay múa may khác thường, vì công an Trung Quốc tràn ngập nếu bị hiểu lầm đang tập Pháp Luân Công thì rắc rối to! Pháp Luân Công hoạt động từ năm 1992, có đến 70-100 triệu học viên, nhưng Giang Trạch Dân đã cấm Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào ngày 20 tháng Bảy 1999 cho là tà đạo. Thật ra Giang Trạch Dân nhìn ra sức mạnh cuồn cuộn của dòng người biểu tình quanh trụ sở Trung Nam Hải, khi 10 ngàn người tụ tập kiến nghị việc Công An giam giữ trái pháp luật 45 học viên Pháp Luân Công. Lãnh tụ không được dân bầu rất sợ dân chống và là hình ảnh tái hiện của cuộc biểu tình Thiên An môn năm 1989 !
Năm 2004 tôi đọc trên internet Bài của Hành Kiện về ứng nghiệm trong sách Khải Huyền Thiên Chúa với câu dẫn nhập bài viết là:
“Trước khi trời trừng phạt kẻ ác, thì trời để nó lộ rõ bộ mặt thật điên cuồng” (Ngạn ngữ Trung Hoa)
Sách Khải Huyền 13, Thánh Kinh Thiên Chúa giáo đã tiên tri về những gì xảy đến hôm nay. Tác giả chỉ ra rằng thánh kinh tiên tri về hai con thú “con thú thứ nhất ở biển lên” chính là Giang Trạch Dân, cựu lãnh tụ Trung Cộng Đảng cộng sản Trung Quốc, kẻ đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Tiên tri trong sách Khải Huyền về con thú thứ hai: “Tôi lại thấy từ dưới đất lên một con thú khác, có hai sừng như sừng chiên con, và nói như con rồng...” được cho là ứng nghiệm vào Tăng Khánh Hồng, Phó chủ tịch nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Trong chữ Tăng có hai “sừng” trên đầu ứng nghiệm vào lời tiên tri. Tiếp nữa, cả Tăng và Giang đều từ Thượng Hải, Tăng đã theo Giang trên con đường vào Trung Nam Hải sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989.
Chữ Thiên An Môn có nghĩa là "Cổng Trời Bình An - Heavenly Peace Gate". Thế nhưng "Cổng Trời" đã không còn bình an sau nội chiến do CS Trung Quốc Mao Trạch Đông người gốc Hán!
Dù là người Hán nhưng sau ba trăm năm bị Mãn Châu buộc cạo nửa đầu thần phục với lệnh “Có đầu không có tóc, có tóc không có đầu!”. Lịch sử Trung Hoa bị nhà Thanh gốc Mãn Châu buộc viết lại, lịch sử nhân văn các triều đại trước bị chôn vùi qua nhiều vụ án văn chương thời nhà Mãn Thanh.
Xem các phim của Trương Nghệ Mưu hôm nay mô tả Khang Hy, Càn Long... như các vua tài ba mới thấy nghệ sĩ này mất gốc. Dân Trung Quốc bị đồng hoá đến độ sau cách mạng Tân Hợi nhiều người Trung Quốc quên mất gốc, tưởng tục cạo nửa đầu là truyền thống của người Trung Hoa, không ai còn quan tâm vì sao quan Hán mặc triều phục có khung thêu hoạ tiết hình vuông còn hoàng gia thống trị người Mãn Châu mặc triều phục có khung thêu hoạ tiết hình tròn! Không thể chối cãi chính vì ba trăm năm sống với bạo lực dã man Mãn Châu, nhân cách tan rã, cho nên người Trung Quốc dễ du nhập “bạo lực cách mạng” kiểu thảm sát diệt chủng Cộng Sản. Tâm thức kẻ cai trị người Hán với dân Trung Quốc của CS gốc Hán hiện nay có nhiều cơ sở đã giống hệt cách rợ Mãn Châu cai trị người Hán trong ba trăm năm dài...!
Trừ trẻ con vô tư, tôi có cảm giác du khách và người ngắm cảnh trầm ngâm không hào hứng hay vui vẻ bông đùa, có lẽ họ cũng nhận được lời cảnh báo như tôi. Tôi cũng không vui vì suy tư bị lay động, lòng rưng rưng, cổ nghèn nghẹn bởi ký ức thương tâm về những sinh viên Trung Quốc, mười một năm về trước, đã “chết ba lần” thê thảm oan khiên, vừa bị bắn chết xong bị xe tăng cán tan xác rồi còn bị thiêu mất xác phi tang! Với cái chết ba lần không toàn thây của con cái, với niềm tin tâm linh chết vẫn phải toàn thây thì chắc chắn nỗi lòng cha mẹ sinh viên Trung Quốc vốn chỉ có một đứa con duy nhất, ôm mối hờn căm mang xuống tuyền đài chưa tan! Thiên An Môn đây từng là bãi thảm sát đó sao, dưới chân mình đây từng có xác người ưu tú TQ đó sao? Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau làm thảng thốt, chết 2.600 theo số liệu ghi nhận của Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc, và một nguồn chưa được xác định khác là năm ngàn. Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000 người.
Dù sao thì cũng có một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát. Dù sao Trung Quốc vẫn còn có Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương và gần đây là tác giả ẩn danh viết quyển Totem Sói với bút danh Khương Nhung, đã nuôi dưỡng hào khí và hy vọng tương lai... Totem Sói được nhà xuất bản Công An nhân dân Việt Nam mua bản quyền dịch sang tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam

Địa ngục giữa địa đàng
Việt Nam có hòn đảo gần là Côn Đảo xanh tươi như miếng ngọc thạch giữa vùng biển Thái Bình Dương sóng yên gió lặng. Hòn đảo đẹp như địa đàng này bị Pháp biến thành địa ngục trần gian giam nhốt chí sĩ VN yêu nước danh tiếng như Cụ Phan Châu Trinh... chịu sự giám sát của tội phạm hình sự cướp của giết người! Nhiều người VN yêu nước đã chết cho quê hương do bàn tay người Pháp. Người Trung Quốc thảm hơn vì bị lưu đày giết bỏ trên chính quê hương do người cùng chủng tộc Hán là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân!
Tôi nhìn bức tranh sơn dầu vẽ chân dung Mao Trạch Đông cao 6m, rộng 4,6m nặng 1,5 tấn gắn trên bờ tường cao 10 mét giữa cổng vào Tử Cấm Thành. Bức tranh được vẽ lại hay tu bổ hàng năm rất tốn kém nhưng không có mỹ thuật vì chỉ là sao chép hình chụp. Rồi đến cuộc nội chiến thì được cho là giải phóng như ở Việt Nam với 52 vạn lính Quốc Dân Đảng chết ở Hoa Bắc. Mạch suy nghĩ dừng lại ở hình ảnh cuộc biểu tình với tượng nữ thần dân chủ.
Con người Hán tộc Mao Trạch Đông này chắc hẳn đã bị “man rợ hoá” theo Mãn Châu, chính xác gây ra bao nhiêu cái chết cho người Hán tộc? Riêng “Cách mạng văn hoá” đã giết 7.73 triệu người. Hệ tư tưởng sát nhân này nhập lậu vào VN qua tay Nguyễn Tất Thành, gây ra cái chết cho hai trăm ngàn người trong CCRĐ, sang Campuchia thành diệt chủng gần hai triệu dân.
Cuộc “Cách Mạng Văn Hoá" thật sự chỉ là “cơn cuồng nộ” của Mao với cộng sự. Sự man dại vô tiền khoáng hậu vì tính chất mất nhân tính cộng với thiếu văn hoá trong lịch sử Trung Hoa, nước luôn cho mình là nước lớn nước văn minh chỉ có thể so với việc Tần Thuỷ Hoàng mang hai đứa trẻ hoang thai, em cùng mẹ khác cha, bỏ vào bao đập chết! Mao đã tiếp nhận học thuyết bạo lực, dựa vào sức mạnh của nòng súng, dựa vào sức mạnh bầy đàn hoang dại của thiếu niên tạo ra Hồng Vệ Binh thiếu niên để loại hết không phải là đối thủ chính trị mà chỉ là người không chịu coi Mao như Hoàng Đế của muôn đời dám đòi cho ông... nghỉ ngơi vì tuổi tác ! Lâm Bưu theo Mao cũng bị loại, bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc bị Toà án Tối cao nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa kết tội phản cách mạng. Cái chết của Lâm Bưu chưa sáng tỏ là rớt máy bay hay bị hoả tiễn bắn. Vô đạo nhất là Mao đã học và hành động theo Machiavelli là dùng mọi thủ đoạn bất phân phải trái để giữ gìn ngôi vị độc tôn và tránh hoạ công thần: "Ai là kẻ thù của ta? Chúng chính là những kẻ đã đưa ta lên đài danh vọng". Đó là lý do vì sao Lâm Bưu ca ngợi Mao, chủ chốt trong vụ Cách mạng văn hoá sau khi Mao triệt hạ hết kẻ thù, Lâm Bưu được coi như người kế vị, nhưng bỗng bị quy kết là có âm mưu ám sát Mao! Từ Machiavellian ngày nay có nghĩa là nền chính trị quỷ quyệt.
Chính sách kinh tế sai lầm “đại nhảy vọt” khiến Bành Đức Hoài nhận ra: “đích thực chúng ta cũng đã giết chúng ta rồi!”. Có gần 20 triệu người dân Trung Hoa phải chết đói và hơn l0 tỉ Nhân Dân tệ bị phung phí là kết quả phá hoại của độc tài cộng với dốt nát của con người này đây! Tội ác là thế mà ông ta vẫn được nằm yên trong lăng giữa Quảng trường Thiên An Môn là dấu hiệu của cái ác cái lạc hậu còn tồn tại mạnh mẽ lấn áp cái thiện cái tiến bộ trong đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Người kế tục Mao là Đặng Tiểu Bình, không có gì đe doạ an ninh quốc gia mà chỉ để bảo vệ quyền lực độc tôn đã không thèm biết đến ý nguyện của sinh viên trí thức, không thèm thương thảo mà biểu diễn uy quyền tuyệt đối học kiểu thống trị vô cảm của ngoại bang Mãn Châu lên dân Trung Quốc...Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng dùng quân đội xe tăng gây ra thảm sát Thiên An Môn. Một thập niên sau Giang Trạch Dân cũng không có gì đe doạ an ninh truy sát truy bức Pháp Luân Công, còn Hồ Cẩm Đào chính là người có công trấn áp nhân dân và tu sĩ Tây Tạng hiền lành, và đang khuấy động biển Đông !

Đông Tây hội ngộ, không hài hoà
Vào hoàng cung qua cổng Thiên An dưới tháp Thiên An mà nét cổ kính và hoài niệm về vua quan với long bào áo mão triều phục, không dung hoà nổi với bức tranh sơn dầu chân dung Mao Trạch Đông. Đối diện hoàng cung là lăng Mao Trạch Đông nửa tân nửa cổ, hai bên là Đại Lễ Đường Nhân Dân và Bảo Tàng Nhân Dân với kiến trúc hiện đại bằng bê tông cốt thép.
Một sự nhào trộn tân cổ giao duyên lỗi nhịp, Đông Tây hội ngộ không hài hoà. Hoàng cung luôn gợi nhớ những dấu xưa u trầm và cổ kính, tâm thức du khách tìm về nền kiến trúc cổ độc đáo đặc thù Trung Quốc với đá lát nền và gỗ chạm hoa văn, tượng sứ linh thú, luc bình đồng tráng men... bỗng bị phá vỡ bởi sự chen lấn của những kiến trúc hình hộp hiện đại, vô hồn.
Hoàng cung luôn là nơi ghi dấu tuyệt đỉnh tài hoa của một dân tộc thời phong kiến, từ chiếc ngai vàng lộng lẫy đến áo long bào thêu chỉ vàng... Kiến trúc cung điện từng hoạ tiết luôn có hồn vì chủ nhân gửi vào đó ước nguyện tâm linh qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân chạm khắc. Những thứ đó dòng chảy của văn minh không thể cuốn trôi đi hay xoá sạch...
Nghệ thuật tương phản cho thấy một vài phối hợp màu tương phản như đen trắng, vàng đỏ, xanh dương vàng cam vẫn tạo ra nét đẹp độc đáo nổi bật. Nhưng vàng đỏ thì đỏ huyết dụ và màu vàng phải là vàng kim (màu của vàng 18) của cung đình hay sử dụng, chứ còn hai màu đỏ vàng như cờ Trung Quốc Việt Nam chói chang không hợp.
Nhìn một tổng thể pha trộn và kiến trúc đẹp đẽ bỗng thành di tích vắng tanh gợi ngay ra cảm nghĩ dòng sông lịch sử Trung Quốc có sự đứt đoạn. Người TQ muốn chối bỏ quá khứ hay căm hờn một giai đoạn lịch sử bị ngoại bang Mãn Châu thống trị? Bạo lực ngoại bang Mãn Châu tạo ra biến động sôi sục từ những con người tham vọng chất ngất và tàn ác khủng khiếp giống như động đất tạo ra sóng thần. Chính trị càn quét khiến người dân Trung Quốc vừa thoát kiếp nô lệ ngoại bang Mãn Châu lại rơi ngay vào kiếp bị lưu đày tệ hại hơn do chính người Hán đã bị Mãn Châu ngoại bang đồng hoá!
Điện Buckingham của nước Anh vẫn đang giữ được vẻ lộng lẫy huy hoàng, và quyền lực hoàng gia còn đó là nhờ dân Anh biết bảo tồn cái tốt thu hẹp cái chưa tốt và tiếp nhận cái mới trong dòng chảy văn minh mà nước Anh vẫn đạt được nền văn minh tiến bộ hàng đầu, và dân Anh là những công dân hạnh phúc.
Tuy vậy Cố cung Trung Quốc vẫn còn mang được chút sống động của một di tích. Những phế tích dày công xây dựng không có lịch sử tiếp nối như Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp Ai Cập, Angkor Campuchia hay Tháp Chàm Chăm Pa ở Việt Nam mang vẻ u hoài hơn rất nhiều. Đến phế tích Angkor sẽ được ngắm nhìn nét trầm tư huyễn hoặc hay nụ cười cổ đại trên gương mặt tượng đá rạn nứt loang lổ bởi thời gian trong một không gian cô liêu u tịch ít nhiều đổ nát...
Dinh Độc Lập với các hoạ tiết, hoa văn cách điệu và phù điêu tài tình tân cổ hài hoà mang đỉnh cao tài hoa và văn hoá đặc trưng Việt Nam của vị kiến trúc sư Việt Nam lỗi lạc đỗ khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ. Ước gì lịch sử Việt Nam cũng nối tiếp chuyển đổi suôn sẻ hơn để công trình Dinh Độc Lập của người Việt Nam tài hoa thể hiện được tính mỹ thuật truyền thống cao và cả tiện nghi hiện đại này phát huy tác dụng như điện Buckingham... Người Châu Á không biết chia sẻ hài hoà, không biết thương lượng không tôn trọng luật pháp quốc tế qua hiệp ước mà kiêu ngạo muốn giành tất thắng và đam mê như nghiện thuốc phiện hai từ “Cách mạng”.

Totem
Ngoài ngắm nhìn các kiến trúc hoàng cung mang trình độ tối cao của kiến trúc cổ đại Trung Quốc, còn cần tìm hiểu các Totem tức hình tượng được biểu trưng hoá để trở thành biểu tượng vật tổ (Totem) của một tộc trong tín ngưỡng cổ đại để biết phần nào thế giới quan và nhân sinh quan của người Trung Quốc.
Tôi từng ngạc nhiên lạ lùng với Totem vật thiêng thờ phụng của người Chăm lại là Linga-Yoni, một biểu tượng bằng đá gồm trụ và bệ đỡ cách điệu tượng trưng bộ phận sinh dục nam nữ trong tháp cổ Chăm Pa. Nhưng thật ra cổ vật thiêng và quý của các vương triều Chăm, là một loại Linga bằng đá biểu tượng dương vật của thần Shiva, trên đầu có gắn một đầu thần Shiva bằng vàng, theo một nghiên cứu của TS. Trần Đức Anh Sơn, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, thì “hầu như đã biến khỏi Việt Nam, chỉ hiện hữu trong các bảo tàng nước ngoài”.
Ở đền cổ Angkor Campuchia sẽ thấy bên cạnh tượng và phù điêu Thần Phật có đầy tượng và phù điêu vũ nữ Apsara phơi bày vẻ đẹp phồn thực mông to ngực nở, vóc dáng đầy đặn, sinh lực sung mãn. Không ngạc nhiên sao được, khi cùng thời đại Angkor, tại nhiều nước Châu Á phụ nữ phải ẩn mình trong khuê phòng với áo xiêm che kín, vẻ đẹp phải mong manh như liễu yếu đào tơ, càng không khoả thân!
Thợ điêu khắc đá tài tình của Campuchia đã tạc lên đá hình hài tuyệt mỹ trong nhiều tư thế múa uốn mình sống động, ngực trần, xiêm y lơi lỏng, trễ thấp lộ rún, gần như khoả thân và dùng trang sức vàng bạc cầu kỳ sang trọng thay cành táo che hạ bộ của Adam và Eva thuở hồng hoang của con người. Apsara là vũ điệu tiên nữ, Apsara là Nữ thần Thịnh vượng, múa cúng thần, múa mừng chiến thắng ma quỷ, không phải múa mua vui cho con người cho nên dù là tượng đá khoả thân cổ đại hay các vũ công Apsara hiện đại các động tác múa đúng truyền thống vẫn mang nét huyền bí và không hề gợi dục ! Có khi nào vũ nữ Apsara là một trong các Totem của dân Campuchia không ?
Hình ảnh nhiều nhất ở hoàng cung Trung Quốc xưa là Lân, Sư tử và Rồng. Rồng chính là Totem thời cổ đại của nền văn minh nông nghiệp lệ thuộc sông nước gió mưa sấm sét, đó cũng chính là nhiệm vụ của Rồng được thiên đình cắt cử. Nhưng Totem Rồng dần mất đi sự tôn sùng trước làn sóng văn minh khi con người cũng có thể tạo ra mưa. Khác với người Ấn Độ Hindou, Bò cái là linh thú “Totem Bò cái” luôn sống gần gũi, song hành trong suốt lịch sử cổ đại Ấn Độ đến nay, hai con vật Lân Rồng được gửi ước nguyện mang may mắn an lành và cao quý đến cho Hoàng gia chỉ là linh thú tưởng tượng trong huyền thoại và sinh ra từ...Thiên Đình.
Nơi linh thiêng và lớn hơn Tử Cấm Thành và còn mang toàn vẹn nét xưa là kiến trúc cổ Thiên Đàn với điện Kỳ Niên hình tròn mái ngói lưu ly xanh lam hài hoà với thiên nhiên. Có thể nói đây là nơi ghi dấu vũ trụ quan thế giới quan và cả nhân sinh quan của hoàng gia Trung Quốc xưa. Vua quan đã vắng bóng, nhưng cách thần thoại hoá, óc cao ngạo nước lớn thiếu bình đẳng với lân bang khu vực ngày nay vẫn còn tồn tại mạnh mẽ trong tâm thức lãnh đạo và lan toả cả vào người dân Trung Quốc thời nay!
Thiên Đàn ở quận Sùng Văn, cách Cố Cung độ chừng 6 km về phía nam, được xây dựng từ thời Minh Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), đồng thời với Cố Cung. Thiên Đàn là khu đất rộng 2.730.000 mét vuông (rộng gấp 5 lần Cố Cung) gồm có ba kiến trúc. Hoàng Khưu Đàn là kiến trúc lộ thiên, ngay trung tâm có phiến đá tròn gọi là “Thiên tâm thạch” nơi Vua đứng hành lễ cúng trời. Du khách ai cũng đứng vào đó chụp một bức ảnh kỷ niệm một phút làm giốngVua làm con trời ! Người Trung Quốc gọi nơi đặt “Thiên tâm thạch” là trung tâm điểm của vũ trụ và Trung Hoa là đất nước trung tâm của thế giới con người, vua Trung Hoa là Thiên tử tức con trời nên hành xử không hề sai lầm...như thánh thần, buộc thần dân phải tin theo và chấp nhận mọi phán xét !
Nói về Totem ở Trung Quốc, từ 2004 đến nay người dân Trung Quốc đang trong cơn sốt do quyển sách truyện
Totem Sói (Wolf Totem), cuốn sách được tán thưởng và bán nhiều triệu bản. Tác giả cuốn sách là một người chống đối nổi tiếng, không chịu xuất hiện trước công chúng. Ông viết văn với bút danh Khương Nhung. Nếu dùng tên thật, sách của ông chẳng khi nào ra mắt công chúng được.
Sau thảm sát ở Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, tác giả Khương Nhung bị vào tù hai năm, đến bây giờ ông vẫn còn bị cấm dạy học và cũng không có hộ chiếu hoặc được quyền đi khỏi đất nước.
Nội dung quyển sách là ý tưởng: Người Hán tự nhận là truyền nhân của Rồng, nhưng thật ra tâm linh người Hán là sói hay chỉ là những con cừu? Theo Khương Nhung một dân tộc không có dũng khí và tính cách của loài thú như Sói thảo nguyên, thì không có điểm tựa cho trí tuệ và văn hoá. Mông Cổ không lấy Ngựa mà chọn Sói làm Totem vì Sói khôn ngoan dù Ngựa mới là con vật bất ly thân của người Mông Cổ sống đời du mục, Ngựa chỉ cúi đầu tuân phục chủ. Một đất nước có con người ai cũng cúi đầu chịu làm bề tôi cho kẻ khác thì hoặc bị tiêu diệt, trở thành di chỉ khảo cổ, nền văn minh huy hoàng may ra chỉ thấy ở bảo tàng. Chủ đề lập tức được thức giả đam mê lịch sử và trí thức có đầu óc phê phán tranh luận nồng nhiệt. Totem Sói cũng là đầu đề tranh cãi rôm rả, có khi om sòm của các đại gia làm giàu, đang cạnh tranh thương hiệu cho Công ty vào top 5 top 10...
Theo tác giả, những người tộc Hán, chiếm đại đa số dân cư nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, là một bầy cừu sống ngoan ngoãn, cần phải học tính chất tàn bạo của những con sói Mông Cổ là chủ đề xuyên suốt cuốn sách 650 trang Totem Sói. Sói thảo nguyên là Totem của dân thiểu số Mông Cổ ở Trung Quốc từng có Thành Cát Tư Hãn chinh phục thế giới. Theo tác giả quan sát Sói thì Sói có cả sự khôn ngoan và tàn bạo. Bi kịch đã xảy ra khi thuần dưỡng Sói. Thuần dưỡng con vật quá thông minh thì giống như giết chết nó, đó là tâm sự trí thức Trung Quốc. Quả tình Sói không còn bản thể săn mồi thì không còn là Sói, là “chó nhà” khác hẳn, chỉ chờ đợi chủ cho ăn, chỉ làm “Chó gặm xương”, liếm tay vẫy đuôi theo chủ, chờ làm theo lệnh và không bao giờ còn biết tự săn mồi! CS Trung Quốc qua thảm sát Thiên An Môn muốn thuần dưỡng trí thức, biến trí thức thành kẻ hèn...Tác giả mang tâm sự ngườ Hán mất nước muốn quật cường, tác giả ở vị trí kẻ bị đàn áp muốn quật khởi phản kháng, tố chất căn bản của trí thức là muốn liên tục thay đổi để tiến lên. Nếu bắt phải cúi đầu quỳ gối nghe theo các giáo điều củ rích sẽ không còn sức sáng tạo không giúp đất nước cũng không giúp được mình có cuộc sống có ý nghĩa.
Quyển sách phê phán khi người Hán ép dân Mông Cổ bỏ lối sống du mục và chiếm Tây Tạng bỏ đồng cỏ dùng nuôi súc vật để cấy lúa gây ra bao nhiêu là hậu quả xấu cho môi trường.
Tác giả nhắc tới Hoàng Sơn, là tuyển tập bài viết phê phán của nhà trí thức hàng đầu Trung Hoa, đã tạo cảm hứng, chất men nồng làm dậy tư tưởng dân chủ tự do hình thành cuộc nổi loạn của sinh viên năm 1989.
Khương Nhung cho rằng người Hán của Trung Hoa nay đã hoá thành cừu an phận cả rồi, chấp nhận bất kỳ sự lãnh đạo nào hơn là phải chủ động có cuộc đời tương lai của chính mình, như hành động vẫn thường thấy ở loài sói.
Sau Totem Sói có ít nhất bốn quyển sách lấy chủ đề cần để giới tinh hoa tham gia điều hành đất nước. Các nhà xuất bản đã nhận chỉ thị rằng từ nay họ không được phép in sách với những bút danh, trừ phi đã biết rõ căn cước thật của tác giả và khuynh hướng chính trị. Chỉ thị này đến hơi muộn, giúp Khương Nhung bước đầu gặp may.
Nhà Trung Quốc học người Đức là Wolfgang Kubin cho Totem Sói là tư tưởng Phát xít, sẽ khiến cho Trung Quốc mất vị thế, mất định hướng. Sau đó là Pankaj Mishra người Ấn Độ cho rằng ý tưởng của Khương Nhung rất khó áp dụng, dễ bị rơi vào bạo lực.
Thật vậy, khó có thể tán thành tư tưởng của quyển sách Totem Sói, nhất là khi lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị tiếp thu sử dụng nó chứ không phải người Hán mất nước chống ngoại xăm Mãn Châu hay là một nhà trí thức Khương Nhung bị Cộng Sản Đặng tiểu Bình bức hại ! Totem Sói phảng phất ý tưởng của nền chính trị dựa vào thủ đoạn của Machiavelli.
Machiavelli nghĩ ra những nguyên tắc cơ sở của thứ vũ khí nguy hiểm nhất là vũ khí chính trị qua óc tàn bạo, với tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Quân Vương (The Prince). Ông viết: “Bậc Quân vương phải biết học hỏi từ bản tính của dã thú, biết kết hợp sức mạnh của sư tử với sự tinh ranh của cáo. Sư tử không thể tự bảo vệ mình tránh các cạm bẫy, còn cáo thì lại không thể chống lại sói. Vì thế, cần phải là cáo để nhận ra những cạm bẫy và là sư tử để doạ sói !” (Niccolò Machiavelli, 1469 – 1527).
Tác phẩm Quân Vương đặt những nét phác thảo đầu tiên cho đấu tranh chính trị. Nó có ích lợi khi giúp nhà đương cuộc chính danh chống tội phạm, hiểu mưu ma chước quỷ của phạm nhân giúp đề phòng hữu hiệu tội ác. Giúp kẻ ở thế yếu có bản lĩnh khôn ngoan và kiên cường lúc cương lúc nhu chống kẻ thù mạnh gắp ngàn lần như dân chống lại chính quyền đô hộ ngoại bang xâm lược hay chính quyền độc tài áp bức.
Tư tưởng của Machiavelli được giới chính trị quân chủ độc tài và Cộng Sản dùng nhiều cho việc thủ ác nên định nghĩa của từ Machiavellian hiện nay là dùng thủ đoạn vô đạo đức để chiến thắng giữ vị trí độc tôn.
Mao Trạch Đông và Giang Thanh cũng đã áp dụng tư tưởng Machiavelli trong Cách mạng Văn hoá để hạ nhục, giết chết, truất quyền, cầm tù, thậm chí Giang Thanh giống mụ đàn bà vô lại khi cho Hồng vệ binh lôi các bà vợ của cán bộ cấp cao ra lột quần áo trước công chúng để hạ nhục... Lãnh tụ cao cấp của đảng cộng sản Trung Hoa bị giáng hoạ là Trần Nghị, Bành Chân, Bành Đức Hoài, La Thuỵ Khanh v.v. Dương Thượng Côn và hai nhân vật cuối cùng là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, kẻ dám không tôn xưng Mao là thần tượng thần thánh.
Khương Nhung muốn dân cường nước thịnh cũng như Machiavelli dạy vua giữ gìn đất nước trong thời đại còn nhiều mâu thuẫn bạo lực. Machiavelli dạy sự khôn ngoan bản lĩnh, Khương Nhung có thiện ý có tâm sự là dân mất nước vào tay kẻ bạo ngược Mãn Châu và bị bức hại nên muốn làm Sói để tồn tại với Sói, học làm Sói để biết dám kháng cự. Nhưng Khương Nhung không nên quên trí tuệ chính nghĩa không bao giờ địch nổi xe tăng súng đạn và khi chính quyền Cộng Sản Trung Quốc lại làm sói với bầy cừu sinh viên thì gây ra thảm sát Thiên An Môn, làm sói với lân bang Việt Nam thì xảy ra chiến tranh biên giới, làm sói với dân thì thành phát xít.
Gợi ý của Khương Nhung và tư tưởng của Machiavelli vô cùng nguy hiểm, là con dao hai lưỡi, chỉ chệch hướng một chút thì từ Cộng Sản biến thành độc tài Phát xít chứ không thành Tự do-Dân chủ-Nhân quyền hay đất nước hùng mạnh hoà bình !
Totem Sói, Totem Bò cái hay Rồng Phụng... vật thiêng thuộc về cuộc sống cổ đại, lối sống đầy rẫy ảo tưởng con trời hay dùng bạo lực tranh giành như thú hoang. Ngày nay phải là “Totem Người “, về học thuyết đã có nhiều học thuyết như Hoà bình Vĩnh Cữu của Immanuel Kant, Liên minh khu vực hoà bình thịnh vượng như cộng đồng Châu Âu và phải xây dựng luật pháp quốc tế mạnh mẽ, khả năng quân sự trấn áp hùng hậu, Nato hành động theo đúng công ước mục tiêu Hoà Bình đủ mạnh để trừng phạt nước gây chiến mới tránh chạy đua vũ trang giữa các quốc gia như vùng Biển Đông hiện nay. Úc Nhật Việt Nam đang phải tăng cường ngân sách quân sự khi Trung Quốc Triều Tiên hung hăng muốn làm sói ăn thịt cừu !

Trung Quốc xưa và nay
Cố cung là nơi quan lại người Hán của Trung Quốc đã khom lưng cúi mặt hơn ba trăm năm tùng phục ngoại bang dưới triều đại ngoại tộc Mãn Châu man rợ và hoang dại. Ngày nay người Hán viết lịch sử cho rằng Mãn Châu bị đồng hoá nhiều hơn. Đúng là ngày nay khi người Hán Cộng Sản toàn trị thay người Mãn Châu đã đồng hoá khiến chử viết của người Mãn Châu đang có nguy cơ biến mất. Nhưng trước cách mạng Tân Hợi 1911 thì người Hán bị buộc cạo nửa đầu thần phục với khẩu hiệu: “Có đầu không có tóc, có tóc không có đầu”, dành mọi đặc quyền cho người gốc Mãn Châu. Dân Trung Quốc rất yêu nước và đã liên tục chống đối. Nhiều người vong gia thất thổ phiêu linh xứ người như Tướng Mạc Cửu bỏ sang Hà Tiên VN. Kết cục của bạo lực là bị Châu Âu và Nhật với bạo lực vũ khí tối tân hơn chiếm đóng từng phần...
Lịch sử cận đại Trung Quốc không biết bao nhiêu trang viết nói về người đàn bà dốt nát ngoại bang Mãn Châu thống trị triều đình, vùi dập dân Hán hơn nửa thế kỷ. Giữa lòng dân Trung Quốc đói nghèo, bà Từ Hy Thái Hậu cùng kẻ hầu cận là quái nhân như Thái giám Lý Liên Anh vừa là nhân tình đã bày ra biết bao trò xa hoa mang tính hoang dã khủng khiếp. Cuộc sống hoàng cung nơi đó giống như các hoạt cảnh tế thần uy nghiêm mà man dại của các dị giáo cổ đại.
Một số người Hán được chia phần đã 300 năm cúi đầu thần phục Mãn Châu, chấp nhận: “Thà làm chó hoà bình hơn làm người chiến tranh” ! Cả khi quyền lực rơi vào tay một người đàn bà dốt nát là Từ Hy Thái hậu độc đoán, chuyên quyền hay những đứa trẻ tuổi mới lên ba lên bảy đã lên làm Vua! Người đàn bà trên “đỉnh cao chói lọi” của đất nước Trung Quốc này đến đầu thế kỷ 20 (trước 1911) còn không chịu dùng luật pháp và có những hình phạt khó tưởng tượng như bắt quan triều nhà Thanh phải ăn phân của mình. Bà ta có món ăn cực kỳ man dại là vạt đầu khỉ sống ăn óc khỉ, sống cực kỳ xa hoa, đi cầu có hoạn quan đội bô bọc gấm đến. Toàn hoàng cung không hề có nhà vệ sinh là chuyện ít ai biết!

Trung Quốc với lân bang và quốc tế
Người Trung Quốc thông minh cần cù nhưng sinh ra từ đất nước Trung Quốc 500 năm bị ngoại bang Mông Cổ Mãn Châu trực tiếp nắm quyền và đày đoạ thu tóm tài sản, gieo rắc tai hoạ nghèo khó cho nên nay vẫn còn là một quốc gia lạc hậu. Trung Quốc cũng gây tai hoạ, xâm lấn lân bang như Tân Cương Tây Tạng Việt Nam cho nên, quan trọng hơn cả sự nghèo giàu, đó là sự Trung Quốc không nhận được tình hữu nghị, bị ngờ vực xa lánh khắp thế giới!
Dân kinh doanh quốc tế nhìn số 20% dân Trung Quốc giàu có là khách hàng tiềm năng nên nên khen nâng lấy lòng, chứ thực sự Trung Quốc không thể thoát khỏi nợ cơm áo chứ đừng nói chuyện giàu mạnh. Trung Quốc luôn có thể biến mình thành tàn bạo với lân bang.
Trung Quốc giết ngư dân bắt người cướp phương tiện và đòi nộp tiền đánh bắt ngoài biển ngàn đời của Việt Nam như đòi nộp tiển mãi lộ của bọn thảo khấu hay cướp biển Somali.Làm thảo khấu như thế là sẽ sống triền miên trong thù địch. Làm hàng gian hàng kém chất lượng là tự đào mồ chôn mình như công ty Tam Lộc bị phá sản! Trung Quốc lẻ nào muốn biến thành cặn bả của nền văn minh làm trở lực kiến tạo Hoà Bình Vĩnh Cửu cho thế giới theo tư tưởng Immanuel Kant do Mỹ chủ xướng. Về an ninh quốc nội thì Giấc mơ Mỹ mang đến cơ hội cho mọi người để có thể chấp nhận sống với nhau hài hoà.
Lòng người Việt Nam vì mang niềm đau đất, đứng giữa đất nước Trung Quốc làm sao có thể trải lòng giao hảo hay ngưỡng mộ điều gì?
Từng trải qua năm trăm năm nô lệ Mông Cổ Mãn Châu người Hán ắt đã hiểu niềm đau mất nước. Sao lãnh đạo Trung Quốc hôm nay không nhớ trải nghiệm đau thương đó mà gieo rắc cách giết người khát máu lên chính người dân ưu tú của Trung Quốc ?
Óc bành trướng của Hồ Cẩm Đào được kích thích nhờ sự thờ ơ của quốc tế, quốc tế chống thần quyền mà không biết phân biệt quốc gia thần quyền Hồi giáo hung hãn gây chiến khủng bố và quốc gia thần quyền Phật giáo hiền lành Tây Tạng không sát sanh cả con sâu con kiến
Âu Mỹ không ủng hộ chế độ chính trị thần quyền nên dè dặt khi ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chế độ thần quyền Phật giáo Tây tạng khác Taliban, Iran, Afganistan. Nguời dân Tây Tạng nghèo trong thanh bạch và hoà bình không gây ra tai hoạ xâm lược khủng bố cho bất cứ ai, vùng biệt cư này giống như Vatican lớn.
Cộng sản Trung Quốc viện dẫn các chính sách chuyên chế và chính trị thần quyền của chính phủ Tây Tạng vốn không được phương Tây ủng hộ để xâm chiếm Tây Tạng. LHQ phản ứng không đủ mạnh với các cuộc đảo chính của quân đội cả Cộng Sản và độc tài không Cộng Sản chống lại dân chủ tự do.
Trung Quốc cùng bị đô hộ giống như Ấn Độ cùng mất vai trò nước lớn nhưng sau khi độc lập Ấn Độ có các nhà hiền triết nên nhận ra con đường đi, bỏ Cộng Sản, đón đầu công nghệ thông tin và thành công ngoạn mục. Trung Quốc chỉ có đảng Cộng Sản hung hãn bạo lực với nền tảng trí tuệ rỗng tuếch.
Khi không phát triển được đất nước bằng con đường công nghệ và thương mại tự do toàn cầu, Trung Quốc quay lại con đường chiến tranh chiếm biển lấn đất đưa cả khu vực vào chạy đua vũ trang. Sản xuất hàng kém chất lượng là chính sách kinh doanh sai lầm, ma túy, tiền giả...nguồn gốc của tệ nạn chiến tranh chết chóc suy vong và bị thế giới chối bỏ. Trung Quốc đối đầu với nền văn minh bị phản đối nhạo báng khắp thế giới, hàng hoá bị nghi ngờ cho nên Trung Quốc đúng là đang theo con đường ma quỷ. Lẽ nào TQ vẫn còn muốn...làm cặn bã của nền văn minh quái đản hung ác như Mao Trạch Đông ?
Can thiệp quốc tế còn quá yếu ớt vì không có quyền lợi gì ở Tây Tạng cũng như không can thiệp vào Campuchia kịp lúc để giúp ngăn chặn diệt chủng. Ra văn bản chống Myanmar, phê phán Việt Nam vi phạm nhân quyền, nếu đem so với việc Mỹ đánh Cộng Sản ở Việt Nam hay đánh Iraq cứu Koweit là...quá yếu ớt. Trung Quốc như Chí Phèo “Cố cùng liều thân”, Việt Nam Bắc Hàn Cuba và cả Nga nữa cũng đang tụt hậu !
Một nghị sĩ Mỹ nói không nên nhạo báng Trung Quốc vì tham vọng cường quốc. Không phải nhạo báng mà không thể công nhận kiểu làm cường quốc bằng bạo lực đó, Trung Quốc từng tự cho mình là cường quốc với ý nghĩa là đất rộng, dân đông, lính nhiều sẵn sàng chiến tranh biển người nên hung hãn xâm lược, lấn đất lấn biển. TQ muốn có quân sự mạnh như Đức thời Hitler phát xít và buộc các nước chư hầu nộp cống qua việc mua công nghệ lạc hậu, bán hàng kém chất lượng... Đó không phải là định nghĩa cường quốc mà là thành đất nước xâm lược, cướp cạn như thổ phỉ.

Dư âm sau thảm sát Thiên An Môn
Cả một quốc gia rộng lớn quan Hán tộc vì khiếp đảm sự trừng phạt giết người của quân Mãn Thanh dành cho người Hán chống ngoại xâm. Có cả 50 triệu người Hán yêu nước chết vì tội “phản loạn” dưới tay người Mãn Châu khiến cho người Trung Quốc cam phận “Thà làm chó hoà bình hơn làm người chiến tranh”.
Nhìn lại Việt Nam, đang có bao nhiêu người Việt Nam yêu nước yêu cuộc sống dân chủ tự do bị bị quy tội chống nhà nước? Kiểu đàn áp Thiên An Môn chắc chắn đang là kinh nghiệm học hỏi ám ảnh lãnh đạo VN thúc giục làm theo cám dỗ đó của quỷ Satan để làm con cháu Mao Trạch Đông !
Đến năm 2009 xem lại băng video cảnh người thanh niên chặn đầu xe tăng, cảnh đốt xác người chết phi tang chứng cứ, nghe lại bài hát
Blood is on the square của Phillip Morgan thác lời cha mẹ tưởng nhớ đứa con chết thảm trên quảng trường với điệp khúc: “Oh Children, blood is on the square”. Nhìn lại cảnh các thanh niên Trung Quốc khóc ngất và ảnh thi hài bị xe tăng quân đội cán nát bấy... mà buồn thay cho dân Trung Quốc !
Nghĩ đến người Cộng Sản tốt Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương bị cách chức, cô lập, quản thúc, giống hệt hình ảnh ông Nguyễn Hộ và nhóm cựu kháng chiến. Ông Võ Văn Kiệt không đồng tình với Cộng Sản nhưng biết không chống nổi sức mạnh mông muội của Cộng Sản. Ông Kiệt đã đấu tranh mền dẻo có vài kết quả. Ông tích cực dù còn xa với tâm nguyện quần chúng, nhưng sau cái chết của ông... đâu lại hoàn đấy !
Ông Triệu Tử Dương đoán được kế hoạch triệt hạ tàn sát, đã rơi nước mắt nói với sinh viên: "Chúng tôi đã già, dân chủ không còn là vấn đề với chúng tôi nữa... Trái lại, sinh viên còn trẻ phải giữ sức khoẻ và không tự hy sinh mình quá dễ dàng như vậy !” Việc làm này của ông được Đặng Tiểu Bình lật lọng kết luận có người muốn lật đổ đứng sau sinh viên.
Sinh viên là những dân thường có tri thức hiểu lẽ phải trái họp nhau trong sự bộc phát không có tổ chức chặt chẽ chỉ hợp tan. Biểu tình sinh viên không phải là tổ chức chính trị, không có sách lược dài hơi chống nhà nước. Do không hiểu chính trị mà chỉ dựa vào lòng nhiệt thanh tin một cách thiếu cẩn trọng rằng “lẽ phải tất thắng” trong khi trong chính trị xấu như CS không là như thế ! Sinh viên đã tay không đối mặt với súng đạn xe tăng để đòi: “Xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn” (“To build a better nation”). Sinh viên không có tổ chức nên dễ bị đập tan tác, song đập vào sinh viên là đánh vào chân lý và từ chối nguyện vọng nhân dân.
Kỷ niệm 20 năm 1989-2009, 19 giáo sư Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp để phá tan sự im lặng và tự kiểm điểm trách nhiệm không bảo vệ được sinh viên của mình trước Cộng Sản độc tài.
Trí thức Trung Quốc cho đánh Việt Nam năm 1979 và thảm sát Thiên An Môn là hai vết nhơ của Đặng Tiểu Bình. Theo tôi còn là vết nhơ của quân đội Trung Quốc khi cán nát xác dân Trung Quốc vừa bị bắn chết. Một sự phỉ báng sinh mệnh mang tâm địa súc vật!
Chắc chắn sinh viên không đọc được tư tưởng và không tưởng tượng nổi sự tan rã nhân cách và óc thiên bạo lực khủng bố coi rẽ sinh mạng thiêng liêng của người Cộng Sản dốt nát và từng tiến thân rất hèn trước Mao Trạch Đông như Đặng Tiểu Bình hay tệ hơn nửa là óc bạo ngược của Lý Bằng gốc bần cố nông! “Đội trên đạp dưới” là trạng thái tâm lý của các kẻ hèn!
Người dân Trung Quốc vẫn biết CSTQ độc tài nhưng không ai nghĩ có thể giết sinh viên con dân ưu tú của đất nước mình như vậy.
Người VN cũng không tưởng tượng ra ngày thống nhất hai miền niềm đau nỗi khổ dân chúng VN lại cao ngất dài lâu đến vậy, sao lại bám cái sai lâu đến vậy!
CS Việt Nam đừng mờ ớ, lẽ phải rất nhiều khi không thuộc về người thắng! Xin phải nhớ lời ông Nguyễn Tất Thành trả lời chất vấn về việc ông ta giết Tạ Thu Thâu trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946 được khắc ghi vào lịch sử theo phía sai của Cộng Sản Việt Nam. Nguyễn Tất Thành đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: "Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés" (Đó là một người yêu nước, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt!).
Đất nước cần chí sĩ Tạ Thu Thâu, cách mạng không cần cái chết của Tạ Thu Thâu nhưng Tạ Thu Thâu lúc đó là một trí thức nổi bật hình thành nguy cơ mất vị thế cho con người Nguyễn Tất Thành méo mó, thấp kém dám làm chuyện gian ác nên luôn bị thế giới đúng đắn chối bỏ. Cũng như Trần Phú từng được Liên Xô chọn chứ không phải Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành giết Tạ Thu Thâu để không còn kẻ cạnh trong việc chiếm vai trò lãnh đạo. Vụ sách động bần cố nông đấu tố qua ảnh cụ Phan Bội Châu làm do Nguyễn Tất Thành chủ trương, hé lộ rằng nghi án bán cụ Phan Bội Châu cũng là do Nguyễn Tất Thành !
Năm 2000, tôi sang Trung Quốc xem trên truyền hình bên Trung Quốc nghi thức chào cờ khá đẹp mắt. Năm 2007, tình cờ xem nghi thức chào cờ CSVN, không khác mảy may, cho thấy óc lệ thuộc đến từng chi tiết! Nghĩ mà ngán ngẩm thay cho CS Hà Nội !
Thật đáng sợ khi quân đội Trung Quốc lại trung thành với đảng Cộng Sản chứ không phải với đất nước. Thế đấy! Bạn trẻ Nguyễn Tiến Trung có lý do khi không chịu đọc lời thề “trung với Đảng”.
Quân đội Việt Nam thì sao đây ? Bác Võ nguyên Giáp tuổi cao như ngọn đèn trước gió. Còn bác thì quân đội còn biết đến dân chỉ dùng Công An bắt nguội biểu tình về chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa, không còn Bác e dân VN sẽ đối diện với sự bất ngờ như các bà mẹ Bắc Kinh là nhìn máu tuổi trẻ yêu nước Việt Nam chảy tràn trề trên đường phố, xác người bẹp dí chết hai ba lần vì súng đạn và xe tăng... Người Trung Quốc rất sợ chết không toàn thây cho nên kiểu Đặng Tiểu Bình Lý Bằng cho xe tăng cán xác người rồi thiêu rụi phi tang là cách đánh vào tâm linh tàn ác nhất !

Sinh viên VN và chính trị
Vận động dân chủ hoá đất nước mà nhà nước CSVN nay kết tội gọi là "vi phạm điều 88", giới học sinh sinh viên và trí thức luôn là những người tiên phong. Sàigòn trước 1975 có nhiều cuộc biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh. Sinh viên không phải là nhà chính trị chuyên nghiệp không thích làm chính khách dù luôn có quan điểm chính trị cần bày tỏ.
Chính trị gia Mỹ thường hay nói chuyện trong các trường đại học để thống nhất tư tưởng. VN thời VNCH không làm việc này nhưng giải quyết rất êm thắm các cuộc biểu tình. Tình báo Mỹ Việt giúp VNCH rất giỏi đã giúp loại ra một cách cực kỳ chính xác khỏi thành phần sinh viên các cán bộ xách động của Cộng Sản thuộc MTGPMN như Dương Văn Đầy, Cao Thị Quế Hương ở Sàigòn ở Huế là anh em nhà Hoàng Phủ, Nguyễn Đắc Xuân...Sau 1975 họ đều nhận chức vụ chính quyền Cộng Sản và nhận là bị bắt đúng không oan ức gì dù lúc đó luôn cho là mình bị oan ức. Quế Hương được thả liền ăn lê nằm lết nằm vạ trong trường Đại Học để kích động sinh viên báo chí phản chiến!
Các sinh viên thật sự chỉ quan tâm về đất nước được mời vào Dinh Độc lập trao đổi và trân trọng tiếp đãi như quốc khách. Hay Tướng Nguyễn Khánh chỉ cần gặp sinh viên biểu tình, nhận đề xuất hứa xem xét thảo luận kỷ lại về Hiến chương Vũng Tàu là xong việc.
Còn biểu tình bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa thì nhà nước VNCH từng làm việc hợp lòng dân là ủng hộ biểu tình, trong khi nhà nước CSVN bắt bỏ tù.
Mới ngày 27.7.2009 nói chuyện trước thương binh ông Nông Đức Mạnh chỉ nhắc phải bảo vệ thành quả cách mạng mà không nhắc gì đến bảo vệ chủ quyền đất nước. Ông hù doạ các người tàn phế gần đất xa trời mất khả năng lao động này phải bảo vệ chính quyền CS như bảo vệ miếng cơm đang có, dân chủ sẽ làm họ mất miếng cơm hay là ngụ ý gì đây? Nghe xong, tâm trạng thật hoang mang! Tuy vậy dù sao nay ông Nông Đức Mạnh cũng biết là cán binh Cộng Sản không có tư duy chính trị, tức theo ông thiếu một trong ba điều là “chủ trương, tư duy chính trị và tổ chức” ! Vấn đề chính là chỗ đó, là CS đang ở phía sai của tư duy chính trị! CS không biện minh được gì cho chủ nghĩa CS nên không dạy gì về thế giới quan và bộ đội Cộng Sản làm sao biết Cộng Sản là gì tốt hay xấu lạc hậu hay tiến bộ?
Bên ngoài VN là thế giới rộng mở hạnh phúc bay bổng. Sao nỡ chỉ cho dân VN ôm lấy chén cơm hẩm cá khô canh rau, kéo cuộc sống đi xuống đời bộ lạc vậy, ông Nông Đức Mạnh?

Trần Thị Hồng Sương

29.7. 2009

[*] Tượng Nữ thần dân chủ cao 10 mét, bằng với chiều cao tường thành. Tác phẩm do sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc đang “mặt đối mặt” với ảnh Mao Trạch Đông trong cuộc biểu tình tháng tư năm 1989. Tượng này được phía chính quyền Cộng Sản ( không rõ Trung Quốc hay VN )sửa ảnh cho đội vương miện tia để nhìn giống như phiên bản tượng Nữ thần Tự Do ở Mỹ với mục đích vu khống sinh viên Trung Quốc theo Mỹ (xem tượng với vương miện giả trong chương trình You Tube tiếng Việt có tựa
“Bóng ma trên quảng trường Thiên An Môn !”). Tượng nữ thần dân chủ được tái tạo ở Mỹ đặt tại Đài tưởng niệm Nạn nhân Cộng Sản tại Washington DC.


GIÁO XỨ TAM TOÀ - TINH THẦN TỬ ĐẠO CỦA TỔ TIÊN NHƯ MỜI GỌI


Giáo xứ Tam Toà –tinh thần tử đạo của tổ tiên như mời gọi
Nguyễn Đức Cung
Đăng ngày 29/07/2009 lúc 18:29:34 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3986
Trong tuần tam nhật tại Đại chủng viện Phú Xuân, Huế năm 1900, cảm khái cao độ vì những hy sinh tuyệt vời của các thánh tử đạo Việt Nam, linh mục Gioan Baotixita Bùi Quang Lợi đã viết một đôi câu đối như sau:
Minh Mệnh ngự đề văn khổ khắc,
Lê-Ô châu điểm bút tiêu dao.

Có nghĩa là:
Vua Minh Mạng ra sắc chỉ cấm đạo, gây đau khổ, chết chóc; Giáo Hoàng Lê-Ô phong các vị tử đạo lên hàng chân phước, hiển vinh.
Chúng tôi tạm dịch ra bằng thơ:
Minh Mạng chiếu truyền tin thảm khốc,
Lê-Ô bút chỉ áng tiêu dao.


Biến cố ngày 20-7-2009 đối với giáo xứ Tam Toà khi hàng trăm công an của chế độ bạo tàn CS ào tới hành hung, đánh đập và bắt đi 20 giáo dân trong số những người tới nền nhà thờ đổ nát dựng lều để làm nơi phụng tự đã gây xúc động khắp nơi. Có những trẻ em, phụ nữ bị công an lôi xềnh xệch đi như lôi một con chó, tuột cả quần áo ngoài đường mà chúng không màng giữ gìn một chút nhân phẩm cho người dân trong một xã hội được bạo quyền rêu rao là “văn minh lịch sự”. Biến cố đó không chỉ là màn mở đầu của một tiến trình viết lên trang sử đức tin mới mà còn là một hồi chuông vang vọng khắp nơi thúc giục, kêu gọi người Công Giáo Việt Nam nói chung và giáo xứ Tam Toà nói riêng dũng cảm noi gương các thánh tử đạo Việt Nam hiên ngang trong đức tin, dũng cảm trong hành động và bền đỗ trong nguyện cầu để minh chứng cho Sự thật và Công lý như tổ tiên chúng ta đã từng biểu lộ trong nhiều thế kỷ trước đây.

1.- Từ tấm gương trong sáng của một mục tử nhân lành…
Đối với giáo xứ Tam Toà, các địa danh Kẻ Sen, Kẻ Bàng hay ngày nay gọi tắt là Sen Bàng là như anh em ruột thịt trong một gia đình. Ngày nay các địa danh đó gắn liền với một danh xưng, hơn nữa một thắng cảnh có tầm vóc quốc tế là Phong Nha do nhu cầu thưởng ngoạn và du lịch của người dân trong nước và thế giới, nhưng trước đây hàng thế kỷ nơi đây là căn cứ địa bảo vệ đức tin của người dân Công Giáo, có xứ đạo, có dòng nữ tu và tiểu chủng viện và vốn là chốn thâm sơn cùng cốc mà cũng là nhiệm sở đầu tiên của một linh mục, sau này được Giáo hội Rôma phong lên hàng hiển thánh vì phúc tử đạo của người, đó là linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan (1798-1861). Linh mục Đoạn Trinh Hoan là cha sở xứ đạo Sáo Bùn, tiền thân của giáo xứ Tam Toà, và về sau bị bắt tại đây, đã trở thành một chứng nhân đức tin được giáo xứ Tam Toà kính nhớ như là một bậc tổ tiên của giáo xứ.
Linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan xuất thân trong một gia đình có nhiều người làm linh mục, bị đày đoạ, bắt bớ, cầm tù, chết trong ngục hay chết vì đạo. Cha của ngài là Batôlômêô Đoạn Trinh Sương, mẹ là Isave Diệm sinh hai con là Đoạn Trinh Cung và Đoạn Trinh Hoan.
Ông Đoạn Trinh Cung chết rũ tù dưới thời bắt đạo của Tây Sơn. Các con của ông là Đoạn Trinh Cách bị lưu đày, và một người con khác là linh mục Đoạn Trinh Khoan (1829-1885) bị quân Văn Thân thiêu sát tại nhà thờ Dương Lộc, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ngày 8-9-1885.
Thuở ấu thời, Đoạn Trinh Hoan học La-tinh với cậu ruột là cha Kiết, sau được cha này bảo trợ vào học Tiểu chủng viện An Ninh năm 1802 (?). Niên đại này có lẽ không đúng lắm vì lúc đó Đoạn Trinh Hoan mới có 4 tuổi. Khoảng năm 1816, Đoạn Trinh Hoan được Đức Cha Labartette gửi qua học chủng viện Pénang, rồi về nước năm 1824. Thầy Hoan giúp chủng viện An Ninh rồi khi thừa sai Jaccard (tên VN là Phan) đưa chủng viện vào Dương Sơn, thầy Hoan cũng theo vào và từ đó làm thư ký cho Đức Cha Taberd. Năm 1836, Đức Cha Stéphane Cuénot (tên VN là Thể) truyền chức linh mục cho thầy Hoan tại nhà thờ Gò Thị (Bình Định) và phái tân linh mục ra coi hai xứ Kẻ Sen và Kẻ Bàng từ năm 1836 đến 1838.
Từ năm 1838 đến 1842, ngài coi xứ Bái Trời thuộc phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, vào coi sóc một vài xứ đạo ở Huế rồi lại ra Sen Bàng lần thứ hai trong bốn năm.
Năm 1850, giáo phân Bắc Đàng Trong (tức giáo phận Huế ngày nay) được thành lập và Đức Cha Sohier (tên VN là Bình) bổ nhiệm linh mục Đoạn Trinh Hoan làm cha sở họ Sáo Bùn (Tam Toà, Đồng Hới) khoảng cuối năm 1851, đồng thời phụ trách hai tu viện Dòng Mến Thánh Giá Mỹ Hương và Dòng Mến Thánh Giá Kẻ Bàng.
Tư liệu của giáo phận Huế cho biết linh mục Đoạn Trinh Hoan là người có công trong việc đào tạo nên một số linh mục trẻ tuổi, xuất sắc như linh mục Đoạn Trinh Khoan (con ông anh ngài), linh mục Trần Phi Long, linh mục Inhaxiô Lê Văn Huấn, thầy Sáu Cang v.v… Các Giám Mục Cuénot, Pellerin, Sohier rất tín nhiệm cha Hoan trong công tác giáo dục, mục vụ, đào tạo thế hệ linh mục trẻ và nhiệt liệt khen ngợi ngài.
Lúc bấy giờ, làn sóng khủng bố người Công Giáo dâng cao với chính sách “phân tháp” ác nghiệt đang bổ xuống đầu giáo dân. Theo chính sách này, các gia đình công giáo bị tách ra khỏi xứ đạo, buộc sống chung với các gia đình ngoại giáo, con cái không được ở chung với cha mẹ Công Giáo để không học đạo được. Ruộng đất, vườn tược, trâu bò, nông cu, của chìm nổi của người Công Giáo bị buộc giao cho bọn lý trưởng, chức dịch hay người ngoại giáo quản lý, thủ đắc. Các linh mục không có nhà thờ để làm lễ, giáo dân không có nơi phượng tự để đọc kinh, dự lễ và nguyện ngắm. Giáo dân bị gọi tên một cách khinh bỉ là “dữu dân” (dữu là tên một thứ cỏ dại). Cảnh tình khốn nạn đó không kêu thấu vào đâu được.
Vào đầu năm 1861, cha Hoan đến xứ đạo Sáo Bùn (Tam Toà) cho giáo dân xưng tội để chuẩn bị mừng lễ Ba Vua (tức Lễ Hiển Linh). Nơi đây cha được ông Trùm xứ Matthêô Nguyễn Văn Phượng lo nơi trú ẩn chu đáo. Lúc bấy giờ có hai người ngoài Công Giáo thuộc hai làng Đức Phổ và Hữu Cai (còn gọi là Hồ Cai) rình rập theo dõi và đi tố giác với quan. Quan quân tại tỉnh lị đóng ở Đồng Hới chuẩn bị kéo đến Sáo Bùn. Có ba giáo dân Sáo Bùn thấy vậy bèn cấp báo vì biết có thể người ta chuẩn bị đến bắt cha Hoan trong khi đó các vị trong Ban chức việc bán tín bán nghi nên không chịu dẫn cha Hoan đi trốn ngay. Khi quan quân kéo đến Sáo Bùn, cha Hoan chạy ra bờ sông, xuống được một chiếc thuyền chèo ra xa. Không tìm thấy dấu tích vị linh mục, quan quân dập tắt hết đuốc đèn kéo ra bờ sông phục kích. Cha Hoan thấy bốn bề yên tĩnh bèn lên bờ tìm một bụi kín để núp nhưng bị lính phát hiện, báo động và ngài buộc phải lên tiếng xưng mình là đạo trưởng. Lính bắt ngài dẫn về Đồng Hới lúc đó đã quá nửa đêm ngày mồng 2 rạng mồng 3-1-1861.
Sáng ngày 3-1-1861, quan quân lùng bắt được ông Trùm Hạt Nguyễn Văn Phượng.
Nghe tin cha Hoan bị bắt, Đức Cha Sohier (tên VN là Bình) lúc đó đang ẩn trốn ở Sen Bàng, xuất 15 nén bạc cộng thêm một số tiền của một vài giáo hữu giàu có ở đây đem vào Đồng Hới để tính chuộc cha Hoan ra nhưng các quan ở Đồng Hới không dám thả ngài vì chức vị ngài là đạo trưởng vốn là đối tượng chủ yếu trong các cuộc bách hại, ruồng bố của triều đình.
Trong tù, linh mục Đoạn Trinh Hoan bị tra tấn nhiều lần nhưng ngài không chịu xuất giáo, và vẫn hiên ngang làm công tác mục vụ như giải tội cho các tù nhân, ủi an khuyên bảo họ.
Ngày 25-5-1861, vua Tự Đức đã duyệt phê bản án và gửi ra Đồng Hới.
Ngày 26-5-1861, linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan và Trùm Hạt Matthêô Nguyễn Văn Phượng bị chém tại pháp trường Đồng Hới sau khi xin quan cho khỏi trói vào cọc, và quỳ thẳng, vươn cổ cho lý hình chém.
Thi hài của hai vị tử đạo đã được giáo dân Sáo Bùn (Tam Toà) đưa về an táng tại giáo xứ Mỹ Hương, và sau khi vua Tự Đức tha đạo, hài cốt các ngài được cải táng và cung nghinh về Đại chủng viện Phú Xuân (Huế).
Ngày 2-5-1909, Đức Giáo Hoàng Piô X đã suy tôn linh mục Đoạn Trinh Hoan lên hàng Chân phúc.
Ngày 19-6-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn vinh cha Hoan lên bậc Hiển thánh.
Rõ ràng thánh linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan đã để lại một tấm gương mục tử tận tuỵ trong công tác mục vụ đối với người giáo dân, trung thành với Giáo Hội trong cơn gian nguy thử thách, đổ hết máu đào để chứng minh lòng tận trung với Thiên Chúa, xứng đáng là đấng chăn chiên tốt lành mà tiền nhân của giáo xứ Tam Toà được hưởng ơn đức của ngài, thật đúng như cha thánh Gioan-Maria Vianê đã nói: “Linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức”. Giáo dân Tam Toà đang hướng về ánh sáng trước mặt.

2.- Đến sự hiến thân vì lý tưởng của một vị Trùm Hạt tận tuỵ
Một tấm gương sáng khác nổi bật giữa tập thể giáo dân Sáo Bùn trong hậu bán thế kỷ 19 là Trùm Hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng (tức Đắc, 1801-1861).
Sáng sớm ngày 26-5-1861, tại một địa điểm không xa giáo xứ Sáo Bùn nay đã trở thành pháp trường, khi hai người con trai và chị Thủ, con gái ông chạy ra khóc tiễn biệt cha, Trùm Hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng giữa hai hàng lính tráng gươm trần dẫn đi, đã ôn tồn và đầy yêu thương nói những lời trăn trối sau cùng với các con:
“Các con của cha, đừng khóc, đừng buồn làm chi. Cha đã gặp vận hội may mắn. Anh em chúng con hãy sống hoà thuận yêu thương đùm bọc nhau”.
Matthêô Nguyễn Văn Phượng sinh khoảng năm 1801, tại làng Kẻ Lái (Tên chữ là Lý Nhơn), tổng Hà Bạc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ ông là Đội trưởng Nguyễn Văn Bường trước kia đặt tên cho con là Đắc, tên trong sổ bộ là Kế. Người trong xứ gọi ông là Phượng tức là gọi theo tên con gái đầu lòng của ông.
Mồ côi cha mẹ từ thuở thiếu niên, cậu Nguyễn Văn Đắc ở giúp linh mục Vincentê Nguyễn Thế Điểm ở giáo xứ Đan-Sa thuộc bờ bắc sông Gianh được 7 năm. Lớn lên ông Đắc kết hôn với cô Anê Vôn, con gái ông Đội Nghiêm, giáo dân xứ Sáo Bùn (Tam Toà) nên chuyển vào sống thường trú tại làng Sáo Bùn là quê vợ và hành nghề thầy thuốc rồi chuyển qua buôn bán, lâu dần thành khá giả. Ông Nguyễn Văn Đắc có 8 người con, cô đầu tên Phượng, chồng chết, về ở với ông bà Đắc, cô con gái thứ là Thủ đi tu Dòng Mến Thánh Giá ở Sáo Bùn. Vợ ông, bà Anê Vôn, từ trần lúc 50 tuổi. Con cháu, hậu duệ của ông Nguyễn Văn Phượng sau này sinh sản thật đông đúc và sống hầu hết tại làng Đồng Mỹ (giáo xứ Tam Toà), làng Đồng Dương (giáo xứ Sáo Cát), thị xã Đồng Hới tại Quảng Bình. Một người cháu nội của ông Nguyễn Văn Phượng sau đi tu làm linh mục lấy tên Nguyễn Văn Phượng (1895-1988) mang cả họ tên này để kính nhớ đến tổ tiên mình.
Khi làm Giám Mục của giáo phận Bắc Đàng Trong, Đức Cha Pellerin đã chia giáo phận ra làm 3 giáo hạt: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Đức Cha đã đặt ông Matthêô Nguyễn Văn Phượng làm Trùm hạt Quảng Bình. Để làm tôn vinh vai trò quan trọng của các vị Trùm hạt, trong dịp lễ tấn phong Giám mục phó Sohier tại nhà thờ Di Loan đêm 17-8-1851, Đức Cha đã cho mời các ông Trùm hạt Quảng Bình Nguyễn Văn Phượng dẫn đầu đoàn chức việc các họ đạo tỉnh Quảng Bình cùng với ông Trùm hạt Quảng Trị Lê Thiện Thìn và Trùm hạt Thừa Thiên Hồ Đình Hy cùng các phái đoàn về Di Loan tham dự đại lễ.
Ông Matthêô Nguyễn Văn Phượng vốn người đạo đức, nhiệt thành trong các công tác mục vụ, làm Trùm hạt và kiêm luôn Thầy giảng trong cơ cấu “Thầy giảng bậc nhì” (thầy giảng lựa chọn trong các giáo dân có gia đình nhưng đạo đức, có trình độ trí thức, nhiệt thành trong công tác phúc âm) và Trùm họ Sáo Bùn. Ông lại là người tận tuỵ với công việc mặc dù hoàn cảnh cấm đạo thời Tự Đức thật là gắt gao, vẫn luôn luôn nêu cao quyết tâm lo cho giáo dân và giáo phận.
Để chuẩn bị mừng lễ Hiển Linh (lễ Ba Vua), ông Nguyễn Văn Phượng đã rước cha Đoạn Trinh Hoan về giáo xứ Sáo Bùn để thăm giáo dân, viếng kẻ liệt, giải tội và dâng thánh lễ… Cha Hoan ẩn trú trong nhà ông Phượng nhưng bị hai người không Công Giáo ở làng Đức Phổ (tổng Thuận Lý, phủ Quảng Ninh) và làng Hữu Cai (cũng gọi là Hồ Cai (tổng Thuận Lý) rình mò, phát hiện và đi báo cáo với quan. Quân lính phục kích bắt được cha Hoan ở bờ sông đêm mồng 2 rạng mồng 3-1-1861. Sáng ngày mồng 3, quân lính kéo tới vây nhà ông Phượng, lục soát và thu được áo lễ, sách lễ, với nhiều đồ đạo. Ông Phượng bị bắt cùng với 8 người giao dân Sáo Bùn, giải về nhà lao Đồng Hới. Theo tài liệu của linh mục Nguyễn Văn Ngọc ở Huế, trong số 8 người bị bắt có 4 người bị án lưu đày ra miền Bắc đó là ông biên, ông Quế, thầy Huệ và bà Ban, còn 4 người kia đã vượt ngục bỏ trốn.
Trong nhà giam ông Phượng bị tra tấn nhiều lần để buộc xuất giáo nhưng ông khẳng khái từ chối. Nhờ con cái nut lout tiền bạc cho quân lính nên chúng đối xử với ông có phần tử tế hơn. Ông có đôi khi được liên lạc với các tù nhân Công Giáo trong nhà giam, được một linh mục cải trang đưa Mình Thánh Chúa vào cho ông chịu. Cũng nhờ tiền nut lout lính canh ngục, có lần ông được về thăm Sáo Bùn, an ủi con cái và giáo dân. Ông thường mang một bộ áo Đức Bà và trối khi ông chết nên liệm vào quan tài cho ông.
Sáng ngày 26-5-1861, pháp trường ở ngoại thành Đồng Hới một lần nữa thấm máu vị anh hùng tử đạo khi vị Trùm hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng, 60 tuổi, thấy lý hình định cột ông vào cọc tre, đã xin họ khỏi phải cột làm gì vì ông sẽ quỳ thẳng vươn cổ lên cho đao phủ chém.
Giáo dân và thân nhân đã đưa thi hài ông về chôn cất tại giáo xứ Mỹ Hương. Sau lệnh tha đạo được công bố, thi hài được cải táng và đặt hài cốt trong hòm nhỏ sơn son thếp vàng. Trước đây tu viện Dòng Kín Kim Long giữ hòm xương thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng, sau đưa qua nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Tây Lộc, Thành Nội Huế cho đến ngày nay.
Ngày 2-5-1909, Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ông Trùm Hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng lên hàng Chân Phúc.
Ngày 19-6-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã tôn ngài lên bậc Hiển Thánh.
Nhìn lại cuộc sống của thánh nhân, thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng đã tỏ rõ là một tấm gương tông đồ giáo dân nhiệt thành vì đức tin, bền đỗ trong hy vọng và tận tuỵ vì yêu mến. Với ba nhân đức đối thần đó, giáo xứ Sáo Bùn ngày xưa và giáo xứ Tam Toà hiện nay quyết sống xứng đáng là con cháu, hậu duệ của vị Trùm Hạt hiến dâng mạng sống mình để xây dựng Hội Thánh Chúa, coi thường mọi thử thách gian nguy đến từ những chính quyền bất xứng, lộng hành và tham ngược.

3.- Giáo xứ Tam Toà, khởi đầu bài học đấu tranh vì Công lý và Sự thật
Trong tác phẩm viết về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có tên Man of the Century, The life and times of Pope John Paul II, Jonathan Kwitny cho biết vì không đến dự buổi lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được nên Tổng Thống Pháp Valéry Giscard D’Estaing đã cử một vị đại diện của ông là André Frossard, một nhà báo Pháp rất ngoan đạo mà ông rất quen biết đến tham dự đại lễ đó. Cũng như hầu hết mọi người trong đám đông, Frossard như bị điện giật khi nghe câu nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “Đừng sợ”. Frossard cho rằng những lời nói đó không chỉ nói cho người dân sống dưới chế độ cộng sản mà còn nói cho những người sợ chế độ cộng sản trên khắp hoàn vũ, và nhất là cho người Tây phương sợ hãi chế độ cộng sản.” Frossard cho hay đó không phải là lời nói của vị tân giáo hoàng người Ba Lan mà là tiếng nói của một người xứ Galilê tức muốn ám chỉ Đức Kitô Giêsu. (Trang 309)
Trước đây hai mươi thế kỷ, Đức Kitô đã nhiều lần gửi thông điệp “Đừng sợ” cho các tông đồ khi Người báo tin cho họ sẽ có nhiều kẻ mạo danh Người với nhiều giặc giã và tin đồn giặc giã (Mát-thêu 24: 4-6) hoặc khi Người đi trên mặt biển đến với họ mà họ tưởng là ma (Mác-cô 6: 45-51) hay cụ thể rõ ràng hơn khi Đức Kitô nói: “Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hoả ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy.” (Lu-ca 12: 4-5)
Tháng Sáu năm 1979, sau khi được tôn phong lên ngôi vị kế tục Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã về thăm quê hương của Ngài và truyền cho dân chúng Ba Lan sứ điệp quan trọng đó bao gồm nhiều ý nghĩa “ Các con đừng sợ!” Tìm hiểu thâm sâu trong nội dung của câu nói, người dân Ba-Lan thấy rằng Đức Giáo Hoàng muốn nhấn mạnh lời dạy của Thánh Kinh: “Khởi điểm của sự khôn ngoan là kính sợ Thiên Chúa” (Initium sapientiae, timor Domini). Con người trước hết phải kính sợ Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Đấng cầm nắm mọi quyền năng sống và chết chứ không phải chính quyền của nhà nước phong kiến hay bạo quyền Cộng Sản.
Trong lịch sử bách hại đạo Công Giáo ở Việt Nam, vua Minh Mạng được các sử gia Tây phương coi như là một “Néron Việt Nam”vì những chính sách tàn ác của ông áp dụng trong việc tiêu diệt người Công Giáo trong suốt 20 năm ông cai trị. Minh Mạng từng được một vị quan trong triều khuyên là nên áp dụng phương pháp của Nhật Bản trong việc tiêu diệt đạo Công Giáo nhưng ông kiêu căng trả lời rằng: “Không cần thiết. Trẫm có phương pháp riêng của trẫm còn hay hơn của người Nhật nhiều.” (Phan Phát Huồn, History of the Catholic Church in Vietnam, Cứu Thế Tùng Thư, 2000, trang 348). Phương pháp của ông ta là gì nếu không ngoài ba việc đó là thứ nhất cấm ngặt các tàu buôn phương Tây đến Đại Nam vì là những phương tiện di chuyển của các giáo sĩ ngoại quốc đến truyền đạo tại nước ta, thứ hai là tập trung tất cả các giáo sĩ lại một nơi gọi là Cung quán (Palace hotel) cắt đặt người theo dõi từng li từng tí một, thứ ba là giết hại giáo dân. Minh Mạng cũng từng huênh hoang thề sẽ diệt tận gốc đạo Công Giáo nhưng thời gian không cho phép ông làm được những việc đó. Tuy vậy, các giáo sĩ vẫn tới được Đại Nam và chỉ có ba vị giáo sĩ là Giám Mục Lefèbvre (Phú Hoài Nhân) trong vai trò thông ngôn bậc nhất, linh mục Gagelin (cố Kính, Tây Hoài Hóa) và linh mục Odoric Ofm (Tây Hoài Anh) thông ngôn bậc bảy hiện diện tập trung tại một chỗ gọi là Cung quán để làm công tác thông ngôn cho triều đình mà thôi. Đại đa số giáo sĩ, thừa sai vẫn sống trong dân, được người dân bảo bọc, che chở để tiếp tục truyền bá một thứ đạo mà dưới con mắt của Minh Mạng là “đi ngược truyền thống luân lý Á đông, bại hoại nhân luân” (sic). Giáo dân Việt Nam không sợ chết, không xuất giáo dù phải chịu biết bao thảm cảnh, ngược đãi, bách hại. Minh Mạng té ngựa chết vào năm 1840 và đạo Công Giáo vẫn tiếp tục phát triển ở trên nước ta sau cái chết của Néron Việt Nam.
Chủ nghĩa cộng sản cho rằng “tôn giáo là thuốc phiện đầu độc nhân dân”, nhưng ngày nay ai cũng thấy rằng chính chủ nghĩa cộng sản mới là thuốc phiện đã đầu độc gần một phần tư nhân loại trong thế kỷ trước và bây giờ mọi người đều đã tỉnh ngộ và đang cố gắng diệt trừ tận gốc cái chủ nghĩa phi nhân từng giết hại 100 triệu người vô tội trên hành tinh này.

Sau đây xin đọc một đoạn văn trích từ bài Quan điểm và cuộc sống của Nguyễn Hộ, một lãnh tụ trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cuối đời phản đối lại chế độ CS, nói về ý thức hệ cộng sản dẫn đến các cuộc đàn áp tôn giáo: “Với ý thức hệ Mác-xít: duy vật chống duy tâm, vô thần chống hữu thần, Đảng cộng sản Việt Nam đã thi hành chính sách khống chế, kềm kẹp thậm chí khủng bố đàn áp đẫm máu đối với các tôn giáo ở Việt Nam như: Cao Đài, Hoà Hảo, Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Phật Giáo… với lý do tôn giáo là”hữu thần chống vô thần, “chống cộng sản”, là những kẻ “phản động”, “làm tay sai cho đế quốc”. Bằng lực lượng võ trang nắm trong tay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành những cuộc tảo thanh Cao Đài, Hoà Hảo tức tấn công, giết hại hàng loạt tín đồ và hàng giáo phẩm của hai đạo này trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược (1945, 46, 47, 48, 49). Đối tượng tảo thanh lúc bấy giờ ở Miền Đông Nam bộ bao gồm các tỉnh: Tây Ninh, Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh), Thủ dầu một (Sông Bé), Biên Hoà (Đồng Nai), Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu), Chợ Lớn (Long An) là đồng bào tín đồ Cao Đài. Còn đối tượng tảo thanh ở Miền tây Nam bộ bao gồm các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang), Rạch Giá (Kiên Giang), Bạc Liêu (Minh Hải), Cần Thơ,… là đồng bào tín đồ Hoà Hảo.

Mặt trận liên quân B – mặt trận tảo thanh Cao Đài – ở Miền Đông Nam bộ được thành lập (1946) với các lực lượng võ trang bao gồm các chi đội: 12, 13, 15, 22, 6, bộ đội Hoàng Thọ… lấy toà thánh Tây Ninh – trung tâm đầu nảo của lực lượng Cao Đài – làm mục tiêu tấn công. Chiến trận diễn ra ác liệt năm này sang năm nọ giữa lực lượng võ trang nói trên của Đảng cộng sản Việt nam và lực lượng võ trang Cao Đài có sự yểm trợ của quân đội Pháp; đồng thời cũng diễn ra các cuộc “tảo thanh” tín đồ Cao Đài ở khắp các ấp, xã thuộc các tỉnh Miền Đông Nam Bộ như: Tây Ninh, Gia Định (TPHCM), Thủ Dâu Một (Sông Bé)…

Bằng cách tập hợp đồng bào đi phá hoại đường để bảo vệ vùng giải phóng thuộc Củ Chi – gọi là “khu 5” – Ban chỉ huy ra lịnh: ai có đạo đứng một bên, ai không có đạo đứng một bên; ai có đạo ở lại, ai không có đạo đi phá đường. Do vậy, hàng trăm người có đạo – toàn là tín đồ Cao Đài gồm nam, nữ, ông già, bà cả, thanh niên, trung niên – được điều động đến mé rừng rậm. Sau đó nhiều loạt súng liên thanh nổ liên tiếp với tiếng người kêu la gào thét kinh khủng. Thế là số phận bi thảm của đồng bào Cao Đài nói trên đã kết liễu. Thi hài của họ được vùi dập xuống các hầm đào sẵn ở rừng Làng và Sở cao su Me-sắc (thuộc xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi). Vào năm 1950, người ta đã phát hiện ở rừng Bời Lời (Trảng Bàng – Tây Ninh) có 5-7 hầm toàn sọ người. Hay như ở xã Vĩnh Lộc (thuộc Gò Vấp, Gia Định cũ), về sau này, hàng năm đều có ngày giỗ thống nhất – giỗ những đồng bào tín đồ Cao Đài trong xã, ấp bị giết hàng loạt cùng ngày bởi các cuộc tảo thanh tàn bạo nói trên của Đảng cộng sản Việt Nam.

Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và 20 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1955-1975) bao gồm cả thời kỳ đất nước chia cắt thành 2 miền: Nam, bắc (miền Bắc xã hội chủ nghĩa, miền Nam thuộc địa của Mỹ), đồng bào tín đồ Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành ở miền bắc xã hội chủ nghĩa là đối tượng đàn áp quyết liệt của chính quyền cộng sản; đặc biệt lúc Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ (tháng 07/1954) qui định chia cắt tạm thời đất nước thành hai miền, được ký kết thì lập tức có hai triệu đồng bào tín đồ Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành ồ ạt di cư vào Nam sinh sống và để thoát khỏi “tai hoạ cộng sản”. Do đó, đối với số đồng bào và hàng giáo phẩm của các tôn giáo nói trên còn ở lại miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt 20 năm (1955-1975) quả là rất nặng nề, không khác gì cuộc sống ở một trại giam lớn.
Phật giáo Việt Nam với truyền thống yêu nước là tôn giáo có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chống độc tài, tham nhũng, đòi dân chủ tự do và hoà bình (đặc biệt ở Miền Nam Việt Nam) trong suốt thời kỳ Đế quốc Mỹ và tay sai thống trị. Nhưng sau khi Miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Phật Giáo lại trở thành đối tượng kềm kẹp, khống chế, trấn áp của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều người thuộc hàng giáo phẩm và tín đồ Phật giáo bị qui chụp là “phản động”, “chống cách mạng” và bị bắt bớ, giam cầm, quản thúc chỉ vì họ muốn được tự do trong cuộc sống, tự do tín ngưỡng, hành đạo, tự do nói lên quan điểm tư tưởng riêng của mình.”
Độc ác, tàn bạo như Minh Mạng cũng chỉ ngồi trên ngai vàng được 20 năm. Cộng sản Việt Nam có giữ được quyền bính đời đời hay không?

Trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh lạnh trước đây, có thể nói không nơi nào mà hệ thống mật vụ được tổ chức đúng chuẩn mực và tinh vi như chế độ Stasi của Đông Đức. Ở đây cứ 50 người dân thì bị một tên mật vụ quản lý. Ngăn cách giữa thành phố Đông Bá Linh và Tây Bá Linh là một bức tường ô nhục xây cất từ ngày 13-8-1961 đến ngày bức tường bị phá đổ 09-11-1989 mà chỉ có vài chục người vượt qua được trong lúc có khoảng 190 người bị bắn chết khi toan vượt bức tường và khoảng 400 người bị bắn chết trong vòng đai biên giới. Có thể nói Đông Đức là một nhà tù khổng lồ. Erich Honecker, chủ tịch Đông Đức đã huênh hoang tuyên bố: “Cứ tình trạng như vầy thì tôi ngồi êm ru 50 năm hoặc cả trăm năm nữa.” Cuối cùng thì cũng không lâu sau đó vài tháng hắn phải cuốn gói trốn chui trốn nhủi trong một ngồi nhà tại Moscou, rồi sau đó lại tha phương cầu thực để rồi chết một cách nhục nhã ở Chilê ngày 29-5-1994.

Có thể rút ra một bài học khác về chế độ vương triều cộng sản ngắn ngủi của Rumania khi bạo chúa cộng sản Nicolae Ceausescu, con một nông dân, học hành chỉ đến hết bậc tiểu học nhưng lại có bằng cử nhân kinh tế để khoe mẽ với đời. Tổ chức mật vụ Securitate của Ceausescu rất độc ác với người dân trong nước. Hắn xây văn phòng làm việc cả 1000 phòng, riêng cho vợ hắn một toà nhà trên dưới 50 phòng. Hắn đưa anh em dòng họ vào các chức vụ béo bở trong chính quyền, cướp đất đai mầu mỡ của dân chúng. Khi thế lực hắn bắt đầu xuống dốc, hắn cầu khẩn Gorbachev cứu nhưng ông này bảo hắn “Hãy từ chức và cút đi”. Hắn sử dụng lực lượng mật vụ để duy trì ngai vàng nhưng quân đội đã chống lại hắn. Ngày 25-12-1989, quân đội bắt được hai vợ chồng hắn và xử bắn chiều hôm đó. Cả hai Honecker và Ceausescu đều là chủ tịch đảng cộng sản. Số phận bi đát của lịch sử đâu có chừa ra cho hàng ngũ lãnh đạo đảng cộng sản việt nam ! (Vietcatholic, Thứ Tư 23-01-2008).

Nhìn lại, người giáo dân Việt Nam nói chung và giáo dân Tam Toà nói riêng đã có những trải nghiệm đau thương từ vụ đòi đất Toà Khâm Sứ đến các sự kiện liên quan tới giáo xứ Thái Hà để rút ra những nhận thức làm cẩm nang cho hành động của mình, bình tĩnh trước mọi động thái của bạo quyền.

Trước hết, đây không đơn thuần là những vụ đòi đất nhưng là tranh đấu cho công lý giữa bạo quyền và những tầng lớp bị áp bức. Cộng sản từng nói rằng ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh. Chính quyền Quảng Bình đã tự quyền sử dụng nhà thờ Tam Toà làm chứng tích lưu niệm tội ác “đế quốc Mỹ” mà không có ý kiến của giáo phận Huế (nay là thuộc giáo phận Vinh) chính là đoạt quyền sở hữu chủ, là tạo nên bất công thì bổn phận người giáo dân là phải đấu tranh diệt trừ bất công đó, lấy lại quyền sở hữu của mình.Đã qua rồi thời của cơ chế xin – cho áp dụng đối với tôn giáo, và như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã công khai nói trước mặt Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội ngày 20-9-2008 rằng: “Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”. Vì vậy giáo dân Tam Toà với cương vị là một công dân phải tranh đấu để ánh sáng công lý soi chiếu trong đời sống xã hội, đẩy lùi bất công, áp bức đến từ bất cứ nơi nào nhất là từ phía bạo quyền.

Người Việt Nam có câu “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Quan cộng sản, quan cách mạng cũng cần nhớ rằng các anh chỉ là nhất thời phất lên còn quần chúng, nhân dân mới là trường cửu, vạn đại. Hữu thế bất khả hưởng tận, bài học khôn ngoan ở trong cuộc đời là vậy nhưng thực tế cho thấy những điều trái cựa trong xã hội cộng sản được mô tả qua những lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Khải:
“Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ nhất… Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.”

Sự kiện người giáo dân Tam Toà bị hành hung bằng bạo lực, bị đánh đập, các phụ nữ, trẻ em bị công an và đám “quần chúng tự phát” Quảng Bình lôi đi xềnh xệch như lôi một con chó, đến nỗi tuột cả áo quần và mới đây hai linh mục là cha Nguyễn Đình Phú, quản xứ Dũ Lộc và cha Ngô Thế Bính, quản xứ Hà Lời bị bọn công an giả dạng du côn ở Quảng Bình đánh trọng thương (VietcatholicNews, ngày 28-7-2009) đúng như sự xác quyết của linh mục Vũ Khởi Phụng: “Xã hội hôm nay đã đánh mất tâm linh. Lại không còn công lý. Vì thế nhân phẩm con người không còn được tôn trọng, các quyền căn bản của con người không còn được duy trì và bảo đảm đúng nghĩa… Cầu nguyện cho xã hội chúng ta được đi vào thế giới của sự thật, thế giới của nhân phẩm. Hãy đặt niềm tin nơi Thiên Chúa để từ đấy thiết định niềm tin nơi con người… Chúng ta hãy cùng nhau lên đường với tâm hồn nghèo khó, với tâm hồn hiền lành, với tâm hồn khát khao công bằng và chân lý. Chúng ta hãy cùng nhau lên đường với trái tim biết thương xót những con người nghèo hèn, bé mọn, chưa bao giờ được sống đích thực với nhân phẩm của mình.”

Người giáo dân Tam Toà thừa kế tinh thần tử đạo của các bậc tổ tiên, hãy dũng mãnh chuẩn bị bước vào thế trận đấu tranh mới. Cũng như Tự do và Dân chủ, Công lý và Sự thật không phải là thứ van xin mà được, nhưng phải đứng lên giành lấy từ tay loại bạo quyền bất xứng. Chắc chắn người dân giáo xứ Tam Toà không còn cô đơn như tổ tiên họ trước đây nhưng toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ sẽ hướng về giáo xứ Tam Toà để chờ đón một ngày mai xán lạn.

Xin nhớ lấy lời dạy trong thông điệp quý báu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “Các con đừng sợ!”

Nguyễn Đức Cung
New Jersey 27-7-2009
© Thông Luận 2009


TƯ PHÁP VIỆT NAM : VỪA QUẢNG BÁ ĐẠO ĐỨC VỪA BIỂU DIỄN SỰ MAN RỢ


Vừa quảng bá đạo đức, vừa biểu diễn sự man rợ
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-07-29
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Both-calls-the-morality-and-performs-the-barbarousness-07292009122912.html
Sáng 20 tháng 7, tại Đà Nẵng, Hội đồng xét xử vụ án “Trần Văn Thanh và đồng bọn, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, đã quyết định tạm hoãn phiên xử này để chờ thời điểm thích hợp.

Hình ông Trần Văn Thanh được đưa đến tòa trên băng ca được đăng tải trên trang web của vnexpress. Screenshot VN express
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Both-calls-the-morality-and-performs-the-barbarousness-07292009122912.html/tranvanthanh-3-305.jpg

Xét xử một thiếu tướng công an
Đây là lần thứ hai, việc xét xử vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, có liên quan đến ông Trần Văn Thanh, bất thành. Lần trước, hôm 23 tháng 9 năm 2008, khi đưa vụ án vừa kể, với hai trong số ba bị cáo cùng là sĩ quan cấp tá của lực lượng Công an nhân dân, ra xét xử sơ thẩm, hội đồng xét xử đã quyết định tạm ngưng xét xử, trả lại hồ sơ và yêu cầu Viện Kiểm sát Đà Nẵng khởi tố thêm ông Trần Văn Thanh, lúc đó đang là thiếu tướng, Chánh Thanh tra Bộ Công an Việt Nam.
Ông Thanh và hai sĩ quan cấp tá của lực lượng Công an nhân dân đã làm những gì để các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam phải khởi tố, rồi truy tố họ?
Theo báo chí Việt Nam, vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, bắt đầu từ việc một số người dân Đà Nẵng, trong đó có hai cụ bà từng được trao tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, gửi đơn tố cáo đến nhiều nơi, rồi ra Hà Nội biểu tình, rải truyền đơn chống ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy và một số cán bộ lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng độc đoán, tham nhũng kèm theo nhiều sai phạm khác.
Việc tố cáo, biểu tình, rải truyền đơn này diễn ra trước kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và đã làm mất uy tín cũng như gây nhiều khó khăn cho những ứng cử viên bị tố cáo.
Công an Đà Nẵng đã điều tra và phát giác người kích động viết đơn tố cáo, biểu tình, rải truyền đơn là ông Đinh Công Sắt, một thiếu tá cảnh sát giao thông đã bị Công an Đà Nẵng sa thải. Đứng phía sau, hỗ trợ ông Sắt là ông Dương Tiến, thượng tá, Trưởng Văn phòng Đại diện của báo Công an TP.HCM và ông Nguyễn Phi Duy Linh, một người rất thân thiết với thiếu tướng Trần Văn Thanh.
Cuối năm 2007, ông Đinh Công Sắt bị khởi tố. Đầu năm 2008, tới lượt ông Nguyễn Phi Duy Linh và ông Dương Tiến bị khởi tố. Từ ba người này, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Đà Nẵng, xác định kẻ chủ mưu chính là ông Trần Văn Thanh, người mà trước khi trở thành Chánh Thanh tra Bộ Công an, đã từng là Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng.

Xử án tại Nhà hát, bị cáo đến bằng xe cứu thương
Có thể vì những tờ truyền đơn, những lá đơn tố cáo, các cuộc biểu tình đã gây tác hại nghiêm trọng đến uy tín của một vài cán bộ đứng đầu thành phố Đà Nẵng, nên khi đưa ông Trần Văn Thanh và đồng bọn ra xét xử, thay vì tổ chức xét xử bốn bị cáo trong vụ án đã kể tại trụ sở Toà án như tất cả các vụ án khác, Toà án Đà Nẵng đã quyết định biến Nhà hát Trưng Vương – nơi thường được dùng để tổ chức các sự kiện quan trọng nhất của thành phố này – làm phòng xử án.
Hàng ngàn người hiếu kỳ, đổ đến Nhà hát Trưng Vương vào sáng 20 tháng 7 để nghe tội trạng của các bị cáo, xem các cơ quan bảo vệ pháp luật thực thi công lý đã được chứng kiến những gì? Báo chí Việt Nam tường thuật rằng, tất cả cùng thấy bị cáo Trần Văn Thanh được đưa đến phòng xử bằng xe cứu thương. Ông ta nằm bất động trên băng ca, phải thở bằng bình dưỡng khí và tay đang được truyền dịch...
Báo điện tử VnExpress cho biết, bị cáo Trần Văn Thanh đã từng làm đơn xin hoãn xử vì bị tai biến mạch máu não. Ngày 15 tháng 7, Bệnh viện 19 tháng 8 ở Hà Nội xác nhận ông Thanh không đủ sức khoẻ để tham dự phiên xử nhưng Toà án Đà Nẵng không chấp nhận. Do vậy, ông Thanh bị chuyển từ Hà Nội vào Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, ngày 19 tháng 7, Bệnh viện 19 tháng 9 tiếp tục có xác nhận y hệt Bệnh viện 19 tháng 8 song Toà án Đà Nẵng không cứu xét. Do vậy, ông Thanh vẫn phải trình diện Hội đồng xét xử vào sáng 20 tháng 7 trong tình trạng như đã kể.
Sau khi ông Thanh được đưa đến phòng xử, Toà án Đà Nẵng thành lập một Hội đồng giám định y khoa ngay tại Nhà hát Trưng Vương để kiểm tra các kết luận trước đó của hai bệnh viện vừa kể. Chỉ tới khi Hội đồng giám định y khoa đột xuất này chứng nhận, bị cáo Trần Văn Thanh “bị yếu nửa người trái, xuất huyết não, có ổ máu ở thái dương phải, nhịp tim 120 lần/phút, huyết áp 20/10,... Hội đồng xét xử mới chấp nhận đề nghị hoãn xử để cho bị cáo quay về bệnh viện điều trị tiếp!

Chúng ta đang ở thế kỷ thứ 21?
Trước sự kiện này, nhà văn và cũng là blogger Phạm Việt Đào nêu thắc mắc: Vì sao Tòa án nhân dân Đà Nẵng lại có thể đang tâm ứng xử với một bị can đang ở trong tình trạng sức khỏe tồi tệ và nghiêm trọng như vậy trước hàng nghìn cặp mắt của nhân dân đến dự phiên tòa và công luận?..
Ông nêu tiếp một nhận xét khác về những người quyết định hành xử như thế với một cá nhân, mà sức khoẻ đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: Sự cảnh giác và hoài nghi thái quá của Tòa án nhân dân Đà Nẵng, không thừa nhận, không tin tưởng những kết luận chuyên môn của Bệnh viện 19 tháng 8 tại Hà Nội và Bệnh viện 19 tháng 9 tại Đà Nẵng – cả hai đều do ngành công an quản lý chứ không phải là bệnh viện thuộc ngành y tế - là những việc làm mà theo chúng tôi là đáng ngờ về sự công tâm… Tòa án nhân dân Đà Nẵng đã không thừa nhận kết luận y tế của các cơ quan y tế thuộc ngành công an sẽ gây một phản ứng phụ không đáng có đối với công luận: Các cơ quan chuyên môn, công quyền của Việt Nam thiếu tin cậy, mất lòng tin lẫn nhau nghiêm trọng đến thế ư?
Sau khi so sánh trường hợp của Pinochet, người đã từng bị chính quyền Chile truy tố về tội diệt chủng nhưng Toà án Chile phải hoãn xử nhiều lần vì tình trạng sức khoẻ của Pinochet không tốt, blogger Phạm Viết Đào cho rằng, khi thể xác ông Trần Văn Thanh đã gần như bất động, phải truyền dịch và thở ôxy mà Toà án nhân dân Đà Nẵng vẫn buộc phải đem đến để giám định cho chắc ăn thì đó là việc làm hy hữu trong hoạt động tố tụng của cả Việt Nam lẫn thế giới...
Cùng tham gia bàn luận về sự kiện này trên Internet, ông Nguyễn Quang Lập, một nhà văn khác, đồng thời cũng là một blogger, gọi sự kiện này là điều “không thể hiểu nổi”. Ông Lập viết: Bất luận ông Thanh can tội gì đi nữa thì cũng không thể đối xử với ông ấy như thế. Không nói ông ấy từng là một đảng viên, một thiếu tướng công an, chỉ cần nghĩ ông ấy là một con người cũng không thể đang tâm làm như thế. Vô cảm và quan liêu đến thế ư?


Tuy không đề cập trực tiếp nhưng khi lên tiếng về việc toà án buộc đem một con người đang trong tình trạng thập tử nhất sinh đến phòng xử, cả hai blogger vừa dẫn đều cùng ám chỉ đến một vấn đề đang khiến xã hội nhức nhối, đó là sự băng hoại về đạo đức ở Việt Nam.

Học hỏi đạo đức từ đâu
Sự băng hoại này lan rộng từ hệ thống cầm quyền ra ngoài xã hội. Bất kể hệ thống cầm quyền đã và đang vận động “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tìm hiểu tư tưởng, noi theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh” và ai dám bảo, các viên chức ra lệnh đem một con người đang trong tình trạng thập tử nhất sinh đến phòng xử không là những phần tử vừa tích cực hưởng ứng, vừa đạt thành tích cao trong cuộc vận động rầm rộ này?
Trước đây, bàn về “Đạo đức và suy thoái đạo đức” tại Việt Nam, một blogger có nick name là Trục Nhật Phi, nhận định: Khi quan hệ đạo đức đã bị các tín điều chính trị và pháp lý lạc hậu hay duy ý chí làm cho méo mó thì kết quả duy nhất chỉ có thể là sự nảy sinh của một nền đạo đức chính thống dung dưỡng thói đạo đức giả trong đó nổi bật là sự dối trá và vô liêm sỉ lên ngôi...
Tình trạng nền cũ đã đổ mà nhà mới chưa thành này, trình hiện trên cả ba phương diện ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức, nên kết quả là chúng ta đang có một nền đạo đức xã hội chủ nghĩa hữu danh vô thực với các quy phạm đạo đức không cần nhân cách hiện đã trở nên phổ biến trong cả các nhóm xã hội như trí thức và thanh niên.
Điều này không chỉ là một đề tài suy ngẫm, vì như người ta đã thấy, các quy phạm đạo đức không cần nhân cách ấy đã dẫn tới sự suy thoái của hệ thống chính quyền trên cả ba phương diện tư tưởng, chính trị và tổ chức cũng như đang đầu độc tất cả các môi trường kinh tế và xã hội, tư tưởng và văn hóa, khoa học và nghệ thuật, thông tin và giáo dục hiện tại ở Việt Nam.

Dấu hiệu của một xã hội bị nguyên thủy hóa
Hồi tháng năm vừa qua, trả lời tờ Pháp Luật về những biểu hiện băng hoại đạo đức trong các quan hệ xã hội, ông Cao Tự Thanh, một nhà nghiên cứu về văn hoá, lịch sử lý giải: Từ hệ giá trị chung bị tan rã. Những chuyện như nhìn mặt thấy ghét: Đánh. Mời nhậu không uống: Chém!… Đều là dấu hiệu của một xã hội bị nguyên thủy hóa. Ở đó nhiều quan hệ lẽ ra phải chặt chẽ trở nên lỏng lẻo, con người dễ hành động theo bản năng hơn. Vì không bị chế định đủ mức cần thiết nên con người dễ buông thả theo khả năng và sở thích của mình. Các chế định xã hội càng thiếu hiệu lực thì cái TÔI cá nhân càng có xu hướng mở rộng tới mức phi lý.
Cũng theo ông Cao Tự Thanh: Hơn 30 năm qua chúng ta vẫn chưa san bằng được sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội về dân trí bằng hoạt động giáo dục - thông tin, mà chỉ dạy họ đồng ca một bản hợp xướng chính trị...

San bằng sự chênh lệch về dân trí bằng chính trị là một con đường không có tương lai... Với tư cách là hệ thống chính trị chính thống của quốc gia thì nhà nước Việt Nam còn thiếu một nền tảng hành chính minh bạch và pháp lý nhất quán nên rất hay hô hào đạo đức lý tưởng này nọ.
Còn với tư cách là một bộ máy hành chính thì nó còn rất lạc hậu về quan niệm và kỹ thuật quản lý, dễ đánh đồng quản lý với kiểm soát và kiểm soát với ngăn cấm nên lệnh cấm càng nhiều thì vi phạm càng tăng, thậm chí nhiều nhân viên và cơ quan nhà nước cũng vi phạm. Vì trình độ quản lý chưa được nâng lên tương xứng với các nhu cầu phát triển của xã hội và đất nước nên chính quyền hay hướng tới giới hạn các nhu cầu ấy trong phạm vi năng lực quản lý có hạn của mình, có khi còn hành xử một cách tùy tiện ngẫu hứng, kiểu như toan ra lệnh ngực lép thân lùn không được điều khiển xe máy, suýt nữa đã khoác cho bao nhiêu người một cái tội trời ơi.
Còn có chuyện nhân cách và trình độ của nhiều người trong bộ máy công quyền nữa, đại diện cho quyền lực nhà nước mà phạm tội tư thì dốt nát hung hãn như côn đồ, phạm lỗi công thì lươn lẹo dối trá như lưu manh, ăn hối lộ thì như hạm mà nói đạo đức thì như két, tóm lại có nhiều điều phải chấn chỉnh lắm.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.


THÔNG BÁO


THÔNG BÁO


Vì DINH LE phải đi xa trong hai tuần lễ nên trang tin này sẽ không có bài vở và tin tức

từ ngày 30 - 7- 2009 đến hết ngày 11 - 8 - 2009

Xin quý độc giả không phiền lòng cho sự bất tiện này.

Chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại bạn đọc vào ngày 12 - 8 - 2009


Trân trọng,

Dinh Le

BẢN TIN NGÀY 29-7-2009


BẢN TIN NGÀY 29-7-2009

HẢI NGOẠI

Hướng đạo Việt Nam ở hải ngoại gìn giữ bản sắc văn hoá Việt
Đại Hội Nhạc Trẻ 2009 ‘back To The Future’ Đã Khởi Động (viet bao)
Họp Mặt Hè Cựu Tù Suối Máu Đầy Tình Huynh Đệ Chi Binh (viet bao)
Tây Ninh Đồng Hương Hội Mở Picnic Hè, Phát Hành Tập San (viet bao)
Ông Liên Thành tâm tình cùng đồng hương Melbourne (lyhuongnet)
Đồng hương Nam Úc gặp gỡ tác giả "Biến Động Miền Trung" (lyhuongnet)
Phát hành sách Biến Động Miền Trung ở Úc Châu (lyhuongnet)
Sinh Hoạt Cộng Đồng (vietbao)


VIỆT NAM

Dự án: Công trình phòng thủ trên đảo Trường Sa bị tung lên mạng Trung Quốc! (dan luan)
Giáo dân Đồng Hới tạm lánh sang vùng khác để tránh bị truy bức (RFI)
Linh mục yêu cầu chính quyền trả tự do cho các giáo dân (RFA)
Giải thích của Chủ tịch thành phố Đồng Hới về vụ Tam Tòa (RFA)
Hà Nội đưa Phó Thủ tướng vào chỉ đạo đối phó vụ Tam Tòa (nguoi viet)
Tranh luận vụ Công giáo Tam Tòa (BBC)
Cuộc đời sau khi không còn Bauxite (bauxitevietnam)
Luật Biển phải tính đến yếu tố phức tạp của Biển Đông (VNN)
Việt Nam chuẩn bị gia nhập Công ước chống tra tấn (VNN)
Việt Nam thực hiện công tác nhân quyền đạt hiệu quả (website chinhphu)
Ai chịu trách nhiệm vụ nứt 4 đốt hầm Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh: Lấy gì bảo đảm tuổi thọ công trình đạt 100 năm?
Dự án sân golf An Phú: Vì sao chậm trễ? (SGGP)
“Siêu dự án” vẫn là một ẩn số lớn (laodong)
Chọn phương án thi công trước công viên Thủ Thiêm (TTXVN)
Băn khoăn con đập sông Trà Khúc (tuoi tre)
Nhập siêu tăng, tỉ giá chịu áp lực tới đâu? (laodong)
Doanh nghiệp găm giữ lượng lớn USD (PTLP)
Vì sao hàng Việt ‘đấu’ không lại hàng Trung Quốc? (dat viet)
Việt Nam chưa có luật về biển đảo? (RFA)
Vừa quảng bá đạo đức, vừa biểu diễn sự man rợ . (RFA)
“Chơi” khó nông dân! (laodong)
Nhiều lao động nước ngoài “làm chui” (laodong)
Gắn chip vào cân để ăn gian trọng lượng (tuoi tre)
Phan Thiết: Biển Động, Ngồi Vá Lưới (viet bao)
Mở thêm vũ trường, đồng thuận trong lo ngại (dat viet)
Phát hiện một container chứa ngà voi (tuoi tre)
Sát hại rừng thông để… trồng cà phê (nongnghiep)
Cảnh sát Môi trường lại vi phạm về môi trường (nguoilaodong)
Dân công sở đảo lộn sinh hoạt vì dịch cúm (VnEx)
Chẳng mấy ai nghĩ “cúm lại rơi trúng mình” (dan tri)
Bác sĩ “thỉnh thoảng” vi phạm y đức (TTVH)
Loài cá leo cây ở Vàm Sát (Bee)
Hơn nghìn ngày làm thuê, tìm mộ chồng (laodong)
Ghê sợ chồng vì tính ở bẩn (dat viet)
Có phạm huý khi cách tân lễ hội dân gian? (SGTT)
90 năm bản Dạ cổ hòai lang: Một tình yêu mộc mạc, thủy chung (nguoi laodong)
Tái bản Hồi ký GS-TS Trần Văn Khê (ANTĐ)
Sẽ có khu lưu niệm nhóm Tự Lực Văn Đoàn (tienphong)
Đà Nẵng xây đại học 'tiêu chuẩn' quốc tế (BBC)
Hiệu trưởng phổ thông phải dùng được ngoại ngữ (VNN)
Cá nhân được lập tổ chức khoa học và công nghệ (tienphong)
Dân Trí điện tử tố hai website đạo tin (tienphong)
Tiếp bài ‘Loạn mộ gió ở Đà Lạt’: Số mộ gió, mộ giả lên đến hơn 10.000 (tienphong)


QUỐC TẾ

Chính quyền Obama: Nga có thể gia nhập NATO (VNN)
Hội nghị cấp cao Mỹ-Trung kết thúc (VOA)
Nhật lo lắng trước sự “mật ngọt” giữa Trung – Mỹ (Vitinfo)
Washington bác bỏ gợi ý của Bình Nhưỡng muốn đàm phán trực tiếp song phương. (RFI)
Trung Quốc
Phá âm mưu ‘tuồn’ nguyên liệu chế tạo tên lửa vào Triều Tiên. (dat viet)
3 nhà máy điện TQ thải nhiều khí nhà kính hơn cả nước Anh (VOA)
Nhật Bản đón tiếp lãnh đạo lực lượng ly khai Duy Ngô Nhĩ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc (RFI)
Lãnh tụ Rebiya Kadeer báo động : gần 10 ngàn người Duy Ngô Nhĩ ở Địch Hoá bị mất tích trong một đêm (RFI)
Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng danh hiệu Công dân danh dự thủ đô Ba Lan (RFI)
Toàn cầu hoá gặp thách thức (VNN)
Trung Quốc:
'Sau mỗi quan tham có ít nhất một cô bồ' (VNN)
Microsoft, Yahoo đạt thỏa thuận hợp tác (VOA)