Monday, September 30, 2019

VIỆT NAM CHI 5 TỶ USD ĐỂ LÀM DỊU ĐÒN THUẾ QUAN TỪ TỔNG THỐNG TRUMP (Bloomberg)




An Viên lược dịch
27/09/2019

(VNTB) - Bloomberg, ngày 24/9 cho biết, Hà Nội đang có kế hoạch chi 5 tỷ USD nhằm làm dịu các mối đe dọa thuế quan từ Tổng thống Donald Trump.

Một Dự án khí điện khí hóa lỏng (LNG) tại tỉnh Bình Thuận, với hàng tỷ USD nhiên liệu nhập khẩu từ Mỹ đang được Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo sát sâu như một phần trong nỗ lực mua sản phẩm của Mỹ.

Tôi chưa bao giờ thấy chính phủ Việt Nam tiến triển như vậy, ông John Rockkeep, Giám đốc Energy Capital Việt Nam cho biết.

Thật vậy, lãnh đạo Hà Nội đang làm tất cả những gì có thể để tránh số phận tương tự như Trung Quốc sau khi Tổng thống Donald Trump hồi tháng Sáu được cánh báo chí hỏi ‘liệu ông có muốn áp thuế đối với quốc gia này không?’

Đáp lại, Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng áp thuế qua mô tả Việt Nam là một kẻ lạm dụng tồi tệ nhất.

Dưới áp lực của Mỹ, Việt Nam đang kiểm soát chặt chẽ việc hàng hóa Trung Quốc tìm cách né đòn thuế quan của Tổng thống Trump bằng cách ‘dán nhãn Việt Nam’.

Việt Nam hưởng lợi nhất trong thương chiến Mỹ-Trung, khi các công ty bao gồm Google, Nintendo đang chuyển hướng sản xuất qua nước này. Vì vậy, các quan chức Việt Nam, từ Bộ chính trị đến chính quyền địa phương, đang tìm cách cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ, với 40 tỷ USD trong năm 2018. Trong bảy tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại đã lên con số 30 tỷ USD, cao hơn 39% so với trong cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Mỹ.

“Nếu chúng ta mua nhiều hơn từ Mỹ, nó chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước,” ông Mai Anh Tùng chia sẻ. Ông Tùng là một quan chức cấp xã tại tỉnh Bình Thuận, nơi đặt dự án LNG.

Than, khí đốt, máy bay

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ đến Nhà Trắng vào tháng tới với danh sách sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Hãy nghĩ về khí đốt tự nhiên từ Texas, than từ Pennsylvania, thịt lợn từ Iowa và thậm chí cả động cơ máy bay – một danh sách hàng hóa trị giá hàng tỷ USD. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều sản phẩm trong số này đến từ các khu vực quan trọng liên quan đến lá phiếu dành cho Tổng thống Trump vào năm 2020.

Họ đã thuê các cố vấn thương mại, ông Bower nói. Họ đã học được rằng, các ông phải có một trò chơi ở Washington.

Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump gây áp lực với Việt Nam về thương mại. Trong chuyến thăm 2017, Tổng thống Mỹ đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Việt Nam mua thiết bị quân sự của nước này.

Nếu các công ty tư nhân ủng hộ các chính sách của chính phủ, chính phủ có thể hỗ trợ các công ty tư nhân theo những cách khác, ông Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế tại Hà Nội và cựu cố vấn của chính phủ cho biết.

Trên thực tế, Thủ tướng Phúc đã không ngại ngùng về ‘mua sắm hàng hóa của Mỹ’. Ông đã chia sẻ kế hoạch này với Tổng thống Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 ở Nhật Bản, hứa hẹn sẽ mua lại khối lượng LNG lớn. Tổng nhu cầu LNG của Việt Nam ước đạt 4 triệu tấn vào năm 2030, theo các nhà phân tích của BloombergNEF. Nhập khẩu nhiên liệu đó từ Mỹ - trị giá khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm (tương đương 3,7% thặng dư thương mại năm 2018 của Việt Nam với Mỹ).

Trong tháng này, Công ty TNHH Khí dầu mỏ hóa lỏng đã đề cập đến một thỏa thuận đầu tiên về cung cấp khí đốt của Mỹ cho Việt Nam, mà hướng đến sẽ là một nhà máy điện ở đồng bằng sông Cửu Long. Thỏa thuận trị giá 30 tỷ USD, kéo dài 25 năm, được kỳ vọng sẽ giúp cân bằng thặng dư thương mại của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong một cuộc phỏng vấn vào đầu năm nay cũng hứa hẹn rằng, Việt Nam sẽ mua thêm máy bay của Boeing. Một tháng sau, trong chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Hà Nội để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un, Công ty Cổ phần Hàng không Bamboo Airways và VNA đã ký thỏa thuận mua 110 máy bay Boeing. Riêng VNA cho biết họ đang xem xét đơn đặt hàng cho 50-100 con 737 Max.

Trịnh Văn Quyết, ông chủ của Bamboo Airways cho biết, việc kinh doanh với các đối tác Mỹ là an toàn và nó có thể giúp phát triển mối quan hệ hai quốc gia.

Vào tháng Tám, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã tuyên bố đàm phán mua than của Xcoal Energy & Resources (Mỹ), có trụ sở tại Pennsylvania, một tiểu bang dự kiến sẽ đóng vai trò nòng cốt trong cuộc bầu cử năm 2020 của Tổng thống Donald Trump.

Thịt lợn

Trong khi đó, Nestor Scherbey, cố vấn cấp cao Liên minh thuận lợi hóa thương mại Việt Nam (VTFA), đang làm việc với các nhà cung cấp thịt của Mỹ để giúp bù đắp sự thiếu hụt thịt lợn ước tính 500.000 tấn - trị giá 1,29 tỷ USD - từ này đến tết Nguyên đán.

Chúng ta sẽ bắt đầu thấy những thứ như ruốc (thịt lợn) đóng gói được vận chuyển từ Texas trong các siêu thị ở Việt Nam, Nestor Scherbey nói.

Người tiêu dùng Việt Nam ủng hộ các sản phẩm của Mỹ. Theo thống kê của Hà Nội, Việt Nam đã nhập hơn 3,1 tỷ USD, liên quan đến các thiết bị điện tử của Mỹ, như máy tính xách tay iPhone và Dell trong tám tháng đầu năm, tăng 52% so với năm ngoái. Nhập khẩu rau quả của Mỹ cũng tăng 72% khi táo Washington Gala và nho không hạt Thompson xuất hiện trong các dãy hàng siêu thị.

----------------------
Nguồn: 
September 24, 2019, 5:30 AM EDT Updated on September 24, 2019, 9:03 PM EDT





No comments: