Thursday, June 30, 2022

CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA NATO và MỐI LO CỦA TRUNG QUỐC (Hiếu Chân / Saigon Nhỏ)

 



Chiến lược mới của NATO và mối lo của Trung Quốc

Hiếu Chân

30 tháng 6, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/chien-luoc-moi-cua-nato-va-moi-lo-cua-trung-quoc/

 

NATO thông qua một tầm nhìn mới cho mười năm tới, coi Trung Quốc là một thách thức chiến lược

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/06/GettyImages-1405825928.jpg

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg họp báo về hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 29 tháng Sáu 2022, công bố chiến lược mới của Liên minh, lần đầu tiên xác định Trung Quốc là một thách thức chiến lược. Ảnh Denis Doyle/Getty Images

 

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang diễn ra tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha đã công bố những bước đột phá: Mở rộng từ 30 lên 32 nước thành viên bằng cách mời Phần Lan và Thụy Điển gia nhập – hai quốc gia có truyền thống trung lập và không liên kết; thông qua một tầm nhìn chiến lược mới cho thập niên sắp tới, trong đó xác định Nga là đối thủ chính còn Trung Quốc là một thách thức chiến lược; quyết định gia tăng lực lượng quân sự thường trực ở sườn phía Đông, sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công quân sự từ Nga.

 

 

NATO thay đổi đường lối

 

Chiến lược mới là sự thay đổi căn bản của NATO từ thời Chiến tranh Lạnh. Là một liên minh phòng thủ đa phương thành lập năm 1949 để đối phó với nguy cơ an ninh từ Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO đã thay đổi rất nhiều: Giảm ngân sách đầu tư cho quân đội, kết nạp các nước thành viên của hiệp ước Warsaw (liên minh quân sự của các nước cộng sản cũ) nhưng vai trò ngày càng mờ nhạt. Thay vì đối phó với các mối đe dọa an ninh, NATO chủ trương coi Nga là đồng minh tiềm năng và hoàn toàn không để ý tới Trung Quốc. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng nói NATO là một tổ chức đã “chết não”; cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần dọa rút Hoa Kỳ khỏi NATO vì cho rằng liên minh này đã “lỗi thời”.

 

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hôm 24 Tháng Hai 2022 và liên minh mới giữa hai cường quốc theo thể chế chuyên chế và bành trướng Nga – Trung Quốc đã làm thay đổi hoàn toàn các tính toán địa chính trị khu vực và NATO như sống lại và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Cuộc phiêu lưu quân sự của ông Vladimir Putin và ông Tập Cận Bình đã có tác dụng ngược.

 

“Quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga, những nỗ lực hỗ trợ lẫn nhau của họ nhằm đảo lộn trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đang đi ngược lại các giá trị và lợi ích của chúng tôi”, các nhà lãnh đạo NATO cho biết trong một tuyên bố sứ mệnh mới được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh tại Madrid. “Các hoạt động hỗn hợp và mạng độc hại của CHND Trung Hoa cũng như những luận điệu và thông tin mang tính đối đầu của Bắc Kinh nhằm vào các đồng minh đang gây tổn hại đến an ninh của liên minh”, tuyên bố nhấn mạnh.

 

Ông Putin nói rằng sự kiện NATO mở rộng về phía Đông, chuẩn bị kết nạp Ukraine làm thành viên là mối đe dọa an ninh quốc gia của Nga, buộc ông phải thực hiện một “chiến dịch quân sự đặc biệt” lật đổ chính phủ ở Kyiv. Nhưng nay, với sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển, đường biên giới chung giữa Nga và NATO đã kéo dài thêm 1,300 cây số và các lực lượng quân sự của NATO sắp áp sát nước Nga. Đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển còn phải được các nước thành viên hiện thời chấp nhận, nhưng với việc Thổ Nhĩ Kỳ rút lại lời phản đối và Ban lãnh đạo NATO chính thức mời hai nước Bắc Âu gia nhập hôm nay, hình ảnh một NATO 32 nước sẽ thành hiện thực sau vài tháng nữa.

 

Trong phát biểu đưa ra vào chiều Thứ Tư 29 Tháng Sáu, ông Putin cảnh báo Nga sẽ đáp trả nếu liên minh phương Tây mở rộng sự hiện diện của mình ở các nước này. “Nếu lực lượng quân sự và vũ khí [của NATO] được triển khai ở đó, chúng tôi sẽ phải đáp trả bằng thực lực và tạo ra các mối đe dọa tương tự đối với các vùng lãnh thổ mà từ đó các mối đe dọa được tạo ra chống lại chúng tôi”, ông Putin nói.

 

Đáp lại, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, thông báo sẽ bố trí hàng chục nghìn binh sĩ tại tám quốc gia ở sườn phía Đông của NATO. Quân số của NATO ở mặt trận phía Đông sẽ tăng từ 40,000 người hiện nay lên khoảng 300,000 người trong thời gian tới. Về Trung Quốc, ông Stoltenberg nhận định: “Trung Quốc không phải là đối thủ của chúng ta nhưng chúng ta phải nhìn rõ những thách thức nghiêm trọng mà nó đặt ra.”

 

Tổng thống Biden cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ thiết lập một sở chỉ huy quân đội và một trung đoàn hỗ trợ thực địa ở Ba Lan – lực lượng đầu tiên của Hoa Kỳ thường trú ở sườn phía Đông của NATO. Trong phát biểu của mình, ông Biden gọi hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra tại Madrid là một trong những cuộc họp mặt quan trọng nhất của NATO và tuyên bố nhóm này cam kết “bảo vệ từng inch” lãnh thổ của các thành viên.

 

“NATO châu Á”?

 

Điểm mới của hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay là có sự tham gia của nguyên thủ quốc gia châu Á: Nhật Bản, Nam Hàn, Úc và Tân Tây Lan. Sự hiện diện của bốn nhà lãnh đạo Á châu tại Madrid, cùng với sự thay đổi tầm nhìn chiến lược của NATO chú trọng vào thách thức chiến lược từ Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh nổi giận và phản ứng.

 

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Zhang Jun (Trương Quân) lên tiếng: “Chúng tôi phản đối một số phần tử đang kêu gọi sự can dự của NATO vào Châu Á-Thái Bình Dương hoặc lập một phiên bản Châu Á – Thái Bình Dương của NATO dựa trên liên minh quân sự”. “Không được tái khởi động kịch bản lạc hậu của thời Chiến tranh Lạnh ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tình trạng hỗn loạn ở các phần khác của thế giới không được phép diễn ra ở Châu Á-Thái Bình Dương,” ông Trương nói, theo báo The New York Times.

 

Cục diện chiến tranh ở Ukraine, trong đó NATO viện trợ vũ khí tối tân, chiến cụ, thông tin tình báo, huấn luyện binh sĩ cho cuộc kháng chiến của Ukraine “đến lúc nào nước này còn cần” khiến Trung Quốc toát mồ hôi lạnh khi nghĩ tới phản ứng quốc tế khi Bắc Kinh thực hiện tham vọng xâm chiếm Đài Loan hoặc các nước láng giềng ở châu Á. Cho đến nay Trung Quốc vẫn không lên án cuộc xâm lược của Nga mà đổ lỗi cho NATO mở rộng về hướng Đông đe dọa an ninh của Nga, đồng thời tố cáo Mỹ đang tìm cách thiết lập một liên minh “NATO châu Á” tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để chống lại Trung Quốc như phát biểu dẫn trên của đại sứ Trung Quốc.

 

Cho đến nay, Hoa Kỳ và các đồng minh đều nói rõ họ không có ý định thành lập một liên minh quân sự kiểu NATO ở châu Á. Trong lịch sử, thời Chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ và một số cường quốc đã thành lập khối Liên Phòng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization – SEATO) tương tự như NATO ở khu vực để ngăn cản làn sóng đỏ của Chủ nghĩa cộng sản Liên Xô-Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á; nhưng tổ chức này gặp nhiều vấn đề và đã tan rã năm 1977, sau khi miền Nam Việt Nam thất thủ mà không xảy ra hiệu ứng domino ở các nước Đông Nam Á khác.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/06/GettyImages-1241613950.jpg

Họp báo tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, tân Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk-yeol , nói ông sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ và NATO để “bảo vệ lợi ích của Nam Hàn trước sức ép của Bắc Kinh trong trường hợp ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương suy giảm. Ảnh Celestino Arce/NurPhoto via Getty Images

 

Ghét của nào trời trao của nấy

 

Hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ chỉ có hiệp định an ninh song phương lâu đời với một số đồng minh Nhật, Nam Hàn, Philippines và Úc và một số diễn đàn đối thoại an ninh như nhóm Bộ Tứ (QUAD), AUKUS (Mỹ, Anh, Úc). Gần đây chính những âm mưu lấn chiếm đất đai và hành động hung hăng của Trung Quốc đã thúc đẩy các nước láng giềng tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.

 

Sự kiện Trung Quốc khơi lên vụ tranh chấp quần đảo Senkaku – mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư – đã thúc đẩy Chính phủ Nhật nâng cấp quân đội, tăng chi tiêu quốc phòng vượt quá giới hạn 1% tổng sản phẩm quốc nội có từ nhiều năm nay và sửa đổi hiến pháp hòa bình để quân đội Nhật có vai trò tích cực hơn. Tân Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol, một người bảo thủ mới đắc cử, đã tìm cách gắn kết đất nước của mình chặt chẽ hơn với Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, để “bảo vệ lợi ích của Nam Hàn trước sức ép của Bắc Kinh trong trường hợp ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương suy giảm trong dài hạn”,

 

Tại Madrid, Thủ tướng Úc Anthony Albanese, vừa nhậm chức vào tháng trước, đã cảnh báo mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ông Albanese nói với các nhà lãnh đạo NATO rằng Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành “quốc gia hùng mạnh nhất thế giới”, việc tăng cường quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow gây ra nguy cơ cho tất cả các quốc gia dân chủ. Và ông dẫn chứng chuyện Úc đang bị Trung Quốc “cưỡng bức kinh tế” do Úc không làm theo những yêu sách của Bắc Kinh để minh họa cho tham vọng của Trung Quốc ở khu vực.

 

Ngay một nước nhỏ và xa xôi như Tân Tây Lan cũng hết sức lo ngại trước sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương, do việc Bắc Kinh bí mật ký kết hiệp ước an ninh với quần đảo Solomon. Tại hội nghị Madrid, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern than phiền với các nhà lãnh đạo NATO về việc Bắc Kinh ngày càng “thách thức các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”.

 

Châu Á hiện không có một tổ chức phòng thủ chung như NATO nhưng nếu Bắc Kinh cứ tiếp tục phô trương sức mạnh cơ bắp, đe nẹt các nước láng giềng và phá hoại sự ổn định của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ thì biết đâu một ngày không xa nỗi lo sợ của họ sẽ trở thành hiện thực khi các nước láng giềng hợp tác với nhau thành một khối để tự vệ. “Ghét của nào trời trao của ấy,” bài học tác dụng ngược của ông Putin với Ukraine và NATO đáng để ông Tập và bộ sậu của ông nghiền ngẫm.

 

-----------------

Đọc thêm:

·         NATO: Tham vọng quân sự của Trung Quốc là “thách thức cần giải quyết”

 




HAI TÙ BINH MỸ Ở UKRAINE : ĐỐI PHƯƠNG MUỐN ĐÀM PHÁN ĐỂ TRAO TRẢ (Bình Phương / Saigon Nhỏ)

 



Hai tù binh Mỹ ở Ukraine: Đối phương muốn đàm phán để trao trả

Bình Phương

30 tháng 6, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/hai-tu-binh-my-o-ukraine-doi-phuong-muon-dam-phan-de-trao-tra/

 

Lực lượng ly khai do Nga dựng lên ở Ukraine muốn thương lượng để trao trả hai chí nguyện quân người Mỹ mà họ bắt được

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/06/09e653d6db93fea8bc801f105e16a058-4234-800x450.jpg

Alexander Drueke (trái) và Andy Huynh (phải) liên lạc lần cuối với gia đình vào ngày 8-6 và đã không trở về sau một nhiệm vụ tại tỉnh Kharkiv, miền đông Ukraine. (Ảnh từ video)

 

Lực lượng ly khai do Nga dựng lên ở Ukraine muốn thương lượng để trao trả hai chí nguyện quân người Mỹ mà họ bắt được, theo thông tin từ gia đình của một trong hai người.

 

Như tin đã đưa, anh Alex Drueke, 39 tuổi và anh Andy Huỳnh Ngọc Tài, 27 tuổi, người gốc Việt – đều là công dân Mỹ và đều tình nguyện chiến đấu ở Ukraine – đã bị bắt gần thành phố Kharkiv của Ukraine ngày 9 tháng Sáu khi đang chiến đấu cùng một nhóm lính nước ngoài.

 

Bà Lois Drueke, mẹ của anh Drueke, nói rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nói với gia đình bà rằng anh Drueke đã gọi điện cho Bộ Ngoại giao hai lần để chuyển lời những người bắt giữ anh đang nóng lòng muốn thương lượng để trả tự do cho anh và anh Huỳnh.

 

Bà Drueke nói Bộ Ngoại giao đã thông tin với bà, hai cuộc điện thoại, vào ngày 25 và 28 tháng Sáu 2022 đều được thực hiện từ một số điện thoại của Nga, và anh Drueke cho biết anh đang bị lực lượng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, hay D.P.R. – một trong hai nước cộng hòa tự xưng do Nga dựng lên từ lãnh thổ của Ukraine – giam giữ.

 

Theo bà Drueke, những kẻ bắt giữ không trực tiếp nói chuyện với bất kỳ ai trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. “Cả hai lần, rõ ràng là Drueke đang đọc một văn bản viết sẵn hoặc bị nhắc nhở phải nói rằng những kẻ bắt giữ muốn đàm phán để trả tự do cho Drueke và Andy,” bà Dianna Shaw, chị gái của bà Drueke cho biết.

 

Anh Drueke cho biết anh đã bị biệt giam phần lớn thời gian và đã không gặp anh Huỳnh trong vài ngày, theo lời bà Drueke từ nguồn tin của Bộ Ngoại giao.

 

Hai người lính Mỹ mất tích khi đơn vị họ bị tấn công với hỏa lực mạnh tại một ngôi làng cách biên giới Nga khoảng 25 dặm. Vào ngày 17 tháng Sáu trên mạng YouTube có các đoạn video ngắn cho thấy hình ảnh hai người, trong đó họ nói bằng tiếng Nga, “Tôi phản đối chiến tranh.” Trong vài ngày tiếp theo, các video dài hơn xuất hiện qua đó cho thấy cảnh họ đang bị giam cầm.

 

Phát ngôn viên chính của Kremlin nói hai người Mỹ này là “lính đánh thuê” và tuyên bố họ không được bảo vệ theo Hiệp ước Geneva về tù nhân chiến tranh, thậm chí “Nga không thể bảo đảm rằng những người Mỹ bị bắt ở Ukraine sẽ không bị kết án tử hình ở DPR”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố kêu gọi Moscow và các chính quyền thân Nga ở Ukraine tuân thủ luật pháp quốc tế.

 

Bà Drueke nói Bộ Ngoại giao không cho biết chi tiết những kẻ giam giữ đòi hỏi điều gì để trả tự do cho hai người. “Bộ Ngoại giao nói rằng Hoa Kỳ không công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và việc đòi tự do cho hai người Mỹ có thể là một quá trình lâu dài, tế nhị và nhạy cảm,” bà Drueke nói. Tuy nhiên, gia đình bà rất vui khi thấy anh Drueke có hy vọng được trả tự do và trở về nhà.

 

Vào ngày 28 tháng Sáu, vài giờ sau khi Bộ Ngoại giao nhận được cuộc gọi thứ hai từ anh Drueke, bà mẹ nhận được một cuộc gọi của anh từ cùng một số điện thoại. Họ nói chuyện trong khoảng 10 phút; anh Drueke hỏi về con chó, chiếc xe tải của anh và cách mẹ anh ta giữ chúng. “Nó có vẻ mệt mỏi và căng thẳng, nhưng thật tuyệt vời khi nghe giọng nói của nó và biết rằng nó vẫn còn sống và ổn”, bà Drueke nói về con trai.

 

Trong một tuyên bố với The New York Times, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không xác nhận lời kể lại của gia đình Drueke, nhưng lưu ý rằng họ đã xem video về hai công dân được cho là bị lực lượng quân sự Nga bắt giữ. “Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu nhiều nhất có thể và giữ liên lạc với các gia đình. Vì tôn trọng quyền riêng tư của các gia đình trong thời gian này, chúng tôi không có gì bổ sung gì thêm,” Bộ Ngoại giao tuyên bố.

 

----------------

 Đọc thêm:

·         Hai chí nguyện quân Mỹ, một người gốc Việt, bị Nga bắt ở Ukraine

·         Báo chí Nga nêu vấn đề tử hình hai lính tình nguyện người Mỹ

 

 



ANH HÙNG và TỘI ĐỒ TRONG THỜI ĐẠI PHÁT TRIỂN (Đoàn Khắc Xuyên)

 



Anh hùng và tội đồ trong thời đại phát triển 

Đoàn Khắc Xuyên

06:50 | Thứ năm, 30/06/2022

https://nguoidothi.net.vn/anh-hung-va-toi-do-trong-thoi-dai-phat-trien-35427.html

 

Họ, những quan chức nhà nước ấy, dù được nuôi bằng tiền thuế của dân và doanh nghiệp, nhưng thay vì là những “anh hùng trong thời đại phát triển”, nghĩ đến dân, đến nước như quan chức nhà nước ở Nhật trong 18 năm làm nên kỳ tích thì họ đã tự biến mình thành những kẻ tham nhũng, “ăn” trên đầu trên cổ nhân dân, trở thành những tội đồ, tội phạm trong thời bình.

 

·         Từ vụ kit Việt Á: “Test phòng, chống tham nhũng” của Việt Nam

·         Tổng Bí thư nói về việc kỷ luật, xử lý hình sự các ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh

·         Bắt giam ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc

·         [eMagazine] Toàn cảnh vụ nâng giá kit xét nghiệm Công ty Việt Á

·         Công ty Việt Á nâng khống giá kit khoảng 45%, chi gần 800 tỉ đồng 'hoa hồng' cho đối tác

 

Tôi đang đọc cuốn sách Kinh tế Nhật Bản - giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973 của GS-TS. Trần Văn Thọ, Giáo sư Danh dự Đại học Waseda, nguyên là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Nguyễn Xuân Phúc. Sách mới ra mắt và phát hành gần đây. 

 

Tác giả bộc bạch trong lời nói đầu: “Tôi viết cuốn sách Kinh tế Nhật Bản - giai đoạn phát triển thần kỳ 1955 - 1973 này để cung cấp một tham khảo cho những bàn luận về mục tiêu năm 2045 của Việt Nam”, bởi vì “gần đây, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước tiên tiến, thu nhập cao vào năm 2045, còn độ 23 năm nữa. Các nhà nghiên cứu, các cơ quan truyền thông đang bàn luận sôi nổi về các điều kiện, các tiền đề để đạt mục tiêu đó”.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/16bafa8b-f4c2-4e56-ab95-d031bb3dde20.jpg

Nhật Bản năm 1945. Ảnh: TL

 

Vậy những tham khảo, hoặc như người ta thường nói là bài học, mà Việt Nam có thể rút ra từ giai đoạn 18 năm phát triển thần kỳ (có người gọi là “phép lạ Nhật Bản”) - 18 năm giúp Nhật Bản chuyển từ một nước thu nhập trung bình thành một nước thu nhập cao, một cường quốc công nghiệp theo kịp các nước tiên tiến phương Tây - mà tác giả muốn lưu ý chúng ta là gì?

 

Hai “từ khóa”, theo tác giả, là: nhà nước kiến tạo phát triển và năng lực xã hội

 

Về nhà nước kiến tạo phát triển, vốn lâu nay đã được lãnh đạo, các quan chức, giới nghiên cứu và giới truyền thông bàn nhiều, nói tới nhiều, thì theo tác giả, có thể nói gọn đó là nhà nước lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm ưu tiên hàng đầu, từ đó đưa ra mục tiêu phát triển làm cho dân giàu nước mạnh, và tạo các cơ chế động viên, thúc đẩy các nguồn lực để đạt mục tiêu. “Lãnh đạo của nhà nước kiến tạo phát triển do đó phải có tinh thần dân tộc, có khí khái, hoài bão, quyết làm cho đất nước giàu mạnh để sánh vai với các nước tiên tiến. Trong một thế giới mà trật tự đã được các nước tiên tiến xác lập và bất lợi đối với các nước chưa phát triển, lãnh đạo của nước đi sau phải đủ trí tuệ và bản lĩnh tìm ra chiến lược phù hợp với lợi ích của đất nước mình”, tác giả nhấn mạnh.

 

Tuy vậy tôi chú ý hơn đến “từ khóa” thứ hai, năng lực xã hội, mà tác giả định nghĩa là “năng lực và tố chất của những nhân tố cấu thành xã hội, cụ thể là chính trị gia, quan chức, lãnh đạo kinh doanh, trí thức và tầng lớp lao động. Mỗi nhân tố cấu thành phải có những tố chất để thúc đẩy kinh tế phát triển”. Trong đó, tôi đặc biệt chú ý đến vai trò của quan chức nhà nước. Bởi, cho dù lãnh đạo cao nhất của đất nước có đề ra được đường lối, chủ trương, chính sách phát triển, cải cách đúng đắn, hợp lòng dân mà đội ngũ quan chức nhà nước - những người có trách nhiệm thực thi đường lối, chủ trương, chính sách ấy - không đủ tố chất, năng lực để thực thi có hiệu quả thì mục đích cuối cùng cũng không đạt được. Hậu quả là đất nước tụt hậu hoặc phát triển chậm, người dân mất niềm tin.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/b5ca5d13-cd43-47e0-ba85-d734f2f3dd9a.jpg

Nhật Bản trỗi dậy từ một nước bại trận thành siêu cường chỉ sau hai thập kỷ. Ảnh: TL

 

Tố chất cần thiết của quan chức nhà nước, theo tác giả cuốn sách, là năng lực quản lý hành chính, tinh thần trách nhiệm, tác phong đạo đức của người công bộc, chí công vô tư. Quan chức nhà nước của Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ - 6.000 ngày làm thay đổi nước Nhật - được ví như những “anh hùng trong thời đại phát triển” vì vai trò và đóng góp có tính quyết định của họ trong việc làm nên kỳ tích ấy.

 

Tác giả cho rằng, anh hùng trong thời đại phát triển cũng có những tố chất như anh hùng thời chống ngoại xâm dù nội dung cụ thể có thể khác. Chẳng hạn tài trí (có tri thức, có tầm nhìn xa trông rộng, có năng lực lãnh đạo…), dũng cảm (dám nhận trách nhiệm, dám vì lợi ích đất nước mà đương đầu với mọi khó khăn, với các nhóm lợi ích cục bộ), quên mình vì dân vì nước (chí công vô tư, đặt quyền lợi đất nước lên trên hết), biết trọng dụng và thu phục người giỏi để thực hiện sự nghiệp lớn (dùng người giỏi thực sự và lắng nghe trí thức)…

 

Quan chức nhà nước trong giai đoạn phát triển ở ta thì sao? Câu hỏi nảy sinh vì, chẳng là trong khi tôi đang đọc nửa chừng cuốn sách thì tin tức thời sự nóng bỏng trong nước ập đến với việc hàng loạt quan chức cao cấp bị khởi tố, bắt tạm giam vì nhiều tội danh khác nhau liên quan đến vụ án Công ty Việt Á. Tính đến nay, tổng cộng đã có hơn 60 bị can bị Bộ Công an và công an các địa phương khởi tố trong vụ án liên quan đến bộ xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.

Trong đó, hai bị can từng giữ chức vụ cao nhất là Nguyễn Thanh Long (cựu bộ trưởng Bộ Y tế) và Chu Ngọc Anh (cựu chủ tịch UBND TP. Hà Nội, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). Cả hai bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm pháp luật gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/151179e6-141f-4826-94c0-a3acbdb978da.jpg

Liên quan đến vụ án Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19, hai bị can (từ phải): Nguyễn Thanh Long (cựu bộ trưởng Bộ Y tế) và Chu Ngọc Anh (cựu chủ tịch UBND TP. Hà Nội, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) đã bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 7.6. Ảnh: VGP

 

Cũng tại hai bộ trên, nhiều bị can từng là lãnh đạo cao cấp đã bị khởi tố: Phạm Công Tạc (cựu thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ), Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ), Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế), Nguyễn Nam Liên (cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế)…

 

Và trước đó, vào tháng Ba vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận về những vi phạm tại Học viện Quân y liên quan đến vụ án test kit Việt Á: Trung tướng Nguyễn Viết Lượng (Bí thư Đảng ủy, Chính ủy); Trung tướng Đỗ Quyết (Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện); Thiếu tướng Hoàng Văn Lương (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự); Thượng tá Hồ Anh Sơn (Bí thư Chi bộ, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Chủ nhiệm đề tài); Đại tá Nguyễn Văn Hiệu (Phó bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Trang bị, Vật tư) và lãnh đạo, cán bộ một số đơn vị thuộc Học viện cùng phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. 

 

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, gây bức xúc trong xã hội. Thượng tá Hồ Anh Sơn và Đại tá Nguyễn Văn Hiệu sau đó đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

 

Nhắc lại, đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 mới xuất hiện ở nước ta, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lúc đó là ông Chu Ngọc Anh đã ký quyết định triển khai 4 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về phòng chống dịch, trong đó có 2 nhiệm vụ liên quan tới kit xét nghiệm Covid-19 và một nhiệm vụ dịch tễ. Bộ giao đề tài nghiên cứu kit xét nghiệm Covid-19 cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp thực hiện với chi phí từ ngân sách là 18,98 tỷ đồng. Không lâu sau, vào ngày 2.3.2020, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã ban hành quyết định thông qua kết quả đề tài nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm của Việt Á.

 

Cho dù lãnh đạo cao nhất của đất nước có đề ra được đường lối, chủ trương, chính sách phát triển, cải cách đúng đắn, hợp lòng dân mà đội ngũ quan chức nhà nước không đủ tố chất, năng lực để thực thi có hiệu quả thì mục đích cuối cùng cũng không đạt được. 

 

Ngay hôm sau, ngày 3.3.2020, Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thành lập đã họp đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit real-time RT-PCR one step với tỷ lệ 100% thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kit xét nghiệm do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.

 

Gần như ngay lập tức, ngày 4.3.2020, Bộ Y tế đã có quyết định ban hành danh mục hai sinh phẩm chẩn đoán invitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của Việt Á. Và ngày 5.3.2020, Bộ Khoa học và Công nghệ nhanh chóng họp báo về việc Việt Nam “sản xuất thành công” kit xét nghiệm Covid-19. Công ty Việt Á tự định giá bộ test kit này 400.000 - 600.000 đồng.

Để thêm thuyết phục, ngày 25.4.2020, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết WHO đã công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất. Thông tin này sau đó được chứng minh là bịa đặt.

 

Điều tra của Bộ Công an cho biết: “Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit”. 

 

Quá trình cấp phép thần tốc cho sản phẩm của Việt Á, một công ty mà thậm chí đến cái trụ sở cũng chỉ là căn nhà thuê để đặt bảng hiệu, cho thấy đã có một màn phối hợp phù phép của lãnh đạo cả hai bộ Y tế và Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016 - 2021 để Công ty Việt Á, núp dưới cái vỏ phối hợp nghiên cứu với Học viện Quân y, nhập kit xét nghiệm từ Trung Quốc với giá bèo (21.560 đồng/kit) về bán với giá nói trên.

 

Nhờ vậy mà chỉ trong thời gian ngắn Việt Á đã đạt doanh số bán bộ kit xét nghiệm tới 4.000 tỷ đồng và dùng 800 tỷ đồng để “bôi trơn” khắp nơi.

 

Những gì xảy ra tại Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Học viện Quân y cùng Công ty Việt Á liên quan đến kit xét nghiệm, cùng với việc hàng loạt lãnh đạo CDC các tỉnh thành nhận “lại quả” khi mua kit Việt Á bằng tiền ngân sách với giá cao, cho thấy trong thực tế đã hình thành:

 

- Một đường dây lũng đoạn nhà nước bao gồm những cán bộ cao cấp trong bộ máy nhà nước thuộc nhiều ngành cùng câu kết với nhau hòng qua mặt các cơ quan thanh tra, kiểm tra và sự giám sát của công luận để thao túng chủ trương chính sách, làm lợi cho một số người, bất chấp thiệt hại gây ra cho đất nước và người dân trong đại dịch.

 

- Một thế lực tư bản thân hữu gồm quan chức nhà nước và công ty tư nhân sân sau đã hình thành nên nhóm lợi ích, nhóm này giành lấy nguồn lực nhà nước, những hợp đồng với nhà nước để đưa về cho sân sau hòng làm giàu bất chính cho nhóm, bất chấp mọi nỗi khổ đau của người dân. 

 

Họ, những quan chức nhà nước ấy, dù được nuôi bằng tiền thuế của dân và doanh nghiệp, nhưng thay vì là những “anh hùng trong thời đại phát triển”, nghĩ đến dân, đến nước như quan chức Nhật trong 18 năm làm nên kỳ tích thì đã tự biến mình thành những kẻ tham nhũng, “ăn” trên đầu trên cổ nhân dân, trở thành những tội đồ, tội phạm trong thời bình.

Từ đó ai cũng thấy, muốn Việt Nam đạt mục tiêu phát triển 2045, muốn công cuộc cải cách kinh tế và phát triển xã hội thành công, điều cấp thiết là phải có một đội ngũ quan chức nhà nước với những tố chất và cách thức tuyển chọn, thử thách, giáo dưỡng, mà cuốn sách của GS. Trần Văn Thọ đã gợi mở.

 

Làm sao để có một đội ngũ quan chức nhà nước như vậy? Đó là một câu hỏi khó, đòi hỏi ở những nhà lãnh đạo một tầm nhìn, tri thức, ý thức học hỏi, ý chí và quyết tâm vì sự nghiệp chung, mới có thể trả lời. 

 

Đoàn Khắc Xuyên

 

·         Hủy Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đối với Công ty Việt Á

·         Vụ Công ty Việt Á: Các quan chức nào đã bị khởi tố?

·         Nhiều địa phương, bộ ngành chi gần 2.200 tỉ đồng mua kit xét nghiệm của Việt Á

·         Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực nhìn từ vụ Việt Á

·         Nhiều bị can lợi dụng chính sách để trục lợi hàng nghìn tỷ đồng





HẬU QUẢ CỦA CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC UKRAINE CỦA NGA ĐỐI VỚI BA LAN (Piotr Arak / BPB)

 



Hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đối với Ba Lan

Piotr Arak  -  BPB

Đỗ Kim Thêm, dịch

30/06/2022

https://baotiengdan.com/2022/06/30/hau-qua-cua-cuoc-chien-tranh-xam-luoc-ukraine-cua-nga-doi-voi-ba-lan/

 

Tóm tắt: Là một lân bang, Ba Lan đang gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga tại Ukraine. Cuộc xung đột vũ trang đã tác động đến từng người dân Ba Lan, một phần vì sự hiện diện của người tị nạn ở Ba Lan. Do Belarus hỗ trợ, sự xâm lược của Nga tại Ukraine ngoài ra cũng có tác động đến toàn cầu và cả nền kinh tế Ba Lan. Các hậu quả của chiến tranh đã thể hiện rõ trong các chỉ số lạm phát, tâm lý xã hội, thị trường lao động, khí đốt và dầu mỏ.

 

                                                                         ***

Trong năm nay, do hậu quả của cuộc gây chiến của Nga tại Ukraine, mức tăng trưởng kinh tế Ba Lan có thể thấp hơn khoảng 3,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đặc biệt là cuộc chiến dẫn đến sự suy yếu đáng kể các hoạt động trong khu vực sử dụng đồng euro. Vào tháng 12 năm 2021, Viện Kinh tế Ba Lan (Polski Instytut Ekonomiczny – PIE) dự đoán là GDP sẽ tăng lên 4,3%. Hiện nay, không thể ước tính đầy đủ và chính xác về tác động kinh tế và tài chính của cuộc chiến Ukraine đối với nền kinh tế Ba Lan. Do cuộc chiến còn đang tiếp diễn, các hậu quả này sẽ chịu những rủi ro cực kỳ bất thường, ngoài ra cũng còn kèm theo sự bất trắc về hậu quả của chính sách Zero-Covid của Trung Quốc và các hạn chế nghiêm trọng liên quan đến đại dịch, hiện đang ảnh hưởng ngày càng nhiều trong các khu vực công nghiệp của Trung Quốc.

 

Theo các nghiên cứu của PIE và Ngân hàng Kinh tế Quốc gia (Bank Gospodarstwa Krajowego – BGK) vào tháng 3 năm 2022, cuộc chiến Ukraine là mối đe dọa đối với các hoạt động kinh tế của 42% các doanh nghiệp được khảo sát. 54% các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, giao hàng và hậu cần bày tỏ mối quan tâm nhất. Cũng trong lĩnh vực xây dựng, 42% các doanh nghiệp cho thấy các rủi ro nghiêm trọng hoặc rất cao đối với các hoạt động của họ. Nỗi lo sợ của các doanh nghiệp Ba Lan đã được nhìn thấy trước khi Nga bắt đầu xâm lược, nhưng hiện nay thậm chí trở nên rõ ràng hơn. Cuộc chiến Ukraine cũng gây rất nhiều bất ổn giữa các doanh nghiệp có liên quan đến tình hình kinh tế, 3/4 các doanh nghiệp tin rằng đây là một trở ngại rõ ràng cho kinh doanh.

 

Hậu quả rõ ràng nhất của cuộc chiến đối với nền kinh tế Ba Lan là các nguồn năng lượng ngày càng đắt đỏ, đáng chú ý là việc tăng giá tại các trạm xăng. Nếu giá hàng nguyên liệu tăng cao kéo dài trong một thời gian, sức mua của hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm mức tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

 

Mặt khác, có dự kiến là dòng người tị nạn từ Ukraine sẽ làm tăng các chi phí về tiêu dùng. Chi phí bảo trợ cho một triệu người đến Ba Lan sẽ lên tới hơn 20 tỷ Zlotys mỗi năm, tức là khoảng 1% GDP. Tuy nhiên, mức chi tiêu có thể dao động, vì một số người tị nạn sẽ chuyển đến các nước Tây Âu (bao gồm Đức, Tây Ban Nha và Ý) và một số trở về Ukraine.

 

Do mức xuất khẩu sang Ukraine và Nga giảm đi, nên tác động trước mắt đối với nền kinh tế Ba Lan được ước tính là vừa phải, vì tỷ lệ của các quốc gia này trong mức xuất khẩu của Ba Lan chiếm không cao quá đặc biệt. Năm 2021, con số này chỉ là 2-3%. Sự gián đoạn nghiêm trọng có thể xảy ra là do tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực nhập khẩu, vì Ba Lan vẫn phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu năng lượng của Nga.

 

Chính sách tài sách nới lỏng hơn liên quan đến chiến tranh có thể tạo thuận lợi cho việc tăng trưởng kinh tế Ba Lan. Chi phí ngày càng tăng cho việc trợ giúp người tị nạn và vũ khí có thể mang lại một sự thúc đẩy tích cực cho nền kinh tế, mặc dù nó không quá nhiều đến mức là sẽ bù đắp đầy đủ cho các ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động kinh tế.

 

Đồng thời, chiến tranh có thể là một cơ hội lớn lao để đạt được nhanh hơn một thỏa hiệp với các định chế của châu Âu về lĩnh vực nhà nước pháp quyền (*). Việc đề ra hiệu lực của kế hoạch phát triển quốc gia do chính phủ Ba Lan đệ trình (mà các quỹ tài trợ cho kế hoạch này hiện nay đang bị Ủy ban Liên Âu phong toả) sẽ là một tín hiệu rất tích cực không chỉ cho nền kinh tế, mà còn cho các thị trường tài chính. Do các biện pháp hành chính tiên khởi cần thiết trong việc phân bổ cho Ba Lan, nên ảnh hưởng thực sự của các nguồn lực tài chính khả dụng theo khuôn khổ của kế hoạch phát triển đất nước đối với nền kinh tế sẽ thể hiện vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

 

Dựa theo Bảng chỉ số giá tiêu dùng, mức lạm phát được ước tính trung bình hàng năm cho năm 2022 là 10,8%. Tương tự như các dự báo tăng trưởng kinh tế, nó sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình địa chính trị và giá cả hàng hóa. Giá lúa mì, ngô và dầu hiện đang đạt gần như đến mức kỷ lục. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu ngũ cốc đứng hàng đầu. Trong năm nay, có thể giả định rằng thế giới không thể mong đợi Ukraine cung cấp ngũ cốc, vì đã cấm xuất khẩu các loại cây trồng cơ bản và hoạt động của cảng Odessa sẽ còn bị gián đoạn bởi chiến cuộc.

 

Chính phủ Ba Lan ủng hộ việc duy trì cái gọi là biện pháp chống lạm phát cho đến cuối năm 2022. Điều này liên quan đến việc giảm thuế tiêu thụ gián thu, chẳng hạn như thuế trọ giá gia tăng (VAT) đối với xăng dầu và thực phẩm. Nếu mức giảm này được huỷ bỏ vào cuối tháng 7 năm 2022, như dự kiến ban đầu, thì đà tăng giá tiêu dùng trong năm nay sẽ cao hơn khoảng hai phần trăm điểm so với mức trung bình hàng năm.

 

Nằm trong dự kiến là việc tăng lãi suất sẽ tiếp tục. Trong các quý tới, mức lạm phát sẽ không trở lại mức tăng hoặc giảm 1% điểm trong mục tiêu 2,5%. Cần cứu xét đến việc giá gia tăng trong phạm vi hai con số, nên có thể giả định rằng Hội đồng Chính sách Tiền tệ (Rada Polityki Pieniężnej) sẽ tăng lãi suất tham chiếu của Ngân hàng Quốc gia Ba Lan (Narodowy Bank Polski – NBP) lên ít nhất 5,5%. Con số thấp hơn có thể xảy ra, nếu hoạt động kinh tế suy yếu nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong hiện tại, chúng ta dự kiến sự suy yếu là trong chừng mực.

 

Mức lãi suất cao hơn là cần thiết để cân bằng cho nền kinh tế Ba Lan đang có phần giao động, nhưng hậu quả sẽ là tiêu dùng ít hơn, đầu tư yếu hơn và tăng trưởng kinh tế chậm hơn. Mức tăng trưởng GDP được đề ra trong quý IV/2021 là 7% và quý I/2022 8% không thể kỳ vọng là đạt, do hậu quả của các vấn đề về chính sách tiền tệ và nhu cầu, nên nền kinh tế sẽ hạ nhiệt.

 

Sau khi chiến tranh bùng nổ, đồng tiền Ba Lan đã mất giá đáng kể. Vì đồng tiền Zloty vốn dĩ đã yếu kém trước đó, trên thị trường tiền tệ Ba Lan đã đạt được các kỷ lục mới: Hơn 5 Zlotys mới tương đương cho 1 đồng Euro và gần như nhiều hơn cho 1 đồng Franc Thụy Sĩ. 1 đô la Mỹ đổi 4,60 Zloty là mức giá cao nhất cho đồng tiền này trong hơn 21 năm qua. Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc đến việc nếu Bộ Tài chính Ba Lan có kế hoạch trao đổi các quỹ của Liên Âu trên thị trường tiền tệ, thì triển vọng suy yếu lâu dài của tỷ giá hối đoái Zloty là ít. Mặt khác, việc đồng tiền Ba Lan có giá cao hơn chắc chắn sẽ có thể sẽ xảy ra, nếu các căng thẳng địa chính trị giảm.

 

Do dòng người tị nạn, tỷ giá hối đoái yếu hơn và doanh thu ngày càng tăng của các công trái phiếu Ba Lan có nghĩa là khoảng công chi to tát không được bù đấp bởi các nguồn thu trong hiện tại. Kết quả có thể tiên đoán là mức thâm hụt ngân sách và nợ công ngày càng tăng. May mắn thay, sau cuộc khủng hoảng do đại dịch Corona gây ra, tình trạng nợ công và thâm hụt của Ba Lan đang trên đà đi xuống. Một thách thức đối với ngân sách công cũng sẽ là sự gia tăng kinh phí quốc phòng. Ngay từ năm 2023, 3% GDP sẽ được cung cấp cho mục đích này.

 

Mức thâm hụt ngân sách Ba Lan năm 2021 là 1,9% của GDP và mức nợ tính theo GDP là 54%. Chính phủ dự báo mức thâm hụt sẽ là 4,3% vào năm 2022 và sau đó hy vọng là sẽ giảm xuống còn 3,7% của GDP và mức nợ giảm xuống còn 51,5% so với GDP (2023). Trong những năm tiếp theo, dự báo giảm thêm xuống còn 2,5% GDP hoặc 49,7% so với GDP (2025).

 

Ba Lan tiếp nhận hơn 3 triệu người tị nạn

 

Đến cuối tháng 4 năm 2022, hơn 3 triệu người đã vượt biên đến Ba Lan. Họ được cung cấp thực phẩm, thuốc men và nhận trợ giúp xã hội. Đây là một phong trào nhập cư đến từ Ukraine hoàn toàn khác, nếu so với cuộc chiến Donbass năm 2014. Vào thời điểm đó, chủ yếu là nam giới trong độ tuổi lao động đã đến Ba Lan, hàng trăm ngàn người, họ đã tăng cường cho thị trường lao động Ba Lan và tăng hiệu quả cho nền kinh tế Ba Lan.

 

Hiện nay, nhiều phụ nữ và trẻ em đến Ba Lan, họ là những người chủ yếu gây ra chi phí trong ngắn hạn và trung hạn. Họ được cung cấp nơi cư trú, thực phẩm, giáo dục và chăm sóc y tế. Một đạo luật đặc biệt về viện trợ cho người Ukraine ước tính chi phí này là 1,8 đến 3,5 tỷ Zlotys. Tuy nhiên, trên thực tế, các công chi chắc chắn sẽ cao hơn đáng kể, đó là nghĩa vụ đạo đức của Ba Lan đối với lân bang. Trong trung hạn, một số người tị nạn sẽ nhận việc làm và có thể tự quyết định lấy là có nên ở lại Ba Lan hay không.

 

Đồng thời, nhiều người Ukraine đang rời Ba Lan và vào quân đội Ukraine để chiến đấu cho đất nước. Có tin cho là có đến hàng chục ngàn người về, mặc dù các con số đích thực không được biết rõ, vì do tình hình nhập cư luôn biến động giữa Ukraine và Ba Lan.

 

Ba Lan đã có rất nhiều người tiêu dùng mới, điều này chắc chắn sẽ làm tăng doanh thu của các chuỗi bán lẻ, và ít nhất là trong ngắn hạn, thúc đẩy cho mức tiêu dùng tư nhân và GDP cũng như tăng số thu thuế. Tuy nhiên, về lâu dài, phần lớn chi phí hỗ trợ cho người tị nạn sẽ phải được ngân sách chi trả.

 

Phong trào tị nạn cũng có thể là một thách thức lớn đối với thị trường lao động Ba Lan. Theo các công nhân từ Ukraine cho biết, những người di cư kinh tế đến Ba Lan trước chiến tranh chủ yếu tìm được việc làm trong ngành xây dựng, công nghiệp chế biến, hoạt động hành chính (bất động sản, kế toán) và các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ, cũng như trong lĩnh vực vận tải và kho bãi. Đa số đã làm việc ở Ba Lan dưới trình độ của họ. Hiện nay, phụ nữ sẽ tìm kiếm việc làm. Nhìn chung đầu tiên, có thể kết luận rằng, trong số những người tị nạn có nhiều phụ nữ có trình độ mà Ba Lan đang có nhu cầu, thí dụ như y tá, giáo viên, thợ may, đầu bếp, thông dịch viên và nhân viên hành chính. Do đó, có những cơ hội tương đối rộng mở để tìm việc làm, bởi vì trong lĩnh vực sản xuất, nhờ tự động hóa và công nghệ mới, nhiều công việc cũng có thể do phụ nữ đảm nhận mà trước đây chỉ dành cho nam giới. PIE thực hiện các nghiên cứu và cung cấp thông tin về các công việc tiềm năng có thể được tạo ra ở Ba Lan vào năm 2022 và sẽ được những người tị nạn đảm nhiệm.

 

Dựa trên cơ sở các chỉ số về phụ nữ trong từng lĩnh vực của nền kinh tế, người ta đã đánh giá cao mức tỷ lệ phụ nữ trong số các công nhân mới. Các ước tính cho thấy, vào đầu tháng 3 năm 2022, các doanh nghiệp Ba Lan đã hoạch định tuyển dụng khoảng 253.000 phụ nữ trong ba tháng tới. 3/4 các công việc này nằm trong lĩnh vực ẩm thực và khách sạn, thương mại và các dịch vụ khác, tức là các lĩnh vực đang tìm kiếm công nhân và hướng đến việc tìm phụ nữ nhiều hơn.

Việc mở cửa để thu dụng cho thị trường lao động và đơn giản hóa thủ tục hợp đồng nhận việc hợp pháp ở Ba Lan, cũng như các cơ quan Lao Động sẽ tạo điều kiện tối đa để giúp cho người tị nạn tìm việc làm và giới chủ nhân cung ứng việc. Một cơ sở dữ liệu tổng hợp các thông tin về khả năng người tỵ nạn và nhu cầu của giới chủ nhân qua hệ thống Woiwodschaften giúp các doanh nghiệp có thể tìm ra các thông tin về năng lực của các nhân viên Ukraine tương ứng. Việc phân phối đồng đều người tị nạn ở Ba Lan sẽ có tầm quan trọng đáng kể để tránh một cuộc khủng hoảng về người tị nạn và cho phép người Ukraine tự lo sinh kế của họ. Một thách thức sẽ là việc trẻ em Ukraine đến các trung tâm giáo dục và nhà trẻ hằng ngày, bởi vì nhà trẻ đã có vấn đề trước khi dòng người tị nạn đến các thành phố lớn.

 

Những kinh nghiệm đến nay cho thấy, chủ thường tìm nhân viên, khi ít nhất họ có thể giao tiếp bằng tiếng Ba Lan. Trong các trường hợp riêng biệt, tiếng Anh cũng có thể gọi là đủ. Điều này dẫn đến sự cần thiết là phải tổ chức các khóa học cơ bản về ngôn ngữ Ba Lan, đặc biệt là đối với phụ nữ có cơ hội làm việc trong lĩnh vực y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

 

Trong tương lai, việc đào tạo theo từng ngành chuyên biệt sẽ cần thiết, nhưng các chi phí cho các khoá này mà giới chủ nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, có thể sẽ không thể trả nổi. Đây là vấn đề mà các hiệp hội các chủ nhân và các tổ chức công có thể giúp đở với các dự án đào tạo đặc biệt.

 

2/3 người Ba Lan tự nguyện giúp người Ukraine

 

Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine đã gây ra một làn sóng đoàn kết ở Ba Lan. Ba Lan và Ukraine có một lịch sử chung đầy khó khăn, trong đó không thiếu chiến tranh và tội ác. Đặc biệt, người Ba Lan bị tổn thương bởi vết thương chưa lành của vụ thảm sát thường dân Ba Lan ở Volhynia do Quân nổi dậy Ukraine (UPA) gây ra vào năm 1943/44. Tuy nhiên, ngày nay, người Ba Lan đã đặt lịch sử qua một bên, mở rộng cửa và giúp đỡ những người tị nạn Ukraine.

 

Các cuộc thăm dò trước khi Nga xâm lược Ukraine cho thấy, người Ukraine là một trong những dân tộc không được ưa chuộng nhất đối với người Ba Lan. Viện Thăm dò Dư luận Ba Lan CBOS đã nghiên cứu về mối quan hệ của người Ba Lan với các quốc gia khác trong nhiều năm: thiện cảm dành cho người Ukraine thấp hơn so với phần lớn các quốc gia châu Âu. So với các nước láng giềng khác của Ba Lan, họ tự đặt mình giữa người Nga, những người có ít thiện cảm nhất và người Belarus. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, nói chung, mối quan hệ giữa Ba Lan và Ukraine đã được cải thiện. Các khảo sát của CBOS trước chiến tranh cho thấy, 41% số người Ba Lan được hỏi có mối quan hệ tích cực với người Ukraine và 25% có thái độ tiêu cực. Đối với người Nga, thiện cảm thể hiện là 29 % và ác cảm 38 %.

 

Vào giữa tháng 3 năm 2022, CBOS đã tiến hành các cuộc khảo sát về chủ đề viện trợ mà người Ba Lan đã cung cấp cho các nước láng giềng của họ. 68% người dân đã giúp đỡ người tị nạn Ukraine bằng hiện vật hoặc tài chính. Phần lớn người Ba Lan, 88%, cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ các sự kiện liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Hơn một nửa số người được hỏi, 57%, cho biết trong cuộc khảo sát là họ sẽ tẩy chay các sản phẩm của Nga.

 

Một số ít người được hỏi cho biết đang tìm cách để bảo vệ bản thân và gia đình do những hậu quả tiêu cực của chiến tranh có thể xảy ra. Trong nhóm này, 11% cho biết họ sẽ tích trữ tiền mặt, 8% dự trữ thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, và 4% dự trữ xăng dầu. Ngoài ra, một số người được hỏi đã dự định hoặc cân nhắc việc di chuyển đến một nơi an toàn hơn, với nhiều người (8%) xem xét việc rời khỏi đất nước hơn là đi nơi khác trong Ba Lan (4%).

 

Nhà nước Ba Lan cũng phản ứng bằng các biện pháp trợ giúp. Giá trị ước tính về viện trợ quân sự của Ba Lan cho Ukraine là bảy tỷ Zlotys (1,5 tỷ euro). Vào tháng 3, Ngân hàng Quốc gia Ba Lan đã đề nghị Ngân hàng Trung ương Ukraine một hình thức trao đổi tiền tệ trị giá 963 triệu euro (**). Nếu tính bao gồm cả giá trị viện trợ nhân đạo, viện trợ của Ba Lan cho Ukraine đã lên tới hơn 2,5 tỷ euro. Tuy nhiên, số tiền này không tính đến số tiền viện trợ cho người tị nạn mà chính phủ Ba Lan ước tính sẽ trả thêm 2,1 tỷ euro (mười tỷ Zloty) cho đến cuối năm nay, số chu cấp tài chính cho người tị nạn, hoàn trả chi phí cho những người dân tiếp nhận người tị nạn và các qũy bổ sung cho chính quyền địa phương để nâng cấp trường học.

 

Một phần chính của sự hỗ trợ này là cấp tiền cho các gia đình Ba Lan mà họ cung cấp một căn hộ hoặc chỗ ở cho người tị nạn. Theo ước tính của chính phủ, dựa trên dữ liệu của chính quyền địa phương, khoảng 600.000 người sử dụng khoản hỗ trợ này. Nếu tính đến số trợ cấp tiền mặt được sử dụng cho chỗ ở và thực phẩm của người dân Ukraine (40 Zloty mỗi ngày), giá trị của khoản viện trợ này lên tới khoảng 720 triệu Zlotys.

 

Điều quan trọng trong bối cảnh này là việc trả tiền cho các gia đình sau khi họ nhận được mã số PESEL, một loại mã số mà dân Ba Lan sử dụng để liên lạc với chính quyền, và sau này thực tế đánh đồng công dân Ukraine với người Ba Lan sau hai năm. Do cuộc chiến còn đang diễn ra, nên việc chu cấp cho những người hỗ trợ người tị nạn sẽ được gia hạn (từ 60 ngày lên 120 ngày). Những người tị nạn nghèo nhất có thể nhận được trợ cấp xã hội trong những điều kiện tương tự như người Ba Lan, tức là không chỉ tiền dành cho trẻ em nói chung “trong khoảng trên 500 ” cho mỗi đứa trẻ, mà còn các dịch vụ chăm sóc khác. Ngoài ra, mỗi người Ukraine nhận được một khoản tiền chào mừng là 300 Zloty và tiền Hryvnia của Ukraina, gây ra các vấn đề trong việc trao đổi tiền tệ trong các ngân hàng nhà nước PKO BP và Pekao SA. Việc này được phối hợp của NBP ở một tỷ lệ cố định (0,14 Zloty cho mỗi Hryvnia; tối đa 10.000 Hryvnia cho mỗi người).

 

Ngoài việc tiếp nhận riêng người tị nạn, người Ba Lan đã cung cấp các phương tiện vận chuyển người tị nạn từ Ukraine và quyên góp tiền cho những người còn ở lại Ukraine. Hàng ngàn tình nguyện viên đã tổ chức các trạm tiếp đón nhận người tị nạn, phân phối các hiện vật quyên góp, cung cấp thông tin và chỉ dẫn về pháp lý, cung cấp hỗ trợ tâm lý và trợ giúp ngôn ngữ. Gần hai tuần sau khi chiến tranh bùng nổ, riêng tại Warsaw có hơn 6.000 tình nguyện viên đã đăng ký tình nguyện giúp cho người tị nạn Ukraine. Theo đó, người ta có thể ước tính, trong cả nước có ít nhất là vài chục ngàn người. Người Ba Lan cũng trao các khoản quyên góp bằng hiện vật, bao gồm thuốc men, quần áo, thực phẩm, vật phẩm vệ sinh. Mức độ dấn thân thiện nguyện và phân phối các khoản đóng góp bằng hiện vật không thể xác định được giá trị tài chính thực sự.

 

Chỉ có một phần dữ liệu trong phần sưu tầm mức quyên góp qua Internet là khả dụng, bởi vì không phải tất cả các nhà tổ chức đều công bố thông tin về số tiền thu được. Các tin về số lượng quyên góp lớn nhất, được điều hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng, mang lại hơn 100 triệu Zloty (bao gồm Fundacja Siepomaga gần 50 triệu Zloty, Polska Akcja Humanitarna khoảng 30 triệu Zloty, Zundacja Pomagam.pl gần 11,5 triệu Zloty). Caritas Polska đã quyên được hơn 100 triệu Zlotys (ngoài các khoản quyên góp bằng hiện vật ước tính khoảng 136 triệu Zlotys). Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ của số hỗ trợ thực tế được cung cấp – vì nhiều khoản gây quỹ được thực hiện trong các doanh nghiệp, trường học, v.v. và kết quả của họ không được công bố, cả danh sách cuối cùng cũng như ước tính theo mẫu đại diện đều không thể thực hiện được.

 

Ngoài ra, còn có sự giúp đỡ của các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm các chuỗi bán lẻ lớn nhất, ngân hàng, nhà cung cấp điện thoại di động, các doanh nhân ngành xây dựng. Giá trị hỗ trợ từ các doanh nghiệp lớn nhất hoặc hiệp hội các ban ngành thường vượt quá một triệu Zloty. Nhiều doanh nghiệp không công bố dữ liệu về sự đóng góp của họ, điều này gây khó khăn cho việc ước tính ngay cả giá trị quyên góp.

 

Ba Lan trên đường độc lập khỏi năng lượng Nga

 

Phản ứng trước sự xâm lược của Nga với Ukraine là nhiều quốc gia phương Tây muốn trở nên độc lập với nguồn cung cấp năng lượng của Nga, vì Nga có thể sử dụng số tiền thu được từ việc bán để tài trợ cho các thiết bị quân sự. Đối với Ba Lan, các hợp đồng dài hạn về cung cấp khí đốt và dầu mỏ của Nga sẽ sớm kết thúc. Vào tháng 4 năm 2022, chính Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, do đó, nó phủ đầu cho việc chấm dứt hiệp ước. Tuy nhiên, Ba Lan đã chuẩn bị cho điều này. Các cơ sở tồn trữ khí đốt ở Ba Lan đã đong đầy với 76%, trong khi mức trung bình của Liên Âu là 32%.

Vào cuối năm 2019, sản lượng khí đốt tự nhiên ở Ba Lan chỉ đạt dưới 5 tỷ m3, phục vụ khoảng 1/4 nhu cầu trong nước, đứng ở mức 20 tỷ m3 vào năm 2019.

 

Tiến trình làm bớt phụ thuộc khí đốt của Nga đã diễn ra từ lâu ở Ba Lan. Trong các năm từ 2015 đến 2019, tỷ trọng khí đốt nhập khẩu của Nga đã giảm khoảng 17 phần trăm điểm. Ba Lan nhập khoảng 17,5 triệu m3, trong đó 10 triệu m3 đến từ Nga, chiếm 55% trong tổng số nhập khẩu.

 

Mặc dù trong thực tế, hơn một nửa số lượng khí đốt nhập khẩu của Ba Lan đến từ Nga, việc thay thế nguyên liệu thô của Nga có thể được là nhờ sự đa dạng hóa dần dần của các tuyến đường cung cấp. Năm 2022, đã có kế hoạch cho việc bắt đầu vận chuyển khí đốt từ thềm lục địa Na Uy thông qua đường ống dẫn khí Baltic Pipe có công suất hàng năm là mười tỷ m3, cũng như dự kiến đưa vào vận hành đường ống dẫn khí Ba Lan-Lithuania (GIPL), nó tạo điều kiện cung cấp khí đốt từ nhà ga khí đốt ở Klaipeda. Điều này có thể làm thay thế cho một phần nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Ngoài ra, cũng có kế hoạch tăng công suất của nhà ga LNG ở Świnoujście lên 6,2 tỷ m3 vào năm 2022/23 và lên khoảng 8,3 tỷ m3 mỗi năm từ đầu năm 2024. Việc mở rộng này cho phép một số cung ứng lớn LNG được chuyển đến Ba Lan, ví dụ từ Mỹ và Qatar. Năm 2019, Ba Lan đã nhập khẩu khoảng 3,5 triệu m3 LNG, bao gồm 950.000 m3 từ Mỹ và 2,3 triệu m3 từ Qatar.

 

Liên quan đến việc Ba Lan nhập khẩu dầu của Nga, chính phủ Ba Lan tuyên bố rằng, các hợp đồng cung cấp có thời hạn sẽ hết hạn vào đầu năm 2022/23 và họ không có kế hoạch ký kết các hợp đồng mới. Ba Lan cũng từ bỏ việc nhập khẩu than của Nga.

 

Điều quan trọng là toàn bộ châu Âu phải loại bỏ nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Liên Âu nhập khẩu khí đốt từ Nga chiếm khoảng 45% trong tổng số lượng nhập khẩu và phục vụ 40% cho nhu cầu. Tương tự như trường hợp dầu mỏ, các quốc gia Đông và Trung Âu phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Tuy nhiên, về mặt danh nghĩa, các nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất là Đức, Ý, Hungary và Hà Lan.

 

Tháng 3 năm 2022, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một kế hoạch tạm thời về cách Liên Âu có thể trở nên độc lập với nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2030 và kêu gọi giảm 65% nhập khẩu khí đốt từ Nga vào năm 2022. Tính toán của PIE cho thấy, nhờ đa dạng hóa nguồn cung, thay thế khí đốt bằng năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân và than đá, cũng như khai thác tiềm năng tiết kiệm (bao gồm thiết lập làm mát thấp hơn hai độ cho các hệ thống điều hòa không khí vào mùa hè) và các biện pháp tương ứng về phía nhu cầu để giảm tiêu thụ trong công nghiệp, việc giảm khoảng 91% nhập khẩu khí đốt sẽ có thể khả thi trên toàn Liên Âu.

 

Hơn nữa, việc đa dạng hóa lâu dài nguồn cung dầu không đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng đáng kể. Hiện nay, hầu hết việc nhập khẩu vào Liên Âu diễn ra bằng đường biển. Vào năm 2021, thậm chí không một nửa công suất của NAFTOPORT Ba Lan (Gdansk/Gdańsk) được sử dụng. Sự gia tăng sản lượng dầu ở Nam Mỹ sẽ cho phép chúng ta chỉ nhận được dưới một triệu thùng mỗi ngày, tức là khoảng 40% lượng dầu nhập khẩu từ Nga. Trong các cuộc đàm phán thuận lợi với các nước OPEC, bao gồm Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iran, châu Âu có thể ngừng mua dầu của Nga, gình lấy được phương tiện của Nga dùng để tài trợ cho sự xâm lược chống lại các nước láng giềng.

 

                                                                                 ***

Piotr Arak là Giám đốc Viện Kinh tế Ba Lan (Polski Instytut Ekonomiczny – PIE), Warsaw. Trước đây, ông làm việc trong Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Bộ Hành chính và Số hóa Cộng hòa Ba Lan và Phủ Thủ tướng. Chuyên đề nghiên cứu của ông là chính sách kinh tế, số hóa và các vấn đề quốc tế.

_________

 

Phụ chú của người dịch:

 

(*) Trước đây, các dự án cải cách tư pháp tại Ba Lan đã gây xung đột gay gắt với Liên Âu. Cuộc chiến Nga-Ukraine làm xoa dịu các tranh chấp.

 

Trong chuyến viếng thăm Warsaw ngày 2/6/2022, Chủ tịch Ủy ban Liên Âu Ursula von der Leyen thông báo, sau khi kiểm tra, các khoản tiền dự định tài trợ cho Kế hoạch Krajowy Odbudowy (KPO) do Ba Lan đệ trình bị đóng băng theo cơ chế pháp quyền của Liên Âu nay được giải toả và việc giải thể Phòng Kỷ luật của Tòa án Tối cao (Sąd Najwyższy – SN) là điều kiện cho việc giải ngân. Biện pháp này bắt đầu thực hiện trong một vài tháng tới.

 

Các nhà phê bình chế độ tiếp tục lo ngại rằng việc cải cách về nhà nước pháp quyền của Ba Lan sẽ không có những thay đổi sâu rộng; ngược lại, các chính sách mị dân và độc tài ngày càng nhiều làm cho nền dân chủ sẽ lâm nguy.

 

(**) Một loại hợp đồng trao đổi giữa hai loại tiền tệ theo tỷ giá hối đoái cố định tại một thời điểm thỏa thuận trong tương lai.