Monday, December 2, 2024

THẢO LUẬN VỚI ChatGPT VỀ SỰ TRANH CÃI GIỮA PHÁI GIÀ VÀ PHÁI TRẺ KHIẾN QUỐC TẾ 2 TAN RÃ / PHẦN 5 (Nghiêm Huấn Từ / Báo Tiếng Dân)

 



Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 5)

Nghiêm Huấn Từ

02/12/2024

 https://baotiengdan.com/2024/12/02/thao-luan-voi-chatgpt-ve-su-tranh-cai-giua-phai-gia-va-phai-tre-khien-quoc-te-2-tan-ra-phan-5/

 

So sánh giữa Marx, Bernstein và Lenin về mức độ sử dụng bạo lực cách mạng (1)

Người đối thoại: Xin hỏi ChatGPT, cụ Marx chủ trương thực hiện bạo lực đấu tranh giai cấp để lật đổ chế độ tư bản. Tuy nhiên, cụ cũng đưa ra những điều kiện khi thực hiện. Ví dụ, cụ cho rằng cách mạng vô sản chỉ bùng nổ khi chế độ tư bản đã phát triển cao tột đỉnh, sau đó nó trở thành tác nhân kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nói khác, quy luật là: Quả chỉ rụng khi đã đủ chín.

 

ChatGPT: Đúng vậy, quan điểm của Karl Marx về cách mạng vô sản không phải là sự khuyến khích bạo lực một cách bừa bãi, mà phải dựa trên những điều kiện lịch sử cụ thể. Theo Marx, cách mạng vô sản chỉ có thể xảy ra khi có đủ ít nhất ba điều kiện cơ bản dưới đây:

1) Chủ nghĩa tư bản đạt đến giai đoạn phát triển cao nhất: Tới giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản trở thành lực lượng cản trở sự phát triển sản xuất và xã hội. Lúc này, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên không thể điều hòa.

2) Sự hình thành và lớn mạnh của giai cấp vô sản: Cách mạng chỉ có thể xảy ra khi giai cấp công nhân đủ lớn mạnh, đồng thời tự ý thức được vị trí của mình trong xã hội và tổ chức thành lực lượng đấu tranh.

3) Cục diện mâu thuẫn gay gắt: Xung đột giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản lên đến đỉnh điểm, không còn khả năng giải quyết trong khuôn khổ hệ thống tư bản.

Marx sử dụng hình ảnh “quả chỉ rụng khi đã chín” để nhấn mạnh rằng bạo lực cách mạng không phải là một hành động tùy tiện, mà phải là kết quả tất yếu của các quy luật lịch sử.

 

*

Người đối thoại: Như vậy, ba điều kiện tối tiểu mà Marx đòi hỏi (như ChatGPT nêu ở trên) khiến bạo lực chỉ ở mức tối thiểu. Đó là khi lực lượng hai bên đã chênh lệch đến tối đa, cách mạng nổ ra sẽ “chắc thắng”? Chế độ mới sẽ tiếp thu toàn bộ thành quả của chế độ cũ. Trên cơ sở đó, chế độ mới sẽ phát triển tiếp lên các nấc thang cao hơn?

 

ChatGPT: Đúng vậy, theo lý thuyết của Marx, các điều kiện mà ông đòi hỏi nhằm tối thiểu hóa tổn thất trong quá trình cách mạng và bảo đảm khả năng thắng lợi gần như tuyệt đối cho giai cấp vô sản. Các điểm chính trong lập luận này bao gồm:

1) Sự chênh lệch tối đa về sức mạnh giữa lực lượng cách mạng và chế độ cũ: Khi mâu thuẫn giai cấp đã đạt đỉnh điểm, giai cấp thống trị không còn khả năng quản lý xã hội hiệu quả, còn giai cấp vô sản đã đạt đủ ý thức cách mạng và tổ chức mạnh mẽ, điều kiện khách quan sẽ tạo ra cơ hội cách mạng gần như chắc thắng.

2) Tiếp thu thành quả của chế độ cũ: Marx nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa xã hội sẽ không phá bỏ – mà tiếp thu nguyên vẹn lực lượng sản xuất cũ – chỉ xóa bỏ hoàn toàn quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mà thôi. Chế độ mới sẽ sử dụng những nền tảng này để tiếp tục phát triển lên nấc thang cao hơn.

3) Phát triển tiếp lên nấc thang cao hơn: Theo Marx, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa sẽ loại bỏ các mâu thuẫn giai cấp, cho phép lực lượng sản xuất phát triển tự do mà không bị hạn chế bởi quan hệ sản xuất lỗi thời. Điều này được kỳ vọng sẽ đưa xã hội vào một giai đoạn thịnh vượng và công bằng hơn.

 

*

Người đối thoại: Nói cách khác, theo Marx, chế độ xã hội chủ nghĩa ngay từ bước sơ khởi đã đứng ở tầng nấc cao hơn chủ nghĩa tư bản lúc nó phát triển cao nhất, có phải vậy không? Nhưng… cơ mà, đến nay năm 2024 vẫn chưa thấy nước tư bản nào ngừng phát triển – nghĩa là chưa nước nào phát triển đến mức “tới hạn” để cách mạng có thể xảy ra. Mặt khác, sau Quốc Tế 2 vẫn chưa thấy có tổ chức nào “thống nhất công nhân toàn cầu” – như Marx hô hào trong Tuyên Ngôn Cộng Sản. Tóm lại, đến hôm nay vẫn chưa đủ những điều kiện căn bản nhất để cách mạng vô sản sẽ bùng nổ?

 

ChatGPT: Câu hỏi của bạn từ rất lâu đã là của rất nhiều người, nhất là những người được học chủ nghĩa Marx. Đến năm 2024, ai cũng có thể thấy:

 

1) Chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục phát triển:

– Thay vì “trở thành lực cản,” như Marx dự đoán, các nước tư bản đã cho thấy khả năng thích nghi, đổi mới và phát triển không ngừng. Tư bản không chỉ cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, mà còn liên tục điều chỉnh chính sách xã hội (như phúc lợi, quyền lợi lao động) thực thi dân chủ và pháp quyền để giảm thiểu xung đột giai cấp.

– Tư bản toàn cầu hóa đã mở rộng phạm vi hoạt động ra các khu vực khác nhau, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, làm mờ đi các mâu thuẫn giai cấp quốc gia mà Marx từng nhấn mạnh.

 

2) Quốc tế II và sự tan rã của phong trào công nhân toàn cầu:

– Quốc tế II, từng được kỳ vọng là công cụ thống nhất công nhân toàn cầu, nhưng đã tan rã sau Thế chiến I, khi các đảng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu quay sang ủng hộ chủ nghĩa dân tộc, thay vì đoàn kết giai cấp.

– Các tổ chức sau đó như Quốc tế III (do Liên Xô lãnh đạo) hay Quốc tế IV, lại càng không đạt được mục tiêu thống nhất công nhân toàn cầu. Thay vào đó, họ chịu chia rẽ ý thức hệ và phụ thuộc vào lợi ích quốc gia cụ thể.

 

3) Đến nay, vẫn chưa đủ điều kiện căn bản để cách mạng vô sản bùng nổ:

Giai cấp vô sản toàn cầu chưa hình thành một lực lượng thống nhất. Trên thực tế, thành tựu “tự động hóa sản xuất” khiến một tỷ lệ rất cao công nhân chuyển lên tầng lớp trung lưu, khiến giai cấp công nhân giảm đi về số lượng. Hơn nữa, ở rất nhiều nước, công nhân không còn là tầng lớp bị bóc lột nghiêm trọng nhất mà thay vào đó, họ được hưởng các quyền lợi và bảo đảm từ các chính sách xã hội. Sự đa dạng trong ý thức hệ và hệ thống chính trị trên toàn cầu cũng làm mờ nhạt viễn cảnh “đấu tranh giai cấp” thuần túy theo mô hình Marx đề ra.

 

Kết luận: Những điều kiện mà Marx cho là tiên quyết để cách mạng vô sản bùng nổ, đến nay, năm 2024 vẫn chưa hội tụ. Nhiều điều kiện mà Marx dự đoán sẽ xảy ra lại còn mờ nhạt đi. Chủ nghĩa tư bản đã chứng minh khả năng tự điều chỉnh và tiếp tục phát triển. Trong khi đó, phong trào cộng sản quốc tế và ý tưởng “thống nhất công nhân toàn cầu” đã suy yếu, không còn đủ sức để thực hiện mục tiêu của Marx như ông đã hô hào trong bản Tuyên Ngôn Cộng Sản.

 

*

Người đối thoại: Đã tạm đủ để kết luận: Cụ Marx chủ trương sử dụng bạo lực để lật đổ chủ nghĩa tư bản, nhưng cụ chủ trương “có điều kiện” để mức độ bạo lực chỉ ở mức tối thiểu cần thiết. Ba điều kiện là: 1) Chủ nghĩa tư bản đạt đến giai đoạn phát triển cao nhất; 2) Sự hình thành và lớn mạnh của giai cấp vô sản; 3) Cục diện mâu thuẫn hết sức gay gắt.

Nay xin chuyển sang quan điểm của hai cụ: Kautsky và Bernstein. Hai cụ này sinh sau Marx khoảng 30 năm, nhưng vẫn có nhiều dịp quen biết và làm việc với Marx khi hai vị này lánh nạn chính trị ở nước Anh. Cũng dịp này, do hoạt động lý luận và thực tiễn, hai vị trở thành những người bạn vong niên của Engels. Lần trao đổi tới sẽ tiếp tục đề tài này. Cảm ơn ChatGPT và hẹn gặp lại.

 

ChatGPT: Đề tài rất thú vị, rất cần trao đổi tiếp. Chúc một ngày tốt đẹp.

 

-------------------------------------------------------------------------------

 

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 4)

 .

 Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 3)

.

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 2)

.

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 1)

 






SỐ PHẬN VÕ VĂN THƯỞNG TRONG PHÒNG CHỜ ÁN (Minh Hải / Người Việt Online)

 



Số phận Võ Văn Thưởng trong phòng chờ án

Minh Hải  -  Người Việt Online

December 2, 2024 : 8:45 AM

https://www.nguoi-viet.com/sai-gon-nho/so-phan-vo-van-thuong-trong-phong-cho-an/#google_vignette

 

Dễ dàng dự đoán có hai sự lựa chọn mà cựu Chủ Tịch Nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) phải đối mặt trong thời gian tới: Một là, nhận hình thức kỷ luật ở mức nặng do Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đưa ra. Hai là…chết để bảo toàn uy tín, danh dự cho bộ mặt tổ chức…

 

Vụ việc vào ngày 20 Tháng Mười Một năm 2024 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN đề nghị xem xét kỷ luật và thi hành kỷ luật đối với bảy cá nhân vi phạm, khuyết điểm gồm: Võ Văn Thưởng (cựu Chủ tịch nước), Vương Đình Huệ (cựu Chủ tịch Quốc hội), Nguyễn Văn Thể (Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải), Phạm Văn Vọng (Bí thư-Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc), Phùng Quang Hùng (Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc), Hà Hòa Bình (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) và Trần Văn Vẹn (Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam).

 

“Danh sách đen” bảy người bị nêu tên, tâm điểm chú ý và gây chấn động dư luận Việt Nam chính là cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Đây là hai nhân vật từng nằm trong nhóm “Tứ Trụ”, từ khi khai sanh thành lập Đảng CSVN cho đến nay là bất khả xâm phạm. Thậm chí chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng thời cựu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng việc bỏ tù Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng cũng được xem là đã mạnh tay vì “đánh chuột tránh làm vỡ bình”. Thì nay, xem ra đến thời Tổng Bí thư Tô Lâm có vẻ chiều hướng càng mạnh tay hơn, “không ngoại lệ” “không vùng cấm.”

 

Bằng chứng là ông Vương Đình Huệ đã bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo do vi phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

 

Trước đó vào hồi Tháng Tư 2024, cấp dưới và thân tín của ông Huệ là cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà bị Bộ Công an CSVN khởi tố, tống giam do liên quan đến vụ án tham nhũng ở Tập đoàn doanh nghiệp Thuận An.

 

Ngay sau đó, cũng trong Tháng Tư và Tháng Năm, ông Huệ bị buộc tuyên bố từ chức Chủ tịch Quốc hội dựa theo Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3 Tháng Mười Một năm 2021 của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ “áp dụng với các lãnh đạo” chịu trách nhiệm chính trị hoặc “chịu trách nhiệm của người đứng đầu” khi cấp dưới xảy ra sai phạm.

 

Nếu dừng ở Quy định số 41, thì việc ông Huệ từ chức coi như đã thực hiện tạm đủ, vậy nay nhận thêm hình thức kỷ luật cảnh cáo thì hẳn phải còn những sai phạm nghiêm trọng khác mà Đảng CSVN muốn ém nhẹm, không muốn cho dư luận biết.

 

Tiếp đến sẽ là trường hợp của cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

 

Nhìn lại danh sách bảy người, tên của ông Thưởng được nhắc đến đầu tiên. Cụ thể, trong thời gian ông Thưởng giữ cương vị ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2010 – 2015, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch nước đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

 

Bộ Chính trị hiện chưa đưa ra hình thức kỷ luật ông Thưởng với lý do là ông Thưởng “đang điều trị bệnh”. Có thể đây là cách ông Thưởng viện ra để tránh mặt ở một phiên họp nhục nhã hoặc có thể ông Thưởng đang mắc bệnh và đang chữa bệnh là thật. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN sẽ hoãn lại khoảng thời gian để xem xét đưa ra một hình thức kỷ luật thích hợp dành cho ông Thưởng. Bởi lẽ, nhìn vào “thành tích” sai phạm bị liệt kê, sai phạm của ông Thưởng là hết sức rõ ràng và kéo dài từ khi ông đương còn đảm nhận chức vụ Bí thư tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2010-2015 cho đến khi nhận chức Chủ tịch nước Việt Nam.

 

Ngày 21 Tháng Ba năm 2024, ông Thưởng tuyên bố từ chức sau khi hàng loạt thuộc cấp của ông ở tỉnh Quảng Ngãi bị bắt trong đại án tham nhũng tại Tập đoàn Phúc Sơn bị phanh phui sau 12 năm.

 

Liên quan đến vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, ngoài Quảng Ngãi thì hàng loạt quan chức tại tỉnh Vĩnh Phúc và Vĩnh Long cũng bị khởi tố, tống giam. Vĩnh Phúc là nơi ông Thưởng từng công tác, Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan là cấp dưới của ông Thưởng thời còn ở công tác Đảng-Đoàn, còn Vĩnh Long là quê hương của ông Thưởng.

 

Ngoài ra, thời điểm ông Thưởng nhận nhiệm vụ tại TP. Sài Gòn cũng chính là thời điểm xảy ra sai phạm trong đại án tham nhũng, tài chính Trương Mỹ Lan-Vạn Thịnh Phát hiện đang xét xử. Bà Lan nhận bản án sơ thẩm là tử hình ngay sau khi ông Thưởng tuyên bố từ chức Chủ tịch nước.

 

Có thể thấy sai phạm của ông Thưởng rõ ràng và nghiêm trọng hơn ông Huệ rất nhiều. Ông Thưởng cũng chính là người ký ban hành Quy định số 41. Như vậy, với bốn mức kỷ luật từ nhẹ cho đến nặng: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ ra khỏi Đảng. Ông Huệ nhận hình thức cảnh cáo do Bộ Chính trị quyết định. Nếu ông Thưởng nhận ở mức kỷ luật nặng hơn có thể là cách chức hoặc khai trừ ra khỏi Đảng thì sẽ chuyển qua cho Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN quyết định. Khả năng này có thể xảy ra nhưng rất thấp bởi nó sẽ là cơ địa chấn chính trị không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia theo chế độ Cộng sản. Không mấy ai tin, hàng ngũ chóp bu CSVN hiện tại có thể làm điều ngoạn mục này.

 

Vậy còn cách nào khác để Đảng CSVN xử lý được ông Thưởng, vừa giữ yên dư luận vừa bảo toàn uy tín, danh dự bộ mặt của mình?.

 

Nhìn lại cục diện chính trị CSVN của mấy năm về trước. Trường hợp của ông Thưởng có phần giống cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

 

Thời điểm ông Quang đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an (2011- 2016) đến chức Chủ tịch nước cũng để cho hàng loạt thuộc cấp ở Bộ Công an dính án tham nhũng kinh tế và đất đai. Chẳng hạn:

 

-Đại án tham nhũng Vinalines- Dương Chí Dũng vào năm 2012. Khi ra Tòa, Dương Chí Dũng đã khai có đưa hối lộ cho ông Quang và các cấp dưới của ông Quang như Thượng tướng-Thứ trưởng Phạm Qúy Ngọc tổng số tiền cả triệu đô la để giúp ông Dũng chạy trốn và che đậy sai phạm. Ngay sau lời khai này, khoảng một tháng sau, tức là vào ngày 18 Tháng Hai năm 2014, ông Ngọ qua đời vì bệnh. Trước đó là vào năm 2010, ông Ngọ còn dính vụ nhận hối lộ một triệu USD từ bà Trương Mỹ Lan trong đại án Vạn Thịnh Phát.

 

-Vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm-thượng tá tình báo Bộ Công An): Dưới thời ông Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công An cho đến chức Chủ tịch nước, hàng loạt tướng –tá thuộc cấp của ông Quang đã phải bị kỷ luật, bị án tù do nhận hối lộ, tham nhũng như: Trung tướng Phan Hữu Tuấn, Trung tướng Bùi Văn Thành, Thượng tướng Trần Việt Tân, Đại tá Nguyễn Duy Linh…trợ giúp cho Vũ Nhôm trong những sai phạm về kinh tề-tài chính, đất đai và bỏ trốn. Bản thân ông Quang có quan hệ mật thiết với Vũ Nhôm, mẹ vợ Vũ Nhôm chính là em gái ruột của vợ ông Quang.

 

Ở Đà Nẵng, Vũ Nhôm và Nguyễn Bá Thanh là cặp bài trùm, là vua chúa một vùng nên giới chóp bu CSVN dù biết những sai phạm của hai người này nhưng khó có thể yêu cầu ông Quang –Bộ Trưởng Bộ Công an trừ khử nên đã tính đến kế tách rời mối quan hệ này ra.

 

Cuối năm 2012, Nguyễn Bá Thanh bị điều ra Hà Nội đảm chức Trưởng ban Nội chính Trung ương. Năm 2013 & 2014, sai phạm đất đai ở Đà Nẵng bị phanh phui. Đầu năm 2015, ông Thanh qua đời vì “bệnh lạ.” Những thuộc cấp của ông Thanh ở Đà Nẵng cùng nhiệm kỳ lần lượt xộ khám.

 

Đầu năm 2016, Trần Đại Quang bị giới chóp bu CSVN chuyển khỏi Bộ Công an, cho lên nắm giữ chức Chủ tịch nước. Tháng 9 năm 2018, ông Quang qua đời cũng vì “bệnh lạ”. Trước đó, vào cuối năm 2017 đầu năm 2018, Vũ Nhôm bị Bộ Công an dưới thời Tô Lâm khởi tố.

 

Giống như một quy trình, để trừ khử cá nhân hoặc phe nhóm quyền lực nào thì điều trước tiên là chia tách đối phương, kế đến là luân chuyển chức vụ và sau đó là ra đòn hạ gục.

 

Trở lại trường hợp của ông Võ Văn Thưởng. Ông Thưởng, hiện đã bị rơi vào quy trình mà CSVN đặt ra. Những sai phạm của ông Thưởng không khác gì mấy so với ông Trần Đại Quang. Hiện ông Thưởng cũng đang triều trị bệnh một cách khó hiểu. Liệu số phận ông Thưởng có sớm bị kết cục như ông Quang hay không? Bởi lẽ, dễ dàng dự đoán được có hai sự lựa chọn mà ông Thưởng phải đối mặt trong thời gian tới: Một là, nhận hình thức kỷ luật ở mức nặng do Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đưa ra. Hai là… chết để bảo toàn uy tín, danh dự của tổ chức.

 

Ông Huệ hay ông Thưởng đều là những gương mặt một thời được giới quan sát đánh giá là có tiền đồ xán lạn trong chính trường Việt Nam. Tuy nhiên, chính trường Việt Nam hiện đang ở hồi “gió tanh mưa máu” cực độ, kết cục khó lường.

 

 

 





VIỆT NAM NẰM TRONG SỐ 4 NƯỚC ĐÔNG NAM Á BỊ HOA KỲ ÁP THUẾ MỚI LÊN PIN MẶT TRỜI (VOA Tiếng Việt)

 



Việt Nam trong số 4 nước Đông Nam Á bị Mỹ áp thuế mới lên pin mặt trời

VOA Tiếng Việt

02/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-trong-so-4-nuoc-dong-nam-a-bi-my-ap-thue-moi-len-pin-mat-troi/7884226.html

 

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa công bố loạt mức thuế mới lên đến hơn 270% đối với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập từ Việt Nam và 3 nước Đông Nam Á khác khi các sản phẩm này bị cáo buộc đang cạnh tranh thiếu công bằng trên thị trường Mỹ.

 

https://gdb.voanews.com/b8e938a5-218e-4a97-9d1c-b01d4337c284_cx0_cy6_cw0_w1023_r1_s.jpg

cholas Hartnett, chủ sở hữu của Pure Power Solar, đang lắp một tấm pin mặt trời lên mái nhà ở Frankfort, Kentucky, ngày 17/7/2023. Mỹ nhập phần lớn pin mặt trời từ Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Thái Lan.

 

Quyết định sơ bộ này được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra hôm 29/11, áp dụng cho cả Malaysia, Campuchia và Thái Lan. Đây là quyết định sơ bộ lần thứ 2 của Bộ trong vụ khiếu nại nhắm vào tấm pin năng lượng mặt trời từ 4 nước Đông Nam Á trên của các công ty trong lĩnh vực này có trụ sở tại Mỹ. Quyết định sơ bộ đầu tiên được đưa ra vào tháng 10.

 

Trong quyết định công bố ngày 29/11, Cơ quan Thương mại Quốc tế (ITA) của Bộ đưa ra mức thuế chống bán phá giá từ 21,31% đến 271,28%, áp dụng cho các công ty khác nhau của 4 quốc gia Đông Nam Á, trong đó một công ty ở Việt Nam bị áp mức thuế cao nhất.

 

Công ty Vietnam-Wide Entity bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế 271,28% trong khi hầu hết các công ty còn lại ở quốc gia Đông Nam Á này bị áp mức thuế gần 55%. Việt Nam cũng là nước có số lượng lớn nhất các công ty bị áp thuế trong số 4 quốc gia Đông Nam Á, với 12 công ty, trong khi Malaysia có 6, Thái Lan có 4 và Campuchia có 3.

 

Trong loạt thuế đầu tiên được công bố vào tháng 10, ITA cho biết họ đã xác định chắc chắn rằng ngành sản xuất tấm pin mặt trời của Mỹ đang bị tổn hại nghiêm trọng do việc nhập khẩu pin và tấm pin mặt trời bằng silibon từ Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Thái Lan. Gần một chục công ty của Việt Nam lúc đó bị áp mức thuế lên đến gần 300%.

 

Vụ điều tra xuất phát từ vụ kiện thương mại của một nhóm các doanh nghiệp gồm Hanwha Qcells của Hàn Quốc và First Solar có trụ sở tại bang Arizona cùng một số nhà sản xuất nhỏ khác tại Mỹ, khi họ tìm cách bảo vệ hàng tỷ đô la đầu tư vào sản xuất năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ. Họ cáo buộc rằng các nhà sản xuất tấm pin mặt trời của Trung Quốc có nhà máy ở Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Thái Lan đã bán các sản phẩm này vào Mỹ, khiến giá sụt giảm trên toàn cầu.

 

Các tấm pin mặt trời của công ty Jinko Solar của Trung Quốc bị áp thuế 56,51% với xuất xứ từ Việt Nam và 21,31% với xuất xứ từ Malaysia. Trong khi đó, sản phẩm của một công ty khác của Trung Quốc, Trina Solar, chịu thuế 54,46% khi được sản xuất ở Việt Nam và 77,8% khi được sản xuất ở Thái Lan.

 

Theo dữ liệu được ITA đưa ra, Mỹ nhập khẩu pin mặt trời từ Việt Nam nhiều nhất trong số 4 nước Đông Nam Á kể trên, với giá trị lên đến gần 4 tỷ USD vào năm ngoái, cao hơn Thái Lan (hơn 3,7 tỷ USD), Campuchia (hơn 2,3 tỷ USD), và Malaysia (gần 1,9 tỷ USD).

 

Việt Nam và 3 nước Đông Nam Á bị Bộ Thương mại điều tra chống bán phá giá chiếm khoảng 80% lượng pin mặt trời mà Mỹ nhập khẩu.

 

Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ sẽ được đưa ra vào ngày 18/4 năm tới và Ủy ban Thương mại Mỹ sẽ ấn định quyết định cuối cùng vào ngày 2/6/2025 trước khi đưa ra lệnh cuối cùng 1 tuần sau đó.

 

Bộ Công thương Việt Nam chưa đưa ra phản ứng công khai nào trước loạt thuế mới mà Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố. Sau quyết định áp thuế sơ bộ đầu tiên của Mỹ hồi tháng 10, Cục Phòng vệ Thương mại của Bộ Công thương đã khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam “chuẩn bị và hợp tác tốt với DoC (Bộ Thương mại Mỹ) trong các chương trình cáo buộc mới có thể bổ sung sắp tới cũng như quá trình thẩm tra tại chỗ để hạn chế khả năng bị tăng thuế trong kết luận cuối cùng.”

 

Trong năm nay, chính quyền Biden đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc tăng cường đầu tư vào nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm năng lượng sạch. Tổng thống Joe Biden đã cam kết khôi phục hoạt động sản xuất của Mỹ bằng cách khuyến khích sản xuất những loại hàng hóa trong nước mà có thể góp phần chống lại biến đổi khí hậu, bao gồm các tấm pin mặt trời và pin xe điện vốn là những sản phẩm chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc.

 

Để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này, chính quyền Biden đã trợ cấp mạnh mẽ cho các công ty sản xuất sản phẩm năng lượng sạch trên đất Mỹ thông qua Đạo luật Giảm lạm phát, vốn đã thúc đẩy nhiều nhà máy mới sản xuất tấm pin mặt trời được thiết lập tại Mỹ gần đây, theo Reuters.

 

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chỉ trích Đạo luật Giảm lạm phát là quá tốn kém nhưng cũng cho biết ông có kế hoạch áp đặt mức thuế quan cao đối với một loạt các lĩnh vực để bảo vệ người lao động Mỹ.

 

“Với các mức thuế sơ bộ này, chúng tôi đang tiến gần hơn đến việc giải quyết nhiều năm vấn đề thương mại không công bằng có hại và bảo vệ hàng tỷ đô la đầu tư vào sản xuất cũng như chuỗi cung ứng mới về năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ,” Tim Brightbill, đối tác tại công ty luật Willey Rein và là cố vấn chính cho những công ty đệ đơn vụ kiện thương mại, nói với Reuters.

 

 






CỰU CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ MAI TIẾN DŨNG BỊ TRUY TỐ TỘI VÌ NHẬN TIỀN CẢM ƠN (VOA Tiếng Việt)

 



Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị truy tố tội vì nhận tiền ‘cảm ơn’

VOA Tiếng Việt

02/12/2024

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-chu-nhiem-van-phong-chinh-phu-mai-tien-dung-bi-truy-to-vi-nhan-tien-cam-on/7884246.html

 

Ông Mai Tiến Dũng, từng là bộ trưởng-chủ nhiệm văn phòng chính phủ Việt Nam, vừa bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “lợi dụng chức vụ” trong vụ án xảy ra tại Dự án Đại Ninh và bị cáo buộc nhận hàng trăm triệu đồng từ “đại gia” Nguyễn Cao Trí, người bị truy tố tội đưa hối lộ, theo truyền thông trong nước.

 

https://gdb.voanews.com/A64D9EC0-2ABD-4917-AAAB-2AAE6BED3F2F_w1023_r1_s.jpg

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu tại một cuộc họp báo tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 30/6/2016.

 

Ông Dũng hồi tháng 5 đã bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với một loạt cán bộ cao cấp lúc đó như Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải và Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái. Ông bị khởi tố và bắt tạm giam hôm 30/4 trong lúc chiến dịch bài trừ chống tham nhũng của Việt Nam tiếp tục mở rộng.

 

VKSND Tối cao hôm 29/11 ban hành cáo trạng vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Đưa và Nhận hối lộ xảy ra tại Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh ở tỉnh Lâm Đồng, theo VnExpress và Dân Trí.

 

Cáo trạng được VnExpress trích dẫn cho biết rằng ông Dũng cùng bà Trần Bích Ngọc, một cựu vụ trưởng của Văn phòng Chính phủ, bị VKSDN Tối cao truy tố cùng tội danh “lợi dụng chức vụ” trong khi 6 người khác, trong đó có bí thư tỉnh Lâm Đồng và chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bị truy tố tội nhận hối lộ.

 

Cáo trạng được ban hành 1 tháng sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra kết luận và đề nghị truy tố.

 

Theo cáo trạng, Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh, do ông Trí làm tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Đại Ninh từ năm 2010 với tổng diện tích đất quy hoạch cho dự án là gần 3,600ha. Nhưng 10 năm sau đó, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của Dự án Đại Ninh.

 

Cũng trích dẫn cáo trạng, Dân Trí cho biết ông Trí sau đó đã thỏa thuận mua lại Dự án Đại Ninh và “lợi dụng mối quan hệ, dùng tiền, lợi ích vật chất để móc nối, câu kết” với các cá nhân tại Văn phòng Chính phủ, Tranh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng để thực hiện hành vi “thay đổi, bẻ lái, điều chỉnh trái pháp luật, quyết định của Nhà nước.”

 

Theo đó, Dự án Đại Ninh đã không bị thu hồi mà được giãn tiến độ và tiếp tục thực hiện.

 

Theo Dân Trí, người hưởng lợi là ông Trí, khi bị can này sau đó bán dự án cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland với giá 27.600 tỷ đồng. Cáo trạng cho biết ông Trí nhiều lần đưa hối lộ trong quá trình “bẻ lái” dự án.

 

Ghi nhận về việc ông Dũng đã sa vào “vòng xoáy” của ông Trí như thế nào, VietNamNet hôm 2/12 cho biết ông Dũng đã “bút phê” vào đơn giao Vụ I của Văn phòng Chính phủ do bà Ngọc đứng đầu để đề xuất tiếp tục Dự án Đại Ninh. Trong quá trình gặp gỡ, theo cáo buộc của VKSDN Tối cao do VietNamNet trích dẫn, ông Trí có “gửi quà cảm ơn” ông Dũng 200 triệu đồng.

 

Vẫn theo cáo buộc của VKSND Tối cao, ông Trí còn hối lộ ông Trần Văn Minh, cựu phó tổng Thanh tranh Chính phủ – hiện đã qua đời – tổng số tiền 10 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Trí cũng hối lộ cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Hiệp 4,2 tỷ đồng và cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận 2,1 tỷ đồng.

 

Vào tháng 1 năm nay, ông Dũng bị Bộ Chính trị kỉ luật khiển trách vì đã vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước do bị cho là "đã gây hậu quả nghiêm trọng.” Trước đó 1 năm, ông bị Ban Bí thư kỉ luật bằng hình thức cảnh cáo do những vi phạm bị cáo buộc liên quan các chuyến bay đưa công dân về nước trong dịch Covid-19.

 

Theo VnExpress, ông Dũng và 9 bị cáo trong vụ Dự án Đại Ninh sẽ bị xét xử trong một phiên tòa sắp tới tại Tòa án Nhân dân Hà Nội. Ngày xét xử chưa được công bố.

 

 

 

 



PHÉP "CỘNG" RẤT SAI LẦM CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN (Hà Sĩ Phu / Báo Tiếng Dân)

 



Phép “cộng” rất sai lầm của người Cộng sản!

Hà Sĩ Phu

02/12/2024

https://baotiengdan.com/2024/12/02/phep-cong-rat-sai-lam-cua-nguoi-cong-san/

 

Nhưng THỜI ĐẠI MỚI LẠI CÓ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI MỚI?

 

(Mong được biết ý kiến của mọi người)

 

                                                           ***

Vì nghĩ rằng mọi tai họa, mọi điều xấu là do cái RIÊNG, cho nên cảm hứng bao trùm của Chủ nghĩa Cộng sản (Communism) là ở chữ COMMUN nghĩa là phải làm cho toàn xã hội trở thành của CHUNG, là phải làm PHÉP CỘNG để không còn cái RIÊNG nữa.

 

– Cụ Hồ và người Cộng sản thân tín nhất là đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã kêu gọi “Chống chủ nghĩa cá nhân” để không còn cái RIÊNG.

 

Ông Tố Hữu lúc mới nhập cuộc thì có thờ lý tưởng nên tin rằng:

 

Ngày mai đây, tất cả sẽ là CHUNG

 

Tất cả sẽ là vui và ánh sáng!

 

(Bài thơ “Liên hiệp lại” tháng 7/1938)

 

Nhưng rồi thực tế bao nhiêu cán bộ Cộng sản cao cấp phải vào tù hoặc cách chức, cũng bởi vì họ tìm đến cái RIÊNG. Mà ngay tất cả các Tổng Bí thư cũng không ai bỏ được cái RIÊNG, chẳng ai theo lời dạy của Cộng sản.

 

– Đã sống thành xã hội tất nhiên phài xây dựng cái CHUNG do người cầm quyền quản lý.

Cái RIÊNG là bản năng tự nhiên của mỗi con người, muốn tìm điều tốt nhất cho cá nhân mình, nếu không có gì hạn chế nó sẽ phát triển tối đa. Cái Riêng của người dân thì bị giới hạn trong pháp luật, nếu pháp luật chiếm hết quyền tự do cá nhân thì họ phải sống như bầy đàn. Còn cái Riêng của người có quyền chỉ bị hạn chế bởi chế độ bầu cử dân chủ và chế độ đa nguyên và tam quyền phân lập để kiểm soát lẫn nhau.

 

Chế độ CS không có cơ chế kiểm soát cho giới cầm quyền nên cái Riêng của dân thì bị hạn chế, còn cái Riêng của kẻ có quyền thì khá tự do nên không lạ gì khi họ vơ vét như đã thấy.

– Cái RIÊNG hay CHUNG có thể tốt có thể xấu, đều cần chọn lọc, kiểm soát, phối hợp. Cái RIÊNG chân chính rất thiêng liêng, tạo ra bản lĩnh và những giá trị tuyệt vời.

 

Các chế độ chính trị qua các thời đại, suy cho cùng chỉ khác nhau ở sự điều hợp giữa thể chế CHUNG và quyền RIÊNG của người dân mà ta gọi là chế độ dân chủ hay không dân chủ. Quá tôn thờ cái CHUNG hay cái RIÊNG chẳng qua là bệnh ấu trĩ tả khuynh, và cả chủ nghĩa Cộng sản cũng là thứ mơ ước ấu trĩ tả khuynh mà thôi, nó đã bị thực tế dạy cho bài học. Nhưng giới cầm quyền Cộng sản vớ được cái vị trí độc quyền béo bở của Cộng sản nên ngoan cố giữ lấy nó chứ đẹp đẽ gì sự trung thành giả vờ ấy?

 

– Hiện nay sự phi lý của chế độ Cộng sản thực tế đã phơi bày, giới cầm quyền dù bảo thủ cũng không giữ mãi được sự phi lý. Nhưng sự phát triển của Khoa học hiện đại lại tạo cho họ cơ hội tiếp tục độc quyền (nếu không có lực cản hữu hiệu).

 

Mỗi tiến bộ của khoa học và kỹ thuật vừa là thuận lợi vừa tai họa vì người tốt hay kẻ xấu đều sử dụng. Việc cấy con chip điện tử vào giấy tờ tùy thân làm cho con người trở thành một phần tử trên mạng kiểm soát. Người dân sẽ nhất loạt sống như bầy đàn để giới chỉ huy chăn dắt. Xu thế thích ăn chơi, bàng quan, hưởng lạc càng phù hợp với cuộc sống bầy đàn. Dân thì bị kiểm soát như bầy đàn, chứ dân không có cách gì kiểm soát và chi phối giới quyền lực.

 

Một xã hội Cộng Sản kiểu mới sẽ bắt đầu chăng? Có lần, người nắm quyền cao nhất đã vô tình để lộ ý đồ chiến lược đó.

 

                                                    ***

 

CỘNG TRỪ NHÂN CHIA (tặng bạn thân Bùi Minh Quốc ngày ông bị Đảng khai trừ)

 

Nghe tin cậu bị khai TRỪ

 

Tấm lòng CỘNG sản có dư vẫn bền

 

Lòng NHÂN ví được NHÂN lên

 

CHIA cho thiên hạ làm duyên bạn bầy

 

Chạnh lòng nhớ thuở thơ ngây

 

NHÂN CHIA chưa biết, loay hoay CỘNG TRỪ!

 

 





LÃNG PHÍ TÀI NGUYÊN CON NGƯỜI - HẬU QUẢ LỚN KHÔNG THUA GÌ NẠN THAM NHŨNG (Song Chi / Blog RFA)

 



 

Lãng phí tài nguyên con người – hậu quả lớn không thua gì nạn tham nhũng!

Song Chi  

Thứ Sáu, 11/29/2024 - 18:13 — songchi  

 https://www.rfavietnam.com/node/8230

 

Mỗi quốc gia có 2 tài nguyên lớn nhất là thiên nhiên và con người. Nếu phung phí hoặc không biết cách “bồi đắp” hai tài nguyên này thì sẽ khó mà phát triển thành một quốc gia giàu mạnh.

 

Nhìn lại Việt Nam 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản ở miền Bắc và gần 50 năm trên toàn quốc, chúng ta thấy rõ đảng cộng sản đã phung phí cả hai nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người như thế nào.

 

Nói về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có đủ cả rừng vàng biển bạc, nhiều loại khoáng sản dồi dào nhưng sau bao nhiêu năm khai tác vô tội vạ thì đã cạn kiệt, rừng thì bị tàn phá với tốc độ kinh hoàng, biển thì vừa bị ô nhiễm vừa bị “thu hẹp” lại vì sự hung hăng bành trướng của Trung Cộng trên biển Đông!

 

Nhưng quan trọng hơn nữa là cái vốn quý về Con Người!

 

 

Hàng ngàn, hàng vạn con người có kiến thức, tài năng bị mất đi bao nhiêu năm của cuộc đời trong lao tù.

 

Trước chuyến đi đầu tiên của Tô Lâm đến Hoa Kỳ trên cương vị Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ vào cuối tháng 9/2024, có hai tù nhân nổi tiếng là Trần Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng đã được nhà nước cộng sản Việt Nam trả tự do như “món quà” để tạo thiện cảm đối với chính phủ Hoa Kỳ.

 

Trước khi phải vào tù, ông Thức là một kỹ sư, doanh nhân thành công, cựu tổng giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại Internet OCI, một công ty từng được Việt Nam và thế giới đánh giá cao vì những thành tựu trong lĩnh vực viễn thông – di động. Ông bị bắt, sau đó bị đưa ra xét xử vào ngày 20/1/2010 và bị kết án 16 năm tù với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Ông Thức đã ở tù 15 năm 4 tháng và được trả tự do sớm 8 tháng.

 

Bà Hoàng Thị Minh Hồng là một nhà hoạt động môi trường. Năm 2019, tạp chí Forbes đã bình chọn bà là một trong 50 phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất tại Việt Nam. Bà là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực vào năm 1997 và cũng là người Việt đầu tiên giành được học bổng của Quỹ Obama tại Đại học Columbia năm 2018-2019. Bà đã sáng lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên gọi Change nhằm nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng cho cộng đồng bảo vệ thiên nhiên môi trường, động vật hoang dã, chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững. Thế nhưng, vào cuối tháng 5/2023 bà bị bắt và bị kết án tù 3 năm về tội “trốn thuế” vào cuối tháng 9 cùng năm. Bà được ra tù sớm 20 tháng.

 

Trước và sau bà Hoàng Thị Minh Hồng, hàng loạt các nhà hoạt động môi trường nổi bật như Ngụy Thị Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương đều bị bắt và bị bỏ tù vì tội danh “trốn thuế” với những cáo buộc hết sức mơ hồ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như các tổ chức nhân quyển quốc tế đã lên tiếng chỉ trích, lên án rằng nguyên nhân thực sự của việc các nhà hoạt động này bị bắt là có "động cơ chính trị". Họ bị kết án từ 21 tháng tù cho tới 5 năm, trong đó ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD) là người duy nhất không nhận tội, nên bị tuyên án nặng nhất--5 năm tù giam.

 

Một người khác, bà Ngô Thị Tố Nhiên, cựu Giám đốc điều hành của Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIETSE) đã bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam vào ngày 27/6/2024 với cáo buộc tội “Chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo Điều 342 BLHS.

 

Sau những vụ bắt giữ, kết án hàng loạt các nhà hoạt động môi trường này thì rõ ràng là không ai dám tiếp tục hoạt động nữa!

 

Trở lại với câu chuyện của ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng, không chỉ bị mất đi những năm tháng trong tù mà lẽ ra họ có thể tiếp tục học tập, làm việc, cống hiến cho xã hội, họ còn phải từ bỏ luôn công việc, công ty của họ phải đóng cửa.

 

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng chỉ là hai trong số hàng ngàn hàng vạn tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam kết án tù trong suốt gần 80 năm cầm quyền ở miền Bắc và gần 50 năm cầm quyền trên toàn quốc.

 

Chỉ cần so sánh giữa hai miền Nam-Bắc trước ngày 30/4/1975 để thấy chế độ độc tài cộng sản đã kìm hãm, bóp nghẹt tài năng con người ra sao trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, văn hóa nghệ thuật và ngược lại, một chế độ tự do sẽ tạo điều kiện cho con người thăng hoa, cất cánh ra sao.

 

Sau ngày 30/4/1975 đảng cộng sản tiếp tục áp dụng mô hình, đường lối lãnh đạo độc tài hà khắc trên toàn quốc.

 

Thời gian đầu, khi cuộc chiến tranh vừa chấm dứt, người miền Nam đã hy vọng rằng một trang sử đau thương, hận thù máu lửa sẽ được khép lại, chế độ mới sẽ biết nghĩ đến tương lai chung của đất nước, dân tộc Việt Nam mà đối xử đàng hoàng với bên thua cuộc, khép lại quá khứ, cùng nhau xây dựng đất nước. Nhưng không, hàng trăm ngàn dân quân cán chính của chế độ VNCH đã bị tống vào tù không xét xử, giam giữ không thời hạn dưới danh xưng mỹ miều là đi “học tập cải tạo”. Hàng trăm ngàn viên chức hàng đầu, trí thức, văn nghệ sĩ, linh mục, hòa thượng…có kiến thức, có tài đã bị đày đọa một cách uổng phí hàng chục năm, và nhiều người đã qua đời vì không chịu nổi điều kiện tù đày khắc nghiệt cùng những đòn thù dã man. Và nếu họ có ra tù sau hàng chục năm thì cũng đã kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần, rất ít người trong số họ có thể giành lại những năm tháng đã mất bằng những thành công rực rỡ.

 

Tiếp theo sau thế hệ những người có dính líu đến chế độ VNCH là những người bất đồng chính kiến sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ cộng sản, nối tiếp nhau vào tù chỉ vì đã bày tỏ quan điểm, chính kiến một cách ôn hòa. Họ là những thành phần khác nhau trong xã hội từ nông dân, dân oan cho tới nhà báo, nhà văn, luật sư, kỹ sư, doanh nhân, nhà hoạt động môi trường…Và không chỉ bị tù, sự nghiệp của họ cũng kết thúc, thay vì có thể đóng góp cho xã hội bằng năng lực, trí tuệ, tâm huyết của mình.

 

 

“Chảy máu chất xám”: người Việt không ngừng bỏ nước ra đi

 

Đầu tiên là những người miền Nam, bên thua cuộc, phải bỏ nước ra đi tỵ nạn chính trị vì không thể sống nổi dưới chế độ mới với những chính sách trả thù, phân biệt đối xử hết sức hẹp hòi; dẫn đến thảm cảnh “thuyền nhân” rung động lương tâm thế giới, kéo dài suốt mười mấy năm trời.

 

Rồi đến những người miền Nam ra đi vì lý do kinh tế, khi những chính sách duy ý chí, sai lầm của nhà nước cộng sản đã tàn phá nền kinh tế thị trường tự do đang làm ăn phát đạt của miền Nam thành một nền kinh tế quốc doanh bao cấp kém hiệu quả như miền Bắc trước tháng 4/1975, đẩy cả nước đến bờ vực chết đói.

 

Rồi đến những người dân cả nước ra đi, vì đủ mọi lý do: vì kinh tế, vì muốn có tương lai tốt đẹp hơn cho con cái (tỵ nạn giáo dục)…Đi bằng đủ mọi cách, mọi giá: đi lao động xuất khẩu rồi trốn ở lại, đi du học rồi ở lại, lập gia đình (thật và giả), hay đơn giản chỉ đi làm thuê, làm mướn ở xứ người. Việt Nam có thêm “thùng nhân”, “bộ nhân”, và cả “rào nhân” (vượt hàng rào Mexico-Mỹ) – những từ ghép không đúng văn phạm nhẳm lột tả những phương thức khác nhau khi tìm đường ra đi của người Việt.

 

Rồi đến những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, nạn nhân tôn giáo, hoặc phải tự nguyện lưu vong, hoặc bị nhà nước trục xuất, cho ra tù sớm, như những món quà trao đổi với phương Tây; hoặc bị đàn áp phải trốn qua Campuchia, Thái Lan…Trong số hàng ngàn người Việt tỵ nạn chính trị tại Thái Lan chờ được định cư ở nước thứ ba thì cộng đồng các sắc dân bản địa như Êđê, Gia-rai, H’mông, Khơ-me…ra đi vì lý do đàn áp tôn giáo chiếm đa số.

 

Rồi đến cả những người giàu, thành đạt, con ông cháu cha, cả quan chức cộng sản Việt Nam cũng tìm đường ra đi hoặc “hạ cánh an toàn” sau khi về hưu, bằng cách du học, mở cơ sở kinh doanh, mua quốc tịch…Cũng lại muôn ngàn cách khác nhau để được định cư ở các nước dân chủ thịnh vượng.

 

Và bây giờ đến cả người tu hành theo lối riêng cũng phải ra đi để được tiếp tục tu! Gần đây trên mạng bỗng có thông tin sư Minh Tuệ muốn được đi khất thực bằng đường bộ từ Việt Nam xuyên qua Lào, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh để đển đất Phật Ấn Độ. Không ít người cho rằng đi như vậy có thể nhiều rủi ro, bất trắc, nhưng rõ ràng cũng chỉ có cách đó thì sư Minh Tuệ mới có thể tiếp tục con đường tu tập theo hạnh đầu đà mà không bị nhà cầm quyền nhân danh bảo vệ trật tự trị an để “giam lỏng” như hiện nay.

 

“Chảy máu chất xám” là một trong những vấn đề lớn của Việt Nam. Sau gần 50 năm, cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng nhiều, và có mặt hầu như khắp mọi nơi trên thế giới. Tại những quốc gia dân chủ cường thịnh như Hoa Kỳ, các nước Tây Âu, Canada, Úc…cộng đồng người Việt không chỉ thành công trong lĩnh vực làm ăn kinh doanh mà từ thế hệ thứ hai trở đi nhiều người đã trở thành luật sư, bác sĩ, khoa học gia, hoặc tham gia vào quân đội đến cấp tá, tướng, tham gia vào chính trường như cộng đồng người Việt ở Mỹ. Đó là nguồn lực vô cùng quý giá mà nhà nước Việt Nam đã để cho thất thoát đi.

 

 

Lãng phí nguồn lực con người do hậu quả của giáo dục, các chính sách dùng người, và nhiều lý do khác

 

Không chỉ thể chế chính trị hà khắc kìm hãm con người mà mà nền giáo dục ngu dân dưới mái trường XHCN cũng đã làm hỏng hàng thế hệ về nhiều khía cạnh. Một nền giáo dục “vâng, dạ”, “đọc, chép”, không khuyến khích tư duy độc lập, khả năng tranh luận, phản biện. Một nền giáo dục nặng về lý thuyết, nhồi sọ, nhiều kiến thức vô bổ mà thiếu thực hành. Một nền giáo dục chạy theo thành tích, coi trọng điểm số, coi trọng bằng cấp hơn năng lực thực sự của học sinh, sinh viên. Một nền giáo dục không lấy Con Người – là học sinh làm trung tâm, không có một triết lý lành mạnh v.v…Giáo dục tồi tệ không thể cho ra những “sản phẩm” đáp ứng được các nhu cầu của xã hội và của thời đại.

 

Rất nhiều sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học, thậm chí sau đại học, nhưng khi đi phỏng vấn tại các công ty nước ngoài không đáp ứng được điều kiện hoặc họ phải mất thời gian đào tạo lại.

 

Vì tình trạng phân bổ công việc trong xã hội không cân bằng, “thừa thầy thiếu thợ”, vì nạn thất nghiệp cao, rất nhiều sinh viên học xong có bằng Cử nhân, Thạc sĩ nhưng lại phải chạy xe ôm, về quê làm ruộng hay phải làm công việc khác.

 

Rồi hiện tượng “chạy bằng”, mua bằng, xài bằng giả, ngay cả bằng Tiến sĩ, khiến người có bằng cấp cao mà không có thực học, thực tài, không đóng góp được cho xã hội xứng đáng với cái bằng hoặc cái ghế mà mình đang ngồi, thậm chí còn gây nhiều tai hại cho xã hội vì thiếu hiểu biết, thiếu năng lực.

 

Tất cả những điều này đều là sự lãng phí về con người.

 

Những ngày vừa qua khi ông Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập đến việc đổi mới công tác cán bộ, tinh gọn tổ chức bộ máy, sáp nhập các bộ, ngành có chức năng tương đồng v.v…cũng là do muốn khắc phục việc lãng phí nhân sự/con người, nhưng chỉ ở một khía cạnh này.

 

Tuy nhiên, cũng giống như “quốc nạn” tham nhũng, chừng nào còn chế độ độc tài toàn trị như hiện nay thì tất cả những vấn đề và hậu quả nêu trên đều sẽ khó mà thay đổi tận gốc rễ.

 

songchi's blog

 

 





HÀ NỘI CHẶN CỬA CÁC BÁO CÁO VIÊN ĐẶC BIỆT CỦA LHQ DÙ KHẲNG ĐỊNH TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN (RFA)

 



Hà Nội chặn cửa các Báo cáo viên đặc biệt của LHQ dù khẳng định tôn trọng nhân quyền

RFA
2024.12.02

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-does-not-want-visits-of-un-special-rapporters-while-affirming-to-respect-human-rights-12022024054225.html

 

Việt Nam, hãy mời tôi. Tôi rất muốn được trở lại Việt Nam!"

Bà Mary Lawlor, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc (LHQ) về Người bảo vệ nhân quyền nói trước Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ở Geneva trong một video đăng tải trên mạng xã hội X hôm 27/11. Bà nói thêm:

"Nhưng quý vị biết không, quý vị đến đây và nói tất cả những thứ này và quý vị không cho bất kỳ ai trong chúng tôi vào (Việt Nam) thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì quý vị đã nói?"

 

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc về Người bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là trường hợp duy nhất bị từ chối dù nhiều lần đề nghị được thị sát Việt Nam.

 

Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền của Liên Hiệp quốc hôm 27/11 đưa ra một cập nhật cho hay, Chính phủ Việt Nam chỉ trong năm 2024 từ chối hai đề nghị thăm quốc gia của Báo cáo viên đặc biệt về Xu hướng tính dục và bản dạng giới, cùng với Báo cáo viên đặc biệt về Chất độc và Nhân quyền.

 

Hà Nội cũng chưa đưa ra lời mời thường trực đến Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện dù cơ quan này thường xuyên bày tỏ sự quan tâm và yêu cầu thăm quốc gia vào năm 2025.

 

Chính phủ độc đảng cũng từ chối đề nghị viếng thăm của sáu Báo cáo viên đặc biệt trong các năm 2020-2023 về các chuyên đề như: người bản địa, buôn bán trẻ em, nô lệ, buôn bán người, người bảo vệ nhân quyền, và về các vụ hành quyết ngoài tư pháp, tùy tiện.

 

Báo cáo viên đặc biệt là những chuyên viên độc lập của LHQ hoạt động về một số quốc gia hay một số chuyên đề liên quan đến nhân quyền. Công việc của họ bao gồm đáp ứng những thông tin khẩn cấp về các trường hợp đặc biệt và thực hiện những chuyến thăm đến các quốc gia nơi có vi phạm.

 

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về thông tin trên nhưng chưa nhận được phản hồi.

 

Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển Surya Deva là người thăm Việt Nam gần đây nhất. Trong chuyến thăm kéo dài 10 ngày của tháng 11/2023, ông gặp nhiều quan chức chính phủ và thăm một số địa phương, nhưng không gặp trực tiếp đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập mà chỉ gặp trực tuyến một số gia đình tù nhân lương tâm (TNLT) trước khi đến Việt Nam.

 

Báo cáo viên đặc biệt Mary Lawlor nói vừa chân thành, vừa thể hiện sự giận dữ:

 

"Quý vị biết đấy, bất cứ khi nào tôi nói về việc có ai đó bị bắt vì bảo vệ nhân quyền, quý vị đều trả lời tôi bằng cùng một câu trả lời.

Việt Nam là nước có nhiều nhà bảo vệ nhân quyền nhất phải thụ án hơn 10 năm tù, hơn bất kỳ nước nào khác và tôi có thông tin về chuyện này. Nếu quý vị muốn tham gia với tôi, thì hãy làm ơn thực hiện bởi vì tôi rất muốn làm như vậy."

 

------------

Tin, bài liên quan

Tin Việt Nam

·        Báo cáo viên đặc biệt LHQ gửi đơn đến tòa án Thái Lan liên quan đến vụ xử ông Y Quynh Bdap

·        LHQ yêu cầu Việt Nam giải trình về cáo buộc đàn áp hai tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên

·        Chính phủ Việt Nam từ chối hầu hết đề nghị viếng thăm của các Báo cáo viên đặc biệt của LHQ

Báo cáo viên LHQ: Luật sư Đặng Đình Mạnh bị chính quyền trả đũa vì bảo vệ Tịnh thất Bồng Lai