Saturday, September 21, 2019

VIỆT NAM : SAU 33 NĂM ĐỔI MỚI (Đào Như)




21/09/2019

Những ai đă từng thao thức về tiền đồ tổ quốc, ở trong nước hay đang lưu vong ở hải ngoại, cũng phải đặt lại câu hỏi: Sau 33 năm Đổi Mới kể từ năm 1986 cho đến nay Viêt Nam về cơ chế lãnh đạo chính trị kinh tế đã làm nên được những gì?

Theo quá trình Đổi Mới từ năm 1986 đến nay, Viêt nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể, nhờ dựa vào sửa đổi bộ mặt chế độ kinh tế tâp trung ngăn sông cấm chợ chuyển thành chế độ kinh tế thi trường định hướng XHCN và nhất là sau khi cải cách chế độ Nông nghiệp Tâp trung thành Nông nghiêp Tự do, Chinh phủ VN đã thành công rất ấn tượng trong công tác giúp người dân thoát đói giảm nghèo, có được thu nhập trung bình. Và VN đứng khựng lại, dậm chân tai chỗ, trong gần hơn 10 năm qua, trong lúc các nước đang phát triển khác đã vươt lên ở mức khá xa VN. Do đó VN có nguy cơ tụt hậu. 

   Mặc dầu từ năm 1986, thời kỳ Đổi Mới bắt đầu, Việt Nam có nhiều cải cách về Hiến Pháp với những qui đinh:
- Quyền Lập Pháp thuộc về Quốc Hội
- Quyền Hành pháp thuộc về Chính phủ
- Quyền Tư pháp thuộc về Tòa án

Nghĩa là các cơ quan quyền lực Nhà nước kiểm soát lẫn nhau. Đó là hệ chuẩn tốt. Nhưng thực tiễn trước và sau thời Đổi Mới, thể chế luôn vẫn là Đảng lãnh đạo. Một thể chế đã lỗi thời, xơ cứng, chỉ giúp cho đảng viên đảng cộng sản hay con em của họ tham nhũng, đục khoét công quỹ, gây nợ xấu ở Ngân Hàng Nhà Nước lên đến hàng trăm tỷ tỉ Mỹ kim. 

Tại Diễn Đàn Cải Cách Phát Triển Việt Nam-2019 (VRDF-2019) với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng-Ưu tiên hành động” khai mạc tai Hà Nội sáng ngày 19-9-2019. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã lên tiếng Tố cáo:

“Viêt Nam như con nhộng mới lột xác một nửa, nửa Pháp quyền, nửa Xô viết…Con nhộng lột xác một nửa, có vẽ giống như chúng ta. Điều quan trong ta nên chọn một hệ chuẩn thôi và sắp xếp toàn bộ máy theo hệ chuẩn đó. Ta đã lột xác được một nửa thì nên lột xác tiếp, hơn là đắp lại lớp võ cũ…Tôi đề nghị hãy theo mô hình Nhà Nước Kiến Tao Phát Triển như mô hinh của các nước Nam Hàn, Nhât Bản, Đài Loan. Trung quốc cũng theo mô hình này và phát triển như vũ bão”. https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/phat-ngon-an-tuong-c-95/ts-nguyen-si-dung-viet-nam-nhu-con-nhong-moi-lot-xac-mot-nua-phap-quyen-nua-xo-viet-121595.html

 - Theo đúng nghĩa, “nửa Xô Viết” có nghĩa là Nhà nước lãnh đạo toàn diện từ Chuyên đến Hồng. Đó là phản nguyên tắc về Chuyên môn. Xin lấy một ví dụ: một đảng viên không có hiểu biết về ngân hàng lại làm Chủ tịch Ngân hàng, chắc chắn công tác điều hành sẽ kém hiệu năng không bằng môt chuyên viên về ngân hàng.

- Nhà Nước Kiến Tạo Phát Triển không phải Nhà nước làm thay dân mà là một nhà nước tạo khuôn khổ, thể chế và mọi điều kiện cần thiết để cho từng người dân có thể thực hiên được lý tưởng, công việc làm của mình để tao ra của cải vật chất, mưu cầu hạnh phúc. Sự thịnh vượng bền vững thật sự đến với đất nước chỉ khi nào hàng triệu người dân có đủ năng lực làm chủ cuộc sống và sáng tạo tương lai của họ ngày mỗi tốt đẹp hơn. Khác với chế độ Nhà Nước Quản Lý Toàn Diện, dưới chế độ Nhà Nước Kiến Tao Phat Triển, nền Độc lập, Tự do, Dân chủ và sự phồn vinh xã hội của một quốc gia phải được bắt đầu từ sự Độc lập, Tự do, Dân chủ, quyền sở hữu trí tuệ, của cải vật chất, từ mỗi cá nhân, từ mỗi mái nhà, từ mỗi căn hộ, gia đình…  http://www.diendantheky.net/2015/08/ao-nhu-tu-mo-hinh-nha-nuoc-quan-ly-toan.html

Phải nói rằng đề xuất về “Nhà nước kiến tạo phát triển” của TS. Nguyễn Sĩ Dũng phản ảnh đậm nét sau 33 năm Đổi Mới, ĐCSVN vẫn tiếp tục theo đuổi thể chế Chuyên Chinh Vô sản. Không mấy ai còn ngạc nhiên năm 2016, TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố: chỉ cần dựa trên cương lĩnh Đảng để cai trị dân. Trong thục tế, trước và sau Đổi Mới, ĐCSVN đã xóa bỏ Quyền Lập Pháp của Quốc Hội và Quyền Tư Pháp của Tòa án.

Thật lý thú, cũng tại buổi lễ “Diễn Đàn Cải Cách Và Phát Triển Việt Nam-2019” hôm 19-9 vừa rồi, ông Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng bộ kế hoạch, đầu tư, cho rằng ”so với thông lệ quốc tế, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam…Chẳng hạn, thể chế Kinh tế Thị trường vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường vận hành thông suốt; chưa thật sự đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền Kinh tế Thị trường hiện đại và hội nhập; một số qui định trong hệ thống luật pháp, cơ chế về chính sách và quản lý, điều hành, còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ; vấn đề sở hữu và quyền sở hữu tài sản, bảo đảm quyền tư do kinh doanh còn hạn chế; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, thiếu chăt chẽ, làm giảm hiệu lực hiêu quả quản lý tập trung thống nhất của trung ương và tính năng động chịu trách nhiệm của địa phương…”      

 Từ đó ông Cao Viết Sinh đề xuất:”phải hoàn tất quá trình chuyển đổi Kinh tế Thi trường hiện đại; hội nhập theo thông lệ quốc tế. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện các khung khổ thể chế, pháp luật theo hướng ổn định, cụ thể, minh bạch, thực thi nghiêm túc để phát triển đầy đủ và đồng bộ …Bảo đảm đầy đủ quyền tự do an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động phân bố, sử dụng hiêu quả các nguồn lực, theo nguyên tắc thị trường….”  

Nói toát ra, điều ông Sinh muốn nói là ông muốn vứt bỏ cái đuôi lụm thụm “định hướng XHCN”. Với cái đuôi đinh hướng XHCN, nghĩa là Đảng vẫn lãnh đạo chuyên chế, thì chắc chắn, VN không thể nào bảo đảm vấn đề sở hữu, và quyền sở hữu tài sản, không thể nào đảm bảo quyền tự do kinh doanh, an toàn trong hoạt động kinh doanh…Nghĩa là ông Cao Viết Sinh muốn hoàn thiên nền kinh tế thị trường hiện đại của VN để phù hơp vói Kinh Doanh Mới, Kinh Tế Số. Ông còn đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng nhanh nền hành chánh kiến tạo phát triển và tập trung xây dưng nhà nước pháp quyền, tiếp tục mở rộng thực thi dân chủ, thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân…

Sau khi lướt qua những đề xuất đầy tâm huyết của TS Nguyễn Sĩ Dũng và của ông Cao Viết Sinh (nguyên thứ trưởng Bộ Kế Hoach-Đầu tư) chúng ta mới nhận ra rằng tai sao, sau 33 năm Đổi Mới, VN vẫn đủng đỉnh đi sau nhân loại nhiều thập niên. Trong khi đó Trung Cộng trở nên một bá quyền trên Biển Đông, ngày càng hâm dọa nghiêm trọng nền độc lập và chủ quyền của Viêt Nam.

Những sự kiên trên đã thúc đẩy nhân dân Viêt Nam phải lựa chọn dứt khoát:

- phải phế bỏ thể chế XHCN để cứu nước.

- phải xây dựng thể chế Nhà nước kiến tạo phát triển mới hy vọng có được nền kinh tế phồn vinh bên vững

- phải hoàn thiện nền kinh tế thi trường hiện đại của Viêt Nam, bằng cách vứt bỏ “Định hướng XHCN”

Phải dứt khoát mà nói rằng, sau 33 năm Đổi Mới, ĐCSVN không kiến tạo được gì mới về cơ chế lãnh đao Chính tri, Kinh tế để đổi mới đất nước, để đưa dân tộc tiến lên cùng thời đại./.     

ĐÀO NHƯ
Chicago
Sept 20th 2019






No comments: