Thứ
ba, 10 Tháng 9 2019 11:31
Sự
bất bình ở nước ngoài đối với Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đã lan rộng
nhanh chóng trong năm qua, ít nhất ở các nước phát triển. Một số nước nhỏ hơn
như Úc và Canada, cảm thấy bị Bắc Kinh chèn ép. Các nước láng giềng thì lo ngại
nguy cơ bị gạt ra ngoài.
Các
nước công nghiệp tiên tiến, nhất là Đức và Hàn Quốc, coi cách Trung Quốc tiếp cận
họ như một đoàn tàu không thể bị ngăn chặn. Mỹ, siêu cường duy nhất trên thế giới
trong hàng chục năm qua, đối mặt với thách thức “nghìn năm có một” từ Bắc Kinh.
Tất cả những hiện tượng này, đã trải qua thời kỳ nhen nhóm, giờ bùng phát thành
một cái nhìn rõ nét về thời kỳ của Tập.
Nền
chính trị nội bộ của Bắc Kinh khiến những nhận định về chính trị trong nước của
Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn, song rõ ràng là sự phản kháng trong nước
đang diễn ra. Đó là chưa nói đến việc vị thế của ông Tập đang bị đe dọa ở nhiều
góc độ. Tuy nhiên, nỗ lực để dõi theo những vận may của ông Tập ở trong nước
còn quan trọng hơn cả việc đánh giá những quyết định của ông Tập đối với các nước
bên ngoài.
Là
một nhà lãnh đạo, điều khác thường ở Tập trong hoạt động chính trị của Đảng Cộng
sản thời hậu cách mạng là không có bất kỳ đối thủ hoặc người kế nhiệm cụ thể
nào ở trong nước, phần lớn là do ông đã đảm bảo rằng không có bất kỳ ai được
phép “nổi danh”. Mặc dù vậy, ông Tập đã tự mình chọn và chỉ ra được những gì có
thể gọi là “kẻ thù xấu” và “kẻ thù tốt” kể từ khi lên nắm quyền cuối năm 2012.
Những kẻ thù này đến từ những gia đình giàu có và quyền lực mà ông đã “xóa sổ”
trong chiến dịch chống tham nhũng, đến những nhà cải cách quy mô nhỏ bất bình
trước việc Tập hủy bỏ những tiến bộ thể chế của thời kỳ đổi mới.
Sau thời kỳ đầu bị “bịt miệng” vì những rủi
ro của việc công khai thách thức ông Tập, những thế lực chỉ trích ông ở trong
nước đã bắt đầu lên tiếng trong vòng một năm qua. Họ đã bắt đầu chỉ trích chủ yếu
về chính sách kinh tế, song những cơn sóng ngầm mạnh mẽ trong tư tưởng chỉ
trích của họ lại không thể bị hiểu lầm. Giới học giả đáng kính, con cái của các
cựu lãnh đạo hàng đầu, những người vốn tạo nên sự thần kỳ kinh tế của Trung Quốc,
cũng như giới học giả và doanh nhân đều tỏ ra bất bình về đường lối cứng rắn
không có dấu hiệu thuyên giảm của Tập. Họ đều phàn nàn về phong cách và những
chính sách của Tập tại nhiều loại hình diễn đàn công khai, trong các bài phát
biểu, trong các bài viết đăng trên mạng xã hội và cả những bài bình luận được
lưu hành rộng rãi ở trong và ngoài nước.
Không
thể biết chính xác chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập đã khiến bao nhiêu giới
tinh hoa trong nền chính trị Trung Quốc bị “ngã ngựa”. Con số ước tính sát nhất
là khoảng 300-400 người, bao gồm nhiều tướng lĩnh. Quan chức bị truy tố và ngồi
tù gồm những thành viên của Bộ Chính trị, các bộ trưởng, phó bộ trưởng, giám đốc
các doanh nghiệp nhà nước và lãnh đạo các cấp.
Tập
đã biến tất cả những người này thành kẻ thù. Như một doanh nhân nước ngoài
thành đạt ở Bắc Kinh chia sẻ: “Tập đã hủy hoại hàng triệu người trong giới tinh
hoa. Họ là những người đã có đố kỵ cá nhân đối với Tập. Những người này không
phải là tầng lớp bần cố nông ít học mà họ là nhân tố rủi ro cho bàn cờ chính trị
của Tập”.
Victor
Shih, chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung, đã không hề nghi ngờ gì khi nói rằng nhiều
khả năng sẽ phát sinh một số hình thức “nổi loạn” nào đó trong nội bộ đảng chống
lại Tập. Shih nói với tờ New Yorker: “Ông ấy cần phạm một sai lầm thảm họa có
thể làm tê liệt vai trò cai trị của đảng để những kẻ thù tiềm tàng của ông ta
trong nội bộ đảng nổi dậy chống lại ông ta”.
Tuy
nhiên, ý tưởng Tập là “chủ tịch trọn đời” như ông thường nhắc đến khi bãi bỏ giới
hạn nhiệm kỳ hồi năm 2018 sẽ tỏ ra là ý tưởng sai lầm trong mọi tình huống.
Kể
từ giữa năm 2018, Tập đã đối mặt với sự phản đối của người dân về chính sách
kinh tế, lĩnh vực mà lâu nay luôn là chủ đề an toàn nhất để người dân trong nước
bày tỏ quan điểm của mình. Ông Tập cũng đối mặt với những người chỉ trích về
chính sách đối ngoại khi họ cho rằng ông đã đi quá xa trong chính sách đối ngoại,
để ngỏ cánh cửa cho Mỹ và các nước khác liên kết với nhau về những vấn đề từ
thương mại và công nghệ đến quân sự và ảnh hưởng chiến lược ở Đông Á.
Phần
lớn học giả đều thể hiện sự bất bình theo cách cá nhân hoặc sử dụng ngôn ngữ được
mã hóa đặc biệt. Thế nhưng, con trai của Đặng Tiểu Bình lại thể hiện nỗi bất
bình công khai khi phát biểu hồi cuối năm 2018 trước một diễn đàn dành cho người
khuyết tật và sau này bị rò rỉ trên truyền thông Hong Kong. Ông này đã kêu gọi
ban lãnh đạo Trung Quốc “biết mình ở đâu” trên thế giới để tập trung giải quyết
những vấn đề trong nước.
Cuối
cùng, việc hủy bỏ giới hạn về nhiệm kỳ nắm giữ chức chủ tịch nước đã làm gia
tăng cơn thịnh nộ mà nhiều quan chức và học giả có ảnh hưởng cảm nhận về người
lãnh đạo đất nước. Trong mắt những người chỉ trích này, ông Tập là một nhà lãnh
đạo không chùn bước sẵn sàng đẩy Trung Quốc tụt hậu trong thời kỳ triển khai những
chương trình nghị sự của mình.
Khó
có thể đoán định được nguồn gốc của bất kỳ thách thức nào và cũng khó có thể biết
được quyền lực tối thượng của Tập trong nền chính trị nội bộ sẽ được duy trì
bao lâu. Các nhân tố vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của Tập sẽ gây bất lợi cho
ông. Nền kinh tế tăng đang suy giảm và quy mô dân sốc suy giảm nhanh chóng của
Trung Quốc có thể được sử dụng như một đòn bẩy cho lập luận ủng hộ sự duy trì sự
kiểm soát chặt chẽ. Thế nhưng, những nhân tố này lại có nhiều khả năng gây hại
cho Tập trong tương lai. Tương tự với tình hình tài chính thắt chặt của Trung
Quốc.
Bắc
Kinh cũng gặp khó khăn hơn trong khả năng bơm tiền để giải quyết mọi vấn đề, ví
dụ việc bảo lãnh các chính quyền địa phương ngập trong nợ nần. Nói cách khác,
cho đến khi diễn ra đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến vào cuối năm 2022
thì vấn đề người kế nhiệm sẽ trở lại với những thảo luận gay gắt hơn mong đợi.
-----------------------
Tác giả Richard
McGregor là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Lowy ở Sydney, Úc. Bài viết đăng
trên “Aspistrategist”.
Nguồn :
2 Aug 2019
No comments:
Post a Comment