Thanh
Phương – RFI
Đăng ngày 16-09-2019
Theo
dự kiến, vào tháng 10/2019, chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt
Nam Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ trong bối cảnh căng thẳng với Trung
Quốc trên Biển Đông đang gia tăng.
Chuyến đi lần thứ hai của ông Trọng đến Washington sẽ
diễn ra vào lúc đang có những thảo luận về khả năng hai nước nâng quan hệ song
phương lên cấp đối tác chiến lược. Nhưng đối tác chiến lược này sẽ có ý nghĩa
như thế nào? Trên trang The Diplomat ngày 12/0/2019, chuyên gia về châu Á –
Thái Bình Dương Prashanth
Parameswaran đã có bài phân tích. RFI xin giới thiệu.
Trong vài tháng qua, trong số các cam kết cấp cao được
lên kế hoạch, đã có nhiều thảo luận về khả năng chính thức nâng quan hệ Hoa Kỳ-Việt
Nam lên mức đối tác chiến lược trong tương lai. Mặc dù ý tưởng này không phải
là mới mẻ gì, nhưng ý nghĩa của nó rất đáng quan tâm, cả về quan hệ song phương
cũng như về tình hình khu vực và quốc tế.
Quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã tiến rất xa so với thời kỳ
chiến tranh Việt Nam. Việc bình thường hóa từng bước quan hệ giữa hai nước đã
diễn ra trong nhiệm kỳ cựu tổng thống Bill Clinton và tiếp tục với các chính
quyền Dân Chủ và Cộng Hòa sau đó, nhưng đặc biệt đáng lưu ý là việc nâng mối quan hệ lên mức hợp tác toàn
diện vào năm 2015 dưới thời tổng thống Barack Obama. Điều này phản ánh
những nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới liên minh và quan hệ đối
tác ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của
Việt Nam trong mạng lưới đó, cùng với các đối tác toàn diện khác như Malaysia
và Indonesia (sau này được nâng lên thành đối tác chiến lược); và nó cũng làm nổi
rõ những cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc khi gắn kết với Hoa Kỳ
trong hệ thống quan hệ đối tác rộng lớn hơn.
Giữa những thách thức mới đầu tiên dưới thời chính
quyền Trump cho đến nay, hai bên đã thảo luận về khả năng nâng quan hệ Mỹ-Việt
lên mức đối tác chiến lược, trong bối cảnh có những chuyến đi cấp cao được dự
trù, đáng chú ý nhất là chuyến thăm Hoa Kỳ của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt
Nam, kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến đi đầu tiên của ông tới
Washington năm 2015, chuyến đi đã là một sự phát triển lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt.
Indonesia đã trải qua một quá trình tương tự để thiết
lập quan hệ đối tác toàn diện, sau đó được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến
lược với Hoa Kỳ, nhưng đối với Việt Nam, nó không phải là không có ý nghĩa. Với
các di sản lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt và với những bất đồng dằng dai trong
các lĩnh vực từ chế độ chính trị đến nhân quyền, việc nâng cao quan hệ như vậy
sẽ củng cố sự “hội tụ chiến lược” ngày càng tăng giữa hai nước. Nó cũng
có ý nghĩa vượt ra ngoài phạm vi quan hệ song phương, trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc ở vùng Thái Bình Dương và trong bối cảnh tại Biển Đông,
Trung Quốc có những hành động ngày càng mạnh mẽ để xác quyết chủ quyền và kiểm
soát vùng này, và Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng tăng.
Nhưng hai bên thảo luận về nâng mức quan hệ mà lại
không có cùng những mối quan ngại. Một mặt, những bất đồng trong quan hệ Mỹ-Việt
về thương mại hay về Bắc Triều Tiên trong vài năm qua đôi khi khiến cho mối
quan hệ đó có vẻ kém toàn diện - chứ đừng nói đến chiến lược – hơn là yêu cầu của
thực tế địa chính trị. Mặt khác, bối cảnh khu vực và quốc tế khiến người ta chú
ý hơn đến những liên minh được thiết lập, nhưng lỏng lẻo, giữa các quốc gia với
Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc, như chiến lược Ấn Độ-Thái
Bình Dương tự do và cởi mở, lần đầu tiên được phát họa trong bài phát biểu của
tổng thống Trump tại thượng đỉnh APEC ở Việt Nam năm 2017, hay các cơ sở quốc
phòng mới ( như của Trung Quốc ở Cam Bốt ).
Những yếu tố này quan trọng bởi vì chúng sẽ đóng vai
trò trong sự tính toán của các nhà hoạch định chính sách về cái lợi và cái hại
của việc “xoay trục” cũng như về thời điểm và thông điệp. Chẳng hạn, không phải
ngẫu nhiên mà Việt Nam đã trì hoãn một số bước tiến mới trong quan hệ quốc
phòng với Hoa Kỳ, bất chấp những lợi ích mà chúng ta đã thấy ngay cả khi Việt
Nam cũng đã có những bước tiến mới trong các mối quan hệ quan trọng khác như với
Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản.
Những lo ngại này không có nghĩa là mối quan hệ đối
tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là không được mong muốn hoặc không thể
thực hiện được. Thật vậy, bất chấp những thăng trầm của mối quan hệ song
phương, các xu hướng chiến lược như ngày nay đang đẩy Washington và Hà Nội đi tới
sự liên kết chặt chẽ hơn, cho dù sự liên kết này được gọi như thế nào.
Nhưng điều đó có nghĩa là cả Hoa Kỳ và Việt Nam cần
đảm bảo rằng thực tế của mối quan hệ phù hợp với bất kỳ tên gọi nào họ chọn. Cuối
cùng, sự liên kết dưới bất kỳ tên gọi nào chỉ có giá trị tùy theo với cam kết
mà cả hai bên sẵn sàng đầu tư vào để chuyển đổi sự “hội tụ” tiềm tàng thành hợp
tác thực thụ, đã được chứng minh qua các liên minh và đối tác kém hiệu quả hoặc
hiệu quả cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Quan hệ Mỹ-Việt không tránh khỏi những cân nhắc này,
và nó sẽ được đánh giá không phải là bằng cách so sánh ngày nay với quá khứ, mà
là ở chổ quan hệ đó có thể được và nên được như thế nào, bất chấp những khác biệt
vẫn còn tồn tại giữa hai nước.
---------------------------------
Viễn
Đông – VOA Tiếng Việt
16/09/2019
Đó
là phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhân lễ kỷ niệm hai
thập kỷ ngày thành lập Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, trái, bắt
tay với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ
Pompeo tháng Bảy năm ngoái.
“Hôm nay chúng ta kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh và năm sau sẽ đánh dấu 25
năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam", ông Kritenbrink nói
hôm 6/9.
"Trong thời gian này, chúng ta đã trở thành những
đối tác và bạn bè đúng nghĩa, cùng hợp tác về an ninh, thương mại, kinh tế,
quan hệ giữa nhân dân hai nước, y tế, môi trường và năng lượng”.
Theo cơ quan ngoại giao của Mỹ ở Việt Nam, ngoài ông
Kritenbrink, tân Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Marie Damour và Phó Chủ tịch Thường trực
UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cũng đã tham dự sự kiện.
“Những điều ấn tượng chúng ta hoàn thành trong 20
năm qua đã không thể trở thành hiện thực nếu thiếu người dân tuyệt vời của cả
hai nước. Tôi đặc biệt biết ơn những nỗ lực không mệt mỏi của những đồng nghiệp
đến đây trước chúng tôi, cả người Mỹ và người Việt Nam”, bà Damour phát biểu.
Bà Damour, vốn trình quốc thư ở Hà Nội hôm 22/8, cho
rằng Trung tâm Hoa Kỳ thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, nơi diễn ra lễ kỷ niệm,
là “biểu tượng của mối quan hệ hợp tác” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nói rằng đây
là “một mối quan hệ hợp tác mới và hiện đại, bắt nguồn từ quá khứ nhưng sẽ lạc
quan hướng về tương lai”.
Ngày 7/9, đúng 20 năm ngày thành lập Tổng Lãnh sự
quán Hoa Kỳ, trang Facebook của cơ quan ngoại giao này đăng một bức ảnh cựu Ngoại
trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright bắt tay Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau chiến
tranh, ông Pete Peterson, tại buổi lễ khánh thành năm 1999.
Nhiều Facebooker người Việt đã để lại các bình luận phía dưới bức ảnh. Một người tên là Tha Vo viết: “Chúc mừng tình hữu nghị”.
Nhiều Facebooker người Việt đã để lại các bình luận phía dưới bức ảnh. Một người tên là Tha Vo viết: “Chúc mừng tình hữu nghị”.
“Các bạn có biết? Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ như biểu tượng
của sự tự do và hoà bình được đặt trên đất nước Việt Nam chúng tôi”, một
Facebooker khác là Mai Vũ Huy viết.
Cuối tháng trước, Đại sứ Kritenbrink đã đến thăm
nghĩa trang Trường Sơn với “tinh thần hòa giải và tôn trọng đối với những người
lính của tất cả các bên, những người đã hy sinh cuộc sống của mình vì lòng yêu
nước”.
“Để tiến về phía trước, trước tiên chúng ta phải
nhìn lại, đối mặt với những vấn đề chiến tranh để lại và chung sức với các cựu
chiến binh, gia đình và những người chịu ảnh hưởng bởi lịch sử chung của chúng
ta, để xây dựng nền tảng cho mối quan hệ đối tác mạnh mẽ mà chúng ta đang có
ngày hôm nay”, ông Kritenbrink nói, theo Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.
Hồi đầu tháng này, nhân ngày Quốc khánh Việt Nam,
Ngoại trưởng Pompeo đã “thay mặt chính phủ Hoa Kỳ” để “gửi tới người dân Việt
Nam những lời chúc tốt đẹp nhất”.
“Năm nay, tôi đã có cơ hội đến thăm Việt Nam lần thứ
hai với tư cách là Ngoại trưởng và tôi đã chứng kiến sự phát triển đáng kể
trong mối quan hệ song phương của chúng ta. Trong các lĩnh vực hợp tác đa dạng
như thương mại và đầu tư, giáo dục, chăm sóc y tế, năng lượng và quốc phòng,
chúng ta đang làm việc cùng nhau vì mục tiêu đem lại lợi ích chung cho hai nước,”
ông Pompeo nói.
Trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông leo thang vì vụ
Bãi Tư Chính, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus đã ra tuyên bố
bày tỏ ủng hộ Việt Nam trước Trung Quốc.
“Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc đang tiếp
tục can thiệp vào các hoạt động dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam trong khu vực
Việt Nam đã tuyên bố Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ)”, bà Ortagus nói tháng trước.
“Hành động của Trung Quốc làm xói mòn hòa bình và an
ninh khu vực, gia tăng chi phí kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á… và cho thấy
Trung Quốc xem thường quyền của các quốc gia khi thực hiện những hoạt động kinh
tế trong EEZ của họ”.
No comments:
Post a Comment