Thursday, September 19, 2019

BẢN TIN NGÀY 19/09/2019 (Báo Tiếng Dân)




19/09/2019

BÀI MỚI
19/09/2019
19/09/2019
19/09/2019
19/09/2019
19/09/2019
19/09/2019
19/09/2019
8/09/2019
18/09/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 19/09/2019

Tin nhân quyền

VOA đưa tin: Freedom Now kiến nghị LHQ về việc blogger Phan Kim Khánh bị giam giữ. Tổ chức nhân quyền Freedom Now và một công ty luật ở Anh thay mặt cho anh Khánh đệ trình một kiến nghị lên Nhóm Công tác của Liên Hiệp quốc về Giam giữ Tùy tiện. Anh Khánh là người đã bị tuyên án 6 năm tù giam hồi năm 2017 vì cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Blogger Phan Kim Khánh. Photo Courtesy

Chuyên viên Karl Horberg của Freedom Now bình luận: “Việc chính phủ tiếp tục giam giữ Khánh vi phạm những nhân quyền căn bản của anh ấy bao gồm quyền tự do biểu đạt”.

Ông Horberg cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp xúc với chính phủ Việt Nam về vụ việc cũng như các chính phủ phương Tây, chủ yếu là Mỹ và Liên minh châu Âu… Chúng tôi sẽ tìm kiếm những người ủng hộ mạnh mẽ cho anh Phan và cho nhiều tù nhân chính trị Việt Nam đang phải chịu án tù dài hạn do thực hiện quyền tự do biểu đạt của họ”.

Ngày 18/9, TAND TP Yên Bái tuyên phạt hai năm tù ‘thánh chửi’ Trần Đình Sang, theo báo Tiền Phong. Tài xế Trần Đình Sang, người thường vạch trần các sai phạm của CSGT VN, bị bắt với cáo buộc “hành hung” một CSCĐ. Bài báo cho rằng, “trước tòa, bị cáo Trần Đình Sang đã khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình và bày tỏ thái độ ăn năn, hối lỗi” nhưng không cung cấp được hình ảnh, audio hay video clip nào chứng minh thông tin này.

Trần Đình Sang tại phiên toà. Nguồn: NLĐ


Vụ VN Pharma: Bắt đầu “khui” đến các cấp cao hơn

Chiều 18/9/2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm tại Cục Quản lý dược, VnExpress đưa tin. Vụ án được khởi tố chỉ hai ngày sau khi Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra sang Bộ Công an về sai phạm, khuyết điểm của lãnh đạo Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược giai đoạn 2011-2014.

Phía công an cho biết, sẽ làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm của Cục Quản lý Dược và các cơ quan, đơn vị trong thẩm định, xét duyệt, cấp phép và cho thông quan lô thuốc chữa ung thư giả do VN Pharma nhập về. Còn Bộ Y tế đã cấp 607 giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký, trong đó có 3 loại thuốc (H-Capita, H-Epra 40 và H-Lastapen 500mg) do VN Pharma làm hồ sơ nhập.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Vì sao Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng xử nhiều cán bộ Bộ Y tế? TTCP chỉ ra, trong vụ án VN Pharma, ngoài trách nhiệm với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực dược của Bộ trưởng Y tế, còn có Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Hội đồng tư vấn, Tổ thẩm định và các chuyên gia cũng phải chịu trách nhiệm. Riêng Tổ thẩm định đã không phát hiện Công ty Austin, đơn vị bán thuốc cho Công ty VN Pharma, đã hết hạn giấy phép hoạt động, thậm chí còn cho rằng “hồ sơ đạt yêu cầu”.

Trong phiên tòa sơ thẩm lần 2 xử vụ VN Pharma diễn ra gần một năm trước, có 12 bị can, trong đó Nguyễn Minh Hùng, cựu TGĐ VN Pharma và Võ Mạnh Cường, cựu GĐ Công ty H&C, bị xác định có vai trò chủ mưu. “Dù phiên tòa chỉ xử 12 người, nhưng kết luận thanh tra của TTCP cũng như kết luận điều tra của Cơ quan điều tra và cáo trạng của Viện Kiểm sát đều xác định trách nhiệm của nhiều cán bộ Bộ Y tế và các cá nhân khác.

Báo Dân Trí đặt câu hỏi: VN Pharma đã “khoác áo” Canada cho lô thuốc chữa ung thư H-Capita như thế nào? Bộ nội vụ bang Himachal, Ấn Độ; Bộ Ngoại giao Ấn Độ; Đại sứ quán VN tại Ấn Độ, xác nhận, lô thuốc 9.300 hộp H-Capita mà VN Pharma làm thủ tục nhập khẩu về VN do nhà máy Affy Parenterals của Ấn sản xuất, bán cho Công ty Magnolia limited của Ấn.

Magnolia limited bán lại cho Công ty CPVNPM, thông qua công ty lấy tên là Helix Pharmaceuticals Inc., địa chỉ: 392 Wilson Avenus, Toronto, Ontario, Canada. Nhưng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Canada và Đại sứ quán Canada tại Việt Nam xác minh, giấy tờ của Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada là giả mạo và địa chỉ của công ty nói trên là địa chỉ ma.



Bắt dàn lãnh đạo Công ty địa ốc Alibaba

Tối 18/9/2019, Công an TP HCM xác nhận, đã bắt Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện, VOV đưa tin. Bên trong trụ sở chính của Công ty Alibaba tại TP HCM, lực lượng chức năng đã đọc lệnh bắt Chủ tịch HĐQT của công ty này là Nguyễn Thái Luyện. Công an cho biết, ông Luyện là đối tượng điều tra mở rộng liên quan đến việc khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Alibaba và các công ty liên quan.

Trước đó, trong buổi chiều cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Nguyễn Thái Lĩnh, TGĐ Công ty Alibaba. Ông Lĩnh là em trai của ông Luyện, cũng bị bắt về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Lĩnh và đồng bọn đã tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam để huy động và chiếm đoạt tiền của hàng ngàn khách hàng.

Công an đọc lệnh bắt và khám xét nơi làm việc của Nguyễn Thái Luyện. Ảnh: TP

Công an TP HCM đã huy động hàng trăm cảnh sát tham gia vụ khám xét, bắt hai ‘sếp’ Công ty Alibaba, theo báo Thanh Niên. Chiều 18/9, trên đường Kha Vạn Cân gần trụ sở công ty Alibaba, hàng trăm CSCĐ, Công an quận Thủ Đức, Công an phường Hiệp Bình Chánh đã phong tỏa, cấm tất cả các xe, người qua lại khu vực này. Cổng Công ty Alibaba phía đường Phạm Văn Đồng cũng bị phong tỏa tương tự. Công an cho biết phải huy động chừng ấy người, phòng trường hợp khoảng 1000 nhân viên Công ty Alibaba manh động.

Báo Một Thế Giới đưa tin: CEO Nguyễn Thái Luyện bị bắt, nhân viên Alibaba loan tin Bộ Công an chỉ ghé thăm cty?! Dù 2 lãnh đạo chủ chốt của công ty bị bắt, nhưng một số nhân viên địa ốc Alibaba vẫn tung tin, đại diện Cơ quan CSĐT Bộ Công an chỉ ghé thăm trụ sở công ty làm việc và CSCĐ chỉ điều phối tình hình an ninh trật tự! 

Nội dung cụ thể được đăng trên Facebook của một số nhân viên Alibaba: “Lực lượng Cảnh sát Cơ động có mặt xung quanh trụ sở để điều phối tình hình an ninh trật tự, đồng thời sự có mặt của lực lượng Cảnh sát Cơ động cũng đảm bảo buổi làm việc diễn ra suôn sẻ, mang đến kết quả như mong đợi. Đó là thực tế đang diễn ra tại Tập đoàn và khác hẳn với những thông tin từ các trang mạng xã hội cho rằng lãnh đạo Địa ốc Alibaba bị bắt và trụ sở làm việc bị phong tỏa”.

Hành trình “tăng trưởng” của Công ty Alibaba. Nguồn: SGGP



Tướng Công an: “Việt Nam chưa có khủng bố”

VietNamNet dẫn lời Trung tướng Trần Văn Vệ: Ở Việt Nam chưa có khủng bố. Sáng 18/9, sau lễ khai mạc hội nghị Tư lệnh cảnh sát Đông Nam Á lần thứ 39 (ASEANAPOL 39). Khi được hỏi về hoạt động chống khủng bố, ông Vệ khẳng định, “Việt Nam chưa có khủng bố, cũng chưa có nước nào đề nghị Việt Nam truy bắt các đối tượng khủng bố”, nhưng trên thực tế, đã có bao nhiêu người bị bắt và bị đưa ra xét xử về tội khủng bố.

Còn nhớ, chỉ mới hơn một tháng trước, hôm 9/8/2019, chính Công an VN đã công bố một danh sách “khủng bố” có liên quan tới cả những người hiện đang sống ở VN. Nay tướng Vệ phát biểu như vậy, chẳng khác gì phủ nhận chính các “đồng chí” của mình.  


TGĐ Nhật Cường bị truy nã

Zing đưa tin: Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile bị Interpol truy nã đỏ. Phát biểu trong buổi họp báo của ASEANAPOL, Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng cơ quan CSĐT Bộ Công an khẳng định, Công an VN đã phối hợp các nước ASEAN để truy bắt Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile: “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã trong nước và quốc tế, đề nghị Interpol truy nã và được Interpol đưa Bùi Quang Huy vào truy nã đỏ”.

TGĐ Nhật Cường được xác định cầm đầu đường dây buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia, “sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính để ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu”. Trong số 10 người bị khởi tố hồi giữa tháng 5, ông Huy bị cáo buộc có hành vi “Buôn lậu và Vi phạm quy định về kế toán”, gây hậu quả nghiêm trọng.


Xử vụ gian lận điểm thi: Đến lượt Hà Giang hoãn xử

Sáng nay 18-9, xét xử nhiều cựu cán bộ ở Hà Giang trong vụ án gian lận thi cử, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin. Phiên tòa diễn ra ở TAND tỉnh Hà Giang, với 5 bị cáo bị đưa ra xét xử, gồm: Nguyễn Thanh Hoài, cựu Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, Vũ Trọng Lương, cấp phó của Hoài, Phạm Văn Khuông và Triệu Thị Chính, đều là PGĐ Sở GD&ĐT Hà Giang và Lê Thị Dung, cựu cán bộ công an.

TAND tỉnh Hà Giang còn triệu tập gần 190 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, gồm các phụ huynh có con được nâng điểm và các lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang. Trong số gần 190 người được triệu tập, chỉ có 54 người đến dự phiên tòa, nên HĐXX đã phải hoãn phiên tòa sơ thẩm xét xử gian lận thi cử ở Hà Giang, theo VTC.

Trong hơn 100 người vắng mặt, có đến 62 người vắng mặt không lý do. HĐXX căn cứ vào đề nghị của kiểm sát viên và luật sư, nhận thấy việc vắng mặt của người làm chứng ảnh hưởng đến phiên xét xử, nên đã hoãn phiên tòa và dời đến các ngày 14,15,16/10 sắp tới. Nghĩa là phiên tòa này cũng bị hoãn gần một tháng như phiên xử vụ gian lận điểm thi THPT 2018 ở Sơn La vừa rồi.

Trong 3 tỉnh miền Bắc bị phanh phui bê bối gian lận điểm thi THPT 2018 (Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình), có 2 tỉnh đã mở phiên tòa xét xử sai phạm nhưng đều bị hoãn lại gần một tháng, còn Hòa Bình thì chỉ điều tra chứ chưa khởi tố. Diễn biến này khẳng định một điều người dân đã nghi ngờ từ lâu: Luật pháp CSVN chỉ áp dụng cho dân chứ không có tác dụng cho các quan chức.

Thứ nhất: Quan chức, cán bộ mua điểm cho con đã là hành vi phạm pháp, nhưng không ít con em của họ vẫn được tiếp tục theo học các trường đại học, cao đẳng đã chọn. Thứ hai: Đến khi tòa tiến hành xét xử thì họ vắng mặt tập thể, xem thường luật pháp do chính các “đồng chí” của họ đặt ra. Còn tòa án cũng ngầm đứng về phe của họ, hoãn xử gần một tháng, để họ có thừa thời gian xóa chứng cứ và sắp xếp các yếu tố có lợi.


***





No comments: