Nguyễn Khắc Mai | Báo Tiếng Dân
22/02/2025
https://baotiengdan.com/2025/02/22/xuan-lai-long-do-can-ha-nhu/
Tôi
mượn câu thơ của cụ nghè Nguyễn Văn Lý, là bậc đại nho sống vào giữa Thế kỷ XIX
tại Thăng long, từng kết thân với Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, hiện còn nhà thờ
ở Ô Đồng Lầm nơi tôi sinh sống, để nói đôi điều lúc Xuân Ất Tỵ đang đến. Câu
thơ ấy có nghĩa: Xuân đến, thành Long Đỗ gần đây có chuyện gì? (Long Đỗ nghĩa
là rốn rồng – một tên gọi xưa của Thăng long).
Ngày
18 tháng 1 năm 2025, tôi ra phố để lên Ban Dân vận dự tất niên và nhận quà mừng
Tết. Khi ngang qua chùa Quán Sứ, thấy cổng tam quan có băng Mừng Xuân Di lạc. Tự
nhiên tôi nhớ tới cảnh trên mạng, phật tử Thái lan đổ ra đường quỳ, cung kính đảnh
lễ và dâng bố thí thức ăn, nước uống cho đoàn du tăng của nhà tu hành Thích
Minh tuệ. Tôi nghĩ, tại sao ta không đặt tên cho năm mới Ất Tỵ này là Xuân Minh
Tuệ. Và tôi đã viết mấy chữ Cung hỷ Minh Tuệ Xuân, dán ở cửa.
Điều
thú vị là, tất cả những nơi phật tử xứ Thái tập họp bên đường đông đảo để dâng
bố thí thì tịnh không thấy bóng lực lượng áo vàng như ở bên ta. Chính quyền
Thái dường như coi đó là việc của dân, nên không cần phải can thiệp. Thế là tôi
nhận thấy dường như có một đẳng cấp cao hơn so với xứ ta.
Ở
xứ mình, những anh áo vàng lập tức có mặt nơi những người dân chỉ muốn đến
chiêm bái một nhà tu hành đang đi khất thực. Họ tay huơ, miệng huýt, y như câu
đố thuở nhỏ tôi đã nghe ở Huế. “Đố mi: Sừng sửng mà đứng giữa trời. Tay huơ miệng
huýt c*t lòi bên hông là cái chi?” Là ông cảnh sát! Người Huế nghịch ngợm tả
chân anh cảnh sát y chang, nhất là chiếc matrac đeo bên hông, thật hóm hỉnh.
Hiện
tượng nhà tu hành Thích Minh Tuệ xuất hiện ở nước ta năm ngoái thật đầy ấn tượng
và đã gieo nhiều duyên lành với những bài học cả Đạo lẫn Đời rất sáng giá. Chưa
bao giờ cái gọi là ngoại giao nhân dân đã được đoàn các nhà tu hành Minh Tuệ thực
hiện một cách tinh tế, sinh đông, tự nhiên và hiệu quả như vậy. Hiệu quả còn
sâu sắc hơn cả trận thắng bóng đá vừa rồi cũng ở Thái. Nếu tôi làm ông Lâm, ông
Chính, nhất định tôi sẽ gọi điện chúc mừng năm mới khi đoàn du tăng đang băng
qua các làng mạc, các cánh rừng xứ Thái khi đón giao thừa và đã làm tươi tắn
lên hình ảnh của nước Viêt, của người Việt. Tôi cũng sẽ bảo Bộ Ngoại giao làm
công hàm gởi các chính phủ nơi Đoàn Du tăng Việt sẽ đi qua.
HÌNH
: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/02/0-6.jpg
Tô
Lâm: Hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nguồn: Báo Chính phủ/ Tiếng Dân
edit
Tôi
nghĩ rằng nếu trả lời cách hỏi của cụ nghè Đông Tác vào giữa thế kỷ 19, rằng
“Xuân lai Long Đỗ cận hà như”, thì năm con Rồng ở nước ta có hiện tượng Thích
Minh Tuệ cũng là sự kiện đáng phải để tâm suy ngẫm và biện luận. Hai chữ Minh
Tuệ là pháp danh của nhà tu hành này. Ai đặt, tôi không biết. Có ngẫu nhiên
không? Có. Có ý tứ gì không? Rất nhiều. Chưa bao giờ người Dân, trong đó có
tôi, lại khao khát mong chờ, đón đợi sự minh tuệ cho cuộc đời, và nhất là luôn
mong đợi phẩm chất minh tuệ nơi những người lãnh đạo của thế hệ mới.
Tôi
đoán rằng, nếu ta và nhất là họ, nếu không có minh tuệ, và cứ hư hỏng cũ kỹ mà
cụ Hồ đã dự báo, họ sẽ lại chẳng làm nên trò trống gì cho kỷ nguyên mới. Vì thế
tôi không ngac nhiên khi đông đảo những bần dân, hạ dân, phó thường dân xứ ta
đã hăm hở, nồng nàn cung kính đón đợi đãnh lễ một nhà tu hành đầu trần chân đất
đến như vậy. Cử chỉ không tầm thường chút nào!
Rõ
ràng chỉ có tri thức, mà không có tuệ tâm, tuệ nhãn, tuệ trí, tuệ hạnh, dẫu đã
dán hai chữ “cộng sản” lên trán, như cụ Hồ từng phán, họ vẫn như Lenine bão, chỉ
là lũ vừa dốt, vừa tham, vừa cậy quyền mà thôi.
Còn
một loạt các sự kiện có tầm quốc gia quan trọng khác đang chiếm lĩnh tâm trí ta
và sẽ còn tác động ảnh hưởng đến từng người, đến cả “Quốc tộ” trong tương lai gần
và xa hơn. Tôi nghĩ đến việc ông Tô Lâm mở đầu một trang sử mới và vào năm mới
năm Con Rắn, tôi muốn mở quyển sách ước (*) để cầu mong cho nó thật sự Là
“Nguyên hanh lợi Trinh”. “Nguyên hanh lợi trinh” là lời trong quẻ Càn của Kinh
Dịch. Nó nêu một nguyên lý của muôn đời là, nếu sự việc bắt đầu là “nguyên”, đều
là đúng đắn, thì sẽ hanh thông, chắc sẽ có lợi mà là đại lợi, và “trinh” là vững
bền.
Mở
đầu, ông Tô nhân ông Trọng ốm nặng bèn cởi chiếc xe tăng xông lên gạt phăng mấy
ụ cản, tiến thẳng vào phủ Toàn quyền, bên Hùng Vương tây, rồi ung dung băng qua
bên kia chỉ là một quãng ngắn là Hùng Vương đông, chiếm lấy Tòa Xích Ốc (Tòa
nhà Đỏ) nơi xưa là trường Albert Sarraut, nay là văn phòng Trung ương Đảng. Rồi
ông tuyên bố bốn sự kiện vang dội. Một là công bố mở Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên
vươn mình của Dân tộc.
Tôi
chỉ cầu mong không chỉ mấy ông cán bộ vươn mình mà trước hết, trên hết và quan
trọng là Dân vươn mình. Tôi nghiệm ra rằng ở nước ta vào thời hiện đại, lúc nào
Dân được vươn mình, có năng lực vươn mình, thật sự được vươn mình, thì dân tộc
có thắng lợi, có thăng hoa phát triển. Năm 45, năm 75 rồi năm 86 là những chứng
minh rõ nhất. Hãy làm cho Dân vươn mình.
Ngày
xưa Lão Tử mong Dân tự hóa. Năm 45 thì mong “Mọi người sinh ra có quyền bình đẳng.
Ai cũng có quyền tự do mưu cầu hạnh phúc”! Dưng mà không thực hiện được vì Dân
bị tranh mất cái quyền mặc nhiên ấy. Bài học ấy nay phải thấm thía. Ông Tô khôn
ngoan không đao to búa lớn, không đại ngôn như một thời “Tiến nhanh, Tiến mạnh,
Tiến vững chắc, Tiến thẳng lên Chủ nghĩa Xã hội”, chỉ nói vươn mình. Ý tại ngôn
ngoại, tư duy mở (cố gắng thành open mind đó chăng?).
Thứ
hai là phải Đổi Mới Đảng. Cái Đảng nói như Lenin là vừa dốt, vừa tham lại cậy
quyền. Đó là ba gót Achille của cộng sản (Xem bệnh ấu trĩ tả khuynh của người cộng
sản). Vì thế những nhóm cán bộ Dốt, Tham, Cậy quyền của đảng đã đánh cắp Độc Lập,
Tự do, Hạnh phúc của Dân mất. Thế hệ cầm quyền mới hãy cố vươn mình để có một
nhân cách mới! Đó sẽ là hồng phúc của Dân.
Tôi
nhớ, ông La Rochefoucauld từng nói, người ta dốt vì họ chỉ biết những điều sai
và những điều không cần biết. Giữ mãi cái sai mà không biết cái đúng là Ngu, chứ
không chỉ là dốt. Cổ nhân của phương Đông rất minh triết nên từng nói, “biết
mình dốt mới thật là người có trí – nghĩa là không dốt”. Vì họ biết mình dốt
nên luôn cố gắng học hỏi. “Bất sĩ hạ vấn”, không xấu hổ học hỏi người kém hơn
mình.
Người
nước ta tự dưng nảy nòi cái xấu rất kỳ cục, luôn xưng mình là nhất thiên hạ, là
vô song, là vô địch muôn năm, là đỉnh cao trí tuệ… Hết biết! Ai đã gieo cái xấu
đó vào xã hội thật là đại gian, đại ác, là tôi đồ của dân tộc. Hai ông Mác và
Ăng-ghen, cuối đời đã từng thôi cuồng tín trẻ con, nên đã luôn nhắc nhở đồ đệ của
mình “Hãy bắt chước những thực tế văn minh của những dân tộc tiên tiến, để làm
chính sach”. Do người ta ỷ mình và kiêu ngạo nên đã không thèm học những thành
công của thiên hạ. Nhớ ngày xưa Thánh Gióng chỉ xin nhà vua ngưạ sắt và roi sắt,
còn vươn mình là việc của dân. Việc ông tự ăn ba nong cơm, bảy vại cà, là mật
mã nói về sự vươn mình của Dân.
Thế
hệ lãnh đạo mới nói nhiều về phát triển khoa học công nghệ, nhất là về nền văn
minh tin học, số hóa. Tuy nhiên tôi chưa thấy cái Ủy ban khả kính, đang chỉ đạo
công cuộc phát triển vĩ đại này được coi như cái passe-partout cái chìa khóa vạn
năng để mở ra cánh cửa lớn, đặng đi vào kỷ nguyên mới.
Thời
đại của kỷ nguyên kỹ thuật số không thể như thời trung cổ, chỉ đạo theo ý đồ,
theo tư tưởng mà được. Thời hiện đại người ta chỉ đạo theo chương trình được
xác lập với mục đích rõ ràng, khả thi, có nội dung cụ thể từng nghành, từng
giai đoạn, có phương thức tiến hành phù hợp.
Tôi
nghe nói thời Tổng thống Phác Chính Hy (Park Chung-hee) khi muốn Hàn quốc phát
triển kinh tế và công nghiệp, ngài đã cho thanh lập một Ủy ban quốc gia để chỉ
đạo, mời một nhà khoa học có uy tín làm Giám đốc, đồng thời đồng ý để cho cái Ủy
ban ấy vận hành như một công ty tư nhân. Ngài Tổng thống hàng tuần đến chỉ quan
sát họ làm việc, không can thiệp, chỉ lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của họ
rồi tìm cách giải quyết. Quả nhiên, chỉ sau mấy thập kỷ, Hàn quốc đã vươn lên
thành nền kinh tế thuộc tốp 10 của thế giới, nền khoa học và giáo dục được xếp
vào hàng tiên tiến của hành tinh!
Khi
chưa về hưu, mấy lần tôi được giao nhiệm vụ trình bày chuyên luận: Chính sách
Trí thức của Đảng. Tại Ban Dân vận trong tòa nhà Đỏ, tại Ban khoa giáo, tôi chọn
lát cắt về những vai trò của trí thức trong lịch sử và xã hội, về tiếp nhận văn
hóa, truyền bá văn hóa, sáng tạo văn hóa, phản biện, dự báo và nhất lài vai trò
định hướng. Tôi thẳng thắng thưa, trên hết và trước hết là Đảng phải biết “Bái
Trí vi Sư”. Tôi mượn cách nói của cụ Phan Bội Châu khi cụ nói “Bái Thạch vi
Huynh”. Điều thú vị là khi nghe xong, giáo sư Nguyễn Đình Tứ, Trưởng ban Khoa
giáo nói riêng với tôi: Anh nói đúng nhưng họ không làm được mô!
Vào
năm Rắn này, tôi từng trò chuyện với bạn bè về những mật mã minh triết liên
quan tới con rắn. Đó là chiếc gậy thần từng cứu rắn khỏi chết. Thánh Tản Viên
được gậy thần từ một người đàn bà, một nữ thần, không phải từ triều đình, nên
đã tìm được “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”, mà cưới được công
chúa, lại cứu được long thái tử, tức là người thừa kế. Những người thừa kế của
hôm nay hãy tìm đến dân để cải tử hoàn sinh cho chính mình, cũng là cho Dân cho
Nước. Rồi ngài được Long vương, tức Cha Rồng, tặng cho quyển sách ước. Trước
đây triết gia Lương Kim Định rất quan tâm đến sách ước như một archetype của
minh triết Việt. Ước gì được nấy, nhưng chưa chú ý đến nó là quyển sách không
chữ. Thật kỳ diệu.
Tổ
tiên mình từng ngụ ý, chớ cả tin vào sách vở. Cả tin vào sách vở là ngu. Như Phật
bảo, hãy tin vào chính mình tin vào sự chiêm nghiệm của chính minh. Cụ Khổng
Phu tử thì bảo “tận tín ư thư bất như vô thư”, “cả tin vào sách chi bằng không
có sách”. Nguyễn Du cũng nói chí lý “Tài tri vô tự thị chân kinh. Mới hay không
chữ mới thật là chân kinh”. Chỉ có minh tuệ mới tìm tới được cái khôn ngoan
sáng láng, những lè Chân-Thiện-Mỹ của con người, cuộc đời. Ngụ ý ấy trong pháp
danh Minh Tuệ có cho ta một chút đốn ngộ nào không?
Vào
năm Ất Tỵ này ta không thể quên sự kiện của 800 năm trước, khi nhà vua Trần
Thái Tông tiếp quyền nhà Lý, mở ngôi nhà Trần. Trần thái Tông lên ngôi năm
1225, năm nay 2025, vị chi đã 800 năm chẳn. Nhà Trần với một nền lịch sử huy
hoàng, một nền chính trị để lại nhiều giá trị minh triết của tinh thần thân
dân, khoan thư, nhân ái; để lại một nền Phật học đậm chất thiền Đại Việt; để lại
tinh thần văn hóa Đông A vô vàn giá trị, mà bài thơ tứ tuyệt của Trần Minh Tông
đã chỉ rõ:
Đường,
Việt khai cơ lưỡng Thái tông
Bỉ
xưng Trinh quán, ngã Nguyên phong
Kiến
Thành tru diệt, An sinh tại,
Miếu
hiệu tuy đồng, đức bất đồng
Một
cái Đức của Đại Việt đang được khơi dậy và hình thành từ thuở Văn hóa Đông A.
Văn
hóa Đông A còn để lại cho chúng ta hôm nay một bản hùng văn như nhiều học giả
khẳng định. Đó là Kê Minh Thập Sách do bà phi của vua Trần Duệ Tông là Nguyễn
Cơ Bích Châu viết, dâng lên nhà vua. Đoàn Thị Điểm đã sưu tầm và giới thiệu cho
chúng ta trong truyện Hải Khẩu Linh Từ, đăng trong tác phẩm Truyền Kỳ Tân Phả của
bà. Kê Minh Thập Sách là mười chính sách để trị nước an dân, như là minh triết
của muôn đời. Chính Lê Thánh Tông hiểu ý ấy nên đã phong tặng bà Bích Châu mỹ tự
“Chế Thắng Phu Nhân”, nghĩa là vị phu nhân đã chế định ra những bài học để chiến
thắng. Cũng có nghĩa là, ai học được Kê Minh Thập Sách vận dụng nó vào công cuộc
trị nước an dân, nhất định sẽ chiến thắng.
Mở đầu Kê
Minh là bốn chính sách về chính trị:
Nhất
viết: Nâng đỡ Dân nước (quốc bản), trừ bỏ hà khắc bạo ngược thì lòng dân an
vui.
Nhị
viết: Bãi bỏ phiền nhiễu để kỹ cương không rối.
Tam:
Đè nén lũ lộng quyền để phòng sâu mọt chính trị.
Tứ:
Sa thải bọn quan lại tham nhũng để giảm sự chài vét của dân
Hai chính
sách về văn hóa:
Ngũ:
Xin chấn chỉnh nho phong để ánh sáng văn hóa như măt trời soi khắp.
Lục:
Cầu lời nói thẳng khiến đường ngôn luận và cổng thành cùng rộng mở.
Bốn điều về
quân sự.
1.
Kén quân trước là sức khỏe, sau mới đến dáng vóc.
2.
Tuyển tướng cốt người thao lược, sau mới tính thế gia.
3.
Vũ khí cốt bền sắc, cần chi hoa hòe.
4.
Trận pháp cốt chỉnh tề, không phải múa may.
Phải
chăng, bước vào kỷ nguyên vươn mình việc số một là “Phù Quốc bản. Hà bạo khử tắc
dân tâm tự an”. Phù là nâng đở lên. Quốc bản chính là người dân.
Điều
nghịch lý là mở đầu kỷ nguyên lại bằng 168 cái còng để trừng phạt dân. Trong
khi minh triết của cha ông ta lại dạy rằng, mỗi khi một vị minh quân ra đời, họ
bao giờ cũng bắt đầu bằng chính sách khoan thư sức dân, tha tù, miễn giảm sưu
thuế, kính cẩn với người có công, tôn vinh trí thức… Như vậy, những người giúp
anh Tô đã không làm tròn nhiệm vụ!
Trong
Kê Minh Thập Sách, bà Bích Châu cố vấn cho vua rằng, bỏ phiền nhiễu, thải loại
lũ tham quan ô lại thời nay. Đè nén lũ lộng thần, chấn chỉnh nho phong để đuốc
văn hóa soi khắp. Cầu lời nói thẳng (chính là thực hiện tự do tư tưởng) đều là
những mách bảo sáng suốt, kịp thời. Điều đặc biệt là bà nói việc tuyển tướng,
nhưng không chỉ là trong quân sự.
Có
lần tôi thưa với anh Trọng khi tham gia cùng anh trong một đề tài cấp nhà nước,
rằng cách chọn cán bộ của ta không theo được nguyên lý rất cổ điển mà cũng rất
hiện đại, đó là phẩm chất thao lược của người chỉ huy. Hầu như ở bất cứ
lĩnh vực nào ta cũng rất kém cả thao cả lược.
Muốn
phát triển khoa học, công nghệ số hóa, trí tuệ nhân tạo… trước hết hãy chấn chỉnh
phong cách, phong thái của kẻ sĩ, từ anh chị sinh viên cho đến bậc trí thức ở
các trường, viện. Sửa đổi nền giáo dục đang lạc hậu nhiều, coi trọng đầu tư cho
RD, tức là cho nghiên cứu và triển khai. Coi trọng khoa học, công nghệ, số hoá
trí tuệ nhân tạo… là tư duy rất đúng đắn mà ông Trọng hai ba nhiệm kỳ cũng
không có nữa câu! Tuy nhiên, còn phải chờ đợi xem cái Ủy ban quan trọng kia có
chương trình cùng không.
Phải
biết thật sự coi trọng vai trò của Trí Thức, bái trí vi sư, để cho họ cầm trịch
việc nghiên cứu, triển khai. Phải bỏ lối coi trọng lý lịch đỏ lòm, phải đỏ mới
vào làm được trưởng phòng, trưởng bộ môn… Chọn hạng cấp thứ để làm lãnh đạo
khoa học… là phi khoa học, phi văn hóa. Bộ phận trí thức Việt kiều là một mỏ chất
xám rất quý giá. Phải biết khai thác, phải biết trân trọng. Tại sao không mời
được họ về đảm nhiệm những viện, những trường, những phòng thí nghiệm.
Xin
hãy nghe bà Bích Châu: Cầu lời nói thẳng khiến cho đường ngôn luận và cổng
thành cùng rộng mở. Thật kỳ diệu, bà gắn mở cổng thành và tự do tư tưởng. Không
coi trọng tự do tư tưởng, không thể chiêu hiền đãi sĩ!
Thật
là kỳ diệu, thật là hạnh phúc, khi một dân tộc có Tổ Tiên từng sáu, bảy trăm
năm trước đã để lại cho con cháu về sau những minh triết, dẫn dắt mọi hành động
để dân tộc vươn mình trong thời đại mới, để sửa lại cho có một Chính quyền thật
sự biết nâng dân lên đầu, chứ không chà đạp họ dưới gót vô minh và vô đạo. Những
chỉ bảo để “đốt lò”, để có khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo, để chỉnh đốn
Đảng, thành một đảng dân chủ văn minh của dân tộc, để đưa nền kinh tế phát triển
cho dân mưu cầu hạnh phúc… Hơn nữa, là một nền quốc phòng vừa có quân đội tinh
nhuệ, tướng lĩnh tài ba vùa thao vừa lược, vũ khí sắc bén, trận pháp chỉnh tề,
đủ sức giữ gìn cuộc sống hòa bình an lạc của Dân, của Nước.
Tôi
xin mượn lời kết trong Kê Minh Thập sách của Bà, để dâng hiến quý độc giả nhân
đầu năm Rắn:
“Mấy
việc kể trên thật hợp thời này,
Một
tấm lòng trung, mạo muội tỏ bày.
Lời
quê mộc mạc, xin Vua xét lấy.
Điều
dở thì bỏ, thi hành điều hay,
Nước
được thịnh trị, Dân được vui vầy,
Tấm
lòng thiếp vậy”.
Mùa
Xuân, sao ta không về Kỳ Anh, xuống đền Bà thắp nén hương cầu cho nước trị Dân
an?
________
Chú
thích:
Xem Chế Thắng Phu Nhân – Nguyễn Thị Bích Châu và Đền Thiêng Hải Khẩu. NXB Phụ Nữ
ngày 26-3-2015.
No comments:
Post a Comment