Monday, September 16, 2024

FREEDOM HOUSE KÊU GỌI VIỆT NAM PHÓNG THÍCH PHAN VĂN BÁCH (VOA Tiếng Việt)

 



Freedom House kêu gọi Việt Nam phóng thích Phan Vân Bách

VOA Tiếng Việt

17/09/2024

 https://www.voatiengviet.com/a/freedom-house-keu-goi-viet-nam-phong-thich-phan-van-bach/7787101.html

 

Tổ chức Freedom House hôm 16/9 bày tỏ mối quan ngại về bản án 5 năm tù đối với nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo độc lập Phan Vân Bách ở Việt Nam, cho rằng ông bị “xử oan”.

 

https://gdb.voanews.com/e8166f4c-45a4-47c6-8648-57f46c020f47_cx0_cy6_cw0_w1023_r1_s.jpg

Ông Phan Vân Bách. Photo Facebook Nguyen Lieu.

 

“Chúng tôi vô cùng quan ngại về sức khỏe của nhà báo Việt Nam bị giam giữ Phan Vân Bách, người hôm nay đã bị kết án oan 5 năm tù vì hoạt động ủng hộ dân chủ”, Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ, đưa ra quan điểm trên X hôm 16/9.

 

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam cung cấp cho ông sự chăm sóc y tế cần thiết và tạo điều kiện để ông được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”, Freedom House nhấn mạnh.

 

Một tòa án tại Hà Nội hôm 16/9 đã tuyên phạt ông Phan Vân Bách 5 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.

 

“Bản án quá nặng với anh ấy vì anh ấy không có tội”, bà Nguyễn Thị Yêu, vợ ông Bách, bày tỏ suy nghĩ với VOA qua tin nhắn sau phiên xử sơ thẩm ở Hà Nội hôm 16/9.

 

Trước đó, hôm 12/9, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại Mỹ đã kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho nhà hoạt động dân chủ Phan Vân Bách.

 

VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra bình luận về những lời nhận định và kêu gọi trên, nhưng chưa được trả lời.

 

HRW nói rằng ông Phan Vân Bách là nạn nhân mới nhất của “chiến dịch đàn áp bất đồng chính kiến” của chính phủ Việt Nam.

 

Ông Bách, 49 tuổi, bị công an Việt Nam bắt giam ngày 29/12/2023 vì các bài đăng trên trang Facebook cá nhân và bị buộc tội theo điều 117 Bộ luật Hình sự, trong đó cấm phát tán và tuyên truyền vật phẩm cũng như tài liệu chống phá nhà nước Việt Nam.

 

Theo HRW, ông Bách đã vận động cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, với việc tham gia các cuộc biểu tình công khai phản đối Luật An ninh mạng của Việt Nam cũng như phản đối Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh xả chất thải độc hại ra biển khiến môi trường bị ô nhiễm và phá hủy sinh kế của cộng đồng ngư dân miền Trung Việt Nam vào tháng 4/2016.

 

Ngoài ra, ông Bách còn là cựu thành viên của kênh YouTube CHTV (Chấn Hưng TV). Kênh này lên tiếng chỉ trích chính quyền, và tham gia một số cuộc biểu tình ôn hòa, bao gồm cả những cuộc biểu tình phản đối các hoạt động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo các tổ chức nhân quyền.

 

Hồi tháng 1/2024, vài ngày sau khi ông Bách bị tạm giam, như VOA đưa tin, tổ chức Quỹ Nhân quyền (HRF) ở Mỹ lên án việc chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động và kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Phan Vân Bách.

 

Theo đánh giá của tổ chức Freedom House, Việt Nam là một quốc gia độc đảng, do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thống trị trong nhiều thập kỷ, với các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hoạt động xã hội dân sự “bị hạn chế chặt chẽ”.

 

Trong bảng xếp hạng tự do toàn cầu 2023 của Freedom House, Việt Nam chỉ đạt 19/100 điểm, trong đó các quyền chính trị chỉ đạt 4/40 điểm và các quyền dân sự chỉ đạt 15/60 điểm. Freedom House kết luận rằng quốc gia cộng sản này “không có tự do”.

 

Truyền thông nhà nước chỉ trích mạnh mẽ “Bảng xếp hạng tự do toàn cầu năm 2023” của Freedom House, gọi đây là “một sự dối trá trắng trợn, không phản ánh đúng thực tiễn khách quan về tình hình tự do tại Việt Nam hiện nay”. Đồng thời, các trang này khăng khăng rằng “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Các quyền tự do, dân chủ của người dân luôn được tôn trọng và bảo đảm”.

 

 

 

 




HƠN 350 NGƯỜI CHẾT, MẤT TÍCH VÌ BÃO YAGI Ở VIỆT NAM : 1.035 TỶ ĐỒNG CỨU TRỢ ĐÃ ĐƯỢC CHI (VOA Tiếng Việt)

 



Hơn 350 người chết, mất tích vì bão Yagi ở Việt Nam; 1.035 tỷ đồng cứu trợ đã được chi

VOA Tiếng Việt

17/09/2024

https://www.voatiengviet.com/a/hon-350-nguoi-chet-mat-tich-bao-yagi-viet-nam-1035-ty-dong-cuu-tro-chi/7787145.html

Bão Yagi, còn gọi là bão số 3 ở Việt Nam, làm cho hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương, tính đến sáng 16/9, theo báo chí Việt Nam. Trong những diễn biến liên quan, các địa phương đã nhận tổng số tiền cứu trợ là 1.035 tỷ đồng.

Người dân chèo thuyền ở một làng ven Hà Nội sau bão Yagi. 13/9/2024 (AP Photo/Hau Dinh).

Hai trang tin Thanh Tra Việt Nam và Quảng Trị Online không nêu những con số riêng rẽ về người thiệt mạng và mất tích. Như VOA đã đưa tin, hơn 290 người Việt đã tử vong vì cơn bão lớn nhất ở châu Á trong năm nay và mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam trong 7 thập niên trở lại đây, số người mất tích ước tính là khoảng 40 người hoặc hơn.

Thanh Tra Việt Nam và Quảng Trị Online dẫn thông tin từ một hội nghị của Thường trực Chính phủ về khắc phục hậu quả bão, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hôm 15/9, cho biết cơn bão cũng làm hư hỏng 230.000 nhà ở, nhiều trụ sở, trường học và cơ sở khám chữa bệnh.

Ngoài ra, có gần 70.000 nhà bị ngập; trên 190.000 hectare lúa, 48.000 ha hoa màu, 31.000 ha cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; hơn 3.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 21.000 gia súc và trên 2,6 triệu gia cầm bị chết, vẫn theo thông tin từ hội nghị, được báo chí trong nước đăng lại.

Bão đã tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng và dẫn đến tình trạng sạt lở, ngập lụt, chia cắt giao thông cục bộ xảy ra ở hầu hết các địa phương, Thanh Tra Việt Nam và Quảng Trị Online đưa tin, dựa theo những gì được công bố tại hội nghị.

Một bản tin của trang Vietnam Plus thuộc Thông tấn xã Việt Nam cho hay tính đến 5h chiều ngày 16/9, các tổ chức và cá nhân đã gửi 1.236 tỷ đồng tới Ban Vận động Cứu trợ Trung ương để ủng hộ những người dân bị thiệt hại vì bão. Ban vận động này đã hỗ trợ các địa phương hai đợt với tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng.

Việt Nam cũng nhận được sự trợ giúp từ các bạn bè quốc tế, như VOA đã đưa tin, bao gồm các nước Australia, Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Ấn Độ và New Zealand.

Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay tính đến hôm 16/9, đã có 20 nước và tổ chức quốc tế quyết định hoặc dự kiến hỗ trợ với tổng trị giá hơn 22 triệu đô la, tương đương khoảng 550 tỉ đồng, và nhiều trang thiết bị phục vụ lưu trú, nước sạch, vệ sinh… cho Việt Nam để khắc phục hậu quả của bão.

Bão Yagi và hoàn lưu của nó, với gió mạnh và mưa to, đã tàn phá và gây thiệt hại không chỉ ở Việt Nam mà cả Lào, Myanmar và Thái Lan trong 1 tuần nay.

————————————-

17 Tháng 9, 2024

Bão Yagi làm Việt Nam thiệt hại 1,6 tỷ đô và làm giảm GDP

16 Tháng 9, 2024

Việt Nam: Bão Yagi gây thiệt hại 1,6 tỷ đô la, làm giảm tăng trưởng 0,15%

16/09/2024

Việt Nam: Bão Yagi gây thiệt hại gần 1,5 tỷ euro, khiến tăng trưởng kinh tế sụt giảm   –  RFI







.

SỰ LỪA DỐI NHIỀU NĂM LÀM HỎNG MỘT BỘ PHẬN RẤT LỚN CỦA VIỆT NAM* (Dương Văn Minh / Diễn Đàn Thế Kỷ)

 



Sự lừa dối nhiều năm làm hỏng một bộ phận rất lớn của Việt Nam*

Dương Văn Minh

September 15, 2024

https://diendantheky.net/duong-van-minh-su-lua-doi-nhieu-nam-lam-hong-mot-bo-phan-rat-lon-cua-viet-nam/ 

 

Nhiều người bị đánh lừa khi nghĩ rằng Nga là bất khả chiến bại. Đây thường là những người ủng hộ Nga, những người tin rằng Ukraine không có cơ hội ngay từ đầu, ngay cả khi một số người che giấu sự đồng cảm của họ. Nga yếu về mặt quân sự và kinh tế, nhưng lại rất giỏi trong việc lừa bịp và tung tin sai lệch. Nga đã lợi dụng danh tiếng của Liên Xô cũ, lừa bịp để khiến mọi người tin rằng nước này có quân đội mạnh thứ hai thế giới.

 

Cuộc xâm lược Ukraine thất bại của Nga là một thảm họa đối với Nga về mặt quân sự, kinh tế, chính trị và nhân khẩu học. Quân đội Nga đã bộc lộ điểm yếu và Nga đang bị cô lập hơn bao giờ hết dưới sự cai trị của Putin. Dân số Nga đã ở trong tình trạng thảm hại trước chiến tranh, và cuộc xung đột chỉ làm trầm trọng thêm tình hình. Hơn một triệu người đàn ông đã rời bỏ lực lượng lao động, hoặc để chiến đấu cho Nga hoặc chạy trốn khỏi đất nước và tránh bị bắt lính. Khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện, Ukraine đã kiểm soát 23 thủ phủ khu vực. Bất chấp những nỗ lực của Nga, Ukraine vẫn kiểm soát 23 thủ phủ đó cho đến ngày nay, chứng minh sự thất bại to lớn của cuộc xâm lược của Nga. Mục tiêu được Nga tuyên bố là ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa’ đòi hỏi phải có sự thay đổi chế độ bắt buộc và một chính phủ bù nhìn thân Nga độc đoán với sự hiện diện quân sự liên tục của Nga. Nhưng Nga rất khó có thể đạt được những mục tiêu này. Thực tế là quân đội Nga vẫn đang phải vật lộn để đẩy lui lực lượng Ukraine ra khỏi khu vực Kursk sau hơn hai năm rưỡi kể từ khi cuộc xâm lược nổ ra, chứng tỏ sự thất bại to lớn của chiến dịch quân sự này.

 

Cuộc chiến này đã chứng minh rằng “lằn ranh đỏ” của Nga hoàn toàn là một trò lừa bịp. Nga tiếp tục đưa ra những lời đe dọa hạt nhân nhưng cuối cùng lại không có hành động có ý nghĩa nào, chứng tỏ sự rỗng tuếch của những lời đe dọa này. Putin yếu đuối và sợ hãi đến mức ông ta thậm chí không dám kêu gọi một cuộc tổng động viên mới. Nga tiếp tục tăng lương và tiền thưởng để thu hút đủ đàn ông hy sinh vì tham vọng đế quốc của Nga.

 

Nga che giấu số liệu thống kê kinh tế thực sự và công bố dữ liệu một cách có chọn lọc để bóp méo tình hình kinh tế của mình. Trên thực tế, nền kinh tế Nga đang quá nóng và chịu ảnh hưởng đáng kể do chiến tranh đang diễn ra và tác động của lệnh trừng phạt quốc tế. Nga đang phải chịu đựng tình trạng lạm phát tràn lan, buộc ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất từ ​​7,5% vào tháng 6 năm 2023 lên 19% hiện tại. Điều này phản ánh các vấn đề cấu trúc sâu sắc hơn về chi tiêu của chính phủ cao và tình trạng thiếu hụt lao động dự kiến ​​sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nền kinh tế Nga đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, quốc gia cũng đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế của riêng mình. Ngoài ra, mức tiêu thụ dầu và khí đốt của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh trong tương lai gần, điều này sẽ có những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga. Sự phụ thuộc kinh tế lớn của Nga vào Trung Quốc đã khiến nước này kém chủ quyền hơn nhiều và dễ bị tổn thương hơn so với trước chiến tranh. Trung Quốc đang lợi dụng Nga để cố gắng làm suy yếu phương Tây, đồng thời khinh thường Nga vì thành tích kinh tế và quân sự kém cỏi của nước này.

 

Nga hiện đang phụ thuộc vào viện trợ quân sự từ các quốc gia như Triều Tiên và Iran để duy trì cuộc chiến mà họ đã phát động, khác xa so với sức mạnh của Liên Xô cũ mà các nhà lãnh đạo trước đây sẽ xấu hổ khi chứng kiến. Nga đang mất thiết bị quân sự với tốc độ nhanh hơn khả năng sản xuất thiết bị thay thế, làm cạn kiệt kho dự trữ thiết bị thời Liên Xô được sử dụng để bù đắp thâm hụt này. Điều này sẽ khiến Nga ngày càng khó duy trì cuộc chiến trong tương lai.

 

Nước Nga cũng bất ổn về mặt chính trị, bằng chứng là nỗ lực đảo chính của Yevgeny Prigozhin hơn một năm trước, khi ông này có thể chiếm được Rostov mà không gặp phải sự kháng cự nào, cho thấy người Nga không bảo vệ mạnh mẽ quyền lãnh đạo của Putin.

 

Các hoạt động tung tin sai lệch của Nga ngày càng bị vạch trần khi phương Tây cuối cùng cũng bắt đầu nhận ra và giải quyết mối đe dọa lâu dài đã gây ra tác hại đáng kể trong thời gian dài này. Nếu Trump thua cuộc bầu cử tiếp theo, đó sẽ là một đòn giáng mạnh nữa vào lợi ích của Nga. Bất kể thế nào, triển vọng dài hạn của Nga có vẻ ảm đạm, vì nước này đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng trên nhiều mặt trận.

 

Vài thế hệ Việt Nam, mà cha ông và bản thân của họ mắc nợ Liên Xô cho cuộc thống nhất đất nước, mà họ cũng hiểu sai về Liên Xô như là chính nước Nga ngày nay mà không biết rằng Liên Xô là một đế quốc có 15 nước cộng hòa, mà Nga chỉ là 1 nước trong đó giàu tài nguyên như một tai họa cho dân tộc Nga là có sẵn để ăn mà không cần làm gì nên tự tạo ra những thế hệ người Nga bị vòng kim cô “lời nguyền tài nguyên” xiết chặt. Mặt nữa, khi Liên Xô còn tồn tại, nó ảnh hưởng đến hầu hết 1/2 châu Âu như là các nước chư hầu, phụ thuộc và là xương sống của công nghệ và sản xuất. Khi Liên Xô tan rã, Nga mất chỗ dựa Đông Âu và 14 nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô (thực chất còn có ảnh hưởng duy nhất Belarus, nhưng vừa rồi Belarus bắn hạ Shahed dám bay qua không phận…) nên chỉ còn một đám người khai thác tài nguyên và ôm lượng vũ khí dự trữ khổng lồ của Liên Xô và tự phong cho mình là siêu cường. Nước Nga không có nền khoa học hiện đại, thiếu vắng công nghệ tiên tiến, thiếu các kỹ năng tạo ra của cải cạnh tranh nên nhiều người ngạc nhiên là Nga không làm nổi bộ quần áo để mặc chứ đừng nói đến công nghiệp chế tạo. Vòng bi, cảm biến, điện tử chíp, linh kiện máy bay, linh kiện tên lửa… thậm chí cả con dao tiện cắt gọt vòng bi. Những điều này nói cho những kẻ như Mẫu, Thống, Cương… nghe là họ trợn mắt lên chửi cho sấp mặt vì bịa đặt về… cha họ (!)

 

Hết của để dành: vàng, đô la, euro, yên và hết vũ khí để dành thời Liên Xô, bị cấm vận, bị Ukraine đốt thiêu sống là hết nước Nga tự phong siêu cường và trở thành Venezuela phiên bản 2.0

 

Dương Văn Minh

 

*Tựa đề gốc: Sự lừa dối nhiều năm làm hỏng một bộ phận rất lớn của Chiều Nay (tên gọi đùa Việt Nam)

 

 





THA THỨ và HÒA GIẢI (Nguyễn Hưng Quốc / Diễn Đàn Thế Kỷ)

 



Nguyễn Hưng Quốc: Tha thứ và hòa giải   

Nguyễn Hưng Quốc

September 15, 2024

https://diendantheky.net/nguyen-hung-quoc-tha-thu-va-hoa-giai/

 

https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2024/09/mevietnam2.jpg

Mẹ Việt Nam. Tranh Đinh Trường Chinh.

 

Sau Cải cách Ruộng đất với hàng chục ngàn người bị giết oan, nhiều người ở miền Bắc vẫn tin vào cộng sản. Sau biến cố Mậu thân 1968 với hàng ngàn người bị thảm sát, nhiều người ở miền Nam vẫn tin vào cộng sản. Sau các chính sách đầy thù nghịch sau 1975, nhiều người trong cả nước vẫn tin vào cộng sản. Sau các nhượng bộ nhục nhã của chính quyền đối với Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biên giới cũng như trên hải phận Việt Nam, nhiều người dường như vẫn tiếp tục tin vào cộng sản.

 

Có thể nói, một trong những lỗi lầm lớn nhất của quần chúng là trí nhớ của họ, nói chung, rất kém, do đó, họ cứ bị nhà cầm quyền lừa dối mãi. Hết năm này đến năm khác. Có khi hết thế hệ này đến thế hệ khác.

 

Có thể nhiều người biện minh: Người Việt dễ tha thứ.

 

Không phải. Người Việt Nam thường mau quên nhưng lại ít biết tha thứ. Hậu quả của tật hay quên là thiếu sự sâu sắc, của việc ít biết tha thứ là thiếu sự cao thượng. Một dân tộc chỉ thực sự mạnh mẽ khi làm ngược lại: Sẵn sàng tha thứ nhưng vẫn không quên, không bao giờ quên những vết thương người khác đã gây ra cho mình.

 

Nói đến tha thứ, tự dưng nghĩ đến chuyện hoà giải.

 

Người chiến thắng dễ tha thứ cho người thua cuộc, nhưng sự tha thứ ấy vô nghĩa vì chính những người thua cuộc mới có quyền tha thứ. Người thua cuộc dễ hoà giải với người chiến thắng nhưng sự hoà giải ấy hoàn toàn vô ích vì chính người chiến thắng mới là kẻ quyết định việc hiện thực hoá sự hoà giải ấy. Trong sinh hoạt chính trị Việt Nam sau năm 1975, người ta luôn luôn đòi hỏi những việc nghịch lý và vô bổ: sự tha thứ từ người chiến thắng và sự hoà giải từ những người thua cuộc.

 

Nguyễn Hưng Quốc

 

 





GÕ TRỐNG LÊN THIÊN ĐÌNH (Quốc Anh / Facebook)

 



GÕ TRỐNG LÊN THIÊN ĐÌNH

Quốc Anh  

15-9-2024  lúc 06:00  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02BbWoGUbB8YSdLvH8BhU9ptZL6DNQQ8QxMNAyCeBxD7mtfxWG9RDmHTKbuuEPtSJNl&id=100011269695886

 

 

GÕ TRỐNG LÊN THIÊN ĐÌNH

 

Cơn bão Yagi qua đi được một tuần, chính phủ họp, thủ tướng khóc, ông chỉ đạo 6 nhiệm vụ trước mắt, 8 giải pháp ổn định lâu dài… nhưng các nhiệm vụ, giải pháp cũng chỉ tập trung vào khắc phục hậu quả sau cơn bão.

 

Điều quan tâm nhất của người dân lúc này vẫn chưa thấy thủ tướng nói đến: Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả thảm khốc của cơn bão Yagi gây ra, ngoài tác động sức mạnh từ thiên nhiên, có lỗi của con người hay không?

 

Người dân không muốn nghe những chỉ đạo mang tính đường lối “kiểm soát tốt lạm phát và phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển”

 

Dân muốn biết:

 

- Tại sao lũ sông Hồng lại đổ về nhanh như thế? Khi báo chí tuyên truyền thủy điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu.. xây dựng xong có giá trị điều tiết lũ…?

 

- Tại sao sạt lở, lũ ống, lũ quét, ngập lụt xảy ra với một sức tàn phá ghê gớm, trên một diện rộng, tại nhiều tỉnh đồng bằng, miền núi với một lượng mưa không phải kỷ lục trong hoàn lưu của một cơn bão?

 

- Tại sao chúng ta có một chính quyền vững mạnh mà 115 người dân chạy lên núi, chính quyền địa phương không biết, nghi bị mất tích, chỉ hai ngày sau mới biết một cách rất mơ hồ?

 

- Tại sao có rất nhiều công điện, chỉ thị, chỉ đạo, các đoàn cán bộ lãnh đạo đi kiểm tra, đi đôn đốc, đi khảo sát, đi đánh giá, xây dựng phương án tránh rủi ro mà lũ ống lũ quét tràn qua xoá sạch cả một bản… tại sao vẫn rất nhiều hộ dân vẫn sống chung với hiểm họa không được rời đi?

 

- Tại sao cầu Phong Châu theo thiết kế an toàn vĩnh cửu lại sập trong nháy mắt, và hiện trạng các cây cầu khác như thế nào?

 

- Tại sao cây trồng trên các tuyến phố ở hầu hết các tỉnh thành bão đi qua bị đổ, trong khi cây rừng, cây mọc tự nhiên vẫn đứng vững…? Và tại Hà Nội lực lượng khắc phục hậu quả sau bão tại sao thiếu người, thiếu phương tiện để tình trạng thành phố vẫn ngốn ngang bẩn thỉu, lộn xộn như vậy sau một tuần bão đi qua?

 

- Công tác dự trữ quốc gia tại sao yếu kém? Nguồn lực quốc gia như thế nào, để mỗi khi cứu tế, cứu đói, khắc phục hậu quả trước mắt lại kêu gọi sự đóng góp, hảo tâm của toàn xã hội?

 

Mặt trận Tổ quốc chỉ là một tổ chức xã hội có thể phân phát kịp thời từng giờ, từng ngày các thứ thiết yếu đến người dân bị nạn được không? Có cần tách bạch nhiệm vụ kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc và công tác trực tiếp cứu trợ ra không, để tập trung nguồn lực quốc gia vào những kế hoạch, giải pháp có tính chiến lược..?

 

Có rất nhiều câu hỏi nữa cần được thủ tướng trả lời, vẫn biết rằng, nền chính trị Việt Nam là một hệ thống chính trị dưới sự dẫn đường chỉ lối của đảng Cộng sản Việt Nam, thủ tướng chỉ là một hạt nhân, mắt xích trong hệ thống ấy, nhưng thấy thủ tướng mấy hôm nay khóc sưng cả mắt thương dân, mong ông trước Trung ương, Bộ chính trị hãy thay mặt dân đưa ra những câu hỏi tại sao như thế để “thiên đình” có câu trả lời.

 

HÌNH :

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2185499185169050&set=a.790360004682982

Thủ Tướng Phạm Minh Chính

 

 

3 BÌNH LUẬN   

 






BÃO Ở XỨ TA (Dương Trung Quốc / Facebook)

 



BÃO Ở XỨ TA

Dương Trung Quốc

7 tháng 9, 2024  lúc 12:52  

https://www.facebook.com/quocxuanay/posts/pfbid0hs4uKarU74bQa2siVf38mtGrqy5AnCX3TPzLBMusttFcFQVJFdywReDdNjPk34DPl

 

NGẪM LẠI CHUYỆN CŨ - Ngồi nhà, đóng chặt cửa vẫn nghe gió bão rít mà sốt ruột. Đọc fây thấy nhiều bạn đưa ảnh tư liệu bão năm xưa ở Hà Nội cách đây đã trên trăm năm. Đang lại bài viết cũ và những tấm ảnh để chia sẻ chung. Người xưa, lúc máy ảnh còn hiếm vẫn biết ghi lại rồi làm bưu ảnh, nhờ vậy đến nay ta mới được xem lại…và vẫn thấy xúc đông. QXN

 

BÃO Ở XỨ TA

 

Bão là một hiện tượng tự nhiên diễn ra ở nhiều nơi khắp thế giới. Nước Việt Nam ở xứ nhiệt đới lại phơi lưng ra biển cả nên bão tố càng nhiều. Những trận bão lớn đều được sử sách của triều đình, chính quyền ghi lại. Bước vào thế kỷ XX, có một trận bão cực lớn không chỉ có sử sách của triều đình mà còn có cả báo chí đương thời ghi lại.

 

Đó là trận bão năm Giáp Thìn (1904) dưới triều Thành Thái thứ 16 . Điều đáng nói là cơn bão lại ập đến bờ biển một số tỉnh ở Nam Kỳ là vùng đất vốn rất ít khi gặp, do vậy mà tác hại càng lớn.

 

Báo chí đương thời mô tả, bão đổ vào cùng lúc thành phố Sài Gòn- Gia Định và các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Sóc Trang và đặc biệt dữ dội ở Gò Gông vào đúng sáng chủ nhật 1-5-1904, đã tạo nên khung cảnh tàn phá đến kinh hoàng.

 

Sài Gòn chứng kiến tuyến đường sắt mà thành phố này vốn tự hào đã bị gió bão cày xới ngổn ngang và tê liệt; nhiều tàu biển ngoài cảng bị sóng đánh dạt lên bờ, 900 gốc cây trong phố bị bật gốc và xuất hiện cả vòi rồng. Ở Tân An thì có cả mưa đá. Đèn biển và hệ thống liên lạc hàng hải ở Vũng Tàu (Cap Saint Jacques)cũng bị hư hại nặng. Tỉnh Gò Công có số người chết ước ba ngàn… Tờ "Aurore" xuất bản ở Pháp ngày 21-5-1904 dẫn báo cáo của Phó thống đốc Rodier cho biết mấy tỉnh Nam Kỳ ấy có tới sáu ngàn người chết và mất tích, tổng thiệt hại cho nông nghiệp ước chừng 3 triệu F…Cũng cần nói thêm rằng, tiếp đó, Nam Kỳ lại bị bão kéo đến một lần nữa vào ngày 2-11 cùng năm, bổ sung cho cơn lũ kéo dài từ tháng 9 khiến thiệt hại càng thêm nghiêm trọng.

 

Cũng lại cần nói thêm rằng, chính sử của Triều Nguyễn (Thực Lục) chép rõ: ở Trung Kỳ nơi bão vốn thường xuyên đổ bộ cũng phải chịu đựng cơn bão ngày 2 tháng tám (âm lịch) năm đó không chỉ đổ vào khiến 163 người dân ở Quảng Trị cùng 411 người dân ở Quảng Bình bị chết, vô số nhà cửa, thuyền bè và gia súc bị tổn hại rất nhiều mà chính kinh đô Huế lại là tâm của cơn bão. Gió mưa dữ dội khiến cột cờ trên kỳ đài bị gẫy, cầu thép Trường Tiền người Pháp mới xây hoành tráng cũng bị cuốn đi vài nhịp, dân 6 huyện chết và bị thương 765 nam nữ, trong đó có cả những người của triều đình (thành viên Bộ Lễ) cũng tử nạn khi đang thực thi công vụ…

 

Năm Thìn ấy, nói đến bão, sử sách cũng chép tên các tỉnh Thanh-Nghệ- Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi là những nơi có bão...

 

Năm ấy, không thấy nói đến Bắc Kỳ có bão, nhưng trước đó một năm, ngày 7-6-1903, bão lớn đổ vào Hà Nội mà một số tỉnh Bắc Kỳ. Vị chủ bút báo "Nông Cổ Mín Đàm" ở Sài Gòn là Lương Khắc Ninh đã căn cứ vào báo chí ở Đà Nẵng để viết tin cho đồng bào Nam Kỳ biết về cơn bão này. Nhà báo mô tả "duy tỉnh Hà Nội, Nam Định và Thái Bình chịu (thiệt hại) nặng nề lắm. Xe hỏa lật ngoài đường, rất nhiều thoàn (thuyền) và tàu chìm, lâu đài và dân cư sập hư cũng nhiều lắm, hãng buôn nhà nghề đều bị lột bay cả nóc, người chết trong bão đó cũng dư trăm, hao dân tài vật cũng mấy triệu dư…"

 

Lại nói thêm, sử chép chỉ 4 ngày sau đó, ngày 11-6-1903 vùng đất Quỳ Châu, Nghệ An có hiện tượng động đất và lở núi…

 

Phản ánh những hiện tượng này, đáng tiếc cho đến nay chúng tôi mới sưu tập được một số ảnh chụp ở Hà Nội mà phần lớn lại in thành bưu ảnh (?!), còn với các địa phương khác thì rất ít…Xin giới thiệu cũng các bạn QXN

 

 

HÌNH :

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=549052997551730&set=pcb.549054347551595

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=549053007551729&set=pcb.549054347551595

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=549053030885060&set=pcb.549054347551595

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=549053080885055&set=pcb.549054347551595

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=549053074218389&set=pcb.549054347551595

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=549053097551720&set=pcb.549054347551595

 

(17 hình)

.

18 BÌNH LUẬN  

 

 





CƠN BÃO Ở HUẾ TRONG CHÍNH SỬ (Dương Trung Quốc / Facebook)

 



CƠN BÃO Ở HUẾ TRONG CHÍNH SỬ

Dương Trung Quốc

8 tháng 9, 2024  lúc 09:42  

https://www.facebook.com/quocxuanay/posts/pfbid02vZUG6x8cfn5yw5J8NfKPiEG9NZmrA54LV3JmfaV2DKpKXu22vZPJo5K4a1b4mGd2l

 

CƠN BÃO Ở HUẾ TRONG CHÍNH SỬ

 

Hôm qua, nhân bão Yagi đổ bộ, tôi có bài viết về “Bão ở xứ ta” cũng có nhắc qua tới Huế. Nay có thêm đoạn trích nguyên văn trong chính sử (Đại Nam Thưc lục) để các fây hữu tham khảo để thấy sử xưa chép rất kỹ cả những hiện tượng tự nhiên và thiên tai…và mấy bức ảnh về cầu Trường Tiền mới xây bị cuốn đi vài nhịp cũng đưa lên bưu ảnh…giúp các bạn quan tâm có thêm tư liệu.QXN

 

QUỐC SỬ TRIỀU NGUYỄN CHÉP :

 

“Tháng 8. Ngày 2 (ngày Mậu Thân) kinh sư có bão lớn, nước dâng lên ngập hết cung điện trong Cấm thành và quan thự trong kinh thành, nhà cửa nóc ngói bay tung, tường vách sụp đổ, công văn vật hạng bị ngâm nước hư hại rất nhiều. Cột cờ trên kỳ đài gãy ngang rơi xuống, cầu sắt Trường Tiền cũng bị trôi đổ. Đền chùa nhà cửa, thuyền bè ruộng vườn, đồ vật tài sản của dân gian tổn hại, nhân dân và gia súc bị đè bị dìm chết và bị thương không biết bao nhiêu mà kể (trong kinh thành thuộc viên bộ Lễ chết chết 2 người, bị thương 2 người, quân binh chết 2 người, bị thương hơn 40 người, nhân dân các phường chết 13 người nam nữ, nhà cửa bị sập đổ hư hại 898 gian. Ở 6 huyện nhân dân chết và bị thương 765 người nam nữ, đình chùa miếu mạo nhà cửa sập đổ hư hại 28.220 gian, súc vật bị trôi bị chết 587 con, thuyền bè bị chìm bị mất 787 chiếc. Tỉnh Quảng Trị nhân dân chết đuối 163 người nam nữ, nhà cửa đền chùa bị trôi bị hỏng 3.168 gian, súc vật chết 3.672 con, thuyền bè bị chìm bị mất 32 chiếc. Tỉnh Quảng Bình hai phủ huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy nhân dân chết đuối 411 người nam nữ, nhà cửa đình miếu bị trôi bị hỏng 5.888 gian, súc vật chết 2.814 con, thuyền bè bị chìm bị mất 74 chiếc. Nghệ An, Hà Tĩnh bão lụt hơn bình thường cũng tổn hại nhiều. Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi thì có mưa gió nhưng không bị tổn hại. Từ Khánh Hòa tới Bình Thuận thì không bị bão). Thiên tai xảy ra trên toàn quốc mà một hạt Thừa Thiên bị thiệt hại nặng nhất, quả thật nhiều năm nay chưa có bão lớn như thế.

Chuẩn phát thóc Thương trường chẩn cấp cho biện có 2000 người, mỗi người nửa hộ, hạt Thùa Thiên có 35 xã thôn vạn ấp bị thiệt hại nặng nhất, cấp 612 hộ.)

 

Tháng 9 Phủ Toàn quyền trích 100.000 đồng giao cho Toà Khâm sứ bàn với Cơ mật viện chia cấp trù hoạch cứu giúp cho các hạt bị thiên tai (Thừa Thiên 50.000, Thanh Hoá 10.500, Hà Tĩnh 10.500, Quảng Trị 26.300) Bề tôi Cơ mật viện tâu lên chuẩn cho thi hành.

 

Hạm trưởng Chiến hạm “Diana” của Nga La Tư (chiến hạm này thuộc Hạm đội Ban Tích của Nga-BT) đỗ ở Gia Định là Lievan nghe tin ở Kinh bị bão gởi 57 đồng giúp đỡ, sai Phủ Thừa Thiên nhận cấp cho dân bị thiên tai. Cơ mật viện làm thư cảm tạ.

 

...Vì bão nên đình việc lễ tụng kính chúc hỗ trong dịp khánh tiết. Khoản phí tổn dự trù 1000 đồng thì sai Bộ Lễ trích giao cho Phủ Thừa Thiên hội đồng với Nha Hộ thành chẩn cấp cho nhân dân trong ngoài kinh thành bị tổn hại (còn 500 đồng thu sửa Chùa Kim Quang”...

 

Vua nói với cận thần “Gió bão làm hại rất lớn, trẫm rất thương xót cho dân”, bèn sai viện Thượng thân trích 1000 đồng, Thái Hoàng thái hậu cũng ban 500 đồng, sắc cho Phủ doãn Thừa Thiên Trần Đình Phác đi khắp hạt xét khám, xã thôn nào bị hại nhiều nhất thì truyền chỉ ban cấp cho nhân dân được hưởng ân hụê thực sự...”

 

Nguồn : Quốc sử quán Triều Nguyễn- Đại Nam Thực Lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên - Cao Tự Thanh dịch. NXB Văn hoá Văn nghệ, TPHCM, tiểu mục 1288,1289,1290,1291, tr.429, 431/

 

HÌNH :

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=549614344162262&set=pcb.549614470828916

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=549614377495592&set=pcb.549614470828916

 

.

14 BÌNH LUẬN  






XIN HÃY CỨU LẤY CĂN BIỆT THỰ CỔ CỦA ĐỐC PHỦ VÕ HÀ THANH (Lê Quốc / Facebook)

 



XIN HÃY CỨU LẤY CĂN BIỆT THỰ CỔ CỦA ĐỐC PHỦ VÕ HÀ THANH

Lê Quốc

15-9-2024  20:40  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0C95SNGcCs1EB138D2jUy7hs8fD2Wh4bdu7utAFECvtfTcJFyKJm3t9XUw3fd7ZVsl&id=100000192544593

 

XIN HÃY CỨU LẤY CĂN BIỆT THỰ CỔ CỦA ĐỐC PHỦ VÕ HÀ THANH

 

Ngôi nhà Đốc phủ Võ Hà Thanh (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) là căn biệt thự cổ đẹp nhất của tỉnh Đồng Nai và có thể nói là đặc sắc cho cả khu vực miền Nam. Căn nhà cổ này được xây dựng vào năm 1924 không chỉ mang giá trị nghệ thuật kiến trúc mà còn mang cả giá trị nhân văn.

 

Trong trận lụt năm Nhâm Thìn 1952 tại Biên Hòa, một trận lụt bão đã làm thiệt hại nặng nề người và của khi nước sông Đồng Nai và nước Sông Bé dâng cao nhấn chìm đô thị Biên Hòa bấy giờ. Thương người, con trai cụ Võ Hà Thanh là ông Võ Hà Thuật (1901- 1969) đã mở cửa cưu mang gần 100 đồng bào lánh nạn trên tầng 2 của căn biệt thự, chờ nước rút...

 

Căn biệt thự xinh đẹp này còn được xuất hiện trong bộ phim Người đẹp Tây Đô. Theo khảo sát, căn nhà vững còn vững chải mặc dầu đã có tuổi đời 100 năm nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu xuống cấp nặng.

 

Hiện nay, dự án đường ven sông Đồng Nai sẽ tiến hành đập bỏ căn biệt thự này trong vòng từ 1 đến 2 tháng nữa. Dự tính đường ven sông sẽ ăn vào 2/3 căn nhà do vậy người ta sẽ tiến hành đập bỏ nó. ( https://laodong.vn/.../du-an-ke-va-duong-ven-song-dong... )

 

Trong khi thực hiện dự án, một loạt các công trình có giá trị lịch sử, di chỉ khảo cổ học đã bị phá hủy san bằng như ngôi miếu Ngũ Hành (xây dựng năm 1848) và di tích Bến Đá (người dân còn gọi là Bến đò Quan) là một Bến đò cổ được kè đá xanh Biên Hòa nằm phía trước căn biệt thự này dẫn xuống bờ sông Đồng Nai (có một không hai tại miền Nam)... đã không còn nữa.

 

Khi khảo sát khu vực đào cống phía trước biệt thự, chúng tôi cũng đã phát hiện một số lượng lớn các mảnh gốm, phế phẩm gốm và khả năng khu vực này từng có một lò gốm cổ tồn tại từ trước khi xây dựng căn biệt thự, mang dấu ấn của buổi đầu khai phá và xây dựng của các lớp dân cư. Phát hiện này đã đưuọc gửi thông báo đến hội nghị khảo cổ học trong năm nay.

 

Trở lại Biên Hòa, có thể thấy thành phố treo rất nhiều pano "Văn hóa còn, dân tộc còn". Hy vọng sẽ có một vị lãnh đạo có tâm, có tầm sẽ có phương án thích hợp để giữ lại căn biệt cổ cho mai sau để văn hóa sẽ tiếp tục còn mãi.

 

Chỉ cần điều chỉnh lại quy hoạch một chút, giảm phần công viên bờ sông và dời phần đường tránh một bên, căn nhà cổ đúng 100 năm tuổi này sẽ có cơ hội được giữ lại và góp thêm một di tích quý cho vùng đất Biên Hòa - Trấn Biên xưa.

 

p/s: hiện nay căn nhà hiện chưa có phương án được tỉnh bảo tồn và quá trình phá bỏ chỉ còn đếm ngược từ 1-2 tháng nữa. Ai chưa tham quan chiêm ngắm có thể tìm từ khóa "nhà đốc phủ Thanh" trên google map hoặc truy cập https://maps.app.goo.gl/r8T95wKoYT6Sp7Rx6 . Rất mong  sẽ có nhiều người được đến tham quan một kiệt tác đẹp trước khi nó bị phá dở hoàn toàn.

 

HÌNH : https://www.facebook.com/photo/?fbid=9067297393286589&set=a.285656811450735

 

.

25 BÌNH LUẬN  

 






KỲ TÍCH LÀNG NỦ (Võ Xuân Sơn / Báo Tiếng Dân)

 



Kỳ tích làng Nủ

Võ Xuân Sơn

15/09/2024

https://baotiengdan.com/2024/09/15/ky-tich-lang-nu/

 

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ kỳ tích ở làng Nủ. Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

 

VIDEO :

Kỳ tích Làng Nủ: Thêm 18 người mất tích sau thảm họa lũ quét được xác minh còn sống l VTs

Tạp chí VietTimes

Sep 15, 2024 

https://www.youtube.com/watch?v=lk3mGVHSIcw

 

Đầu tiên là việc lũ quét. Theo nhiều mô tả, có hai tiếng nổ và lũ tràn về. Tiếng nổ đó ở đâu ra? Chắc chắn phải có một túi nước nào đó, một cái hồ, hay cái gì đó chứa nước, chứa bùn… rất lớn. Giá như có ai đó biết, dự đoán trước, sơ tán người dân đi khỏi nơi bị lũ quét, thì mới có thể gọi là kỳ tích. Chứ đến tận bây giờ vẫn chưa biết tiếng nổ đó từ đâu ra (ít nhất thì phần đông chúng ta không biết), chết không biết bao nhiêu người, mà kỳ tích nỗi gì?

 

Tiếp theo, việc những người trốn chạy lũ trở về. Đó là họ nhanh chân và may mắn chạy thoát, và sau nhiều ngày đói khổ, họ lần tìm về, dù chỉ trốn cách làng có 1 cây số. Tôi chưa biết 18 người hôm nay trở về như thế nào. Nếu do đội cứu hộ nào đi tìm và cứu được họ, thì còn có thể gọi là kỳ tích. Chứ nếu tự họ tìm về, thì sao gọi là kỳ tích được?

 

Không biết trong số 14 người mất tích còn lại ở làng Nủ, tất cả đều nằm dưới lớp bùn do lũ quét mang lại, hay có ai đó vẫn còn đâu đó trên rừng? Thậm chí, biết đâu, có người thoát được lũ nhưng lại không thoát được đói, bệnh, thú rừng… Nếu như một nhóm cứu hộ nào tìm thấy họ, cấp cứu họ, rồi đưa họ về, hoặc ai đó dùng drone (một phương tiện hết sức phổ biến và rẻ tiền hiện nay), phát hiện ra họ, cung cấp thức ăn, nước uống cho họ, rồi tìm cách đưa họ về, thì chúng ta mới có thể nói đó là kỳ tích.

 

Ngay cả khi thực sự có việc đi tìm, phát hiện, cấp cứu và cứu hộ những người sống sót, tức là có thể gọi là kỳ tích, thì cũng nên nho nhỏ cái miệng lại. Hơn 50 người chết. Chẳng có kỳ tích nào mà một ngôi làng có hơn 100 nhân khẩu, lại có tới hơn 50 người chết, và hơn chục người đang mất tích.

 

-----------------------------------

 

KÌ TÍCH LÀNG NỦ

Xuân Sơn Võ

15-9-2024  lúc 10:54  · 

https://www.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/pfbid02rK6K4VoxRhXxnrrY9GdLyoaDakEM4KvKmbzYZ68uqfRxV74pXsE4VtDHwvbhob2Gl

 

.

19 BÌNH LUẬN

 

 

 

 

 

BÀI MỚI NGÀY 16/09/2024 (Báo Tiếng Dân)

 



Báo Tiếng Dân

NGÀY 16/09/2024

https://baotiengdan.com/

 

BÀI MỚI

 

Những cái khó của TBT — CTN Tô Lâm khi qua Mỹ

16/09/2024

.

Xin hãy cứu lấy căn biệt thự cổ của Đốc phủ Võ Hà Thanh

Lê Quốc  -  16/09/2024

.

Hoàng đế Lê Đại Hành và Thiền sư Đỗ Pháp Thuận luận về phép Trị quốc – Bình thiên hạ (Kỳ 2)

Nguyễn Tiến Dân  -  15/09/2024

.

Hoàng đế Lê Đại Hành và Thiền sư Đỗ Pháp Thuận luận về phép Trị quốc – Bình thiên hạ (Kỳ 1)

Nguyễn Tiến Dân  -  15/09/2024

.

Kỳ tích làng Nủ

Võ Xuân Sơn   -  15/09/2024

.

Cập nhật tin nhà văn Nguyễn Quang Vinh bị tố cáo lừa đảo

BTV Tiếng Dân  -   15/09/2024

.

“Sản vật” của dân…

Phạm Minh Trung  -  15/09/2024

.

Dấu hiệu dễ thấy nhất và quan trọng nhất về vi phạm tự do ngôn luận

Nghiêm Huấn Từ   -  14/09/2024

.

Thành phố sông Hồng

Đặng Sơn  -  14/09/2024

.

Nguyên tắc, trách nhiệm và sức mạnh

Nguyễn Huy Cường  -  14/09/2024

.

 Thông tin thật – giả trong dịp bão Yagi

BTV Tiếng Dân  -   13/09/2024

.

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Nguyễn Ngọc Chu   -  13/09/2024

.

Chiến dịch phát động chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Đặng Đình Mạnh   -  13/09/2024

.

Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo trạng, phóng thích nhà vận động dân chủ

Human Rights Watch  -  13/09/2024

.

Phải có một cuốn sách về Yagi: Con cháu chúng ta phải được học về cơn bão này

Huy Nguyễn  -  13/09/2024

.

Thế lực thù địch – hay chút kinh nghiệm cho những nhà bị ngập lụt

Nguyễn Thông  -  13/09/2024

.

Con người cần tôn trọng thiên nhiên…

Thái Hạo  -  13/09/2024

.

Một số việc Hồ Chí Minh đã thực hiên liên quan câu trích trong Tuyên Ngôn Độc Lập

Nghiêm Huấn Từ  -  13/09/2024

.

Một số vấn đề về cứu hộ, cứu trợ

Dương Quốc Chính  -  12/09/2024

.

Người Việt chưa được dạy kỹ năng sinh tồn!

Mai Bá Kiếm  -  12/09/2024

.