Wednesday, February 5, 2025

TRUMP GIEO BẤT ỔN, TẬP CẬN BÌNH THẤY CƠ HỘI (Laura Bicker / BBC News)

 



Trump gieo bất ổn, Tập Cận Bình thấy cơ hội

Laura Bicker

Phóng viên chuyên về Trung Quốc

4 tháng 2 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cdxnzpggjl9o

 

Nếu Trung Quốc tức giận với Mỹ vì tăng thuế thêm 10% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc, thì họ che giấu điều đó rất tốt.

 

Cả Canada và Mexico đều tuyên bố sẽ trả đũa. Thủ tướng Justin Trudeau nói Canada "sẽ không lùi bước" khi ông tuyên bố mức thuế 25% đối với hơn 100 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ.

 

Tổng thống Mỹ sau đó đã đồng ý tạm dừng mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ cả hai quốc gia sau khi đạt được các thỏa thuận riêng với từng nước. Tuy nhiên, mức thuế mới đối với Trung Quốc dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 4/2.

 

Đến nay, Bắc Kinh vẫn im hơi lặng tiếng.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/42f0/live/180c54f0-e2a4-11ef-a819-277e390a7a08.png.webp

Ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình gặp nhau năm 2019

 

Năm 2018, khi ông Trump phát động đợt áp thuế đầu tiên trong nhiều vòng thuế quan nhắm vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố rằng họ "không sợ chiến tranh thương mại". Lần này, họ đề nghị Mỹ đàm phán và "nhượng bộ, thỏa hiệp với Trung Quốc". Các báo cáo chỉ ra cuộc gọi giữa ông Trump và ông Tập có thể diễn ra trong tuần này.

 

Điều này không có nghĩa là tuyên bố về thuế quan của ông Trump sẽ không gây khó chịu cho Trung Quốc. Chắc chắn là có, đặc biệt là khi mức thuế 10% mới được thêm vào một loạt các loại thuế mà ông Trump đã áp trong nhiệm kỳ đầu tiên đối với hàng hóa trị giá hàng chục tỷ đô la.

 

Và phản ứng im lặng của chính phủ Trung Quốc một phần là do họ không muốn làm người dân lo lắng khi nhiều người vốn đã quan ngại về nền kinh tế trì trệ.

 

Nhưng nền kinh tế đó không phụ thuộc vào Mỹ như trước đây. Bắc Kinh đã tăng cường các thỏa thuận thương mại của mình trên khắp châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Hiện nay, họ là đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 quốc gia.

 

Mức thuế bổ sung 10% có thể không mang lại đòn bẩy mà ông Trump mong muốn, theo ông Trang Gia Dĩnh từ viện nghiên cứu Carnegie Trung Quốc.

 

"Trung Quốc sẽ nghĩ rằng họ có thể chịu đựng được 10% - do đó, tôi nghĩ Bắc Kinh đang chọn phương án im lặng. Bởi vì nếu đó không phải là vấn đề lớn, không có lý do gì để gây sự với chính quyền Trump trừ khi có lợi ích thực sự cho Bắc Kinh."

 

 

'Đôi bên cùng có lợi' khi Mỹ nhượng bộ

 

Có khả năng Chủ tịch Tập Cận Bình có một lý do khác: ông ấy có thể thấy cơ hội ở đây.

Ông Trump đang gây chia rẽ ngay tại sân nhà của mình, thậm chí còn đe dọa áp thuế quan lên cả Liên minh châu Âu (EU) - tất cả chỉ trong tháng đầu tiên tại nhiệm. Hành động của ông có thể khiến các đồng minh khác của Mỹ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với họ.

 

Ngược lại, Trung Quốc sẽ muốn xuất hiện như một đối tác thương mại toàn cầu điềm tĩnh, ổn định và có lẽ hấp dẫn hơn.

 

"Chính sách 'Nước Mỹ trên hết' của Trump sẽ mang lại những thách thức và mối đe dọa cho hầu hết các quốc gia trên thế giới," bà Tôn Vận, giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu Stimson, nhận định.

 

"Từ góc độ cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, sự suy thoái về vai trò lãnh đạo và uy tín của Mỹ sẽ có lợi cho Trung Quốc. Điều này khó đem đến diễn biến tốt đẹp cho Trung Quốc ở cấp độ song phương, nhưng Bắc Kinh chắc chắn sẽ cố gắng tận dụng tình thế..."

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a8bf/live/1ff43330-e2aa-11ef-a819-277e390a7a08.png.webp

Campuchia đã trở thành nước nhập khẩu nguyên liệu thô lớn của Trung Quốc và là điểm đến cho các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách né thuế quan của Mỹ

 

Là nhà lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Chủ tịch Tập Cận Bình không hề che giấu tham vọng biến Trung Quốc thành lãnh đạo trật tự thế giới mới.

 

Từ khi đại dịch Covid qua đi, ông đã đi khắp nơi và ủng hộ các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới và các thỏa thuận như Hiệp định khí hậu Paris.

 

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã mô tả điều này như là việc hào hứng hỗ trợ các quốc gia trên toàn thế giới và làm sâu sắc thêm mối quan hệ ngoại giao.

 

Trước đó, khi ông Trump ngừng tài trợ của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2020, Trung Quốc đã cam kết chi thêm tiền. Có kỳ vọng rất cao rằng Bắc Kinh có thể sẽ lại bước vào vị trí của Mỹ sau khi Washington rút khỏi WHO.

 

Điều tương tự cũng áp dụng cho việc đóng băng viện trợ đang gây ra tình trạng hỗn loạn ở các quốc gia và tổ chức vốn từ lâu phụ thuộc vào nguồn tài trợ của Mỹ. Trung Quốc có thể muốn lấp đầy khoảng trống đó, bất chấp tình hình suy thoái kinh tế.

 

Vào ngày đầu tiên trở lại nhiệm sở, ông Trump đã đóng băng mọi khoản viện trợ nước ngoài do Mỹ cung cấp. Mỹ cho đến nay là nhà viện trợ lớn nhất thế giới.

 

Hàng trăm chương trình viện trợ nước ngoài do USAID cung cấp đã bị đình trệ. Một số chương trình đã được khởi động lại, nhưng các nhà thầu viện trợ cho hay tình trạng hỗn loạn tiếp diễn khi tương lai của cơ quan này bấp bênh.

 

John Delury, một nhà sử học về Trung Quốc hiện đại và là giáo sư tại Đại học Yonsei ở Seoul, đánh giá học thuyết 'Nước Mỹ trên hết' của ông Trump có thể làm suy yếu thêm vị thế của Washington trong vai trò lãnh đạo toàn cầu.

 

"Sự kết hợp giữa thuế quan đối với các đối tác thương mại lớn và đóng băng viện trợ nước ngoài gửi đi thông điệp tới Nam Toàn cầu và OECD rằng Hoa Kỳ không quan tâm đến quan hệ đối tác, hợp tác quốc tế," ông Delury nói với BBC.

 

"Thông điệp nhất quán của Chủ tịch Tập về toàn cầu hóa 'cùng có lợi' mang một ý nghĩa hoàn toàn mới khi Mỹ rút khỏi sân chơi thế giới".

 

Trong nỗ lực giành quyền quản lý toàn cầu, Bắc Kinh đã tìm kiếm cơ hội để lật đổ trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo trong 50 năm qua - và sự bất ổn của Trump 2.0 có thể chính là cơ hội đó.

 

XEM TIẾP >>>>>   

 

 

 





No comments: