Đào
Văn Bình - Việt Báo
31/01/2015
Nhật Ký Biển Đông
trong Tháng Giêng ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:
- AFP (Bagdad): “Bạo động (khủng bố và nội chiến” (*) đã giết hại hơn 15 ngàn thưởng dân và nhân viên an ninh Iraq riêng trong năm 2014 - con số chết chóc lớn nhất kể từ cuộc xung đột sắc tộc năm 2007.”
- AFP (Tokyo) ngày 5/1/2015: Nhật Bản đề nghị cùng hợp tác chế tạo tầu ngầm thay vì xuất cảng sang Úc. Thế nhưng theo bản thăm dò dư luận vào Thứ Ba 6/1/2015, hầu hết dân chúng Úc phản đối việc liên minh với Nhật Bản để chống lại người hợp tác kinh tế hàng đầu Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông và muốn Úc giữ vị thế trung lập. Được hỏi khi nổ ra xung đột với Hoa Lục, chỉ có 15% ủng hộ liên minh Mỹ-Nhật.” Điều này cho thấy việc thành lập liên minh “thế chân vạc” Mỹ-Úc-Ấn Độ để chống Hoa Lục không dễ dàng như người ta tưởng vì ngày nay bầu không khí chính trị thế giới đã thay đổi, không giống như trước năm 1975. Hiện nay chỉ số giao dịch thương mại Úc-Trung Quốc khoảng 122 tỉ đô-la mỗi năm.
- Business Insider ngày 5/1/2015: “Trung Quốc đã hoàn tất trang bị hỏa tiễn đạn đạo cho khu trục hạm Jinan. Khu trục hạm này sẽ gia nhập Hạm Đội Đông Hải và có khả năng hành quân ở biển lớn xa bờ biển Trung Quốc. Hiện nay Hoa Lục đã có một hạm đội tàu ngầm tấn công lớn nhất thế giới vừa chạy bẳng dầu cặn (diesel) vừa chạy bằng năng lượng nguyên tử.”
- Reuters (London) ngày 8/1/2015: “Theo Thomson Reuters Foundation, hơn một triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa vì cuộc xung đột ở Ukraine, gây trở ngại cho nỗ lực cứu trợ và đẩy đất nước tới bờ thảm họa nhân đạo.”
- AP (Tokyo) ngày 14/1/2015: “Để đối phó với sự gia tăng quân sự của Trung Quốc, nội các của Thủ Tướng Nhật Bản Shinto Abe đã chấp thuận chi 5000 tỉ Yên (42 tỉ đô-la) cho quốc phòng- con số kỷ lục trong tổng số ngân sách quốc gia 96.3 ngàn tỉ Yên (81.4 tỉ đô-la). Ngân sách có hiệu lực tử Tháng Tư, 1025.
- Reuters ngày 15/1/2015: “Bất chấp những chỉ trích từ những thành phần cứng rắn trong quốc hội, Tổng Thống Obama đã thực hiện lời cam kết tháng trước, giảm nhẹ cấm vận trong việc đương đầu với hòn đảo do những người cộng sản cai trị như một phần của nỗ lực có tính cách lịch sử để chấm dứt sự thù nghịch. Phần còn lại của lệnh cấm vận kéo dài 54 năm vẫn còn tùy thuộc quốc hội. Những biện pháp giảm nhẹ do Bộ Ngân Khố và Thương Mại công bố sẽ có hiệu lực từ Thứ Sáu (16/1/2015) cho phép xuất cảng sang Cuba các sản phẩm viễn thông, canh nông, thiết bị xây cất và mở rộng giấy phép du lịch cho công dân Hoa Kỳ và giao dịch ngân hàng. Theo AFP, vào ngày 21/1/2015: “Hoa Kỳ và Cuba đã tiến hành cuộc đàm phán có tính cách lịch sử kéo dài hai ngày tại Havana, chấm dứt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh đầy thủ nghịch và tái lập bang giao. Đại diện phía Hoa Kỳ là Thứ Trưởng Ngoại Gia Alex Lee, còn phía Cuba là Bà Ngoại Trưởng Josefina Vidal.” Nhưng vào ngày 28/1/2015, theo AP, Chủ Tịch Raul Castro của Cuba đòi hỏi Hoa Kỳ phải trả lại căn cứ Guantanamo Bay, hủy bỏ lệnh cấm vận kéo dài nửa thế kỷ và bồi thường thiệt hại cho Cuba trước khi hai nước có thể bình thường hóa ngoại giao.”
- AFP (Washington) ngày 18/1/2015: Sau vụ thảm sát Charlie Hebdo ở Paris, ”Trong một cuộc phỏng vấn với CBS, Thủ Tướng Anh Cameron bênh vực quyền tự do phát biểu ý kiến dù ý kiến đó xúc phạm tới tín ngưỡng của người khác, bác bỏ quan điểm của Giáo Hoàng là quyền tự do này phải có giới hạn.”
- VnPlus ngày 19/1/2015: “Chiều 19/1, tại Hà Nội, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.”
- AP (Tehran) ngày 20/1/2015: ”Vào ngày Thứ Ba, Ba Tư và Nga đã ký kết thỏa hiệp mở rộng quan hệ quốc phòng nhân chuyến thăm viếng của bộ trưởng quốc phòng Nga. Theo các hãng thông tấn Nga, Bộ Trưởng Sergi Shoigu nói rằng Moscow mong muốn phát triển mối quan hệ quốc phòng “dài hạn và đa diện” với Ba Tư. Thỏa hiệp mới bao gồm mở rộng hợp tác chống khủng bố, trao đổi nhân viên quốc phòng cho mục tiêu huấn luyện và cho mỗi quốc gia hiểu thêm việc thường xuyên sự dụng các hải cảng của nước bạn.”
- Reuters (Moscow) ngày 21/1/2015: ” Nga tấn công ngược lại Hoa Kỳ qua thông điệp liên bang của Tổng Thống Obama rằng Hoa Kỳ nghĩ mình là Số Một và tìm cách thống trị thế giới. Ngoại Trưởng Lavrov nói rằng cần có thời gian để Hoa Kỳ suy nghĩ lại chính sách ngoại giao của mình và bớt hung hăng đi.
- Báo Đất Việt ngày 21/1/2015: “Vào chiều ngày 20/1/2015, Thượng Tướng Trương Quan Khánh- Thứ Trưởng Quốc Phòng đã tiếp Ô. Patrickm. Dewar- Phó Chủ Tịch Tập Đoàn Lockeed Martin nhân chuyến thăm Việt Nam đồng thời đồng thời đánh giá cao vai trò của Tập đoàn Lockheed Martin trong việc hợp tác với các công ty của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực kỹ nghệ thông tin (vệ tinh *) và các dự án khác tại Việt Nam.” Theo tin tức lộ ra từ báo chí Đài Loan nhưng chưa được Việt Nam hay Hoa Kỳ xác nhận, là các phi công Việt Nam đang được huấn luyện tại Hoa Kỳ để lái phi cơ săn tàu ngầm P-3 Orion do Hãng Lockeed Martin sản xuất mà Việt Nam dự tính mua sau khi có quyết định nới lòng lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Theo VnExpress, sau khi Mỹ rút lệnh cấm xuất khẩu trực thăng quân sự cho Việt Nam năm 2009, Phó giám đốc Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ Richard Genaille tháng 9/2010 thông báo Mỹ cấp 1.3 triệu USD cho chương trình củng cố quan hệ an ninh quốc phòng với Việt Nam để nâng cấp khoảng 15 chiếc trực thăng UH-1 tịch thu được sau năm 1975. Vào cao điểm của cuộc chiến, VNCH sở hữu khoảng 594 trực thăng UH-1.
- Los Angeles Times ngày 23/1/2015: “Các viên chức Ukraina thừa nhận rằng, sau tám tháng giao tranh, dưới làn đạn pháo kích xé nát thây người, quân đội Ukraine đã triệt thoái khỏi Phi Trường Donetsk được coi là phi trường bận rộn đứng thứ hai của Ukraina và để lọt khu vực này vào tay lực lượng ly khai.” Phi Trường Donetsk là điểm chiến lược phân định lằn ranh chia cắt Đông-Tây Ukraine. (*) Đây là tổn thất lớn của quân chính phủ mặc dù đã tổ chức rất nhiều cuộc phản công đẫm máu để giành quyền kiểm soát. Nhưng Hoa Kỳ và Âu Châu đang đe dọa sẽ tăng thêm cấm vận nếu Nga không chịu kiềm hãm đà tiến quân của phe ly khai.
- AP ngày 25/1/2015: Trong chuyến công du Ấn Độ, sau cuộc hội họp, hai vị nguyên thủ quốc gia- Ô. Obama và Ô. Modi đã bước ra ngoài và Ô. Modi tuyên bố, “ Barack và tôi đã hình thành một mối liên hệ, một tình hữu nghị. Cả hai chúng tôi có thể cười, khôi hài và nói chuyện thoải mái qua điện thoại. Chất keo đưa hai chúng tôi lại gần với nhau hơn cũng đã đưa Hoa Thịnh Đốn và Delhi gần lại với nhau hơn.” Ấn Độ là một đại cường theo chính sách trung lập có từ năm 1947 thời Thủ Tướng Nehru. Vào ngày 17/9/2014, Thủ Tướng Mordi đã vui vẻ tiếp Ô. Tập Cận Bình. Vào ngày 11/12/2014 lại lại hoan hỉ tiếp Ô. Putin. Nay lại nồng nhiệt tiếp Ô. Putin cho “vui vẻ cả làng”. Ấn Độ dại gì mà chống đối ai? Cứ đứng trung lập mà hường lợi. Đó là chinh sách ngoại giao độc đáo của Ấn Độ mà không một quốc gia nào có được. Cái hay của Ấn Độ là né tránh được những cuộc đụng độ giữa các siêu cường. Cứ để cho các “Ông Kẹ” giết nhau. Dại gì giơ dầu chịu báng? Lãnh đạo quốc gia trong thời kỳ này mà ngu ngơ thì đất nước sẽ tan nát như Iraq, Afghanistan, Yemen, Lybia, Syria, Nigeria và Ukraina. Sách lược ngoại giao muôn đời để giữ nước và phát triển vẫn là: Mình là nước nhỏ, chống đối lại các siêu cường là ngu xuẩn. Phải làm bạn với tất cả các siêu cường. Nhưng nương tựa vào siêu cường mà không lấy sức mình là chính - thì chỉ làm nô lệ.
- BBC tiếng Việt ngày 26/1/205: “Ông Ted Osius, đại sứ Mỹ mới nhận nhiệm kỳ tại Việt Nam đã nhắc tới tham vọng về việc Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm tới, một cựu thứ trưởng Ngoại giao nói với BBC Tiếng Việt.”
- AFP ngày 28/1/2015: “Vào ngày Thứ Tư 28/1/2015, bộ trưởng ngoại giao của các nước ASEAN đã bày tỏ lo lắng về việc Trung Quốc biến cải các bãi đá ngầm còn đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sau khi Phi Luật Tân thúc dục họ hãy dũng cảm đương đầu với Bắc Kinh. Bản tuyên bố được đưa ra sau hội nghị tổ chức tại một khu nghỉ mát tại Mã Lai - rằng uy tín của tổ chức bao gồm 10 quốc gia sẽ bị đe dọa nếu không đương đầu với vấn đề nghiêm trọng xảy ra ngay tại sân sau của chính mình.”
- Yahoo News: “Vào ngày hôm nay 28/1/2015, tập đoàn quân sự Thái Lan cảnh cáo Hoa Kỳ là đang can dự vào nội tình chính trị của nước này qua tuyên bố của vị đặc sứ Hoa Kỳ đang viếng thăm Thái Lan và cho rằng lời tuyên bố đó đã làm tổn thương rất nhiều người Thái.”
- Reuters ngày 29/1/2015: Với tiêu đề “Philippines, Vietnam upgrade ties in show of unity against China” Reuters cho biết, “Một viên chức Phi Luật Tân nói rằng họ đã có những cuộc tập trận và huấn luyện chung với Hoa Kỳ mỗi năm, và hy vọng sẽ tổ chức tập trận hải quân chung với Việt Nam.”
- Reuters ngày 29/1/2015: Trong khi Hoa Kỳ và Âu Châu đe dọa áp đặt thêm cấm vận mới, “VàoThứ Năm, Đặc sứ Nga tại cơ quan theo dõi an ninh OSCE của Liên Hiệp Âu Châu thúc giục Hoa Kỳ và Âu Châu ngưng hỗ trợ cho thành phần chủ chiến (party of war) ở Ukraina và cảnh cáo điều đó có thể đưa tới thảm họa.”
- ABC News ngày 29/1/2015: “Những người biểu tình thuộc Nhóm CodePink đã bu quanh Kissinger khi ông cùng với các cựu bộ trưởng ngoại giao Madeleine Albright và George Shultz tới thượng viện để tham dự buổi điều trần về chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ theo lời mời của Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện. Đám người giơ cao tấm biểu ngữ “Hãy bắt giam Henry Kissinger vì tội phạm chiến tranh”, ám chí một số quyết định gây tranh cãi của ông dưới thời Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Ford.” (1)
Nhận Định:
Báo Business Insider ngày 21/1/2015 đưa tin, “Ba Tư sẽ nhận lại tổng số $11.9 tỉ đô-la - tài sản bị Hoa Kỳ phong tỏa cho tới 22 Tháng Sáu là thời điểm mà những cuộc thương thảo dự trù kết thúc với thỏa hiệp nhằm hạn chế việc điều hành các cơ sở hạt nhân của Ba Tư. Vào ngày Thứ Tư, Hoa Kỳ đã trả cho Ba Tư 490 triệu đô-la nằm trong số tài sản nói trên.”
Trong khi hành pháp Hoa Kỳ đang nỗ lực tiến tới một giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề hạt nhân với Ba Tư, theo AP, ”Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, bất chấp Tổng Thống Obama, vào ngày Thứ Tư tuyên bố sẽ mời Thủ Tướng Do Thái nói chuyện trước lưỡng viện quốc hội vào ngày 3 Tháng 3 để thúc đẩy thêm cấm vận kẻ thù không đội trời chung.Trong khi đó Dân Biểu Nancy Pelosi- trưởng khối thiểu số Dân Chủ tại Hạ Viện cho rằng Obama đã thành công trong việc đem các quốc gia ngồi chung lại với nhau trong khuôn khổ cấm vận hiện hành nhắm mục đích ngăn chặn chương trình hạt nhân của Ba Tư. Bà nói thêm rằng quốc hội sẽ “vô trách nhiệm” khi áp đặt thêm cấm vận khiến làm tổn hại tới việc thương thảo và liên minh ngoại giao bao gồm các hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ có cả Đức. Trầm trọng thêm vấn đề, TNS John McCain nói rằng Ô. Netanyahu cần phải nói chuyện với người dân Hoa Kỳ bởi vì cuộc thương thảo hiện tại chỉ giúp cho Ba Tư thủ đắc vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, các giới chức tình báo Do Thái dấu tên cho biết Ngoại Trưởng John Kerry nói rằng nếu áp đặt thêm cấm vận Ba Tư vào lúc này chẳng khác nào ném quả lựu đạn vào tiến trình đàm phán.Tòa Bạch Ốc cho rằng việc chủ tịch Hạ Viện mời Thủ Tướng Do Thái đã vi phạm nguyên tắc ngoại giao. Ô. Obama dọa phủ quyết tất cả các đạo luật áp đặt thêm cấm vận và nói rằng nó phá vỡ tiến trình thương thảo với Ba Tư và gia tăng nguy cơ xung đột quân sự. Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Jen Psaki nói rằng chưa bao giờ hành pháp (tổng thống) nghe nói tới việc Chủ Tịch Hạ Viện dự định mời một vị lãnh đạo một quốc gia khác thăm viếng Hoa Kỳ.” Đúng là nước Mỹ đại loạn!
Chưa có một quốc gia nào trên thế giới mà quốc hội lại mời một nguyên thủ quốc gia khác thăm viếng đất nước mình mà vị lãnh đạo quốc gia - thủ tướng hay tổng thống - không hề hay biết. Hiến Pháp Hoa Kỳ ghi rõ lãnh đạo ngoại giao thuộc về hành pháp tức tổng thống. Nay chỉ vì bênh vực quyền lợi của Do Thái, Quốc Hội Hoa Kỳ xé bỏ hiến pháp tức hành động vi hiến. Vào ngày 24/1/2015, Huffington Post đã đăng bài binh luận của James Zogby với tựa đề “Boehner/Netanyahu: Thông Minh Quá Nên Làm Chuyện Điên Khùng” (Boehner/Netanyahu: So Smart, They're Stupid). Còn bình luận gia Bill OReilly của Fox News đặt câu hỏi, “Phải chăng Tổng Thống Obama bị xỉ nhục?” (Is President Obama being humiliated?)
Theo tôi, không phải các ông Boehner và Netanyahu “quá kiêu căng” (cocky) để trở thành điên khùng theo như tác giả James Zogby – hoặc Ô. Obama bị xỉ nhục theo Bill OReilly, mà cấu trúc lưỡng đảng và nguyên tắc “kiềm chế và quân bình” (Check and Balance) của Hiến Pháp Hoa Kỳ bắt đầu “có vấn đề”.
Nguyên tắc “check and balance” nhằm giữ cho đất nước Hoa Kỳ không sa đà vào độc tài - tức là không cho quốc hội hay hành pháp quá mạnh để muốn làm gi thì làm. Nhưng chính vì hành pháp không đủ mạnh và bị trói tay bởi quốc hội cho nên nhiều khi nước Mỹ “yếu như con sên”. Chính vì quyền hạn quá lớn của quốc hội cho nên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là chính sách “lưỡng đầu” tức không phải hoàn toàn do hành pháp tức tổng thống quyết định. Chính thực tế “lưỡng đầu ngoại giao” của Mỹ khiến thế giới lo ngại và phải “phòng xa” khi liên kết hoặc hợp tác với Mỹ. Chẳng hạn tổng thống Hoa Kỳ có thể tháo gỡ một phần của lệnh cấm vận nhưng hủy bỏ toàn bộ lệnh cấm vận thì phải thông qua quốc hội. Nếu vì một lý do gì đó, quốc hội cứ ù lì không chịu hành động, điều đó sẽ cản trở sách lược đối ngoại của tổng thống. Một thí dụ khác nữa, một quốc gia nào đó nhận viện trợ của Mỹ và cho Mỹ đóng quân để được che chở về mặt an ninh hoặc đối phó với một cuộc khủng hoảng chính trị. Nếu sứ mệnh hoàn tất nhanh chóng trong vòng vài tháng hay một năm thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu việc tham chiến và viện trợ kéo dài khoảng vài ba năm với thương vong và tốn kém thì người dân Mỹ - lúc đầu thường rất cuồng nhiệt ủng hộ các cuộc chiến tranh, chẳng hạn như cuộc xâm lăng Iraq – nhưng sau đó lại mau chán và quay ra chống đối/phản chiến. Xin nhớ cho quốc hội Hoa Kỳ không “sống” vì những chiến thắng của nước Mỹ; Vinh dự này ông tổng thống hưởng cả- mà quốc hội Hoa Kỳ sống vì lá phiếu của cử tri. Dưới áp lực của quần chúng và sợ bị “mất ghế”, các ông nghị quay qua “trói tay” hành pháp và buộc tổng thống phải rút quân một cách gián tiếp qua việc cắt đứt hoặc giảm viện trợ. Do đó khá nhiều quốc gia sống dựa vào “đồng minh Hoa Kỳ” đã chết tức tưởi khi quốc hội Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ.
Rút ra bài học lịch sử đau thương đó, ngày nay các quốc gia nhược tiểu đang phải nương tựa vào Hoa Kỳ để bảo vệ nền độc lập hoặc an ninh cho xứ sở mình đã theo chiến lược tự lực tự cường. Tự lực tự cường có nghĩa là lấy sức mình là chính và theo chính sách ngoại giao đa phương để nếu “đồng minh có tháo chạy” thì còn có “anh hai”, “anh ba” cứu giúp. Chỉ nương vào một mình Mỹ là tự sát. Không phải Mỹ ác nhưng nó là hệ quả của cấu trúc “lưỡng đảng” và “check and balance” của Hoa Kỳ.
Hiện nay một số nhà phân tích chính trị Hoa Kỳ nói rằng chính vì quyền hạn quá lớn của quốc hội và sự xung đột triền miên của chế độ lưỡng đảng - đảng nào cũng vì quyền lợi của đảng mình và bất chấp quyền lợi của quốc gia - khiến an ninh của nước Mỹ lâm nguy và uy tín của Mỹ từ từ sút giảm trên quy mô toàn cầu. Khi anh mất dần đồng minh hoặc đồng minh không còn tin cậy anh nữa, hoặc đồng minh bỏ anh ra đi…là lúc vị thế của anh suy yếu và nền an ninh lâm nguy.
Chẳng hạn, hiện nay thế giới, đặc biệt là Mỹ và Đông Nam Á thường xuyên kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển 1982. Nhưng có điều trớ trêu là chính Hoa Kỳ lại là nước không chịu phê chuẩn công ước này. Vào năm 2012, khi căng thẳng nổ lớn ở Biển Đông, không hiểu vì lý do gì, dù các bộ trưởng ngoại giao (Bà Clinton), bộ trưởng quốc phòng (Ô. Leon Paneta), tham mưu trưởng liên quân (Tướng Martin Dempsey) đã ra điều trần và năn nỉ xin quốc hội phê chuẩn nhưng cuối cùng quốc hội cũng cứ ì ra, nội vụ “chìm xuồng” và không còn thấy ai nhắc nhở gì tới chuyện này nữa. Thử hỏi, chính mình không công nhận Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển thì làm sao có thể kêu gọi quốc gia khác tuân thủ? Uy tín của Hoa Kỳ sút giảm và nước Mỹ thiếu tin cậy là ở chỗ đó.
Nói thế sẽ có người vặn hỏi: Tại sao nước Mỹ - tổng thống và quốc hội cứ “trống đành xuôi, kèn thổi ngược” và lưỡng đảng đấu đá nhau như thế mà nước Mỹ vẫn mạnh? Xin thưa vì nước Mỹ là siêu cường. Các đại cường như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc hay Nga… dù chính trị nội bộ có nát bét thì cũng chẳng có ai dám “đụng tới sợi lông chân” của họ. Lý do đơn giản, họ là các cường quốc. Chứ nếu một nước nhỏ mà nội bộ xâu xé, quốc hội xung đột với tổng thống, dân chúng xuống đường biểu tình… thì các đại cường sẽ nhào vào tranh giành ảnh hưởng, lũng đoạn giống như bầy sư tử nhào vào xé banh xác một con mồi. Đời là thế!
Hiện nay, ngoài việc đối phó với ngoại thù mỗi ngày mỗi trở nên đông đảo, Hoa Kỳ đang đang phải đối mặt với “nội thù” chính là sự tranh chấp quyền lực do hệ thống lưỡng đảng tạo ra. Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến (1945) hệ thống lưỡng đảng và tổng thống chế của Hoa Kỳ đã được các nước chậm tiến Á-Phi và Châu Mỹ La-Tinh, sau khi giành được độc lập, đã coi như ước mơ và khuôn mẫu cho nền chính trị của đất nước mình. Mô thức này được ngưỡng mộ và được các “đại giáo sư” tốt nghiệp ở Mỹ về giảng dạy trong các đại học. Thế nhưng sau hai trăm năm ứng dụng, do tình hình chính trị đổi thay vô cùng phức tạp, cộng thêm với sự xuất hiện của một số “cường quốc khu vực” và nhất là phong trào khủng bố toàn cầu đã khiến cho hệ thống “lưỡng đảng” và “tống thống chế”, “check and balance” tưởng chừng như ưu việt - nay đã lộ ra những khuyết điểm. Ngoài ra, các cuộc cử bầu tổng thống của Mỹ thường kéo dài cả năm trời vô cùng tốn kém. Hai đảng, cử tri của hai đảng, báo chí của mỗi phe, chơi đòn bẩn, bêu xấu nhau một cách tệ hại giống như một bi kịch pha lẫn hài kịch chỉ có thể tìm thấy ở Hoa Kỳ. Trong suốt thời gian vận động tranh cử, tổng thống Mỹ không dám làm gì cả vì sợ đối thủ bươi móc, tấn công. Âu cũng là lẽ biến thiên của Tạo Hóa. Không có gì tồn tại vĩnh viễn. Không có giá trị nào vĩnh cửu. Tất cả phải đổi thay để thích nghi với tình thế mới- nếu muốn tồn tại.
Trong vấn đề cai trị, xin nhớ cho đối với những vấn đề bình thường của đất nước thì không cần biện pháp mãnh liệt hay quyết định “độc tài”. Nhưng trước những vấn đề sinh tử như: xây dựng một kế hoạch kinh tế lớn, nguy cơ xâm lấn của ngoại bang, đối đầu với cuộc khủng hoảng chính trị của thế giới, an ninh của quốc gia, liên minh hoặc không liên minh với các đại cường để giữ gìn hòa bình và ổn định cho đất nước…thì phải có quyết định dứt khoát và mạnh mẽ. Muốn thế thì hành pháp/chinh phủ phải mạnh. Chẳng hạn một vài quốc gia cho phép hành pháp tức tổng thống ban hành những sắc luật – không thông qua quốc hội để đối phó với tình hình khẩn trương của đất nước. Nếu phải chờ đợi quốc hội- rồi báo chí bàn ra tán vào - chắc chắn tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Chính phủ dĩ nhiên phải lắng nghe ý kiến của quốc hội và của quần chúng nhưng không phải quốc hội và quần chúng lúc nào cũng đúng. Chẳng hạn quốc hội Hoa Kỳ và quần chúng Mỹ đã nhiệt tình ủng hộ cuộc xâm lăng Iraq năm 2003. Nhưng cũng chính quốc hội và quần chúng đó, chỉ bốn năm sau, lại quay qua chống đối cuộc chiến. Vậy có thể nói quốc hội và quần chúng Mỹ đã sai lầm. Và cũng có thể nói quốc hội và quần chúng của bất cứ quốc gia nào cũng có thể sai lầm. Do đó, trước những vấn đề sinh tử của đất nước, hành pháp/chính quyền phải mạnh, phải dám đảm đương trách nhiệm, phải có khả năng thuyết phục quần chúng và nếu cần phải có biện pháp độc tài.
Nhưng nước Mỹ thì không thể làm thế. Họ cho rằng độc tài là kẻ thù của dân chủ, dù sự độc tài là cần thiết trong một số trường hợp. Chẳng hạn Ai Cập và Thái Lan hiện nay đang được cai trị bởi nhóm độc tài quân phiệt. Thế nhưng tình hình ổn định và không còn những cuộc xuống đường kéo dài làm tê liệt đất nước như trước đây. Vậy ai dám nói độc tài luôn luôn nguy hại? Ngoải ra, hãy nhìn vào trường hợp Ukraina. Ukraina là một nước thực thi dân chủ. Nhưng bất kỳ một ông ổng thống nào - dù do dân bầu ra trong một cuộc tuyển cử hợp lệ và trong sạch, nhưng nếu không phù hợp quyền lợi của một siêu cường nào đó, lập tức bị bêu xấu, phá hoại, kích động lật đổ để đưa một chính phủ thân siêu cường đó lên nắm chính quyền cho dù đất nước có tan nát hay bị chia cắt hoặc huynh đệ tương tàn.
Qua sự kiện Boehner/Netanyahu, rõ ràng là nền tổng thống chế, lưỡng đảng và “check and balance” của Mỹ đang có “vấn đề” và không thể ứng dụng cho rất nhiều quốc gia trên thế giới nhất là trong tình hình vô củng hiểm nguy và phức tạp của thế giới ngày hôm nay – đặc biệt cho các tiểu nhược quốc nằm giữa gọng kìm của các thế lực quốc tế.
Đào Văn Bình
(California ngày 30/1/2015)
Chú thích:
(*) Dấu hoa thị là phần phụ chú thêm của tác giả cho rõ nghĩa.
(1) Đây là tổ chức Phụ Nữ Vì Hòa Bình, mặc áo màu hồng, chủ trương chấm dứt những cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tài trợ hoặc các cuộc chiếm đóng, chống đối lại chủ nghĩa quân phiệt toàn cầu, dùng tiền bạc để tài trợ y tế, giáo dục, các hoạt động bảo vệ môi trường…
- AFP (Bagdad): “Bạo động (khủng bố và nội chiến” (*) đã giết hại hơn 15 ngàn thưởng dân và nhân viên an ninh Iraq riêng trong năm 2014 - con số chết chóc lớn nhất kể từ cuộc xung đột sắc tộc năm 2007.”
- AFP (Tokyo) ngày 5/1/2015: Nhật Bản đề nghị cùng hợp tác chế tạo tầu ngầm thay vì xuất cảng sang Úc. Thế nhưng theo bản thăm dò dư luận vào Thứ Ba 6/1/2015, hầu hết dân chúng Úc phản đối việc liên minh với Nhật Bản để chống lại người hợp tác kinh tế hàng đầu Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông và muốn Úc giữ vị thế trung lập. Được hỏi khi nổ ra xung đột với Hoa Lục, chỉ có 15% ủng hộ liên minh Mỹ-Nhật.” Điều này cho thấy việc thành lập liên minh “thế chân vạc” Mỹ-Úc-Ấn Độ để chống Hoa Lục không dễ dàng như người ta tưởng vì ngày nay bầu không khí chính trị thế giới đã thay đổi, không giống như trước năm 1975. Hiện nay chỉ số giao dịch thương mại Úc-Trung Quốc khoảng 122 tỉ đô-la mỗi năm.
- Business Insider ngày 5/1/2015: “Trung Quốc đã hoàn tất trang bị hỏa tiễn đạn đạo cho khu trục hạm Jinan. Khu trục hạm này sẽ gia nhập Hạm Đội Đông Hải và có khả năng hành quân ở biển lớn xa bờ biển Trung Quốc. Hiện nay Hoa Lục đã có một hạm đội tàu ngầm tấn công lớn nhất thế giới vừa chạy bẳng dầu cặn (diesel) vừa chạy bằng năng lượng nguyên tử.”
- Reuters (London) ngày 8/1/2015: “Theo Thomson Reuters Foundation, hơn một triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa vì cuộc xung đột ở Ukraine, gây trở ngại cho nỗ lực cứu trợ và đẩy đất nước tới bờ thảm họa nhân đạo.”
- AP (Tokyo) ngày 14/1/2015: “Để đối phó với sự gia tăng quân sự của Trung Quốc, nội các của Thủ Tướng Nhật Bản Shinto Abe đã chấp thuận chi 5000 tỉ Yên (42 tỉ đô-la) cho quốc phòng- con số kỷ lục trong tổng số ngân sách quốc gia 96.3 ngàn tỉ Yên (81.4 tỉ đô-la). Ngân sách có hiệu lực tử Tháng Tư, 1025.
- Reuters ngày 15/1/2015: “Bất chấp những chỉ trích từ những thành phần cứng rắn trong quốc hội, Tổng Thống Obama đã thực hiện lời cam kết tháng trước, giảm nhẹ cấm vận trong việc đương đầu với hòn đảo do những người cộng sản cai trị như một phần của nỗ lực có tính cách lịch sử để chấm dứt sự thù nghịch. Phần còn lại của lệnh cấm vận kéo dài 54 năm vẫn còn tùy thuộc quốc hội. Những biện pháp giảm nhẹ do Bộ Ngân Khố và Thương Mại công bố sẽ có hiệu lực từ Thứ Sáu (16/1/2015) cho phép xuất cảng sang Cuba các sản phẩm viễn thông, canh nông, thiết bị xây cất và mở rộng giấy phép du lịch cho công dân Hoa Kỳ và giao dịch ngân hàng. Theo AFP, vào ngày 21/1/2015: “Hoa Kỳ và Cuba đã tiến hành cuộc đàm phán có tính cách lịch sử kéo dài hai ngày tại Havana, chấm dứt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh đầy thủ nghịch và tái lập bang giao. Đại diện phía Hoa Kỳ là Thứ Trưởng Ngoại Gia Alex Lee, còn phía Cuba là Bà Ngoại Trưởng Josefina Vidal.” Nhưng vào ngày 28/1/2015, theo AP, Chủ Tịch Raul Castro của Cuba đòi hỏi Hoa Kỳ phải trả lại căn cứ Guantanamo Bay, hủy bỏ lệnh cấm vận kéo dài nửa thế kỷ và bồi thường thiệt hại cho Cuba trước khi hai nước có thể bình thường hóa ngoại giao.”
- AFP (Washington) ngày 18/1/2015: Sau vụ thảm sát Charlie Hebdo ở Paris, ”Trong một cuộc phỏng vấn với CBS, Thủ Tướng Anh Cameron bênh vực quyền tự do phát biểu ý kiến dù ý kiến đó xúc phạm tới tín ngưỡng của người khác, bác bỏ quan điểm của Giáo Hoàng là quyền tự do này phải có giới hạn.”
- VnPlus ngày 19/1/2015: “Chiều 19/1, tại Hà Nội, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.”
- AP (Tehran) ngày 20/1/2015: ”Vào ngày Thứ Ba, Ba Tư và Nga đã ký kết thỏa hiệp mở rộng quan hệ quốc phòng nhân chuyến thăm viếng của bộ trưởng quốc phòng Nga. Theo các hãng thông tấn Nga, Bộ Trưởng Sergi Shoigu nói rằng Moscow mong muốn phát triển mối quan hệ quốc phòng “dài hạn và đa diện” với Ba Tư. Thỏa hiệp mới bao gồm mở rộng hợp tác chống khủng bố, trao đổi nhân viên quốc phòng cho mục tiêu huấn luyện và cho mỗi quốc gia hiểu thêm việc thường xuyên sự dụng các hải cảng của nước bạn.”
- Reuters (Moscow) ngày 21/1/2015: ” Nga tấn công ngược lại Hoa Kỳ qua thông điệp liên bang của Tổng Thống Obama rằng Hoa Kỳ nghĩ mình là Số Một và tìm cách thống trị thế giới. Ngoại Trưởng Lavrov nói rằng cần có thời gian để Hoa Kỳ suy nghĩ lại chính sách ngoại giao của mình và bớt hung hăng đi.
- Báo Đất Việt ngày 21/1/2015: “Vào chiều ngày 20/1/2015, Thượng Tướng Trương Quan Khánh- Thứ Trưởng Quốc Phòng đã tiếp Ô. Patrickm. Dewar- Phó Chủ Tịch Tập Đoàn Lockeed Martin nhân chuyến thăm Việt Nam đồng thời đồng thời đánh giá cao vai trò của Tập đoàn Lockheed Martin trong việc hợp tác với các công ty của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực kỹ nghệ thông tin (vệ tinh *) và các dự án khác tại Việt Nam.” Theo tin tức lộ ra từ báo chí Đài Loan nhưng chưa được Việt Nam hay Hoa Kỳ xác nhận, là các phi công Việt Nam đang được huấn luyện tại Hoa Kỳ để lái phi cơ săn tàu ngầm P-3 Orion do Hãng Lockeed Martin sản xuất mà Việt Nam dự tính mua sau khi có quyết định nới lòng lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Theo VnExpress, sau khi Mỹ rút lệnh cấm xuất khẩu trực thăng quân sự cho Việt Nam năm 2009, Phó giám đốc Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ Richard Genaille tháng 9/2010 thông báo Mỹ cấp 1.3 triệu USD cho chương trình củng cố quan hệ an ninh quốc phòng với Việt Nam để nâng cấp khoảng 15 chiếc trực thăng UH-1 tịch thu được sau năm 1975. Vào cao điểm của cuộc chiến, VNCH sở hữu khoảng 594 trực thăng UH-1.
- Los Angeles Times ngày 23/1/2015: “Các viên chức Ukraina thừa nhận rằng, sau tám tháng giao tranh, dưới làn đạn pháo kích xé nát thây người, quân đội Ukraine đã triệt thoái khỏi Phi Trường Donetsk được coi là phi trường bận rộn đứng thứ hai của Ukraina và để lọt khu vực này vào tay lực lượng ly khai.” Phi Trường Donetsk là điểm chiến lược phân định lằn ranh chia cắt Đông-Tây Ukraine. (*) Đây là tổn thất lớn của quân chính phủ mặc dù đã tổ chức rất nhiều cuộc phản công đẫm máu để giành quyền kiểm soát. Nhưng Hoa Kỳ và Âu Châu đang đe dọa sẽ tăng thêm cấm vận nếu Nga không chịu kiềm hãm đà tiến quân của phe ly khai.
- AP ngày 25/1/2015: Trong chuyến công du Ấn Độ, sau cuộc hội họp, hai vị nguyên thủ quốc gia- Ô. Obama và Ô. Modi đã bước ra ngoài và Ô. Modi tuyên bố, “ Barack và tôi đã hình thành một mối liên hệ, một tình hữu nghị. Cả hai chúng tôi có thể cười, khôi hài và nói chuyện thoải mái qua điện thoại. Chất keo đưa hai chúng tôi lại gần với nhau hơn cũng đã đưa Hoa Thịnh Đốn và Delhi gần lại với nhau hơn.” Ấn Độ là một đại cường theo chính sách trung lập có từ năm 1947 thời Thủ Tướng Nehru. Vào ngày 17/9/2014, Thủ Tướng Mordi đã vui vẻ tiếp Ô. Tập Cận Bình. Vào ngày 11/12/2014 lại lại hoan hỉ tiếp Ô. Putin. Nay lại nồng nhiệt tiếp Ô. Putin cho “vui vẻ cả làng”. Ấn Độ dại gì mà chống đối ai? Cứ đứng trung lập mà hường lợi. Đó là chinh sách ngoại giao độc đáo của Ấn Độ mà không một quốc gia nào có được. Cái hay của Ấn Độ là né tránh được những cuộc đụng độ giữa các siêu cường. Cứ để cho các “Ông Kẹ” giết nhau. Dại gì giơ dầu chịu báng? Lãnh đạo quốc gia trong thời kỳ này mà ngu ngơ thì đất nước sẽ tan nát như Iraq, Afghanistan, Yemen, Lybia, Syria, Nigeria và Ukraina. Sách lược ngoại giao muôn đời để giữ nước và phát triển vẫn là: Mình là nước nhỏ, chống đối lại các siêu cường là ngu xuẩn. Phải làm bạn với tất cả các siêu cường. Nhưng nương tựa vào siêu cường mà không lấy sức mình là chính - thì chỉ làm nô lệ.
- BBC tiếng Việt ngày 26/1/205: “Ông Ted Osius, đại sứ Mỹ mới nhận nhiệm kỳ tại Việt Nam đã nhắc tới tham vọng về việc Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm tới, một cựu thứ trưởng Ngoại giao nói với BBC Tiếng Việt.”
- AFP ngày 28/1/2015: “Vào ngày Thứ Tư 28/1/2015, bộ trưởng ngoại giao của các nước ASEAN đã bày tỏ lo lắng về việc Trung Quốc biến cải các bãi đá ngầm còn đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sau khi Phi Luật Tân thúc dục họ hãy dũng cảm đương đầu với Bắc Kinh. Bản tuyên bố được đưa ra sau hội nghị tổ chức tại một khu nghỉ mát tại Mã Lai - rằng uy tín của tổ chức bao gồm 10 quốc gia sẽ bị đe dọa nếu không đương đầu với vấn đề nghiêm trọng xảy ra ngay tại sân sau của chính mình.”
- Yahoo News: “Vào ngày hôm nay 28/1/2015, tập đoàn quân sự Thái Lan cảnh cáo Hoa Kỳ là đang can dự vào nội tình chính trị của nước này qua tuyên bố của vị đặc sứ Hoa Kỳ đang viếng thăm Thái Lan và cho rằng lời tuyên bố đó đã làm tổn thương rất nhiều người Thái.”
- Reuters ngày 29/1/2015: Với tiêu đề “Philippines, Vietnam upgrade ties in show of unity against China” Reuters cho biết, “Một viên chức Phi Luật Tân nói rằng họ đã có những cuộc tập trận và huấn luyện chung với Hoa Kỳ mỗi năm, và hy vọng sẽ tổ chức tập trận hải quân chung với Việt Nam.”
- Reuters ngày 29/1/2015: Trong khi Hoa Kỳ và Âu Châu đe dọa áp đặt thêm cấm vận mới, “VàoThứ Năm, Đặc sứ Nga tại cơ quan theo dõi an ninh OSCE của Liên Hiệp Âu Châu thúc giục Hoa Kỳ và Âu Châu ngưng hỗ trợ cho thành phần chủ chiến (party of war) ở Ukraina và cảnh cáo điều đó có thể đưa tới thảm họa.”
- ABC News ngày 29/1/2015: “Những người biểu tình thuộc Nhóm CodePink đã bu quanh Kissinger khi ông cùng với các cựu bộ trưởng ngoại giao Madeleine Albright và George Shultz tới thượng viện để tham dự buổi điều trần về chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ theo lời mời của Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện. Đám người giơ cao tấm biểu ngữ “Hãy bắt giam Henry Kissinger vì tội phạm chiến tranh”, ám chí một số quyết định gây tranh cãi của ông dưới thời Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Ford.” (1)
Nhận Định:
Báo Business Insider ngày 21/1/2015 đưa tin, “Ba Tư sẽ nhận lại tổng số $11.9 tỉ đô-la - tài sản bị Hoa Kỳ phong tỏa cho tới 22 Tháng Sáu là thời điểm mà những cuộc thương thảo dự trù kết thúc với thỏa hiệp nhằm hạn chế việc điều hành các cơ sở hạt nhân của Ba Tư. Vào ngày Thứ Tư, Hoa Kỳ đã trả cho Ba Tư 490 triệu đô-la nằm trong số tài sản nói trên.”
Trong khi hành pháp Hoa Kỳ đang nỗ lực tiến tới một giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề hạt nhân với Ba Tư, theo AP, ”Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, bất chấp Tổng Thống Obama, vào ngày Thứ Tư tuyên bố sẽ mời Thủ Tướng Do Thái nói chuyện trước lưỡng viện quốc hội vào ngày 3 Tháng 3 để thúc đẩy thêm cấm vận kẻ thù không đội trời chung.Trong khi đó Dân Biểu Nancy Pelosi- trưởng khối thiểu số Dân Chủ tại Hạ Viện cho rằng Obama đã thành công trong việc đem các quốc gia ngồi chung lại với nhau trong khuôn khổ cấm vận hiện hành nhắm mục đích ngăn chặn chương trình hạt nhân của Ba Tư. Bà nói thêm rằng quốc hội sẽ “vô trách nhiệm” khi áp đặt thêm cấm vận khiến làm tổn hại tới việc thương thảo và liên minh ngoại giao bao gồm các hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ có cả Đức. Trầm trọng thêm vấn đề, TNS John McCain nói rằng Ô. Netanyahu cần phải nói chuyện với người dân Hoa Kỳ bởi vì cuộc thương thảo hiện tại chỉ giúp cho Ba Tư thủ đắc vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, các giới chức tình báo Do Thái dấu tên cho biết Ngoại Trưởng John Kerry nói rằng nếu áp đặt thêm cấm vận Ba Tư vào lúc này chẳng khác nào ném quả lựu đạn vào tiến trình đàm phán.Tòa Bạch Ốc cho rằng việc chủ tịch Hạ Viện mời Thủ Tướng Do Thái đã vi phạm nguyên tắc ngoại giao. Ô. Obama dọa phủ quyết tất cả các đạo luật áp đặt thêm cấm vận và nói rằng nó phá vỡ tiến trình thương thảo với Ba Tư và gia tăng nguy cơ xung đột quân sự. Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Jen Psaki nói rằng chưa bao giờ hành pháp (tổng thống) nghe nói tới việc Chủ Tịch Hạ Viện dự định mời một vị lãnh đạo một quốc gia khác thăm viếng Hoa Kỳ.” Đúng là nước Mỹ đại loạn!
Chưa có một quốc gia nào trên thế giới mà quốc hội lại mời một nguyên thủ quốc gia khác thăm viếng đất nước mình mà vị lãnh đạo quốc gia - thủ tướng hay tổng thống - không hề hay biết. Hiến Pháp Hoa Kỳ ghi rõ lãnh đạo ngoại giao thuộc về hành pháp tức tổng thống. Nay chỉ vì bênh vực quyền lợi của Do Thái, Quốc Hội Hoa Kỳ xé bỏ hiến pháp tức hành động vi hiến. Vào ngày 24/1/2015, Huffington Post đã đăng bài binh luận của James Zogby với tựa đề “Boehner/Netanyahu: Thông Minh Quá Nên Làm Chuyện Điên Khùng” (Boehner/Netanyahu: So Smart, They're Stupid). Còn bình luận gia Bill OReilly của Fox News đặt câu hỏi, “Phải chăng Tổng Thống Obama bị xỉ nhục?” (Is President Obama being humiliated?)
Theo tôi, không phải các ông Boehner và Netanyahu “quá kiêu căng” (cocky) để trở thành điên khùng theo như tác giả James Zogby – hoặc Ô. Obama bị xỉ nhục theo Bill OReilly, mà cấu trúc lưỡng đảng và nguyên tắc “kiềm chế và quân bình” (Check and Balance) của Hiến Pháp Hoa Kỳ bắt đầu “có vấn đề”.
Nguyên tắc “check and balance” nhằm giữ cho đất nước Hoa Kỳ không sa đà vào độc tài - tức là không cho quốc hội hay hành pháp quá mạnh để muốn làm gi thì làm. Nhưng chính vì hành pháp không đủ mạnh và bị trói tay bởi quốc hội cho nên nhiều khi nước Mỹ “yếu như con sên”. Chính vì quyền hạn quá lớn của quốc hội cho nên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là chính sách “lưỡng đầu” tức không phải hoàn toàn do hành pháp tức tổng thống quyết định. Chính thực tế “lưỡng đầu ngoại giao” của Mỹ khiến thế giới lo ngại và phải “phòng xa” khi liên kết hoặc hợp tác với Mỹ. Chẳng hạn tổng thống Hoa Kỳ có thể tháo gỡ một phần của lệnh cấm vận nhưng hủy bỏ toàn bộ lệnh cấm vận thì phải thông qua quốc hội. Nếu vì một lý do gì đó, quốc hội cứ ù lì không chịu hành động, điều đó sẽ cản trở sách lược đối ngoại của tổng thống. Một thí dụ khác nữa, một quốc gia nào đó nhận viện trợ của Mỹ và cho Mỹ đóng quân để được che chở về mặt an ninh hoặc đối phó với một cuộc khủng hoảng chính trị. Nếu sứ mệnh hoàn tất nhanh chóng trong vòng vài tháng hay một năm thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu việc tham chiến và viện trợ kéo dài khoảng vài ba năm với thương vong và tốn kém thì người dân Mỹ - lúc đầu thường rất cuồng nhiệt ủng hộ các cuộc chiến tranh, chẳng hạn như cuộc xâm lăng Iraq – nhưng sau đó lại mau chán và quay ra chống đối/phản chiến. Xin nhớ cho quốc hội Hoa Kỳ không “sống” vì những chiến thắng của nước Mỹ; Vinh dự này ông tổng thống hưởng cả- mà quốc hội Hoa Kỳ sống vì lá phiếu của cử tri. Dưới áp lực của quần chúng và sợ bị “mất ghế”, các ông nghị quay qua “trói tay” hành pháp và buộc tổng thống phải rút quân một cách gián tiếp qua việc cắt đứt hoặc giảm viện trợ. Do đó khá nhiều quốc gia sống dựa vào “đồng minh Hoa Kỳ” đã chết tức tưởi khi quốc hội Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ.
Rút ra bài học lịch sử đau thương đó, ngày nay các quốc gia nhược tiểu đang phải nương tựa vào Hoa Kỳ để bảo vệ nền độc lập hoặc an ninh cho xứ sở mình đã theo chiến lược tự lực tự cường. Tự lực tự cường có nghĩa là lấy sức mình là chính và theo chính sách ngoại giao đa phương để nếu “đồng minh có tháo chạy” thì còn có “anh hai”, “anh ba” cứu giúp. Chỉ nương vào một mình Mỹ là tự sát. Không phải Mỹ ác nhưng nó là hệ quả của cấu trúc “lưỡng đảng” và “check and balance” của Hoa Kỳ.
Hiện nay một số nhà phân tích chính trị Hoa Kỳ nói rằng chính vì quyền hạn quá lớn của quốc hội và sự xung đột triền miên của chế độ lưỡng đảng - đảng nào cũng vì quyền lợi của đảng mình và bất chấp quyền lợi của quốc gia - khiến an ninh của nước Mỹ lâm nguy và uy tín của Mỹ từ từ sút giảm trên quy mô toàn cầu. Khi anh mất dần đồng minh hoặc đồng minh không còn tin cậy anh nữa, hoặc đồng minh bỏ anh ra đi…là lúc vị thế của anh suy yếu và nền an ninh lâm nguy.
Chẳng hạn, hiện nay thế giới, đặc biệt là Mỹ và Đông Nam Á thường xuyên kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển 1982. Nhưng có điều trớ trêu là chính Hoa Kỳ lại là nước không chịu phê chuẩn công ước này. Vào năm 2012, khi căng thẳng nổ lớn ở Biển Đông, không hiểu vì lý do gì, dù các bộ trưởng ngoại giao (Bà Clinton), bộ trưởng quốc phòng (Ô. Leon Paneta), tham mưu trưởng liên quân (Tướng Martin Dempsey) đã ra điều trần và năn nỉ xin quốc hội phê chuẩn nhưng cuối cùng quốc hội cũng cứ ì ra, nội vụ “chìm xuồng” và không còn thấy ai nhắc nhở gì tới chuyện này nữa. Thử hỏi, chính mình không công nhận Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển thì làm sao có thể kêu gọi quốc gia khác tuân thủ? Uy tín của Hoa Kỳ sút giảm và nước Mỹ thiếu tin cậy là ở chỗ đó.
Nói thế sẽ có người vặn hỏi: Tại sao nước Mỹ - tổng thống và quốc hội cứ “trống đành xuôi, kèn thổi ngược” và lưỡng đảng đấu đá nhau như thế mà nước Mỹ vẫn mạnh? Xin thưa vì nước Mỹ là siêu cường. Các đại cường như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc hay Nga… dù chính trị nội bộ có nát bét thì cũng chẳng có ai dám “đụng tới sợi lông chân” của họ. Lý do đơn giản, họ là các cường quốc. Chứ nếu một nước nhỏ mà nội bộ xâu xé, quốc hội xung đột với tổng thống, dân chúng xuống đường biểu tình… thì các đại cường sẽ nhào vào tranh giành ảnh hưởng, lũng đoạn giống như bầy sư tử nhào vào xé banh xác một con mồi. Đời là thế!
Hiện nay, ngoài việc đối phó với ngoại thù mỗi ngày mỗi trở nên đông đảo, Hoa Kỳ đang đang phải đối mặt với “nội thù” chính là sự tranh chấp quyền lực do hệ thống lưỡng đảng tạo ra. Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến (1945) hệ thống lưỡng đảng và tổng thống chế của Hoa Kỳ đã được các nước chậm tiến Á-Phi và Châu Mỹ La-Tinh, sau khi giành được độc lập, đã coi như ước mơ và khuôn mẫu cho nền chính trị của đất nước mình. Mô thức này được ngưỡng mộ và được các “đại giáo sư” tốt nghiệp ở Mỹ về giảng dạy trong các đại học. Thế nhưng sau hai trăm năm ứng dụng, do tình hình chính trị đổi thay vô cùng phức tạp, cộng thêm với sự xuất hiện của một số “cường quốc khu vực” và nhất là phong trào khủng bố toàn cầu đã khiến cho hệ thống “lưỡng đảng” và “tống thống chế”, “check and balance” tưởng chừng như ưu việt - nay đã lộ ra những khuyết điểm. Ngoài ra, các cuộc cử bầu tổng thống của Mỹ thường kéo dài cả năm trời vô cùng tốn kém. Hai đảng, cử tri của hai đảng, báo chí của mỗi phe, chơi đòn bẩn, bêu xấu nhau một cách tệ hại giống như một bi kịch pha lẫn hài kịch chỉ có thể tìm thấy ở Hoa Kỳ. Trong suốt thời gian vận động tranh cử, tổng thống Mỹ không dám làm gì cả vì sợ đối thủ bươi móc, tấn công. Âu cũng là lẽ biến thiên của Tạo Hóa. Không có gì tồn tại vĩnh viễn. Không có giá trị nào vĩnh cửu. Tất cả phải đổi thay để thích nghi với tình thế mới- nếu muốn tồn tại.
Trong vấn đề cai trị, xin nhớ cho đối với những vấn đề bình thường của đất nước thì không cần biện pháp mãnh liệt hay quyết định “độc tài”. Nhưng trước những vấn đề sinh tử như: xây dựng một kế hoạch kinh tế lớn, nguy cơ xâm lấn của ngoại bang, đối đầu với cuộc khủng hoảng chính trị của thế giới, an ninh của quốc gia, liên minh hoặc không liên minh với các đại cường để giữ gìn hòa bình và ổn định cho đất nước…thì phải có quyết định dứt khoát và mạnh mẽ. Muốn thế thì hành pháp/chinh phủ phải mạnh. Chẳng hạn một vài quốc gia cho phép hành pháp tức tổng thống ban hành những sắc luật – không thông qua quốc hội để đối phó với tình hình khẩn trương của đất nước. Nếu phải chờ đợi quốc hội- rồi báo chí bàn ra tán vào - chắc chắn tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Chính phủ dĩ nhiên phải lắng nghe ý kiến của quốc hội và của quần chúng nhưng không phải quốc hội và quần chúng lúc nào cũng đúng. Chẳng hạn quốc hội Hoa Kỳ và quần chúng Mỹ đã nhiệt tình ủng hộ cuộc xâm lăng Iraq năm 2003. Nhưng cũng chính quốc hội và quần chúng đó, chỉ bốn năm sau, lại quay qua chống đối cuộc chiến. Vậy có thể nói quốc hội và quần chúng Mỹ đã sai lầm. Và cũng có thể nói quốc hội và quần chúng của bất cứ quốc gia nào cũng có thể sai lầm. Do đó, trước những vấn đề sinh tử của đất nước, hành pháp/chính quyền phải mạnh, phải dám đảm đương trách nhiệm, phải có khả năng thuyết phục quần chúng và nếu cần phải có biện pháp độc tài.
Nhưng nước Mỹ thì không thể làm thế. Họ cho rằng độc tài là kẻ thù của dân chủ, dù sự độc tài là cần thiết trong một số trường hợp. Chẳng hạn Ai Cập và Thái Lan hiện nay đang được cai trị bởi nhóm độc tài quân phiệt. Thế nhưng tình hình ổn định và không còn những cuộc xuống đường kéo dài làm tê liệt đất nước như trước đây. Vậy ai dám nói độc tài luôn luôn nguy hại? Ngoải ra, hãy nhìn vào trường hợp Ukraina. Ukraina là một nước thực thi dân chủ. Nhưng bất kỳ một ông ổng thống nào - dù do dân bầu ra trong một cuộc tuyển cử hợp lệ và trong sạch, nhưng nếu không phù hợp quyền lợi của một siêu cường nào đó, lập tức bị bêu xấu, phá hoại, kích động lật đổ để đưa một chính phủ thân siêu cường đó lên nắm chính quyền cho dù đất nước có tan nát hay bị chia cắt hoặc huynh đệ tương tàn.
Qua sự kiện Boehner/Netanyahu, rõ ràng là nền tổng thống chế, lưỡng đảng và “check and balance” của Mỹ đang có “vấn đề” và không thể ứng dụng cho rất nhiều quốc gia trên thế giới nhất là trong tình hình vô củng hiểm nguy và phức tạp của thế giới ngày hôm nay – đặc biệt cho các tiểu nhược quốc nằm giữa gọng kìm của các thế lực quốc tế.
Đào Văn Bình
(California ngày 30/1/2015)
Chú thích:
(*) Dấu hoa thị là phần phụ chú thêm của tác giả cho rõ nghĩa.
(1) Đây là tổ chức Phụ Nữ Vì Hòa Bình, mặc áo màu hồng, chủ trương chấm dứt những cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tài trợ hoặc các cuộc chiếm đóng, chống đối lại chủ nghĩa quân phiệt toàn cầu, dùng tiền bạc để tài trợ y tế, giáo dục, các hoạt động bảo vệ môi trường…