Trung Quốc đã sẵn
sàng cho cuộc thương chiến với ông Trump?
Laura Bicker
Phóng
viên thường trú Trung Quốc
1
tháng 2 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx24y7w42vxo
Một
tiếng xì rồi một luồng khí nén phụt ra, lớp da thuộc mịn màng được tạo hình
xong, một đôi giày boot cao bồi Mỹ ra đời tại một nhà máy ở bờ biển phía đông
Trung Quốc.
Tiếp
theo là một tiếng xì khác khi dây chuyền sản xuất tiếp tục, âm thanh của nào là
máy khâu, máy may, nào là máy cắt và máy hàn vang lên khắp trần nhà cao thoáng.
"Trước
đây, chúng tôi bán khoảng một triệu đôi giày boot mỗi năm," ông Bành, quản
lý bán hàng 45 tuổi, không muốn tiết lộ họ tên thật của mình, cho biết.
Đó
là trước khi Donald Trump xuất hiện.
Việc
áp một loạt thuế quan trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump đã gây
ra một cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sau sáu năm,
các doanh nghiệp Trung Quốc lại phải chuẩn bị tinh thần cho phần tiếp theo khi
ông Trump quay lại Nhà Trắng.
"Chúng
tôi biết đi theo hướng nào trong tương lai đây?" ông Bành hỏi, không chắc
chuyện chính quyền Trump 2.0 có nghĩa như thế nào đối với ông, với các đồng
nghiệp của ông và với cả Trung Quốc.
·
Ông Trump nói áp thuế
25% với Canada và Mexico vào ngày mai
31 tháng 1 năm 2025
·
Donald Trump: Mỹ sẽ
đưa một số người nhập cư tới Vịnh Guantanamo
30 tháng 1 năm 2025
·
Vụ máy bay đâm nhau ở
Mỹ: tìm thấy hộp đen, toàn bộ 67 hành khách 'có thể đã chết'
31 tháng 1 năm 2025
Bóng
ma thương chiến
Đối
với các thị trường phương Tây đang ngày một cảnh giác với tham vọng của Bắc
Kinh, thương mại đã trở thành một quân bài mặc cả mạnh mẽ - đặc biệt khi kinh tế
Trung Quốc trì trệ và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Ông Trump quay lại với lời
hứa trong chiến dịch tranh cử trong đó đánh thuế nặng đối với hàng hóa Trung Quốc
và đe dọa mức thuế 10% có hiệu lực vào ngày 1/2.
Ông
Trump cũng đã chỉ thị xem xét lại thương mại Mỹ - Trung, điều này giúp Bắc Kinh
có thêm thời gian và Washington có thêm không gian đàm phán. Và hiện tại, những
ngôn từ cứng rắn (và thuế quan cao hơn) dường như nhắm vào các đồng minh của Mỹ
là Canada và Mexico.
Tổng
thống Trump có thể đã tạm hưu chiến với Bắc Kinh. Nhưng nhiều người tin rằng
thương chiến vẫn đang đến. Rất khó để tìm được một con số chính xác về việc bao
nhiêu doanh nghiệp đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng các công ty lớn như Nike,
Adidas và Puma đã chuyển sang Việt Nam. Giới doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang
dịch chuyển, tái định hình chuỗi cung ứng, dù Bắc Kinh vẫn là một nhân tố quan
trọng.
Ông
Bành cho biết sếp ông, chủ sở hữu của nhà máy này, đã cân nhắc chuyển sản xuất
sang Đông Nam Á, cùng với nhiều đối thủ của họ.
Điều
đó sẽ cứu công ty, nhưng họ sẽ mất đi lực lượng lao động. Hầu hết nhân viên là
người từ thành phố Nam Thông gần đó và họ đã làm việc tại đây hơn 20 năm.
Ông
Bành, có vợ đã qua đời khi con trai còn nhỏ, cho biết nhà máy này là gia đình của
ông: "Ông chủ của chúng tôi quyết tâm không bỏ rơi các nhân viên
này."
Ông
nhận thức được vấn đề địa chính trị đang xảy ra, nhưng nói rằng mình và các
công nhân chỉ đang cố gắng kiếm sống. Họ vẫn đang vật lộn với tác động của năm
2019, khi đợt thuế quan thứ tư của Trump - 15% - đã đánh vào hàng tiêu dùng sản
xuất tại Trung Quốc, như quần áo và giày dép.
Đơn
hàng kể từ đó đã giảm sút và số lượng nhân viên, trước đây hơn 500 người, giờ
chỉ còn hơn 200 người. Bằng chứng là những chiếc bàn làm việc để trống khi ông
Bành chỉ cho chúng tôi xem.
Xung
quanh ông, các công nhân đang cắt các tấm da thành khuôn hình phù hợp để đưa
cho thợ máy. Họ phải thao tác chính xác vì sai sót sẽ làm hỏng những tấm da đắt
tiền, phần lớn trong số đó đã được nhập từ Mỹ.
Nhà
máy đang cố gắng giữ chi phí thấp do một số khách hàng Mỹ đang xem xét chuyển
công việc kinh doanh ra khỏi Trung Quốc vì mối đe dọa từ thuế quan.
Nhưng
điều đó đồng nghĩa với việc mất đi các công nhân lành nghề: mất đến một tuần để
sản xuất một đôi giày, từ làm phẳng các lớp da cho đến đánh bóng đôi giày hoàn
thiện và đóng gói để xuất khẩu.
Đây
là điều đã biến Trung Quốc trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới - sản xuất
thâm dụng lao động, giá lại rẻ nhờ vào quy mô mở rộng và được hậu thuẫn từ chuỗi
cung ứng không đâu có được. Và điều này phải mất nhiều năm mới có thể xây dựng
được.
"Trước
đây, đó là một chu trình liên tục kiểm tra và vận chuyển hàng hóa đi - khi đó
tôi cảm thấy thỏa mãn," ông Bành, người đã làm việc tại đây từ năm 2015,
nói. "Nhưng các đơn hàng giờ đã giảm, điều đó khiến tôi cảm thấy khá mất
phương hướng và lo lắng."
Những
đôi giày boot cao bồi này, được chế tác để chinh phục miền Tây hoang dã, đã được
sản xuất tại đây trong hơn một thập kỷ. Và đó là một câu chuyện quen thuộc ở
phía nam tỉnh Giang Tô, một trung tâm sản xuất dọc theo sông Dương Tử làm hầu hết
mọi thứ, từ vải vóc đến xe điện.
No comments:
Post a Comment