Chỉ
trong một tháng Donald Trump làm xáo trộn nước Mỹ như thế nào ?
Đăng
ngày: 22/02/2025 - 14:41
Tổng
thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ xáo trộn như thế nào sau một tháng lên cầm
quyền ? Ukraina cầm cự trước Nga được bao lâu nếu Mỹ quay lưng ? Tại
Cam Bốt, tính mạng của hàng ngàn người bị đe dọa vì Hoa Kỳ ngừng hỗ trợ rà phá
bom mìn ; Bắc Triều Tiên mở cửa trở lại tiếp đón khách du lịch quốc tế, là
những chủ đề chính trong mục tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.
HÌNH
:
Tổng
thống Donald Trump tại Nhà Trắng, Hoa Kỳ, Washington, ngày 20/02/2025. AP
Hôm
thứ Năm vừa qua, 20/02, tổng thống Donald Trump đánh dấu một tháng quay trở lại
Nhà Trắng. Những tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông được đánh dấu bằng
việc bổ nhiệm nội các gây nhiều tranh cãi, nhất là vị trí bộ trưởng Quốc Phòng
của Pete Hegseth, với cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện. Ông Trump cũng gây chú ý bằng
cách đổi tên vịnh Mehicô thành Vịnh Hoa Kỳ, gây ra sự phản đối trong nước và từ
tổng thống thống Mêhicô.
Với
khẩu hiệu được duy trì từ nhiệm kỳ đầu, « America First », tổng thống
Trump đã mở ra nhiều mặt trận thương mại, với Canada, Trung Quốc, và Liên Hiệp
Châu Âu, bằng các chính sách thuế quan để bảo vệ thị trường nội địa.
Tháng
đầu tiên của chính quyền Trump cũng cho thấy vai trò của tỷ phú Elon Musk, đứng
đầu bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), với các quyết định sa thải hàng loạt, cắt giảm
nhiều khoản hỗ trợ nước ngoài của Hoa Kỳ.
Giáo
sư khoa học chính trị D. Stephen Voss của Đại học Kentucky trả lời Newsweek,
cho rằng « Trump đã học được từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Lần
này, Trump rõ ràng nhận ra tầm quan trọng của việc thay đổi chính sách nhiều nhất
có thể, ở mức độ chưa từng có… »
Giáo
sư Robert Collins thuộc Đại học Dillard, ví tháng đầu tiên của Trump giống như
« tuần trăng mật » ở Nhà Trắng. Trả lời tạp chí Newsweek, ông
giải thích « Trump ở nhiệm kỳ hai đã hành động nhanh chóng và phá vỡ mọi
thứ, để xây dựng lại chính phủ theo hình ảnh của mình, bởi vì ông ta hiểu rằng
một khi dư luận bắt đầu chống lại mình, thì sẽ dần mất đi những người ủng hộ
trong đảng Cộng Hòa ở Quốc Hội ở các bang dao động, vì họ sẽ lo lắng về cuộc bầu
cử giữa nhiệm kỳ của mình. Như vậy, ông ấy có rất ít thời gian để hoàn thành
chương trình nghị sự. »
Bà
Anne Deysine, chuyên gia về chính trị Hoa Kỳ, giảng viên tại đại học
Paris-Nanterre, trả lời RFI Pháp ngữ cho rằng « hiện tại tỷ lệ ủng
hộ Donald Trump vào khoảng 50 %, nhưng đang bắt đầu giảm xuống, vì tỷ lệ lạm
phát đang tăng trở lại. Cuộc truy quét người di cư, những người nhập cư không
giấy tờ khiến cho những người này phải « kín tiếng », sợ hãi, và ngừng
tiêu dùng. Ở một số thành phố, các cửa hàng cố gắng giữ khách, có nguy cơ phải
đóng cửa hàng loạt. Thêm vào đó, đe dọa tăng thuế quan, hay sự trả đũa của các
nước khác đối với Hoa Kỳ, cũng có thể khiến tình trạng lạm phát trầm trọng hơn.
Những lời hứa của Donald Trump đã tác động nhiều đến cử tri, những người do dự,
vì họ cho rằng chính quyền Biden không quan tâm đầy đủ đến những vấn đề lạm
phát và sức mua. Nhưng hiện giờ, họ nhận ra rằng là giá trứng đã tăng gấp
nhiều lần. Ông Trump cũng bắt đầu thừa nhận là sẽ có chút khó khăn, nhưng vì một
mục đích tốt và mọi chuyện sẽ ổn thôi, như mọi khi, tức là ổn là nhờ ông
Trump ».
Về
đối ngoại, sự can dự của Trump vào cuộc chiến ở Ukraina cũng đã gây ra nhiều
tranh cãi, khi nguyên thủ Mỹ quay lưng lại với đồng minh châu Âu, bắt tay với
Nga, gạt Ukraina khỏi bàn đàm phán hòa bình, thậm chí còn đưa ra những tuyên bố
sai lệch gây sốc, ví dụ như cho rằng chính Ukraina đã khai mào cuộc chiến, chứ
không phải Nga xâm lược. Ông Trump cũng chỉ trích những viện trợ cho Ukraina được
cấp bởi chính quyền Biden.
« Ukraina
chỉ cầm cự được 6 tháng »
Không
còn sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Ukraina có nguy cơ chỉ « cầm cự được 6
tháng là tối đa trước đà tiến của Nga », theo nhận định từ trung tướng
Ihor Romanenko của lực lượng vũ trang Ukraina, giải thích với Al-Jazeera vào
ngày 17 tháng 2, trong Hội nghị Munich. « Châu Âu cũng không thể
thay thế viện trợ của Mỹ ».
Kể
từ đầu cuộc chiến, Hoa Kỳ đã chi số tiền khổng lồ cho Kiev, theo Le Monde, là
khoảng 70 tỷ đô la, chưa tính các khoản trợ cấp trực tiếp, với những thiết bị
quân sự như hệ thống phòng không, chống tên lửa Patriot, được bố trí xung quanh
các hạ tầng nhạy cảm, hoặc tại thủ đô Kiev. Để hệ thống Patriot hoạt động được
thì cũng cần rất nhiều tên lửa đánh chặn, và cũng do Mỹ cung cấp.
Sự
thay đổi lập trường của Hoa Kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến việc chuyển giao F16
cho Ukraina, vốn chỉ vừa mới bắt đầu không lâu, hoặc đến những hỗ trợ liên quan
đến chia sẻ thông tin tình báo hoặc an ninh viễn thông của Ukraina. Hiện vẫn
chưa có tuyên bố công khai nào được đưa ra về việc này.
Quỹ
USAID của Hoa Kỳ bị đóng băng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các
vệ tinh Starlink, không ai rõ Elon Musk có duy trì mạng lưới để vận hành các
thiết bị đã được gửi đến Ukraina hay không.
Cam
Bốt : Hoạt động rà phá bom mìn bị ảnh hưởng do Mỹ ngừng viện trợ
Tại
Đông Nam Á, theo AFP, việc Hoa Kỳ ngừng viện trợ nước ngoài đã tác động một phần
đến các hoạt động rà phá mìn tại Việt Nam và cả Cam Bốt, nơi mà bom mìn do chiến
tranh để lại trong ba thập kỷ vẫn tiếp tục đe dọa cuộc sống của hàng ngàn người.
Từ
nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã tài trợ cho các hoạt động dọn dẹp những nơi bị mìn và
các loại đạn dược chưa nổ đe dọa. Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã thả
hàng ngàn tấn bom vào Cam Bốt vì cho rằng nước này « chứa những kẻ
nổi loạn Cộng Sản ».
Từ
năm 1979, bom mìn đã khiến ít nhất 20 000 người chết tại nước này. Với
chính sách mới của chính quyền Trump, một phần hoạt động rà phá mìn đã bị tạm
ngưng, tác động đến công việc của 1000 nhân viên và chuyên gia, làm việc
tại khu vực rộng 1600 km2, nơi sinh sống của gần 1 triệu người.
Sau
thông báo của Hoa Kỳ, Trung Quốc, một đồng minh lâu năm của Phnompenh vào tháng
này, đã hứa hỗ trợ 4,4 triệu đôla cho các hoạt động này. Tuy nhiên hỗ trợ của Bắc
Kinh chỉ gần bằng một nửa khoản tiền mà Washington cung cấp (gần 10 triệu đôla
mỗi năm).
Cam
Bốt là nước đã tiến hành các hoạt động rà phá mìn trên diện tích rộng nhất vào
năm 2023, tương đương với khoảng 167 km2. Được coi là chuyên gia trong lĩnh vực
này, Phnompenh đã hỗ trợ đào tạo cho Ukraina khử mìn do cuộc chiến với Nga để lại.
Bắc
Triều Tiên mở cửa lại, đón khách quốc tế sau 5 năm cô lập vì Covid-19
Tại
châu Á, tuần vừa qua cũng đánh dấu sự trở lại của những khách du lịch đầu tiên
tại Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã đóng cửa biên giới từ 5 năm qua khi đại dịch
Covid-19 nổ ra, khiến đất nước bị cô lập với thế giới.
Trong
khi khách du lịch Nga được phép vào Bắc Triều Tiên từ tháng Hai năm 2024 sau
khi Matxcơva và Bình Nhưỡng thắt chặt quan hệ, quốc gia này vẫn đóng cửa với
khách du lịch từ các nước khác, ngay cả với khách Trung Quốc (từng chiếm 90% lượng
khách vào Bắc Triều Tiên trước đại dịch).
Ngày
18/02, một công ty du lịch Trung Quốc cho biết đã được Bình Nhưỡng bật đèn xanh
cho phép mở các tour du lịch đến khu vực Razon, gần biên giới với Nga và Trung
Quốc. Đây là khu vực duy nhất, được thiết lập để đón du khách nước ngoài từ năm
1991.
Ông
Rowan Beard, quốc tịch Úc, điều hành tour của công ty Young Pionner Tours, có
trụ sở tại Trung Quốc, là một trong những khách phương Tây đầu tiên quay trở lại
Bắc Triều Tiên trong tuần này.
Trả
lời nhà báo Nicolas Rocca của RFI Pháp ngữ, ông Beard cho biết :
« Đại dịch Covid-19 vẫn hiện diện trong tâm trí của người dân Bắc Triều
Tiên. Họ đo nhiệt độ tại cửa khẩu, hỏi xem tình trạng sức khỏe ra sao, và thực
hiện tất cả các biện pháp kiểm tra để chắc chắn rằng không ai gây ra vấn đề nào
cho hệ thống y tế của nước này… Người dân rất vui mừng khi thấy những khách du
lịch khác, không phải là người Nga. Ai cũng mong đợi rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm mở
cửa trở lại đón khách, có thể vào tháng Tư ».
Tất
cả du khách đến Bắc Triều Tiên đều phải đăng ký với các tour du lịch có hướng dẫn
viên, được Bình Nhưỡng phê duyệt, không được tự đi du lịch một mình.
Du
khách phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, bao gồm các hạn chế về chụp ảnh,
nói chuyện và giao lưu với người dân địa phương. Các tour thường có giá khởi điểm
từ 645 euro cho một khách, và kéo dài 4 đêm tại Rason.
Theo
nhiều báo cáo, có khoảng 5.000 khách du lịch phương Tây đến
thăm Bắc Triều Tiên hàng năm trước khi nước này đóng cửa biên giới vì đại dịch.
Việc
mở cửa trở lại của Bình Nhưỡng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu về ngoại
tệ, thay đổi trong chính sách ứng phó với đại dịch hoặc là nỗ lực nhằm tái hợp
với cộng đồng quốc tế, theo các điều kiện riêng của Bình Nhưỡng.
Quyền
kiểm soát nghệ thuật loạt phim huyền thoại James Bond rơi vào tay Amazon
Trong
lĩnh vực văn hóa, Anh Quốc vừa mất đi « quyền kiểm soát về sáng tạo »
của studio sản xuất phim James Bond, vào tay tập đoàn Hoa Kỳ Amazon sau khi đạt
được thỏa thuận với gia đình Broccoli, nhà sản xuất lâu năm của bộ phim huyền
thoại, có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử của nền điện ảnh thứ bảy.
Từ
Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin cho biết thêm thông tin :
« Amazon
đã mua lại studio James Bond, MGM, vào năm 2021, nhưng nhà sản xuất, kiểm soát
sáng tạo vẫn nằm trong tay Anh Quốc. Barbaba Brococoli và Michael Wilson, con
gái và con rể của Cubby Brocolo, là nhà sản xuất phụ trách việc nhượng quyền
phim từ năm 1962 cùng với Dr.No. Cả hai đều giám sát tất cả các loạt phim về điệp
viên 007 từ năm 1995.
Barbara
Brocoli và Michael Wilson quản lý việc nhượng quyền, cho đến thứ Năm, 20/02,
khi Amazon nắm quyền, phụ trách các lựa chọn về nghệ thuật, ví dụ như là sáng tạo
tương lai của James Bond, Jeff Bezos ngay lập tức, đã yêu cầu những người theo
dõi trên mạng xã hội đưa ra các gợi ý, không loại trừ các dự án ‘phái sinh’,
theo cách mà Disney đã làm với Star Wars (Cuộc chiến giữa các Vì sao).
Barbara
Brocoli tỏ ra nghi ngờ với chính sách nghệ thuật của Amazon, nhưng anh trai của
bà thì hy vọng nghỉ hưu và nhà sản xuất cho biết muốn dành thời gian vào những
dự án khác. Số tiền chuyển nhượng không được tiết lộ ».
Amazon
đã mua lại hãng sản xuất phim huyền thoại Hollywood MGM vào năm 2022 với giá
8,45 tỷ đô la, trong đó bao gồm cả danh mục phim cũ về James Bond.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Tiêu điểm
Nếu
Trump tái đắc cử: Những hệ quả đối với xung đột ở Gaza và Ukraina
Tạp
chí Tiêu điểm
Đồi
Capitol, Afghanistan, Aukus, căng thẳng Nga-Ukraina : Những sự kiện đánh dấu
2021
No comments:
Post a Comment