Saturday, February 22, 2025

TIN & BÀI NGÀY 21/02/2025

 



TIN & BÀI NGÀY 21/02/2025

 

                              *****

 

Sáp nhập tỉnh thành có ảnh hưởng đến cơ cấu ủy viên trung ương Đảng?

BBC News Tiếng Việt

 21 tháng 2 2025, 15:41 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c05mjvj79l0o

 

Sau khi sắp xếp bộ máy của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cũng như các chính quyền địa phương, Đảng lại tính đến vấn đề sáp nhập tỉnh thành.

 

Buổi sáng 19/2, Quốc hội kết thúc kỳ họp bất thường lần thứ 9 về vấn đề tinh gọn bộ máy.

 

Buổi chiều hôm đó, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú xuất hiện trên truyền thông trong vai trò người ký ban hành Kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị - Ban Bí thư, yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện và sáp nhập một số tỉnh thành và bỏ cơ quan cấp huyện.

 

Một lần nữa, bộ máy chính quyền địa phương lại đứng trước sự thay đổi lớn.

 

Đổi mới và sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn đã được Đảng đưa ra từ tháng 10/2017 theo Nghị quyết 18, tuy nhiên kể từ khi ông Tô Lâm lên làm Tổng Bí thư thay ông Nguyễn Phú Trọng, vấn đề này được đẩy lên một tầm cao mới với tên gọi cuộc "cách mạng tinh gọn".

 

Ngay sau khi sắp xếp bộ máy của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cũng như các chính quyền địa phương, Đảng bắt tay vào vấn đề sáp nhập tỉnh thành và bỏ cơ quan trung gian cấp huyện.

 

Con số 63 tỉnh thành hiện tại sắp tới sẽ giảm đáng kể khi Đảng tiếp tục tinh gọn bộ máy.

 

Điều này liệu có ảnh hưởng đến cơ cấu số lượng ủy viên trung ương Đảng khi Đại hội 14 sẽ được tổ chức vào đầu năm tới?

 

 

Tiêu chí nào cho sáp nhập tỉnh thành?

 

Ngày 13/2, ông Tô Lâm, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, trong buổi thảo luận tổ tại kỳ họp Quốc hội đã đưa ra một so sánh rằng Trung Quốc có diện tích lớn, dân số đông nhưng con số tỉnh lại ít hơn Việt Nam.

 

"Có ý kiến còn bảo Trung Quốc diện tích lớn, dân đông thế mà số tỉnh, thành ít hơn ta. Mình diện tích, dân số cũng thua mà có đến 63 tỉnh, thành phố. Chúng tôi nói là việc này cũng phải nghiên cứu...", ông Tô Lâm nói, theo truyền thông trong nước.

 

Đại biểu Tô Lâm đang là Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng, vì thế lời nói của ông thường được coi là một chủ trương.

 

Nghị trình của kỳ họp bất thường Quốc hội lần này không có nội dung về sáp nhập tỉnh.

 

Nhưng sau phát biểu của ông Tô Lâm, Đảng đã chính thức yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

 

Kể từ tháng 8/2008, sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, đến nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

 

Đầu năm nay, khi Huế "lên trung ương", Việt Nam chính thức có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.

 

Con số này sắp tới sẽ thay đổi. Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ các tỉnh thành nào sẽ được sáp nhập.

 

Năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 đã ban hành Nghị quyết 1211/2016 đưa ra tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính. Đến năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 đã sửa đổi, bổ sung bằng Nghị quyết 27/2022.

 

Theo đó, các tỉnh thành phải đảm bảo ba tiêu chí gồm quy mô dân số, diện tích, số đơn vị hành chính cấp huyện.

 

Cụ thể, các tỉnh miền núi, vùng cao phải có dân số từ 900.000, diện tích 8.000 km2 trong khi các tỉnh thành còn lại phải có dân số ít nhất là 1,4 triệu và diện tích 5.000 km2 trở lên.

 

Đồng thời, tỉnh thành phải có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó ít nhất một thành phố hoặc một thị xã.

 

Theo Tổng cục Thống kê, xét theo các tiêu chí này, hiện tại có 21 tỉnh thành không đáp ứng được tiêu chuẩn cả về diện tích lẫn dân số, trong đó 8 tỉnh miền núi và 13 tỉnh không phải miền núi.

 

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, 10 tỉnh dân số ít nhất là Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang, chỉ dao động từ 314.000 – 733.000 người.

 

Về diện tích tự nhiên, 10 địa phương có diện tích nhỏ nhất cả nước là: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Phòng, Thái Bình.

 

Chính phủ trong năm 2022 cũng đã đưa ra một chương trình hành động về việc sắp xếp các đơn vị hành chính trong đó nêu vấn đề "nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương".

 

Cuối năm 2024, khi cuộc "cách mạng tinh gọn" về sắp xếp bộ máy được phát động, dư luận dấy lên nhiều thông tin các tỉnh thành được sáp nhập, đổi tên.

 

Tuy nhiên, ngày 27/11/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết "Trước mắt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ được triển khai thực hiện ở cấp Trung ương. Đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ thực hiện sau và hiện tại chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành ngay".

 

Khi chuyện "trước mắt" đã thực hiện xong, việc sáp nhập tỉnh thành đang được chuẩn bị triển khai.

 

XEM TIẾP >>>>>

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm lợi ích của ông Tô Lâm gồm những ai?  

Trung Khang

2025.02.21

https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/02/21/to-lam-xay-dung-noi-cac-rieng/

 

Và phải chăng ông Tô Lâm đang xây dựng nội các riêng cho mình?

 

https://www.rfa.org/resizer/v2/VIEIOWDMGBA7VCQPLXFETVJVNE.jpg?smart=true&auth=961c6c78decaffea4c917d67f828b905a1dab7d4dc67b45224374608ea9a5c63&width=1600&height=1065

Tổng Bí thư Tô Lâm và cấp dưới. Ảnh minh họa chụp hôm 21/10/2024. (NHAC NGUYEN/AFP)

 

Ông Tô Lâm kể từ khi nắm ghế Chủ tịch nước rồi Tổng Bí thư vào tháng 8 năm 2024 đến nay đã công du nhiều nước và tham gia nhiều sự kiện quan trọng. Tháp tùng cùng ông luôn luôn có một số gương mặt thân quen.

 

Những gương mặt luôn tháp tùng Tô Lâm

 

Những cái tên có thể kể đến như Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc – Đỗ Văn Chiến và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng.

 

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước diễn ra vào ngày 11/7/2024, khi ông thăm chính thức Lào và Campuchia. Cùng đi trong chuyến công du này có các ông Lương Tam Quang và Đỗ Văn Chiến.

 

Ngay khi chính thức là Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, vào ngày 18/8/2024, ông Tô Lâm đã lên đường thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc. Tháp tùng ông gồm các nhân vật Nguyễn Duy Ngọc, Lương Tam Quang, Đỗ Văn Chiến, Lê Minh Hưng và Lê Hoài Trung.

 

Một tháng sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân Ngô Phương Ly đã đi Mỹ để tham dự các sự kiện của Liên Hợp Quốc, một số sự kiện tại Mỹ và thăm cấp nhà nước Cuba từ ngày 22-27/9. Đi cùng ông trong chuyến đi này, có rất nhiều cái tên quen thuộc như Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Duy Ngọc, Lê Hoài Trung…

 

Theo giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, thì ông Tô Lâm đã hình thành được cho mình một “nhóm lợi ích” riêng, với các thành viên đại diện cho những cơ quan quyền lực nhất của hệ thống chính trị.

 

-------------

Sự xuất hiện của họ báo hiệu sự đoàn kết và truyền tải thông điệp đến các phe phái khác rằng vì họ có sự ủng hộ của Tổng Bí thư nên vị trí của họ không nên bị thách thức.

-Giáo sư Carlyle Thayer

-------------

 

 Không chỉ xuất hiện trong các chuyến công du nước ngoài của ông Tô Lâm, những người này còn như hình với bóng với ngài Tổng Bí thư ở các sự kiện trong nước.

 

Trong những sự kiện trong nước như dự Lễ phát động Tết trồng cây ở Ninh Bình, thăm và làm việc tại Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15, thăm và làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng… cũng đều thấy Tổng Bí thư Tô Lâm đem theo nhóm thân cận này.

 

Việc Tổng Bí thư Tô Lâm luôn cho những người này tháp tùng cùng ông trong các sự kiện trong và ngoài nước mang hàm ý gì?

 

Theo luật sư Nguyễn Văn Đài, người theo dõi chính trị Việt Nam, thì việc mang theo những nhân vật cấp cao này trong các hoạt động của mình, giúp Tổng Bí thư Tô Lâm phô trương thanh thế:

 

“Khi ông ấy chọn bộ trưởng công an, trưởng ban kiểm tra trung ương, chánh văn phòng trung ương đảng, chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam tháp tùng thì họ sẽ thấy ông Tô Lâm đang nắm các cơ quan quyền lực, bất kỳ một sự chống đối nào sẽ nhận hậu quả.”

 

Còn giáo sư Carlyle Thayer thì cho rằng phe của ông Tô Lâm đang muốn truyền tải một thông điệp đến các phe nhóm khác trong Đảng, rằng họ có sự ủng hộ và bảo vệ của ngài Tổng Bí thư, do vậy không ai nên thách thức vị trí của họ:

 

“Khi ông Trọng qua đời thì phe nhóm của ông đã bị phe Hưng Yên của ông Tô Lâm lấn át. Những người này xuất hiện trước công chúng cùng với Lâm vì họ làm việc với ông hàng ngày với tư cách là thành viên Bộ Chính trị và quân đội. Sự xuất hiện của họ báo hiệu sự đoàn kết và truyền tải thông điệp đến các phe phái khác rằng vì họ có sự ủng hộ của Tổng Bí thư nên vị trí của họ không nên bị thách thức.”

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều học sinh bị buộc chia sẻ bài viết bảo vệ phát biểu của Tô Lâm về Kỷ nguyên mới

Quốc Vũ

2025.02.21

https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/02/21/hoc-sinh-o-dak-lak-bi-yeu-cau-chia-se-bai-viet-ve-ky-nguyen-moi/

 

Cán bộ Đoàn đề nghị các học sinh chia sẻ bài viết trên Facebook để cộng điểm thi đua cho lớp

 

 

 

 

 

Nhà báo Huy Đức sẽ ra toà vào ngày 27/2

May

2025.02.21

https://www.rfa.org/vietnamese/chinh-tri/2025/02/21/nha-bao-huy-duc-ra-toa-ngay-27-thang-2/

 

Nhà báo Huy Đức đối mặt với án tù có thể lên đến bảy năm nếu bị kết án theo Điều 331

 

https://www.rfa.org/resizer/v2/GVHDZNGHWBBYXLBCR6M73K4QMM.jpg?smart=true&auth=5c9133d2a077495b1de25bb97243830ed403f4bcf2eabaf2130e96215181666d&width=1600&height=1066

Nhà báo Trương Huy San (tức Huy Đức) trước khi bị bắt giữ giữa năm 2024 (Facebook Truong Huy San)

 

Nhà báo Trương Huy San (bút danh Huy Đức) - người nổi tiếng với tác phẩm Bên Thắng Cuộc về lịch sử Việt Nam thời hậu chiến - sẽ phải hầu toà tại Hà Nội vào ngày 27/2 tới đây với cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

 

Truyền thông Nhà nước vào ngày 21/2 cho biết, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhà báo Huy Đức (61 tuổi) sau hơn tám tháng tạm giam kể từ ngày ông bị bắt là ngày 7/6/2024.

 

Truyền thông Nhà nước dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đối với nhà báo Huy Đức viết rằng: “trong thời gian từ năm 2015 đến 2024, bị cáo Trương Huy San đã tự thu thập thông tin, tài liệu, soạn thảo và đăng trên Facebook cá nhân “Truong Huy San (Osin Huy Duc)” nhiều bài viết, trong đó có 13 bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."

 

Cáo trạng cũng xác định “bài viết này có số lượng tương tác, bình luận, chia sẻ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, nên cần thiết xử lý theo quy định pháp luật.”

Thông tin về phiên xử nhà báo nổi tiếng, người từng làm việc và cộng tác với nhiều báo Nhà nước, được công bố sau khoảng hơn một tuần Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố ông theo Điều 331 - một điều luật đã bị quốc tế lên án là mù mờ và thường được dùng để kết án những người dám lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản và Chính phủ.

Việc bắt giữ nhà báo Huy Đức đã vấp phải chỉ trích từ quốc tế. Các tổ chức nhân quyền thế giới bao gồm Human Rights Watch (HRW), Phóng viên Không Biên giới (RSF), và các học giả thế giới đã lên tiếng kêu gọi Hà Nội phóng thích cho ông.

 

Sau khi cáo trạng đối với nhà báo Huy Đức được công bố, Văn bút Hoa Kỳ vào cùng ngày cũng ra thông cáo báo chí lên án việc truy tố này và kêu gọi Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức cho ông, xoá bỏ mọi cáo buộc đối với ông.

 

“Khi một tác giả và nhà báo như Trương Huy San bị bắt im tiếng thì không chỉ có tiếng nói của ông bị dập tắt mà đó còn là quyền của cả xã hội tìm kiếm sự thật và nghĩa vụ giải trình. Phê phán không phải là tội. Việt Nam cần phải sử dụng luật như vũ khí chống lại những người dám nói lên sự thật” - thông cáo báo chí của Văn bút Hoa Kỳ trích dẫn lời người quản lý về nghiên cứu và vận động Anh-Thu Vo nói.

 

Theo Báo cáo về Tự do viết năm 2023 của Văn bút Hoa Kỳ, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về bỏ tù những cây viết, chỉ sau Trung Quốc và Iran.

 

Theo báo cáo của RSF công bố hồi tháng 12 năm ngoái, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 38 nhà báo và nằm trong số 10 nước giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới.

 


 

Tác giả ‘Bên Thắng Cuộc’ bị truy tố theo cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”

 

RSF: nhà báo độc lập Trương Huy San bị chế độ bắt

 

Báo cáo 2024 của RSF: Việt Nam trong nhóm bảy nước “đội sổ” về tự do báo chí

 

 

 

 

 

 

 

 

GDP cao sao nhiều người dân vẫn nghèo?

Mạc Văn Trang  

20/02/2025

https://baotiengdan.com/2025/02/20/gdp-cao-sao-nhieu-nguoi-dan-van-ngheo/

 

Mình hỏi một chuyên gia kinh tế: Tại sao GDP của Việt Nam thường tăng trưởng cao 6-7%, mà tiền đi đâu, khiến người dân phải trả chi phí cho Y tế, Giáo dục quá cao… dân vẫn khổ? Bà ấy không trả lời!

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/02/0-1.jpg

Quy mô GDP Việt Nam giai đoạn 2002-2022 và dự báo 2022-2023 . Nguồn : IMF

 

Đành hỏi thằng ChatGPT. Nó trả lời:

 

Có một số lý do chính giải thích tại sao GDP của Việt Nam tăng trưởng khá cao (thường từ 5% đến 7% mỗi năm) nhưng mức sống của người dân vẫn còn thấp:

 

1. GDP cao nhưng GDP bình quân đầu người còn thấp

 

Việt Nam có dân số lớn (hơn 100 triệu người), nên dù GDP tăng trưởng tốt, khi chia bình quân đầu người thì vẫn còn thấp so với nhiều nước phát triển. Ví dụ, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 khoảng 4.300 USD, trong khi Thái Lan hơn 7.000 USD, Malaysia hơn 13.000 USD.

 

2. Tăng trưởng chưa đồng đều, khoảng cách giàu nghèo lớn

 

GDP tăng nhưng phần lớn lợi ích kinh tế vẫn tập trung ở một số nhóm người và khu vực nhất định (chẳng hạn như các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM). Trong khi đó, khu vực nông thôn và các tỉnh miền núi còn nghèo, thu nhập thấp, dẫn đến chênh lệch giàu nghèo ngày càng rõ rệt.

 

3. Cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào lao động giá rẻ

 

Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình công nghiệp thâm dụng lao động, tức là dựa vào lao động giá rẻ để thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó, dù có tăng trưởng nhưng mức lương của công nhân vẫn không cao, khiến đời sống khó cải thiện đáng kể.

 

4. Chi phí sinh hoạt tăng nhanh hơn thu nhập

 

Ở các thành phố lớn, giá cả hàng hóa, nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục tăng nhanh, nhưng mức lương trung bình không theo kịp. Điều này khiến nhiều người lao động dù có việc làm vẫn cảm thấy mức sống không được cải thiện đáng kể.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/02/1-70.jpg

Cảnh bệnh nhân và người nhà tại một bệnh viện ở Hà Nội. Nguồn: Báo HNM

 

5. Hiệu quả đầu tư công và tham nhũng

 

Một phần lớn GDP đến từ đầu tư công, nhưng nếu hiệu quả đầu tư không cao, thất thoát do tham nhũng, lãng phí thì dù GDP tăng, người dân cũng không được hưởng lợi nhiều.

 

6. Chi phí an sinh xã hội còn cao

 

Người dân vẫn phải tự chi trả nhiều khoản như y tế, giáo dục, nhà ở…, trong khi ở các nước phát triển, chính phủ hỗ trợ nhiều hơn. Điều này làm giảm mức sống thực tế của người dân.

 

Tóm lại, dù GDP Việt Nam tăng trưởng tốt, nhưng do phân bổ chưa đồng đều, mô hình kinh tế dựa vào lao động giá rẻ và chi phí sống tăng nhanh nên mức sống vẫn chưa cải thiện mạnh. Để nâng cao chất lượng sống, cần tập trung vào tăng năng suất lao động, cải thiện phân phối thu nhập, và đầu tư vào giáo dục, y tế, hạ tầng một cách hiệu quả hơn.

 

                                                  ***

 

Cảm ơn cháu “Cháu Chat GPT” nhé!

______

 

Mời đọc thêm: 

GDP tăng gấp 13 lần sau hơn 20 năm, Việt Nam vẫn là nước nghèo? (VOA).

 

GDP tăng, vì sao thu nhập của dân giảm? (TT).

 

Dù Việt Nam vượt về GDP nhưng người dân Malaysia vẫn giàu gấp 3 lần người Việt (DV).

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam lo phải sa thải công nhân do thuế quan của ông Trump

BBC News Tiếng Việt

 21 tháng 2 2025, 10:34 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3e49wjjl7zo

 

Hầu hết các nhà sản xuất Hoa Kỳ được Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam khảo sát đều cho biết họ có khả năng sẽ buộc phải sa thải công nhân nếu chính quyền Trump áp thuế đối với quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào xuất khẩu này, theo Reuters.

 

Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 4 -11/2, trong khoảng thời gian Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phê duyệt mức thuế 25% đối với thép và nhôm và đã công bố trước mức thuế quan trả đũa lớn hơn đối với các quốc gia mất cân bằng thương mại, cùng với thuế chuyên biệt đối với chất bán dẫn, ô tô và dược phẩm.

 

"Trong số các nhà sản xuất, gần hai phần ba dự báo khả năng sẽ phải sa thải lao động," AmCham cho biết, lưu ý rằng tỷ lệ này giảm xuống dưới một nửa nếu tính chung cho tất cả các doanh nghiệp.

 

Cuộc khảo sát dựa trên ý kiến từ hơn 100 thành viên của AmCham Việt Nam, bao gồm các công ty đa quốc gia lớn như Intel và Nike.

 

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã hưởng lợi từ các khoản đầu tư lớn của các nhà sản xuất chuyển hoạt động từ Trung Quốc qua sau khi ông Trump áp thuế đối với Bắc Kinh vào năm 2018 trong nhiệm kỳ đầu tiên.

 

Hơn 60% trong tổng số 500 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam tập trung vào lĩnh vực sản xuất, theo dữ liệu do chính phủ Việt Nam cập nhật đến cuối tháng Một.

 

Các nhà đầu tư nước ngoài có hoạt động sản xuất tại Việt Nam phần lớn vẫn giữ thái độ lạc quan sau khi ông Trump công bố các mức thuế đối với Trung Quốc, Mexico và Canada vào đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông, theo các cuộc trao đổi của Reuters với khoảng một chục chuyên gia trong ngành.

 

Tuy nhiên, tâm lý này đã phần nào thay đổi trước những đe dọa áp thuế mới.

 

"Mọi người đều đã lường trước các vấn đề có thể xảy ra, nhưng thành thật mà nói, chúng tôi bất ngờ với các mức thuế gọi là đối ứng, vì đây là một biện pháp rất kỳ quặc," một nhà tư vấn đầu tư giấu tên có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam cho biết.

 

Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam có thể trở thành mục tiêu của các mức thuế mới do thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ – đứng thứ tư trong số các đối tác thương mại của Washington – và có thể chịu tác động nặng nề từ mức thuế áp lên chất bán dẫn, do Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu chip hàng đầu sang Mỹ.

 

Các nhà đầu tư cổ phiếu Việt Nam đã đẩy mạnh việc bán ra trong những tuần gần đây.

 

 

Những thị trường xuất khẩu mới

 

HÌNH : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3792/live/8bd92450-effe-11ef-a319-fb4e7360c4ec.jpg.webp

 

Cuộc khảo sát do chi nhánh AmCham thực hiện tại các trung tâm kinh doanh của Việt Nam là TP.HCM và Đà Nẵng, cho thấy 81% số người được hỏi bày tỏ lo ngại về nguy cơ áp thuế, trong đó tỷ lệ này tăng lên 92% đối với các nhà sản xuất.

 

"Nhiều doanh nghiệp lo sợ rằng chi phí gia tăng do thuế quan có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và buộc họ phải xem xét lại hoạt động của mình", AmCham cho biết trong một thông cáo báo chí, đồng thời lưu ý rằng 94% các nhà sản xuất dự báo sẽ chịu tác động tiêu cực.

 

AmCham cũng cho biết 41% số người tham gia khảo sát đang cân nhắc việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ – hiện là thị trường quan trọng nhất của Việt Nam.

 

"Sự thay đổi này có thể khiến các công ty chuyển hướng xuất khẩu sang những thị trường khác hoặc điều chỉnh chuỗi cung ứng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ", AmCham nhận định.

 

Các công ty ở các quốc gia khác cũng bày tỏ lo ngại về tác động của thuế quan do Mỹ áp đặt. Một cuộc khảo sát khác của Reuters công bố vào thứ Năm (20/2) cho thấy gần 9/10 doanh nghiệp Nhật Bản dự báo các chính sách của ông Trump sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những điều để nhớ trong mỗi chuyến đi

KIỀU MỸ DUYÊN   |  Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi

February 20, 2025

https://www.toiyeutiengnuoctoi.com/nhung-dieu-de-nho-trong-moi-chuyen-di/

 

HÌNH  : https://i0.wp.com/www.toiyeutiengnuoctoi.com/wp-content/uploads/2025/02/Nhung-dieu-de-nho-trong-moi-chuyen-di-3.jpg?fit=491%2C358&ssl=1

 

Lâu quá rồi, mười năm trở lại Việt Nam, tôi gọi thăm mười người bạn ngày xưa học cùng lớp, trường Trưng Vương, Văn Khoa, Luật Khoa, người thì trả lời mẹ con đã qua đời, người thì trả lời bà ngoại con đã chết lâu rồi. Ở Việt Nam, người qua đời nhanh hơn ở Mỹ? Cuộc sống nhiều lo âu, khí hậu không tốt, thức ăn không tinh khiết, ra đường hồi hộp, không biết mình còn mạng để trở về nhà. Lối chạy xe ở Việt Nam làm cho mọi người dễ bị đau tim, nhất là những người ở xứ rất trật tự như ở Mỹ.

 

Về Việt Nam, người nào cũng có thể bị đau tim.

 

HÌNH : https://i0.wp.com/www.toiyeutiengnuoctoi.com/wp-content/uploads/2025/02/Nhung-dieu-de-nho-trong-moi-chuyen-di-1.jpg?w=393&ssl=1

Kiều Mỹ Duyên thăm núi Bà Đen, Tây Ninh, ngày 9/12/2024

 

Vừa về Việt Nam, tôi đến nhà cô em, Phú Mỹ Hưng, để hành lý, ăn một chút rồi đi. Tài xế rất giỏi, ở đâu cũng tới, đường nào cũng biết.

 

Sài Gòn bây giờ đông người quá, so với mười năm về trước, những tòa nhà chọc trời đâu có thua gì ở Mỹ, nhưng than ơi, ban đêm trên vỉa hè, quán bia đầy ngập, người trẻ, nam, nữ ngồi vỉa hè hút thuốc, uống rượu. Một xã hội mà ban đêm người trẻ không đi học, chỉ hút thuốc, uống bia thì bệnh viện phải mở rộng để chữa bệnh ung thư, ung thư cổ họng, ung thư phổi, chắc chắn như vậy rồi.

 

Chợ Cầu, quận Hóc Môn có trung tâm huấn luyện Quang Trung, bây giờ không còn nữa, chúng tôi tìm kiếm trường Lý Thường Kiệt, trường Văn Hóa Quân Đội và nhà thờ ở giữa hai trường công này không còn. Bây giờ là siêu thị, là cơ sở thương mại sầm uất. Lòng tôi bùi ngùi, muốn khóc.

 

Ngày xưa, tôi học trường Lý Thường Kiệt, sau này dạy trường Văn Hóa Quân Đội, cả hai trường rất nổi tiếng với học sinh rất giỏi.  Than ôi, vật đổi sao dời, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với sân banh rất lớn, đã từng được tổ chức thi hoa hậu ở đây, và buổi sáng thứ Bảy nào, tân binh quân dịch cũng diễn hành ở sân vận động và đi ngang qua nhà thờ và hai trường trung học lớn này, không còn nữa. Các thầy cô của hai trường này đa số không còn, đã qua đời, học sinh thì tứ tán khắp nơi trên thế giới.

 

Chúng tôi chạy xe qua lại nhiều lần ngôi trường cũ, nhà thờ thân yêu, mà không tìm được dấu vết gì của ngày xưa. Buồn ơi là buồn. Không phải một mình tôi buồn mà học trò của chúng tôi cũng rớt nước mắt khi nhớ về ngôi trường thân yêu không còn nữa.

 

Xã Trung Chánh, nơi ở của nhiều người Bắc di cư, những ngôi nhà nho nhỏ dễ thương ngày xưa bây giờ biến thành cơ sở thương mại. Cô Thắm, cô Kiểm là những cô giáo dễ thương dạy chúng tôi tiểu học. Bây giờ học trò muốn tìm cũng không được vì nhà của các cô đã bị che khuất bởi những cơ sở thương mại đồ sộ. Người Bắc di cư thập niên 50 bây giờ tị nạn khắp nơi trên thế giới. Người Bắc đi đâu cũng thành công nhờ chịu khó, cha mẹ, con cái ở chung với nhau, anh em đùm bọc lẫn nhau, thương yêu nhau, làm gì chẳng được chứ?

 

Tôi muốn thăm Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ở quận Hóc Môn thân yêu của chúng tôi, gần xa lộ Đại Hàn, làng Tân Thới Hiệp thân yêu nơi có bãi tập cho tân binh học tập, là một trong 12 làng quận Hóc Môn của 18 thôn vườn trầu, có anh hùng Nguyễn An Ninh chống Pháp.

 

Khi trở lại Sài Gòn, ngoài thăm những ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi đến Phú Cường, Bình Dương, thăm mộ ông cố, người từ miền Trung vào Nam lập nghiệp và thành công ở đất miền Nam. Năm ngôi nhà tổ bỏ trống vì hầu hết đi tị nạn ở Hoa Kỳ, chỉ còn một người chị ở lại.

 

Bỗng dưng tôi cảm thấy thương chị họ ở lại chăm sóc mồ mả ông bà. Tôi là dòng thứ sáu của dòng họ, các anh, các chị ở Mỹ, chỉ có bà chị họ thứ tám và con của chị ở lại, mở trường dạy học, dạy các em bé, con của người trong làng.

 

HÌNH :  https://i0.wp.com/www.toiyeutiengnuoctoi.com/wp-content/uploads/2025/02/Nhung-dieu-de-nho-trong-moi-chuyen-di-2.jpg?w=489&ssl=1

Kiều Mỹ Duyên thăm trường mẫu giáo nơi chị Tám mở ra dạy cho trẻ em trong làng, Bình Dương, ngày 7/12/2024

 

Ngày xưa, xung quanh nhà tổ, nhiều cây ăn trái: dứa, mãng cầu, măng cụt và nhiều thứ trái cây khác, bây giờ chỉ là cỏ. Mồ mả ông bà của năm đời. Bên kia đường là khu du lịch giải trí Đại Nam. Họ muốn mua đất của ông bà chúng tôi nhưng các bác không bán, để lại cho con cháu. Bây giờ các cháu đi định cư ở Hoa Kỳ, chỉ còn một ít ở lại để giữ mồ mả tổ tiên.

 

Khi về Việt Nam, tôi mang hai vali thật to trong đó là quà tặng cho bà con, những thứ thuốc cần thiết để dùng hàng ngày, nhức đầu, sổ mũi, thuốc cảm, thuốc cao mỡ, cao máu, tiểu đường, …, để tặng cho người lớn tuổi, nhất là tặng cho người ở trong rừng sâu, núi thẳm, xa thành phố, ngoài ra còn có chocolate, và nhiều thứ khác, hành trang cả nhà chỉ có một vali nhỏ.

 

Khi trở về, tài sản của tôi, quà được tặng cũng hai vali lớn đủ thứ quà, nhưng quà nhiều nhất là sách. Ngày đầu tiên đến Việt Nam, ngay buổi chiều hôm đó, tôi được Đức Cha Nguyễn Thái Hợp tặng sách. Những quyển sách có giá trị như: Để họ lớn lên, Việt Nam dấu yêu, Quê hương và Giáo hội, chính ngài viết và viết tặng cho chúng tôi. Rồi từ đó, ngày nào chúng tôi cũng được tặng sách. Nhìn vào tủ sách nào tôi cũng nhìn một cách say mê, nhìn từng cuốn sách, từng bìa sách, nhìn tên tác giả. Đi đến đâu tôi cũng được tặng sách, đến Quy Hòa, tôi cũng được tặng sách của cha linh mục hưu trí, đến Gia Lai, tôi cũng được tặng sách, rồi đến Kontum, tôi được tặng sách của Đức Cha Nguyễn Hùng Vị, của cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ, là “Để hiểu biết và áp dụng tông huấn Amoris Laetitia.”

 

HÌNH  : https://i0.wp.com/www.toiyeutiengnuoctoi.com/wp-content/uploads/2025/02/Nhung-dieu-de-nho-trong-moi-chuyen-di-4.jpg?w=470&ssl=1

Đức Ông Nguyễn Văn Phương ký tặng sách cho Kiều Mỹ Duyên tại nhà thờ Phường Tư, tỉnh Vĩnh Long, ngày 7/12/2024

 

Chúng tôi đến Vĩnh Long thăm Đức Ông Nguyễn Văn Phương. Ngày xưa, Đức Ông làm chánh văn phòng bộ truyền giáo ở Vatican. Sau này hưu trí, Đức Ông về Việt Nam dạy học. Chúng tôi đến thăm, Đức Ông đang ở nhà thờ. Tất cả lối đi vào nhà thờ đều có cây ăn trái, hoa lá rực trời. Có một linh mục trẻ từ San Jose đến làm việc xã hội, làm cho tổ chức Caritas (Caritas là tiếng La Tinh, có nghĩa là bác ái, tình yêu thương rộng lớn. Caritas là tổ chức trong Giáo hội Công giáo có nhiệm vụ điều phối, cổ võ việc thực thi bác ái xã hội.) Đức Ông Phương tặng tôi sách “Chúa nói gì với tôi hôm nay” quyển 1 và 2. Lúc đầu mới về Việt Nam, Đức Ông cũng gặp khó khăn nhưng dần dần thì quen.

 

Chúng tôi đến thăm thầy Hạnh Viên, nơi thờ thầy Tuệ Sỹ, là một nhà sách, nơi nào cũng thấy sách. Thầy Hạnh Viên tặng tôi rất nhiều sách thầy Tuệ Sỹ viết, nhiều người viết về thầy Tuệ Sỹ. Sau đó, chúng tôi đi thăm thầy Nguyên Giác ở chùa Già Lam. Thầy Nguyên Giác tặng cho chúng tôi “Thể Nhập Chánh Pháp Lăng Già”, dịch, luận giải, chú thích. Chúng tôi thăm thầy Trí Siêu, tức giáo sư Lê Mạnh Thát. Thầy tặng cho chúng tôi nhiều sách.

 

Đối với tôi, sách là món quà quý giá nhất trên trần gian này. Thức ăn, ăn rồi cũng hết nhưng sách và tư tưởng của người viết sách vẫn còn ở đây, còn trong đầu, trong não của người đọc. Sách đọc xong, tôi thường tặng cho thư viện Mỹ, thư viện của các trường đại học, hay thư viện của thành phố. Các thư viện cần sách lắm. Nếu thư viện của quốc hội Hoa kỳ không tồn trữ những bài phóng sự của chúng tôi trong thời gian chiến tranh mùa hè đỏ lửa thì làm sao chúng tôi có tài liệu để in hồi ký “Chinh Chiến Điêu Linh” của Kiều Mỹ Duyên chứ? 

 

Tôi rất quý sách, thích đọc sách từ lúc nhỏ như: Tam Quốc Chí, nhân vật Khổng Minh, Vô Kỵ của Kim Dung. 70 năm trước đọc những quyển sách này, hơn nửa thế kỷ đọc lại vẫn thấy hay như thường.

 

Viết về sách, viết về những vị lãnh đạo tặng tôi sách, như một lời tri ân, nhớ ơn, biết ơn những tác giả đã tặng sách cho tôi. Tôi đọc từng trang sách, từng dòng, ngồi trên xe, trên máy bay, nơi nào tôi cũng có thể đọc sách một cách say mê.

 

Mong được tặng sách hơn tặng tiền. Nếu không đọc sách thì óc mình sẽ nghèo, khi đã nghèo rồi muốn giàu cũng khó lắm. Mong quý đồng hương người nào cũng say mê đọc sách và mong những vị học giả vẫn tiếp tục viết sách một cách say mê như người đọc sách. Sách quý vị tặng, tôi cũng trân trọng như châu báu.

 

Orange County, 2/2025

(kieumyduyen1@yahoo.com)

 

Cùng một tác giả: https://www.toiyeutiengnuoctoi.com/dai-hoi-quan-nhan-nguoi-my-goc-viet-2024-tai-orange-county-california/

 

 

 

 

 

 

Người Việt trong số 299 người nhập cư bị Mỹ trục xuất sang Panama

Cecilia Barría, Santiago Vanegas và Ángel Bermúdez

BBC News Mundo

20 tháng 2 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx29kkr3r70o

 

Trong một căn phòng tại khách sạn sang trọng Decápolis ở Thành phố Panama, hai cô gái giơ một tờ giấy lên cửa sổ với dòng chữ viết tay: "Xin hãy giúp chúng tôi."

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/585/cpsprodpb/ce89/live/7276e920-ee73-11ef-93f8-9f010c574ba7.jpg.webp

Hai người nhập cư ở Thành phố Panama bị trục xuất khỏi Mỹ viết lời kêu cứu trên giấy

 

Khách sạn này cung cấp các phòng có hướng nhìn ra biển, có hai nhà hàng chỉ dành riêng cho khách của họ, một hồ bơi, một spa và dịch vụ vận chuyển riêng. Tuy nhiên, hiện tại khách sạn đã trở thành một trung tâm "tạm giam", nơi tiếp nhận 299 người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ, chính phủ Panama cho biết hôm thứ Ba 18/2.

 

Một số người nhập cư giơ tay lên và bắt chéo cổ tay để ra hiệu rằng họ đang bị tước đoạt quyền tự do. Những người khác treo các tấm biển nhỏ với những thông điệp như "Chúng tôi không an toàn ở đất nước của mình."

 

Chính quyền Trump đã cam kết trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

 

Những người hiện ở khách sạn tại Panama City đã đến đây trên ba chuyến bay vào tuần trước, sau khi Tổng thống José Raúl Mulino đồng ý để Panama trở thành "quốc gia trung gian" cho những người bị trục xuất.

 

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6bdf/live/06f51730-ee73-11ef-93f8-9f010c574ba7.jpg.webp

Những người nhập cư trong khách sạn Decápolis cố gắng thu hút sự chú ý của những người bên ngoài

 

Tuy nhiên, trong số 299 người di cư không có giấy tờ – đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Uzbekistan, Iran, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Nepal, Pakistan, Afghanistan và Sri Lanka – chỉ có 171 người đồng ý trở về nước.

 

Những người còn lại hiện đối mặt với một tương lai bấp bênh, và chính quyền Panama sẽ quyết định bước tiếp theo.

 

Tổng cộng có 9 người Việt Nam trong số 299 người này, theo một tuyên bố được Bộ Ngoại giao Panama đăng ngày 13/2.

 

Theo chính phủ, nhóm này sẽ được chuyển đến một trại tạm trú ở tỉnh Darién, nơi trước đây đã tiếp nhận tạm thời những người di cư băng qua rừng rậm trên đường đến Mỹ.

 

Về phía Việt Nam, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết thời gian qua, việc tiếp nhận công dân Việt Nam bị Mỹ trục xuất được thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận nhận trở lại công dân đã được ký kết giữa hai nước, và hai bên đã có phối hợp chặt chẽ về vấn đề này.

 

Bà Hằng đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía Mỹ về nhận trở lại công dân trên tinh thần các thỏa thuận đã ký.

 

Bình thường, du khách có thể ra vào khách sạn một cách dễ dàng, nhưng hiện tại, các binh lính được trang bị vũ khí hạng nặng của Dịch vụ Hàng không Hải quân Quốc gia Panama đang thực thi các biện pháp an ninh nghiêm ngặt cả bên trong lẫn bên ngoài tòa nhà.

 

Từ bên ngoài nhìn vào khách sạn, có thể thấy quần áo đang phơi trên cửa sổ. Một trong số đó là chiếc áo đấu bóng rổ màu vàng của đội bóng rổ Los Angeles Lakers mang số 24, từng được huyền thoại Kobe Bryant mặc.

 

Ở một cửa sổ khác, một nhóm người lớn và ba đứa trẻ giơ tay lên với ngón tay cái gập vào lòng bàn tay – biểu tượng quốc tế cho những người cần được giúp đỡ. "Giúp chúng tôi," được viết bằng chữ đỏ trên kính.

 

Hai đứa trẻ bịt kín mặt giơ các tờ giấy lên cửa sổ với dòng chữ: "Xin hãy cứu lấy các bé gái Afghanistan."

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/ee6d/live/52a05130-ee74-11ef-be36-673bd66e54ef.jpg.webp

Quần áo được phơi trên cửa sổ khách sạn. Một số người nói rằng họ không thể rời khỏi khuôn viên khách sạn

 

 

 

'Chúng tôi sợ hãi'

 

Một phụ nữ Iran sống ở Panama nhiều năm cho biết cô đã liên lạc với một trong những người nhập cư bên trong khách sạn và họ "rất sợ hãi" trước khả năng bị đưa trở lại Iran.

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sức tàn phá của sự im lặng

TRẦN NHẬT VY  |  Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi

February 2, 2025

https://www.toiyeutiengnuoctoi.com/suc-tan-pha-cua-su-im-lang/

 

HÌNH : https://i0.wp.com/www.toiyeutiengnuoctoi.com/wp-content/uploads/2025/01/im-lang.jpg?fit=291%2C382&ssl=1

Sư Thích Minh Tuệ

 

Năm 2024, nhiều cơn bão đã xảy ra trên thế giới để lại những hậu quả to lớn. Song hậu quả của vật chất thì con người có thể giải quyết được trong một thời gian nào đó. Những sự mất mát và nỗi đau thương cũng sẽ qua đi. Quên đau thương và xây dựng lại sau mất mát là bản năng của con người khi bắt đầu chống chọi lại thiên nhiên.

 

Song có hai cơn bão “im lặng” đã diễn ra và cho tới ngày mai chúng ta cũng không biết hậu quả sẽ ra sao. Đó là sự xuất hiện của AI và sư Minh Tuệ. Cả hai đều lẳng lặng xuất hiện và cũng lẳng lặng đi tới, nhưng sức mạnh và sự càn quét của “sự im lặng” này vô cùng to lớn.

 

Xin nói về AI trước. 

 

AI là cách nói của thế giới điện toán. Còn tiếng Việt gọi là “trí tuệ nhân tạo.” AI không xa lạ với chúng ta. Từ hơn 20 năm trước, AI đã xuất hiện trong hàng loạt… bộ phim nghệ thuật. Nhưng đó là sự tưởng tượng của nghệ thuật nằm trong giới hạn của sự tưởng tượng của con người. Nó tạo sự tươi mới cho ngành phim ảnh và tạo sự thú vị, ngạc nhiên nhất định cho người coi phim. Thế thôi! Nhưng từ năm nay, năm 2024, AI đã bước vào đời sống của con người một cách “im lặng mà dữ dội!”

 

Con người từ hàng ngàn năm nay vẫn còn bó tay rất nhiều khi đứng trước thiên nhiên bao la. Con người có thể bay dù không có cánh lông vũ. Không có phép đằng vân giá võ như Tôn Ngộ Không, song đã bước lên được mặt trăng. Không biết thuật “cách sơn đả ngưu” nhưng đã có thể ngồi ở Venezuela mà tấn công một điểm nào đó ở tận Trung Đông. Con người không biết thuật “súc cốt công” tức thu nhỏ bản thân lại nhưng đã có thể du hành được trong cơ thể. Nói chung, con người sau hàng triệu năm tiến hóa đã làm được nhiều thứ ngoài sức tưởng tượng của chính con người.

 

Nay AI xuất hiện. AI không chỉ làm được những gì con người làm được, còn hơn thế nữa, nó làm được cả những việc con người không thể làm được! Tất cả mọi việc, AI làm được tất! Bằng chứng là nhờ có AI mà các nhà khoa học đã tìm được “cấu trúc siêu nhỏ của gien người” và đoạt giải Nobel hóa học 2024. Đây cũng là điều mà 50 năm qua các nhà khoa học đã bó tay! Có thể sắp tới đây, sẽ còn rất nhiều chuyện mà AI sẽ làm cho con người “biết” những điều mà từ lâu con người muốn biết nhưng không biết phải làm sao để biết!

 

Câu hỏi được đặt ra là “Nếu đã có AI thì còn cần con người không?” “Nhân loại sắp tới sẽ ra sao?” Tương lai ấy còn quá mù mịt. Song người ta tin rằng, nhờ có AI mà con người sẽ tiến bộ hơn hoặc ngang bằng với những người văn minh hơn chúng ta hiện đang ở thế giới xa xăm nào đó. 

 

Tất nhiên, sự xuất hiện của AI cũng làm cho nhiều người than phiền. Bởi rồi đây, rất nhiều công việc sẽ do AI đảm nhiệm và sẽ có rất nhiều người bị “ra rìa,” bị thất nghiệp, số người vô công rỗi nghề sẽ chiếm số đông trong xã hội. Họ sẽ phải làm gì để sống? Câu hỏi ấy cũng vô cùng nan giải và không rõ AI có giải thích được không?

Ngoài AI, một sự im lặng khác xuất hiện khiến cả thế giới ngạc nhiên.

Đó là sự xuất hiện của sư Minh Tuệ, một nhà sư trẻ, rất khiêm cung, tu theo hạnh đầu đà của Phật pháp và không thuộc bất cứ giáo hội nào. Ông không thuyết pháp, không kêu gọi, không tuyên truyền. Ông chỉ im lặng mà đi bộ và khất thực mỗi ngày một bữa trên quê hương Việt Nam.  Song sự xuất hiện của ông đã khiến cả thế giới bàng hoàng! Cách tu tập của ông đã tạo ra một hiệu ứng cực lớn cho con người và giới tu hành ở Việt Nam cũng như thế giới.

 

Con người từng kêu gọi cuộc sống “tối giản,” loại bỏ bớt những dư thừa để có cuộc sống thanh thản. Nhưng là con người thì phải ăn uống và dự trữ đồ ăn thức uống trước thiên nhiên bất thường. Phải có nơi che mưa tránh nắng. Phải có chỗ nằm thoải mái khi nghỉ ngơi. Phải có áo quần để che thân, chống lạnh, chống mưa. Phải có phương tiện đi lại. Phải có tiền để chi tiêu, mua sắm…

Còn sư Minh Tuệ có thể coi là một thí dụ điển hình về lối sống tối giản. Cuộc sống ông tối giản cùng cực. Tài sản của ông cũng tối giản hết mức. Ông chỉ có “ba y một bát” nghĩa là chỉ có ba cái áo vá víu bằng những miếng vải lượm từ các đống rác và một ruột nồi cơm điện. Ông đi lại bằng chính đôi chân mình, không giày dép. Ông không có và không xài tiền. Ông chỉ ăn mỗi ngày một bữa do người thiện tâm quyên tặng. Ông không có giấy tờ tùy thân.

Ông ngủ ở hốc đá, gốc cây, nghĩa địa và ngủ ngồi, không nằm. Ông tắm rửa ở sông, suối, ao, hồ. Và ông đi bộ vòng quanh đất nước với tấm lòng mong mọi người đều thành Phật! Ông không rao giảng đạo pháp, không kêu gọi cúng dường, không mời gọi ai theo mình.

 

Một người như vậy, dường như và ngàn năm nay mới có một. 

 

Vậy mà việc ông được (bị) khám phá đã tạo một hiệu ứng mạnh mẽ từ một vùng rừng núi ở miền Trung đất Việt vang ra khắp thế giới.

 

Sự xuất hiện của ông đã làm tan rã phần lớn bộ mặt thật của các sư sãi “tu giả.” Những thầy tu luôn đăng đàn thuyết giảng Phật pháp nhưng cũng luôn kêu gọi các phật tử “cúng dường.” Ông làm cho các chùa chiền nguy nga ở Việt Nam lộ ra những mặt trái xấu xa, làm cho các thầy tu giả hiệu lòi ra sự tham lam vật chất lẫn tinh thần. Các thầy tu này tiếng là tu hành nhưng lòng đầy nhục dục, đầy tham lam, vị kỷ, đầy ham muốn… vi phạm tất cả những cả những giới cấm của đạo. 

 

Sự xuất hiện của sư Minh Tuệ cũng làm cho con người, nhất là người Việt, sáng mắt ra thấy được những sự thật mà lâu nay họ bị che mờ mắt. Họ thấy được thế nào là chân tu. Họ thấy được thế nào Phật pháp. Họ biết được sự giả hiệu của nhiều người tiếng là tu hành nhưng thật ra đang lừa bịp. Họ biết được, công sức đổ mồ hôi, sôi nước mắt của họ đem đến cúng chùa thật ra là lọt vào tài khoản của một số “giả tu!”

 

Đây là hiệu ứng kỳ diệu của sư Minh Tuệ. Chỉ trong vòng một tháng xuất hiện rồi “bị biến mất,” ông đã làm thế giới tu hành thay đổi, làm các tín đồ hiểu được rất nhiều về Phật pháp, về tu hành, điều mà có đọc bao nhiêu tạng kinh nhiều người cũng chưa chắc đã hiểu. Ông cũng làm thay đổi hiện trạng Phật giáo hiện nay ở Việt Nam, đồng thời làm cho rất nhiều người lâu nay chẳng hề quan tâm tới chữ “thiện” cũng quay đầu nhìn lại.

 

Cứ nhìn vào đoàn người khi vài chục, khi vài trăm đi theo ông, bắt chước ông mặc áo vá đủ màu, ôm ruột nồi cơm điện, đi bộ từ tỉnh này sang tỉnh khác thì biết. Chỉ nhìn vào hàng trăm người túc trực quanh nhà của cha mẹ ông để chực được thấy ông, cũng đủ hiểu. Những điều đó, con người chưa từng chứng kiến từ sau Thích Ca, sau Giê Su.

 

Kể từ khi ông xuất hiện và trở thành một hiện tượng của giới tu hành thì sư Minh Tuệ luôn được ca ngợi, kể cả những người trong các tôn giáo khác, được phổ biến hình ảnh, các câu nói, video… ra khắp thế giới. Ngay trong nước, rất nhiều người đã vẽ hình, làm tượng ông như một nhu cầu công đức. Nghe nói, ở Ấn Độ ông còn được dựng tượng!

 

Song sự xuất hiện của ông cũng là cho “ai đó” âm thầm sợ hãi một cách khó hiểu!

 

Cũng như AI, sự xuất hiện của ông cũng làm cho một số người lo lắng. Họ là ai thì chúng ta đều biết không cần phải nhắc lại. Vì vậy họ tìm nhiều cách để ngăn cấm ông đi bộ trong nước! Và mới đây, theo nguồn tin từ Facebooker Lê Khả Giám cho hay ông đã bắt đầu cuộc đi bộ trường chinh cùng bốn người khác, từ Việt Nam đi qua Ấn Độ.

 

Những con bão của thiên nhiên vốn rất ồn ào làm con người hoảng sợ tới mức kinh hoàng trong một thời gian nào đó rồi quên đi. Sự tàn phá của bão thiên nhiên rồi cũng được con người giải quyết. Nhưng cơn bão của sự im lặng, của AI, của sư Minh Tuệ còn có sức tàn phá mạnh gấp nhiều lần mà nhân loại sẽ không bao giờ quên được.

 


 

 

 

 

 

 

 

 

Trung Quốc phản đối Việt Nam xây dựng đảo ở Biển Đông

Phóng viên RFA

2025.02.19

https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/02/19/bien-dong-trung-quoc-viet-nam-dao-nhan-tao/

 

Đọc thêm bản gốc tiếng Anh

 

Trung Quốc, trong một tuyên bố công khai hiếm hoi hôm thứ Tư (19/2), đã lên tiếng phản đối các hoạt động xây dựng gần đây của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn tuyên bố rằng quần đảo Nam Sa hay “quần đảo Trường Sa” theo cách gọi quốc tế - là lãnh thổ vốn thuộc về Trung Quốc.

 

https://www.rfa.org/resizer/v2/LVGL7GR7UVALTELW4NCESTUZY4.png?smart=true&auth=1edf510ba96f3280c97db434f1d161014596c73b30fe2142a682120fa1b40325&width=1600&height=1066

Việt Nam đã xây dựng một đường băng trên Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 2/2/2025. Nguồn ảnh: Planet Labs (Planet Labs/RFA)

 

Hà Nội đã và đang cải tạo một số thực thể trong quần đảo Trường Sa và xây dựng một đường băng dài 3.000 mét trên Bãi Thuyền Chài – một trong những thực thể này.

 

Ông Quách Gia Khôn tuyên bố rằng Bãi Thuyền Chài hay Bách Tiêu (Bai Jiao) trong tiếng Trung Quốc, “là một phần của quần đảo Nam Sa và Trung Quốc luôn phản đối các nước có liên quan tiến hành các hoạt động xây dựng trên các đảo và đá mà họ chiếm đóng trái phép”.

 

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), thực thể này thực chất chỉ là một bãi đá và Việt Nam bắt đầu chiếm giữ từ năm 1987. Bãi Thuyền Chài đã được mở rộng với một tốc độ nhanh chóng kể từ năm 2021 với tổng diện tích bồi đắp đã tăng hơn gấp đôi trong vòng một năm, đạt gần 250 ha (620 mẫu Anh) tính đến tháng 10/2024.

 

Theo tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở tại Washington, từ tháng 11/2023 đến tháng 6/2024, Hà Nội đã bồi đắp thêm 280 ha (690 mẫu Anh) đất mới tại 10 trong số 27 thực thể mà Việt Nam chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa – một con số kỷ lục từ trước đến nay.

 

Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn im lặng vì Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trong khu vực thực hiện các hoạt động bồi đắp, phát triển đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này.

 

Đến năm 2021, khi Việt Nam bắt đầu chương trình xây dựng đảo, Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng ba đảo nhân tạo lớn (Big Three) của họ ở Biển Đông – Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Vành Khăn (Mischief) và Subi – đồng thời xây dựng đường băng và các cơ sở quân sự trên những đảo này.

 

Theo AMTI, tổng diện tích nạo vét và bồi đắp đảo của Hà Nội ở Biển Đông chỉ bằng khoảng một nửa so với Trung Quốc.

 

 

Quan hệ với phương Tây của Việt Nam

 

Chính phủ Việt Nam đã đề cập rất ít đến các hoạt động cải tạo của mình tại các thực thể này ngoài việc nói rằng các hoạt động này là nhằm để duy trì/bảo vệ các đảo đồng thời dùng làm nơi tránh bão cho ngư dân.

 

Việt Nam, cho tới nay, vẫn chưa hồi đáp lại lời chỉ trích của người phát ngôn Trung Quốc nhưng theo một nhà phân tích Việt Nam, động thái phản đối chính thức và công khai lần đầu tiên này của Trung Quốc có thể xuất phát từ việc Bắc Kinh không hài lòng trước quan hệ với phương Tây của ban lãnh đạo Việt Nam.

 

Năm 2023, Hà Nội và Washington đã nâng cấp quan hệ lên mức quan hệ đối tác chiến lược toàn diện - ngang bằng với mối quan hệ đối tác giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

 

Tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng phát triển một mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với Hoa Kỳ - nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt nói.

 

Gần đây, ông Tô Lâm cũng đã có chuyến thăm chưa từng có tiền lệ tới một nghĩa trang liệt sĩ - nơi chôn cất hàng ngàn bộ đội Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ năm 1979 đến 1989.

 

“Phía Trung Quốc chắc chắn không hài lòng với chuyến thăm này của ông Tổng Bí thư Việt Nam” - ông Hoàng Việt nhận định. Ông đồng thời nói thêm rằng việc Trung Quốc phản đối hoạt động xây dựng đảo của Việt Nam cho thấy quan hệ Trung - Việt “mặc dù bề ngoài có vẻ gần gũi và vững chắc nhưng lại có những rạn nứt sâu sắc ở bên trong”.

 

Một nhà nghiên cứu khác của Việt Nam nói với RFA rằng, theo nhìn nhận của ông, “Việt Nam ý thức được những rủi ro từ các hoạt động có liên quan đến Trung Quốc của mình ở Biển Đông”.

 

“Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo Hà Nội sẽ đủ khôn ngoan để không bị mắc kẹt ở giữa cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc” – nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói.

 

“Nhưng họ cần cứng rắn và kiên quyết đối với những vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” - ông nói thêm.

 

-----------------------------

Trung Quốc phản đối hoạt động xây dựng của Việt Nam ở Bãi Thuyền Chài

VOA EXPRESS

20/02/2025

 https://www.voatiengviet.com/a/7981036.html

 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19/2 phản đối hoạt động xây dựng của Việt Nam trên một đảo nhỏ tranh chấp ở Biển Đông mà Hà Nội gọi là Bãi Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa mà một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, theo Reuters.

 

NGHE >>>>>  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu Trump nghĩ rằng có thể kéo Nga về phía Mỹ và tách rời khỏi Trung Quốc, nhiều khả năng Trump đã lầm

Song Chi   -  Báo Tiếng Dân

19/02/2025

https://baotiengdan.com/2025/02/19/neu-trump-nghi-rang-co-the-keo-nga-ve-phia-my-va-tach-roi-khoi-trung-quoc-nhieu-kha-nang-trump-da-lam/

 

Những năm 70 của thế kỷ XX, Tổng thống Nixon của Hoa Kỳ đã thành công trong việc kéo Trung Quốc tách khỏi Liên Xô để đổi lấy việc được mở cửa, làm ăn buôn bán hội nhập với phương Tây, dẫn đến Liên Xô thì sụp đổ, còn Trung Quốc thì trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới, và các mặt khác thì cũng nằm trong top 5, top 10 như hiện nay. Còn các nước nhỏ phải trả giá nặng nề cho cú bắt tay lịch sử này là VNCH, nhẹ hơn, là Đài Loan.

 

Nhưng bây giờ, nếu chính phủ của Tổng thống Trump nghĩ rằng, nếu “cứu” Putin, cứu nước Nga bằng một thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn có lợi cho Nga, kể cả sau đó dỡ bỏ dần một số biện pháp cấm vận về ngân hàng, năng lượng… khiến cho nền kinh tế đang vô cùng khó khăn của Nga sẽ hồi phục trở lại, với hy vọng lôi kéo Nga về phía mình chống lại Trung Quốc hoặc chí ít Nga cũng đứng ở giữa, là sai lầm.

 

Hơn ai hết, Putin hiểu sự chia rẽ trong xã hội và nền chính trị Mỹ khiến cho Tổng thống sau lên lại thay đổi 180 độ chính sách ngoại giao của Tổng thống tiền nhiệm (trước khi Trump xuất hiện, điều này không hoàn toàn như vậy, chính sách ngoại giao của Mỹ thường là nhất quán, bất chấp Tổng thống thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa). Và Trump chỉ ngồi ở ghế Tổng thống Mỹ 4 năm nữa; trong khi nền chính trị của Trung Quốc thì “ổn định”, nhất quán hơn nhiều và nếu Tập không chết bất đắc kỳ tử, Tập sẽ còn là Chủ tịch Trung Quốc nhiều năm tới.

 

Putin chẳng dại gì đánh đổi mối quan hệ với Trung Quốc để đứng về phía Mỹ. Vả lại, thật tình mà nói, sau tất cả cách ứng xử của Trump với Canada, Mexico, châu Âu và Ukraine thì còn nước nào muốn làm bạn bè, đồng minh thực sự với Mỹ nữa?

 

Cũng giống như với Kim Jong Un trước đây, trong khi các đời Tổng thống Mỹ trước đó chẳng ai thèm đối thoại ngang hàng với Bắc Hàn, thì Trump đã nâng Kim Jong Un lên ngang hàng, ra sức ve vãn, với hy vọng Kim Jong Un sẽ rời xa vòng tay Bắc Kinh và từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng Kim Jong Un đâu có dại. Cuộc trình diễn phô trương ầm ỹ cuối cùng hoàn toàn thất bại.

 

Trước mắt, Putin chỉ nhân món quà “thỏa thuận kết thúc chiến tranh” (tạm thời) mà Trump cho để hồi phục lại nền kinh tế, xây dựng lại lực lượng, chuẩn bị phương án lâu dài là tiếp tục cuộc chiến với Ukraine, với các nước khác ở châu Âu mà thôi. Có điều, tôi cho rằng, để trả ơn Trump, Putin có thể sẽ không tiến hành chiến tranh ngay trong 4 năm của Trump, một phần vì cần thời gian để hồi phục mọi thứ, còn sau đó nếu chiến tranh lại bùng nổ thì Trump vẫn có thể tự hào rằng chiến tranh đã không xảy ra trong nhiệm kỳ của Trump, và Trump vẫn là người duy nhất có sức mạnh để làm được điều đó!

 

Tóm lại, Putin có thể không tiến hành tấn công trở lại Ukraine hay một quốc gia nào khác ở châu Âu trong ngắn hạn, nhưng Tập thì hoàn toàn nhìn thấy cơ hội để đánh chiếm Đài Loan trong 4 năm của Trump, vì đã chứng kiến kết quả đối với Nga-Putin như thế nào sau khi xâm lược Ukraine dưới thời Trump.

 

Còn nếu chính phủ Trump cho rằng khôi phục quan hệ bình thường với Nga, để rảnh tay “đánh” Trung Quốc (“đánh” ở đây nhiều phần là về kinh tế, chứ thời đại ngày nay chẳng có mấy lãnh đạo nào muốn có chiến tranh quân sự xảy ra, trừ cái đầu óc ngông cuồng như Putin cứ đem quân đi đánh nơi này, nơi kia), họ chắc cũng thừa hiểu Trung Quốc mạnh hơn Nga về nhiều mặt.

 

Hơn ba năm, qua cả Hoa Kỳ và các nước phương Tây cùng nhau cấm vận đủ kiểu mà Nga vẫn chưa chết, thì với Trung Quốc sẽ còn khó khăn gấp bội để có thể ảnh hưởng nặng nề đến Trung Quốc mà đồng thời không bị thiệt hại ngược lại cho các quốc gia đi cấm vận. Mặt khác, các đồng minh của Mỹ sau khi bị những cú tát choáng váng của Trump, liệu có muốn tham gia cùng với Mỹ “đánh” Trung Quốc để chịu thiệt hại về kinh tế?

 

Về phần các nước châu Âu và Ukraine, điều quan trọng mà ai cũng thấy là phải gấp rút xây dựng lại lực lượng quốc phòng, tăng cường việc chế tạo vũ khí, để trở thành một lực lượng độc lập, mạnh mẽ, đối đầu với Nga mà không cần đến Mỹ. Giai đoạn của mối quan hệ đồng minh tin cậy gắn bó xuyên đại dương giữa châu Âu và Mỹ đã qua, cho dù Tổng thống nào sau Trump lên có thay đổi chính sách và tìm cách hàn gắn, thì, như người ta thường nói, “bát nước đổ đi khó lòng hốt lại”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Châu Âu có thể tự phòng vệ nếu không có Mỹ?

Rebecca Thorn

BBC World Service

19 tháng 2 2025, 16:31 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c62z3np58g7o

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuyên bố các nước châu Âu phải gánh phần lớn chi phí bảo vệ Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga trong chuyến công du quốc tế đầu tiên kể từ khi nhậm chức – nhưng điều đó có ý nghĩa gì đối với châu Âu?

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/4796/live/b8827c10-edfe-11ef-a819-277e390a7a08.jpg.webp

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi thành lập một "Quân đội châu Âu"

 

Nhận định của Hegseth được đưa ra trong bối cảnh các phái đoàn Nga và Mỹ đang đàm phán tại Ả Rập Xê Út, cho thấy chiến lược của Trump trong việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine có thể như thế nào.

 

Viễn cảnh châu Âu ngày càng phải tự chịu trách nhiệm về an ninh của mình cũng được Phó Tổng thống Mỹ JD Vance nhắc lại tại Hội nghị An ninh Munich vào thứ Sáu 14/2, khi ông nhấn mạnh rằng châu Âu phải "nỗ lực mạnh mẽ để tự bảo vệ mình".

 

Sự thay đổi đáng kể này trong lập trường của Mỹ đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại, dẫn đến một cuộc họp khẩn cấp tại Paris vào ngày 17/2 để thảo luận về cuộc xung đột và an ninh của châu lục.

 

Điều đó đặt ra câu hỏi: Châu Âu phụ thuộc vào Mỹ đến mức nào về an ninh, và liệu châu Âu có thể tự đứng vững hay không?

 

 

Tại sao Mỹ liên minh với châu Âu ngay từ đầu?

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a2c0/live/283fdf60-ee00-11ef-be52-771def1f0b4e.jpg.webp

Các đại biểu từ các nước thành viên NATO tham dự hội nghị thượng đỉnh năm 1957 tại Paris

 

NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) được thành lập năm 1949 với mục tiêu chính là ngăn chặn sự mở rộng của Liên Xô tại châu Âu.

 

Mỹ coi một châu Âu mạnh cả về kinh tế và quân sự là yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự bành trướng này, do đó đã cung cấp viện trợ quy mô lớn để giúp các nước châu Âu tái thiết sau sự tàn phá của Thế chiến II.

 

Hiện nay, NATO có 32 thành viên, bao gồm nhiều quốc gia Đông Âu, và các nước thành viên cam kết rằng nếu một quốc gia bị tấn công, các nước khác sẽ hỗ trợ bảo vệ.

 

Tuy nhiên, sau diễn biến tuần này, cơ cấu an ninh châu Âu thời hậu Thế chiến II đang bị đe dọa. Mỹ vẫn là thành viên NATO, nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại rằng họ không còn có thể tin tưởng Mỹ sẽ giúp đỡ khi cần thiết.

 

 

Các nước châu Âu chi bao nhiêu cho ngân sách quốc phòng?

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/ebec/live/eed82530-ee03-11ef-9fc0-d191049a58c5.jpg.webp

Ba Lan là một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào ngân sách an ninh của mình

 

Liên minh NATO hiện yêu cầu các nước thành viên chi ít nhất 2% tổng GDP cho quốc phòng.

 

Theo ước tính của NATO năm 2024, Ba Lan là quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng cao nhất trong hai năm liên tiếp, dành 4,1% GDP. Estonia đứng thứ hai với 3,4%, ngang bằng với Mỹ (3,4%), mức chi tiêu duy trì ổn định trong thập kỷ qua.

 

Anh xếp thứ chín với 2,3%, và Ngoại trưởng Anh David Lammy khẳng định nước này "hoàn toàn" cam kết nâng mức chi lên 2,5%, với một lộ trình cụ thể sẽ được công bố trong vài tháng tới.

 

Mức trung bình của các nước NATO tại châu Âu và Canada hiện là 2%.

 

 

XEM TIẾP >>>>>

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rủi ro lớn xuất hiện khi ông Trump đảo ngược chính sách của Mỹ đối với Nga

Reuters

20/02/2025

https://www.voatiengviet.com/a/rui-ro-lon-xuat-hien-khi-ong-trump-dao-nguoc-chinh-sach-cua-my-doi-voi-nga/7981186.html

 

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine gần ba năm trước, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Joe Biden đã có lập trường kiên quyết đoàn kết với Kyiv, xây dựng một lực lượng đồng minh châu Âu và giao cho các cố vấn kỳ cựu nhiệm vụ cô lập Moscow về mặt kinh tế và ngoại giao.

 

https://gdb.voanews.com/baf6ba07-7604-4e15-9136-36959c72880e_w1023_r1_s.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio (giữa), Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz (phải) và đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff tham dự một cuộc phỏng vấn sau cuộc họp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và cố vấn đối ngoại của Putin, Yuri Ushakov, tại Dinh Diriyah, Riyadh, Ả Rập Xê-Út .

 

Cách tiếp cận của Washington đã thay đổi đáng kể sau cuộc họp đầu tiên vào ngày 18/2 giữa các nhà đàm phán Hoa Kỳ và Nga.

 

Các viên chức đã gặp nhau chỉ một tháng sau khi ông Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, với Ukraine và các đối tác NATO bị gạt ra ngoài lề bởi một nhóm phụ tá tương đối thiếu kinh nghiệm của ông Trump và ông Putin đã có được những sự nhượng bộ ngay cả trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu.

 

Việc ông Trump vội vã muốn làm cho chiến tranh Ukraine chấm dứt đã làm dấy lên nỗi lo về một thỏa thuận hòa bình với Putin có thể làm suy yếu an ninh của Kyiv và châu Âu và thay đổi bối cảnh địa chính trị.

 

“Sự thật thực sự đáng lo ngại là ông Trump đã đưa Nga từ kẻ bị ruồng bỏ trở thành đối tác được đánh giá cao chỉ trong khoảng thời gian vài ngày. Điều đó phải trả giá”, ông Brett Bruen, cựu cố vấn chính sách đối ngoại trong chính quyền Obama nói.

 

Các cuộc đàm phán ở Riyadh, lần đầu tiên Hoa Kỳ và Nga gặp nhau để thảo luận về cuộc xung đột đẫm máu nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến Thứ hai, đã đưa đến thỏa thuận thành lập các nhóm đàm phán cho các cuộc họp trong tương lai và nỗ lực khôi phục hoạt động bình thường của các phái bộ ngoại giao của nhau, phản ánh sự tan băng của mối quan hệ đã đóng băng từ lâu.

 

Ngay cả trước các cuộc đàm phán, các chính trị gia châu Âu đã cáo buộc ông Trump đã nhượng bộ Moscow vô điều kiện vào tuần trước bằng cách loại trừ tư cách thành viên NATO cho Ukraine và nói rằng Kyiv ảo tưởng rằng họ có thể giành lại 20% lãnh thổ hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Một số nhà phê bình đã lên án ông Trump vì những gì họ nói là sự xoa dịu.

 

Những nước chính bị loại trừ

 

Việc loại trừ Ukraine khỏi cuộc họp hôm 18/2 đánh dấu sự thay đổi lớn so với khẩu hiệu của ông Biden và NATO là “không có gì về Ukraine nếu không có Ukraine”. Kyiv đã tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào được áp đặt mà không có sự đồng ý của họ.

 

Và sự vắng mặt của các đại diện châu Âu đã làm tăng thêm nỗi lo lắng của các đồng minh Hoa Kỳ về việc liệu ông Trump có sẵn sàng từ bỏ quá nhiều để đổi lấy ít từ ông Putin hay không.

 

Điều đó đã thúc đẩy các chính phủ châu Âu thảo luận về khả năng đóng góp lực lượng gìn giữ hòa bình để hậu thuẫn bất kỳ thỏa thuận nào về Ukraine.

 

Ông Trump nói với các phóng viên vào ngày 18/2 rằng ông sẽ không phản đối việc triển khai như vậy, mặc dù Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow sẽ không chấp nhận quân đội NATO ở đó, báo hiệu rằng Nga có thể phản đối bất kỳ sự thỏa hiệp lớn nào.

 

Không có dấu hiệu nào cho thấy các quan chức Nga đã đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào trong cuộc họp.

 

Cuộc gặp gỡ chứng kiến ông Lavrov và phụ tá chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov - hai nhà ngoại giao kỳ cựu đã dành tổng cộng 34 năm trong vai trò hiện tại của họ - đàm phán với ba phụ tá của ông Trump trong tháng đầu tiên làm việc - Ngoại trưởng Marco Rubio, cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz và đặc phái viên của ông Trump Steve Witkoff.

 

“Nhóm người Mỹ hầu như không có kinh nghiệm đàm phán quốc tế cấp cao, không có chuyên môn khu vực về Ukraine và Nga, và không có kiến thức ngoại ngữ liên quan”, ông Timothy Snyder, giáo sư Đại học Yale và chuyên gia về Nga, đã viết trên X. “Nói một cách nhẹ nhàng thì không phải là đối thủ với người Nga”.

 

Ông Bruen mô tả đó là “giờ nghiệp dư” đối với bộ máy an ninh quốc gia của ông Trump.

 

“Tổng thống Trump đã xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, hiện đang thể hiện chương trình nghị sự hòa bình thông qua sức mạnh của mình trong hành động”, ông Brian Hughes, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc nói.

 

XEM TIẾP >>>>>   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quanh Việc Joe Biden Ân Xá Cho Con Trai  

Bình Luận - Việt Báo Foundation – A Nonprofit 501 (c)(3) Organization

Hà Giang

12/12/2024

https://vietbao.com/a320885/quanh-viec-joe-biden-an-xa-cho-con-trai?fbclid=IwY2xjawIkb6xleHRuA2FlbQIxMQABHfYSzcxi2Jt-J9BkmWQocf4KO07bgLwdlhZRipi9uxUTqdqjRjuvnUA29g_aem_sthJI0WGkC8P1Dqm0K5ZLg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ phú Jack Ma trở lại ánh đèn sân khấu Trung Quốc gửi tín hiệu gì?

João da Silva

Phóng viên Kinh doanh

21 tháng 2 2025, 17:57 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8j07xmxnmgo

 

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và một số lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc trong tuần này đã làm dấy lên lắm sự náo nức và nhiều suy đoán, sau khi nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma, được bắt gặp tại sự kiện.

 

Jack Ma, một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, có sức hút và đầy cá tính, đã không còn xuất hiện trước công chúng sau khi chỉ trích lĩnh vực tài chính của Trung Quốc vào năm 2020.

 

Màn tái xuất của ông tại sự kiện hôm thứ Hai (17/2) đã làm dấy lên làn sóng tranh luận, khi các chuyên gia và giới phân tích tự hỏi điều này có ý nghĩa gì đối với ông, với giới công nghệ Trung Quốc và với nền kinh tế nói chung.

 

Phản ứng nhìn chung là rất tích cực – cổ phiếu công nghệ, bao gồm cả cổ phiếu của Alibaba, đã tăng mạnh ngay sau sự kiện.

 

Vào thứ Năm (21/2), gã khổng lồ thương mại điện tử này đã công bố kết quả tài chính vượt kỳ vọng, với cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch tại New York tăng hơn 8%. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của công ty đã tăng 60%.

 

Vậy các nhà phân tích đã rút ra được điều gì từ sự xuất hiện của Jack Ma tại sự kiện này cùng với các khách mời nổi tiếng khác – trong đó có nhà sáng lập DeepSeek, Lương Văn Phong (Liang Wenfeng)?

 

 

Jack Ma đang được 'phục hồi danh tiếng'?

 

Giới phân tích bắt đầu tìm kiếm manh mối về ý nghĩa của cuộc họp ngay khi truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố hình ảnh sự kiện.

 

"Việc Jack Ma tham dự, ngồi hàng ghế đầu dù không phát biểu, và bắt tay ông Tập là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông ấy đã được phục hồi danh tiếng," nhà phân tích Trung Quốc Bill Bishop viết.

 

Trên mạng xã hội, nhiều người hào hứng ca ngợi sự trở lại của Jack Ma trước công chúng.

 

"Mừng [Jack] Ma đã hạ cánh an toàn," một người dùng trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo bình luận.

 

"Sự trở lại của [Jack] Ma là một cú hích cho nền kinh tế Trung Quốc hiện tại," một người khác nhận xét.

 

Không có gì ngạc nhiên khi sự xuất hiện của Jack Ma lại gây nhiều chú ý đến vậy.

 

Trước khi 'biến mất' vào năm 2020 - sau phát biểu tại một hội nghị tài chính cho rằng các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc có "não trạng tiệm cầm đồ" - Jack Ma từng là biểu tượng của ngành công nghệ Trung Quốc.

 

HÌNH : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/594e/live/8f831550-ed94-11ef-af1a-31bb726644e0.jpg.webp

Các nhà phân tích cho rằng sự trở lại của ông Ma có thể báo hiệu sự thay đổi trong chính sách đối với lĩnh vực công nghệ

 

Là một giáo viên tiếng Anh không có nền tảng về công nghệ, Jack Ma đã đồng sáng lập Alibaba trong căn hộ của mình hơn hai thập kỷ trước, sau khi thuyết phục một nhóm bạn đầu tư vào sàn thương mại điện tử của ông.

 

Ông tiếp tục xây dựng Alibaba trở thành một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc và trở thành một trong những người giàu nhất nước này.

 

Tuy nhiên, đó là trước khi ông đưa ra bình luận về "tiệm cầm đồ", đồng thời than phiền về "sự thiếu đổi mới" trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

 

Các bình luận của ông đã dẫn đến việc hủy bỏ kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 34,5 tỷ USD của Ant Group, gã khổng lồ công nghệ tài chính do ông sáng lập.

 

Thời điểm đó, động thái này được coi là nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiềm chế một công ty đã trở nên quá quyền lực và một nhà lãnh đạo đã trở nên quá thẳng thắn.

 

Các nhà phân tích đồng tình rằng việc Jack Ma quay trở lại ánh đèn sân khấu, trong một hội nghị do chính ông Tập Cận Bình chủ trì, là một tín hiệu rất tích cực đối với ông.

 

Tuy nhiên, một số người cũng cảnh báo rằng việc không nằm trong danh sách các diễn giả có thể cho thấy ông chưa hoàn toàn lấy lại vị thế như trước đây.

 

Ngoài ra, việc truyền thông nhà nước Trung Quốc không đưa tin nhiều về sự tham dự của ông dường như cũng xác nhận rằng Jack Ma vẫn chưa hoàn toàn được phục hồi danh tiếng.

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 

 

 

No comments: