‘Deal đối ngoại’ của ‘Pax
Trumpiana’
Trúc Phương/Người Việt
February
20, 2025 : 10:32 PM
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/deal-doi-ngoai-cua-pax-trumpiana/
Chính
sách ngoại giao của Trump 2.0 đã chính thức “chạy.” Mô hình truyền thống lâu đời
“Pax Americana” (Hòa bình kiểu Mỹ) bắt đầu được thay bằng “Pax Trumpiana.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/02/A1-Trump-yeu-Putin-Tap-1536x1062.jpg
Ông
Donald Trump, tổng thống Mỹ, luôn ca ngợi ông Vladimir Putin (phải), tổng thống
Nga, là người có “hiểu biết,” “mạnh mẽ” và “thiên tài” trong việc xâm lược
Ukraine, và ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, “đặc biệt xuất sắc” trong việc
kiểm soát công dân Trung Quốc bằng “nắm đấm sắt.” (Hình: Fred Dufour/AFP via
Getty Images)
Putin:
Bất chiến tự nhiên thành
Trong
chuyến kinh lý Âu Châu trung tuần Tháng Hai, ông Pete Hegseth, bộ trưởng Quốc
Phòng Mỹ, nói rằng Mỹ không còn là “người bảo đảm chính” (“primary guarantor”)
cho an ninh Âu Châu. Vài giờ sau, ông Donald Trump, tổng thống Mỹ, loan báo ông
sẽ mở các cuộc đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine và Âu Châu.
Tiếp
đó, ngày 14 Tháng Hai, tại Hội Nghị An Ninh Munich, ông JD Vance, phó tổng thống
Mỹ, ném quả lựu đạn vào chính trường Âu Châu khi công khai ủng hộ đảng cực hữu
“Thay Thế Cho Nước Đức” (AfD), chín ngày trước khi nước Đức tổ chức cuộc bầu cử…
Kể
từ khi Nga xâm chiếm Ukraine gần ba năm trước, Washington đã làm việc theo hai
nguyên tắc: Tương lai Ukraine sẽ không được quyết định nếu không có sự tham gia
của Kiev; Mỹ và đồng minh Tây phương cần phải vai kề vai khi đối mặt ông
Vladimir Putin, tổng thống Nga.
Do
vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo tại Hội Nghị An Ninh Munich cảm
thấy sốc khi thấy ông Trump gần như hủy hoại hàng thập niên ngoại giao giúp củng
cố NATO trở thành liên minh quân sự thành công nhất lịch sử thế giới hiện đại.
Câu hỏi đặt ra là liệu điều gì xảy ra tiếp theo có giống một Hội Nghị Munich
vào năm 1938, khi ông Neville Chamberlain, thủ tướng Anh, khuất phục trước tham
vọng của ông Adolf Hitler.
Ông
Trump đã đưa ra loạt nhượng bộ đơn phương đối với Nga: Sẽ nối lại các chuyến
công du qua lại giữa Washington và Moscow – điều đã không diễn ra trong gần hai
thập niên; đề nghị Nga tái gia nhập nhóm G7; yêu cầu Ukraine không khôi phục
biên giới trước chiến tranh cũng như không được gia nhập NATO hoặc được hưởng sự
bảo vệ của NATO.
Tệ
hơn, khi được hỏi liệu Âu Châu có ngồi vào bàn đàm phán liên quan cục diện
Ukraine không, ông Keith Kellogg, đặc phái viên của ông Trump về Ukraine, đã thẳng
thừng: “Điều đó sẽ không xảy ra.” Trước đó, ông Trump đã cử ông Scott Bessent,
bộ trưởng Tài Chính, tới Kiev để yêu cầu Ukraine chuyển giao quyền kiểm soát
nguồn khoáng sản mà ông Trump cho rằng trị giá $500 tỷ, như một cách để Kiev
thanh toán những hóa đơn viện trợ mà Mỹ giúp trong quá khứ.
Phần
ông JD Vance, những gì ông phát biểu dường như công nhận những chỉ trích lâu
nay của ông Putin đối với Âu Châu là đúng. Thay vì nói về vấn đề Ukraine, ông
Vance dành bài phát biểu tại Hội Nghị An Ninh Munich để mắng mỏ Âu Châu về quyền
tự do ngôn luận và di cư. Ông Vance nói: “Mối đe dọa mà tôi lo lắng nhất đối với
Âu Châu không phải là Nga. Điều tôi lo lắng là mối đe dọa từ bên trong.” Không
dừng lại, ông Vance thậm chí gặp bà Alice Weidel, thủ lĩnh đảng cực hữu AfD của
Đức.
Tiếp
đó, Mỹ tổ chức hội đàm về Ukraine với Nga (ngày 18 Tháng Hai, tại Riyadh, Saudi
Arabia). Cuộc đàm phán giữa ông Marco Rubio, ngoại trưởng Mỹ, và ông Sergei
Lavrov, ngoại trưởng Nga – lần gặp cấp cao đầu tiên giữa Washington-Kremlin kể
từ cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga – hoàn toàn không có mặt Kiev. Phía Mỹ
thậm chí không nhắc đến vai trò Kiev trong các cuộc đàm phán trong tương lai!
Nhiều
nhà quan sát cho rằng “phác thảo hòa bình” của ông Trump có thể chẳng khác gì sự
lặp lại Hội Nghị Yalta năm 1945, khi các bên phân chia lại trật tự mới cho Âu
Châu thành phạm vi ảnh hưởng của Tây phương và Nga.
Tháng
Mười Hai, 2021, trước khi phát động chiến tranh, ông Putin từng yêu cầu NATO từ
bỏ các thành viên NATO ở Trung và Đông Âu bằng cách rút quân về các biên giới
như năm 1997.
Nhiều
giới chức cấp cao Âu Châu lo ngại rằng ông Putin sẽ nhắc lại yêu cầu này và ông
Trump có thể coi đó là một phần trong thỏa thuận trọn gói về Ukraine. Bà
Julianne Smith, đại sứ Mỹ tại NATO cho đến Tháng Giêng, 2025, nhận định rằng
ông Trump thậm chí có thể rút 20,000 lính Mỹ mà ông Joe Biden, cựu tổng thống,
cử tới Âu Châu sau khi Nga xâm lược Ukraine năm 2022.
Trước
mắt, ông Putin đang rung đùi. Kremlin bất chiến tự nhiên thành. Năm 2007, tại Hội
Nghị An Ninh Munich, ông Putin đã gây sốc khi lớn tiếng yêu cầu cần phải chấm dứt
ảnh hưởng độc đoán của Mỹ và tạo ra một sự cân bằng quyền lực mới ở Âu Châu.
Bây
giờ, cũng chính trong hội nghị tương tự, “người của Trump” đã gián tiếp nói:
Ông Putin đã tìm được một chính quyền Mỹ có thể giúp thực hiện tham vọng trên một
cách suôn sẻ. Một sự thay đổi như vậy sẽ mang lại cho ông Putin một chiến thắng
hơn cả sự mong đợi và có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ mục tiêu
nào ở Ukraine.
Theo
The New York Times, ông Andrew S. Weiss, phó chủ tịch nghiên cứu tại Carnegie
Endowment for International Peace, nhận xét: “Kể từ buổi bình minh của Chiến
Tranh Lạnh vào cuối những năm 1940, Kremlin đã mơ đẩy Mỹ ra khỏi vai trò nền tảng
của an ninh Âu Châu. Bây giờ, Putin chắc chắn đủ hiểu biết để chớp lấy bất kỳ
cơ hội nào do chính quyền mới (Trump) mang lại.”
Từ
lâu, Moscow đã tìm cách gây chia rẽ Mỹ và Âu Châu, vì rõ ràng việc phá hủy liên
minh Euro-Atlantic lâu đời sẽ dẫn đến một thế giới mà Moscow có thể nắm nhiều
quyền lực hơn. Bây giờ, điều đó có vẻ như đang gần với hiện thực. Chẳng ai có
thể phá vỡ liên minh Mỹ-Âu Châu bằng chính người Mỹ. Chẳng ai có thể phá vỡ nước
Mỹ bằng chính người Mỹ.
Trong
những tháng trước khi xảy ra chiến tranh, ông Putin nhắc đi nhắc lại rằng Tây
phương phải sẵn sàng thảo luận không chỉ về chủ quyền của Ukraine mà còn về
toàn bộ bộ máy an ninh Âu Châu. Ông Putin coi cuộc xâm lược Ukraine là một cuộc
chiến rộng lớn hơn chống lại Tây phương và những giá trị thức tỉnh mà ông miêu
tả là đáng nguyền rủa. Thật mỉa mai là chính ông Trump cũng như các nhà lãnh đạo
cực hữu Âu Châu cũng dùng con ngáo ộp “những giá trị thức tỉnh” để làm lá bài
tuyên truyền nhằm giành phiếu cử tri.
“Deal đối
ngoại” chủ lực của Trump: Bồ bịch với đối thủ và thù địch với đồng minh
Ông
Donald Trump đang chơi “đúng bài” của ông Vladimir Putin và ông Tập Cận Bình,
chủ tịch Trung Quốc. Như ông Ivo H. Daalder (cựu đại sứ Hoa Kỳ tại NATO) và ông
James M. Lindsay (thuộc Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Hoa Kỳ) viết trên Foreign
Affairs, ông Trump coi ông Putin và ông Tập là “bồ bịch,” chứ không phải những
nhà lãnh đạo đồng minh như ông Shigeru Ishiba – thủ tướng Nhật, ông Emmanuel
Macron – tổng thống Pháp hay ông Keir Starmer – thủ tướng Anh.
Thường
xuyên tố cáo các đồng minh truyền thống lâu đời “chỉ biết lợi dụng Mỹ” nhưng
ông Trump luôn ca ngợi ông Putin là người có “hiểu biết,” “mạnh mẽ” và “thiên
tài” trong việc xâm lược Ukraine, và ông Tập “đặc biệt xuất sắc” trong việc kiểm
soát công dân Trung Quốc bằng “nắm đấm sắt.” Ông Trump bộc lộ sự ngưỡng mộ đặc
biệt đối với những nhà lãnh đạo nắm giữ quyền lực độc tài, kể cả đó là những kẻ
luôn có thái độ thù địch với Mỹ.
Ông
Trump dường như không ngần ngại nhường lại phạm vi ảnh hưởng Mỹ cho Trung Quốc
và Nga. Ông đã đổ lỗi cho ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, chứ không
phải ông Putin, về cuộc chiến ở Ukraine.
Năm
2021, khi được hỏi liệu Mỹ có nên bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự không, ông
Trump trả lời rằng nếu Trung Quốc xâm chiếm hòn đảo này thì “chúng tôi không thể
làm được gì cả.” Ông Trump thậm chí cảm thấy thoải mái với việc hạ cấp các liên
minh thời hậu chiến vốn mở rộng sang những lĩnh vực được cho là có lợi ích của
Nga và Trung Quốc. Ông Trump đã nhiều lần đặt câu hỏi về giá trị của NATO và dọa
rút quân Mỹ khỏi Nam Hàn.
Như
ông Putin và ông Tập, ông Trump tin rằng sức mạnh kinh tế nên được sử dụng như
một đòn bẩy để đạt được sự nhượng bộ từ những quốc gia khác. Đánh thẳng vào nồi
cơm thì chúng tự khắc đầu hàng – đó là “chiêu độc” của ông Trump. Tương tự trường
hợp ông Putin sử dụng dầu khí Nga để đe dọa Âu Châu, và ông Tập thao túng xuất
nhập cảng để chơi ép các nước như Úc và Nhật, ông Trump dùng tối đa công cụ thuế
quan để làm vũ khí đối ngoại.
Cách
ông Trump “deal” chỉ giúp Mỹ thắng trong ngắn hạn. Về lâu dài, Trung Quốc và
Nga sẽ giành chiếc micro để xuất hiện nhiều hơn trên sân khấu chính trị thế giới.
Dần dà, các đồng minh không còn đi theo sự dẫn dắt của Washington và nhiều nước
có thể tìm kiếm sự an toàn bằng cách liên kết chặt chẽ hơn với Nga và Trung Quốc.
Trong thực tế, điều này đang xảy ra, đặc biệt khu vực Nam Mỹ.
Từ
lâu, Bắc Kinh và Moscow đã không ngần ngại khơi dậy sự phẫn nộ của thế giới đối
với Mỹ, nhấn mạnh sự đạo đức giả của Mỹ, đề cập sự thất bại toàn diện của hệ thống
chính trị Mỹ.
Giờ
đây, ông Trump đang cho thấy những gì Bắc Kinh và Moscow chỉ trích Mỹ là
“đúng,” rằng mô hình chính trị dân chủ Mỹ là “sai,” rằng xã hội chia rẽ ở Mỹ
(mà ông Trump tạo ra) rõ ràng “kém xa” xã hội toàn trị ở Trung Quốc và Nga.
Hơn
thế nữa, ông Trump đã giúp ông Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin chứng minh
cho thế giới thấy Mỹ chẳng bao giờ là kẻ đáng tin, là một đối tác trở mặt không
bao giờ biết xấu hổ khi bán đứng đồng minh.
Một
trong những hành động ngu xuẩn nhất của “Pax Trumpiana” là tự xóa bỏ quyền lực
mềm mà nhiều đời tổng thống Mỹ đã dày công thiết kế và xây dựng suốt nhiều thập
niên.
Với
ông Putin và ông Tập, chẳng có hành động nào mang lại lợi ích chính trị tức thời
cho họ bằng việc Mỹ dẹp tiệm Cơ Quan Viện Trợ Quốc Tế (USAID), chẳng khác nào tự
nhượng lại một trong những đòn bẩy mạnh nhất mang lại ảnh hưởng chính trên trường
thế giới.
Cờ
đang nắm trong tay, ông Trump đang phất rất mạnh, trong một nhận thức vô cùng
kém cỏi và không nhận ra thực tế rằng nước Mỹ vô hình trung đang trao lá cờ quyền
lực cho chính kẻ thù của mình. [qd]
No comments:
Post a Comment