SƯ
MINH TUỆ HÀNH SỬ NHẤT QUÁN THEO LÝ NHÂN DUYÊN
https://www.facebook.com/thai.hao.531046/posts/pfbid0355Q6wxAAo8G6Z2uqrpXAypuQge8TyUjSgEFKyW87UNbryME3ffn8YgTDJzXkmEU5l
Nhân
duyên là một quy luật, tùy duyên là một cách sống. Minh Tuệ nhất quán điều này,
tiếc rằng nhiều người không hiểu ông.
Trong
nhận thức của một nhà tu hành, vạn sự trên đời đều có nhân duyên, không có gì tự
dưng sinh ra hay tự dưng mất đi, vì thế họ chấp nhận chúng một cách vô điều kiện
trong tâm thái bình đẳng và xả bỏ, kể cả tính mạng. Cũng vì thế, họ không cầu sự
thuận lợi hay an toàn, tất cả với họ đều "tốt đẹp".
Điều
này giải thích cho việc Minh Tuệ hoàn toàn thả lỏng trong mọi tình huống, từ việc
bị đám đông đeo bám đến việc bị "úp sọt" ở Huế hay hành trình đi Ấn Độ.
Việc Đoàn Văn Báu tự tìm đến cũng là nhân duyên, ông vui vẻ chấp nhận Báu, rồi
Báu rời đi cũng là nhân duyên, ông bình thản gật đầu. Cũng bởi tư duy và ứng xử
này, việc duy ý chí trong sắp đặt, chỉ đạo, can thiệp của Báu về chuyến hành
trình là trái với lý nhân duyên và ngược với tinh thần tùy duyên của người tu.
Tức là nó đụng đến cốt lõi của tư tưởng và ứng xử trên đường cầu đạo của họ. Một
người đã có bản lĩnh như Minh Tuệ thì không sao, nhưng với Báu (và hầu hết) thì
phiền não, một thứ phiền não tự chuốc lấy vì tham vọng dùng ý chí để “thu xếp”
quy luật.
Bất
biến, tùy duyên; tùy duyên nhưng bất biến. Nắng mưa, sương tuyết, ốm đau, sống
chết..., cứ tùy theo cảnh duyên mà sống, không cưỡng cầu. Nhìn bề ngoài, tùy
duyên giống với tùy tiện, nhưng sâu xa hơn nó thể hiện một tự do tinh thần tuyệt
đối: không khởi tâm trước hoàn cảnh. Đây là điều ông Báu không hiểu, vì thế ông
thường trách Minh Tuệ là trả lời nước đôi, không rõ ràng. Minh Tuệ nói, anh Báu
ở lại cũng tốt đẹp mà đi cũng tốt đẹp! Báu không hiểu được. Ở lại cũng tốt đẹp
vì duyên còn, đi cũng tốt đẹp vì duyên hết, và quan trọng là ở hay đi cũng
không ảnh hưởng gì đến tâm ông. Minh Tuệ không dùng ý chí để đưa ra quyết định,
“hợp thời” thì làm, thế thôi. Nó giải thích cho việc Minh Tuệ không ngăn cản
cũng không mời gọi, ai muốn đến thì đến, muốn đi thì đi, ai phỏng vấn cứ phỏng
vấn, hỏi thì nói, không thì thôi. Điều ấy có nghĩa là nếu bây giờ vì lý do nào
đó mà phải quay về, ông cũng bình thản như lúc khởi hành. Người ta khổ vì chống
lại nhân duyên chứ không phải bởi bản thân hoàn cảnh.
Không
bàn về sự hay dở của triết lý này, nhưng phải hiểu rằng đó là tư duy và lối sống
của người tu hành. Vì cái họ cầu không phải là sự thuận lợi của hoàn cảnh (nhân
duyên), mà là làm chủ được tâm mình: không xao động trước cuộc đời. Phải hình
dung rằng họ hướng đến rèn luyện một cái tâm phẳng lặng như gương, phản chiếu mọi
biến động của đời nhưng không bị hoen ố. Đến Ấn Độ không phải là mục đích, làm
chủ cái tâm mới là tông chỉ.
Nay,
nhiều người cũng hay nói “tùy duyên” nhưng kỳ thực nó giống với tùy tiện nhiều
hơn, thậm chí chỉ dùng nó như là một sự ngụy tín nhằm trốn chạy, che đậy và
thoái thác trách nhiệm với mình và tha nhân. Cốt tủy của tùy duyên là tự do: dù
trong bất kỳ hoàn cảnh nào anh vẫn là anh, bình thản, an nhiên, tự tại, không từ
bỏ mục tiêu. Sống theo cảnh duyên nhưng tâm bất biến: trong sáng, không vướng lụy
phiền. Đó chính là giải thoát...
Thái
Hạo
.
No comments:
Post a Comment