Rubio yêu cầu
Panama 'giảm ảnh hưởng của Trung Quốc' đối với kênh đào
Tom Bateman
Phóng
viên phụ trách Bộ Ngoại giao Mỹ, từ Panama
3
tháng 2 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c20pjegx6q6o
Ngoại
trưởng Mỹ Marco Rubio đã yêu cầu Panama thực hiện "những thay đổi ngay lập
tức" đối với cái mà ông gọi là "sự ảnh hưởng và kiểm soát" của
Trung Quốc tại Kênh đào Panama.
Ngoại
trưởng Panama Javier Martinez-Acha (trái) đón Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tại
thủ đô Panama City
Quan
chức ngoại giao cao nhất của Mỹ nói Panama phải hành động, nếu không, Mỹ sẽ có
biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền của mình theo hiệp ước giữa hai nước.
Cảnh
báo trên được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ giành lại quyền
kiểm soát kênh đào và sau cuộc gặp giữa ông Rubio và tổng thống bảo thủ của
Panama, ông Jose Raul Mulino, tại Panama City vào hôm Chủ nhật (2/1).
Hai
nhà lãnh đạo dường như có những cách hiểu khác nhau sau cuộc họp kéo dài hai giờ.
Quảng
cáo
Tổng
thống Mulino nói với các phóng viên rằng ông không thấy có mối đe dọa nghiêm trọng
về việc Mỹ sẽ sử dụng vũ lực quân sự để giành quyền kiểm soát kênh đào. Ông cho
biết đã đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán ở cấp kỹ thuật với Mỹ để giải quyết
những lo ngại của Tổng thống Trump về ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tuy
nhiên, tuyên bố giành lại kênh đào của ông Trump đã gây ra làn sóng phản đối mạnh
mẽ tại Panama. Hôm thứ Sáu (31/1), người biểu tình ở Panama City đã đốt hình nộm
của Trump và Rubio.
Cảnh
sát chống bạo động đã can thiệp vào một nhóm biểu tình khác, bằng cách bắn hơi
cay và trấn áp để mọi người phải giải tán. Các cuộc đụng độ chỉ diễn ra ở quy
mô nhỏ, nhưng có thể thấy sự phản kháng trước lập trường của tổng thống Mỹ đang
lan rộng trong dư luận Panama.
Hôm
thứ Năm, Tổng thống Mulino khẳng định vấn đề chủ quyền của kênh đào sẽ không được
đưa ra thảo luận với ông Rubio.
"Tôi
không thể đàm phán hay thậm chí mở một tiến trình đàm phán về kênh đào. Mọi
chuyện đã an bài—kênh đào thuộc về Panama," ông nói.
Những
phát biểu của ông Trump về kênh đào bao gồm cáo buộc vô căn cứ rằng binh sĩ
Trung Quốc đang vận hành tuyến đường thủy này. Ông cũng nói rằng tàu Mỹ bị tính
phí cao hơn tàu của các nước khác, dù thực tế một chính sách như vậy là vi phạm
hiệp ước song phương.
Tuyến
đường thủy này thực ra thuộc sở hữu và do chính phủ Panama vận hành theo một hiệp
ước trung lập đã ký với Mỹ từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, các công ty Trung
Quốc đã đầu tư đáng kể vào các cảng và bến container gần kênh đào. Một công ty
có trụ sở tại Hong Kong đang điều hành hai trong số năm cảng gần lối vào kênh.
Nhưng
lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump—thậm chí không loại trừ khả năng can
thiệp quân sự để giành lại kênh đào—đã làm dấy lên phản ứng yêu nước mạnh mẽ ở
quốc gia nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược này.
"Thật
nực cười," Mari, một cư dân Panama City yêu cầu giấu tên họ, nói.
"Có
một hiệp ước mà ông ta phải tôn trọng, và không có điều khoản nào trong đó cấm
chúng tôi để Trung Quốc vận hành các cảng," bà nói với BBC, đồng thời chỉ
ra rằng Trung Quốc cũng có các khoản đầu tư vào cảng biển và thành phố của Mỹ.
Người
biểu tình xuống đường tại Panama City vào hôm 31/1 để phản đối chuyến thăm của
ông Rubio
Đứng
giữa dòng du khách và những quầy hàng bán mũ Panama cùng đồ lưu niệm, Mari giải
thích rằng nhiều người dân vẫn còn ký ức rõ ràng về thời kỳ Mỹ kiểm soát kênh
đào và không muốn quay lại quá khứ đó.
Mỹ
và Panama đã ký một hiệp ước vào năm 1979, khởi động quá trình chuyển giao dẫn
đến việc Panama giành quyền kiểm soát hoàn toàn kênh đào vào năm 1999.
"Hồi
đó chúng tôi không thể đi vào khu vực kênh đào nếu không tuân thủ mọi quy định
của Mỹ, nếu không sẽ bị bắt. Chỉ cần bước qua ranh giới đó, bạn coi như đã đặt
chân lên đất Mỹ," bà Mari nói.
"Chúng
tôi không có quyền gì trên chính đất nước của mình và chúng tôi sẽ không chấp
nhận điều đó một lần nữa… Phát biểu của [Trump] thực sự là một sự xúc phạm."
Đối
với một số người, việc Trump không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự
cũng làm dấy lên sự ngờ vực và lo sợ. Nó gợi lại ký ức về cuộc tấn công Panama
năm 1989 của Mỹ nhằm lật đổ nhà lãnh đạo thực tế khi đó, Tướng Manuel Noriega—một
cuộc xung đột kéo dài vài tuần và quân Mỹ đã nhanh chóng áp đảo quân Panama.
"Tôi
là lãnh đạo chính trị của phe đối lập vào thời điểm Noriega tuyên bố rằng ông
ta sẽ giết tất cả các lãnh đạo đối lập nếu Mỹ tấn công," cựu nghị sĩ
Panama Edwin Cabrera nhớ lại khi trò chuyện với BBC gần cửa kênh đào phía Thái
Bình Dương.
"Tôi
đã nghe thấy tiếng bom nổ và nhìn thấy người chết… Điều duy nhất mà Tổng thống
Trump và Rubio chưa nói ra là họ sẽ xâm lược chúng tôi," ông nói với BBC.
"Tôi không muốn phải sống lại với cảnh ấy trong thế kỷ 21, không muốn một
lần nữa trải qua trải nghiệm thuộc địa. Panama đang bị kẹt trong cuộc đối đầu
giữa hai cường quốc, Mỹ và Trung Quốc, và chúng tôi chỉ biết trông chờ vào trời
cao thôi."
Andre
Howell, một nhân viên khách sạn tại trung tâm lịch sử của Panama City. Anh đang
mỉm cười vào máy ảnh và mặc áo phông màu đen.
Chụp
lại hình ảnh,Nhân viên khách sạn Andre Howell cho biết người dân Panama không
thấy đủ lợi ích từ Kênh đào Panama.
Marco
Rubio là ngoại trưởng gốc Latinh đầu tiên của Mỹ và nổi tiếng với lập trường cứng
rắn đối với một số nhà lãnh đạo trong khu vực và Trung Quốc. Mặc dù Panama hợp
tác chặt chẽ với Mỹ trong nhiều vấn đề, chuyến thăm của ông Rubio có mục đích gửi
tín hiệu về sự không khoan nhượng của chính quyền Mỹ đối với các quốc gia thu
hút đầu tư từ Trung Quốc ở khu vực mà Mỹ coi là sân sau.
Tại
Panama, ông Rubio cáo buộc rằng rốt cuộc Trung Quốc có thể sẽ sử dụng các cảng
để chặn tàu buôn hoặc tàu chiến của Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột hoặc chiến
tranh thương mại.
"
Nếu Trung Quốc muốn cản trở giao thông qua Kênh đào Panama, họ có thể làm được.
Đó là một thực tế… Đây chính là vấn đề mà Tổng thống Trump đang nêu ra và chúng
tôi sẽ giải quyết vấn đề này… Trò đó không thể tiếp tục nữa," ông Rubio
nói trong chương trình The Megyn Kelly Show vào tuần trước.
Mặc
dù đại bộ phận thường dân Panama ủng hộ quyền sở hữu kênh đào của đất nước
mình, một số vẫn hoài nghi về chính quyền của họ, cho rằng lợi tức từ tuyến đường
thủy này đã không được phân bổ đến đủ các tầng lớp thường dân.
"Những gì bạn thấy ở đây – rằng Mỹ và
Donald Trump muốn lấy lại kênh đào – đó chính là mối quan hệ nhân quả,"
Andre Howell, một nhân viên khách sạn tại trung tâm lịch sử của Panama City,
nói.
"Họ
[chính phủ Panama] không quản lý Kênh đào Panama đúng cách... Người Panama
không được hưởng lợi từ đó," ông nói.
------------------------------
Tin
liên quan
·
Mỹ đã kiểm soát
Kênh đào Panama thế nào và Panama lấy lại ra sao?
31
tháng 12 năm 2024
·
Ông Trump vẫn chưa
thôi ý định mua Greenland, giành kênh đào Panama và sáp nhập Canada
8
tháng 1 năm 2025
·
Trung Quốc, Canada
và Mexico đáp trả áp đặt thuế quan của Trump
2
tháng 2 năm 2025
·
Trung Quốc đã sẵn
sàng cho cuộc thương chiến với ông Trump?
1
tháng 2 năm 2025
·
DeepSeek đối đầu
ChatGPT: chatbot nào hiệu quả hơn?
29
tháng 1 năm 2025
·
DeepSeek là gì và tại
sao nó gây 'bốc hơi' cổ phiếu công nghệ Mỹ?
28
tháng 1 năm 2025
No comments:
Post a Comment