Chiến
tranh Ukraina phải chăng đang đi đến một « thoả thuận Yalta » mới có
lợi cho Nga ?
Trọng Thành
- RFI
Đăng
ngày: 03/02/2025 - 15:08 - Sửa đổi ngày: 03/02/2025 - 15:46
Việc
Donald Trump trở lại cầm quyền lần thứ hai tại Mỹ, đầu năm 2025, mở ra viễn cảnh
kết thúc chiến tranh Ukraina, kéo dài gần ba năm, thông qua đàm phán. Tuy
nhiên, theo nhiều nhà quan sát, tình thế hiện nay để ngỏ khả năng chiến tranh kết
thúc với một thỏa hiệp kiểu « Hội nghị Yalta » giữa ba đại cường
thắng trận trong Thế Chiến Hai. Một thỏa hiệp như vậy không chỉ rất có lợi cho
Nga, mà có thể đẩy thế giới vào một thời kỳ hoàn toàn mới.
HÌNH
;
Ảnh
tư liệu: Donald Trump trong một cuộc gặp với tổng thống Nga Vladimir Putin tại
hội nghị G20, Hamburg, Đức, ngày 07/07/2017. AP - Evan Vucci
Nếu
điều này xảy ra, đây là lần đầu tiên, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các
đại cường chiến thắng phân chia các khu vực ảnh hưởng, số phận của nhiều quốc
gia nhỏ tùy thuộc vào quyết định của các nước lớn.
Hội
nghị Yalta là một sự kiện địa chính trị quan trọng trong lịch sử thế giới hiện
đại. Đầu tháng 2/1945, tại thành phố Yalta, bán đảo Crimée thuộc Liên Xô thời kỳ
đó, lãnh đạo ba nước thắng trận, tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, thủ tướng
Anh Wilson Churchill và lãnh đạo Liên Xô Joseph Staline, đã họp trong vòng một
tuần lễ để thảo luận về việc phân chia các khu vực kiểm soát tại Đức và tại một
số khu vực châu Âu, sau khi nước Đức phát xít sụp đổ.
Mặc
dù bản thân hội nghị Yalta đã không trực tiếp dẫn đến việc phân chia thế giới
thành hai khối, khối cộng sản do Liên Xô đứng đầu, và khối phương Tây, nằm dưới
sự lãnh đạo của Mỹ, tuy nhiên đây là một giai đoạn có ý nghĩa biểu tượng quan
trọng, một cái mốc của tiến trình xây dựng « bức màn sắt » giữa
khối tự do và khối cộng sản, như ghi nhận của Le Figaro.
Trên
thực tế, quyết định phân chia thế giới thành hai khối và các vùng ảnh hưởng trước
hết dựa trên thực tế chiến tranh. Ngay từ hội nghị Teheran, cuối tháng 11 – đầu
tháng 12/1943, khi lãnh đạo ba đại cường của khối đồng minh chiến thắng phát
xít Đức, lần đầu tiên gặp nhau, Mỹ và Anh đã chấp nhận để Liên Xô duy trì quyền
kiểm soát đối với ba nước Cộng hòa vùng Baltic (Estonia, Latvia và Litva), Cộng
hòa Moldova, một phần lãnh thổ Phần Lan và Rumani, mà Nga đã chiếm được. Tiếp
theo đó, nguyên tắc « phân chia vùng ảnh hưởng » đã được thủ
tướng Anh Churchill chấp thuận với Liên Xô trong lần công du Matxcơva ngày
09/10/1944, tức trước khi diễn ra hội nghị Yalta.
Tiếp
theo đó, tương quan lực lượng về quân sự và chính trị tại châu Âu đã hoàn tất
trên thực địa việc chia cắt lục địa thành hai nửa. Các vùng do Hồng Quân chiếm
đóng rơi vào quỹ đạo Liên Xô, với sự đồng thuận ngầm của các lực lượng cộng sản
tại các quốc gia sở tại. Kể từ khi « bức màn sắt » được xác lập,
các quốc gia gọi là nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô trên thực tế hoàn toàn
chịu sự chỉ đạo của Matxcơva.
Dân
chúng tại Hungary, Tiệp Khắc đã từng có lúc muốn đứng lên giành quyền tự quyết,
nhưng đều bị Liên Xô đàn áp trong máu. Năm 1968, việc 200 nghìn binh sĩ khối Hiệp
ước Varsava cùng 5.000 xe tăng tiến vào Tiệp Khắc đè bẹp « Mùa
xuân Praha » là một biến cố tiêu biểu.
Với
sự trở lại của Donald Trump và sự chia rẽ của các nước châu Âu, theo giới quan
sát, giới chóp bu tại Nga dường như đang đặt hy vọng vào việc trực tiếp thương
lượng với Washington về số phận của Ukraina. Quan điểm về chính trị quốc tế của
tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ thuận với lập trường của điện Kremlin, theo đó
các đường biên giới quốc gia, được xác lập sau Thế Chiến Hai, với Hiến chương
Liên Hiệp Quốc, giờ không còn là điều bất di bất dịch của trật tự quốc tế. Trước
và ngay sau khi lên cầm quyền, Donald Trump không ngừng nhắc lại là sẽ « không
loại trừ việc dùng sức mạnh » để chiếm lĩnh kênh đào Panama, mà Trump
tố cáo là bị Trung Quốc thao túng, đảo Groenland, vùng lãnh thổ tự trị thuộc
Đan Mạch và kể cả Canada cũng bị coi là vùng lãnh thổ có thể sát nhập vào Mỹ.
Theo
chuyên gia Nga về quan hệ quốc tế Vladimir Frolov, được bài « Chiến tranh tại Ukraina : Hướng đến một ‘‘hội nghị
Yalta’’ mới có lợi cho Nga ?» trên trang mạng Slate
dẫn lại, giới lãnh đạo Nga « không chấp nhận để Ukraina có một quân đội
mạnh và hợp tác mật thiết với các nền quốc phòng NATO ». Mục tiêu thực
sự của Matxcơva là một thỏa thuận « Istanbul+ », tức một thỏa
thuận như kiểu đã được bước đầu đúc kết tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu chiến tranh năm
2022, theo đó Kiev chỉ có « một chủ quyền giới hạn về chính sách đối
ngoại và quốc phòng » và « Matxcơva có một ảnh hưởng quyết định »
đến Ukraina, thậm chí có quyền « can thiệp vũ trang » trong
trường hợp cần thiết.
Thỏa
thuận đầu hàng Munich : Tình hình có thể còn tệ hơn cả « thỏa hiệp
Yalta »
Thái
độ mập mờ của tổng thống Mỹ Donald Trump về giải pháp kết thúc chiến tranh
Ukraina, cùng lập trường nhất quán của ông Trump trong việc đẩy hoàn toàn gánh
nặng hỗ trợ Ukraina cho các nước châu Âu khiến nhà cựu ngoại giao Pháp Bernard
Chappedelaine, một chuyên gia về Nga, trong bài viết trên Slate nói trên, lo ngại một kết cục
còn tồi tệ hơn cả một thỏa thuận phân chia thế giới theo kiểu « hội nghị
Yalta » thành hai khối, tức một thỏa thuận kiểu « hội nghị
Munich » năm 1938.
Thỏa
thuận Munich với sự tham gia của bốn nước Đức, Anh, Pháp và Ý, được coi là sự đầu
hàng của khối các nước Tây Âu trước nước Đức Hitler, chấp nhận nhân nhượng lãnh
thổ của Tiệp Khắc cho nước Đức Quốc xã. Với thời gian, quyết định bật đèn xanh
cho tham vọng của Hitler này được coi là một nguồn cơn trực tiếp dẫn đến Thế
Chiến Hai.
Liệu
lịch sử có lặp lại hay không với xu thế chính quyền Donald Trump muốn thương lượng
trực tiếp với Putin về số phận của Ukraina ? Theo giới chuyên gia, kết cục của
chiến tranh Nga – Ukraina, và xa hơn là tương quan lực lượng giữa Nga và châu
Âu phụ thuộc trước hết vào quyết tâm và nỗ lực đoàn kết của các nước châu Âu
không để các đại cường quyết định thay. Tại cuộc họp không chính thức của lãnh
đạo 27 nước châu Âu tại Bruxelles hôm nay, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn
mạnh hơn bao giờ hết Liên Âu cần độc lập hơn nữa về quân sự với Hoa Kỳ. Quyết
tâm của Pháp và các thành viên Liên Âu đồng quan điểm với Pháp có được các nước
châu Âu khác ủng hộ trong tình thế sống còn hiện nay ?
--------------------------
Các
nội dung liên quan
THEO
DÒNG THỜI SỰ
Con
đường tìm giải pháp kết thúc chiến tranh Nga – Ukraina : « Hai bên sẽ vừa đánh,
vừa đàm »
PHÂN
TÍCH
Chiến
tranh Ukraina : Châu Âu không nên mất cảnh giác trước khả năng đàm phán giữa
Putin và Trump
PHÂN
TÍCH
Putin
« leo thang quân sự » trước khi mặc cả với Mỹ chấm dứt chiến tranh Ukraina
No comments:
Post a Comment