Tuesday, November 30, 2021

ĐÔI LỜI VỚI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG về VĂN HÓA VIỆT NAM HÔM NAY (Nguyễn Hữu Liêm)

 


Đôi lời với TBT Nguyễn Phú Trọng Về văn hóa Việt hôm nay

Nguyễn Hữu Liêm

Posted on 01/12/2021 by Boxit VN

https://boxitvn.online/?p=78308

 

Hôm 24/11/2021 tại Hội nghị Văn hóa ở Hà Nội, GS Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng, “Văn hoá chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước, (và đang) thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người.”

Dù rằng GS Trọng chỉ phát biểu quan điểm cá nhân, nhưng ta hiểu đó cũng là nhận xét chung từ góc độ chính trị của Đảng CSVN. Đối với ông Trọng, văn hóa là một thành quả chính trị có định hướng, phát xuất từ ý chí và mệnh lệnh ý thức hệ của Đảng. Vì vậy, khi ông cho rằng văn hóa Việt Nam đang thiếu những tác phẩm văn học lớn ngang tầm với thời đại và sự nghiệp chính trị đổi mới của Đảng, thì chúng ta phải hiểu rằng GS Trọng đang chờ đợi một trước tác về chính trị học tầm cỡ mang nội dung ý thức hệ cách mạng cho thời thế.

 

CŨNG LẠI KIỀU, MARX, MÀ KHÔNG CÓ MILL

 

Đối với một tín đồ của giáo điều Mác xít, GS Trọng chắc là phải công nhận rằng tác phẩm tầm cỡ nhất phải là bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” của Marx-Engels – vốn đã có mặt từ gần hai thế kỷ trước. Nếu thế, thì GS Trọng khó có thể nhận ra bất cứ tác phẩm chính trị hay văn học nào lớn lao dưới chiếc bóng lớn và đậm của bản tuyên ngôn này.

 

Khi nhìn về văn hóa Việt, mỗi khi phát biểu, GS Trọng cũng chỉ thấy Truyện Kiều là tác phẩm văn hóa lớn lao, bao trùm tất cả lịch sử văn học dân tộc, không thể bị thay thế, hoán chuyển thứ bậc. Hình như ông đang trong cơn say của Kiều khi nhìn vào thời thế và vận nước. Ông đứng yên dưới hai chiếc bóng lớn của thời xưa cũ – của Karl Marx và của Nguyễn Du – và nhìn ra thế gian để cố tìm một chiếc bóng lớn hơn cho Đảng của ông được an toàn đứng núp. Và ông đã thất vọng. Niềm thất vọng ấy nay đang biến thành mệnh lệnh văn hóa cho Đảng như là một nghị quyết chính trị.

 

Nhưng GS Trọng chắc là không để ý đến rằng, mười năm sau khi Tuyên ngôn Cộng sản ra đời năm 1848, thì đã có một tác phẩm văn hóa chính trị tầm cỡ cho thời đại cũng đã ra đời (1859). Đó là cuốn On Liberty (Luận về Tự do) của triết gia người Anh John Stuart Mill. Cuốn của Mill như là một tuyên ngôn về Tự do Cá nhân, nó đã là chiếc bóng tri thức và tư tưởng khá dài và đậm nét cho quần chúng Tây Âu. Luận về Tự do đứng đối diện về tầm vóc và đối trọng trên cơ sở tư tưởng với bản Tuyên Ngôn của Marx- Engels.

 

Cả hai tác phẩm này đều nói về Tự do như là một thiết yếu tính đối với nhân loại. Trong khi Marx và Engels hướng đến chủ đề Tự do bằng trái tim, thì Mill dùng đầu óc để biện luận về nó. Trong khi Marx-Engels tuyên bố về Tự do qua mô thức Cộng sản như là một đấng tiên tri tuyên phán về một viễn cảnh kinh hoàng đang xuất hiện ở chân trời Âu châu, thì Mill nhẹ nhàng thong thả đi vào vấn đề như một giáo sư chính trị học. Khi Marx-Engels nói về Lịch sử như là một chuỗi dài đấu tranh giai cấp; Mill nói về cuộc vật lộn giữa Tự do và Quyền lực. Marx-Engels hô hào cho cứu cánh Đại thể; Mill lý luận về vị trí con người Cá nhân. Marx-Engels cổ võ cho một năng lực Cách mạng dựa trên giá trị tập thể; Mill biện hộ cho quyền hạn cá thể độc lập và đặc thù.

 

GS Trọng dĩ nhiên đã nằm lòng và quán triệt Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, thì thiết nghĩ ông – xin phép nếu chưa – cũng phải đọc Bàn về Tự do của Mill. Hai đại tác phẩm này cùng là một thể loại văn chương chính trị trong một Thời quán chuyển hóa Ý thức con người sang một nấc thang Tiến hóa mới.

 

Trong khi ngôn ngữ Cộng sản của Marx-Engels là tiếng kèn xung trận cho Đại thể tính; văn chương trí thức Anh quốc của Mill là tiếng còi cảnh tỉnh xã hội về vai trò và giá trị Cá nhân. Hai bộ chữ này đại diện cho hai khuynh hướng Ý chí: Ngôn từ Cộng sản là năng lực hướng ngoại, chủ động giao hoán Ngã thức cá thể cho nhu cầu Sử lý; văn chương của Mill thuộc dạng thụ động, muốn bảo toàn cho cá nhân một không gian làm người trong phạm vi riêng tư và tự chủ, sáng tạo.

 

Trong khi đó, ở Việt Nam, truyện Kiều nhấn chìm dân tộc vào một thể loại giáo điều văn hóa mang nặng chất tín ngưỡng – niềm tin chắc mãn vào Số phận. Trong khi Marx-Engels nâng ý chí làm lịch sử lên tầm mức Thượng đế, đối với Nguyễn Du thì Số phận là tất cả. Chủ nghĩa Mác đã phá vỡ vòng dây xích thụ động của Kiều và thúc giục đất nước đứng lên, vung tay kiến tạo lịch sử và số phận cho dân tộc. Có thể nói rằng, chủ nghĩa Mác là thang thuốc huyền nhiệm cho số phận nô lệ Việt Nam. Cũng nhờ vì có một tầng lớp tiên phong dân tộc Việt có can đảm đứng lên phá vòng xích nô lệ văn hóa của Kiều để theo chân Marx làm cách mạng, mà Đảng CSVN xuất hiện và hoàn tất sứ mệnh lịch sử cho đến gần đây.

 

Tuy nhiên, thang thuốc được coi như là huyền diệu cho lịch sử Việt Nam đã biến chất và trở nên liều thuốc độc. Chủ nghĩa Mác-xít và hiện thân của nó là Đảng CSVN, với tất cả những thành công ngoạn mục, đã là một phản đề của Kiều, nay đang là mầm bệnh cho văn hóa và con người Việt Nam. Khi chủ quan duy ý chí trở nên ngọn cờ duy tập thể đầy hãnh tiến và độc tôn, nó đã vi phạm tất cả những nguyên lý bất biến của lịch sử.

 

Nguyên nhân chính yếu và quan trọng nhất là chủ nghĩa Mác và Đảng đã bỏ quên cái vế quan trọng – điều mà tác phẩm Bàn về Tự do của Mill làm cột trụ tư tưởng chính trị cho nhân loại – đó là Tự do Cá nhân. Khi lấy Mác-xít làm kim chỉ nam cho tư tưởng chính trị quốc gia mà quên không đặt nền tảng và thiết yếu tính Tự do cho cá thể công dân thì cũng như đọc Kiều thuộc lòng từng câu mà lại quên đi nguyên lý “nhân định thắng thiên.” Sự mất quân bình như thế trong tư duy văn hóa chính trị Việt Nam, ít nhất là đối với người Cộng sản, đã biến sử Việt thành một cuộc mệnh đầy bi kịch.

 

Thang thuốc Mác-xít cuối cùng không chữa được bệnh lý Kiều cho dân tộc, mà trái lại, nó biến dân tộc ta thành nên những nàng Kiều thụ động, chấp nhận số phận dưới sự cai chế khắc nghiệt và chuyên chế của Đảng. Dưới bàn tay sắt cứng ngắt của thể chế, dân ta mất hết cảm hứng và khả năng sáng tạo. GS Trọng phải biết rằng, đây chính là nguyên nhân chính – và gần như duy nhất – cho sự thiếu vắng những tác phẩm văn hóa lớn của Việt Nam từ khi Đảng lên nắm quyền cho tới hôm nay.

 

Hãy nhìn lại miền Nam từ 1960 đến 1975, chỉ trong vòng 15 năm, trong một thể chế chính trị tự do cá nhân – dù non nớt và khập khễnh – nhưng ở đó đã không thiếu những công trình và tác phẩm văn hóa lớn, đủ trên mọi phuơng diện – kể cả những bản nhạc rất hay – điều mà GS Trọng nay đang than vãn. Nếu không có Tự do trên cơ bản cá thể, thì ngay cả ca nhạc cũng chẳng ra hồn. Hãy nhìn nhạc sĩ Văn Cao dưới chế độ miền Bắc thì sẽ rõ. Điều này xin được nhắc nhở GS Trọng.

 

LƯƠNG TÂM TRONG SÁNG

 

GS Trọng cũng nhắc nhở nhiều lần đến cán bộ cao cấp của Đảng rằng hãy nuôi dưỡng và hành dộng bằng cái Tâm trong sáng. Điều này thì không ai chối cãi.

 

Nhưng nhân dân xin hỏi là GS Trọng có lấy cái Tâm trong sáng của mình để nhìn thế cuộc một cách công tâm, vừa phải, hợp lý, không thiên vị Đảng, không giáo điều, nhằm đáp ứng theo nhịp bước thời đại cho dân tộc?

 

Vâng, mời GS Trọng hãy nhìn với cái Tâm. Rằng khi một thể chế lấy lý lịch cách mạng của tầng lớp thấp nhất trong xã hội làm cột sườn chính trị và công quyền cho quốc gia thì Đảng đang nuôi dưỡng một năng động văn hóa hạ cấp. Mà đã là phường hạ cấp thì dù có được đào tạo bao nhiêu, dù trau dồi tư tưởng chính trị bao nhiêu, thì những tâm chất mang tính tập thể ngây ngô và kệch cỡm không thể có cái tâm trong sáng được. Hệ quả là thối nát và vô minh. Để cố chữa bệnh thối nát từ trên xuống, ông không thể chỉ dằn mặt bằng các bản án và liên tục kêu gọi cán bộ có tâm trong sáng được. Dầu gió xoa ngoài da không thể chữa lành khối ung thư tim óc – thưa GS Trọng.

 

GS Trọng hãy lấy cái Tâm trong sáng của mình để tự hỏi rằng, khi những công dân, hay phụ nữ trí thức trẻ chỉ lên tiếng đòi hỏi những quyền chính trị và công lý cơ bản nhất cho nhân dân – mà Hiến pháp bảo đảm – lập tức bị chế độ trừng phạt với những bản án vô lý và khắc nghiệt mang tính thuần đe dọa và áp chế, thì làm sao mà văn hóa có được những tác phẩm văn chương tầm cỡ, những ca khúc hay, cao đẹp?

 

Lần tới, khi GS Trọng lại trích Kiều, xin hãy nhớ cho rằng, không những ông “nghĩ mình phương diện quốc gia” – mà cả thiên hạ và cộng đồng thế giới, cả nhân loại và lịch sử Việt đang nhìn ông và Đảng để mà đánh giá nghiêm khắc.

 

GS TRỌNG HÃY KIẾN TẠO MỘT TÁC PHẨM LỚN ĐỂ ĐỜI

 

Với những thành đạt ngoạn mục gần đây trên trường quốc tế, từ kinh tế đến ngoại giao, Đảng CSVN dưới sự lãnh đạo của GS Trọng phải có quyền hãnh diện.

 

Khi lần đầu tiên trong lịch sử Việt, hãng xe Vinfast mang chuông đi đánh xứ người tận Hoa Kỳ, cạnh tranh trực diện với các anh chàng tư bản khổng lồ thế giới; khi hai hãng máy bay Việt Nam và Bamboo Airlines bay thẳng, không ngừng, nối kết hai bờ California và Việt Nam, thì tất cả chúng ta, làm người Việt, đều phải hãnh diện – điều không những chỉ cho những người Cộng sản hay giới tư bản thân hữu. Đó là công tâm – với tấm lòng trong sáng và khách quan.

 

Nhưng TBT Trọng có thể bước một bước xa hơn – thiết yếu và khẩn cấp hơn. Đó là hãy mở tung cái chuỗi xiềng xích chuyên chính ý thức hệ, thuần lý lịch, với guồng máy công an cai trị bằng bạo lực vốn đã kìm hãm năng lực sáng tạo và sức bật nhảy vọt của nhân dân cả hơn nửa thế ký qua. Đây chính mới là tác phẩm lớn mà nhân dân đang chờ nơi GS Trọng.

 

Hãy đừng mong chờ gì ở nhân dân, trí thức, văn nghệ sĩ cho những tác phẩm tầm cỡ – khi mà guồng máy chuyên quyền vẫn kìm kẹp và lộng hành như hiện nay.

 

GS Trọng hãy lấy cái Tâm trong sáng của mình để quyết tâm và can đảm kiến tạo và hoàn tất cho dân tộc một tác phẩm văn hóa, một cơ đồ chính trị lớn lao, mà dân tộc và lịch sử sẽ phải ghi công. Đó là tác phẩm TỰ DO CHO VIỆT NAM.

 

N. H. L.

Tác giả gửi BVN.




HỖ TRỢ . . . 2.000 ĐỒNG ĐỂ . . . KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI VẪN . . . ĐÚNG! (Trân Văn)

 


Hỗ trợ... 2.000 đồng để... khắc phục hậu quả thiên tai vẫn... đúng!   

Trân Văn

30/11/2021

https://www.voatiengviet.com/a/ho-tro-2000-dong-khac-phuc-thien-tai/6333368.html

 

https://gdb.voanews.com/96CF07AB-9DAF-4E02-B372-E2F9E9CC1E99_w650_r1_s.jpg

Phân phát đồ cứu trợ của Chữ Thập Đỏ tại Quảng Trị, ngày 21/10/2020. Hình minh họa.

 

Dù khó tin nhưng sự kiện bà Nguyễn Thị Kim Truyện ngụ ở xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam được... hỗ trợ... 2.000 đồng để bù đắp... một số thiệt hại mà hai trận bão số 6 và số 9 hồi năm ngoái gây ra là... thật!

 

Ngoài việc... chứng thực, ông Nguyễn Văn Phú – Chủ tịch xã Tam Vinh – giải thích thêm, đại khái: Theo qui định, mức hỗ trợ đối với thiệt hại hơn 70% về cây công nghiệp, cây ăn trái là... 4 triệu đồng/héc ta. Do diện tích bị thiệt hại của bà Truyện khoảng... 10 mét vuông , nên... hỗ trợ... 2.000 đồng là... đúng qui định. Theo ông Phú: Không chỉ bà Truyện, ở xã Tam Vinh có tới... 31 trường hợp được hỗ trợ dưới... 10.000 đồng (*)!

 

Cứ như lời ông Phú phân trần với báo giới thì hệ thống công quyền địa phương rất... cực trong việc thực hiện... chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai: Tổ chức cho nạn dân kê khai thiệt hại. Tổ chức kiểm tra mức độ thiệt hại. Tổ chức định giá thiệt hại. Lập danh sách những cá nhân, gia đình cần được hỗ trợ, số tiền được hỗ trợ. Lãnh đạo xã xem xét - phê duyệt rồi gửi cho chính quyền huyện thẩm tra – phê duyệt.

 

Chẳng riêng hệ thống công quyền, nạn dân cũng... cực chẳng kém! Họ phải... kê khai thiệt hại, nộp, tiếp đội ngũ thẩm định thiệt hại, chờ đợi kết quả suốt một năm, cuối cùng phải đến địa điểm được chỉ định chờ cả buổi!

 

Vì sao cả hai phía – thực thi chính sách và thụ hưởng – mất rất nhiều sức lực, thời gian nhưng kết quả... hỗ trợ thiệt hại do thiên tai chỉ... 2.000 đồng như bà Truyện hoặc... dưới... 10.000 đồng như 30 gia đình khác ở Tam Vinh, Phú Ninh, Quảng Nam?

 

Giống như mọi người có nhận thức ở mức độ từ... bình thường trở lên, Chủ tịch xã Tam Vinh cũng thừa nhận, rõ ràng để dân chờ đợi mòn mỏi rồi cuối cùng nhận về khoản hỗ trợ thiệt hại do thiên tai chỉ... 2.000 đồng hay... dưới 10.000 đồng... là... thấy khó cho dân! Song giống như tất cả các viên chức hữu trách thường phát ngôn về công vụ, ông Chủ tịch xã cũng khẳng định: Tất cả đều đúng với... qui trình, qui định!

 

                                                     ***

 

Khó có thể tìm được ai nghĩ rằng, những khoản... hỗ trợ trị giá... 2.000 đồng hoặc... dưới 10.000 đồng để... khắc phục hậu quả thiên tai là... bình thường. Tuy nhiên điều quan trọng nhất không nằm ở đó. Điều quan trọng nhất nằm ở chỗ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trên xuống dưới và ngược lại từ dưới lên trên xem sự bất thường đến mức phi lý ấy là... đương nhiên vì không có gì sai với... qui trình và... qui định!

 

Trước giờ, đủ thứ chuyện bất thường đến mức phi lý liên tục xảy ra trên xứ sở này, đối với dân tộc này nhưng cứ ngẫm mà xem, đã có bao giờ những viên chức hữu trách nhận sai, kể cả khi hậu quả trở thành nhãn tiền? Ở Việt Nam, qui trình và qui định không tạo lập tiêu chí, chuẩn mực, đó chỉ là vỏ để đề phòng, giúp tránh phải nhận sai, phải nhận trách nhiệm và duy trì sự khốn khổ chưa biết đến lúc nào mới tới điểm dừng!

 

-------------------

Chú thích

 

(*) https://tuoitre.vn/mot-nguoi-o-quang-nam-nhan-ho-tro-thiet-hai-do-bao-voi-so-tien-2-000-dong-20211126094940772.htm

Một người ở Quảng Nam nhận hỗ trợ thiệt hại do bão với số tiền... 2.000 đồng





HỒN NHIÊN VÔ TỘI (Võ Xuân Sơn)

 


Hồn nhiên vô tội

Võ Xuân Sơn

01/12/2021

https://thuymyrfi.blogspot.com/2021/12/vo-xuan-son-hon-nhien-vo-toi.html#more

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEg_VikceNYP89_yrwxyy161BrOKE7trHIjWoiJUGSw0ZZsZbhfGAnWr1mzWe0tprDFnbQnW3xtFEOUzrdWw37NUnBdtwQQpd0CgE1J2TxrGGMhrEzPzFVLTBPNjcsRY1HZo63LBBMKUZyzdwHyKXTzw3qpfjrBLvW7NKmMv4jJmQPuk-ivG6QwrG4D08A=w304-h400

 

Nhiều người bức xúc với việc cô hoa hậu nào đó chơi đàn t’rưng bài Cô gái vót chông cho các khách Mỹ nghe, trong khi họ hỗ trợ chúng ta hơn 20 triệu liều vaccin. Có bạn còn nặng lời theo kiểu cô ấy làm vậy là vô văn hóa.

 

Thực ra thì cô hoa hậu đâu có ý gì đâu mà các bạn phê phán cô ấy. Giặc Mỹ cọp beo thì đã sao nào? Xiên thây quân cướp thì đã sao nào? Cô hoa hậu chỉ chơi một bản nhạc.

 

Tôi cá là cô ấy còn chẳng nhớ hết được lời bài hát “Cô gái vót chông” đó, cũng như cô ấy chẳng thể tưởng tượng là có những cô gái ngoài đời thực có thể ngồi vót những cái chông nhọn hoắt để xiên người, và reo vui mừng khi mũi chông của cô ta xiên được ai đó.

 

Những hôm dịch vừa rồi, dư luận bức xúc với việc bánh mì không phải đồ thiết yếu, tiền không phải thiết yếu... rồi lên án những người bắt những thứ không thiết yếu ấy. Thực ra thì họ đâu có muốn làm gì người dân đâu. Họ chỉ thi hành nhiệm vụ thôi. Còn người dân có thiếu bánh mì, thiếu tiền, thiếu thuốc, thiếu ăn... thì là việc của người dân, mắc mớ gì họ đâu. Các bạn cứ nâng quan điểm.

 

Các bạn đã xem đội tuyển Việt Nam đá bóng bao giờ chưa? Ở đó người ta cũng hát đấy chứ. Họ hát chỉ để hát thôi, chứ bài hát của họ đâu có ăn nhập gì đến bóng đá đâu. Họ mang ra sân bóng hình của những người chẳng có ăn nhập gì với bóng đá, với trận đấu cả. Nhưng họ vẫn cứ mang ra sân. Thế rồi, những người xem TV, chẳng biết họ có xem các cầu thủ đá bóng không, nhưng cứ thấy mấy cái hình thờ là “rưng rưng”.

 

Có bạn thắc mắc, rằng cảm xúc của những người Mỹ nghe cô hoa hậu đàn bài “Cô gái vót chông” thế nào? Cảm xúc là cái gì? Văn hóa xã hội chủ nghĩa của chúng ta không có chỗ cho cảm xúc nhé. Nếu có cảm xúc thì các quan chức của chúng ta đã biết hổ thẹn khi ra tòa, để không van xin bác Trọng tha tội. Mà nếu họ quan tâm đến cảm xúc, họ đã không lùa tất cả mọi người ra ngoáy mũi, làm cho bao nhiêu người bị lây nhiễm.

 

Còn người Mỹ hả? Họ giàu có, thì họ phải cho chúng ta chứ. Chúng ta nghèo mà. Cho mấy chục triệu liều vaccin thì có gì mà phải cám ơn, phải quỵ lụy? Nhiệm vụ của tôi là đàn, thì tôi đàn. Mà tôi luyện có mỗi một bài, làm sao lại bắt tôi đàn bài khác được. Ai muốn cám ơn thì cứ cám ơn, tôi chỉ có trách nhiệm cám ơn “ông ngoại” đã giúp tôi chích loại vaccin nào tôi thích thôi.

 

Tôi tin là cô hoa hậu ấy không ác ý gì đâu, những người khác mà tôi nói đến cũng vô tư thôi, họ chẳng để ý đến những cái cao siêu mà các bạn đòi hỏi.

 

Họ chính là hiện thân của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

 

VÕXUÂN SƠN 30.11.2021




"CÔ GÁI VÓT CHÔNG" : CHÍNH và TÀ, QUÂN TỬ và TIỂU NHÂN (Trần Quốc Quân)

 


«Cô gái vót chông» : Chính và tà, quân tử và tiểu nhân

Trần Quốc Quân

01/12/2021

https://thuymyrfi.blogspot.com/2021/12/tran-quoc-quan-co-gai-vot-chong-chinh.html#more

 

Hình : https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgLsdbWXUY8D31BEwVnYf0gj0W1kPZ1fI4-MUbRsvwqO0-piDm-xWVndBsBxUGddz7xkG9ubMiq4-D5RQf3y7XKbZ_SRFjXg3mQMFtFQvF7TH4KvhTSR20klXsS3AE5omv7kiAAn2DXgkZ_j32fuVY7VrpW1hEDqafIT6mNUJ7Cg8MeeVSBnxQ5bt0QyA=w400-h400

 

Trong phần thi tài năng, Hoa hậu Đỗ Thị Hà đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Thế giới đang diễn ra tại đảo Puerto Rico, lãnh thổ hải ngoại thuộc Mỹ đã chơi đàn T'rưng bản nhạc "Cô gái vót chông" được sáng tác từ thời Việt Nam "Chống Đế quốc Mỹ xâm lược".

 

Tuy Hoa hậu Việt Nam chỉ biểu diễn nhạc cụ không lời, nhưng bản gốc bài hát tuyền những lời "hờn căm", "đanh thép" như:

 

"... Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù,

Xiên thây quân cướp nào vô đây,

Xiên thây quân cướp nào vô đây,

Còn giặc Mỹ cọp beo khi còn giặc Mỹ cọp beo,

Em chưa ngừng tay vót chông và bủa vây,

... Ê quân xâm lăng gian ác bay muốn vào

Mũi chông sẵn sàng đây chờ bọn bay, diệt bọn bay... "

 

Với việc trình diễn bản nhạc "hào hùng" này, Hoa hậu Việt Nam đã lọt vào bán kết phần thi tài năng cùng Hoa hậu 26 nước khác.

 

Tôi dẫn bản nhạc này trong bài viết hoàn toàn không có ý khen chê cô Hoa hậu Đỗ Thị Hà đã chọn bản nhạc "Cô gái vót chông" trong phần thi tài năng của mình, mà tôi chỉ bày tỏ quan điểm:

 

Một là, nước Mỹ bao dung, vị tha, chả đếm xỉa gì đến nội dung bài hát đầy "khát máu" trong quá khứ chiến tranh. Không một tờ báo nào, tổ chức nào, cá nhân nào của nước Mỹ lên tiếng về việc này. Quyền tự do cá nhân được tôn trọng tuyệt đối trên đất Mỹ, tất nhiên trong khuôn khổ pháp luật.

 

Hai là, nếu cuộc thi Hoa hậu Thế giới tổ chức ở Trung Quốc, Hoa hậu Việt Nam thay vì chọn bản nhạc "Cô gái vót chông" lại chọn bản nhạc "Chiến đấu vì độc lập tự do" được phát sóng ngày 20/2/1979, bốn ngày sau khi Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam để thể hiện trên cây đàn T'rưng của mình ở phần thi tài năng, trong đó có những lời cũng "hào hùng" không kém:

 

“Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới. Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới. Quân xâm lược bành trướng dã man, đã giày xéo mảnh đất tiền phương. Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương... ”

 

Thì dư luận, báo chí nước chủ nhà Trung Quốc sẽ phản ứng quyết liệt như thế nào, và sự can thiệp trắng trợn của nước chủ nhà vào việc trao giải ra sao? Tôi không cần viết trắng ra hậu quả thì ai cũng biết.

 

Ba là, nếu cuộc thi Hoa hậu thế giới diễn ra ở Trung Quốc, các nhà quản lý văn hóa Việt Nam có dám duyệt bản nhạc không lời "Chiến đấu vì độc lập tự do" cho Hoa hậu nước ta biểu diễn trong phần thi tài năng không?

 

Qua việc nho nhỏ này mới thấy: đâu chính đâu tà, đâu quân tử đâu tiểu nhân, đâu văn minh đâu man rợ, nhỉ.

 

TRẦNQUỐC QUÂN 30.11.2021 (Tựa bài do Thụy My đặt)

 




NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU (Huy Đức - Trương Huy San)

 


NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU  

Huy Đức  - Trương Huy San

29/11/2021  11:30 PM   

https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/4436820763019737

 

Trong lịch sử, có những nhân vật mà chúng ta thường chỉ nhắc đến tên, phẩm hàm, tước hiệu… rồi xếp lại; với Nam Phương Hoàng Hậu nhiều người thường bàn thêm về nhan sắc và rồi cũng để bà mờ nhạt theo vị “Hoàng đế cuối cùng”. Nhưng, tác giả Lê Lan Khanh sẽ làm người đọc thay đổi thói quen nhàn rỗi đó.

Trong cuốn biên khảo với nhiều tư liệu giá trị này, chị đã giúp ta tiếp cận nhiều “góc khuất” của bà, của Đức Bảo Đại, làm sáng tỏ thêm một phần lịch sử.

Cuốn sách đủ hấp dẫn cho những ai vốn tò mò về đời tư, muốn đọc những bức thư tình diễm lệ. Cuốn sách cung cấp những tư liệu đầy đủ nhất về gia thế của cô Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan, nhũ danh của Nam Phương Hoàng Hậu. Cuốn sách còn đặc tả khá chi tiết đời sống hậu cung và cách ứng xử của một bậc “mẫu nghi…” khi Hoàng đế Bảo Đại chưa thoái vị.

Đặc biệt, cuốn sách cho biết hai tháng sống giữa hai làn đạn - theo đúng nghĩa đen - trong “Toàn quốc Kháng chiến” của “Bà Cố vấn Vĩnh Thụy”, của cựu hoàng thái tử Bảo Long...; cho biết cuộc tháo chạy khỏi cung An Định của năm mẹ con sang lánh nạn trong tu viện dòng Chúa Cứu Thế, nơi bà muốn giữ vai trò trung lập khi vẫn chưa biết số phận chính trị của ông Vĩnh Thụy.

Cuốn sách cũng cho biết trong tình huống thật sự bơ vơ và khi sinh mạng của gia đình bị đe dọa bởi chính hòn tên mũi đạn, bà đã để cho cuộc “giải cứu” đến từ người Pháp.

Nam Phương Hoàng Hậu chính là người đầu tiên hưởng ứng “tuần lễ vàng” ở Huế và vào ngày 18-11-1945, bà đã gửi đi một “Thông điệp kêu gọi phụ nữ thế giới ủng hộ nền độc lập non trẻ của Việt Nam”. “Thông điệp” cho thấy bà không chỉ là một người yêu nước, có khát vọng độc lập mà còn tầm vóc.

Những tuyên bố ấy của bà không chỉ vì vào thời điểm đó, chồng bà đang là “Cố vấn tối cao” bên cạnh Hồ Chí Minh mà còn vì, độc lập luôn là khát vọng của những người Việt Nam trong đó có vợ chồng bà và những trí thức Việt Nam ở thời điểm đó. Những tuyên bố ấy cũng cho thấy cả hai vợ chồng bà, có thể, từng đặt nhiều hy vọng vào Việt Minh và cả Hồ Chí Minh.

Độc lập, dù tồn tại một cách tương đối, đã được chồng bà, Đức Bảo Đại “tuyên cáo” từ ngày 11-3-1945.

Và, Chính phủ Trần Trọng Kim, tuy chỉ tồn tại từ 17-04 đến 25-08-1945, đã làm được nhiều việc khẩn trương, trí tuệ và trách nhiệm: Lập lại quốc hiệu Việt Nam (ý nguyện của Đức Gia Long nhưng không được nhà Thanh công nhận); Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa chương trình giáo dục; Đòi lại “Nam Kỳ” và các phần lãnh thổ “thuộc pháp”; Soạn thảo Hiến pháp nhấn mạnh tự do độc lập…

 

Ngay sau khi được bổ nhiệm bởi Chính phủ Trần Trọng Kim, Thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã lấy tên các vị anh hùng dân tộc Việt Nam thay thế các phố mang tên người Pháp.

Yêu nước, luôn hy sinh vì sự nghiệp của chồng và rất nhạy cảm về chính trị. Chúng ta sẽ được đọc khá nhiều bức thư bà gửi “Quốc trưởng Bảo Đại” tình cảm, sâu sắc và ý nhị. Chính bà đã trách ông sắm du thuyền giữa khi “công cuộc giành độc lập” theo cách của Việt Nam Quốc gia vẫn đang mờ mịt.

Không chỉ vì không sẵn sàng “nếm mật nằm gai”, nhiều thông tin trong cuốn sách giúp giải thích vì sao những người Quốc gia đã không thể thành công trước những người Cộng sản.

Trong “Cách mạng tháng Tám”, người Nhật muốn cho quân tới bảo vệ Hoàng Cung, Hoàng đế Bảo Đại đã từ chối, “Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta”.

[Ngày 21-8-1945, Đức Bảo Đại cũng đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế thay thế cờ vàng bằng cờ đỏ sao vàng. Tại Hà Nội, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại cũng không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình…]

Nhưng, máu người Việt Nam đã không chỉ bị đổ bởi quân đội nước ngoài. Lịch sử đã không cho người Việt chọn con đường giành độc lập và cả thống nhất mà không đổ máu…

Nam Phương Hoàng Hậu sinh ra trong một gia đình mà cả bên nội và bên ngoại đều thuộc về 4 gia tộc giàu có nhất miền Nam hồi đầu thế kỷ 20, thụ hưởng cả nền nếp gia phong và những giá trị văn minh từ Pháp. Bà không chỉ rất giàu mà còn sang; bà không chỉ xinh đẹp mà còn luôn chuẩn mực và trách nhiệm trong vị thế “mẫu nghi thiên hạ”.

 

Cuốn sách sử dụng rất nhiều tư liệu được cung cấp bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Và, may mắn được viết bởi Lê Lan Khanh, người có ba mẹ, năm 1966 được “Thiên Chúa kết hợp” tại nhà thờ Huyện Sỹ và về sau an nghỉ tại nhà thờ này [Nhà thờ Huyện Sỹ được xây dựng bởi ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu].

Là một người công giáo gốc, Lê Lan Khanh (Le Lan Khanh) vừa có lòng ngưỡng mộ, đồng cảm với Hoàng Hậu Nam Phương, vừa không bị những “thiên kiến chính trị” khi nhìn nhận vai trò lịch sử của những người Quốc gia và công giáo.

 

Hình :

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436804059688074&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436804563021357&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436804896354657&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436805509687929&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4436805909687889&set=pcb.4436820763019737&type=3&theater

 

.

143 COMMENTS   

 

.

Thien Huong Le Có quyển "Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam" tác giả François Joyaux, xuất bản năm 2019, rất hay ạ.

Một chút review:
Nhận xét đầu tiên là sách do tác giả người Pháp viết nên có lẽ khách quan hơn, không bó buộc vào hình tượng « Công dung ngôn hạnh » mà người Việt gắn vào Nam Phương hoàng hậu. Có lẽ chính vì thế, nên sách thú vị hơn rất nhiều. Ngoài những phân tích địa chính trị rất xác đáng, tác giả có ưu thế hơn hẳn khi kể về những mối quan hệ của Nam Phương hoàng hậu với người Pháp, cũng như phần đời của bà ở nước Pháp, kể từ khi bà rời bỏ Việt Nam năm 1947 và không bao giờ quay trở lại.


Theo F. Joyaux, ba điều quan trọng nhất đối với Hoàng hậu Nam Phương là tôn giáo, đất nước và gia đình.


Tôn giáo luôn có một vị trí hàng đầu trong cuộc đời Nam Phương hoàng hậu. Bà sinh trong một gia đình Công giáo từ nhiều thế hệ (ông Matthieu Le Van Gam, chú của bố bà là một người tử vì đạo, và được Giáo Hoàng Léon XIII phong thánh năm 1988). Trong các biến cố quan trọng của cuộc đời bà đều có ít nhiều hiện diện của tôn giáo. Khi còn nhỏ, Nam Phương hoàng hậu có vài năm học trong một trường dòng ở Pháp, nơi có rất nhiều ảnh hưởng tới suy nghĩ của bà. Là một con chiên có đức tin mạnh mẽ, ngay cả việc kết hôn với vua Bảo Đại, người không theo đạo (Bảo Đại chỉ cải đạo Công giáo vào cuối đời khi ở Pháp) cũng không khiến bà nhân nhượng mà chấp nhận từ bỏ những quy định của Công giáo để tuân theo phong tục tâp quán Việt Nam. Bà đã từng gặp Giáo Hoàng, khi còn đi học ở Pháp và sau này với vai trò Hoàng hậu của Việt Nam, đồng thời luôn có sự hậu thuận và ủng hộ từ cộng đồng Công giáo Việt Nam. Về cuối đời, có lẽ như bà đã ít nhiều giảm bớt niềm tin cho tôn giáo, thậm chí còn nhiều lần bỏ không đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật.


Nam Phương hoàng hậu không chỉ dung lại ở vi tri là một người phụ nữ đẹp và ngoan đạo. Tác giả cho thấy bà có những tư tưởng chính trị khá rõ ràng và rất hiện đại. Bà khuyến khích quyền bình đẳng, giáo dục cho phụ nữ, nâng cao dân trí cho người Việt. Nam Phương hoàng hậu cũng có cùng tư tưởng với những trí thức thân thiết với bà như Nguyễn Tiến Lãng (một thời làm thư kí cho Nam Phương Hoàng hậu), Phạm Quỳnh (bố vợ Nguyễn Tiến Lãng, chủ bút tờ Nam Phong tạp chí, sau thành Thượng thư dưới triều Bảo Đại, ông cũng là bố của nhạc sĩ Phạm Tuyên), mong muốn một Việt Nam độc lập, nhưng không vì đấu tranh đổ máu mà mong muốn rằng đó là một quá trình giành độc lập một cách hòa bình, nhờ vào sự phát triển dân trí của người Việt. Thật đáng tiếc là Bảo Đại là người chỉ biết ăn chơi, vô tích sự không có hoài bão, tâm huyết gì cho đất nước, chính vì thế bà cũng không thể làm gì nhiều hơn. Không hiểu có phải vì sợ hay không nhưng Nam Phương hoàng hậu luôn có thái độ ôn hòa, thậm chí ủng hộ chính quyền Việt Minh, cho dù Phạm Quỳnh và vài người thân khác của bà cũng bị Việt Minh sát hại. Hay bà nhìn những người cộng sản như những người theo chủ nghĩa dân tộc và cũng mong muốn một Việt Nam độc lập chứ không là thuộc địa của Pháp?


Tuy nhiên, ngoài những chi tiết tác giả nói về suy nghĩ, thái độ của bà với vận mệnh quốc gia, thì tác giả cho thấy dường như bà gắn bó với văn hóa Pháp, người Pháp hơn cả. Bà từ khi sinh ra đã có quốc tịch Pháp, có cách sống của một phụ nữ Pháp, gout ăn mặc kiểu Pháp, bà cũng giao du và thân thiết với người Pháp hơn là với người Việt, và nuôi dạy con theo kiểu phương Tây (ngay cả khi ở VN bà nói chuyện bằng tiếng Pháp với con, chứ ít nói tiếng Việt), chứ không giữ phong tục tập quán Việt Nam mấy, nhất là những gì không phù hợp với Công giáo.

 

Mối quan hệ của bà với Bảo Đại là một câu chuyện đáng buồn. Nói đến Bảo Đại, có lẽ chi tiết tích cực nhất trong sách về ông là việc Bảo Đại nhất quyết chọn bà làm vợ, mà không đếm xỉa tới sự phản đối của Từ Cung và của triều đình. Được ăn học ở Pháp, nhưng ông này chả quan tâm tới gì ngoài gái và ăn chơi. Thậm chí Bảo Đại trong thời gian đến tham dự thương thuyết Hiệp định Geneva, đang nước sôi lửa bỏng ở Việt Nam thì ông ra phố mua luôn quả đồng hồ Rolex đắt nhất thế giới, về sau được gọi là « Rolex Bảo Đại ». Tuy nhiên, cho dù ông như thế nhưng bà vẫn rất chiều chuộng Bảo Đại, mua xe, mua quà đắt tiền cho ông chồng trăng hoa này. Với các con, bà chú trọng giáo dục, nhưng đáng tiếc là các con của bà cũng không có gì thành đạt xuất sắc cả, chưa nói là rất bình thường.


Tác giả cũng kể một số chi tiết về đời tư của bà mà sách báo Việt không nói đến, như Ngô Đình Diệm rất mê bà và chả ưa gì Bảo Đại, hay như về sau bà cũng có một người đàn ông khác trong đời mà Bảo Đại cũng không có ý kiến gì cả, thậm chí còn thân thiện với người này. Đó là một người đàn ông Pháp, là đảng viên Đảng cộng sản Pháp ( có thể vì thế mà bà không có thái độ thù nghịch với chính quyền cộng sản Việt Nam chăng). Về cuối đời, bà sống ẩn dật cùng người bạn trai này, không còn chút ước mong nào về việc một ngày kia Bảo Long, con trai trưởng của bà sẽ quay về nắm quyền ở Việt Nam. Bà càng ngày càng ít giao du với người ngoài, cũng một phần vì có vấn đề về thính giác. Tác giả kể về một cuộc đời bình thản, sung túc của bà, với những chi tiết rất đời thường như thỉnh thoảng bà hứng lên vào bếp làm món thịt lợn rang với hành, và khi ông bạn trai kia nổi cáu vì bị bà cho xơi món đó hơi thường xuyên, thì bà cũng nổi cạu mà tuyên bố từ giờ khỏi vào bếp nấu ăn làm chi.


Có lẽ từ khi lấy Bảo Đại, thì Nam Phương hoàng hậu chỉ có vài năm hạnh phúc khi sống ở VN, cuộc đời của bà có quá nhiều biến cố và về cuối đời thì thật buồn, nhất là khi bà mất đi khi còn khá trẻ, và khi không có người thân bên cạnh.

.

============================================

.

.

Nam Phương Hoàng Hậu

Huy Đức

30/11/2021

https://baotiengdan.com/2021/11/30/nam-phuong-hoang-hau/

 

Trong lịch sử, có những nhân vật mà chúng ta thường chỉ nhắc đến tên, phẩm hàm, tước hiệu… rồi xếp lại; với Nam Phương Hoàng Hậu nhiều người thường bàn thêm về nhan sắc và rồi cũng để bà mờ nhạt theo vị “Hoàng đế cuối cùng”. Nhưng, tác giả Lê Lan Khanh sẽ làm người đọc thay đổi thói quen nhàn rỗi đó.

 

Trong cuốn biên khảo với nhiều tư liệu giá trị này, chị đã giúp ta tiếp cận nhiều “góc khuất” của bà, của Đức Bảo Đại, làm sáng tỏ thêm một phần lịch sử.

 

Cuốn sách đủ hấp dẫn cho những ai vốn tò mò về đời tư, muốn đọc những bức thư tình diễm lệ. Cuốn sách cung cấp những tư liệu đầy đủ nhất về gia thế của cô Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan, nhũ danh của Nam Phương Hoàng Hậu. Cuốn sách còn đặc tả khá chi tiết đời sống hậu cung và cách ứng xử của một bậc “mẫu nghi…” khi Hoàng đế Bảo Đại chưa thoái vị.

 

Đặc biệt, cuốn sách cho biết hai tháng sống giữa hai làn đạn – theo đúng nghĩa đen – trong “Toàn quốc Kháng chiến” của “Bà Cố vấn Vĩnh Thụy”, của cựu hoàng thái tử Bảo Long…; cho biết cuộc tháo chạy khỏi cung An Định của năm mẹ con sang lánh nạn trong tu viện dòng Chúa Cứu Thế, nơi bà muốn giữ vai trò trung lập khi vẫn chưa biết số phận chính trị của ông Vĩnh Thụy.

 

Cuốn sách cũng cho biết trong tình huống thật sự bơ vơ và khi sinh mạng của gia đình bị đe dọa bởi chính hòn tên mũi đạn, bà đã để cho cuộc “giải cứu” đến từ người Pháp.

 

Nam Phương Hoàng Hậu chính là người đầu tiên hưởng ứng “tuần lễ vàng” ở Huế và vào ngày 18-11-1945, bà đã gửi đi một “Thông điệp kêu gọi phụ nữ thế giới ủng hộ nền độc lập non trẻ của Việt Nam”. “Thông điệp” cho thấy bà không chỉ là một người yêu nước, có khát vọng độc lập mà còn tầm vóc.

 

Những tuyên bố ấy của bà không chỉ vì vào thời điểm đó, chồng bà đang là “Cố vấn tối cao” bên cạnh Hồ Chí Minh mà còn vì, độc lập luôn là khát vọng của những người Việt Nam trong đó có vợ chồng bà và những trí thức Việt Nam ở thời điểm đó. Những tuyên bố ấy cũng cho thấy cả hai vợ chồng bà, có thể, từng đặt nhiều hy vọng vào Việt Minh và cả Hồ Chí Minh.

Độc lập, dù tồn tại một cách tương đối, đã được chồng bà, Đức Bảo Đại “tuyên cáo” từ ngày 11-3-1945.

 

Và, Chính phủ Trần Trọng Kim, tuy chỉ tồn tại từ 17-04 đến 25-08-1945, đã làm được nhiều việc khẩn trương, trí tuệ và trách nhiệm: Lập lại quốc hiệu Việt Nam (ý nguyện của Đức Gia Long nhưng không được nhà Thanh công nhận); Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa chương trình giáo dục; Đòi lại “Nam Kỳ” và các phần lãnh thổ “thuộc pháp”; Soạn thảo Hiến pháp nhấn mạnh tự do độc lập…

 

Ngay sau khi được bổ nhiệm bởi Chính phủ Trần Trọng Kim, Thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã lấy tên các vị anh hùng dân tộc Việt Nam thay thế các phố mang tên người Pháp.

Yêu nước, luôn hy sinh vì sự nghiệp của chồng và rất nhạy cảm về chính trị. Chúng ta sẽ được đọc khá nhiều bức thư bà gửi “Quốc trưởng Bảo Đại” tình cảm, sâu sắc và ý nhị. Chính bà đã trách ông sắm du thuyền giữa khi “công cuộc giành độc lập” theo cách của Việt Nam Quốc gia vẫn đang mờ mịt.

 

Không chỉ vì không sẵn sàng “nếm mật nằm gai”, nhiều thông tin trong cuốn sách giúp giải thích vì sao những người Quốc gia đã không thể thành công trước những người Cộng sản.

Trong “Cách mạng tháng Tám”, người Nhật muốn cho quân tới bảo vệ Hoàng Cung, Hoàng đế Bảo Đại đã từ chối, “Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta”.

 

[Ngày 21-8-1945, Đức Bảo Đại cũng đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế thay thế cờ vàng bằng cờ đỏ sao vàng. Tại Hà Nội, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại cũng không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình…]

 

Nhưng, máu người Việt Nam đã không chỉ bị đổ bởi quân đội nước ngoài. Lịch sử đã không cho người Việt chọn con đường giành độc lập và cả thống nhất mà không đổ máu…

 

Nam Phương Hoàng Hậu sinh ra trong một gia đình mà cả bên nội và bên ngoại đều thuộc về 4 gia tộc giàu có nhất miền Nam hồi đầu thế kỷ 20, thụ hưởng cả nền nếp gia phong và những giá trị văn minh từ Pháp. Bà không chỉ rất giàu mà còn sang; bà không chỉ xinh đẹp mà còn luôn chuẩn mực và trách nhiệm trong vị thế “mẫu nghi thiên hạ”.

 

Cuốn sách sử dụng rất nhiều tư liệu được cung cấp bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Và, may mắn được viết bởi Lê Lan Khanh, người có ba mẹ, năm 1966 được “Thiên Chúa kết hợp” tại nhà thờ Huyện Sỹ và về sau an nghỉ tại nhà thờ này [Nhà thờ Huyện Sỹ được xây dựng bởi ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu].

 

Là một người công giáo gốc, Lê Lan Khanh (Le Lan Khanh) vừa có lòng ngưỡng mộ, đồng cảm với Hoàng Hậu Nam Phương, vừa không bị những “thiên kiến chính trị” khi nhìn nhận vai trò lịch sử của những người Quốc gia và công giáo.


 

 ================

 

XEM THÊM

 

NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU  

Wikipedia  








VIỆT NAM HIỆN NAY CHỈ CÓ MỘT LÝ DO ĐỂ MỸ và PHƯƠNG TÂY ĐOÁI HOÀI TỚI : VỊ TRÍ ĐỊA LÝ (Trịnh Hữu Long)

 


Việt Nam hiện nay chỉ có một lý do để Mỹ và phương Tây đoái hoài tới: vị trí địa lý

Trinh Huu Long

29/11/2021  6:05 AM 

https://www.facebook.com/longtrinh.vietnam/posts/10221258002264197

 

Chuyện cô hoa hậu mang bài "Cô gái vót chông" đi đánh ở Mỹ không biết là vô tình hay cố ý. Ở ta đi thi hoa hậu ở nước ngoài là phải qua Bộ Văn - Thể - Du chứ không tự ý đi được.

Nhưng dù lý do là gì thì chuyện này cũng bẽ bàng cho một giá trị được tôn sùng và tôn vinh ở ta nhưng khi ra nước ngoài lại trở nên lố bịch hoặc gây tranh cãi hay ít thiệt hại nhất thì chẳng ai quan tâm. Chuyện này du học sinh và những ai sống ở nước ngoài chắc đều ít nhiều trải qua, khó mà tránh được.

 

Bỏ qua chuyện cô hoa hậu, có những chuyện cực kỳ to tát ở ta nhưng ra nước ngoài lại chẳng ai quan tâm, nhất là những thứ liên quan đến chủ nghĩa dân tộc.

 

Tỉ dụ như chuyện Hoàng Sa - Trường Sa, ở ta nó là một trong những đề tài lớn nhất, nhưng mang sang Tây nói thì không có thằng Tây nào thèm nghe. Tây nào đi quan tâm tới chuyện mấy nước ở một góc nào đó trên thế giới tranh nhau ba cái đảo hay tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam.

 

Chuyện đánh Pháp đánh Mỹ một thời lừng lẫy vậy nhưng giờ cũng hết đát rồi, mấy ai còn nói ba cái chuyện từ đời nào.

 

Đó là chuyện dân tộc, sang những chuyện có tính phổ quát như nhân quyền cũng chẳng mấy ai quan tâm. Ta coi mấy vụ bắt bớ, bỏ tù nhà hoạt động, hay mấy vụ bố ráp giết nông dân ở ta là kinh khủng lắm, thực ra cũng kinh khủng thật. Nhưng so với nạn giết chóc, diệt chủng ở Trung Quốc, Miến Điện, hay mấy nước châu Phi, hay so với chiến dịch giết mấy chục nghìn người nghi là buôn ma túy ở Philippines mới đây thì mấy vụ của Việt Nam không thể thu hút sự chú ý bằng.

 

Lãnh đạo một tổ chức nhân quyền quốc tế lớn từng than thở mới đây rằng "bây giờ rất khó để đưa được vấn đề nhân quyền Việt Nam ra thế giới".

 

Trong bối cảnh tất cả các nước phải cạnh tranh nhau để được chú ý trên thế giới, Đài Loan nổi lên như một kẻ cực kỳ tinh khôn.

 

Tinh khôn ở chỗ họ không chỉ tận dụng vị thế địa chính trị trời cho của mình để mặc cả với các anh lớn (Việt Nam hiện đang dùng bài này), mà còn tự lực cánh sinh phát triển được một nền kỹ nghệ khiến cả thế giới phải dựa vào (chính là ngành công nghiệp bán dẫn - mấy hãng sản xuất chip của Đài Loan mà tèo thì thế giới điêu đứng).

 

Chuyện này có được là nhờ ngay từ những năm 70, nhận thấy Mỹ không còn mặn mà với việc bảo vệ Đài Loan, chính phủ đã dốc tiền đầu tư cho nghiên cứu kỹ nghệ để phục vụ quốc phòng, sau cùng biến Đài Loan thành nhà sáng chế và chế tạo thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới.

 

Xa hơn thế, việc Đài Loan dân chủ hóa từ cuối những năm 80 lại giúp gắn kết nước này với hệ giá trị dân chủ được cả thế giới thừa nhận, tạo ra thêm một lý do vô cùng lớn nữa để thế giới nên nghĩ đến chuyện bảo vệ Đài Loan trước nước độc tài Trung Quốc. Con người thường chơi với những kẻ giống mình. Khi chia sẻ những giá trị dân chủ chung với các nước lớn thì tự khắc từ người dân cho tới chính phủ sẽ nghĩ tới việc bảo vệ mình.

 

Như vậy, Đài Loan cho thế giới tới ba lý do rất lớn để bảo vệ mình và kết thân với mình: vị trí địa lý, ngành công nghiệp bán dẫn, và nền dân chủ.

 

Việt Nam hiện nay chỉ có một lý do để Mỹ và phương Tây đoái hoài tới: vị trí địa lý. Gần đây ta phát triển được ngành hoa hậu nhưng không ăn thua.

 

.

20 COMMENTS  





BÀI MỚI NGÀY 30/11/2021 (Báo Tiếng Dân)

 


Báo Tiếng Dân

NGÀY 30/11/2021

https://baotiengdan.com/

 

BÀI MỚI

 

Hỗ trợ… 2.000 đồng để… khắc phục hậu quả thiên tai vẫn… đúng!

Blog VOA  -  Trân Văn  -  30/11/2021

.

Nam Phương Hoàng Hậu

Huy Đức  -  30/11/2021

.

Tai biến sau tiêm vaccine phòng chống dịch Covid-19: Rất nhiều cái bất thường, cần thực hiện điều tra độc lập

Trần Tuấn  -  30/11/2021

.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 64)

Hồ Bạch Thảo   -  30/11/2021

.

Angela Merkel tổng kết thành tích trong thời gian tại chức

Deutsche Welle (DW)  -   Đỗ Kim Thêm dịch  -  30/11/2021

.

Việt Nam hiện nay chỉ có một lý do để Mỹ và phương Tây đoái hoài tới: Vị trí địa lý

Trịnh Hữu Long  -  30/11/2021

.

Thế nào là “Tiên học LỄ, hậu học VĂN”?

Hà Sĩ Phu  -  30/11/2021

.

Chúng ta có cần “Tiên học Lễ, hậu học Văn” hay không?

Đào Tăng Dực  -  29/11/2021

.

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đạo lý hay tiêu cực?

Trần Kiêm Đoàn  -  29/11/2021

.

Đồng hóa văn hóa bằng phim ảnh trên truyền hình

Nguyễn Ngọc Chu   -  29/11/2021

.

Kiến nghị một biện pháp giáo dục góp phần “khai phóng”

Mạc Văn Trang  -  29/11/2021

.

Nho giáo và chữ “Lễ” có trói buộc con người?

Nguyễn Văn Nghệ   -  29/11/2021

.

Rất thông cảm và quý trọng các vị, các bạn, nhưng…

Nguyễn Đình Cống   -  29/11/2021

.

Đâu mới là giá trị nền tảng?

Thái Hạo  -  29/11/2021

.

Trao đổi thêm với GS Trần Ngọc Thêm

Nguyễn Đình Cống  -  29/11/2021

.

Mức thiệt hại có giá 2.150 đồng!

Lê Huyền Ái Mỹ  -  29/11/2021

.

Chặt cây

Đỗ Duy Ngọc  -  29/11/2021

.

Từ chức sao khó lắm thay

Trần Nhung  -  28/11/2021

.

Hưởng ứng GS Trần Ngọc Thêm

Nguyễn Đình Cống  -  28/11/2021

.

Làm sao mà có được công trình nghiên cứu có giá trị?

Ngô Huy Cương  -  28/11/2021

.

Vài điều về chấn hưng văn hóa

Nguyễn Đình Cống   -  28/11/2021

.

Đảng tiêu tiền

Nguyễn Thông  -  28/11/2021

.

Chữ Lễ của hai thủ tướng Nhật Bản

Trần Văn Thọ  -  28/11/2021

.

‘Lễ’ không đơn thuần là… lễ

Blog VOA   - Trân Văn  -  27/11/2021

.

“Học lễ” có phải là học “thừa hành”, “phục tùng” người trên?

Hoàng Tuấn Công  -  27/11/2021