Sunday, February 23, 2025

VÌ SAO TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ QUỐC HỘI HỌP BẤT THƯỜNG QUÁ NHIỀU? (BBC News Tiếng Việt)

 



Vì sao Trung ương Đảng và Quốc hội họp bất thường quá nhiều?

BBC News Tiếng Việt

22 tháng 2 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c789d9ypjedo

 

Trong 17 kỳ họp của Quốc hội khóa 15, có đến 9 kỳ họp bất thường, nhiều hơn so với số lượng kỳ họp thường kỳ. Trung ương Đảng cũng có 21 cuộc họp, trong đó 10 là thường kỳ, 11 là bất thường.

 

Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ 9 được triệu tập từ ngày 12 kết thúc ngày 19/2. Lần này, chương trình nghị sự khá dày đặc, và "có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều vấn đề cấp bách của đất nước" theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

 

Vấn đề cấp bách chính là thông qua các luật về tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ và Chính quyền địa phương phục vụ cho cuộc "cách mạng tinh gọn" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát động sau khi lên nắm quyền.

 

Trước đó, ngày 23 và 24/1, Trung ương Đảng đã họp hội nghị bất thường lần thứ 11 trong nhiệm kỳ này để thống nhất phương án sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết 18 về tinh giản biên chế.

 

Và tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9 này, cơ cấu của chính phủ mới được thông qua chính thức với 25 thành viên gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. So với bộ máy cũ, Chính phủ giảm 4 bộ trưởng nhưng thêm 2 phó thủ tướng.

 

Ở nhiệm kỳ trước (2016-2021), Đảng triệu tập 15 hội nghị, và con số đó cũng đã nhiều hơn một so với khóa trước đó. Trong nhiệm kỳ khóa 13 này, Trung ương Đảng đã triệu tập 21 phiên họp.

 

Vì sao lại họp quá nhiều như thế?

 

Phần lớn các phiên họp của Đảng được triệu tập để xử lý các vấn đề về nhân sự, và các kỳ họp bất thường của Quốc hội nhằm thể chế hóa các quyết định nhân sự được Đảng đề cử cho bộ máy chính quyền.

 

Thời gian của các kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa 15 thường diễn ra sau các kỳ họp, cũng bất thường, của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

 

Trong những năm qua, công cuộc chống tham nhũng dưới cái tên "Đốt lò" đã được đẩy mạnh, vì thế Đảng đã phải rất nhiều lần triệu tập các kỳ họp bất thường để kỷ luật các đảng viên cấp cao, và Quốc hội cũng đã song hành, theo sát.

 

·        Thấy gì từ việc ông Nguyễn Thanh Nghị làm phó bí thư thường trực TP HCM?

25 tháng 1 năm 2025

 

·        Nhà báo Huy Đức bị truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ

12 tháng 2 năm 2025

 

·        Sáp nhập tỉnh thành có ảnh hưởng đến cơ cấu ủy viên trung ương Đảng?

21 tháng 2 năm 2025

 

 

Bất thường và bình thường

 

Kỳ họp bất thường đầu tiên của Quốc hội khóa 13 được tổ chức ngày 4/1/2022 đến 11/1/2022 bằng hình thức trực tuyến vì điều kiện dịch Covid-19.

 

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã ban hành 1 luật sửa 9 luật, cùng 4 nghị quyết trong đó đáng chú ý là nghị quyết về gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế hậu Covid-19 trị giá 350.000 tỷ đồng.

 

Đấy là kỳ họp mà chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá là "bài học quý để những kỳ họp 'bất thường' trở thành hoạt động 'bình thường' của Quốc hội nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của thực tiễn".

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6d2c/live/19bee890-f0ea-11ef-8c03-7dfdbeeb2526.png.webp

Chiến dịch "đốt lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khiến hàng loạt quan chức cấp cao bị mất chức

 

Dịch Covid-19 đã làm lộ ra một số đại án như Kit test Việt Á và chuyến bay "giải cứu" người dân ở các vùng dịch về lại Việt Nam. Diễn biến này khiến trung ương Đảng phải triệu tập phiên họp bất thường đầu tiên diễn ra vào chiều 6/6/2022, hai ủy viên trung ương là Chu Ngọc Anh, đương kim Chủ tịch Hà Nội, cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, và Nguyễn Thành Long, Bộ trưởng Y tế, bị khai trừ ra khỏi Đảng, hình thức kỷ luật nặng nhất.

 

Ngay sáng 7/6/2022, Quốc hội, trong kỳ họp chính thức lần thứ 3, đã bổ sung chương trình làm việc là bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội ông Long, cách chức Bộ trưởng Y tế.

 

Đến lần bất thường thứ hai, diễn ra ngày 5/1 đến 9/1/2023, Quốc hội, ngoài việc thông qua Luật khám bệnh sửa đổi còn là công tác nhân sự. Quốc hội đã "cho thôi" làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Bình Minh và ông Lê Minh Chuẩn.

 

Hai phó thủ tướng bị miễn nhiệm chức danh gồm ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam, và thay vào đó là hai tân phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang.

 

Diễn biến này là nhằm thể chế hóa quyết định của Đảng sau khi Ban chấp hành trung ương tổ chức hội nghị bất thường lần hai diễn ra vào ngày 30/12/2022. Ở hội nghị đó, ông Minh và ông Đam đã bị cho thôi các chức vụ trong đảng.

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 




No comments: