Ông Trump muốn hủy
quyền 'sinh ra ở Mỹ là có quốc tịch': Các nước khác quy định thế nào?
BBC News Tiếng Việt
4 tháng 2
năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c7vdjy804mzo
Sắc lệnh
chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh ở Mỹ của Tổng thống Donald Trump đã gây
ra nhiều thách thức pháp lý và khiến các gia đình nhập cư hết sức bất an.
Suốt gần
160 năm qua, Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ đã đảm bảo trao quyền trở
thành công dân Mỹ tự động cho bất kỳ ai sinh ra trên lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên,
sắc lệnh của Tổng
thống Trump tìm cách thay đổi cách diễn giải trên và từ chối quyền
công dân đối với con cái của những người nhập cư
đang ở Mỹ bất hợp pháp hoặc chỉ có visa tạm thời.
Chính sách
mới của ông Trump chỉ áp dụng cho trẻ em sinh từ ngày 19/2/2025 về sau và không
ảnh hưởng đến những trẻ sinh trước ngày đó.
Vậy ngoài
Mỹ, các nước khác quy định quyền công dân theo nơi sinh như thế nào?
Vậy ngoài
Mỹ, các nước khác quy định quyền công dân theo nơi sinh như thế nào?
·
Sáu thay đổi lớn
về chính sách nhập cư dưới thời Trump và các tác động
26
tháng 1 năm 2025
·
Donald Trump: Mỹ
sẽ đưa một số người nhập cư tới Vịnh Guantanamo
30
tháng 1 năm 2025
·
Ông Trump và 'quyền có
quốc tịch theo nơi sinh' ở Mỹ
1
tháng 11 năm 2018
Quyền
công dân theo nơi sinh trên toàn cầu
Quyền công
dân theo nơi sinh, hay jus soli (nguyên tắc quyền nơi sinh), không phải là chuẩn
mực trên toàn cầu.
Mỹ là một
trong khoảng 30 quốc gia - chủ yếu ở châu Mỹ - cấp quyền công dân tự động cho bất
kỳ ai sinh ra trong biên giới của mình.
Ngược lại,
nhiều nước ở châu Á, châu Âu và một số vùng của châu Phi tuân theo nguyên tắc
jus sanguinis (nguyên tắc quyền huyết thống), trong đó con cái thừa hưởng quốc
tịch từ cha mẹ, bất kể sinh ra ở đâu.
Một số quốc
gia kết hợp cả hai nguyên tắc, cấp quyền công dân cho con cái của thường trú
nhân.
Giáo sư xã
hội học John Skrentny từ Đại học California, San Diego, cho rằng mặc dù quyền
công dân theo nơi sinh (hay jus soli) là phổ biến ở châu Mỹ, nhưng "mỗi quốc
gia-dân tộc đều có con đường riêng biệt để đạt được quyền đó".
"Ví dụ,
một số nước thì liên quan đến nô lệ và những người từng là nô lệ, một số khác
thì không. Lịch sử rất phức tạp", ông nói.
Tại Mỹ, Tu
chính án thứ 14 đã được thông qua để giải quyết tình trạng pháp lý của các nô lệ
được giải phóng.
Tuy nhiên,
ông Skrentny lập luận rằng điểm chung của hầu hết các quốc gia áp dụng quyền
công dân theo nơi sinh là "xây dựng một quốc gia dân tộc từ một thuộc địa
cũ".
"Họ
phải có chiến lược về việc nên cấp cho ai và loại trừ ai, và làm thế nào để quốc
gia đó có thể quản trị hiệu quả", ông giải thích. "Đối với nhiều quốc
gia, quyền công dân theo nơi sinh, dựa trên việc sinh ra trên lãnh thổ đó, đã
giúp thực hiện mục tiêu xây dựng quốc gia của họ.
"Đối
với một số nước, quyền này khuyến khích người nhập cư từ châu Âu; đối với những
nước khác, quyền này đảm bảo rằng các dân tộc bản địa và nô lệ cũ cùng con cái
của họ sẽ được coi là công dân chính thức và không bị coi là người vô quốc tịch.
Đây là một chiến lược đặc thù cho một thời kỳ cụ thể, và thời kỳ đó có thể đã
qua", giáo sư Skrentny nói thêm.
Quy
định về quyền công dân trên thế giới
Thay
đổi chính sách và ngày càng nhiều hạn chế
Trong những
năm gần đây, một số quốc gia đã sửa đổi luật công dân, thắt chặt hoặc huỷ bỏ
quyền công dân theo nơi sinh do lo ngại về vấn đề nhập cư, bản sắc dân tộc và
hiện tượng gọi là "du lịch sinh con", khi phụ nữ mang thai nhập cảnh
một nước theo dạng du lịch để sinh con nhằm lấy quốc tịch nước đó cho con.
Chẳng hạn,
Ấn Độ trước đây từng cấp quyền công dân tự động cho bất kỳ ai sinh ra trên đất
nước này. Nhưng theo thời gian, lo ngại về nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là từ
Bangladesh, đã dẫn đến những hạn chế.
Từ tháng
12/2004, một trẻ em sinh ra ở Ấn Độ chỉ được cấp quốc tịch nếu cả cha và mẹ đều
là người Ấn, hoặc nếu một trong hai cha mẹ là công dân nước này và người còn lại
không bị coi là nhập cư bất hợp pháp.
Nhiều quốc
gia ở châu Phi, vốn tuân thủ quyền nơi sinh theo hệ thống pháp luật thời thực
dân đô hộ, nhưng sau khi giành được độc lập đã hủy bỏ luật này. Ngày nay, hầu hết
các nước châu Phi đều yêu cầu ít nhất một trong hai người là cha mẹ phải là
công dân hoặc thường trú nhân.
Quyền công
dân thậm chí còn hạn chế hơn nữa ở hầu hết các nước châu Á, nơi quốc tịch chủ yếu
được xác định theo huyết thống, như Trung Quốc, Malaysia và Singapore.
Châu Âu
cũng đã chứng kiến những thay đổi đáng kể. Ireland là quốc gia cuối cùng trong
khu vực tuân thủ nguyên tắc quyền nơi sinh không hạn chế. Tuy nhiên, nước này
đã bãi bỏ chính sách trên vào tháng 6/2024, khi 79% cử tri chấp thuận sửa đổi
hiến pháp yêu cầu ít nhất một trong hai cha mẹ phải là công dân, thường trú
nhân hoặc người tạm trú hợp pháp.
Chính phủ
Ireland cho biết cần phải có sự thay đổi vì có những phụ nữ nước ngoài đến đây
để sinh con nhằm có được hộ chiếu Liên minh Châu Âu (EU) cho con mình.
Một trong
những thay đổi lớn nhất diễn ra ở Cộng hòa Dominica. Vào năm 2010, nước này đã
sửa đổi hiến pháp, định nghĩa lại quyền công dân để không cấp quốc tịch cho con
cái của những người nhập cư không có giấy tờ.
Các
nhóm nhân quyền lo ngại phán quyết của tòa án hiến pháp tại Cộng hòa Dominica sẽ
tước quyền công dân của hàng chục ngàn người, chủ yếu là người gốc Haiti
Một
phán quyết của Tòa án Tối cao năm 2013 đã hồi tố đến năm 1929, theo đó tước đi
quốc tịch Dominica của hàng chục ngàn người - chủ yếu là người gốc Haiti. Các tổ
chức nhân quyền đã cảnh báo điều đó có thể khiến nhiều người trở thành vô quốc
tịch, vì họ cũng không có giấy tờ Haiti.
Động
thái này đã bị các tổ chức nhân đạo quốc tế và Tòa án Nhân quyền liên Mỹ lên án
mạnh mẽ.
Vấp
phải sự phản đối, Cộng hòa Dominica đã thông qua một đạo luật vào năm 2014 thiết
lập một hệ thống cấp quyền công dân cho trẻ em sinh ra ở Dominica là con cái của
những người nhập cư, đặc biệt là những người gốc Haiti.
Giáo
sư Skrentny coi những thay đổi này là một phần của xu hướng rộng hơn trên toàn
cầu. "Chúng ta hiện đang ở trong kỷ nguyên di cư hàng loạt và giao thông dễ
dàng, thậm chí là băng qua đại dương. Bây giờ, các cá nhân cũng có thể có chiến
lược về quyền công dân. Đó là lý do tại sao chúng ta đang chứng kiến cuộc tranh
luận ở Mỹ hiện nay."
Việt
Nam quy định như thế nào?
Việt
Nam không phải là một nước áp dụng triệt để nguyên tắc quyền nơi sinh, nhưng
trong các trường hợp ngoại lệ, nguyên tắc này cũng được áp dụng.
Theo
quy định tại Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, trẻ em sinh ra trên lãnh
thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có
nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp trẻ em
sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch,
nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì cũng được cấp
quốc tịch Việt Nam.
Hoặc
Điều 18 quy định, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ
Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Như
vậy, Luật Quốc tịch Việt Nam đã xác định quốc tịch của trẻ em dựa trên sự kết hợp
của cả hai là quyền huyết thống và quyền nơi sinh, trong đó quyền huyết thống
là nguyên tắc được ưu tiên, còn quyền nơi sinh được áp dụng trong những trường
hợp đặc biệt, cần vận dụng khi không xác định được quốc tịch theo nguyên tắc
quyền huyết thống.
Thách
thức pháp lý
Sắc
lệnh hành pháp của Tổng thống Trump đang phải đối mặt với những thách thức pháp
lý
Chỉ
vài giờ sau khi Tổng thống Trump ban hành sắc lệnh tước quyền công dân theo nơi
sinh, 22 tiểu bang do Đảng Dân chủ lãnh đạo, cùng thành phố San Francisco, Đặc
khu Columbia và các nhóm dân quyền đã kiện chính phủ liên bang, phản đối biện
pháp này.
Sắc
lệnh hành pháp này cũng sớm vấp phải một thất bại khi, vào ngày thứ tư trong
nhiệm kỳ tổng thống lần hai của ông Trump, Thẩm phán liên bang John Coughenour
đã tạm thời chặn lệnh này, gọi đó là "vi hiến trắng trợn".
Hầu
hết các chuyên gia pháp lý đều đồng ý rằng Tổng thống Trump không thể chấm dứt
quyền công dân theo nơi sinh ở Mỹ bằng một sắc lệnh hành pháp.
"Ông
ấy [Trump] đang làm điều khiến nhiều người không hài lòng, nhưng cuối cùng thì
tòa án sẽ quyết định điều này. Đây không phải là điều ông ấy có thể tự mình quyết
định", Saikrishna Prakash, một chuyên gia về hiến pháp và là giáo sư của
Trường Luật Đại học Virginia cho biết.
Sắc
lệnh hành pháp của Tổng thống Trump yêu cầu diễn giải lại một tu chính án hiện
có trong hiến pháp. Để thay đổi điều này cần phải có hai phần ba số phiếu bầu tại
cả hai viện của Quốc hội, cộng với sự chấp thuận của ba phần tư các tiểu bang ở
Mỹ.
Sắc
lệnh của tổng thống hiện đang bị hoãn lại để chờ các thủ tục pháp lý tiếp theo,
nhưng các luật sư của chính phủ liên bang cho biết họ có kế hoạch kháng cáo
phán quyết và hy vọng vụ việc sẽ được đưa ra Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment