Monday, May 31, 2010

NÉN TÂM NHANG CHO NGƯỜI XỨ THANH

NÉN TÂM NHANG CHO NGƯỜI XỨ THANH

Phạm Gia Văn

Thứ hai ngày 31/5/2010

http://trannhuong.com/news_detail/4948/N%C3%89N-T%C3%82M-NHANG-CHO-NG%C6%AF%E1%BB%9CI-X%E1%BB%A8-THANH

TNc: Anh Phạm Gia Văn từ LB Đức gửi về cho TNc bài viết này. Với tinh thần một con ngựa đau... và nghĩa tử là nghĩa tận anh PGV có đôi dòng như nén tâm nhang tưởng nhớ cháu Dũng và anh Nam tử nạn tại Nghi Sơn Thanh Hóa.

-----------------------------

Mấy hôm nay tôi cứ bần thần và không lý giải nổi cái chết thương tâm của em Lê Xuân Dũng sao lại vô lý đến thế? Nay lại được tin anh Nam (Lê Hữu Nam) cũng đã trút hơi thở cuối cùng lúc 3 h sáng 30/5/2010 (như lời ông Lê Văn Cuông-Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá xác nhận với luật sư Thân Văn Trường) .

Chuyện khởi công xây dựng Khu Liên Hợp Lọc Dầu ở Nghi Sơn thì đã tiến hành từ hơn hai năm nay. Trong buổi lễ long trọng đó có cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguyên Tổng BT Lê Khả Phiêu (người xứ Thanh) hiện diện. Nếu xét theo quan điểm phát triển đất nước thì ai không mừng, vì từ chỗ đất nước có dầu thô mà ta không có công nghệ hoá dầu, cứ phải nhập xăng dầu và các sản phẩm từ công nghiệp hoá dầu thì có khác gì nhà nghèo phải bán lúa non, thua thiệt trăm đường. Tôi nghĩ tất cả người dân xứ Thanh không ai chậm lụt tới mức không hiểu được điều ấy!

Nhưng như các nguồn thông tin từ chính thống thì do người dân ở xã Tĩnh Hải chưa tán thành giá đền bù về hoa màu mà người dân cho là rẻ mạt, nên họ kiên quyết cản trở các đơn vị thi công trên mảnh đất vốn là có hoa màu của họ. Nếu như vậy thì cũng là chuyện hợp lý chứ sao lại không? Vì cái chủ trương lớn nhất, người dân đã thông. Chỉ còn cái rất nhỏ là chút hoa lợi mà bà con ta đã đổ mồ hôi công sức gieo trồng mà chưa được thu hoạch, thì cứ đền bù một cách thoả đáng cho dân để dân tâm phục khẩu phục thì có đi đâu mà thiệt. Nhưng có lẽ ở đây cách xử sự của chính quyền (tiêu biểu là ông chủ tịch xã Lê Trọng Hồng) là không khéo, không minh bạch khiến người dân bức xúc, không thông và dẫn đến có sự can thiệp của công an với súng và đạn thật (vốn chỉ để bắn giặc) nay lại bắn vào những chính những người dân lành vô tội quân mình?
Tôi đã nghiên cứu rất kỹ các nguồn tin ban đầu đã đưa từ báo chí (đặc biệt là các bức ảnh) từ nguồn chính thống của nhà nước và cả một số thông tin phi chính thống trên mạng thì tuy có sự chênh nhau về ai dính đạn trước ai dính sau. Nhưng về cơ bản chỉ có hai tiếng súng nổ, súng ngắn, bắn khá chính xác, ở cự ly rất gần (chứ không phải súng bắn tiả như ở bên Thái Lan). Ban đầu (như báo nhà nước mô tả) thì không biết ai đã bắn. Nhưng nay đã có tên hung thủ rõ ràng. Đó là viên công an Nguyễn Mạnh Thư.

Ngày 28/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin -Truyền thông, Công an CSVN tỉnh Thanh Hóa đã họp báo gọi là để thông báo kết quả bước đầu về vụ án. Nhóm họp báo dựa vào “lời khai” của thủ phạm, nói rằng công an Nguyễn Mạnh Thư đã dùng súng ngắn bắn chỉ thiên cảnh cáo những người dân sai phạm, nhưng có người xông vào giựt súng, súng nổ gây thiệt mạng cho em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, ông Lê Hữu Nam bị thương nặng ở đầu, và bà Lê Thị Thanh đang bế Dũng bị thương ở tay.

Theo tin báo trong nước, trong buổi họp báo này, nhóm chính quyền và công an tỉnh Thanh Hóa còn kiên quyết xử lý những người dân qúa khích trong vụ biểu tình sau cái chết của em Dũng rằng: “đang tập trung điều tra, làm rõ các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản Nhà nước, tài sản công dân để xử lý theo pháp luật”...

Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng thì người công an cầm súng ngắn gây ra cái chết (“cướp cò„) của 2 mạng người là viên đội trưởng 113 của CA Thanh Hoá. Anh ta có bà con với thiếu tướng-Giám đốc CA Thanh Hoá Đồng Đại Lộc.

Bàn về chuyện rút súng bắn chỉ thiên này, nhiều người cho rằng kém sức thuyết phục. Vì chỉ có hai tiếng súng nổ duy nhất thì một viên xuyên táo vào em Dũng (đang ngất nằm sát đất) và bàn tay phải của chị Lê Thị Thanh (đang chăm sóc Dũng) – như vậy phát đạn này là phát đạn trúc xuống đất. Còn phát kia thì bắn vào mắt anh Nam xuyên hộp sọ - phát đạn xuyên ngang. Nhìn ảnh thì vết thương của anh Lê Hữu Nam ra nhiều máu (thấm đỏ cả mặt đất khô). Còn phát của cháu Dũng thì máu tuôn ra ngoài ít (có lẽ chảy bên trong khoang bụng).
Là người ít bị định kiến chi phối thì tôi cho rằng, có lẽ cháu Lê Xuân Dũng (trẻ con, còn bồng bột, hăng máu) đã làm một động tác gì đấy thái qúa khiến người CA mang súng ngắn (Nguyễn Mạnh Thư) mất bình tĩnh tới mức điên khùng... nên mặc dù cháu đã bị va chạm (đánh) tới chết ngất nhưng cũng chưa hả cơn giận và ông Thư muốn bồi thêm cho cháu một phát vào đùi để làm kỷ niệm nhớ đời.... nhưng do vướng chị Thanh đang xoa bóp và lay cứu cháu nên viên đạn đã xuyên qua tay chị Thanh (?) và ăn lên vùng bụng phía bên trái của cháu nên Dũng đã tắt thở. Thấy tgrẻ con bị bắn dã man (như lời tường thuật của chị Khương) thì anh Nam đã dính đạn như ở đoạn mô tả như sau: “Một người đàn ông là anh Lê Hữu Nam nhìn thấy chạy vào bế thốc cháu bé định đưa đi cấp cứu miệng nói rằng: “Bay bắn thì bắn tao đây này chứ bắn chi thằng con nít !!!..”. Ngay lập tức một phát súng nổ xuyên mắt anh Nam qua một bên đầu, con mắt anh Nam lồi ra ngoài ngã gục tại trận„...
Người viết những dòng này không có mặt chứng kiến sự kiện sáng ngày 25/5. Và cũng chưa có điều kiện kiểm chứng lời tường thuật của chị Khương ở trên nhưng tin rằng khả năng cái phát đạn chỉ thiên của CA Thư kia là không có thật. Vì nếu có thì phải có thêm một tiếng nổ nữa (1+2=3) thì mới ăn khớp với câu: “đã dùng súng ngắn bắn chỉ thiên..., nhưng có người xông vào giựt súng, súng nổ gây thiệt mạng cho em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, ông Lê Hữu Nam bị thương nặng ở đầu, và bà Lê Thị Thanh đang bế Dũng bị thương ở tay.„ trong lời khai của ông Nguyễn Mạnh thư.

Tuy không phải người xứ Thanh. Nhưng tôi rất cảm phục con người xứ Thanh từ rất lâu rồi. Thử hỏi nếu không có Lê Thái Tổ thì chắc gì Việt Nam đã có được trang sử vàng BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO hào hùng như vậy?

Nhắc đến Lê Thái Tổ, tôi giật mình thấy tất cả những nạn nhân ở Nghi Sơn hôm 25/5/2010 vừa qua đều mang họ vua Lê. Từ Lê Xuân Dũng, Lê Thị Thanh, Lê Hữu Nam ... tới cả ông chủ tịch bị tan cửa nát nhà Lê Trọng Hồng cũng thế! Nhìn lại bức hình nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu hiện diện trong lễ khởi công khởi công Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn ngày 10/5/2008... trong lòng tôi cứ trào lên một niềm xót xa vô ngần. Một việc làm hay và tốt như thế mà sao để xẩy ra những chuyện qúa đau buồn như vậy? Việc đền bù thêm cho chút ít hoa màu của dân Tĩnh Hải so với con số 6,2 tỷ USD tổng số vốn đầu tư của khu liên hợp nó có đáng là bao mà nay có án mạng thương tâm như thế? Hay mạng của người dân, mạng của con cháu vua Lê ngày nay rẻ tới mức bọt bèo?

Rồi đây sau 4 tháng tạm giam để điều tra, viên công an mang súng lục hành xử bất cẩn để súng “cướp cò„ (cứ tạm tin như thế) chắc chắn sẽ lĩnh án với mức án theo đúng qui định của pháp luật hiện hành. Nếu ông ta có thân nhân và có quá trình phấn đấu tốt thì mức án có thể sẽ có tình tiết được giảm nhẹ. Nhưng cũng khó phủi tay mà trắng án hay vẫn trụ lại được ở trong ngành công an. Về làm dân, cựu phạm nhân Nguyễn Mạnh Thư sẽ phải day dứt suốt đời vì đã gây nên những cái chết tức tưởi và oan uổng như thế!

Nhìn em Dũng với manh quần cộc áo thun mỏng nằm như đang thiu thiu ngủ ngon. Tôi bỗng nhớ tới chú Luỹ liên lạc (thời KC chống Pháp) và em thiếu niên Gavarot anh dũng của Công Xã Paris xưa kia. Các em đã hiến trọn máu và tuổi thơ của mình cho quê hương đất nước. Nhưng để tôn vinh Lê Xuân Dũng như hai em kia chắc cũng không đơn giản. Vì biết đâu dưới con mắt của những người khó tính, cay nghiệt, em chính là tác nhân gây nên tai hoạ cho chính em và cả những người xung quanh(?)

.

.

.

CÔNG AN Đặt Chốt Gác Trước Nhà Ông NGUYỄN KHẮC TOÀN

Công an Hà Nội đặt chốt gác trước cửa nhà ông NGUYỄN KHẮC TOÀN

Lê Thanh Tùng

http://thongtinberlin.de/thoisu/mai/nhabaonguyenkhactoanlaibidatchotcanhgacnghiemngac.htm

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn lại bị công an Hà Nội đặt chốt canh gác nghiêm ngặt nhằm ngăn cản ông đến dự cuộc hội luận “về làm việc trong xã hội dân sự” được tổ chức giữa thủ đô !!!

Chiều ngày 27/5/2010 ông Pei Palmger, một nhà hoạt động người Mỹ, từ Thailand bay sang Hà Nội cùng mấy người bạn đă gửi mail cho ông Nguyễn Khắc Toàn trao đổi thông tin riêng. Trong bức thư này, ông Pei Palmgren và các bạn trong đoàn của ông có nội dung ngỏ mời nhà báo đối lập này đến dự cuộc hội luận với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm làm việc dân sự trong hoạt động xă hội” được tổ chức trong 2 ngày từ 28 đến 29/5/2010 tại một nơi giữa thủ đô Việt Nam. Ngay sau khi nhận được thư mời bằng Anh Ngữ, ông Nguyễn Khắc Toàn đă nhờ hệ thống Google dịch thuật chuyển sang tiếng Việt để nắm được nội dung và cũng ngay lập tức ông viết thư trả lời đồng ý nhận lời mời đến dự cuộc thảo luận bổ ích này. Đến gần 20 giờ tối cùng ngày 27/5/2010, theo số điện thoại đă được viết trong thư trả lời nên ông Pei Palmgren đă trực tiếp gọi điện thoại liên lạc với ông Nguyễn Khắc Toàn đang ở nhà riêng để trao đổi chi tiết về buổi nói chuyện mà ông đă nhận lời vào ngày mai.

Đúng lúc ấy, được sự giúp đỡ của chị Bảo Khánh phụ trách đài VNSR bên Úc Châu thông dịch nên ông Pei Palmgren được biết khó khăn cho cuộc hội luận này là về phái đoàn của ông chưa chuẩn bị phiên dịch viên Tiếng Việt, thế nên 2 bên đồng ý tạm hoăn lại chờ dịp khác khi phái đoàn của ông sẽ quay trở lại Hà Nội.

Sáng 28/5/2010, đại tá công an Ngô Thái Chung lănh đạo pòng PA – 38, là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị cho ĐCSVN thuộc sở công an thành phố đă tức tốc đến gặp nhà báo Nguyễn Khắc Toàn nhưng không gặp được vì ông phải vào bệnh viện khám bệnh định kỳ hàng tháng. Đến buổi chiều cùng ngày ông ta đă đi cùng với một nhân viên an ninh trẻ của sở công an thành phố Hà Nội đề nghị gặp “anh Toàn trao đổi, trò chuyện chút việc riêng”. Trong buổi tiếp xúc hơn 30 phút tại tiệm café địa chỉ số 12 Ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội th́ì ông Chung mới tiết lộ là đã biết rõ hoàn toàn các cuộc trao đổi của ông Nguyễn Khắc Toàn với nhà hoạt động xã hội người Mỹ kia, cũng như biết rõ các nội dung trao đổi khác qua sự giúp phiên dịch của chị Bảo Khánh từ Úc Châu buổi tối ngày 27 – 5 -2010…. do bộ máy an ninh của nhà nước CS độc tài chuyên theo dõi nghe lén được qua điện thoại. Ông Ngô Thái Chung còn cho nhà báo Nguyễn Khắc Toàn biết rõ cả địa điểm cuộc hội thảo sẽ diễn ra tại một khách sạn trên phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội nữa, và ông ta đã khuyên nhà báo đối lập Nguyễn Khắc Toàn không nên đến dự cuộc hội luận này cũng như không nên tiếp xúc với bất cứ ai trong phái đoàn của các nhà hoạt động người Mỹ kia tại nhà riêng của mình, thế nhưng bị ông khước từ kiên quyết…

Tiếp đó đến gần 16 giờ ngày 28/5/2010, tức là chỉ sau cuộc gặp giữa ông Nguyễn Khắc Toàn và đại tá Ngô Thái Chung ít phút, Sở công an Hà Nội đă bất ngờ ra lệnh đem đến nửa tiểu đội lực lượng an ninh chính trị thuộc sở công an thành phố, công an phường Tràng Tiền, công an quận Hoàn kiếm cùng nhiều dân png địa phương để thiết lập chốt canh gác trước tư gia ông Nguyễn Khắc Toàn. Toán công an nói trên cho biết rõ họ sẽ đặt chốt như vậy cho đến khi cuộc hội thảo do các nhà hoạt động nói trên tổ chức được kết thúc và tất cả số người khách quốc tế này rời hẳn Việt Nam th́ì mới giải tán chốt canh gác. Sở dĩ công an Hà Nội phải làm như vậy là muốn nhằm ngăn không cho 2 bên có cơ hội tiếp xúc với nhau dù là đến thăm nhà báo tự do này tại nhà riêng. Khi tôi bản tin này viết xong th́ chốt canh của công an Hà Nội vẫn còn hoạt động, đêm tối hôm qua đến tận hơn 22 giờ họ mới tạm giải tán để sáng nay họ tái lập từ rất sớm vào khoảng trước 5 giờ sáng. Các toán công an thường trực canh gác có từ 5-7 người và cứ 4-5 giờ họ lại đổi ca liên tục trong hai ngày qua. Một số anh chị em đấu tranh dân chủ đến thăm ông Nguyễn Khắc Toàn để bàn thảo tình hình đất nước và đấu tranh dân chủ, như kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, chị Dương Thị Xuân… đều bị công an trực canh gác tại chốt ngăn cản không cho tiếp xúc, trái lại đă bị họ xua đuổi rất quyết liệt. Đây rõ ràng là những hành vi phạm pháp của bộ máy công an nhà nước CSVN rất trắng trợn và nghiêm trọng, ấy thế mà họ không ngớt tự coi ḿnh là một nhà nước pháp quyền XHCN rất mẫu mực!!!

Cũng trưa nay 29/5/2010, tôi có gọi điện thoại trao đổi với nữ Ls Lê Thị Công Nhân th́ì được biết cô cũng mới bị bắt giữ 5 giờ đồng hồ tại một quán café trên phố Phan Bội Châu chiều hôm qua, sau đó công an thả cô ra khỏi đồn Phương Mai để cô tự đi về nhà, rồi ngay sau đó công an đă đặt chốt canh gác chặt chẽ quanh căn hộ gia đ́nh cô sinh sống. Tôi không biết công an Hà Nội làm điều này có liên quan đến việc ngăn cản cô đi đến gặp các nhà hoạt động người Mỹ kia hay không?

Từ nhà riêng, ngay đêm qua nhà báo tự do và đối lập Nguyễn Khắc Toàn đã thông báo cho nhà văn Hoàng Tiến và tôi biết t́ình cảnh như vậy, nên hôm nay tôi viết bản tin này cùng các h́ình ảnh chốt canh gác đang hiện hữu mà ông đă chụp được gửi tôi để minh họa cho bài này để dư luận cùng tỏ tường. Tôi sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật những thông tin về t́ình h́ình ở Hà Nội mới nhất, nóng bỏng nhất vừa diễn ra để gửi đến công luận.

Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội tối ngày 29/5/2010

Hồi 21 giờ 20 phút

Phóng viên tự do Lê Thanh Tùng

Email liên lạc: aiquole(a)gmail.com

Điện thoại cá nhân : 0199-777-5733

.

.

.

QUY HOẠCH HÀ NỘI : 3 TỒN TẠI 9 PHI LÝ


CÁC RỦI RO CHÍNH TRỊ TẠI VIỆT NAM MÀ NGƯỜI ĐẦU TƯ CẦN QUAN SÁT

Các rủi ro chính trị tại Việt Nam người đầu tư cần quan sát

John Ruwitch (viết từ Hà Nội cho tập san Currencies)

Trần Ngọc Cư phỏng dịch

Phùng Liên Đoàn biên tập

Đăng bởi bvnpost on 01/06/2010

http://boxitvn.wordpress.com/2010/06/01/cc-r%e1%bb%a7i-ro-chnh-tr%e1%bb%8b-t%e1%ba%a1i-vi%e1%bb%87t-nam-ng%c6%b0%e1%bb%9di-d%e1%ba%a7u-t%c6%b0-c%e1%ba%a7n-quan-st/

HÀ NỘI, 24-5 (Reuters) = Việt Nam báo cáo chỉ số tăng trưởng kinh tế là 5,83% vào quí đầu năm nay; nhưng đối với các nhà đầu tư, thị trường mới phát triển này tại Đông Nam Á bị coi như là có nhiều rủi ro và thiếu minh bạch.

Loại bảo chứng cho tín dụng 5 năm phòng khi nhà nước không trả được nợ (VNGV5YUSAC=R) được mua bán trên sàn giao dịch với giá khảng 263 điểm (hay 2,63%). Như vậy là đắt hơn bảo chứng cùng loại của Nam Dương và Phi Luật Tân là 0.8%.

Sau đây tôi tóm tắt những rủi ro chính cần phải theo dõi tại Việt Nam.

1. Sự nhạy bén và tính minh bạch của Chính phủ

Vì không nhận trách nhiệm giải trình công khai mà lại dung túng một chế độ quan liêu nặng nề, Chính phủ Việt Nam đã không nhạy bén trong việc hoạch định và thi hành chính sách. Việc cải tổ kinh tế và tổ chức lại các xí nghiệp quốc doanh thiếu hiệu năng rất dễ bị phá hoại bởi các nhóm lợi ích bám rễ trong chính quyền và các thành phần thủ cựu chỉ quan tâm về an ninh của Đảng, đặc biệt trong những tháng trước Đại hội Đảng XI vào tháng Giêng 2011.

Các nhà phân tích thời cuộc cho rằng có lẽ việc hoạch định và thi hành chính sách đang bị tê liệt, bảo thủ đang tăng vì các phe phái và chính khách đang vận động địa vị trước ngày đại hội Đảng vào đầu năm 2011. Những thay đổi quan trọng về lãnh đạo và về chính sách thường diễn ra tại Đại hội Đảng, tổ chức 5 năm một lần. Các đảng bộ địa phương cũng tổ chức đại hội vùng vào năm nay.

Vào lúc Việt Nam tiếp tục tiến trình lâu dài hội nhập kinh tế thị trường, lô-gíc chính trị thường khuynh loát ý thức kinh tế. Điển hình là trường hợp dự thảo của Bộ Tài chính về việc kiểm soát giá cả được luân lưu vào cuối năm ngoái. Các chính phủ và doanh nghiệp quốc tế cho rằng đó là một bước thụt lùi và nhận xét rằng việc kiểm soát giá cả sẽ không có hiệu quả. Tuy vậy, vào cuối tháng Tư, Bộ này đã đưa ra văn thư bác bỏ các quan ngại trên, một chỉ dấu là Bộ sẽ xúc tiến luật kiểm soát giá cả như kế hoạch. Lý do vì sao vẫn chưa được biết rõ ràng.

Một vấn đề khác liên quan đến tính minh bạch là phẩm chất kém và dữ liệu kinh tế không đồng đều do Chính phủ công bố. Các nhà kinh tế cho rằng việc này có thể dẫn đến những tính toán sai lầm về hiện trạng kinh tế và vì thế làm mất lòng tin của giới đầu tư.

Ta cần quan sát:

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khởi động một chương trình cắt giảm các thủ tục hành chính. Các nhà trực tiếp đầu tư nước ngoài đặc biệt đang theo dõi việc này sẽ diễn tiến ra sao.

- Giới đầu tư thường nêu thực trạng cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những trở ngại chính tại Việt Nam. Khả năng của Chính phủ trong việc điều hợp phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và nhạy bén là một vấn đề then chốt sau những hứa hẹn trợ gíúp phát triển ở mức kỷ lục.

Sự đàn áp đối lập ở mức cao điểm vào cuối năm ngoái và đầu năm nay là một sự kiện các nhà ngoại giao và phân tích thời sự phương Tây cho là những bản án đều có động cơ chính trị. Việc này có thể làm phương hại tới quan hệ với các đối tác thương mại chính yếu trong đó có Hoa Kỳ.

2. Chính sách hối đoái

Tỷ giá hối đoái cố định của Việt Nam thường xuyên tạo ra những sức ép kinh tế. Vào tháng Hai, ngân hàng trung ương đã giảm giá tờ Đồng của Việt Nam (VND) lần thứ tư kể từ giữa năm 2008 để giảm bớt sức ép tiền tệ, và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng xuyên qua các hoạt động thị trường công khai. Từ đó, khoảng cách giữa các tỷ giá hối suất không chính thức và tỷ giá giữa các ngân hàng trong nước hầu như đã không còn nữa. Đây là một dấu hiệu sức ép đã được xả bớt và mức độ rủi ro đang giảm dần.

Chính phủ VN cũng dùng một loạt biện pháp khác nhằm giành lại khả năng kiểm soát thị trường tiền tệ. Ngân hàng trung ương cũng đã tỏ rõ quyết tâm giữ cho mức cung cầu ngoại tệ được quân bình.

Tuy vậy, vào tháng Ba, cơ quan Fitch đã đặt giá trị ngoại hối dài hạn và tiền tệ của VN một vào danh sách cần phải theo dõi. Fitch lý giải rằng người ta ít tin hơn vào tờ Đồng VN và Chính phủ đã thiếu minh bạch về các dữ liệu kinh tế. Vài kinh tế gia rất ngạc nhiên về thời điểm công bố của Fitch, vì các khó khăn tiền tệ của VN có vẻ đang giảm dần. Nhưng nhiều rủi ro vĩ mô vẫn còn tồn tại.

Những điều cần theo dõi:

- Những biện pháp Ngân hàng trung ương sử dụng để ngăn chặn lạm pháp và kiểm soát mức độ thâm thủng mậu dịch. Một số nhà phân tích dự kiến tờ Đồng VN còn tiếp tục mất giá từ từ trong năm 2010. Nhưng vào tháng Năm, sức ép giá cả đã giảm trong hai tháng liên tiếp nhờ giá thực phẩm giảm.

- Khoảng cách giữa hối suất đôla/đồng chợ đen và hối suất đôla/đồng sử dụng giữa các ngân hàng = một thước đo chủ yếu về sức ép trên tờ Đồng.

3. Tham nhũng

Tham nhũng tràn lan trong mọi bộ các ngành Chính phủ VN và là một trở ngại chính đối với đầu tư nước ngoài. Nhà cầm quyền thường xuyên lặp đi lặp lại lời cam kết sẽ thẳng tay chống tham nhũng và cũng đã khuyến khích báo đài lên tiếng tố giác tham nhũng. Nhưng những nỗ lực này đã bị xả xìu sau khi nhiều ký giả bị tống giam chỉ vì tường thuật những vụ tai tiếng lớn. Tiến bộ trong nỗ lực chống tham nhũng sẽ là yếu tố quyết định cho khả năng thu hút đầu tư dài hạn.

Điều cần theo dõi:

- Thứ hạng của Việt Nam trong bản xếp hạng tham nhũng so với quốc tế, [dựa vào bảng liệt kê hàng năm của Transparency International (TI) = tổ chức Minh Bạch Quốc Tế]. Một cải thiện đáng kể hay một tuột dốc trên bảng xếp hạng TI sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư dài hạn. Trên bản Chỉ số Tham nhũng năm 2009 của TI, Việt Nam giữ nguyên vị thứ trong năm 2008, đứng hạng 120 trong số 180 quốc gia.

4. Bất ổn xã hội

Tin về bất ổn xã hội cũng thường xuất hiện tại Việt Nam, đặc biệt là các cuộc đình công của công nhân, các cuộc phản đối và tranh chấp đất đai. Những việc này có thể liên quan đến điều mà người dân cho là những bất công kinh tế hay tham nhũng, mặc dù tôn giáo và chính trị cũng đóng một vai trò trong một số cuộc biểu tình gần đây. Nhưng hiện nay không có dấu hiệu nào là bất ổn xã hội có thể lan tràn, hoặc chế độ có nguy cơ bị thách thức từ dưới lên trên.

Những điều cần theo dõi:

- Bất cứ một dấu hiệu nào về một phong trào chống đối toàn quốc phát xuất từ các cuộc tranh chấp địa phương. Cho đến nay, việc này hầu như không có.

- Các cuộc tranh chấp lãnh hải trong Biển Đông. Đây là vấn đề đang sôi sục tại Việt Nam, nơi mà mối nghi ngại đối với Trung Quốc đang dâng cao. Bất cứ động thái nào của Trung Quốc nhằm xác lập chủ quyền trên các đảo đang tranh chấp trong Biển Đông, hay một hành động nào bị người dân cho là Chính phủ Việt Nam nhu nhược về vấn đề này, đều có thể làm hậu thuẫn rộng lớn cho các cuộc biểu tình.

- Vai trò của Giáo hội Công giáo. Người Công giáo thường thường biểu tình chống đối việc đất đai của Giáo hội bị Chính phủ tịch thu sau năm 1954. Mặc dù chính thức là tránh làm chính trị, Giáo hội Công giáo có khoảng 6 đến 7 triệu tín đồ tại Việt Nam và có tổ chức chu đáo. Một số Linh mục đã công khai lên tiếng về nhân quyền và dân chủ.

- Giá thương phẩm không ổn định. Gần đây có tin là nông dân trồng cà phê, sau khi bị thiệt hại vì các nhà thu mua cà phê sạt nghiệp, đã tràn đến phá nhà và cơ sở của các đại lý thu mua.

(Bài tiếng Việt do Trần Ngọc Cư dịch, Phùng Liên Đoàn biên tập)

Phụ lục

Nguyên văn tiếng Anh trên Currencies 24-5-2010

FACTBOX-Key political risks to watch in Vietnam

Mon May 24, 2010 6:38am EDT

By John Ruwitch

Currencies

HANOI, May 24 (Reuters) – Vietnam reported economic growth of 5.83 percent in the first quarter, but the southeast Asian frontier market is seen as risky and opaque for investors.

Sovereign 5-year credit default swaps VNGV5YUSAC=R are trading at a spread of around 263 basis points, or about 80 basis points higher than those of Indonesia and the Philippines.

Following is a summary of key risks to watch in Vietnam:

* GOVERNMENT EFFECTIVENESS AND TRANSPARENCY

Lack of accountability and burdensome bureaucracy impact the effectiveness of the government in formulating and implementing policy. Economic reform and the restructuring of inefficient state enterprises are vulnerable to being undermined by entrenched interests and conservative elements in government more focused on security, particularly in the months leading up to the Communist Party’s 11th National Congress next January.

Analysts say there may be a degree of policy paralysis, or enhanced conservatism, in the coming months as factions and players jockey for position ahead of the congress in early 2011. Important leadership and policy changes generally happen at Party congresses, held once every five years. Local party branches hold individual congresses this year.

As Vietnam continues to make its long transition to a market system, political logic sometimes still appears to trump economic sense, as in the case with a Finance Ministry draft circular on price controls floated late last year. Foreign governments and businesses said it was a step backward and noted that price controls do not work. At the end of April, however, the Ministry sent out a letter brushing such concerns aside in an apparent sign that it would move forward with the law as planned. It remains unclear exactly why.

A separate transparency-related problem is the low quality and uneven quantity of economic data that the government makes public. Economists say this could lead to miscalculations about the health of the economy, and damage investor sentiment.

What to watch:

– Prime Minister Nguyen Tan Dung has embarked on a plan to trim bureaucratic procedures, and foreign direct investors in particular will watch how that plays out.

– Investors often list poor infrastructure as one of Vietnam’s major barriers. The government’s ability to coordinate swift, efficient development in this area after pledges of record official development assistance is a key issue.

– A crackdown on dissent led to a spike in what Western diplomats and analysts saw as politically motivated court convictions late last year and early this year. This could dent relations with major trade partners including the United States.

* EXCHANGE RATE POLICY

Vietnam’s fixed exchange rate has frequently caused economic pressures to build. The central bank devalued the dong VND in February for the fourth time since mid-2008 to relieve pressure on the currency, and pumped money into the banking system through open market operations. Since then, the gap between unofficial and domestic interbank rates has basically been closed, a sign that pressure has been relieved and risk is abating.

The government has taken a series of other steps to regain control over the currency market, and the central bank has shown a determination to keep forex demand and supply in balance.

In March, however, Fitch put Vietnam’s long-term foreign and local currency ratings on negative watch. Fitch argued confidence in the currency was weakening and there was a lack of transparency on economic data. Some economists were puzzled by the timing of the Fitch move, given that currency problems seemed to be abating. But several macroeconomic risks remain.

What to watch:

– Steps taken by the central bank to curb inflation and bring the trade deficit under control. Some analysts expect a continued orderly weakening of the currency in 2010. In May, however, annual price pressures eased for the second month in a row as food prices eased.

– The gap between black market dollar/dong rates and interbank rates — a key gauge of pressure on the currency.

* CORRUPTION

Corruption is endemic in Vietnam at all levels of government and a major barrier to foreign investment. The authorities regularly reiterate a commitment to aggressively fighting corruption, and had encouraged the media to act as a watchdog, but these efforts lost steam after several journalists were detained for reporting on major scandals. Progress on graft will remain a key determinant of long-term investment attractiveness.

What to watch:

– Vietnam’s rank in corruption perceptions rankings. A strong improvement or decline would influence long-term investment. In Transparency International’s 2009 Corruption Perceptions Index, Vietnam’s score was unchanged from the previous year, giving it a ranking of 120 out of 180 countries.

* SOCIAL UNREST

Reports of social unrest periodically surface in Vietnam, in particular labour strikes, protests and land disputes. The actions may be linked to perceived economic injustices or corruption, although religion and politics have played a role in some recent demonstrations. There is no evidence for now that widespread unrest is likely, or that there is any imminent risk of the regime being challenged from below.

What to watch:

– Any sign that a broader national protest movement is emerging out of local disputes. So far, this seems unlikely.

– Territorial disputes in the South China Sea. This issue is highly charged in Vietnam, where suspicion of China runs high. Any move by China to assert sovereignty over disputed islands in the South China Sea, or perceived weakness by Vietnam on this issue, could galvanise broad-based support for demonstrations.

– The role of the Catholic church. Catholics have engaged in periodic protests over church land taken over by the government after 1954. The Catholic Church, while officially shunning involvement in politics, has 6-7 million followers in Vietnam and is well organised. Some priests have been outspoken about human rights and democracy.

– Volatile commodity prices. Reports have emerged of coffee farmers who made losses when bean distributors went broke this spring ransacking their buying agents’ homes and businesses. (Editing by Andrew Marshall)

Currencies

.

.

.

KHÁI NIỆM "TỐI ƯU HÓA"

Khái niệm “Tối Ưu Hóa” (Optimization)

Phạm Quang Tuấn

Đăng bởi bvnpost on 01/06/2010

http://boxitvn.wordpress.com/2010/06/01/khi-ni%e1%bb%87m-t%e1%bb%91i-%c6%b0u-ha-optimization/#more-7577

Tôi còn nhớ, cách đây hơn bốn chục năm, ông Giáo sư của tôi giải thích về nghề kỹ sư:

“An engineer is someone who can do what any fool can do, but cheaper” (Kỹ sư là một người có thể làm bất cứ cái gì mà thằng ngu nào cũng có thể làm được, nhưng họ làm rẻ hơn).

.

Đó là khái niệm đầu tiên của tôi về tối ưu hóa. Người Kỹ sư luôn luôn có nhiều cách giải quyết một vấn đề, xây dựng một công trình, và họ có khả năng hơn người “ngoại đạo” là họ có thể giải quyết một cách đỡ tốn kém hơn (nhưng dĩ nhiên không kém chất lượng).

.

Nhưng, không phải chỉ Kỹ sư: tối ưu hóa là cái mà ai cũng làm. Chỉ có điều là người ta làm mà không biết (“Ủa, mình nói văn xuôi cả đời mà không biết!” – Molière, Le Bourgeois Gentilhomme). Bạn cưới vợ? Bạn đang tối ưu hóa hạnh phúc của bạn – không có vợ thì tự do, có vợ thì ấm áp, cái nào hơn? Bạn mua nhà – mua thì phải vay tiền, phải tốn công tốn tiền sửa chữa, thuê thì mất tiền thuê, cái nào hơn? Mua nhà đắt hay nhà rẻ? Bạn học bài, làm homework – thi đỗ cao thì tương lai tươi sáng, không làm bài thì có thì giờ tán gái, bạn chọn cái nào?

.

Tất cả những cái đó là tối ưu hóa – bạn phải CHỌN giữa nhiều đường lối để làm tối ưu (optimize) hạnh phúc, hay nói chung là làm tối ưu hệ quả những công sức, tốn kém, tài sản của bạn.

.

Khi cai quản một quốc gia thì có những sự chọn lựa tương tự. Chính phủ nên chọn xây đường sắt, đường thủy, đường bay hay đường bộ? Dĩ nhiên, đường nào cũng TỐT cả, nhưng đường nào TỐT NHẤT? Và nếu đường sắt thì đường hạng 1 (cao tốc), 2 (trung tốc) hay 3 (hạ tốc) tốt nhất, có lợi cho dân nhất? Và làm vào lúc nào? Bạn khai thác bauxite thì khai thác ở tầm cỡ nào, theo cách nào, trong thời điểm nào, với đối tượng nào là TỐT NHẤT? Bạn chọn cái “tốt”, nhưng KHÔNG TỐT NHẤT thì sẽ thiếu tiền để dùng vào biện pháp TỐT NHẤT, và do đó, bạn sẽ phung phí, và phung phí đưa tới giật lùi. Sự phung phí đó sẽ để hậu quả cho con cái gánh chịu. Tài nguyên của một nước cũng như của một người đều có giới hạn, dùng sai chỗ quá nhiều thì sẽ phá sản. Trong thế giới cạnh tranh, nếu láng giềng của bạn chọn cái tốt hơn bạn, hữu hiệu, ít phung phí hơn, thì họ sẽ vượt lên và đè cổ bạn.

.

Sự khác biệt chính giữa việc tối ưu hóa cá nhân (lấy vợ/không lấy vợ, mua nhà/thuê nhà) và tối ưu hóa công cộng hay quốc gia là: Việc cá nhân thì cá nhân phải lãnh chịu hậu quả, nếu quyết định sai. Việc quốc gia thì cả nước, cả trăm triệu người dân, cả trăm triệu con cháu chúng ta sau này phải lãnh chịu. Lãnh chịu nghĩa là chịu nghèo hèn lâu dài thêm, chịu cúi đầu cặm cụi trả nợ hay làm nô lệ cho các ông chủ ngoại quốc – về kinh tế, quốc phòng, chủ quyền v.v. – để đền bồi cho sự ngu xuẩn hay tham lam của những kẻ cầm quyền một thời.

.

Bạn có thể lý luận: đây là tiền vay mượn, ODA, chứ không phải là tiền “của ta”. Nhưng, tiền vay đó thì ai sẽ trả? Xin thưa: con cháu. Vậy đó thực ra là tiền của con cháu (con cháu thường dân, chứ không phải còn cháu các ông lớn, vì con cháu các ông lớn sống phè phỡn bằng tiền lãi của ngân hàng Thụy Sĩ chứ không phải trả nợ ai cả). Nếu bạn không tối ưu hóa việc sử dụng tiền của con cháu người dân, để chi tiêu tối thiểu và có tác dụng tốt tối đa, thì bạn là kẻ tội đồ, thậm chí là kẻ thù của dân tộc.

Vậy, vấn đề không phải là LÀM hay KHÔNG LÀM, mà là làm lúc nào, cách nào, tầm cỡ nào, trình độ nào cho tốt nhất. Mỗi khi ngài Bộ trưởng ra trước Quốc hội để gân cổ chứng minh rằng cách tiêu tiền của ngài TỐT, xin ngài hãy suy nghĩ lại, và tìm cách chứng minh rằng cách đó là tốt NHẤT, theo ý của ngài.

Và mong các đại biểu Quốc hội, thay vì chỉ hỏi “Tốt hay xấu”, hãy biết hỏi “Có cách nào TỐT HƠN không?”

PQT

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

.

.

.

GIẾT HẠI HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG ĐỂ THU LỢI

Giết hại học viên Pháp Luân Công để thu lợi

Tác giả: Hon. David Kilgour, J.D

Thứ hai, 24 Tháng 5 2010 17:07

http://vietdaikynguyen.com/v2/world/732-y-ban-au-chau-iu-tra-tinh-trng-cac-hc-vien-phap-luan-cong-trung-quc-

Bài diễn văn dưới đây là của ông David Kilgour, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao của Gia Nã Đại, đọc cùng ngày với cuộc hội thảo về truyền thông tại Quốc hội Âu Châu ở thành phố Strasbourg, nước Pháp. Theo sau đó, phần lớn các thành viên trong Quốc hội Âu Châu đã bỏ phiếu vào ngày 19 tháng năm để kêu gọi Ủy ban Âu Châu điều tra tình trạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

.

Cựu bộ trưởng Ngoại Giao David Kilgour phát biểu tại buổi chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp tại sân Quốc Hội ở thành phố Ottawa, Gia Nã Đại (Canada) (Donna He/The Epoch Times)

http://vietdaikynguyen.com/v2/images/stories/alton_david%20kilgour%20ottawa51310crp.jpg

Mùa hè năm ngoái, khi các nhà dân chủ Ba-tư (Iran) thuật lại những câu chuyện trên trực tuyến về sự bạo tàn của chế độ, một số nhà quan sát quốc tế lần đầu tiên đã được biết đến Pháp Luân Công như những người tranh đấu trong chiến dịch đòi tự do thông tin. Các học viên Pháp Luân Công đã bỏ công sức trong gần một thập niên để phát triển nhu liệu chống kiểm duyệt hữu hiệu nhất, mà kết quả chính của nó là sự tiến triển dòng tin tức ra vào từ các xã hội độc tài chuyên chế.

Pháp Luân Công (cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn công pháp cổ xưa mà khuyến khích học viên noi theo các tiêu chuẩn đạo đức cao để tu luyện thân mạng và tâm tánh. Nó bao gồm tinh hoa của các hệ thống tu luyện truyền thống, như là Phật Gia và Đạo gia, và hợp cùng một bộ động tác luyện tập nhẹ nhàng. Nguyên lý chính của Pháp Luân Công là “Chân, Thiện, Nhẫn”, và hiện nay đã có hàng triệu người, với đủ loại tầng lớp xã hội, học tập tại hơn một trăm quốc gia trên thế giới.

.

70 triệu đến 100 triệu học viên

Ở Trung Quốc, khi bắt đầu được phổ biến trong công chúng từ năm 1992, Pháp Luân Công đã phát triển mạnh mẽ với số học viên nhiều hơn số đảng viên của đảng cộng sản trong vòng 7 năm trời—70 triệu tới 100 triệu người học tập, theo ước tính của chính quyền Trung Cộng.

Tại Bắc Kinh, đảng cộng sản sợ hãi khi nhìn thấy dân chúng Trung Quốc hàng chục triệu người, ở các nơi công cộng, cùng tập luyện một bộ công pháp mà chú trọng một hệ thống tín ngưỡng khác hẳn với chủ nghĩa cộng sản. Bộ công pháp này có thể tập luyện ở bất cứ nơi nào vào bất cứ thời gian nào, tập thường xuyên thế nào là tuỳ theo hoàn cảnh hoặc ý muốn của học viên, có thể tập luyện cá nhân hoặc cùng các nhóm nhỏ hay tập thể lớn, luyện tập trong nhà hay ngoài công viên, hoặc các nơi công cộng. Bản chất ‘vô hình thức’ của môn tu luyện này có nghiã là không thể nào kiểm soát nổi nó.

Sự phỉ báng và đàn áp ban đầu đối với học viên Pháp Luân Công bởi những phần tử của Đảng nhằm cấm đoán môn tu luyện này đã dẫn tới các vụ khiếu nại và kháng cáo của học viên, bằng cách dùng điện thoại di động cùng với Internet trực tuyến. Sự huy động này lại càng chọc tức các cấp chỉ huy trong Đảng tại Bắc kinh. Đối với họ, lừa gạt Pháp Luân Công đã trở thành một tội phạm mà dễ dàng thoát tội hơn là làm cùng một hành động đối với các môn tu luyện nổi tiếng khác. Các nạn nhân Pháp Luân Công thường thường là những người không có liên hệ Tây phương hoặc không biết các ngôn ngữ Tây phương. Một thập niên dài xúi dục thù ghét đối với các học viên này bởi các bộ máy thông tin của Đảng đã gây nên các hậu quả thảm khốc.

.

Giang Trạch Dân

Tình trạng khó xử của Giang trạch Dân, chủ tịch nhà nước của Trung quốc năm 1999, không những chỉ có Pháp Luân Công là đặc sắc Trung Hoa và phát triển trên toàn quốc giữa các công dân đủ loại lứa tuổi, ở khắp nơi và đủ loại nghề nghiệp, gồm cả đảng viên; mà chủ nghiã Mác-xít, một lý thuyết Tây phương nhập cảng vào Trung quốc, còn được sáng chế từ ngoại quốc. Những người Cộng sản nhìn thấy triết lý căn bản Trung Hoa phổ biến này tách rời khỏi mảnh đất mà họ vẫn đang đứng. Công nhận Pháp Luân Công có thể dẫn đến sự biến mất của bất cứ hệ thức học nào còn hiện diện trong đầu óc của người dân Trung Quốc mà đảng Cộng sản hiện đang nắm lấy.

Còn có các tiêu chuẩn hành xử của Pháp Luân Công làm cho một số đảng viên cảm thấy khó chịu. Hàng chục triệu người cổ võ và sống theo chân thật và thiện lành là điều mà thế giới chuyên chế của Giang Trạch Dân khó mà nhìn ra được. Trong một thông cáo gửi tới các Uỷ viên thường trực văn phòng Chính trị của ủy ban Trung ương đảng cộng sản của ông ta vào tháng tư 1999, Giang đã viết: “Chủ nghiã Mác-xít mà người cộng sản chúng ta có, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa Vô thần mà chúng ta tin tưởng, liệu thực sự không thể chiến thắng một bộ những thứ của Pháp Luân Công hay sao?”. Tóm lại, Giang trạch Dân đã sợ hãi bị quần chúng cuời diễu.

.

‘Chủ nghĩa Mác-xít và Pháp Luân Công’

Sợ hãi sự phát triển của Pháp Luân Công, đảng Cộng sản đã thẳng tay đàn áp nó một cách tàn khốc, liên tục bức hại học viên kể từ tháng 7 năm 1999. Tra tấn, hãm hiếp, đánh đập đến chết, giam giữ trong các trại lao động cưỡng bách, tẩy não--tất cả đều trở thành thủ tục thường ngày mà rất nhiều học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc phải trải qua trong hơn một thập niên.

Học viên Pháp Luân Công ngày nay gồm có 2/3 của số nạn nhân bị tra tấn và một nửa số người bị giam giữ trong các trại ‘lao động cải tạo’ trên khắp Trung quốc. Báo cáo hàng năm về số học viên Pháp Luân Công bị giết chết và biến mất một cách bí mật đã vượt xa số tổng cộng các nhóm nạn nhân của bất cứ đảng phái nào khác. Theo nghiên cứu mà ông David Matas và tôi đã làm, ghi lại trong sách “Sự mổ cắp nội tạng đẫm máu” (Boody Harvest) của chúng tôi, hàng ngàn học viên đã bị giết chết kể từ năm 2001, để các bộ phận nội tạng của họ có thể buôn bán cho cả dân chúng Trung Quốc lẫn người ngoại quốc.

Kết luận chính trong sách của chúng tôi là “liên tục cho tới ngày nay vẫn xảy ra những việc mổ cắp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công một cách đại quy mô. Chúng tôi kết luận rằng chính quyền Trung Quốc và các cơ quan của họ trong rất nhiều vùng của quốc gia, trong các bệnh viện đặc thù mà cũng là trung tâm giam giữ và ‘toà án nhân dân’, từ năm 1999 đã giết chết một số lớn chưa xác định được, các tù nhân lương tri Pháp Luân Công. Những bộ phận thân thể quan trọng của họ, gồm có thận, gan, giác mô của mắt, và tim đã bị cưỡng bức giải phẫu để ăn cắp nội tạng mang đi bán với giá cao, thỉnh thoảng bán cho người ngoại quốc mà thường phải chờ rất lâu mới có người cho những nội tạng như vậy tại quốc gia của họ.”

Từ rất nhiều bằng chứng đã được chúng tôi kiểm điểm, chúng tôi không dẫn đến kết luận của chúng tôi từ bất cứ một nguồn tin riêng biệt nào, mà đúng ra là từ các tác dụng tổng hợp của nó. Mỗi cái có thể được xác định cho chính nó và nhất là không thể tranh cãi. Tổng hợp lại, chúng đã dựng nên một bức tranh toàn thể về tội lỗi xấu hổ trong một quốc gia mà thiếu mất ngay cả sự giả vờ cai trị bằng luật pháp hoặc kính trọng nhân cách của con người. Bản tường trình đã được xem lại của chúng tôi có sẵn trên mạng lưới
www.david-kilgour.com bằng 18 ngôn ngữ khác nhau.

.

Những kết quả gần đây

Các nỗ lực của rất nhiều người trong Trung Quốc và trên thế giới để chấm dứt cái tội phạm mới đối với nhân loại có tạo nên sự khác biệt nào chăng? Sách của chúng tôi đã chỉ ra các phát triển khác nhau xẩy ra trong vòng hoặc ngoài Trung quốc kể từ khi tường trình đầu tiên của chúng tôi đưa ra năm 2006, gồm có:

-Kể từ tháng 6 năm 2007, bệnh nhân người Trung Quốc đã được ưu tiên cho việc ghép nội tạng, so với người ngoại quốc.

-Các mạng lưới website tại Trung Quốc mà trước kia quảng cáo giá cả và thời gian ngắn phải chờ để ghép tạng đã biến mất. Ông Matas và tôi có lưu trữ địa chỉ các mạng lưới đó, nhưng các trang web đó không thể đọc được từ nguồn của họ.

-Chính quyền Trung Quốc bây giờ công nhận rằng nguồn nội tạng từ tù nhân là không đúng cách. Thứ Trưởng bộ Y Tế Huang Jeifu, lúc công bố một dự án thử nghiệm về người cho nội tạng trong tháng 8 năm 2009, đã nói rằng các tù nhân bị xử tử “nhất định không phải là nguồn hợp lý để ghép nội tạng”

-Đài Loan ngăn cấm bác sĩ Trung quốc du lịch để dắt mối việc ghép nội tạng.

-Các bệnh viện lớn mà giải phẫu ghép nội tạng tại Queensland, nước Úc đã cấm huấn luyện các bác sĩ giải phẫu Trung quốc

-Do Thái đã thông qua một đạo luật cấm buôn bán và dắt mối nội tạng; và đã chấm dứt việc tài trợ hệ thống bảo hiểm sức khỏe về ghép nội tạng cho dân của họ tại Trung Quốc.

-Thượng Nghị sĩ nước Bỉ, ông Patrik Vankrunkelsven và Nghị sĩ Quốc hội Gia Nã Đại, ông Borys Wizesnewskyj, mỗi vị đã đệ trình lên Quốc hội của họ một đạo luật cấm du lịch ghép nội tạng. Đạo luật của cả hai bên sẽ phạt bất cứ bệnh nhân nào đi ghép tạng mà nhận nội tạng không có sự đồng ý của người cho, ở điểm bệnh nhân đã biết hoặc phải biết không có sự đồng ý.

-Hội Y Khoa Thế Giới (World Medical Association) đã tiến tới một thoả thuận với hội Y Khoa Trung quốc rằng nội tạng của tù nhân và của các cá nhân khác còn đang bị giam giữ phải không được dùng trong việc ghép tạng, trừ trường hợp người nhận nội tạng là thân nhân gần trong gia đình của người cho.

-Hội ‘Ghép Nội Tạng’ (The Transplantation Society- TTS) đã chống đối cả hai việc ghép nội tạng từ tù nhân và phúc trình các nghiên cứu bao gồm tư liệu của bệnh nhân hoặc mẫu của người nhận nội tạng hoặc da thịt mà của tù nhân.

.

Tình trạng tệ hơn đối với học viên Pháp Luân Công

Bất hạnh thay, những kết quả đáng khen này không đưa đến sự chấm dứt giết hại học viên để thu lợi. Thực ra, đối với Pháp Luân Công vấn đề trở nên tệ hơn. Từ khi chúng tôi bắt đầu việc này, số tù nhân bị kết án tử hình rồi bị xử tử trên khắp Trung quốc đã giảm xuống khá nhiều, nhưng số người ghép nội tạng, sau khi giảm xuống một chút, rồi lại tăng lên tới mức ban đầu.

Bởi vì nguồn nội tạng đáng kể để ghép tạng tại Trung Quốc, ngoại trừ từ học viên Pháp Luân Công, là từ các tù nhân bị tuyên án tử hình, một sự giảm thiểu nguồn nội tạng từ nhóm đó có nghĩa là tăng gia nguồn cung cấp đến từ thân thể của học viên Pháp Luân Công. Việc ăn cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công đã tệ hơn từ khi việc làm của chúng tôi bắt đầu, nhưng chiến dịch đáng kể về chính sách và thi hành ở trong và ngoài Trung Quốc đã khích lệ chúng tôi một phần nào. Đó là sự bằng lòng thay đổi. Tất cả chúng ta cần phải tiếp tục làm áp lực lên Bắc Kinh phải thay đổi cho tới khi sự buôn bán vô nhân đạo này chấm dứt.

Ý nghĩa đằng sau của những trại cuỡng bức lao động tại Trung Quốc cho các công việc sản xuất tại Âu Châu và các nơi khác là gì? Hệ thống trại lao động ngày nay đã tồn tại từ thập niên 1960, khi Mao Trạch Đông xây dựng mô hình cho chúng rất gần với những trại được tạo dựng tại nước Nga của Stalin và tại Đế chế III của Hitler. Ở Trung Quốc ngay cả bây giờ, chỉ cần một chữ ký của cảnh sát để đẩy người nào đó vào trại lao động tới ba năm. Không được phán xử và cũng không được kháng cáo trong hình thức chuyên chế quen thuộc.

Trong khi nghiên cứu sự cáo buộc mà học viên Pháp Luân Công đã bị giết chết để mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc, ông Matas và tôi đã thăm viếng khoảng hơn chục quốc gia để phỏng vấn các học viên mà đã bị nhốt vào các trại cuỡng bức lao động, nhưng sau đó họ đã tìm cách rời khỏi trại và khỏi quốc gia đó.

Họ kể cho chúng tôi biết về làm việc trong các hoàn cảnh ghê tởm tới 16 giờ mỗi ngày mà không được trả lương, rất ít thức ăn, ngủ chung chạ trên sàn nhà như ép cá hộp, và bị tra tấn. Lao động của họ bao gồm làm ra các sản phẩm xuất khẩu, từ quần áo tới đũa ăn, tới đồ trang hoàng Giáng Sinh, không nghi ngờ gì nữa rằng có bàn tay ẩn dấu của các kẻ thầu giao kèo tới các bọn xuất khẩu vô đạo đức và trái với luật lệ của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO).

.

340 Trại Lao động Cưỡng bức

Một con số phỏng đoán các trại như thế này trên khắp Trung Quốc, tính đến năm 2005, là 340 trại, với một sức chứa khoảng 300.000 công nhân. Một con số khác ước chừng số tù nhân là cao hơn nhiều. Năm 2007, một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ phỏng đoán rằng ít nhất một nửa số tù nhân trong các trại này là học viên Pháp Luân Công.

Đó là sự kết hợp giữa nền cai trị chuyên chế và nền kinh tế của ‘được phép làm bất cứ cái gì’ mà đã khiến cho sự sản xuất để xuất khẩu vô nhân đạo này được tiếp tục.

.

Kết luận

Những gì Quốc hội Âu Châu làm luật để bảo đảm, mà tất cả các cuộc ghép nội tạng là chân chính tự nguyện ký trên giấy tờ đồng ý, là quan trọng. Đối với vấn đề buôn bán nội tạng trong Trung Quốc hoặc bất cứ khu quản hạt nào khác, ông David Matas và tôi khuyến khích quý vị nên suy xét một số hay tất cả 20 đề nghị trong quyển sách ‘Sự mổ cắp nội tạng đẫm máu’ của chúng tôi, gồm có:

1. Thúc đẩy nhà nước đảng-trị tại Trung Quốc:
-Ngưng đàn áp, bỏ tù và đối xử sai lầm với các học viên Pháp Luân Công.

-Ngưng mổ cắp nội tạng của tất cả các tù nhân.

-Rút quân đội của nó ra khỏi việc buôn bán ghép nội tạng.

-Thành lập và thi hành một hệ thống cho nội tạng hợp pháp (Mỗi cá nhân cho nội tạng để cấy ghép nên bằng lòng cho với chữ ký trên đơn tham khảo. Những đơn ký đồng ý này phải sẵn sàng để được kiểm tra bởi các nhân viên làm về nhân quyền quốc tế);

- Mở cửa tất cả các trung tâm giam giữ, bao gồm các trại lao động cưỡng bức, để cho các cuộc điều tra quốc tế; và

-Thả ông Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền mà đã trở thành ‘lương tri của Trung Quốc’, và cho phép ông ta được đoàn tụ với gia đình của ông.

2. Áp dụng các biện pháp dưới đây và triệt để thi hành chúng cho đến khi nhà nước đảng-trị tại Trung Quốc ngưng cướp phá nội tạng của các tù nhân:

-Các chuyên gia y khoa của Liên hiệp Âu Châu nên tích cực trong việc khuyến cáo bệnh nhân của họ không nên đi tới Trung quốc để làm ghép nội tạng.

-Chính quyền Liên hiệp Âu Châu không nên cấp giấy nhập cảnh cho bác sĩ Trung Quốc đi huấn nghệ về giải phẫu để ghép nội tạng hay ghép cơ bắp thịt.

-Các bác sĩ của Liên hiệp Âu Châu không nên đi tới Trung Quốc để huấn luyện ngành giải phẫu ghép nội tạng.

-Các đóng góp nộp lên tạp chí y khoa của Liên hiệp Âu Châu về kinh nghiệm ghép tạng tại Trung Quốc không được công nhận.

-Các công ty bào chế thuốc của Liên hiệp Âu Châu nên bị cấm xuất khẩu tới Trung Quốc bất cứ loại thuốc nào chỉ dùng trong sự giải phẫu ghép tạng.

-Quốc hội của Liên hiệp Âu Châu nên ban hành luật pháp trị-ngoại pháp quyền, trừng phạt sự tham gia trong việc ghép nội tạng mà không có sự đồng ý cho tạng, và

-Tất cả chính quyền của Liên hiệp Âu Châu nên cấm nhập cảnh bất cứ người nào được biết tham gia trong việc buôn bán nội tạng mà không có sự đồng ý cho tạng.

Để kết thúc, Tôi khuyến khích các quý vị nên phát triển một chương trình thi hành hiệu quả cho Quốc hội của Liên hiệp Âu Châu mà sẽ giúp chấm dứt sự sự lạm dụng ghê tởm này.

Cảm ơn quý vị.

-------------------------------
Ông David Kilgour là một Nghị viên của Quốc hội Gia Nã Đại từ năm 1979 tới năm 2006, và cũng từng giữ chức vụ Biện lý cuộc (Crown Prosecutor), Phó chủ tịch Hạ viện (cũng gọi là Chủ tịch các Uỷ ban Hạ Viện), Bộ trưởng Ngoại Giao đặc trách Nam Mỹ & Phi Châu, và Bộ trưởng Ngoại Giao đặc trách Thái Bình Dương-Á Châu.

Ông và luật sư nhân quyền David Matas đã xuất bản sách “Sự mổ cắp đẫm máu-Giết hại học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng”. Gần đây họ đã được tưởng thưởng Giải Nhân Quyền 2009 của Hội Nhân Quyền Quốc tế của Thụy Điển (Switzerland) cho việc nâng cao hiểu biết về sự cướp phá nội tạng mà chính quyền bảo trợ tại Trung quốc. Họ cũng được đề nghị nhận giải thưởng Hòa bình Nobel 2010. Muốn biết thêm chi tiết, xin vào mạng: www.david-kilgour.com

Cập nhật ngày 20 tháng 5, năm 2010.

Bản tiếng Anh

.

.

.

LIÊN HOAN ÂM NHẠC EUROVISION 2010

Liên hoan âm nhạc Eurovision 2010: Một tiếng hát đã lật đổ thành kiến cũ

Lê Diễn Đức Weblog News

Tháng Năm 31, 2010

http://ledienduc.wordpress.com/2010/05/31/lien-hoan-am-nh%e1%ba%a1c-eurovission-2010-m%e1%bb%99t-ti%e1%ba%bfng-hat-da-l%e1%ba%adt-d%e1%bb%95-quan-ni%e1%bb%87m-cu/

“Cảm giác Đức ở Oslo”, “Chúng tôi là Lena!”, “Châu Âu yêu mến Lena xinh đẹp!” – các phương tiện truyền thông Đức trong ngày chủ nhật đã có các tiêu đề như thế về người đại diện của mình, người đã giành chiến thắng cuộc thi âm nhạc quốc tế hàng năm Eurovision Song Contest hôm thứ bảy tuần qua.

.

Cả nước mừng chào Grand Prix Eurovision 2010 gần như với một sự nhiệt tình mà thường chỉ dành cho chiến thắng của đội tuyển bóng đá Đức. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Bộ trưởng ngoại giao Guido Westerwelle đã gửi lời chúc mừng Mayer Lena-Landrut.

.

Cô gái Lena 19 tuổi đoạt giải nhất của Eurovision với bài hát “Satellite”, bài hát trở thành hit từ một tuần nay ở nước Đức. Đây là chiến thắng thứ hai của Đức trong lịch sử của Eurovision. Lần đầu tiên người Đức đã giành được giải này vào năm 1982.

.

Kể từ khi bắt đầu, Meyer Lena-Landrut – cho đến gần đây, ít ai biết đến cô ca sĩ nghiệp dư giành được giải TV Casting “Ngôi sao của chúng tôi cho Oslo” – đã cho thấy rất nhiều hứa hẹn. Cô là người được yêu thích trong bảng xếp hạng của những người chơi cá cược về Eurovision. Hàng triệu người đã theo dõi cuộc thi Eurovision 2010 trên truyền hình, còn tại Berlin, Hamburg và quê hương của ca sĩ – Hanover, vòng chung kết được giới thiệu trên màn hình cực lớn ngoài trời với gần 100.000 người xem. Ngay sau khi công bố chiến thắng, pháo hoa đã được bắn vút lên bầu trời.

.

Vào buổi chiều chủ nhật, mang chiến thắng từ Oslo trở về gia đình, Lena đã được Thủ tướng Chính phủ của bang Hạ Saxony Christian Wulff và hàng ngàn người hâm mộ của chúc mừng. –“Tôi chúc mừng Lena Meyer-Landrut về sự siêu thành đạt tại Oslo. Tôi rất ấn tượng bởi sự hồn nhiên của Lena. Với phong cách tuyệt vời mà thế hệ trẻ của Đức thể hiện” – Thủ tướng Merkel phát biểu và được tờ điện tử “Bild” ghi lại.

Ngoại trưởng Guido Westerwelle đã viết trong thư chúc mừng gửi cô gái rằng, Lena đã ”nắm bắt được sự nhiệt tình của Đức và hát mở đường vào trái tim của châu Âu” – “Cho dù có thích bài hát hay không, em đã trở thành một đại sứ của nước ta và trong một đêm, với phong cách vui tươi của mình đã lật đổ những thành kiến cũ” – Westerwelle nói thêm

.

Chúng ta thua cuộc bời vì họ không thích chúng ta

Tại Đức, với Eurovision Song Contest người ta tiếp cận khá dè dặt. Từ nhiều năm nay người Đức buồn chán vì đại diện của mình thường đứng ở hạng xa. Không thiếu cả những cáo buộc với các quốc gia Đông Âu rằng, do những sự cảm mến dân tộc mà các nước đã bỏ phiếu cho cho nhau thay vì cho bài hát hay nhất. Cũng không thiếu nghi ngờ rằng sự thất bại của Đức trong Eurovision là hậu quả của một thực tế là nước Đức không được ưa chuộng tại châu Âu – xuất phát từ lý do lịch sử và cả lòng ghen tị với sự thịnh vượng của nó.

.

Báo chí ngây ngất

Thế nhưng trong ngày thứ bảy đã thay đổi rất nhiều; nước Đức nhận được điểm số cao nhất, 12 điểm đến từ những 9 quốc gia. “Châu Âu thích chúng ta!” – Nhật báo “Bild” với số lượng phát hành lớn viết.

Tuần báo lớn “Der Spiegel” trên ấn bản online viết rằng, cô gái đã trình diễn bài hát “tươi sáng, quý phái, thu hút và cả ma thuật nữa”; rằng, tất cả người tham gia khác đã tái nhạt trước cô gái. Thậm chí không có những lo ngại nào rằng, Lena “đối mặt với bội thế của Đông Âu” vì các nghệ sĩ ủng hộ từ Azerbaijan, Ukraine, Armenia và Georgia đã chiến đấu với nhau để giành điểm.

Còn tờ “Die Welt” viết trên trang web rằng, Lena là “may mắn của châu Âu” và là “nàng công chúa mới của âm nhạc quốc tế pop”.

.

.

Lena – Satellite (Germany)

http://www.youtube.com/watch?v=8QSgNM9yNjo&feature=player_embedded

.

.

.