Các
hãng truyền thông xã hội khổng lồ cũng phải đầu hàng với nạn kiểm duyệt của Việt
Nam
Nguyễn Vũ - Asia Sentinel
Trúc
Lam chuyển ngữ
18/12/2024
HÌNH
:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/12/1-16.jpeg
Ảnh
minh họa. Nguồn: Reuters
Câu
chuyện về hai “danh sách Việt Nam” trên Facebook
Hồi
tháng 11, mạng xã hội Việt Nam bùng nổ với câu chuyện về việc ông Lại Đắc Tuấn,
một thành viên của lực lượng an ninh Việt Nam và là trợ lý của Chủ tịch nước
Lương Cường, bị tòa án Chile buộc tội tấn công tình dục một nhân viên khách sạn
trong chuyến thăm Chile của ông Chủ tịch, câu chuyện này hoàn toàn bị các
phương tiện truyền thông trong nước do nhà nước kiểm soát “làm ngơ”. Tuấn được
lệnh phải rời khỏi Chile ngay lập tức và bị cấm nhập cảnh vào quốc gia Nam Mỹ
này trong hai năm. Tuy nhiên, hầu hết người Việt chuyển qua mạng xã hội để tìm
tin tức. Ngoài ra, các kênh như VOA, RFA và BBC, bị Đảng Cộng sản Việt Nam
(CSVN) coi là kênh thù địch và bị chặn ở Việt Nam, đã đưa tin này.
Ông
Đặng Đình Mạnh, luật sư nhân quyền Việt Nam đã đăng lại câu chuyện trên trang
Facebook của mình, thu hút hơn 12.000 lượt thích trong hai ngày; ông Đặng cho
biết, không lâu sau đó, Bộ Công an Việt Nam đã ra lệnh cho Facebook ẩn bài
đăng, được cho là “theo yêu cầu của luật pháp địa phương”. Ông Đặng viết trên
Facebook rằng, ông không ngạc nhiên trước hành động nhanh chóng của công ty
công nghệ khổng lồ này, xét đến sự việc xảy ra thường xuyên như thế nào.
Là
nguyên thủ quốc gia, một trong “tứ trụ” quyền lực của đất nước, ông Lương Cường
chắc hẳn nằm trong danh sách những nhân vật Việt Nam bất khả xâm phạm của
Facebook. Meta được cho là đã thông qua một danh sách nội bộ gồm những nhân vật
chính trị miễn nhiễm với chỉ trích trên nền tảng này, nơi có hơn 86 triệu người,
tức gần 87% dân số Việt Nam, là người sử dụng tích cực. Vì ông Lại [Đắc Tuấn]
là người hộ tống chủ tịch nước, nên ông được bảo vệ bởi sự bảo vệ từ trên xuống.
Ngoài ra, với tư cách là một luật sư nổi tiếng, từng tham gia [bào chữa] các vụ
vi phạm nhân quyền, ông Đặng [Đình Mạnh] hẳn phải nằm trong danh sách theo dõi
của nhiều cơ quan nhà nước, gồm cả Bộ Công an đầy quyền hành, nơi đã ra lệnh bắt
giữ ít nhất 330 nhà hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2023.
Tóm lại, thông đồng với Đảng CSVN, Meta đã giấu danh sách những nhân vật bất khả
xâm phạm trong khi khiến các nhà hoạt động và những người không phải là nhà hoạt
động khó có thể cất lên tiếng nói.
Những
người bảo vệ nhân quyền và các chuyên gia được phỏng vấn cho bài viết này cho
biết, hoạt động của họ trên Facebook, nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất
ở Việt Nam, nơi người dùng Việt Nam thường tìm đến để biết tin tức chính trị. Một
số luật đã được ban hành trong vài năm qua, tiếp tục hạn chế và đàn áp những
không gian hiếm hoi mà người Việt có để giải quyết khiếu nại, lên tiếng chỉ
trích, tranh luận về chính sách của nhà nước và thậm chí là huy động biểu tình.
Ngày
9 tháng 11, chính phủ thông qua Nghị định số 147/2024 về quản lý, cung cấp và sử
dụng internet và các hoạt động trên mạng. Nghị định này, có hiệu lực từ ngày 25
tháng 12 năm 2024, ngoài Luật An ninh mạng năm 2018 và Nghị định về Tin giả năm
2020, áp đặt thêm các hạn chế đối với các nền tảng truyền thông xã hội. Xóa nội
dung, ẩn nội dung chỉ trích và dung túng cho dư luận viên mạng tấn công những
người bảo vệ nhân quyền là một trong những chiến thuật mà các gã khổng lồ truyền
thông xã hội không có hành động chống lại ở thị trường tỷ đô la của quốc gia do
đảng Cộng sản cai trị, hiện là thành viên của Hội đồng Nhân quyền.
Mạng
xã hội – một bước ngoặt ở quốc gia độc đảng
Sau
khi Facebook có mặt ở Việt Nam năm 2009, nền tảng mạng xã hội này nhanh chóng
trở thành phương tiện cho các phong trào xã hội tại quốc gia mà quyền tự do
ngôn luận bị đảng Cộng sản Việt Nam hạn chế. Gần hai thập niên sau, Facebook đã
tuân theo và thông đồng với nền kinh tế Internet đang phát triển nhanh chóng, vốn
cũng là một trong những nhà tù tồi tệ nhất thế giới đối với các nhà báo. Các gã
khổng lồ truyền thông xã hội hưởng lợi từ việc đánh đổi quyền tự do ngôn luận.
Báo cáo năm 2024 của tổ chức phi chính phủ Freedom House có trụ sở tại
Washington, mô tả Việt Nam là nước “không tự do” về quyền tự do internet.
Ngày
26 tháng 11, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu trước Quốc hội rằng,
23.500 trang web và tài khoản mạng xã hội đã bị chặn truy cập do vi phạm pháp
luật.
Báo
cáo năm 2024 “Các công ty công nghệ nước ngoài ở Việt Nam” của Legal
Initiatives for Vietnam, một tổ chức phi chính phủ ủng hộ dân chủ tại Việt Nam
có trụ sở ở Đài Bắc, liệt kê các luật chính nhằm hạn chế và đàn áp Internet,
bao gồm Luật Viễn thông năm 2024. Ba cơ quan nhà nước gửi yêu cầu tới Meta và
Google về việc hạn chế và/ hoặc xóa nội dung, báo cáo cho biết, gồm Bộ Công an,
Bộ Thông tin và Truyền thông, và Bộ Quốc phòng, trong đó các gã khổng lồ công
nghệ đã chấp nhận yêu cầu [của nhà nước Việt Nam] kể từ năm 2017.
Tỷ
lệ tuân thủ đặc biệt cao. Chỉ riêng trong quý I năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền
thông báo cáo rằng, Facebook tuân thủ 91% với 1096 bài đăng có nội dung phản cảm
đã bị xóa và 91% từ Google, nơi đã xóa 1052 video vi phạm.
Nghị
định mới yêu cầu tài khoản của người dùng phải được xác minh để đăng, bình luận
và chia sẻ nội dung.
Phạm
Thanh Nghiên, một người bảo vệ nhân quyền đã bị bắt giam bốn năm với cáo buộc
thực hiện và phát tán, tuyên truyền chống nhà nước vì viết về vi phạm nhân quyền,
cho biết, cô đã quá quen với việc các bài đăng trên Facebook của mình bị xóa một
cách bí ẩn đến nỗi cô không thèm báo cáo chúng.
Cô
Phạm nói: “Khi xóa bài đăng, Facebook thường viện lý do ‘vi phạm tiêu chuẩn
cộng đồng’, thậm chí tùy tiện xóa hoặc ‘vô hiệu hóa’ bài đăng mà không cần
thông báo. Nhưng tôi biết đó không phải là lý do thực sự. Facebook thật ra đang
hỗ trợ và tiếp tay cho Hà Nội thực hiện các chính sách kiểm duyệt thông tin và
hạn chế quyền tự do ngôn luận“.
“Đã
có vài lần tôi kháng cáo các hành động của Facebook, nhưng tất cả đều vô ích“.
Số
lượng bài đăng chống nhà nước bị xóa ngày càng tăng. Những nhà hoạt động nổi tiếng
khác như Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Minh Sơn đã bị bỏ tù vì đăng các tài liệu bị
coi là “phỉ báng lãnh đạo Cộng sản”. Hồi tháng 1 và tháng 2 [năm nay], cảnh sát
thẩm vấn Trần Mai Sơn và Ngô Thị Oanh Phương, hai người dùng mạng xã hội thường
chia sẻ các bài đăng chỉ trích mô hình kinh doanh của VinGroup và các hành vi
vi phạm nhân quyền của công ty này, khiến Sơn phải xin tị nạn ở nước ngoài.
Trước
khi bị bắt, Bùi Tuấn Lâm, một người bán mì ở Đà Nẵng, đã chia sẻ một loạt video
châm biếm các sự kiện chính trị trong nhiều năm, một số video này trước đây đã
khiến anh gặp rắc rối. Năm 2021, ngay sau khi một bộ trưởng cấp cao, hiện là tổng
bí thư đảng, bị ghi hình, đang ăn tại một nhà hàng xa hoa trị giá 2.000 đô la Mỹ
ở London của đầu bếp nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gokce, được gọi là “Salt
Bae”, ông Bùi đã tự ghi hình mình bắt chước động tác nấu ăn mang tính biểu tượng
của đầu bếp này. Điều đó khiến cảnh sát triệu tập và thẩm vấn Bùi, cuối cùng
ông bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”, một tội danh phổ biến được sử dụng
đối với các tù nhân lương tâm.
Tất
cả đều bị giám sát
Trước
đây, chỉ những người bất đồng chính kiến hoặc những người trong danh sách đen mới bị
theo dõi. Bây giờ bất kỳ ai cũng có thể bị giám sát.
Chu
Ngọc Quang Vinh, học sinh trường chuyên PTTH Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái, đã
trở thành cái tên quen thuộc trong những tháng gần đây khi giành giải thưởng
hàng tháng ở chương trình Đường lên đỉnh Olympia, một chương trình thi đua, đố
vui giáo dục, dành cho học sinh trung học Việt Nam diễn ra trong hơn hai thập
niên. Người chiến thắng cuộc thi hàng năm trong một chương trình truyền hình có
thể giành được học bổng du học ở Úc.
Ngày
1 tháng 9, một ngày trước ngày Quốc khánh, cậu học sinh 17 tuổi này đã đăng
trong nhóm Facebook, nơi chỉ có 16 người bạn trên mạng có thể đọc được, nói rằng
cậu tham gia chương trình đố vui phổ biến này để rời khỏi đất nước, sống ở nước
ngoài. Một ngày sau, cậu bị triệu tập đến đồn cảnh sát tỉnh Yên Bái, được cho
là đã bị thẩm vấn về một bài đăng “không phù hợp”, chỉ trích Đảng Cộng sản. Bài
đăng của Vinh đã thu hút sự chú ý lớn của giới truyền thông, đặc biệt là những
lời lẽ kích động thù địch trên mạng, công kích lòng vô ơn của cậu đối với đảng
và sự thiếu hiểu biết về các giá trị truyền thống.
Các
trang và nhóm Facebook do các trí thức và các nhà hoạt động tạo ra, cung cấp
các câu chuyện khác nhau về lịch sử và tin tức, thay vì câu chuyện do chính phủ
đưa ra trong sách giáo khoa và các phương tiện truyền thông chính thống, cũng
đã biến mất. Ví dụ trang Nhật ký yêu nước, đã không còn tồn tại. Người quản trị
trang này đã nhận bản án tám năm tù vì “làm, lưu trữ, phát tán hoặc phổ biến
thông tin, tài liệu, bài viết có nội dung, xuyên tạc và phỉ báng chính quyền
nhân dân“.
Tháng
10 năm 2023, Lê Trung Khoa, tổng biên tập trang tin tức tiếng Việt, Thoibao.de
có trụ sở tại Berlin đã bị nhắm mục tiêu bằng phần mềm gián điệp Predator thông
qua nền tảng mạng xã hội X, trước đây là Twitter. Trang web của ông đã bị chặn,
các trang Facebook và YouTube của ông thường xuyên bị tin tặc nhắm tới.
Luật
sư Nguyễn Văn Đài bị cầm tù năm 2015 và 2018 và sống lưu vong ở Đức từ năm
2018, đã bị xóa hoặc chặn nhiều tài khoản Facebook và Youtube của mình. Năm
2022, trang fanpage Facebook mới lập của ông, với hơn 500.000 người theo dõi và
kênh YouTube của ông được lập năm 2023 với 300.000 người đăng ký, cũng đã bị
các nền tảng tương ứng xóa ngay lập tức.
Ông
nói: “Từ tháng 6 năm 2023 đến nay, tôi đã tạo tám kênh YouTube mới, nhưng mỗi
kênh chỉ tồn tại trong vài tuần trước khi bị Google xóa. Google đã hạn chế tôi
sử dụng dịch vụ YouTube của họ”.
Tuy
nhiên, khi những gã truyền thông xã hội khổng lồ bịt miệng các nhà hoạt động
nhân quyền, họ lại cho phép các dư luận viên được nhà nước hậu thuẫn từ mọi tầng
lớp xã hội nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền, cả trong và ngoài nước.
Những
người bảo vệ nhân quyền sống lưu vong vẫn phải đối mặt với những thách thức, được
Facebook hỗ trợ và tiếp tay. Phạm Thanh Nghiên, hiện đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ,
cho biết, nơi cư trú ở Mỹ của cô không bảo vệ cô khỏi các cuộc tấn công của những
chiến binh mạng, được gọi là dư luận viên. Cô Phạm nhớ lại rằng, cô đã bị tấn
công hồi đầu năm 2012, khi lần đầu tiên cô tạo một tài khoản Facebook cá nhân
sau khi được thả khỏi tù.
Cô
nói: “Họ [những chiến binh mạng] đã gửi cho tôi những tin
nhắn lăng mạ, xúc phạm và đe dọa bằng ngôn ngữ cực kỳ thô tục, bẩn thỉu và bạo
lực. Thậm chí họ còn đe dọa sẽ giết tôi hoặc hãm hại gia đình tôi”.
“Tôi
đã phải đối mặt với điều này trong 12 năm qua”, cô Phạm nói, ám chỉ lần lạm
dụng gần đây nhất là vài ngày trước khi được phỏng vấn.
Hafizh
Nabiyyin, Trưởng Văn phòng Tự do Ngôn luận của Mạng lưới Tự do Diễn đạt Đông
Nam Á (SAFEnet), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Denpasar, Indonesia,
hoạt động về các vấn đề liên quan đến quyền kỹ thuật số, cho biết, cần phải gây
thêm áp lực quốc tế lên Facebook để tăng tính minh bạch trong mối quan hệ với
chính phủ các nước chủ nhà, nhằm bảo vệ quyền tự do biểu đạt.
Nabiyyin
nói: “Một số hoạt động tuyên truyền được mạng xã hội tạo điều kiện nhằm mục
đích giành được sự ủng hộ của công chúng đối với các chính sách gây tranh cãi của
nhà nước. Ngoài ra, Meta nên chủ động và thường xuyên giám sát nền tảng của
mình để phát hiện, xác định và hành động chống lại hoạt động tuyên truyền do lực
lượng dự luận viên trên mạng cầm đầu. Điều này có thể thực hiện được bằng cách
phát hiện hashtag, chú thích, hồ sơ ảnh do AI tạo ra, hành vi không chân thực,
v.v… Họ [Meta] nên có đủ công nghệ để phát hiện điều này”.
No comments:
Post a Comment