Panama
không tham gia dự án « Con đường Tơ lụa Mới » của Trung Quốc kể từ năm 2026 do
áp lực Mỹ
Trọng Thành
- RFI
Đăng
ngày: 03/02/2025 - 11:39
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250203-panama-kh%C3%B4ng-tham-gia-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-con-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C6%A1-l%E1%BB%A5a-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-k%E1%BB%83-t%E1%BB%AB-n%C4%83m-2026-do-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-m%E1%BB%B9
Trọng
tâm chuyến công du Panama của ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm qua, 02/02/2025,
là kênh đào Panama, tuyến hàng hải huyết mạch với Mỹ, nơi trung chuyển đến 40%
container của Hoa Kỳ.
HÌNH
:
Tân
ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio (T) gặp lãnh đạo Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama
Ricaurte Vasquez ngày 02/02/2025. via REUTERS - Mark Schiefelbein
Tổng
thống Donald Trump ngay ngày đầu nhậm chức đã tuyên bố muốn chấm dứt ảnh hưởng
của Trung Quốc tại kênh đào, và nếu cần sẽ « dùng sức mạnh ». Theo
AFP, sau cuộc gặp với lãnh đạo ngoại giao Mỹ, tổng thống Panama, José Raul
Mulino, thông báo Panama sẽ không triển hạn thỏa thuận tham gia vào « Sáng
kiến Vành đai, Con đường » của Trung Quốc, thường gọi là
« Con đường Tơ lụa Mới », được tự động triển hạn ba năm một lần,
sẽ hết hạn vào năm 2026.
Thông tín
viên Grégoire Pourtier tường trình từ Panama :
« Ngày
Chủ Nhật này, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio được hướng dẫn thăm âu tàu Miraflores
để xem kênh đào Panama vận hành ra sao. Tuy nhiên, khía cạnh kỹ thuật nói trên
chỉ là thứ yếu, vấn đề thương mại và an ninh mới là tác nhân chính dẫn đến các
phản ứng gây gổ của tổng thống Trump.
Sau
cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ, tổng thống José Raul Mulino muốn trấn an. Ông
nói : ‘‘Tôi không cảm thấy có một bầu không khí tranh cãi, cũng không có sự
thiếu tôn trọng. Ngược lại, hai bên đều có thái độ chủ động hợp tác, và đặc biệt
là quan điểm sẵn sàng vượt qua các thắc mắc hoặc các hoài nghi có thể có về chủ
đề này.’’
Ảnh
hưởng của Trung Quốc là tâm điểm của các thảo luận, bởi hai cảng biển ở hai đầu
kênh đào do một công ty Trung Quốc kiểm soát. Tổng thống Mulino hứa với ngoại
trưởng Mỹ sẽ kiểm soát các hoạt động của các cơ sở hạ tầng này.
Ông
nói: ‘‘Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1997, tức từ khi Panama nhận lại quyền kiểm
soát kênh đào, cả hai cảng đều thuộc về một công ty, nằm dưới sự kiểm toán của
cơ quan chức năng của Cộng hòa Panama. Như vậy, cần phải đợi đến khi việc kiểm
toán kết thúc thì chúng tôi mới có thể rút ra được các kết luận hợp pháp , và
đưa ra các quyết định hành động trên cơ sở đó.’’
Về
phần mình, ngoại trưởng Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận nguyên trạng, và
sẽ có các biện pháp, nếu cần thiết, để bảo đảm là thỏa thuận về tính trung lập
của kênh đào được tuân thủ. »
Panama
chấp nhận làm điểm trung chuyển đưa di dân bị trục xuất khỏi Mỹ về nước
Ngoài
quyết định không triển hạn tham gia dự án « Con đường Tơ lụa Mới »
của Trung Quốc, Panama cũng đề xuất sẵn sàng làm địa điểm trung gian, tiếp nhận
các di dân vượt biên không giấy tờ bị trục xuất khỏi Mỹ, để sau đó đưa họ về bản
quán.
Theo
AFP, đây là « phần mở rộng » của dự án trục xuất di dân từ Nam
Mỹ vượt biên giới Colombia – Panama, vốn đã được chính quyền tiền nhiệm Joe
Biden ký kết với Panama hồi tháng 7/2024. Mỹ chi 6 triệu đô la để tài trợ cho
các chuyến bay đưa di dân từ Panama về nước.
Trong
năm 2024, gần 300.000 người vượt biên từ Colombia sang Panama, thông qua khu rừng
đại ngàn Darien. Đại đa số là người Venezuela, nhưng trong số họ cũng có nhiều
người Colombia, Ecuador, Trung Quốc hay Haiti.
--------------------------
Các
nội dung liên quan
THEO
DÒNG THỜI SỰ
Donald
Trump tố cáo Trung Quốc kiểm soát kênh đào Panama : Thực hư ra sao ?
HOA
KỲ - PANAMA
Ngoại
trưởng Mỹ bắt đầu vòng công du nước ngoài đầu tiên đến các nước Nam Mỹ
HOA
KỲ - PANAMA
Ngoại
trưởng Hoa Kỳ đến Panama để « đòi lại » quyền kiểm soát kênh đào Panama
No comments:
Post a Comment