Wednesday, October 31, 2018

BẦU CỬ MỸ : CỘNG HÒA hay DÂN CHỦ ? (Thạch Đạt Lang)




31/10/18

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bầu cử giữa nhiệm kỳ quốc hội Mỹ (Mid-term on 6thNovember 2018). Người dân Mỹ - Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng, Mỹ đỏ, Mỹ nhuôm nhuôm… Mỹ nào chẳng là Mỹ ? - nhiều người đã bỏ phiếu trước qua hình thức gửi thư, họ đã chọn lựa xong, đã dứt khoát tư tưởng trong quyết định bỏ phiếu cho một trong 2 đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ.

Nền chính trị của Mỹ rất đặc biệt, chỉ có 2 đảng chính thay nhau nắm quyền điều hành đất nước là Dân chủ (Democratic Party) thành lập ngày 09/01/1828, còn được gọi là đảng Con Lừa và đảng Cộng hòa (Republican Party) thành lập ngày 20/03/1854, còn được gọi là đảng Con Voi viết tắt là GOP (Grand Old Party). Khi Cộng hòa nắm quyền thì Dân chủ trở thành đảng đối lập và ngược lại.

Hai đảng chính thay nhau nắm quyền điều hành đất nước là Dân chủ (Democratic Party), còn được gọi là đảng Con Lừa, và đảng Cộng hòa (Republican Party), còn được gọi là đảng Con Voi

Việc xung đột quan điểm trong chuyện điều hành đất nước giữa 2 đảng là chuyện đương nhiên vì chủ trương, chính sách về kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, giáo dục, y tế... của 2 đảng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên đều chung một mục đích : Phục vụ quyền lợi của người dân Mỹ, những người đã bỏ phiếu (cũng như không) cho họ.

Kể từ khi Tu Chính Án thứ nhất – The First Amendment được ghi vào Hiến Pháp Mỹ năm 1791 đến nay, chưa một tổng thống Cộng hòa hay Dân chủ xúc phạm, phỉ báng truyền thông và báo chí tự do cho đến khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống thứ 45 ngày 20/01/2017.

Bước chân vào Tòa Bạch Ốc, Donald Trump luôn miệng gọi truyền thông báo chí tự do là kẻ thù của người dân (Enemy of the People) , gọi những tin tức họ đưa ra là tin giả (Fake News). Noi theo gương ông Trump, một số bài viết, video clip do người Việt thực hiện cũng lên án truyền thông, báo chí tự do, đồng thời vận động, kêu gọi người Việt bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa vào ngày 06/11/2018.

Trong phạm vi bài viết, không phân tích, đánh giá những bài báo, video đó, chỉ bàn đến nhận định mà “dường như” nhiều người Việt mắc phải – Đó là nhận định cho rằng đảng Cộng hòa là đảng chống cộng, tạo ra việc làm , đảng Dân chủ là thiên tả, tạo ra bọn trộm cướp, thành phần bất hảo (Republican create Jobs, Democratic create Mobs). Thiên tả ở đây là có khuynh hướng thân cộng, theo chủ nghĩa xã hội…

Cuộc chiến Quốc-Cộng ở Việt Nam kết thúc đã hơn 45 năm. Nhiều hồ sơ về cuộc chiến, nguyên nhân thất bại của người Mỹ, của miền Nam Việt Nam đã được giải mật, độc giả biết tiếng Anh có thể tìm kiếm dễ dàng bằng Google Search.

Người Mỹ bắt đầu can thiệp vào chính trường Việt Nam từ năm 1954 khi Thuyết Domino được Tổng thống Dwight D. Eisenhower giải thích trong một buổi họp nội các. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương (Indochina) trong cuộc chiến tranh lạnh (Cold War).

Khi người Pháp đầu hàng Việt Minh trong trận chiến Điện Biên Phủ, hiệp định Genève được ký kết tháng 7 năm 1954, nước Việt Nam chia làm 2 miền Nam-Bắc thành 2 quốc gia với 2 thể chế đối chọi nhau, Cộng hòa và Cộng sản. Mỹ chính thức thay thế người Pháp, yểm trợ cho miền Nam thành lập chế độ cộng hòa, chống lại sự bành trướng của chủ thuyết cộng sản.

Trong quá trình 21 năm yểm trợ cho miền Nam chống quân cộng sản Bắc Việt có tất cả 5 đời tổng thống Mỹ chịu trách nhiệm trực tiếp tới những chính sách, kế hoạch can thiệp vào cuộc chiến. Đó là Dwight D. Eisenhower (1953-1961 - Republican), John F. Kennedy (1961-1963 - Democratic), Lyndon B. Johnson (1963-1969 - Democratic), Richard Nixon (1969-1974 - Republican), Gerald R. Ford (1974-1977 - Republican).

Trọng 5 tổng thống này, 3 ông Eisenhower, Nixon, Ford thuộc đảng Cộng hòa, 2 ông Kennedy, Johnson thuộc đảng DC. Tuy nhiên, thời gian Mỹ can thiệp mạnh nhất nằm trong giai đoạn cầm quyền của đảng Dân chủ 1961-1969, quân số Mỹ tham chiến tại Việt Nam lúc đó lên đến 540.000 cùng lúc phong trào phản chiến bắt đầu lên cao . Tổng thống Lyndon Johnson muốn chiến thắng cộng sản bằng giải pháp quân sự nhưng không thành công. Khi hòa đàm Paris khai mạc năm 1968, tổng thống Johnson đồng ý ngưng ném bom miền Bắc.

Sau khi tổng thống Richard Nixon (Cộng hòa) thay thế Lyndon B. Johnson (Dân chủ) tháng 01/1969, tháng 05/1969 Mỹ bắt đầu giảm bớt quân số tham chiến ở Việt Nam. Khởi đầu với những trận bóng bàn giao hữu năm 1971 , Mỹ và Trung Quốc tìm cách xích lại gần nhau, cố vấn an ninh của Nixon là Kissinger và Chu Ân Lai liên tiếp có những cuộc gặp gỡ bí mật.

Bắt tay được với Trung Quốc năm 1972 - thế lực yểm trợ mạnh nhất cho cuộc chiến xâm lăng miền Nam - Nixon chính thức tìm cách chấm dứt chiến tranh bằng đường lối thương thuyết, thúc đẩy và ép buộc chính quyền miền Nam ngồi vào bàn hội nghị, chấp nhận ký kết hiệp định ngưng chiến Paris với những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho miền Nam trong cuộc bảo vệ tự do, dân chủ cho đất nước.

Ngày 30/04/1975, miền Nam thất thủ vì không còn vũ khí, đạn dược, tiếp liệu... Làn sóng người bỏ nước ra đi bắt đầu vào những ngày cuối tháng tư với trên một trăm ngàn người chạy trốn chế độ cộng sản. Những năm sau đó, làn sóng người Việt bỏ nước ra đi bằng đường biển càng ngày càng tăng cường độ.

Khi làn sóng thuyền nhân dâng cao vào những năm 1978-1979, tổng thống Jimmy Carter thuộc đảng Dân chủ là người tăng gấp đôi số lượng thuyền nhân được nhập cư vào Mỹ . Rất nhiều người trong số thuyền nhân Việt Nam được nhận vào thời gian này, ngày hôm nay chửi đảng Dân chủ là thiên tả, thổ tả, thân cộng…

Người Việt ở Mỹ đa số sống tập trung, quây quần, chùm đụp với nhau ở những thành phố như San Jose, Santa Ana, Westminster, Garden Grove, San Diego, Los Angeles, San Francisco... đều thuộc California (CA) và một vài thành phố khác là Houston, Arlington thuộc Texas (TX), Seattle, Portland thuộc Washington... rất ít khi va chạm quyền lợi, văn hóa, chủng tộc... với người da trắng nên mang ảo tưởng là ở Mỹ không có kỳ thị.

Nói đến người Việt ở Mỹ là nói đến California vì đây là tiểu bang giầu nhất nước Mỹ với nền kinh tế đứng hàng thứ 5 trên thế giới , an sinh xã hội do đó cũng được chính phủ đài thọ cao nhất nước Mỹ. Người Việt sống ở California đông nhất, hưởng phúc lợi xã hội cao nhất so với các tiểu bang khác. Ở Quốc hội, đảng Dân chủ chiếm đa số ghế ở cả 2 viện từ nhiều năm qua, Thống đốc hầu hết là người đảng DC nên mọi chính sách từ kinh tế, giáo dục đến an sinh xã hội, di trú... gần như đều do đảng DC quyết định.

Tuy nhiên cứ nhìn sinh hoạt chính trị của người Việt ở thủ đô người Việt tị nạn - Little Sài Gòn – hay San José sẽ thấy đa số luôn phê bình, chỉ trích, chửi bới đảng Dân chủ là thiên tả, thân cộng… Vậy đâu là lý do, dữ kiện, facts, data... để cho số người Việt nói trên có kết luận rằng đảng Cộng hòa là đảng chống cộng, còn Dân chủ là thiên tả ?

Tại sao ? Phải chăng họ muốn từ bỏ những phúc lợi mà họ đang hường ? Chắc chắn là không ! Vậy thì lý do nào ? Có trời mới hiểu. Ông Trump và đảng Cộng hòa đang dự trù, tìm cách hủy bỏ Obamacare lần thứ hai nếu đảng Cộng hòa thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào thứ ba tuần tới (06/11/2018).

Hai biến cố có nguyên nhân chính trị tiềm ẩn mới nhất đây, vụ bom thư được gửi tới nhà các lãnh đạo đảng Dân chủ như Hillary Clinton, Barack Obama .., một số nhân vật có danh tiếng như tỉ phú George Soros, tài tử Robert De Niro.., những người từng công khai chỉ trích, phê bình, lên án Donald Trump và vụ xả súng bắn chết 11 người, gây thương tích nặng nề cho nhiều người khác ở môt giáo đường Do Thái tại Pittsburgh đều do những kẻ cuồng Trump (Cesar Sayoc và Robert Bowers) là thủ phạm. Đừng cho rằng những lời nói kích động, khuyến khích bạo lực, kỳ thị chủng tộc của ông Donald Trump không ảnh hưởng, tác động gì đến những người này.

Có điều gì bảo đảm chắc chắn rằng sẽ không bao giờ có một vụ xả súng bắn vào trường học, đám đông, chùa chiền, nhà thờ, trung tâm mua sắm... của người Việt ở San Jose, Santa Ana, Westminster, San Diego, Houston, Arlington, Seattle… ?

Bầu cho đảng phái nào là quyền tự do chọn lựa của mỗi người, thế nhưng trước khi quyết định, cũng nên tim hiểu, soi gương, suy nghĩ, nhìn lại mình để tự hỏi rằng : Ta là ai ? Làm gì trên đất nước này ? Tại sao ta có mặt ở đây ? Ta đứng ở đâu trong xã hội Mỹ ? Ta chạy trốn cái gì, ta mong muốn điều gì khi rời bỏ quê hương, đất nước ra đi ?

Thạch Đạt Lang
(31/10/2018)






SỰ KÍCH ĐỘNG ĐOÀN NGƯỜI DI CƯ CỦA TRUMP ĐÃ DẪN ĐẾN BẠO LỰC (Adam Serwer - The Atlantic)




Adam Serwer  -  The Atlantic
Mai V. Phạm dịch
31/10/2018

Lời dịch giả: Khá nhiều người Việt Nam do không nắm rõ thông tin về quy trình xin tị nạn tại Hoa Kỳ, đã vội vàng bắt chước Trump lên án nặng nề đối với những người di dân bất hợp pháp. Trong khi họ không biết rằng hầu hết những người di dân bất hợp pháp đến Mỹ là để xin tị nạn nhân đạo (asylum) theo đúng quy trình pháp lý.

Theo quy định của Cơ Quan Nhập Tịch Và Di Trú Hoa Kỳ năm 2018 (U.S Citizenship and Immigration Services), để xin tị nạn, người nộp đơn BẮT BUỘC PHẢI CÓ MẶT TẠI HOA KỲ (“To obtain asylum through the affirmative asylum process you must be physically present in the United States” – USCSI 2018). Nghĩa là để thỉnh cầu tị nạn có hiệu lực, di dân phải vào Hoa Kỳ để nộp đơn xin tị nạn tại các cửa khẩu biên giới (port of entry). Hiểu giản dị hơn, đại đa số xin tị nạn ở Mỹ đều từng hoặc đang là di dân bất hợp pháp vì họ buộc phải bước chân qua biên giới Mỹ mới được xin tị nạn (“physically present in the United States”).

Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu cấp tị nạn cho công dân nước ngoài từ năm 1972 theo Bộ Di trú. Chương trình tị nạn nhằm trợ giúp những người đang đối mặt với hiểm nguy và sợ hãi phải quay trở về đất nước theo tinh thần của Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc. Những người xin tị nạn phải chứng minh được sự bức hại hoặc nỗi sợ bị bức hại tại quê nhà đến từ phân biệt chủng tộc, bách hại tôn giáo, bị tước quốc tịch, bất đồng quan điểm chính trị hoặc là thành viên của một nhóm xã hội dân sự nào đó.

Những người xin tị nạn có thể nộp đơn xin tị nạn với các quan chức di trú trong vòng một năm sau khi vào Hoa Kỳ. Trong ba quý đầu tiên của năm 2018, 76% người xin tị nạn đã vượt qua cuộc phỏng vấn hết sức nghiêm ngặt và gay go. Theo Bộ Di trú, những người xin tị nạn có thể bị giam giữ hoặc cho phép tạm trú tại Hoa Kỳ cho đến khi trường hợp tị nạn của họ được giải quyết – thường mất vài tháng đến nhiều năm. Nếu những người nhập cư bất hợp pháp bị bắt và bị đưa vào tình trạng bị trục xuất, họ vẫn có thể xin tị nạn theo quy định của chính phủ Hoa Kỳ.

Số người xin tị nạn tại Hoa Kỳ đến từ các quốc gia Trung Mỹ đã tăng vọt trong vài năm qua. Các quốc gia này đã và đang bị bao vây cũng như nhấn chìm bởi tỷ lệ giết người ngày càng tăng, bạo lực băng đảng và tình trạng nghèo đói lan rộng. Vào năm 2017, theo dữ liệu từ Cao Ủy Tị Nạn của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ đã nhận được nhiều thỉnh cầu tị nạn hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, theo dữ liệu được thu thập tại Đại học Syracuse, hơn 70% người Honduras, Salvadoran và Guatemala xin tị nạn tại Mỹ đã bị từ chối từ năm 2012 đến 2017. Và chỉ một phần tư của tất cả các đơn xin tị nạn đã được phê duyệt trong ba quý đầu tiên của năm 2018, theo số liệu của USCIS.

Chương trình TỊ NẠN NHÂN ĐẠO là nét đẹp vô cùng cao quý, thể hiện tinh thần NHÂN ĐẠO và YÊU NGƯỜI của dân Mỹ. Các công dân và tổ chức Xã hội Dân sự Hoa Kỳ đã mở rộng vòng nhân ái, trợ giúp hàng triệu người tị nạn, trong đó có nhiều người Việt Nam. Đáng buồn thay, có một số người Việt hải ngoại tự cho mình cái quyền lên án những di dân chỉ bởi vì họ muốn vào Mỹ để xin tị nạn. Một số người còn bệnh hoạn cho rằng chính phủ Mỹ cần phải giúp người Mỹ trước khi giúp những người di dân. Chính phủ Mỹ làm gì có tiền để giúp đỡ nếu mỗi người dân Mỹ KHÔNG đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước?

Hoa Kỳ là một đất nước dân chủ – quyền lực thực sự nằm trong tay người dân. Từ năm 1972 đến nay và qua bao đời tổng thống, chưa có một tổng thống nào đánh đồng di dân hoặc người nhập cư, là thành phần tội phạm nguy hiểm như Trump cả. Cụ thể trong những phát ngôn, Trump thường gộp chung di dân với các băng nhóm tội phạm, khiến cho nhiều người thiếu thông tin nghĩ rằng, di dân là thành phần bất hảo. Trong thực tế, mặc dù có những khiếm khuyết về tình trạng nhập cư, nhưng Hoa Kỳ vẫn luôn được các quốc gia khác kính nể và tôn trọng vì sự nhân đạo dành cho di dân. Hoa Kỳ mạnh như ngày nay cũng nhờ chương trình nhập cư và tị nạn, với vô số người tài năng và đạo đức đã nỗ lực đóng góp xây dựng Hoa Kỳ thịnh vượng và nhân bản. Theo đánh giá mới đây của Gallup, một tỷ lệ cao kỷ lục là 75% người dân Mỹ, thuộc mọi thành phần đảng phái, cho rằng chương trình nhập cư là một điều tốt lành cho Hoa Kỳ – tăng nhẹ so với 71% vào năm ngoái. Chỉ có 19% người dân coi việc nhập cư là một điều xấu (Gallup, 2018).

Việc Trump chống nhập cư cũng dễ hiểu, bởi phân biệt chủng tộc và xem trọng người da Trắng là bản chất của Trump. Sự thật cần nhớ nhất chính là vẫn còn vài tuần nữa, trước khi đoàn người di cư mới đến được biên giới Hoa Kỳ. Trump cố tình dùng hình ảnh đoàn người di dân để gieo rắc nỗi sợ, khiến nhiều người hoang mang, lầm tưởng rằng họ tiến vào nước Mỹ để phá hủy nước Mỹ hoặc “xâm lược”. Tuy nhiên, thực tế là họ đến Mỹ để xin tị nạn. Để quy trình xin tị nạn được thuyết phục và hợp pháp tại Mỹ, họ buộc phải đặt chân vào biên giới Hoa Kỳ bất hợp pháp. Và ngay cả sau cuộc hành trình dài đầy khổ đau, họ vẫn phải đối mặt với những bất lợi về mặt pháp lý từ chính quyền Trump.

Trên hết, Trump muốn những người ủng hộ Trump quên đi sự thật rằng Hoa Kỳ là một đất nước dân chủ pháp trị, với pháp luật nghiêm minh và hệ thống an ninh nghiêm ngặt. Cũng giống như những gì Hitler đã từng làm tại Đức Quốc xã, Trump dùng nỗi sợ và sự chia rẽ như là công cụ chính trị, nhằm mang lại thắng lợi cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Bởi Trump hiểu rõ hơn ai hết, nếu quyền đại đa số (majority) của Đảng Cộng hòa tại cả Hạ viện và Thượng viện rơi vào sự kiểm soát của đảng Dân chủ, thì quyền lực tổng thống của Trump sẽ bị kiểm soát chặt chẽ và Trump cũng sẽ đối mặt với nhiều mối nguy về mặt pháp lý.

***

(The Atlantic) — Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông ta khẳng định rằng, hàng ngàn người Honduras di cư là một mối đe dọa gần kề – và tay súng [Robert Bowers gây ra vụ thảm sát, giết chết 11 người tại thánh đường Do Thái giáo] ở thành phố Pittsburgh, đã xem mối đe dọa này là nghiêm trọng.

Hôm thứ Ba, ngày 16/10/2018, Tổng thống Donald Trump bắt đầu tweet: “Hoa Kỳ đã mạnh mẽ thông báo với Tổng thống Honduras rằng nếu đoàn người di cư đông đảo đến Hoa Kỳ không được ngăn chặn và quay trở về Honduras, thì sẽ không có thêm tiền hoặc viện trợ nào cho Honduras và sẽ có hiệu lực ngay lập tức!
Hôm nay chúng tôi đã thông báo cho các quốc gia Honduras, Guatemala và El Salvador rằng nếu họ cho phép công dân của họ, hoặc những người khác, vượt qua biên giới đất nước họ để vào Hoa Kỳ, với ý định bất hợp pháp, thì tất cả các khoản thanh toán cho họ sẽ chấm dứt”.

Phó Tổng thống Mike Pence cũng đã tweet: “Tôi đã nói chuyện với Tổng thống Hernandez của Honduras về đoàn người di cư đến Hoa Kỳ. Tôi cũng đã chuyển thông điệp mạnh mẽ từ Tổng thống Trump: không còn viện trợ nếu đoàn người không dừng lại. Tôi đã nói với tổng thống Honduras rằng Hoa Kỳ sẽ không tha thứ cho sự coi thường trắng trợn này đối với biên giới và chủ quyền của chúng tôi”.

Động lực rõ ràng cho sự phẫn nộ của Trump và Pence đến từ một phần trên Fox News vào sáng ngày hôm đó, đã chiếu một đoàn người di cư Honduras đang cách xa Hoa Kỳ cả ngàn dặm. Bắt đầu vào giữa tháng 10, đoàn người gồm những người tị nạn đang tìm cách trốn chạy khỏi bạo lực tại quê nhà của họ. Trong vài tuần sau đó, Trump đã tìm mọi cách để biến đoàn người tị nạn thành tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trump bịa đặt bằng cách nói với những người ủng hộ mình rằng trong đoàn người có “thành phần tội phạm và những người Trung Đông không rõ danh tính”, vốn là một tuyên bố không có cơ sở thực tế, khiến những người ủng hộ Trump nghĩ rằng có những kẻ khủng bố đang lẩn trốn trong đoàn người tị nạn – Trump lấy hết dối trá này đặt lên dối trá khác.

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis theo lệnh Trump đã điều nhiều binh sĩ đến biên giới. Một người dẫn chương trình tại Fox News đã hỏi Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen, liệu trong trường hợp nào nếu đoàn người di cư bất chấp vượt qua biên giới Hoa Kỳ, thì họ có thể sẽ bị bắn?” Bà Nielsen trả lời, “Chúng tôi không có ý định bắn người vào lúc này”.

Bộ Nội An “xác nhận” rằng, trong đoàn người di cư có những “thành viên băng đảng hoặc có lịch sử tội phạm đáng kể”, nhưng lại không hề cung cấp bằng chứng về bất kỳ mối quan hệ nào như vậy. Trump tìm cách đổ lỗi cho đảng đối lập vì sự tồn tại của đoàn người di cư: “Mỗi lần bạn nhìn thấy một đoàn người, hoặc những người di dân bất hợp pháp tìm cách tiến vào vào đất nước của chúng ta bất hợp pháp, hãy suy nghĩ và đổ lỗi cho đảng Dân Chủ bởi vì họ không chịu bầu để thay đổi luật di trú thảm hại của chúng ta!” Trump tweet thêm vào ngày 22/10/2018: “Hãy nhớ cuộc bầu cử giữa kỳ! Thật không công bằng với những ai đến Hoa Kỳ hợp pháp”.

Với truyền thông cánh hữu, nơi mà mọi lời nói của tổng thống được tôn thờ, những người bình luận bắt đầu khuếch đại những lời hô hào của Trump với những chi tiết mới. Dân biểu Matt Gaetz của Florida tự hỏi, liệu George Soros – nhà từ thiện Do Thái giàu có mà Trump và một số thành viên của Thượng viện Hoa Kỳ đổ lỗi cho các cuộc biểu tình chống lại việc thông qua Thẩm phán Tối cao Brett Kavanaugh và là một trong những người nhận bom hăm dọa của Cesar – là chủ mưu đằng sau đoàn người di cư hay không? NRATV, cơ quan tuyên truyền của Hiệp hội Súng trường Quốc gia, liên kết hai nỗi ám ảnh của đảng Cộng hòa, đó là gian lận cử tri và di dân. Chuck Holton nói với khán giả của NRATV rằng Soros đã gửi đoàn lữ hành đến Hoa Kỳ để những người di cư có thể bỏ phiếu: “Các nhóm cánh tả đang hợp tác với một tỷ phú sinh ra ở Hungary và chính phủ Venezuela nhằm cố gắng gây ra ảnh hưởng đến cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 bằng cách sai hàng ngàn người di cư Honduras tiến về phía Bắc”.

Trên CNN, nhà bình luận bảo thủ Matt Schlapp đã cố tình hỏi người dẫn chương trình CNN là Alisyn Camerota rằng “Ai đã trả tiền cho đoàn người?” và sau đó tự trả lời câu hỏi của mình: “Vì các thẩm phán cánh tả và những người khác can thiệp, kể cả George Soros, chúng ta có quá nhiều hỗn loạn ở biên giới phía nam”. Chương trình Fox News của Laura Ingraham, một vị khách mời nói: “Những cá nhân này không phải là những người nhập cư mà họ chính là những người đang xâm lược đất nước của chúng ta” và một người khách mời khác thì khẳng định, đoàn người di cư đang tìm cách tạo ra “sự hủy diệt đối với xã hội và văn hóa Mỹ”.

Trong khi đó, phần lớn báo chí đã tiếp tay giúp Trump biến cuộc bầu cử giữa kỳ thành cuộc trưng cầu dân ý về đoàn người di cư. Các kênh podcast nổi tiếng dành toàn bộ thời gian nói về đoàn người di cư. Và nó cũng nằm trên trang đầu của các trang web truyền thông lớn. Đoàn người đã trở thành một chủ đề rất lớn trên truyền hình cáp, nơi mà người của Trump tự do truyền bá thông tin sai lệch về mối đe dọa mà đoàn người di cư mang lại. Trên thực tế, đoàn người di cư này đang cách xa biên giới Hoa Kỳ hàng ngàn dặm và vài tuầnđang giảm dần về số lượng, và khó có thể đến được Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Nếu người di cư đến Hoa Kỳ, theo luật pháp hiện hành, họ có quyền vào Hoa Kỳ để xin tị nạn tại các cửa khẩu. Nếu đơn xin tị nạn của họ không được chấp nhận, thì họ sẽ bị từ chối cho nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Hoàn toàn không có trường hợp khẩn cấp quốc gia và không hề có mối đe dọa đáng ngại nào cả. Thực tế, chỉ có một nhóm những người tuyệt vọng đang hy vọng tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, là những người có quyền thỉnh cầu xin tị nạn tại Hoa Kỳ và không có quyền ở lại nếu thỉnh cầu xin tị nạn của họ bị từ chối.

Có báo cáo tiết lộ rằng Trump biết tuyên bố của mình về đoàn người di cư là sai. Một quan chức chính quyền nói với tờ Daily Beast một cách đơn giản, “Không thành vấn đề là liệu thông tin có chính xác 100% … và đây chỉ là một vở kịch”. Vở kịch nhằm hạ nhục nhân phẩm của đoàn người bất hạnh với sự dối trá để hù dọa những cử tri ủng hộ Trump, với mục đích khiến họ phải đi bầu giữa kỳ. Tuy nhiên, một số cá nhân đã xem những tuyên bố của Tổng thống là nghiêm túc. Vào sáng thứ Bảy, ngày Shabat của đạo Do Thái giáo, một tay súng đã bước vào thánh đường giáo xứ Tree of Life ở Pittsburgh, xả súng thảm sát 11 người và khiến nhiều người khác bị thương. Vụ thảm sát đánh dấu một tuần khủng bố, trong đó Cesar Soyoc đã gửi bom tới nhiều cá nhân chuyên phê bình Trump và một người khác cũng đã giết chết hai người da đen trong một cửa hàng tạp hóa sau khi không được họ cho vào một nhà thờ của người Mỹ Đen.

Trước khi thực hiện vụ thảm sát tại Tree of Life, tay súng Robert Bowers đổ lỗi cho người Do Thái đứng sau đoàn người di dân của “những kẻ xâm lược” và bày tỏ cơn thịnh nộ trên phương tiện truyền thông xã hội, cho biết rằng hắn rất giận dữ vì HIAS, một tổ chức của người Do Thái chuyên giúp đỡ những người tị nạn tại Hoa Kỳ. Robert Bowers viết trên trang Gab, một trang mạng xã hội phổ biến của các nhóm cực hữu, cảnh báo rằng: “Những đoàn người lữ hành lớn của các thanh niên đến từ Honduras và El Salvador đang xâm lược nước Mỹ tại biên giới phía nam kém an ninh của chúng ta. HIAS thích mang những kẻ xâm lược vào Mỹ để giết người của chúng ta. Tôi không thể ngồi yên và xem người của tôi bị tàn sát. Mặc kệ tầm nhìn của bạn, tôi sẽ tấn công”.

Những người thiệt mạng hôm thứ Bảy đã bị giết vì cố gắng làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, khi mà niềm tin tôn giáo khuyến khích họ làm điều đó. Lịch sử của người Do Thái là tị nạn, không quốc tịch, và sự đàn áp. Những nhóm như HIAS đã giúp đỡ người tị nạn và họ làm với sự hiểu biết đến từ lịch sử: chính họ từng là những mục tiêu của các cuộc khủng bố và của những kẻ đàn áp nhằm theo đuổi quyền lực. Thông thường, một chính trị gia không thể chịu trách nhiệm về hành động của một người ủng hộ mình. Nhưng theo lẽ thông thường, các chính trị gia không được khen ngợi người ủng hộ mình đã đánh đập tàn nhẫn một người đàn ông La-tinh là “rất nhiệt huyết”. Theo lẽ thông thường, các chính trị gia không đề nghị trả các hóa đơn pháp lý cho những người ủng hộ mình nếu họ tấn công những người biểu tình của phía đối lập. Các chính trị gia cũng không khen ngợi các hành động bạo lực chống lại giới truyền thông. Các chính trị gia cũng không được bảo vệ những kẻ cực đoan, có khuynh hướng phát xít là “những người tốt”. Các chính trị gia cũng không biện minh cho việc Cesar Sayoc gửi bom đến các nhà phê bình họ, bằng cách đổ lỗi cho truyền thông báo chí đã châm ngòi bạo lực. Và theo lẽ thường, các tổng thống cũng không trâng tráo khai thác quyền lực của mình, nhằm hù dọa các cử tri Mỹ trắng, khiến họ phải hoảng sợ để đi bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa.

Trong vài thập niên qua, hầu hết các chính trị gia người Mỹ, gồm cả đảng Cộng hòa và Dân chủ, đều thận trọng không kích động những người ủng hộ mình tự giải quyết các vấn đề theo cách riêng của họ. Nhưng Trump đã làm tất cả những gì có thể để thổi bùng ngọn lửa sợ hãi và chia rẽ. Không có gì ngăn chặn được người khác làm theo những gì Trump nói.

Nhiều người bảo vệ Trump cho rằng cách nói của Trump chỉ là nói đùa và những cử tri ủng hộ Trump không xem nó là nghiêm túc. Nhưng lập luận này cũng có nghĩa là thừa nhận, nếu ai làm theo những tuyên bố của Trump sẽ gây ra bạo lực. Và thực sự, bạo lực chính trị được thực hiện trên danh nghĩa Trump là không hề ít trong những ngày gần đây.

Robert Bowers, là người xả súng tại thánh đường Do Thái giáo ở thành phố Pittsburgh đã từng chỉ trích Trump vì không phân biệt chủng tộc hay chống Do Thái đủ mạnh như hắn mong đợi. Nhưng, Robert Bowers đã làm theo logic của Trump và những người thân cận Trump: Hắn sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để ngăn chặn một “cuộc xâm lược” của những người Mỹ La-tinh, theo kế hoạch của những người Do Thái phản bội, trong một nỗ lực “nhằm hủy hoại xã hội và văn hóa Mỹ”.

Châm ngòi cho vụ thảm sát chống người Do Thái tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ là một trò lừa bịp kỳ thị chủng tộc, được tạo ra bởi một tổng thống Mỹ Donald Trump, đang tìm cách giúp chính đảng của mình giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử giữa kỳ vào 6/11. Sẽ không có hành động chính trị, không phát ngôn, và không có sửa đổi trong lời nói hay hành vi nào có thể thay đổi được thực tế này. Tay súng gây ra vụ thảm sát có thể đã tìm thấy một lý do khác để hành động vào một ngày khác. Nhưng Robert đã chọn hành động vào ngày thứ Bảy và sự lựa chọn của hắn là một phản ứng đến từ một ảo tưởng chính trị mà Tổng thống Trump đã chọn để tuyên truyền và cả những người ủng hộ Trump cũng chọn để khuếch đại nó.

Đối với những ai đã hỗ trợ Trump trong chiến dịch tuyên truyền dối trá, họ chính là những người đã cho phép Trump đánh vào những nỗi sợ về phân biệt chủng tộc nhằm bịa đặt ra tình trạng khẩn cấp quốc gia và cũng chính là những người tự nhủ với bản thân: “Đây chỉ là vở kịch”? Mỗi một người trong số họ phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Sự lên án của họ dành cho chủ nghĩa bài Do Thái là vô nghĩa. Tưởng nhớ và lời cầu nguyện của họ là vô giá trị. Những lời chia buồn của họ là không thỏa đáng. Họ không bao giờ có thể xóa bỏ được những gì họ đã làm và những gì họ đã gây ra sẽ không bao giờ bị lãng quên.







KHI LÃNH ĐẠO VÔ LIÊM SỈ (Ánh Liên - VNTB)




1/11/2018

Vợ của một Chủ tịch phường Lê Hồng Phong (Tp. Thái Bình) có nhà cao 4 tầng nhưng vẫn được vay vốn thoát nghèo. Một Bộ trường Bộ giáo dục, người từng phát biểu ‘Cán bộ địa phương (điều giáo viên đi tiếp khách) cũng là vì vui vẻ thôi’, có số tín nhiệm thấp nhất (137 phiếu) trong số 48 chức danh nhưng vẫn không chịu từ nhiệm.

Từ thấp đến cao, từ tổ chức đảng cho đến chính quyền nhà nước của Việt Nam hiện nay không thiếu gì ngoài hai chữ liêm sỉ. Sở dĩ như vậy là vì, bản thân những con người này sinh ra từ dối trá, và được dung dưỡng bởi dối trá, vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại liên tục đến mức một ngày, phẩm giá con người được bán đi với giá rẻ mặt, kể cả sự liêm sỉ.

Vô liêm sỉ không phải là cách nói đối với 1 cá nhân, mà đôi khi nó nhân lên thành thể chế.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc,người đứng đầu chính phủ xã hội chủ nghĩa của một nước cộng sản độc tài, trong một phát biểu bên ngoài lãnh thổ đã tuyên bố: ‘Việt Nam là một quốc gia dân chủ, chúng tôi lên án mọi chế độ độc tài.’

Thực ra, ông Phúc cũng chỉ là nói theo ý đồ của nhóm lãnh đạo trong nước mà thôi, ở nơi đó, mọi quan điểm và chỉ thị đều phải rập khuôn, nơi trắng thành đen và ngược lại.

Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT ĐCSVN kiêm Chủ tịch nước Việt Nam từng bày tỏ trước cử tri rằng, ‘Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, luật pháp’. Nhưng chính ông giờ đây kiêm nhiệm cả 2 chức vụ đứng đầu đảng lẫn nhà nước, ai kiểm soát, làm thế nào kiểm soát. Thậm chí, Đảng do ông đứng đầu cũng ra Quy định cấm bàn về xã hội dân sự, tam quyền phân lập vì lo sợ chế độ tự diễn biến, tự chuyển hóa. Bên cạnh đó, Đảng của ông tiếp tục ban hành Luật an ninh mạng, Luật bảo vệ bí mật nhà nước với mục tiêu tối cao là ‘bảo vệ chế độ’, mà nói thẳng ra là bảo vệ ĐCSVN trường tồn lãnh đạo, độc tài chân lý và quyền lực.

Nếu ai phản ứng lại quan điểm của ông hay những người lãnh đạo trong nhóm Bộ Chính trị, lập tức bị chụp mũ ‘suy thoái đạo đức, tự diễn biến, chuyển hóa’ để rồi với đảng viên thì bị ‘đề nghị kỷ luật’ như với trường hợp GS Chu Hảo; với thường dân thì bị chụp mũ ‘bôi nhọ lãnh đạo’ và cửa nhà tù được mở ra.

Mới đây, một nhóm an ninh đến làm việc với ông Đại tá công an về hưu Nguyễn Đăng Quang với lời đe dọa ‘đi đâu, gặp những ai và bàn những chuyện gì, bọn em biết hết và biết rất cụ thể’, đồng thời đề nghị vợ ông Đại tá về hưu phải khuyên bảo chồng không nên làm bốn điều, trong đó có tham gia biểu tình; lên tiếng, trao đổi những vấn đề tế nhị; không viết bài bình luận, phản biện những vấn đề nhạy cảm; không trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài. Những ‘đề nghị’ nêu trên của anh trung tá an ninh nếu đặt trong một bài học về nhân quyền và lập pháp tại trường ĐHQG Hà Nội, thì có lẽ anh đã phải nhận hàng tá sự phản đối kịch liệt lẫn chửi bới, bởi quan điểm ‘an ninh chế độ’ mà có anh dùng quyền uy để trao đổi nó không chỉ phi nhân quyền, mà phi cả về mặt pháp luật. Nó không khác gì việc các anh ngồi xổm trên pháp luật hay lót bản Hiến pháp CHXHCN Việt Nam 2013 dưới mông cả.

Thế nhưng mọi sự trơ trẽn, không biết xấu hổ vẫn cứ diễn ra, vợ ông Chủ tịch phường vẫn nhận sổ hộ nghèo đến anh trung tá an ninh ngồi xổm pháp luật hay một ông lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN vẫn cứ lên tiếng về một ‘Việt Nam dân chủ’. Đó là sự tai hại, là hệ quả từ thói tư duy áp đặt bằng bạo lực đã duy trì hơn 70 năm qua, cái thói quen ưa quyền lực này khiến cho phẩm giá con người mất đi, nhận thức lý tính về tình hình thực tiễn và mối quan hệ giữa con người với lập pháp quốc gia trở nên mơ hồ và lỏng lẻo. Nhưng không sao, ‘ĐCSVN muôn năm và vô địch’, nơi nguồn ngân sách vẫn cấp đều cho các đảng viên ‘trung thành và im lặng’ sẽ tiếp tục thực thi cái gọi là giữ bằng được quyền lực và sự độc tôn lãnh đạo của ĐCSVN, bất chấp những quy luật tự nhiên, bất chấp nó đúng hay sai về đường đi, thậm chí nếu đường đi đó có dẫn đến sự diệt vong của chính chính đảng này.

Liêm sỉ có giá trị rất hay, nó là sợi dây vô hình để đảm bảo con người ứng xử tốt hơn, hợp tình và hợp lý, và khi không còn liêm sỉ, thì con người phá cách, nỗi loạn và u mê, họ hành xử không còn đúng giá trị con người của hiện đại và văn minh, hoặc thậm chí không còn tính người bên trong. Thế nên mới có chuyện, dàn lãnh đạo Tp. HCM nhắn tin từ thiện giả bị nhà báo Trương Châu Hữu Danh vạch trần, hay những kẻ chiếm đất định cư của bà con Thủ Thiêm để bán 144,6 hecta 'bán lại' cho 51 công ty (văn phòng, khu vui chơi giải trí,...), sau đó đền bù cho người dân ở mức giá rẻ mạt (20 triệu/m2) so với vị trí mà các hộ dân Thủ Thiêm đang ở. Ai không đi, liền bị cưỡng chế, cắt nguồn nước - điện sinh hoạt, ai tìm cách bám trụ thì tìm mọi thủ đoạn để buộc họ rời đi, theo thông tin từ Facebooker Nguyễn Thùy Dương (một người đang theo đuổi công lý cho dân oan Thủ Thiêm) cho hay trong một livestreams ngày 31.10. Điều đáng nói, sự vụ dây dưa đến mức có lúc tưởng chìm xuồng, ông Tất Thành Cang, ông Lê Thanh Hải, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vẫn 'trơ mặt' với công lý và nỗi đau thương của người dân xứ đất này.

Do đó, khi ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ‘Việt Nam là quốc gia dân chủ’, hay ‘Cương lĩnh quan trọng hơn hiến pháp’ thì nó cũng chẳng khác lắm với tuyên bố của ông Phúc về việc, ‘Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai, thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật’ lắm. Và Thủ Thiêm hay nhiều sự oan khuất khác trên cả nước cũng sẽ được giải quyết như vậy dưới mái che của Cương lĩnh đảng. Và báo chí đảng vẫn ngợi ca: Vận nước đang lên và vai trò lãnh đạo của đảng.

Một sự vô liêm sỉ đến rợn người.


* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả






TRUNG QUỐC : NHỮNG NGÀY XƯA TỒI TỆ ĐÃ QUAY LẠI (Foreign Affairs)




Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp
Kelly Hammond, Rian Thum, and Jeffrey Wasserstrom - Foreign Affairs
Người dịch: Huỳnh Hoa
31/10/2018

Nhiều chuyện đáng lo đã xảy ra ở Trung Quốc gần đây. Hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) theo Hồi giáo đã bị đưa vào các trại cải tạo kiểu Orwellian (**) tại tỉnh Tân Cương (Xinjiang) ở phía tây. Một đảng chính trị ở Hong Kong bị đặt ra ngoài vòng pháp luật bất chấp quy chế đặc biệt và lịch sử tự do ngôn luận của thành phố. Các giáo viên ở một thành phố cảng miền nam bị yêu cầu phải nộp lại hộ chiếu để [chính quyền] có thể theo dõi kỹ hơn mọi cuộc đi lại của họ. Một nhà bất đồng chính kiến bị đau ốm, người được giải Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), bị ngăn không cho ra nước ngoài chữa bệnh. Trong khi về thăm quê ở Trung Quốc, người lãnh đạo tổ chức chống tội phạm quốc tế, Interpol, bỗng biến mất rồi tái xuất hiện trong sự giam cầm của chính phủ và đối mặt với các cáo buộc tham nhũng. Danh sách các sự việc như thế còn kéo dài.  

Thông tin về những sự kiện như vậy dần dần lộ ra, mỗi sự kiện tự nó đều có thể gây sốc, nhưng tất cả đều bị bỏ qua dễ dàng như là những lớp vỏ bề ngoài không quan trọng của những xu thế tích cực hơn. Tuy nhiên, gộp chung lại, những dấu chấm được kết nối sẽ thể hiện một bức tranh rõ ràng – và đáng lo ngại – về con đường của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình (Xi Jinping). Bất chấp tất cả những câu chuyện về tiến lên phía trước, đất nước này, ở nhiều phương diện, đang quay lại với quá khứ, và các quan chức và nhà lãnh đạo của nó đang bộc lộ một thái độ vô liêm sỉ mới trong hoạt động đàn áp. Bắt nhốt từ năm đến mười phần trăm số dân của cả một sắc tộc, như chính phủ [Trung Quốc] đã làm ở Tân Cương là một phương pháp dường như thuộc về thế kỷ trước chứ không phải thế kỷ này.
Nhưng những biện pháp mạnh tay này không chỉ đảo ngược những cuộc cải cách và cởi mở ở các thập niên trước. Bắc Kinh còn đang mở rộng quy mô địa lý của những biện pháp ấy, kéo dài chúng từ các vùng biên giới phía tây của đất nước sang những vùng có thời tương đối tự do hơn, và sử dụng những phương pháp hiện đại để phục vụ những tham vọng toàn trị chủ nghĩa cổ lỗ. Tóm lại, những gì chúng ta đang chứng kiến không phải là sự tiếp tục trạng thái đàn áp của Trung Quốc mà là sự khởi đầu của một cái gì đó mới mẻ hơn, đáng báo động hơn.

NHỮNG BIÊN GIỚI MỚI CỦA SỰ ĐÀN ÁP

Trong lãnh thổ rộng lớn của Tân Cương, sự chống đối của người bản xứ đối với ách cai trị của Trung Quốc đã có lịch sử lâu dài, cũng dài như vậy là những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đè nén sự chống đối này thông qua việc kiểm soát hành vi đi lại, phát ngôn và thể hiện văn hóa. Nhưng trong vòng hai năm qua, nhà cầm quyền đã có những bước đi chưa hề có tiền lệ để đồng hóa dân tộc Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác trong vùng theo văn hóa của người sắc tộc Hán. Nhà nước đã xây dựng một mạng lưới hơn 180 trại “chuyển hóa thông qua giáo dục”, trong các trại này có đến một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác bị giam cầm mà không qua bất kỳ hình thức xét xử nào. Nhà cầm quyền tuyên bố rằng những trung tâm này được dùng để dạy nghề và huấn luyện về pháp lý. Nhưng những cựu tù nhân từ đó ra đã mô tả một hệ thống kỷ luật kiểu trại lính và sự lạm dụng lan tràn, nơi tù nhân phải hát những khẩu hiệu của đảng, phải học Tư tưởng Tập Cận Bình. Trong khi đó, nhà cầm quyền đã tuyển dụng một số lượng lớn công dân Trung Quốc người gốc Hán đến ở trong nhà người Duy Ngô Nhĩ, giám sát các gia đình và chọn ra những cá nhân để đưa vào trại cải tạo. Những hành vi như bỏ hút thuốc lá, không chào các quan chức hoặc chỉnh đồng hồ theo giờ địa phương, theo như tường trình, đều bị coi là dấu hiệu của “chủ nghĩa cực đoan” – và là căn cứ cho việc giam giữ không thời hạn. Theo các quan chức địa phương, mục đích của biện pháp này là nhằm xóa bỏ “những mầm mống” và “những khối u” đã “bị nhiễm độc những bệnh tật ý thức hệ”.

Nếu như Tập Cận Bình chứng tỏ sự đàn áp của Bắc Kinh đang gia tăng như thế nào thì Hong Kong lại cho thấy sự đàn áp đó đang trải rộng ra những vùng đất mới, ngay cả những vùng không có nhiều người sắc tộc thiểu số. Công dân của đặc khu bán tự trị Hong Kong được hưởng hàng loạt quyền tự do chính trị và dân sự không hề có ở Trung Quốc lục địa. Ấy vậy mà đảng Quốc gia Hong Kong (Hong Kong National Party – HKNP) – một tổ chức nhỏ thành lập năm 2016 thẳng thắn kêu gọi [Hong Kong] phải được độc lập hoàn toàn khỏi Bắc Kinh, đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, trên cơ sở rằng những tín điều của nó bị cho là có tính chất lật đổ một cách nguy hiểm. Các tổ chức đối lập từ lâu vẫn thường bị dẹp ở Trung Quốc lục địa, nhưng với Hong Kong, lệnh cấm này là lệnh đầu tiên gây kinh ngạc trong 21 năm mà đặc khu này độc lập khỏi sự kiểm soát của người Anh. Cuộc tranh luận cũng làm nổi bật các nỗ lực của quan chức nhằm phỉ báng các nhà lãnh đạo đảng Quốc gia Hong Kong như là những “người ly khai”, tuy bất bạo động nhưng chẳng tốt đẹp gì hơn “những kẻ khủng bố”. Ở Tây Tạng (Tibet), các quan chức Trung Quốc từ lâu đã dùng lối vu vạ này để làm mất uy tín những người ủng hộ đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama), còn ở Hong Kong, thứ ngôn ngữ như vậy là chưa hề có tiền lệ.

Trong khi đó, các nhà báo ngoại quốc làm việc ở Bắc Kinh từ lâu đã biết rằng thị thực (visa) của họ có thể bị hủy bỏ nếu những bài tường thuật của họ biến thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền. Điều này chưa bao giờ xảy ra ở Hong Kong – cho đến tháng Mười vừa qua khi biên tập viên châu Á của tờ Thời báo Tài chính (Financial Times – Vương quốc Anh), ông Victor Mallet, bị hủy visa. Nhà cầm quyền từ chối giải thích về quyết định hủy visa, nhưng hiển nhiên là đó là một hành động trả đũa chống lại ông Mallet vì ông đã điều phối một sự kiện tại Câu lạc bộ Nhà báo nước ngoài cùng với nhà lãnh đạo đảng Quốc gia Hong Kong vừa bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.    

Mãi tới gần đây, nhà cầm quyền không áp dụng luật của Trung Quốc lục địa trên lãnh thổ Hong Kong, nhưng điều này đang thay đổi. Tại một chốt kiểm tra di dân ở nhà ga West Kowloon tại Hong Kong – nơi một tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ chạy vào lục địa – các nhân viên an ninh của lục địa áp dụng luật của lục địa.

Bắc Kinh cũng đang xuất khẩu áp lực ra khắp mọi nơi. Năm 2015, nhà nước bắt đầu cấm các bậc cha mẹ ở Tân Cương đặt tên con cái theo tên của đạo Hồi. Giờ đây, kiểu cảnh sát văn hóa này đang lan ra tỉnh láng giềng Ninh Hạ (Ningxia), một tỉnh mà theo truyền thống được cai trị nhẹ nhàng hơn. Hồi tháng Chín, chính quyền Ninh Hạ tuyên bố họ sẽ đặt lại tên một dòng sông địa phương để xóa bỏ mọi sự đề cập tiềm tàng tới quá khứ Hồi giáo. Vì tên cũ của dòng sông, Aiyi, bị nghi là ám chỉ bà A’isha, phu nhân của nhà tiên tri Muhammad nên bây giờ dòng sông được gọi là Điền Nông (Diannong) giang.

Không cần phải đi về các tỉnh xa thuộc vùng biên cương miền tây của đất nước: hồi cuối tháng Chín, các quan chức yêu cầu giáo viên ở thành phố Hạ Môn (Xiamen) vùng đông nam phải nộp lại hộ chiếu của họ trước kỳ lễ quốc khánh vào đầu tháng Mười, nhằm ngăn cản họ đi du lịch tới Hong Kong gần đó hoặc ra nước ngoài mà không được cho phép chính thức. Đây là một chiến thuật quen thuộc ở Tây Tạng và Tân Cương nhưng là điều mới mẻ ở các thành phố lục địa trên vùng duyên hải phía đông.

SỰ TRỞ VỀ CỦA QUÁ KHỨ

Những câu chuyện này kết hợp lại, cùng với nhiều câu chuyện khác nổi lên trong 5 năm kể từ khi Tập lên cầm quyền chứng tỏ rằng nhà nước Trung Quốc đang đối phó với những mối bất bình và những sự căng thẳng chính trị hiện đại bằng những công cụ đàn áp mà họ đã bắt đầu vứt bỏ. Đất nước Trung Quốc đã có những bước tiến rất dài về công nghệ và phát triển kinh tế trong vài thập niên qua. Trên mặt trận chính trị, nó chỉ đi loanh quanh.

Tập không phải là Mao Trạch Đông (Mao Zedong). Nếu như Mao dùng các phong trào quần chúng để khuấy động mọi chuyện lên, Tập nhấn mạnh vào sự ổn định và trật tự. Mao sỉ vả Khổng Tử như là một nhân vật “phong kiến” mà những tín điều đã kiềm hãm Trung Hoa; Tập lại tán dương những giá trị Khổng giáo truyền thống. Thế nhưng quá khứ đang thực hiện cuộc quay về đáng chú ý. Các trại cải tạo, một cơ chế được ưa chuộng để kiểm soát xã hội trong những thập niên 1950-1960, đã dần dần không được sử dụng nữa nhưng những ngày này, chúng lại trở thành mốt thời thượng. Các tù nhân chính trị có thời bị ngăn không cho ra nước ngoài chữa bệnh nhưng vào thập niên 1990, những nhà ly khai đang bị ở tù như Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) và Vương Đán (Wang Dan) đã được ra tù để chữa bệnh và được phép ra nước ngoài. Khi người được giải Nobel Lưu Hiểu Ba bị bệnh ung thư năm 2017, việc Bắc Kinh từ chối, không cho phép ông được chữa trị ở nước ngoài, gây cảm tưởng như là một cuộc quay lại thời kỳ trước cải cách. Những người tiền nhiệm của Tập đã đưa ra giới hạn nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo đất nước; Tập lên ngôi và dỡ bỏ cái rào chắn này. Sách Mao tuyển bị đặt qua một bên – đây là thời đại Tư tưởng Tập Cận Bình.

Một cuộc đảo chiều hoàn toàn khác so với các thập niên gần đây là cách thức mà những kỹ thuật có thời chỉ dùng ở những vùng cần được kiểm soát chặt chẽ hơn của đất nước đã di chuyển sang những vùng từ trước tới nay được kiểm soát lỏng lẻo hơn. Trước kia những khu vực tương đối tự do có vẻ như ngày càng mở rộng: báo chí ở những địa phương gần biên giới với Hong Kong chẳng hạn, đã bắt đầu vận hành ngày càng giống với các đối trọng của họ ở phía cựu thuộc địa của Anh quốc. Ở một số thành phố của Tây Tạng và Tân Cương, đời sống thường nhật có vẻ giống, ít ra là bề ngoài, với đời sống ở bất kỳ thành phố nào trong lục địa. Ngày nay trái lại, dòng chảy đang theo hướng ngược lại.

Kết hợp với nhau, việc tái khởi động những cung cách cũ tồi tệ và cuộc chuyển dịch về hướng đông các cơ chế kiểm soát đã làm cho các nhà quan sát chính trị Trung Quốc phải giật mình và thôi thúc họ suy nghĩ lại rất nhiều giả định về con đường đi tới của đất nước này kể từ khi nó bắt đầu một kỷ nguyên cải cách gần bốn mươi năm về trước.

Đây cũng là một phần của sự thay đổi kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chậm lại đã buộc đảng Cộng sản phải tìm những câu chuyện mới để giải thích tại sao đảng xứng đáng được nắm giữ quyền lực, và khả năng của đảng trong việc duy trì sự ổn định xã hội được đưa lên thành điểm trung tâm để rao giảng cho công chúng. Cũng với lý do như vậy, bộ máy tuyên truyền của nhà nước ngày càng dựa nhiều vào các chủ đề chủ nghĩa dân tộc vị chủng và niềm tự hào về những thành tựu của người Hán. Không phải ngẫu nhiên mà những người bị hành hạ vì những biện pháp khắc nghiệt nhất là người thuộc về những nhóm sắc tộc phi-Hán; còn trong trường hợp đảng Quốc gia Hong Kong, họ bị coi là người Hán nhưng đã trở thành kẻ phản bội sắc tộc của họ. Những sự thay đổi này bắt đầu trong thời kỳ chuẩn bị cho cuộc thăng tiến của Tập trong giới lãnh đạo Đảng vào cuối năm 2012, bốn tháng trước khi ông ta trở thành chủ tịch. Từ đó, quá trình thay đổi được tăng tốc một cách ngoạn mục dưới sự theo dõi của ông ta, một phần bởi vì ông ta có nỗi ám ảnh cá nhân đối với trật tự.

Những cuộc đàn áp gần đây cũng được khích lệ bởi các yếu tố quốc tế. Tình hình đã khác đi vì Đảng chỉ trả một cái giá tương đối nhỏ ở nước ngoài cho những hành vi đàn áp ở trong nước. Trong quá khứ, những động thái tự do hóa nhỏ thể hiện một khao khát của Bắc Kinh muốn tránh, hoặc ít ra là làm giảm xuống mức tối thiểu, sự phản kháng của các nước khác, các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về nhân quyền. Ngày nay, Tập và những cận thần của ông ta ít lo lắng hơn, họ tin rằng sự giàu có và tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc sẽ hạn chế mọi cuộc bất đồng sinh ra từ sự đàn áp ở trong nước – đây cũng là lối tính toán đã làm cho các nhà lãnh đạo độc tài khác thêm bạo dạn, chẳng hạn như gia tộc cầm quyền ở Arab Saudi. Cộng thêm vào điều này là trạng thái hỗn loạn về chính trị ở Hoa Kỳ và châu Âu và rõ ràng đó là lý do tại sao các lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể làm mà không bị trừng phạt những gì mà những người tiền nhiệm của họ đều né tránh. Trừ phi các nhà lãnh đạo ở khắp nơi có thể tập hợp đủ lòng dũng cảm để thách thức những hành vi vượt qua giới hạn của Bắc Kinh, và trừ phi các nhà quan sát nhận ra rằng những biến cố có vẻ như riêng biệt kia là một phần của một làn sóng đàn áp duy nhất thì đừng mong đợi những tin tức phát ra từ Tân Cương hoặc Hong Kong sẽ sớm thay đổi.

-------------

(*) Kelly Hammond là Phó giáo sư Lịch sử, Đại học Arkansas. Công trình nghiên cứu của bà tập trung vào lịch sử Hồi giáo ở Đông Á và các tộc người thiểu số ở vùng biên địa của Trung Quốc.
Rian Thum là Phó giáo sư Lịch sử Đại học Loyola ở New Orleans, nghiên cứu viên ở Đại học Nottingham. Nghiên cứu của ông tập trung vào sự chồng lấn giữa Trung Quốc và thế giới Hồi giáo.
Jeffrey Wasserstrom là Giáo sư Lịch sử Đại học California ở Irvine và đã viết rất nhiều về các cuộc phản kháng của dân chúng ở Trung Quốc.

(**) Orwellian: từ dùng để chỉ tính chất xã hội “tù ngục” dưới chế độ độc tài hoặc toàn trị, xuất phát từ tác phẩm của nhà văn George Orwell. George Orwell (1903-1950): nhà văn, nhà báo, nhà bình luận người Anh. Tác phẩm của ông đầy hình ảnh ẩn dụ để lên án bất công xã hội, chống lại chủ nghĩa toàn trị và ủng hộ chủ nghĩa dân chủ xã hội. Tác phẩm nổi bật của ông là Trại súc vật (1945), 1984 (1949)…

*
Nguồn :
Why Xi Jinping Is Ramping Up Repression 
By Kelly Hammond, Rian Thum, and Jeffrey Wasserstrom
Foreign Affairs, 30/10/2018







NGUYỄN PHÚ TRỌNG THEO TẬP CẬN BÌNH (Ngô Nhân Dụng)




Ngô Nhân Dụng
October 30, 2018

Nguyễn Phú Trọng đang đi theo con đường Tập Cận Bình trong việc củng cố quyền lực. Nhưng Trọng còn học tập Bình ngay trong chính sách và hành động: Thứ nhất là tiêu diệt các thế lực đối nghịch trong đảng; thứ hai là đàn áp dư luận của người dân, kiểm soát các mạng thông tin xã hội và đe dọa những người có ý kiến độc lập, ở trong và ngoài đảng. Tiêu biểu trong chuyện này là việc “thi hành kỷ luật với Giáo Sư Chu Hảo.”

Nguyễn Phú Trọng đang mở đường cho Trung Cộng thôn tính nước Việt Nam. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Từ đầu, Nguyễn Phú Trọng đã đi đúng các nước cờ của Tập Cận Bình trong chiến dịch gọi là “chống tham nhũng.” Năm 2012, sau khi nắm hai chức đứng đầu nhà nước và đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã dùng chiêu bài “chống tham nhũng” để tiêu diệt bọn Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và cả đám tay chân của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Nguyễn Phú Trọng đã dùng món võ đó đánh đám đàn em của Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Phú Trọng cũng theo gót Tập Cận Bình khi tìm cách nắm quyền chi phối guồng máy công an và quân đội. Ở Trung Quốc, Tập Cận Bình đã đàn áp những người bất đồng chính kiến ngoài đảng như khi bỏ tù Lưu Hiểu Ba, người đã công bố một chương trình dân chủ hóa Trung Quốc và được giải Nobel Hòa Bình. Nguyễn Phú Trọng cũng mở chiến dịch bắt bỏ tù các người tranh đấu ôn hòa đòi tự do dân chủ ở Việt Nam, từ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến Luật Sư Nguyễn Văn Đài. Tập Cận Bình kiểm soát dư luận trên các mạng xã hội thế nào thì Nguyễn Phú Trọng cũng làm theo, với đạo luật An Ninh Mạng.

Mới lên ngôi chủ tịch nước trong khi đã nắm trong tay guồng máy đảng với chức tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng đánh ngay Giáo Sư Chu Hảo để thị uy những đảng viên đang muốn góp phần thay đổi xã hội và chế độ bằng thông tin, sách vở.

Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng đã “đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật Giáo Sư Chu Hảo” vì ông cựu thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ này đang gây “ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội.”

Ông giám đốc 78 tuổi của nhà xuất bản Tri Thức, đã lên tiếng chống Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng của Nguyễn Phú Trọng. Một điều Nguyễn Phú Trọng có thể đã không tính trước được, là phản ứng của những người trí thức đang cắn răng làm đảng viên Cộng Sản với ước vọng mong manh thay đổi đảng từ bên trong. Hành động thanh trừng Chu Hảo cho thấy họ chấp nhận đang tuyệt vọng.

Nhà văn Nguyên Ngọc, 86 tuổi, đã tuyên bố rút ra khỏi đảng Cộng Sản ngay sau khi Chu Hảo bị tấn công. Vào đảng từ năm 1956, sau 62 năm làm đảng viên, ông Nguyên Ngọc xác định, “Chu Hảo là “một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai hóa bằng Tủ Sách Tinh Hoa của nhà xuất bản Tri Thức mà ông là giám đốc.”

Nguyên Ngọc và Chu Hảo đều là thành viên trong nhóm chuyên gia và trí thức độc lập “Viện Nghiên Cứu Phát triển IDS,” một tổ chức mà ông chủ tịch Nguyễn Quang A đã tuyên bố “tự giải tán” để chống chính sách bịt miệng của Nguyễn Tấn Dũng. Một ngày sau Nguyên Ngọc, 12 người khác cũng tuyên bố từ bỏ đảng Cộng Sản, như Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, cựu Đại Sứ Nguyễn Trung, hai sĩ quan quân đội, một luật sư, một cô giáo, một kỹ sư, ba tiến sĩ.

Chính ông Chu Hảo cũng tự bỏ cái đảng mà ông gia nhập 45 năm trước; ông phân trần rằng đảng này “không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại.”

Nói thẳng hơn, nhà văn Nguyên Ngọc viết “tôi nhận thấy đảng… ‘tự diễn biến’ thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước.” Ông đã vạch mặt đảng Cộng Sản là một “lực lượng vô luân.” Và ông quả quyết: “Không lực lượng vô luân nào có thể ngăn trở dân tộc này quyết định vận mệnh của mình.”

Chúng tôi hoan nghênh hành động từ bỏ đảng Cộng Sản của các nhà trí thức trong nước. Nhiều độc giả Người Việt đặt câu hỏi tại sao các nhà trí thức đã chờ tới lúc này mới chính thức rút ra khỏi đảng Cộng Sản?

Nhưng chúng ta cần đặt mình vào chỗ đứng của những nhà trí thức sống dưới chế độ Cộng Sản. Họ được đào tạo trong môi trường “xã hội chủ nghĩa” mà Hồ Chí Minh đã học và đem từ Nga, từ Tàu về áp dụng. Ngay từ đầu, giới trí thức Cộng Sản không được tập thói quen suy nghĩ độc lập.

Như nhà văn Vương Trí Nhàn nhận xét từ năm 2014, “Nếu hiểu được người trí thức ở (nước) ta là thế và được nhào nặn như thế, chúng ta sẽ độ lượng với họ hơn với nghĩa… bớt hy vọng ở họ hơn.” Vương Trí Nhàn đã dịch một bài viết về số phận của tầng lớp người có học ở Nga thời Xô Viết do Sergey Kirilov viết. Trích dẫn, “…người ta… tạo ra một lớp trí thức yếu ớt, dung tục, không có khả năng độc lập mà phụ thuộc nhà nước, do đó sống chết cũng phải trung thành với nhà nước.”

Được đào tạo và quen sống dưới một cơ chế độc tài như vậy, những giới trí thức ngoài Bắc đã gia nhập đảng Cộng Sản vẫn còn giữ được lương tri, lương năng, cho nên đã tỉnh ngộ rất nhanh khi có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài, dù chỉ qua sách vở. Dù nhiều người đã biết đảng là “phản dân hại nước” như Chu Hảo tố cáo, nhưng khi còn cầm cái thẻ đảng thì họ vẫn còn phương tiện và cơ hội làm những việc ích lợi cho tương lai dân tộc. Xuất bản sách, làm các mạng lưới, là những phương pháp bất bạo động chống cường quyền. Theo gót Phan Châu Trinh, họ thúc đẩy công tác “khai dân trí, chấn dân khí.”

Đầu thế kỷ 20, Phan Châu Trinh từ Pháp trở về nước, chấp nhận “thỏa hiệp” sống dưới chế độ thực dân và làm thân bầy tôi của triều đình nhà Nguyễn thối nát và ươn hèn; một chính quyền không khác gì đảng Cộng Sản bây giờ. Nhưng cụ Phan đã tận dụng thời gian cuối cuộc đời mình để làm hai công việc:“mở mang dân trí” và “chấn hưng chí khí” giúp đồng bào.

Một thế kỷ trước đây, những nhà trí thức khác như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Phan Long, vân vân, cũng rời bỏ cuộc sống lưu vong ở Pháp để trở về tranh đấu, vận động đồng bào ở ngay trên đất nước mình.

Gần đây, giới trí thức ngoài đảng như các Luật Sư Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài cũng thỏa hiệp, chọn con đường tranh đấu “trong vòng luật pháp,” dù đó chỉ là những luật lệ bất công của một đảng độc tài chuyên chế. Họ cũng không khác gì Phan Châu Trinh xưa vẫn phải sống với luật lệ của thực dân Pháp và triều đình Huế hủ bại. Hành động trục xuất những người như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm, vân vân, cho thấy chế độ Cộng Sản bây giờ còn nhẫn tâm hơn thực dân Pháp.

Những nhà trí thức cam tâm vẫn làm đảng viên Cộng Sản cũng thỏa hiệp như vậy. Nhưng trong lòng, họ vẫn sẵn sàng từ bỏ đảng, như Nguyên Ngọc cho biết: “Tôi đã suy nghĩ và định làm việc này từ lâu,…” Giọt nước làm tràn ly là những hành động của đảng Cộng Sản như trục xuất Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm, và “kỷ luật” với Chu Hảo. Giới đảng viên có học thức nhìn thấy rằng thái độ nhịn nhục đến cùng của họ sẽ trở thành vô ích. Dù chỉ nêu những ý kiến khác một chút, họ không còn được đảng Cộng Sản dung thứ nữa.

Con đường duy nhất cho các đảng viên Cộng Sản có lương tâm bây giờ là xé thẻ đảng, đốt thẻ đảng. Nhưng họ không thể làm công việc đó một cách âm thẩm, thụ động. Họ phải đứng lên tố cáo tội lỗi của đảng Cộng Sản đối với dân tộc Việt Nam.

Như khi nhà văn Nguyên Ngọc phê bình vụ Giáo Sư Chu Hảo, ông nói: “Thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc.”

Đây là những tội ác tối thiểu mà giới trí thức phải nói rõ cho toàn dân cùng biết: Chính sách ngu dân của đảng Cộng Sản, muốn kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để cho bọn quan chức trong đảng dễ lừa dối và đàn áp dân. Trong thời gian tới, cần phải tạo một phong trào giới đảng viên trí thức từ bỏ đảng đông và mạnh hơn nữa. Ngoài tội ngu dân, cần phải tố cáo những tội ác lớn khác của đảng Cộng Sản làm hại đất nước ngay trong lúc này: Chính sách độc quyền kinh tế, kìm hãm tư doanh, chủ trương cướp đất của dân bán cho tư bản ngoại quốc, và bắt toàn dân cúi đầu làm nô lệ cho Trung Cộng!

Nguyễn Phú Trọng đang dò bước theo chân Tập Cận Bình nhưng Trọng cũng tỏ ra không dám đối đầu với giặc phương Bắc, trong khi Bình còn dám nuôi tham vọng giấc “Mộng Trung Quốc” đứng ngang hàng với Mỹ.

Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ đi quá đà khi tìm cách tiêu diệt hết những tiếng nói độc lập, ngay trong đảng. Hậu quả là sẽ khiến dân Việt Nam hèn yếu, nhu nhược hơn để dễ bị Trung Cộng nắm đầu!

Tập Cận Bình không nhẫn tâm đến như vậy. Năm 2016, khi nói chuyện với Tỉnh Ủy Hà Bắc về chuyên đề sinh hoạt dân chủ, Tập Cận Bình còn biết dẫn lời Thương Ưởng: “Một nghìn người vâng dạ, không bằng một kẻ sĩ nói thẳng.” (Thiên nhân chi nặc nặc bất như nhất sĩ chi ngạc ngạc;” 千人之諾諾,不如一士之諤諤).

Tập Cận Bình còn nhớ đến lời Đường Thái Tông trong Tam Kính Luận (Ba Tấm Gương): Đừng sợ có người nói điều trái ý mình, chỉ sợ người có ý kiến mà không dám nói ra (Bất phạ hữu nhân thuyết phác thoại; tựu phạ hữu thoại đô bất thuyết, 不怕有人说错话,就怕有话都不说).

Khi tìm cách bịt miệng những người có ý kiến khác, như Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm, cho tới Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Nguyễn Phú Trọng chỉ biết học các hành động chuyên chế mà không dám làm theo Tập Cận Bình đến nơi đến chốn!

Khi giới trí thức ôn hòa nhất cũng bị đàn áp, dân Việt Nam càng bị lừa dối và đàn áp hơn. Nguyễn Phú Trọng đang mở đường cho Trung Cộng thôn tính nước Việt Nam! (Ngô Nhân Dụng)








CÁCH BẢO VỆ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI KHỎI TRUMP (Mari Pangestu - East Asia Forum)




   
Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Posted on 01/11/2018 by The Observer

Bất chấp kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất, dòng vốn chảy vào Mỹ đã làm cho đồng đô la tăng giá so với đa số các đồng tiền chủ chốt.

Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất là Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước vốn đang gặp khó khăn về tài khóa có nguyên nhân từ bối cảnh chính trị. Brazil, Nam Phi và các quốc gia mới nổi của châu Á cũng bị ảnh hưởng – mặc dù đồng tiền của những quốc gia này giảm giá ở mức thấp hơn trong khoảng 10 đến 12 phần trăm. Và cả đồng nội tệ Australia và Trung Quốc cũng lần lượt giảm giá khoảng 8 phần trăm và 5 phần trăm.

Mức độ giảm giá đồng tiền tại các nền kinh tế khác nhau phản ánh nhận thức của các nhà đầu tư về sự khác biệt trong điều kiện kinh tế vĩ mô nền tảng của những nền kinh tế này, đặc biệt là mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách, cũng như triển vọng chính sách của các nước này.

Sự tăng giá của đồng đô la đặt ra những câu hỏi về khả năng trả những khoản nợ định giá bằng đồng đô la của các quốc gia mới nổi và những khó khăn mà điều này sẽ gây ra cho hệ thống tài chính của họ. Kể cả nếu điều kiện kinh tế hiện tại cho thấy khả năng lây lan từ Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ là thấp, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde đã cảnh báo rằng “những điều này có thể thay đổi nhanh chóng”. Sự bất định đang hiện hữu là một mối đe dọa trước mắt và rõ ràng.

Bất trắc trong nền kinh tế thế giới đang trên đà gia tăng kể từ sau cuộc trưng cầu Brexit và việc Tổng thống Trump đắc cử hồi năm 2016, và hồi năm 2017 khi nước Mỹ rời khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đưa ra đe dọa áp đặt rào cản thương mại. Sự bất trắc này đã tăng cao hơn từ tháng Một năm 2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện những lời đe dọa của ông ta để khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại song phương – những gì ông coi là ‘thương mại không công bằng’ đối với Mỹ – bằng cách áp đặt thuế quan lên tấm pin năng lượng mặt trời và máy giặt, sau đó là nhôm và thép.

Từ tháng Ba, sự bất trắc lớn nhất đến từ các xung đột thương mại kiểu ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc, bắt đầu với việc Mỹ áp đặt mức thuế 25 phần trăm lên lượng hàng xuất khẩu trị giá 50 tỷ đô của Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa với mức thuế quan tương  tự lên khối lượng thương mại tương tự từ Mỹ. Sau đó, Trump leo thang cuộc chiến thương mại hồi tháng Chín với thông báo áp mức thuế 10 phần trăm lên 200 tỷ đô la hàng xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ.

Xung đột thương mại Mỹ-Trung và sự bất trắc vây quanh nó được dự kiến sẽ gây ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu. Ảnh hưởng của sụt giảm xuất khẩu từ Trung Quốc tới Mỹ đối với tăng trưởng của Trung Quốc sẽ làm giảm nhập khẩu của Trung Quốc, sau đó sẽ tác động tới nhiều quốc gia vốn coi Trung Quốc là đối tác thương mại chính.

Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc và các quốc gia đối mặt với rào cản thương mại từ Mỹ sẽ tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của họ. Bối cảnh này đã khiến một số quốc gia áp đặt rào cản hoặc tiến hành các cuộc điều tra tự vệ thương mại, ví dụ như đối với mặt hàng thép. Sự bất trắc này đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư khi các doanh nghiệp đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự gia tăng rào cản thương mại đối với chuỗi cung ứng của họ.

Bây giờ vẫn còn khá sớm để có thể đánh giá được mức độ gián đoạn sẽ nghiêm trọng đến thế nào, bởi vì phân tích chuỗi cung ứng là rất khó. Nhưng tổn thất cuối cùng sẽ là rất lớn bởi vì các doanh nghiệp sẽ phải đánh giá lại các quyết định thương mại và đầu tư của họ để bảo vệ bản thân trước các hàng rào thuế quan thay vì tìm cách tối đa hóa sức cạnh tranh của mình.

Một phương diện đáng lo ngại nhất là nước Mỹ, sau 75 năm trong vai trò người ủng hộ lớn nhất, giờ đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tương lai của hệ thống thương mại dựa trên luật lệ vốn có thể dự đoán được và công bằng cho thương mại thế giới. Không có ánh sáng nào rõ ràng ở phía cuối đường hầm.

Câu hỏi mấu chốt là: Mục đích của Trump là gì? Có phải là thay đổi luật chơi để tăng lợi ích cho nước Mỹ và giải quyết vấn đề “chính sách định hướng phi thị trường” của Trung Quốc, hay là chống thương mại và Nước Mỹ trước tiên? Giả sử là điều đầu tiên thì có ít nhất ba phản ứng quan trọng cần được nhắc đến.

Đầu tiên là bảo vệ sự ổn định của Tổ chức Thương mại Thế giới trong vai trò một khuôn khổ chung dự đoán đoán được, công bằng và ổn định. Để đạt được mục tiêu này, các cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO phải tiếp tục hoạt động hiệu quả. Một bài kiểm tra là vụ kiện của Trung Quốc và châu Âu chống lại mức thuế quan của Mỹ đối với sản phẩm thép và nhôm, và vượt qua sự ngăn cản của Mỹ đối với việc bổ nhiệm hội đồng thẩm phán.

Để đảm bảo rằng Mỹ không sử dụng các công cụ đơn phương lộ liễu để giải quyết những lo ngại của mình có nghĩa là các quy tắc của WTO cần được cải cách. Nhiều việc cần phải được hoàn thành hơn để giải quyết những vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, môi trường, lao động, chính sách cạnh tranh, trợ giá, thuế, dữ liệu điện tử và đối xử đối với các quốc gia đang phát triển.

Thứ hai, quá trình hội nhập phải tiếp tục, có hoặc không có nước Mỹ. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một điểm khởi đầu tốt đẹp. Và điều tối quan trọng là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) phải được hoàn tất vào tháng 11 năm nay. Đây là những tiến trình quan trọng cho thấy sự cam kết tiếp tục của Đông Á đối với mở rộng thị trường và thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư.

Thứ ba, và là điều mà đa số đồng ý là quan trọng nhất, là cải cách đơn phương. Trong thời kỳ gia tăng bất ổn toàn cầu và không gian chính sách giới hạn cho việc kích cầu, cải cách cấu trúc là một điều bắt buộc đối với các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc. Các cải cách này liên quan tới thương mại và đầu tư, cũng như về chính sách cạnh tranh, tài sản trí tuệ, vai trò của doanh nghiệp nhà nước và phát triển bền vững. Quá khứ cho thấy các cải cách đơn phương có nhiều khả năng thành công hơn khi có áp lực từ các quốc gia khác và sự đối chiếu với các cam kết quốc tế.

Nếu thiếu đi nỗ lực chung và sự đoàn kết của nhóm lãnh đạo thiện chí, bao gồm châu Âu và Đông Á, tương lai của hệ thống thương mại dựa trên luật lệ sẽ tiếp tục bị đe dọa.

*
Mari Pangestu là cựu Bộ trưởng Thương mại Indonesia và là Giáo sư tại trường Đại học Indonesia (University of Indonesia).

Nguồn: Mari Pangestu, “How to save the world trading system from Trump”, East Asia Forum, 15/10/2018.