Đảng Cộng sản Việt
Nam: Thông điệp Tô Lâm khác gì thông điệp Nguyễn Phú Trọng?
BBC News Tiếng Việt
3
tháng 2 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cew58p27eryo
Tổng
Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất
đủ năng lực lãnh đạo đất nước; quyết tâm đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ
nghĩa phát triển và đề ra bảy nhóm vấn đề trọng tâm của công tác xây dựng Đảng.
Tổng
Bí thư Tô Lâm
Nhân
dịp kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, các báo trong nước đã đồng
loạt đăng bài viết Rạng rỡ Việt Nam của Tổng Bí thư Tô Lâm vào ngày 2/2.
Theo
truyền thống, ông Tô Lâm mở đầu bài phát biểu của mình bằng việc nhắc lại bối cảnh
lịch sử, công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giống
như bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm năm 2020 tại lễ
kỷ niệm 90 năm, ông Tô Lâm đã nhắc đến sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng
đất nước và không quên nhắc đến việc cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ
nghĩa Mác-Lênin ''một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử và đã tìm thấy ở
đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng
giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội''.
Ở
một luận điệu quen thuộc khác, vị Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản
Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất có thể lãnh đạo Việt Nam từ thời chiến
đến thời bình, đồng nghĩa với việc phủ nhận khả năng, cơ hội của bất kỳ tổ chức
chính trị nào khác.
Khi
cương lĩnh đầu tiên của Đảng được thông qua cũng là lúc ''chấm dứt cuộc khủng
hoảng đường lối và tổ chức của cách mạng Việt Nam'', ông phát biểu, giống với
người tiền nhiệm của mình.
Có
gì khác biệt?
Tuy
nhiên, có thể thấy hai bài phát biểu của ông Lâm có sự khác biệt rõ rệt với bài
phát biểu của ông Trọng.
Ông
Tô Lâm khẳng định nhiệm vụ hiện nay là phát triển kinh tế, đưa đất nước vào ''kỷ
nguyên mới'' và sánh vai với các cường quốc.
Tuy
kinh tế phát triển luôn được sử dụng để thể hiện và củng cố tính chính danh của
Đảng, ông Trọng không dùng ngôn từ để chỉ tầm nhìn cho một kỷ nguyên mới cho đất
nước trong bài phát biểu của mình.
Trong
khi đó, ông Tô Lâm nhắc đến một kỷ nguyên mới, nhằm nói đến ''kỷ nguyên vươn
mình'', một "từ khóa" đã được quảng bá rầm rộ kể từ khi ông lên thay
ông Trọng.
Theo
những gì ông Tô Lâm đã chia sẻ trước đó, kỷ nguyên vươn mình là ''kỷ nguyên
phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh,
hạnh phúc; đuổi kịp, tiến cùng, sánh vai với các cường quốc năm châu.''
Kỷ
nguyên vươn mình cũng đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành nước thu nhập trung
bình cao vào năm 2030 và một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu
nhập cao 15 năm sau đó, ông Tô Lâm nói.
Mục
tiêu này tương đồng với những gì đã được đề ra trong Nghị quyết 43 được ban
hành ngày 24/11/2023 tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa 13. Về mặt câu chữ, Nghị quyết 43 nêu phương hướng "phấn đấu đưa nước
ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045", không có cụm
"xã hội chủ nghĩa" như trong bài viết của ông Tô Lâm.
Vào
năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng từng nói: "Đến hết thế kỷ này không biết đã
có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa." Giờ đây, ông Tô Lâm
có vẻ như đã định ra một thời hạn cụ thể.
Có
thể thấy, ông Tô Lâm đã phổ biến hóa được mục tiêu của Nghị quyết 43 với khái
niệm ''kỷ nguyên vươn mình'' của mình.
Theo
kết quả tìm kiếm Google Trends, trước khi ông Tô Lâm lên giữ chức Tổng Bí thư,
hầu như khái niệm ''kỷ nguyên vươn mình'' không được nhắc tới cho đến khi nó trở
nên rầm rộ trên các phương tiện truyền thông trong nước từ tháng 10/2024.
Trong
bài viết trước đây của ông Nguyễn Phú Trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhắc đến
như một tôn chỉ đạo đức của cán bộ và nhấn mạnh Đảng cần ''đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân
dân ủng hộ''. Ông Trọng không nhấn mạnh vào năng lực của cán bộ.
Trong
khi đó, ông Tô Lâm đi thẳng vào vấn đề này trong bài phát biểu của mình và yêu
cầu ''đổi mới mạnh mẽ tư duy trong công tác cán bộ.''
Ông
mong muốn quy trình lựa chọn cán bộ phải chọn được những "người tốt nhất,
người xứng đáng nhất, chứ không phải là cơ chế để hợp thức hóa việc tuyển chọn,
bổ nhiệm, đề bạt người không đảm bảo tiêu chuẩn, không thực sự tiêu biểu, không
thực sự vì dân".
Nhấn
mạnh tinh gọn, công nghệ
Cả
hai vị tổng bí thư đều kết thúc bài phát biểu của mình bằng những nhiệm vụ cụ
thể.
Ông
Trọng đưa ra tầm nhìn ''hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của năm 2020'' và nhấn mạnh
việc tổ chức Đảng theo nghị quyết, chỉ thị do chính ông ký ban hành, trong đó
có Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 và khóa 12 về xây dựng Đảng, Chỉ thị số 05 của
Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh, ngoài các nhiệm vụ khác.
Trong
khi đó, ông Tô Lâm đưa ra bảy nhóm vấn đề trọng tâm cho bối cảnh rộng hơn,
''trước những yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập quốc tế sâu rộng và những thách thức từ tình hình thế giới''.
Một
điểm đáng lưu tâm trong nhóm các vấn đề là quyết tâm tổ chức bộ máy hệ thống
chính trị theo hướng ''tinh gọn''.
Chiến
dịch ''tinh gọn bộ máy'' do Tổng Bí thư Tô Lâm khởi xướng đã khiến cả bộ máy
chính trị sục sôi.
Trung
ương Đảng hôm 24/1 đã thống nhất bộ máy Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026
sẽ được tinh gọn.
Theo
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tổ chức bộ máy Chính phủ sẽ được tinh gọn
còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, 5 cơ quan thuộc Chính phủ, giảm 5 bộ, ngành,
tương ứng 22,7% và giảm 3 cơ quan thuộc Chính phủ, tương ứng 37,5%.
Về
tổ chức Đảng, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều ban đảng đã được
tái lập để kéo quyền lực từ chính phủ sang Đảng, tạo nên một bộ máy cồng kềnh,
chồng lên chức năng và nhiệm vụ của chính phủ. Giờ đây, với quyết tâm tinh gọn,
ông Tô Lâm dường như đang làm điều ngược lại: giảm bớt các ban đảng.
Người
đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra thời hạn cho việc tinh gọn bộ máy
chính trị cồng kềnh là vào quý 1/2025.
Đây
được xem là phép thử để nhà lãnh đạo xuất thân từ công an thể hiện tài năng của
mình trước thềm Đại hội 14.
Trong
bài viết 'Rạng rỡ Việt Nam', ông cũng nhấn mạnh một vấn đề trọng tâm khác là
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.
Đây
là một nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh nhân sự khóa 13 đã rơi rụng rất nhiều
do vấn đề kỷ luật.
Đại
hội 13, diễn ra từ 25/1 đến 1/2/2021 tại Hà Nội, đã bầu 200 ủy viên trung ương,
trong đó 180 người chính thức và 20 dự khuyết.
Tuy
nhiên, nhiệm kỳ này chứng kiến sự rơi rụng rất lớn số lượng các ủy viên trung
ương, cũng như ủy viên Bộ Chính trị: 29 ủy viên Trung ương Đảng đã bị loại khỏi
cơ quan này, bao gồm bảy ủy viên Bộ Chính trị.
Cùng
với đó là sự đi lên của không ít người, trong đó có thể nhìn thấy sự thăng tiến
rất nhanh của các tướng công an trong thời gian qua.
Từ
khóa ông Tô Lâm nhắc đến nhiều lần mà người tiền nhiệm của mình không hề sử dụng
trong bài phát biểu chính là ''công nghệ'', gắn với nhiệm vụ tăng cường ứng dụng
khoa học – công nghệ, chuyển đổi số trong công tác xây dựng Đảng trong thời
gian tới.
''Việc
xây dựng hệ thống quản lý đảng viên trên nền tảng số giúp tăng cường tính minh
bạch, chính xác và hiệu quả trong quản lý hồ sơ, quá trình công tác, đánh giá,
phân loại đảng viên,'' ông nói.
Mới
đây, ông Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát
triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
--------------------
Tin
liên quan
·
Tinh gọn bộ máy:
Chính phủ giảm 4 bộ, Quốc hội giảm 2 ủy ban
26
tháng 1 năm 2025
·
Ông Trần Lưu Quang
vào Ban Bí thư
23
tháng 1 năm 2025
·
Thấy gì từ việc ông
Nguyễn Thanh Nghị làm phó bí thư thường trực TP HCM?
25
tháng 1 năm 2025
·
Trung ương Đảng họp:
tinh gọn bộ máy và xử lý nhân sự
20
tháng 1 năm 2025
·
Đoàn sư Minh Tuệ 'tạm
dừng bộ hành', ông Báu suýt bị thay thế, nội bộ bất đồng
1
tháng 2 năm 2025
·
Vụ ảnh Em bé
Napalm: Luật sư ông Nick Út sẽ kiện đoàn làm phim 'tội phỉ báng'
1
tháng 2 năm 2025
No comments:
Post a Comment