DeepSeek và
cuộc đua trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc
James Palmer
- Foreign
Policy
Tạ Kiều
Trang, biên dịch
https://nghiencuuquocte.org/2025/02/01/deepseek-va-cuoc-dua-tri-tue-nhan-tao-giua-my-va-trung-quoc/
Thành
công của DeepSeek chưa hẳn là một lý do thuyết phục để chính phủ Trung Quốc phải
đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực này.
Tiêu
điểm tuần này:
Startup AI Trung Quốc DeepSeek gây xáo trộn thị trường Mỹ với mô hình ngôn ngữ
lớn mới; Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế nặng đối với chất bán dẫn của
Đài Loan; Các bác sĩ đầu ngành ở Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về hiệu quả của
thuốc generic nội địa.
Hiểu
như thế nào về thành công của DeepSeek?
Vào
hôm thứ Hai, tin tức về một mô hình ngôn ngữ lớn mạnh mẽ được phát triển bởi
công ty AI DeepSeek của Trung Quốc đã khiến chỉ số Nasdaq 100 của Mỹ mất 1
nghìn tỷ USD chỉ trong một ngày, đảo ngược lại chuỗi tuần tăng trưởng của một
thị trường sôi nổi mà ở đó niềm tin được đặt vào một tương lai do AI chiếm ưu
thế.
Nhà
sản xuất chip Nvidia chịu thiệt hại nặng nhất, mất gần 600 tỷ USD giá trị thị
trường vào hôm thứ Hai. Mô hình của DeepSeek được cho là được huấn luyện trên
những con chip rẻ và cũ của Nvidia thay vì trên các sản phẩm tiên tiến mới nhất
của hãng, vốn là những sản phẩm đang bị cấm ở Trung Quốc. Thị trường chứng
khoán Trung Quốc hiện đang đóng cửa nghỉ Tết Nguyên Đán, nhưng có thể sẽ chứng
kiến một đợt phục hồi khi mở cửa trở lại trong tuần này – dù cho DeepSeek không
niêm yết công khai.
Một
số cuộc thảo luận của truyền thông Mỹ về DeepSeek đã bị thổi phồng, chẳng hạn
như tuyên bố rằng mô hình AI của DeepSeek chỉ tốn 5,5 triệu USD để phát triển.
Như các tuyên bố của DeepSeek đã làm rõ, đó chỉ là chi phí cho lần huấn luyện
cuối cùng của mô hình và chưa bao gồm các chi phí nghiên cứu, thiết bị, lương bổng
cùng các chi phí khác.
Việc
các nhà phân tích vội vàng khẳng định rằng các lệnh trừng phạt lên chip không
có tác dụng cũng là một sai lầm. Mô hình của DeepSeek được huấn luyện trên các
con chip H800 của Nvidia, mà như một bài viết khá sắc sảo trên ChinaTalk đã
chỉ ra, loại chip này được thiết kế để tránh các lệnh trừng phạt chip của Mỹ có
hiệu lực từ tháng 10 năm 2022. Đợt trừng phạt mới nhất của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
vào cuối năm 2023 – quá muộn để có thể tác động được đến mô hình của DeepSeek.
Dù
vậy, giới chức Mỹ và các chuyên gia AI có thể sẽ viện dẫn DeepSeek làm lý do để
mở rộng các lệnh trừng phạt, trong đó Nvidia H200 – dòng chip được người mua
Trung Quốc rất ưa chuộng – có thể là mục tiêu tiếp theo.
Dĩ
nhiên, DeepSeek vận hành dưới sự kiểm duyệt nghiêm ngặt, điều có thể dự đoán được
nếu ở Trung Quốc. Hiện tại có thể thấy mô hình ngôn ngữ lớn này bắt đầu tạo ra
câu trả lời nhưng sau đó tự kiểm duyệt khi gặp các chủ đề nhạy cảm như sự kiện
thảm sát Thiên An Môn năm 1989 hoặc né tránh các hạn chế bằng cách sử dụng ngôn
từ khéo léo. Khi DeepSeek trở thành tâm điểm chú ý, mức độ kiểm duyệt có lẽ sẽ
càng chặt chẽ hơn.
Ảnh
hưởng của DeepSeek đến lĩnh vực AI tại Mỹ dù vậy vẫn rất đáng chú ý. Thị trường
tài chính luôn bị chi phối phần nào bởi những câu chuyện, trong đó có hai câu
chuyện đã thúc đẩy cơn sốt AI. Câu chuyện đầu tiên cho rằng AI sẽ thay đổi tận
gốc nền kinh tế – điều này vẫn còn phải chờ kiểm chứng. Câu chuyện thứ hai là
việc phát triển AI đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khổng lồ và do đó tạo ra một khoảng
cách mà các đối thủ nhỏ hơn không thể bắt kịp. DeepSeek vừa đập tan suy nghĩ
đó.
Tất
cả những điều trên có nghĩa là những người ủng hộ AI tại Mỹ cần một câu chuyện
mới dành cho các nhà đầu tư, và rõ ràng họ muốn câu chuyện đó là: AI chính là
cuộc đua không gian mới giữa Mỹ và Trung Quốc – và DeepSeek chính là, theo lời
của Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, một “khoảnh khắc Sputnik”.
Như
vậy, việc cấp nhiều tiền cho các công ty AI sẽ trở thành một ưu tiên mang tính
yêu nước – như Tổng thống Donald Trump đã nói, để “họ” có thể “tập trung cao độ”
vào chiến thắng. Minh chứng điển hình là Dự án Stargate trị giá 500 tỷ đô la mà
Trump phê duyệt vào tuần trước, ngay cả khi chính quyền Trump đang cắt giảm
ngân sách cho khoa học.
Vấn
đề của câu chuyện này là thành công của DeepSeek không phải là sản phẩm của
chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ rót nhiều vốn cho ngành
AI, chẳng hạn như khoản cam kết 1 nghìn tỷ nhân dân tệ của Ngân hàng Trung Quốc.
Nhưng DeepSeek thực chất là một dự án nghiên cứu khám phá (blue-sky research)
do nhà quản lý quỹ phòng hộ Lương Văn Phong phát triển dựa trên mô hình mã nguồn
mở, phi thương mại với nguồn vốn tự thân.
Tuy
nhiên, giờ đây khi DeepSeek thành công, chính phủ Trung Quốc có khả năng sẽ
“nhúng tay” vào một cách trực tiếp hơn. Lương đã tham gia một cuộc họp quan trọng
với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào tuần trước. Trung Quốc có tiền lệ biến những
công ty chiến thắng và vươn lên từ môi trường cạnh tranh khốc liệt trong khu vực
kinh tế tư nhân thành những “doanh nghiệp quốc gia”. Điều này đồng nghĩa với việc
có thêm nguồn lực và sự quan tâm, nhưng cũng đi kèm với việc bị các quan chức,
những người mà chuyên môn còn hạn chế, can thiệp vào nhiều hơn.
Mà
hơn cả, thành công của DeepSeek cũng chưa hẳn là lý do thuyết phục để chính phủ
phải đầu tư mạnh vào lĩnh vực AI. Đây có thể là một công nghệ mà “hào kinh tế”
(economic moat) không sâu, ở đó những cải tiến với chi phí thấp có thể đến từ
các công ty nhỏ hơn, cũng như khả năng sáng tạo về mặt kỹ thuật cũng có thể
giúp vượt mặt ngay cả những nguồn lực mạnh nhất.
Tin
tức đang được quan tâm
Lời đe
dọa của Trump đến Đài Loan. Lệnh của Trump yêu cầu tạm dừng viện trợ cho nước ngoài
trong 90 ngày để đánh giá lại tình hình chính trị là một đòn giáng đối với quyền
lực mềm của Mỹ trên toàn cầu – và có vẻ như điều này cũng ảnh hưởng đến việc hỗ
trợ quân sự cho Đài Loan. Đài Bắc đã hy vọng vào một chính quyền có thái độ
thân thiện hơn trong cuộc chiến chống Bắc Kinh và đã chi tiền cho rất nhiều nhà
vận động hành lang thân Trump.
Tình
hình hỗn loạn hiện nay rốt cuộc có thể dẫn đến một chính sách của Mỹ có lợi cho
Đài Loan. Nhưng vào hôm thứ Hai, Trump lại đe dọa đánh thuế nặng lên chất bán dẫn
của Đài Loan nhằm tái lập sản xuất tại Mỹ. Tuy vậy, việc xây dựng các nhà máy sản
xuất chip mới sẽ mất rất nhiều năm và đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật mà Mỹ hiện
còn thiếu.
Trong
lúc này, các công ty Mỹ như Nvidia và Apple – những doanh nghiệp mà nguồn cung
đến từ tập đoàn TSMC, nhà sản xuất chip hàng đầu Đài Loan – sẽ phải gánh chi
phí khổng lồ. Tất cả là nhằm để gây tổn thất kinh tế cho một đồng minh của Mỹ.
Tôi ngờ rằng lời đe dọa này sẽ được rút lại dưới áp lực từ các ông trùm công
nghệ thân cận với Trump, nhưng ai mà biết trước được?
Trung
Quốc ở Mỹ Latinh. Những lời đe dọa lặp
đi lặp lại của Trump đối với các nước Mỹ Latinh bao gồm Brazil, Colombia và
Panama đã giúp Trung Quốc có thêm dư địa ngoại giao đáng kể trong khu vực.
Honduras tuyên bố sẵn sàng nghiêng về phía Bắc Kinh trong bối cảnh Trump ban
hành các sắc lệnh hành pháp về nhập cư, và có thể nhiều nước khác cũng sẽ làm
điều tương tự.
Trung
Quốc đã đẩy mạnh Sáng kiến Vành đai và Con đường ở Mỹ Latinh, và hiện nay họ được
xem như một đối tác ổn định, ít gây hiểm hoạ hơn là Mỹ. Động thái đe dọa trừng
phạt Colombia của Trump sau một tranh cãi ngoại giao càng khiến cho những cáo
buộc của Mỹ về việc Trung Quốc cưỡng ép kinh tế – dù có đúng đến đâu – dường
như cũng chỉ là giả dối.
Công
nghệ và Kinh doanh
Bê bối
thuốc generic.
Vào tuần trước, các bác sĩ đầu ngành ở Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại trước công
chúng rằng các loại thuốc generic sản xuất trong nước – vốn được khuyến khích
trong giai đoạn đại dịch COVID-19 và hậu đại dịch – kém chất lượng hơn so với
thuốc do các công ty dược phẩm lớn nước ngoài sản xuất. Mặc dù bằng chứng hiện
có phần lớn là truyền miệng, nhưng chúng bao gồm những câu chuyện về các trường
hợp thuốc gây mê không hiệu quả, insulin kém chất lượng và những sự cố nguy hiểm
đến tính mạng khác.
Các
bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng thiếu các kênh để phản ánh về mức độ hiệu quả của
thuốc generic. Công chúng Trung Quốc đang lo lắng, còn chính quyền trung ương
phản ứng như thường lệ: hứa sẽ tiến hành điều tra, trong khi đó đóng quyền truy
cập dữ liệu và xóa các bài đăng trên mạng xã hội.
Cứu trợ
cho Vanke.
Ông lớn bất động sản China Vanke từng là điểm sáng hiếm hoi ổn định trong thị
trường bất động sản Trung Quốc đang sụp đổ – cho đến hôm thứ Hai khi công ty
công bố khoản lỗ ước tính 6,2 tỷ USD trong năm 2024. Tuy nhiên, đi kèm là một
thông báo nhận hỗ trợ từ chính quyền thành phố Thâm Quyến, nơi công ty đặt trụ
sở; nhân sự cấp cao từ chức và thay thế bằng nhân sự của nhà nước; cùng với đó
là một gói cứu trợ tài chính lớn.
V
Trung
Quốc đang thể hiện rằng họ sẽ không để ngành bất động sản sụp đổ, nhưng có thể
họ cũng không sẵn lòng cho việc phải giảm giá xuống một mức mà thị trường cần để
ổn định.
----------------
Nguồn: James Palmer, “DeepSeek
Doesn’t Signal an AI Space Race”, Foreign Policy,
28/1/2025
No comments:
Post a Comment