Monday, February 28, 2022

ĐẰNG SAU CUỘC VẬN ĐỘNG ĐÓNG BĂNG NGOẠI TỆ Ở NƯỚC NGOÀI CỦA MOSCOW (Justin Ling - Politico)

 



Đằng sau cuộc vận đóng băng ngoại tệ ở nước ngoài của Moscow   

Justin Ling   -  Politico

DCVOnline dịch thuật

POSTED ON FEBRUARY 28, 2022

https://dcvonline.net/2022/02/28/dang-sau-cuoc-van-dong-bang-ngoai-te-o-nuoc-ngoai-cua-moscow/

 

Trước những lệnh trừng phạt mới nhất, Chrystia Freeland của Canada đã làm việc với đối tác ở Ukraine để chinh phục những người còn hoài nghi.

 

https://static.politico.com/dims4/default/aca2ff9/2147483647/strip/true/crop/1160x773+0+0/resize/1260x840!/quality/90/?url=https%3A%2F%2Fstatic.politico.com%2F2a%2Fdd%2F69c8ef114e79bc197396fd6a953c%2F220227-chrystia-freeland-ap-773.jpg

Sau khi lực lượng Nga vượt biên giới vào Ukraine, Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland tuyên bố “Phản ứng của Canada và đồng minh của chúng tôi sẽ nhanh chóng và nó sẽ nhức nhối.” | Adrian Wyld/The Canadian Press via AP

 

MONTREAL, Que. — Khi quân của Nga chuẩn bị tràn sang Ukraine, Bộ trưởng Tài chính Canada bắt đầu cổ động việc ủng hộ cho một hành động có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga.

 

Một viên chức cao cấp của chính phủ Canada nói với điều kiện giấu tên cho biết, Chrystia Freeland, còn giữ chức vụ phó thủ tướng chính phủ, đã dành phần lớn thời gian trong tuần trước để “cổ xuý ý tưởng cấm vận ngân hàng trung ương.”

 

Bộ trưởng Tài chính bắt đầu thả nổi đề nghị đó vào hôm thứ Ba, vì những dự đoán về việc liệu việc tăng quân ở biên giới Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin  có phải là một ván bài tháu cáy hay không. Khi ý định của ông ta đã rõ ràng và cuộc xâm lăng đã bắt đầu một cách không thể tranh cãi, Freeland bắt tay làm việc để “xây dựng một số động lực” đằng sau việc nhắm mục tiêu vào ngân hàng trung ương ở Moscow và tách chế độ Putin khỏi hàng tỷ USD ngoại tệ dự trữ.  Sau khi lực lượng của Putin vượt qua biên giới Ukrain, Freeland thề :

 

“Phản ứng của Canada và đồng minh của chúng tôi sẽ nhanh chóng và nó sẽ nhức nhối. Cuộc tấn công man rợ này không thể và sẽ không được phép thành công.” (CHRYSTIA FREELAND)

 

Freeland sinh tại Canada, và cha mẹ là người Ukraine — mẹ bà là người đã giúp soạn thảo hiến pháp Ukraine.

 

Trước tối thứ Bảy, giới lãnh đạo châu Âu đã đều đặn gia tăng những biện pháp trừng phạt nhưng vẫn do dự trong việc đưa ra những biện pháp có thể gây tổn thất ngoài dự định cho nền kinh tế của nước của họ. Theo The Wall Street Journal, trong khi đó Hoa Kỳ đã đưa ra hết lượt trừng phạt này đến lượt cấm vận khắc nghiệt khác — nhưng, trong lệnh cấm vận gần đây nhất vẫn khẳng định là họ đang cân nhắc, lựa chọn và sẽ quyết định vào đầu thứ Bảy.

 

Giới chức chính phủ Canada cho biết Trudeau và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thay mặt cho Kyiv vận động cho cái gọi là lựa chọn hạch tâm nhắm vào lĩnh vực ngân hàng của Nga.

Việc phương Tây tăng dần những hình phạt rõ ràng đã khích động những người ở Kyiv.

 

Vào thứ Sáu, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đã kêu gọi phải gia tăng ngay lập tức những trừng phạt đó, ông viết trên Twitter: “Đây là thử thách ‘không bao giờ xảy ra nữa’ của bạn.

 

Giới chức chính phủ Canada cho biết Freeland đã thường xuyên liên lạc với chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy khi bà cố gắng “đạt được một sự đồng thuận” và đánh vào Điện Kremlin bằng những hình phạt mới và đáng kể.

 

Cuộc vận động này sẽ chặn khả năng thực hiện các giao dịch bằng dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga, một hành động có thể đấm những cú liên hồi vào đồng rúp.

 

Moscow có khoảng 300 tỷ USD ngoại tệ lưu trữ trên khắp thế giới. Việc cắt đứt ngân hàng trung ương Nga với khoản tiền đó vì nó rất quan trọng trong việc nâng đồng rúp nếu nó mất giá nhiều hơn nữa.

 

Như kinh tế gia Adam Tooze đã viết trong bản tin của ông vào tháng Giêng:

 

“Dự trữ ngoại hối mang lại cho chế độ khả năng chịu đựng những lệnh trừng phạt nhắm vào phần còn lại của nền kinh tế. Chúng có thể được dùng để làm chậm lại sự mất giá của đồng rúp. Chúng cũng có thể được sử dụng để bù đắp bất kỳ sự sai lệch tiền tệ nào trên những bản quyết toán của khu vực tư nhân.” (Adam Tooze)

 

Việc khóa tay Điện Kremlin không cho chạm đến số tiền đó đòi hỏi có sự đồng thuận của cả châu Âu và Hoa Kỳ.

 

Mặc dù khó có thể nói liệu sự can thiệp của Ottawa có phải là động lực chính khiến cho đồng minh thay đổi ý kiến hay không — nhưng chắc chắn, áp lực trong nước và hình ảnh các cuộc chạm súng ở một thủ đô lớn của châu Âu có tác động đáng kể — viên chức chính phủ này cho biết Freeland đã đặc biệt vận động với Hoa Kỳ trong những ngày gần đây. Trước thông báo vào tối thứ Bảy, Tổng thống Joe Biden vẫn không lửng lơ với sự cần thiết của những biện pháp khắc nghiệt hơn đối với ngân hàng trung ương Nga.

 

Việc trừng phạt ngân hàng trung ương của Nga không được quan tâm nhiều như một cách trừng phạt quan trọng khác đối với Moscow đã được đề nghị: trục xuất ngân hàng này khỏi hệ thống SWIFT.

 

SWIFT là một hệ thống nhắn tin an toàn và đáng tin cậy cho phép các ngân hàng thành viên liên lạc bằng tin nhắn — chẳng hạn như chuyển tiền — giữa nhau. Nó được  khoảng 11.000 ngân hàng trên 200 quốc gia sử dụng.

 

Viên chức chính phủ Canada đó nói rằng Trudeau cũng ủng hộ đề nghị, do Johnson dẫn đầu, cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. The Guardian đưa tin cho hay thủ tướng Anh và Canada đã đơn độc ủng hộ các hình phạt tài chính nghiêm khắc như vậy.

 

Hôm thứ Bảy, Freeland và Trudeau đã nói chuyện với Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal để báo cáo về tiến độ xây dựng sự đồng thuận về những biện pháp chặt chẽ hơn.

 

Vào buổi tối, sự đồng thuận cuối cùng đã đến, khi các cuộc tấn công vào Kyiv gia tăng trong ba ngày liên tiếp. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố rằng EU sẽ ủng hộ “việc áp đặt các biện pháp hạn chế sẽ ngăn Ngân hàng Trung ương Nga có thể dùng đến dự trữ quốc tế theo những cách có thể làm giảm ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của chúng tôi.

 

Von der Leyen cũng đã công bố kế hoạch để bảo đảm “một số ngân hàng nhất định của Nga bị loại bỏ khỏi hệ thống SWIFT.”

 

Thông báo hôm thứ Bảy, được Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Vương quốc Anh, Canada và Hoa Kỳ đồng ký kết, dường như là một sự thỏa hiệp — chỉ cắt một phần của nền kinh tế Nga khỏi hệ thống giao dịch tài chính.

 

Một báo cáo chính thức cho hay trong cuộc gọi với chủ tịch Ủy ban châu Âu sau quyết định, Trudeau và von der Leyen “ca ngợi sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương dẫn đến tuyên bố chung ngày hôm nay.”

 

Họ đồng ý rằng các biện pháp trừng phạt do Freeland báo trước có nghĩa là “thực thi các biện pháp hạn chế bổ túc chống lại các ngân hàng, công ty, giới chức chính phủ và giới tinh hoa của Nga.”

 

Việc đạt được sự đồng thuận của giới lãnh đạo châu Âu đã rất khó khăn. Nhiều nhân vật lãnh đạo châu Âu đã phản đối các biện pháp giới hạn khả năng bán hàng hóa xa xỉ của họ cho Nga, và lo sợ bất cứ điều gì có thể ngăn chặn các chuyến hàng đưa nhiên liệu vào châu Âu.

 

Viên chức chính phủ Canada cho biết Zelenskyy đặc biệt dựa vào Trudeau để được giúp đỡ và tư vấn trong cuộc khủng hoảng. Hai người đã thường xuyên nói chuyện trong những tuần gần đây.

 

Áp lực đang gia tăng ở Canada, quê hương thứ hai của cộng đồng người gốc Ukraine lớn nhất thế giới sau Nga, đòi phải làm nhiều hơn thế. Bộ trưởng Di sản Pablo Rodriguez đã tweet hôm thứ Bảy rằng ông đang xem xét việc loại bỏ kênh tuyên truyền RT (Nga Hôm nay) của chính phủ Nga khỏi băng tần phát sóng của Canada. Vào sáng Chủ nhật, Ottawa đã đóng không phận không cho phép tất cả máy bay Nga sử dụng. Đảng Bảo thủ đối lập  đang yêu cầu Ottawa thúc đẩy việc loại bỏ Nga khỏi G-20.

 

Trong lúc Canada tìm cách gia tăng áp lực, họ có những tài sản đáng kể do Nga làm chủ hoặc kiểm soát trong biên giới của chính mình mà họ có thể trừng phạt — một dữ kiện mà Freeland có thể biết rõ. Từ rất lâu trước khi bà đi vào chính trường, sau khi lấy bằng về lịch sử và văn học Nga tại Harvard, Freeland làm việc với Financial Times với tư cách là trưởng văn phòng Moscow. Ở đó, bà đã giúp xác định tình trạng tham nhũng trong tầng lớp tài phiệt của Nga, giúp bà có một cơ hội lớn khi phơi bày những sai phạm tại công ty dầu mỏ Sidanco.

 

Freeland tiếp tục viết cuốn “Cuộc bán xon của thế kỷ”, về việc bán tháo hàng loạt tài sản của Liên Xô sau khi Bức tường Berlin sụp đổ: Cựu đại sứ Canada tại Moscow Jeremy Kinsman viết trên tờ Policy, cuốn sách “vẫn là một cuốn sách phải đọc đối với những người trong chúng ta, những người vẫn còn quan tâm đến chuyện quái quỷ gì đã xảy ra với những ý định ngây thơ tốt nhất cho hành trình tương lai của Nga.”

 

Vào năm 2014, khi phương Tây áp dụng các hình phạt đối với Moscow vì cuộc xâm lăng Crimea và miền đông Ukraine, Freeland, khi đó chỉ là một dân biểu đối lập ở Quốc hội, đã bị trả đũa bằng lệnh cấm nhập cảnh Nga.

 

Người đã mách nước cho bà về Sidanco, Bill Browder, đã trở thành một trong những người chỉ trích Putin gay gắt nhất, vận động với những chính phủ trên toàn thế giới áp dụng các chế độ trừng phạt nhắm vào giới chức chính phủ tham nhũng. Browder bắt đầu cuộc thập tự chinh để vinh danh người bạn và cựu luật sư của mình, Sergei Magnitsky, đã chết trong một nhà tù ở Nga, kết quả của một vụ truy tố có động cơ chính trị.

 

Trong khi người tiền nhiệm của Freeland tỏ ra lạnh nhạt với cái gọi là Đạo luật Magnitsky, sau khi Freeland trở thành bộ trưởng ngoại giao của Canada, bà đã cố động cho đạo luật dể nó được toàn thể dân biểu Hạ viện thông qua.

 

Đạo luật cho phép Ottawa xử phạt bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa với tham nhũng. Có rất nhiều tài sản ở Canada thuộc về một số người giàu nhất nước Nga — những người có thể không đồng lõa với tham nhũng, nhưng hưởng lợi nhờ nó trên cấp độ toàn quốc.

 

EVRAZ, một công ty thép lớn có trụ sở tại London, có năm nhà máy ở Canada — cơ xưởng Regina của nó là nhà máy sản xuất thép lớn nhất ở miền Tây Canada. Cổ đông lớn nhất của nó là Roman Abramovich, người, vì áp lực, đã tuyên bố hôm thứ Bảy rằng ông sẽ nhượng lại quyền kiểm soát câu lạc bộ bóng tròn Chelsea.

 

Buhler Industries, một nhà máy sản xuất nông cụ có trụ sở chính tại Winnipeg, đa số cổ phần thuộc về công ty nông nghiệp Nga Rostselmash. Vào tháng 9, Rostselmash đã trả 12 triệu đô la để mua lại cổ phần lớn của công ty Canada: theo hồ sơ của công ty, nó hiện làm chủ 97%. Hội đồng quản trị của Buhler gồm một số nhân vật lãnh đạo ngành kỹ nghệ của Nga, nhiều người trong số họ thẳng thừng ủng hộ chế độ của Putin. Ottawa đã xem xét xử phạt công ty vào năm 2014 nhưng không thực hiện.

 

Theo một báo cáo trên tờ Financial Post, trong khi đó, công ty sản xuất khí đốt tự nhiên có trụ sở tại Calgary, Spartan Delta Corp., gần đây đã bán lại một phần ba cổ phần cho nhà tài phiệt người Nga Igor Makarov — một tỷ phú khác cũng trong giới của Putin. Theo tin của tờ Finacial Post, tên của ông đã xuất hiện trong danh sách của Bộ Tài chính gồm những nhà tài phiệt lớn của Nga thân cận với Putin.

 

Thứ Năm, khi Freeland công bố bộ lệnh trừng phạt thứ hai của Canada, bà đã chuyển đi một tin nhắn từ một đồng nghiệp cũ. Chrystia Freeland nói :

 

“Một trong những người bạn Nga của tôi — một kinh tế gia người Nga thực sự làm việc trong chính phủ dưới thời [Boris] Yeltsin, nhưng cũng dưới thời Putin — đã gửi cho tôi một email sáng nay nói rằng nay ông ấy đã biết cảm giác như thế nào là một người Đức tốt vào năm 1939.”

 

Bộ trưởng tài chínhCanada cho biết mục đích của bà trong việc thúc đẩy những hình phạt kinh tế này để

 

“nhắm vào những người từng là bạn đồng hành của Putin. Những người có thể trở nên cực kỳ giàu có, tận hưởng mọi thú vui của phương Tây, của những nền dân chủ phương Tây, đồng thời hỗ trợ và tiếp tay cho Vladimir Putin.”  (Chrystia Freeland)

 

---------------

Tác giả | Justin Ling là một nhà báo điều tra tự do, viết về Quyền riêng tư, an ninh, chính sách đối ngoại, chính trị, luật pháp, quốc phòng và giao điểm của tất cả những chủ đề đó.

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


 

Nguồn: Behind the push to freeze Moscow’s foreign cash | Justin Ling | Politico | Feb 27, 2022.





MỘT PHẦN CỦA HIỆP ƯỚC BẮC ĐẠI TÂY DƯƠNG CÓ THỂ BIẾN CUỘC XÂM LĂNG CỦA NGA VÀO UKRAINE THÀNH MỘT CUỘC CHIẾN TRANH LỚN HƠN (Patrick Wood   -  NPR)

 



Một phần của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương  có thể biến cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine thành một cuộc chiến tranh lớn hơn

Patrick Wood   -  NPR 

DCVOnline dịch thuật

POSTED ON FEBRUARY 27, 2022

https://dcvonline.net/2022/02/27/mot-phan-cua-hiep-uoc-bac-dai-tay-duong-co-the-bien-cuoc-xam-lang-cua-nga-vao-ukraine-thanh-mot-cuoc-chien-tranh-lon-hon/

 

Khi Nga bắt đầu xâm lăng Ukraine, một số viên chức chính phủ Hoa Kỳ và giới phân tích đã cảnh cáo về việc xung đột có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh lớn hơn.

 

https://media.npr.org/assets/img/2022/02/25/gettyimages-1238593642-3069dff01fd2173b35511fd11ceeecc0c208b494-s900-c85.webp

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đứng cùng các binh sĩ Ba Lan và Hoa Kỳ tại Căn cứ Không quân thứ 33 của Lực lượng Không quân Ba Lan gần Powidz trong chuyến thăm tuần trước. Janek Skarzynski / AFP qua Getty Images

 

Nguyên nhân: Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

 

Khi cuộc đang chiến tiếp tục, chúng tôi giải thích Điều 5 là gì, chuyện gì có thể sử dụng điều đó, cũng như những  địa điểm và những người cần theo dõi.

 

Điều 5 là gì?

 

Điều 5 là một trụ cột chính của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 1949 — còn được gọi là Hiệp ước Washington — và dựa trên nguyên tắc phòng thủ tập thể. Nó có nghĩa là một cuộc tấn công vào một thành viên của NATO được coi là một cuộc tấn công vào tất cả thành viên của NATO.

 

Ukraine không phải là thành viên của NATO, nhưng có một số nước láng giềng là thành viên của khối Bắc Đại Tây Dương.

 

NATO mở rộng về phía Đông

 

Gia nhập trước năm 1992 (màu xám) | Gia nhập từ năm 1992 (màu xanh)

 

https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/02/nato-1024x877.jpg

NATO mở rộng về phía đông. Nguồn: Nick Underwood/NPR

 

Mary Elise Sarotte, giáo sư sử tại Đại học Johns Hopkins và là tác giả cuốn  Not One Inch: America, Russia, and the Making of PostCold War Stalemate cho biết:

 

“Có 30 thành viên của  NATO và chúng ta đã cho tất cả  Điều 5.

Và tôi không nghĩ người Mỹ hiểu điều này — điều đó có nghĩa là theo Hiệp ước, về căn bản, chúng ta có nghĩa vụ phải bảo vệ họ hoặc tham chiến nếu họ bị Nga tấn công. Chúng ta có nghĩa vụ coi một cuộc tấn công vào Estonia như thể đó là một cuộc tấn công vào Chicago theo Hiệp ước.

Vì vậy, nếu có sự xâm phạm Điều 5, thì cuộc xâm lăng này rất có thể nhanh chóng trở thành không còn là cuộc chiến của Ukraine, mà là cuộc chiến của chúng ta.” (Mary Elise Sarotte)

 

Điều 5 viết:

 

[Các thành viên NATO] sẽ yểm trợ một quốc gia hoặc nhiều nước bị tấn công bằng cách ngay lập tức, riêng lẻ và phối hợp với các nước khác, ra tay thực hiện những  hành động cho là cần thiết, gồm cả việc sử dụng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.

 

Điều 5 đã được áp dụng một lần — để đáp lại vụ tấn công 11/9.

 

Thành viên NATO

 

Albania, Bỉ, Bulgaria, Canada, Croatia, Cộng hòa Czech, Denmark, Estonia, Pháp, Đức, Greece, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Montenegro, Hà Lan, Bắc Macedonia, Na Uy, Ba Lan, Portugal, Romania, Slovakia, Slovenia, Spain, Turkey,  Anh Quốc, Hoa Kỳ.

 

Những gì xảy ra để có áp dụng Điều 5?

 

Nga đã tấn công Ukraine bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không — nhưng vẫn còn một dấu hỏi về các cuộc tấn công mạng.

 

Chưa đầy 24 giờ sau khi cuộc xâm lăng bắt đầu, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ Mark Warner, D-Va., cảnh cáo rằng nếu Nga tiến hành các cuộc tấn công mạng lớn vào Ukraine, thiệt hại có thể vượt ra ngoài biên giới của quốc gia này.

 

Ông nói:

 “Khi mở những cuộc tấn công mạng, họ sẽ không nhận biết  ranh giới địa lý. Một số cuộc tấn công mạng có thể bắt đầu đánh sập những hệ thống ở miền đông Ba Lan.

Nếu họ phải đóng cửa các bệnh viện ở Ba Lan vì không thể có đủ điện lực để chăm sóc người dân của mình, thì phe xâm lăng đang nhanh chóng đi đến hành động có thể bị coi là vi phạm Điều 5 của NATO … vì vậy chúng ta đang ở trong một tình trạng chưa hề xảy ra.” (TNS Mark Warner, D-Va)

 

Hải quân Đô đốc Hoa Kỳ đã nghỉ hưu James Foggo lặp lại quan điểm này ngay sau khi cuộc tấn công bắt đầu; ông nói rằng Hoa Kỳ đúng khi đóng quân ở Ba Lan:

 

“Chúng ta làm như thế vì chúng ta không muốn ảnh hưởng lan đến đến bất kỳ đồng minh NATO nào của chúng ta. Nếu có một sự tương tác — tương tác động lực, một cuộc chiến — giữa quân đội Nga và quân đội Mỹ, nó có thể gây ra một cuộc chiến tranh thế giới. Vì vậy, chúng ta cần củng cố cho các đồng minh của mình và đảm bảo rằng cuộc khủng hoảng này được be bờ trong biên giới Ukraine và tiếp tụcyểm trợ Ukraine bằng vũ khí sát thương.” (Đô đốc hồi hưu James Foggo)

 

Những quốc gia có thể bị ảnh hưởng

 

Không rõ liệu một chiến tranh vũ trang quy ước có vượt ra khỏi Ukraine và Nga và rút chốt để thế chiến bùng nổ một lần nữa hay không. Nhưng Mary Elise Sarotte nói rằng có những địa điểm cụ thể để theo dõi. Bà nói :

 

“Tôi nghĩ, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi chính phủ và chúng ta cũng sẽ thấy [Tổng thống Nga Vladimir Putin] nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực hơn. Tôi nghĩ rằng trên thực tế, ông ấy đã nắm quyền kiểm soát Belarus.”

“Sau đó, còn một câu hỏi khác về việc liệu ông ta có cố  làm điều gì đó với những nước vùng Baltics, vốn cũng từng là một phần của Liên Xô cũ. Và điều đó thực sự nguy hiểm bởi vì Baltics nằm trong NATO.”  (Mary Elise Sarotte)

 

https://media.npr.org/assets/img/2022/02/25/gettyimages-1238754664-577eafdf3008886f0efb34bc8beeb2ee80dd3e21-s900-c85.webp

Binh sĩ của một lữ đoàn dù của Quân đội Hoa Kỳ đứng tại Căn cứ quân sự Adazi của quân đội Latvia khi đến đây vào thứ Sáu để tăng cường sự hiện diện của NATO trong khu vực. Gints Ivuskans/AFP via Getty Images

 

Hôm thứ Sáu, giới lãnh đạo NATO đã đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với Nga sau cuộc họp để thảo luận về cuộc xâm lăng Ukraine, gọi cuộc tấn công là “mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh châu Âu-Đại Tây Dương trong nhiều thập kỷ.”

 

Liên minh Bác Đại Tây Dương cho biết họ hiện đang đưa “những lực lượng phòng thủ bổ túc đáng kể” đến sườn phía đông và cho biết họ sẽ hỗ trợ  về mặt “chính trị cũng như thiết thực” cho Ukraine.

 

Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, NATO viết: “Cam kết của chúng tôi đối với Điều 5 của Hiệp ước Washington là sắt đá. Chúng tôi đoàn kết để bảo vệ và chống giữ tất cả các nước đồng minh.”

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

 


Nguồn: A part of the NATO treaty could turn Russia’s invasion of Ukraine into a wider war | Patrick Wood  | NPR | February 26, 2022. Alejandra Marquez Janse và Ayesha Rascoe đã đóng góp vào bản tin này.





XÂM LƯỢC UKRAINE – TẤM GƯƠNG CHO SỐ PHẬN CỦA ĐÀI LOAN ? (Alexander Görlach)

 



XÂM LƯỢC UKRAINE – TẤM GƯƠNG CHO SỐ PHẬN CỦA ĐÀI LOAN ?    

Tác giả: Alexander Görlach
Người dịch: Hoàng Vy

28.02.2022 09:11

https://diendankhaiphong.org/ukraine-tam-guong-cho-so-phan-cua-dai-loan/

 

Vladimir Putin và Tập Cận Bình là anh em về tinh thần. Và đó là lý do tại sao Trung Quốc hiện đang theo dõi rất chặt chẽ cuộc chiến của Putin chống lại Ukraine, mặc dù Bắc Kinh lúc đầu cũng còn hoài nghi, Alexander Görlach nói.

 

[ND: Tất nhiên, để thắng Đài Loan không phải dễ. Nhưng nếu TQ thắng, thì có phải sau Đài Loan sẽ đến Việt Nam? Đây cũng là vấn đề mà Việt Nam phải nghĩ đến khi định hình chính sách đối ngoại].

 

https://diendankhaiphong.files.wordpress.com/2022/02/goerlach-putin-war.jpg

Tác giả: Alexander Görlach

 

Sự khởi đầu của cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraine đã cho thấy quan điểm đen tối về thế giới của nhà độc tài Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình giống nhau như thế nào. Trong một bài phát biểu bất thường trên truyền hình, người cai trị Điện Kremlin nói về sự cần thiết phải thống nhất Nga với Ukraine.

 

Đối với Putin, quốc gia láng giềng Ukraine vốn đã có chủ quyền không đại diện cho một quốc gia riêng biệt, mà là một phần của Nga. Putin nói về Ukraine giống như Tập Cận Bình nói về Đài Loan. Người cai trị Trung Quốc tin rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Ông Tập đã nhiều lần tuyên bố sẽ xâm lược Đài Loan, thậm chí còn tuyên bố đây là dự án để đời của mình. Cộng hòa Nhân dân chưa bao giờ sử dụng vũ lực đối với Đài Loan. Kể từ năm 1949, Đài Loan là một quốc gia riêng biệt và là một quốc gia dân chủ từ đầu thập niên 1990.

 

Ước mơ của một thời đại đã qua

 

Năm 1991, người dân Ukraine cũng quyết định đi con đường riêng của mình, tách khỏi nước Nga. Cả Ukraine và Đài Loan hiện là những quốc gia hoàn toàn mới và độc lập. Tuy nhiên, cả Tập và Putin vẫn mơ về một thời đại đã qua khi sự áp bức các dân tộc khác có thể được thực hiện bằng một nét bút từ ngai vàng. Luật quốc tế không có ý nghĩa gì đối với hai nước này mà thay vào đó, luật của kẻ mạnh nhất sẽ định đoạt số phận của thế giới.

 

Không chỉ trong bài phát biểu kỳ quặc khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, Putin đã nói đến việc muốn trả lại vị trí của nước Nga trong lịch sử. Ông mô tả sự sụp đổ của Liên Xô là “thảm họa địa chính trị lớn nhất”. Ông Tập cũng lấy lịch sử như một nhân chứng để nói rằng: Nhờ ông, Trung Quốc sẽ giành lại vị trí mà đất nước đã xứng đáng có trong lịch sử. Sự vĩ đại xưa cũ mà phương Tây đã phá hủy sẽ trỗi dậy trở lại. Putin cũng đổ lỗi cho phương Tây đã làm cho Liên Xô sụp đổ.

 

Cả hai vị tổng thống đều có chung sự căm ghét với nhân quyền, tự do và dân chủ. Không có điều gì trong các ý niệm đó sẽ tồn tại trong các vương quốc đen tối của những nhà lãnh đạo độc ác. Hoàn toàn ngược lại: Trong đế chế của Xi, hàng triệu người đang bị giam giữ trong các trại tập trung vì tôn giáo và văn hóa của họ. Họ bị làm nhục và theo dõi hàng ngày, mẫu gen được khảo sát, phụ nữ bị triệt đường sinh sản. Quốc hội Hoa Kỳ gọi một cách đúng đắn những hành động tàn ác của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương là một tội ác diệt chủng. Người Tây Tạng cũng đã bị Bắc Kinh áp bức trong nhiều thập kỷ, các di tích văn hóa của họ đã bị phá hủy và quyền được sống trong tự do của họ bị chà đạp thô bạo.

 

Kết thúc Internet tự do ở Nga?

 

Putin muốn Nga trở nên giống như Trung Quốc – với một cỗ máy giám sát được hoạt động trơn tru. Chỉ trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, 1.700 người đã bị cảnh sát bắt và bỏ tù tại Nga vì họ đã biểu tình phản đối cuộc chiến mà nhà độc tài Điện Kremlin đã khởi xướng, một cuộc chiến đi ngược luật công pháp quốc tế.

 

Trái ngược với Trung Quốc, Internet ở Nga phần lớn vẫn chưa được kiểm soát. Nhưng ông Tập từ lâu đã bán công nghệ giám sát khủng khiếp của mình vốn được sử dụng trên người Duy Ngô Nhĩ cho các chế độ độc tài trên khắp thế giới. Tập vẫn còn ủng hộ Putin qua việc mua khí đốt tự nhiên. Nhưng điều đó có thể sớm thay đổi trong tương lai độc tài mà cả hai nhà cầm quyền đều mơ ước: Internet của Nga có thể trở thành nạn nhân đầu tiên của một làn sóng bắt buộc vào khuôn phép.

 

“Sự tầm thường của kẻ ác”

 

Bắc Kinh ủng hộ cuộc chiến xâm lược Ukraine của Moscow. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối nói về một cuộc xâm lược. Đúng hơn, bà ấy đã phỉ báng báo chí hiện tại của thế giới tự do. Họ không nên can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác với lý do nhân quyền và dân chủ. Đối với ông Tập, nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là chuyện riêng tư.

 

Putin cũng đã đe dọa sẽ trả đũa nghiêm khắc đối với bất kỳ ai cản đường Nga ở Ukraine. Khi Tập và Putin thể hiện vị trí điên rồ của họ trong bộ vest và cà vạt, người ta nhớ đến “sự tầm thường của cái ác” mà Hannah Arendt đã nói đến tại phiên tòa xét xử người tổ chức vụ thảm sát Holocaust, Adolf Eichmann.

 

Mỹ bị thách thức trên hai mặt trận?

 

Ban đầu, Trung Quốc cảm thấy khó khăn trong việc đồng lòng với bước đi của Putin trong việc công nhận các khu vực ly khai Donetsk và Luhansk. Trong mắt Bắc Kinh, việc “chia cắt” các khu vực Ukraine cũng giống như trường hợp Đài Loan. Nhưng giờ đây khi Putin đang đưa toàn bộ Ukraine trở về “ngôi nhà đế chế của mình”, Bắc Kinh có thể thở phào nhẹ nhõm. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần “tái thống nhất đất nước”, thuật ngữ mà Bắc Kinh sử dụng để dán nhãn cho cuộc chiến tranh xâm lược đã được lên kế hoạch chống lại Đài Loan.

 

Nếu bây giờ Mỹ bận rộn với Đông Âu trong một thời gian dài hơn, thì thời điểm có thể đến để ông Tập cuối cùng có thể tấn công Đài Loan. Đối với thế giới tự do, điều này có nghĩa là một cuộc đối đầu với những kẻ đứng đầu ở hai chiến tuyến cùng một lúc, mà cuối cùng, không chỉ bản đồ của châu Âu sẽ được vẽ lại. Trong mọi trường hợp, điều này không nên xảy ra.

 

------------------------------------

Giáo sư Alexander Görlach là Thành viên cao cấp tại Hội đồng Carnegie về Đạo đức trong Các vấn đề Quốc tế, Nghiên cứu cấp cao tại Viện Internet tại Đại học Oxford và là Giáo sư Danh dự về Đạo đức và Thần học tại Đại học Leuphana. Tiến sĩ ngôn ngữ học và thần học chuyên nghiên cứu các vấn đề về bản sắc, tương lai của nền dân chủ và nền tảng của một xã hội thế tục. Sau khi ở Đài Loan và Hồng Kông, khu vực này trên thế giới, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc và ý nghĩa của nó đối với thế giới tự do, đã trở thành chủ đề cốt lõi của ông. Ông đã đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau tại Đại học Harvard và Đại học Cambridge. Từ năm 2009 đến năm 2015, ông là tổng biên tập của tạp chí do ông sáng lập, “Người châu Âu”.

 

 

===================================

 

Nỗi ám ảnh về Ukraine của Putin

24.02.2022 08:41

Tác giả: Taras Kuzio, Atlantic Council, 27 tháng 1, 2022
Người dịch: Lê Nguyễn

 

 

Quan điểm từ Ukraine: Điều gì xảy ra nếu chiến tranh nổ ra vào ngày mai?

22.02.2022 12:27

Tác giả: Vitaliy Deynega, Atlantic Council, ngày 15 tháng 2 năm 2022
Người dịch: Lê Nguyễn

 

 

Putin phàn nàn về lời hứa không được thực hiện: Kohl và Bush đã lừa dối Nga?

19.02.2022 23:38

Tác giả: Ulrich Reitz, FOCUS 19.02.2022
Người dịch: Nguyễn Phú Lộc





PHƯƠNG TÂY Ồ ẠT VIỆN TRỢ VŨ KHÍ CHO UKRAINA CHỐNG XÂM LƯỢC NGA, NHƯNG HIỆU QUẢ ĐẾN ĐÂU? (Trọng Nghĩa - RFI)

 



Phương Tây ồ ạt viện trợ vũ khí cho Ukraina chống xâm lược Nga, nhưng hiệu quả đến đâu ?

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 28/02/2022 - 14:53

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20220228-ph%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%A2y-%E1%BB%93-%E1%BA%A1t-vi%E1%BB%.....BA%BFn-%C4%91%C3%A2u

 

Vào lúc cuộc xâm lược Ukraina của Nga đang tiếp diễn, ngày càng có thêm nhiều nước phương Tây loan báo viện trợ quân sự cho chính quyền Kiev. Câu hỏi đặt ra là, hậu thuẫn này phải chăng là đã quá muộn và không đủ sức ngăn chặn một quân đội mạnh thứ hai thế giới. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/99c83f00-97f6-11ec-a177-005056bfb2b6/w:1024/p:16x9/AP22058629099324.webp

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen (T) và lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu, Josep Borrell, họp báo tại Bruxelles, Bỉ, ngày 27/02/2022. AP - Stephanie Lecocq

 

Phải nói là quyết định xâm lược Ukraina của Nga đã khiến phương Tây, đặc biệt là Liên Hiệp Châu Âu hết sức lo ngại, và có những phản ứng mạnh mẽ và nhanh chóng khác thường. Ngoài các biện pháp trừng phạt kinh tế, tài chánh nhắm vào Nga, điểm nổi bật nhất trong những quyết định mà Bruxelles đưa ra là khoản viện trợ quân sự khổng lồ trị giá 450 triệu euro được loan báo hôm qua, 27/02/2022, bao gồm các loại trang thiết bị phòng thủ và tấn công sẽ được chuyển giao cho quân đội Ukraina. 

 

Đối với giới quan sát, đây là một quyết định lịch sử, vì từ khi thành lập đến nay, Liên Hiệp Châu Âu chưa bao giờ chuyển giao vũ khí cho một nước đang có chiến tranh. Một số quốc gia, theo tiết lộ của người đặc trách ngoại giao Châu Âu Josep Borrel vào hôm qua, thậm chí còn sẵn sàng cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraina. 

 

Viện trợ của Liên Âu đã bổ sung vào những khoản trợ giúp riêng đã được loan báo trước đó của một số nước như Đức, Bồ Đào Nha, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan… 

 

Ngoài ra, một điểm nổi bật khác phản ánh mối quan tâm của Liên Âu là tính chất khẩn cấp khác thường: 27 thành viên Liên Âu đã thống nhất được quan điểm và đạt được thỏa thuận trong thời gian kỷ lục.  

 

Hơn nữa, một số quốc gia như Đức hay Thụy Điển đã không ngần ngại phá vỡ cấm kỵ tồn tại từ lâu trên đất nước của họ, vốn tuân thủ chủ trương cấm tất cả các hoạt động xuất khẩu vũ khí sát thương tới các khu vực xung đột. 

 

Câu hỏi đặt ra là phản ứng của Liên Âu nói riêng và của phương Tây nói chung phải chăng đã quá muộn màng ?  

 

Trên đài truyền hình Pháp Ngữ TV5 Monde ngày 27/02, bà Samantha de Bendern, nhà nghiên cứu người Anh tại bộ phận Nga-Âu-Á của Viện Các vấn đề Quốc tế Hoàng gia (Chatham House, London), nhận xét: "Nếu Ukraina mất quyền kiểm soát các sân bay của mình, thì sẽ rất khó giao vũ khí. Sân bay Kiev và miền tây Ukraina vẫn nằm trong tay người Ukraina, vì vậy việc giao hàng trên mặt đất vẫn có thể thực hiện được. Nhưng với mỗi ngày trôi qua, nó trở nên phức tạp hơn". 

 

Ngoài ra, kể cả khi Ukraina nhận được viện trợ, một vấn đề khác nổi lên là liệu Quân Đội nước này biết cách sử dụng tất cả các thiết bị nhận được hay không. 

 

Nhật báo Pháp Le Monde ngày 28/02 ghi nhận các khó khăn chính vào lúc này. Liệu các nước chi viện có đủ vũ khí trong kho của mình để chuyển sang cho Ukraina hay không. Ngoài ra còn có vấn đề tính tương thích và năng lực kỹ thuật của người Ukraina trong việc sử dụng các loại vũ khí mới. 

 

Vẫn còn phải xem liệu những khí tài này có thể đến tay người nhận và một cách kịp thời hay không. Hiện tại, các con đường tiếp cận duy nhất đến lãnh thổ Ukraina là bằng đường bộ. 

 

Sau cùng, đối mặt với một đội quân hùng mạnh như quân đội Nga, liệu những khoản viện trợ này có thể giúp Ukraina tạo ra sự khác biệt hay không. 

 

Theo bà Samantha de Bendern trên TV5 Monde, Ukraina không thể thắng Nga về mặt quân sự trong dài hạn, nhưng việc hỗ trợ vũ trang cho Ukraina cho phép phương Tây gởi đến Nga một tín hiệu, để Nga hiểu rằng việc chinh phục một quốc gia mà phương Tây có quan hệ tốt sẽ rất khó khăn.  

 

------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

NGA - CHÂU ÂU - TRỪNG PHẠT

Liên Âu thông báo hàng loạt biện pháp đáp trả Nga, hậu thuẫn Ukraina

 

BA LAN - MỸ - QUÂN SỰ

Hoa Kỳ đồng ý bán 250 xe tăng tấn công cho Ba Lan

 

UKRAINA - VŨ KHÍ

Khủng hoảng Ukraina : Mỹ và Litva « dồn dập » gởi vũ khí cho Kiev





CHIẾN TRANH UKRAINA BƯỚC QUA NGÀY THỨ 5, KIEV và KHARKOV VẪN KIÊN TRÌ KHÁNG CỰ QUÂN NGA (Trọng Nghĩa - RFI)

 



Chiến tranh Ukraina bước qua ngày thứ 5, Kiev và Kharkov vẫn kiên trì kháng cự quân Nga

Trọng Nghĩa  - RFI

Đăng ngày: 28/02/2022 - 13:45

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220228-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-qua-ng%C3%A0y-th%E.....BB%B1-qu%C3%A2n-nga

 

Chiến sự tại Ukraina hôm nay, 28/02/2022 bước vào ngày thứ 5. Dù bị lực lượng Nga liên tục tấn công từ nhiều ngày qua, thủ đô Kiev và thành phố lớn thứ hai tại Ukraina là Kharkov vào trưa hôm nay vẫn đứng vững. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/2b85ca34-9888-11ec-a7f6-005056a90284/w:1024/p:16x9/2022-02-27T065059Z_2017591810_RC2YRS9DIXHS_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS.webp

Kho xăng gần căn cứ không quân Vasylkiv, vùng Kiev, Ukraina bị oanh kích, ngày 27/02/2022. REUTERS - MAKSIM LEVIN

 

Theo Quân Đội Ukraina, trong đêm hôm qua, rạng sáng hôm nay, lực lượng Nga đã “nhiều lần” tấn công nhằm chiếm lĩnh một số vị trí ở vùng ngoại vi Kiev, nhưng đều đã bị đẩy lùi, và tình hình thủ đô Ukraina vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền. 

 

Theo một cố vấn của tổng thống Ukraina, vào tối hôm qua, Nga đã  bắn ba tên lửa vào Kiev, trong đó có một chiếc đã bị phòng không Ukraina phá hủy. 

 

Còn tại thành phố Kharkov, ở miền đông-bắc Ukraina, truyền thông nước này cho biết là nhiều tiếng nổ lớn đã được nghe thấy vào tối hôm qua, nhưng Quân Đội Ukraina cho biết đã giành lại quyền kiểm soát  thành phố sau khi nơi này bị lực lượng thiết giáp Nga đánh chiếm tối Thứ Bảy. 

 

Trong bối cảnh Kiev đang bị lực lượng Nga công hãm, hàng nghìn cư dân thủ đô đang cố tản cư đi nơi khác để lánh nạn, bằng ô tô hoặc tàu hỏa. Bên cạnh đó cũng có hàng trăm người từ các thành phố khác đổ về thủ đô để đầu quân chống lại kẻ thù. 

 

Thông tín viên RFI Stephane Siohan tại Kiev đã có mặt tại nhà ga trung tâm để tìm hiểu thêm :

 

Mỗi buổi tối, nhà ga trung tâm của Kiev đều đầy ắp người, bởi vì việc đi lại trên đường phố sau giờ giới nghiêm đã bị nghiêm cấm, và người vi phạm có nguy cơ bị bắn bỏ. Do đó, vào buổi tối những ai nôn nóng chờ đợi chuyến tàu đưa họ về phía tây, hoặc những người đã quyết định lên thủ đô để nhập ngũ, đều chen chúc nhau để qua đêm trong nhà ga. 

 

Ví dụ như Denis, 32 tuổi, quê tại Kherson, đã lên thủ đô với một ý tưởng trong đầu. Anh nói: “Tôi đã đến gặp cảnh sát và họ nói với tôi rằng cho đến thứ Hai vẫn còn giới nghiêm, nhưng sau đó tôi có thể đến trung tâm tuyển quân. Sau khi đăng ký, tôi muốn tham gia Lực Lượng Phòng Thủ Lãnh Thổ. Tôi muốn cầm súng để bảo vệ đất nước”. 

 

Trong hai ngày, bộ Quốc Phòng Ukraina đã tuyển mộ được gần 100.000 tân binh tình nguyện, gia nhập Quân Đội hay Lực lượng Phòng Thủ Lãnh Thổ.  

 

Tuy nhiên cũng có người như Ivan, 45 tuổi, một công nhân ở Shchastya thuộc vùng Donbass, vừa đến được Kiev sau khi thành phố của anh gần như nằm trong tay lính Nga.

 

Anh giải thích: “Khi súng vừa nổ, chúng tôi đã chạy ngay đến nơi trú ẩn để tránh không kích. Sau đó đã có lệnh sơ tán và chúng tôi đã đến nhà ga để đón tàu hỏa lên Kiev. 80% thành phố nơi tôi ở đã bị phá hủy, không còn đèn đuốc hay điện, ga, không còn gì để sống. Nhà máy điện nơi tôi làm việc cũng bị phá hủy hoàn toàn. Tại Kiev này, tôi sẽ tạm ở với đứa con trai lớn, sau đó chúng tôi sẽ phải thay đổi cuộc sống, tìm kiếm việc làm… Chúng tôi đến đây, như đến một thế giới mới”.  

 

Thế nhưng, kể từ cuối tuần, cả Ukraina đã bước vào một thực tế mới, với một thành phố 4 triệu dân, nơi mọi người đều phải qua đêm trong boongke, hoặc trong tầng hầm của các hộ dân cư. 

 

Theo Ủy Ban Châu Âu, sau bốn ngày chiến tranh, bảy triệu người Ukraina đã phải di tản cư.

 

-----------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

NGA - UKRAINA - CHIẾN TRANH

Nga tấn công Ukraina bằng tên lửa hành trình, giao tranh ác liệt tại Kiev

 

NGA - UKRAINA - DI TẢN

Nga tấn công Ukraina : Người Việt ở Kharkov khó có thể di tản

 

NGA - UKRAINA - CHIẾN TRANH

Quân Nga tiến vào Kharkov, bao vây thủ đô Kiev