Wednesday, February 5, 2025

BIỂN ĐÔNG - ĐIỂM NÓNG ĐỊA CHÍNH TRỊ (Lam Hồng, Trọng Phụng | Luật Khoa tạp chí)

 



Biển Đông - điểm nóng địa chính trị

Lam HồngTrọng Phụng   |   Luật Khoa tạp chí

Feb 4, 2025   4:51 PM

https://www.luatkhoa.com/2025/02/bien-dong-diem-nong-dia-chinh-tri/

 

Tâm điểm căng thẳng của khu vực.

 

https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/format/webp/2025/02/Thumbnail-00-24ba83210ab66e75.webp

Tàu USS John S. McCain của Hải quân Mỹ (phía xa) cùng tàu HMAS Ballarat của Hải quân Hoàng gia Úc trên Biển Đông năm 2020. Ảnh: Royal Australian Navy.

 

Biển Đông tiếp tục là điểm nóng địa chính trị với loạt tranh chấp phức tạp và sự cố đáng chú ý trong thời gian gần đây.

 

Tàu cá Việt Nam mất tín hiệu

 

Ngày 27/11/2024, báo chí trong nước dẫn thông tin từ Ủy ban nhân dân phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, về việc một tàu cá cùng hai ngư dân ở địa phương mất tích nhiều ngày sau khi ra khơi đánh bắt. [1]

 

·        Cụ thể, ngày 13/11/2024, tàu cá mang biển kiểm soát QB 98889-TS do ông Phạm Văn Thường làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng một thuyền viên khác xuất bến từ cảng Tịnh Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi. Đến 2 giờ 51 phút ngày 18/11, tín hiệu của tàu cá bị mất tại vị trí cách đảo Lý Sơn về phía Đông khoảng 70 hải lý.

 

·        Đáng chú ý, tàu có công suất lớn, chiều dài tới 23,5 m và chuyên làm nghề lưới vây nên thường cần tối thiểu một nhóm khoảng 20 người để vận hành, thế nhưng khi ra khơi chỉ có hai ngư dân trên tàu. Nhà chức trách đã phát thông báo và đề nghị các đơn vị liên quan huy động lực lượng, phương tiện tìm tàu cá cùng hai ngư dân. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tin gì mới.

 

·        Theo giới chức tỉnh Quảng Ngãi, tính đến tháng 6/2024, địa phương có 2.950 tàu cá với chiều dài từ 15m trở lên đã lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS), đạt tỷ lệ 99,46% trên tổng số tàu đang hoạt động. [2] Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2024, tỉnh này ghi nhận có hơn 500 tàu cá mất kết nối VMS trên 10 ngày, chủ yếu do thuyền trưởng tàu cố ý ngắt tín hiệu.

 

·        Không chỉ riêng Quảng Ngãi, các tỉnh ven biển cũng thường xuyên thống kê tình trạng tàu cá mất kết nối VMS. Như ở tỉnh Quảng Nam, tính từ năm 2023 đến tháng 6/2024, địa phương có 147/2.116 tàu cá mất kết nối VMS từ 6 giờ đến 10 ngày mà không báo cáo vị trí về bờ theo quy định. [3]

Tại tỉnh Bình Định, tính đến tháng 8/2024, tỉnh có 6.080 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên được đăng ký với hơn 44.500 người lao động khai thác trên biển. [4] Trong số này có 3.213 tàu cá đang khai thác xa bờ. Tuy nhiên, tỉnh này cho hay tình trạng tàu cá mất kết nối VMS từ 6 giờ đến 10 ngày vẫn xảy ra.

Tỉnh Kiên Giang còn thành lập hẳn một tổ điều tra, xác minh về nguyên nhân mất tín hiệu kết nối VMS. [5]

 

·        Cần lưu ý rằng việc các tàu cá bị mất tín hiệu trên Biển Đông vẫn còn nhiều ẩn số và chưa biết sự thực phản ánh vấn đề gì. Tùy từng trường hợp, nó có thể là vì lý do kỹ thuật hoặc thuyền trường cố ý ngắt kết nối. Nếu là nguyên nhân này, nó sẽ khiến nhà nước khó quản lý và kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản, nhất là nguy cơ tiềm ẩn về việc vi phạm quy định IUU về chống khai thác hải sản bất hợp pháp và không báo cáo.

Liên minh Châu Âu đã rút thẻ vàng đối với Việt Nam vào ngày 23/10/2017 vì các hoạt động khai thác thủy sản không bền vững và vi phạm quy định quốc tế. [6] Để gỡ thẻ vàng, một trong những biện pháp mà Việt Nam đã triển khai là lắp đặt VMS trên tàu cá. Đến nay, theo quan sát của phóng viên Luật Khoa tạp chí, số liệu, các chi tiết liên quan đến IUU thường không được nhà nước công bố đầy đủ hoặc rộng rãi.

Ngoài ra, việc tàu cá mất kết nối VMS có thể xuất phát từ các nguyên nhân như tàu cá gặp tai nạn, thời tiết xấu, sự cố bất ngờ trên biển hoặc nguy cơ an ninh như bị lực lượng nước ngoài vô hiệu hóa, v.v.

 

Ngư dân bị hành hung

 

Ngư dân Việt Nam, đặc biệt từ tỉnh Quảng Ngãi, thường xuyên phải đối mặt với các vụ tấn công và quấy rối khi ra khơi đánh bắt tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

·        Ngày 13/9/2024, tàu cá QNg 95739 TS với 10 thuyền viên xuất bến Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để đánh bắt thủy sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. [7]

Đến chiều 29/9, Đồn Biên phòng Bình Hải nhận được thông tin từ Đài canh cộng đồng xã Bình Châu về việc tàu cá này bị một tàu nước ngoài ngăn cản và tấn công ở khu vực Đá Chim Én.

Đến 21 giờ 15 phút ngày 30/9, tàu cập cảng Sa Kỳ. Ngay sau đó, bốn người bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.

Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên cho hay tàu của nhóm bị hai tàu sắt số hiệu 301, treo cờ Trung Quốc, rượt đuổi và áp sát. [8] [9] Sau đó có một nhóm khoảng 40 người từ các tàu này dùng ca nô tiếp cận, leo lên tàu của ông Biên và dùng tuýp sắt đánh đập dã man các thuyền viên. Họ cũng cướp ngư cụ, máy móc và khoảng vài tấn cá.

Vụ tấn công này đã làm ba thuyền viên bị gãy tay, gãy chân; bảy người còn lại bị thương nhẹ. Ước tính thiệt hại về tài sản khoảng 500 - 600 triệu đồng.

 

·        Cũng trong ngày 29/9 tại khu vực Đá Chim Én, vào khoảng 15 giờ, tàu cá QNg 90659 TS do ông Võ Thành Tân làm chủ tàu cũng bị tàu nước ngoài nghi là của Trung Quốc hành hung. [10] Nhóm tấn công đã lấy đi toàn bộ trang thiết bị và hải sản với tổng thiệt hại ước tính khoảng 300 triệu đồng.

 

·        Hai vụ ngư dân bị hành hung kể trên được báo giới nước ngoài đặc biệt quan tâm. Ngày 1/10, trả lời Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đề cập trực tiếp đến các vụ việc này, song khẳng định các tàu cá của Việt Nam đã đánh bắt trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa nên họ đã phải dùng các biện pháp ngăn chặn. [11]

 

·        Ngày 2/10, Hội Thủy sản Việt Nam gửi công văn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao cùng Ban đối ngoại Trung ương để phản đối hành động của Trung Quốc và kiến nghị tăng cường hỗ trợ ngư dân khi đi đánh bắt xa bờ. [12]

Tối cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành vi thô bạo của lực lượng Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, đồng thời điều tra vụ việc và không tái diễn hành động tương tự. [13]

·        Không phải chỉ riêng hai vụ này, ngư dân Việt Nam khi ra khơi luôn đối diện với những nguy cơ bị hành hung tương tự. Hồi tháng 8/2023, tàu cá QNg 90495 TS của Việt Nam đã bị tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 4201 tấn công bằng vòi rồng, làm hai ngư dân bị thương và khiến tàu hư hại nặng. [14]

Hay vào tháng 3/2019, tàu cá QNg 90819 TS của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại khu vực gần đảo Đá Lồi, quần đảo Hoàng Sa, nhưng may mắn là cả năm ngư dân trên tàu đều được cứu sống. [15]

 

·        BBC News Tiếng Việt dẫn lời của Giáo sư Alexander Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) rằng Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “tằm ăn dâu”, nghĩa l

 

https://www.luatkhoa.com/content/images/2025/02/tp-106-1539.jpg

Chính quyền huyện Bình Sơn thăm hỏi động viên ngư dân. Ảnh: Báo Tiền Phong.

 

Trung Quốc giam giữ ngư dân Việt Nam

Vào tháng 6/2024, một đoàn tàu cá từ làng chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bị mất liên lạc khi ra khơi đánh bắt. Người thân của các ngư dân nhận được cuộc gọi từ một thành viên trong đoàn, thông báo rằng họ đang bị giam giữ tại đảo Hải Nam, Trung Quốc. Thông tin này được tờ The New York Times đề cập trong một phóng sự ngày 28/10/2024 viết về sự vụ 10 ngư dân Quảng Ngãi bị hành hung vào ngày 22/9. [17]

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 

 

 

 

 



No comments: