Monday, February 3, 2025

50 NĂM LƯU VỰC SÔNG MEKONG VẪN LÀ ĐỊA BÀN ĐẦY THÁCH ĐỐ CỦA HOA KỲ (Ngô Thế Vinh / Đàn Chim Việt Online)

 



50 Năm Lưu Vực Sông Mekong Vẫn Là Địa Bàn Đầy Thách Đố Của Hoa Kỳ  

Ngô Thế Vinh   -   Đàn Chim Việt Online

02/02/2025

https://www.danchimviet.info/50-nam-luu-vuc-song-mekong-van-la-dia-ban-day-thach-do-cua-hoa-ky/02/2025/33429/

 

HÌNH :

https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/01/8.jpg

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo (thứ ba từ trái), Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (thứ hai từ phải) tại Hội nghị cấp Bộ trưởng ở Bangkok, Thái Lan hôm 1/8/2019 trong dịp kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Hạ lưu Mekong 2020. [nguồn: US Embassy in Vietnam]

 

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu không được quyền cất tiếng nói.

Gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio.

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long.

 

Với chính sách thiếu nhất quán và luôn “xoay trục”, với tổng số đầu tư không đáng kể, trong suốt 50 năm qua kể từ sau 1975, Hoa Kỳ gần như không có động thái tích cực và hiệu quả nào ngăn chặn sự bành trướng lấn lướt của Trung Quốc  không chỉ trên lưu vực sông Mekong – mà cả Biển Đông. Để có thể đối trọng với Bắc Kinh, dĩ nhiên, Washington cần có một tầm nhìn chiến lược, chấp nhận một cái giá tương xứng phải trả hầu có thể phục hồi ảnh hưởng đã có bấy lâu trên Bàn cờ Sông Mekong. NGÔ THẾ VINH

 

                                                                *

LỜI GIỚI THIỆU: Suốt ba chục năm qua, hàng chục triệu dân cư các nước sống trong lưu vực sông Mekong đã hứng chịu lũ lụt hạn hán ngày càng nặng nề thường xuyên hơn. Nguồn thực phẩm cho họ trên lưu vực cạn kiệt dần và môi trường sống không còn lành mạnh để cưu mang họ và con cháu. Những thiệt thòi này phần lớn là do những công trình thủy điện Trung Quốc và Lào, từ thượng nguồn tích lũy giáng xuống họ. Trung Quốc  là thủ phạm và cũng là tác nhân chính cho các công trình ở Lào. Khu vực này là vùng tranh chấp địa chính trị quan trọng giữa Trung Quốc  và Hoa Kỳ. Từng bước một, Trung Quốc đã hoàn thành 12 đập lớn nhất trên dòng chính sông Mekong, bất chấp mọi phản đối của dân cư và chính quyền hạ vực. Hoa Kỳ bất lực trước tất cả các diễn tiến này ngay từ bước đầu và gần đây đã rút về lá bài chủ của mình không cho Mekong Dam Monitor (MDM), một tổ chức theo dõi và báo cáo hoạt động của các hồ chứa trên toàn lưu vực hoạt động. Bài tham luận này của BS Ngô Thế Vinh, một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ, trình bày về chiến lược Mekong thiếu nhất quán của Hoa Kỳ như một thất bại trên lưu vực Sông Mekong. PHẠM PHAN LONG, PE

 

                                                           *

 

THÁC BA / TUOBA / 托巴: MỘT PHÁT HIỆN NGOẠN MỤC CỦA MDM

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2025/01/Obraz1-2.jpg

 

Thác Ba / Tuoba / 托巴 con đập thủy điện dòng chính bậc thềm Vân Nam thứ 12 của Trung Quốc đã bị hệ thống vệ tinh Hoa Kỳ phát hiện và theo dõi: hình trái, là công trường xây cất con đập Thác Ba (thời điểm 29.01.2024), hình phải, con đập Thác Ba 1400 MW đã lấy đầy nước vào hồ chứa trong mùa khô (thời điểm 23.06.2024) và bắt đầu gây thêm ảnh hưởng tiêu cực tới dòng chảy sông Mekong hạ nguồn. Đây phải được ghi nhận là một thành tích ngoạn mục của MDM với Eyes on Earth. [nguồn: Stimson Center / Mekong Dam Monitor] Ủy Hội Sông Mekong (MRC / Mekong River Commission) sau 30 năm hoạt động [1995-2025], được đánh giá là không hiệu quả, không ngăn chặn được một con đập dòng chính nào trên sông Mekong, và hầu như chỉ đạt được vài thành tựu rất tượng trưng như: thỏa thuận chia sẻ thông tin giữa 4 nước thành viên, thiết lập đưa vào sử dụng “mạng lưới internet” tiên đoán lũ lụt, theo dõi dòng chảy mùa khô; và ký kết được một thỏa ước với Trung Quốc [tháng 4/2002] nhằm trao đổi các dữ kiện thủy văn [hydrological data exchange agreement]. Nhưng với thời gian, để thấy rằng Thỏa Ước này chỉ có trên hình thức, chưa bao giờ Bắc Kinh thực lòng muốn trao đổi các thông tin này với Ủy Hội Sông Mekong và 4 quốc gia Hạ Lưu! 

 

Phát hiện mới đây về con đập thủy điện Thác Ba / Tuoba / 托巴, trên dòng chính sông Lan Thương (Lancangiang / 澜沧江) – tên Trung Quốc của con sông Mekong Vân Nam, là con đập thứ 12 công suất lên tới 1400 MW (tương đương với con đập Mạn Loan / Manwan / 漫湾 ). Trung Quốc đã âm thầm khởi công xây cất không có thông báo chính thức nào cho Ủy Hội Sông Mekong MRC và 4 quốc gia Hạ nguồn [Lào, Thái, Cam Bốt và Việt Nam], nhưng con đập Thác Ba đã bị những “con mắt” của hệ thống vệ tinh Hoa Kỳ MDM (Mekong Dam Monitor) phát hiện và theo dõi từ lúc khởi xây cho tới khi hoàn tất lấy đầy nước vào hồ chứa. Khám phá trên chỉ có thể thực hiện được nhờ MDM sử dụng hình ảnh vệ tinh theo dõi toàn lưu vực sông Mekong. Vào tháng 3 năm 2023 Stimson đã công bố hình ảnh từ Planet Labs cho thấy con đập Thác Ba / Tuoba đã hoàn thành việc xây dựng và vào khoảng tháng 2 năm 2024 bắt đầu lấy nước vào hồ chứa. Trong vòng chưa đầy năm tháng (06.2024), được ước tính với dung lượng tối đa với 1215 tỷ mét khối nước. https://www.stimson.org/2024/mekong-dam-monitor-annual-report-2023-2024/ [Hình 1]

 

Đã không có thông báo nào được gửi đến Ủy Hội Sông Mekong MRC hoặc các bên liên quan ở hạ lưu, và rằng đập lấy nước đầy hồ chứa trong mùa khô (trong khi hạ lưu cần nước), chứ đừng nói đến việc xây dựng đập đã hoàn thành.

 

 

 MEKONG DAM MONITOR – EYES ON EARTH QUAN TRỌNG RA SAO?

 

Trung Quốc đã hoàn thành đập thủy điện đầu tiên Mạn Loan / Manwan trên dòng chính sông Mekong vào năm 1995 trong bí mật do đó không gặp sự phản đối. Họ không ngừng xây dựng, đến năm 2020, Trung Quốc đã xây xong một chuỗi 11 đập, mặc dù tác động của chúng nhưng Trung Quốc đã không chia sẻ dữ liệu với bất kỳ quốc gia nào trên sông Mekong. Trong thời gian đó, không có sự phản đối chính thức nào ở cấp nội các từ bất kỳ nước láng giềng nào của sông Mekong và chỉ có những tuyên bố cảnh báo ngoại giao từ Hoa Kỳ. Vào tháng 12 năm 2020, sau 15 năm hành động đơn phương của Bắc Kinh, Hoa Kỳ cuối cùng đã hành động và thành lập Tổ chức Giám sát Đập Mekong (MDM / Mekong Dam Monitor) để báo cáo tất cả thông tin về các đập Mekong theo thời gian thực, công bố hoạt động của các hồ chứa và tác động môi trường của chúng đối với lưu vực sông Mekong.

 

 Mekong Dam Monitor / MDM  là một hệ thống trực tuyến nguồn mở có khả năng giám sát theo dõi gần như trong thời gian thực (near-real time monitoring) các con đập thủy điện và những tác động môi trường trong lưu vực sông Lancang–Mekong. Dự án này là kết quả hợp tác Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson và Eyes on Earth, Inc. (Mắt Trên Trái Đất). MDM sử dụng cảm biến từ xa (remote sensing), với các hình ảnh vệ tinh được phân tích qua Hệ thống Thông tin Địa lý GIS (Geographic Information System) để cung cấp thông tin gần như thời gian thực và tải xuống những dữ liệu với nhiều chỉ số mà trước đây chưa bao giờ được biết nơi lưu vực sông Mekong. Những dữ liệu này được phổ biến rộng rãi cho sử dụng công cộng và nghiên cứu, có thể tải xuống hoàn toàn miễn phí. Những thông tin từ MDM là vô cùng phong phú và thiết yếu cho các quốc gia Mekong – dĩ nhiên trong đó có Việt Nam là một nước cuối nguồn. Có thể kể một vài tiềm năng của MDM:

 

_ Phân tích trữ lượng nước của chuỗi đập bậc thềm Vân Nam 2016-2025.

 

_ Tạo mô hình dòng chảy tự nhiên của sông Mekong qua các trạm quan trắc 1992-2025. 

_ So sánh bản đồ dữ liệu qua thời gian như: lượng mưa, độ ẩm bất thường bề

 

mặt hay nhiệt độ bất thường bề mặt trong lưu vực.

 

_ Bản đồ tất cả các con đập với kết nối trong toàn lưu vực, và còn nhiều hơn nữa…

 

 

Chỉ riêng nhóm dự án MDM thuộc Trung Tâm Stimson hiện nay bao gồm 5 người: với 2 đồng trưởng nhóm là Alan Basist và Brian Eyler, cùng với  2 thành viên truyền thông và phụ tá là Regan Kwan, Courtney Weatherby, và thêm Claude Williams, là thành viên Nghiên cứu.  https://www.stimson.org/project/mekong-dam-monitor/

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 







No comments: