Tại sao tôi khinh CSVN?
Karamadi
X-Cafe 30-10-2008, 01:27 PM
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=250101#post250101
Dễ hiểu thôi, hãy điểm qua một số công việc của nhà nước này trong mấy chục năm qua. Từ việc lớn đến việc nhỏ. Từ việc chúng bán đất cầu quyền lực đến tàn sát giết hại nhân dân, đến việc đẩy người dân ra khỏi nước để vơ vét tiền của của của nhân dân, đến việc, xưa là đấu tố, nay là quy hoạch để cướp đoạt tài sản ruộng đất của nhân dân thì sẽ nhìn ra cái lý do tại sao người Việt Nam bị đánh giá và bị nhìn chung cái nhìn với Việt cộng.
Này nhá, hãy bắt đầu bằng cái tên Hồ chí Minh để xem cái chế độ vô đạo lý này đã lập được những công trạng gì cho Việt Nam:
1. Sau khi không được nhận vào trường bảo hộ để thoả mãn khát vọng làm nô lệ cho thực dân Pháp, Hồ chí Minh đã xin làm nô lệ cho đảng cộng sản Pháp rồi đến đảng cộng sản Liên Sô.
2. Khi ra khỏi nhà tù Quảng Châu, Hồ chí Minh đã nổi danh khắp năm châu vì món nghề chôm chỉa cuốn Ngục Trung Thư của một người tù cùng thời với Hồ.
3. Khi về nước thì Hồ chí Minh đã mượn đỡ cái tên Trần dân Tiên để viết về cuộc đời cách mệnh của Hồ. Tuy thế, Trần dân Tiên cũng không dám viết về cái gia phả đích thực của Hồ là con cái nhà ai. Trần dân Tiên là ai? Tại sao không viết sự thật đời “Chí Phèo” với thị Tăng Minh Tính, thị Khai, thị Xuân, mà lại ca tụng Hồ chí Minh? Phải chăng đây chỉ là một cái tên khác trong toan tính lường gạt nhân dân cả nước của Hồ chí Minh?
4. Rồi Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng đã phản bội toàn dân trong công cuộc kháng chiến chống thực dân. Chúng đã thiết lập chế độ cộng sản nô lệ cho Nga Tàu trên toàn miền bắc, rồi ký công hàm bán nước, công nhận chủ quyền 12 hải lý của Trung cộng trên vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trực thuộc thẩm quyền hành chánh của Việt Nam Cộng Hoà theo hiệp định Geneve năm 1954 quy định.
5. Tập đoàn Hồ chí Minh, Ðặng xuân Khu đã giết chết hơn 60,000, ngàn người Việt Nam trong sách lược cướp của giết người ngụy trang dưới chiêu bài cải cách ruộng đất 1954-1957 và gần 5000 đồng bào ta ở Huế trong tết Mậu Thân. Cũng chính tập đoàn này đã gây ra cuộc chiến thảm khốc tại miền nam Việt Nam. Rồi đẩy hàng triệu người dân Việt bỏ nhà, bỏ nước ra đi. Khiến hàng trăm ngàn ngưòi bị chôn vùi dưới lòng đại dương.
6. Rồi tập đoàn Việt cộng hậu Hồ chí Minh là Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Mạnh Cầm, Phan văn Khải, Võ văn Kiệt thì đã cúc cung tận tụy làm nô lệ cho Tàu và chúng dám bán đất, bán bờ biển của Việt Nam cho Trung cộng qua hai hiệp thương và hiệp định biên giới 12-1999 và 12/2000.
7. Ðồ đệ của Hồ Chí Minh thì bịt miệng công lý, bịt miệng Linh Mục Nguyễn văn Lý giữa công đường. Tạo ra được một bức hình làm ô nhục toàn thể dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam ngửa mặt lên làm sao được khi tấm hình này đã được truyền đi, và còn xây dựng trên những bức tường cao ở các thành phố hải ngoại cho nhân dân thế giới chiêm ngưỡng. Có ai không lên án, rồi kinh tởm cái dã man của cái chế độ Việt cộng này?
8. Rồi những kẻ có tài cầm búa, nhiễu loạn nhân tâm như Nguyễn thế Thảo, Hoàng công Khôi, Nguyễn đức Nhanh ở Hà Nội, Hoàn Kiếm thì tạo ra được những văn thư không thuộc thế giới loài người, chúng nhân danh đảng và nhà nước Việt cộng để hù đọa và đưa bọn bất lương đến đập phá nhà cửa của lương dân và bạo hành nhân tâm con người Công Lý. Ấy là chưa kể đến những lau nhau ăn theo từ các cơ quan truyền thông, báo chí truyền hình, đài phát thanh. Chúng tự chà đạp và phỉ báng nhân phẩm, nhân tâm của chúng bằng cách cắt xén lời Công Lý, và hô hoán hỗ trợ cho cuộc bạo hành vô đạo này.
9. Hơn thế, đảng và nhà nước Việt cộng sau gần 6 thập niên cầm quyền đã tạo ra được một xã hội không còn biết đến sự thật, lời thật là gì. “Ngày nay chúng tôi phải nói dối nhau mà sống”, lời của Trần quốc Thuận, phó chủ nhiệm quốc hội Việt cộng, khoá X; rồi “người ta nói dối lem lẻm, nói dối ở mọi nơi và mọi lúc...”, lời của Nguyễn Khải, nhà văn nhớn của chế độ Việt cộng. Bấy nhiêu vẫn chưa đủ, chúng còn thi nhau tạo ra một xã hội không còn luân thường đạo lý. Vào cửa quan chỉ gặp trộm cướp. Ra đường thì gặp toàn công an bất lương. Vào trường học thì ma cô bất lương hành nghề gạ tình lấy điểm, tung hoành. Người Dân lành trên khắp cả nước thì trở thành những dân oan lang thang đi đòi nhà đòi đất! Ðộc Lập ở đâu, Tự Do, Dân Chủ và Hạnh Phúc ở đâu? Ấy là chưa kể đến biết bao nhiêu phụ nữ Việt Nam bị chúng bán ra ngoại quốc để làm nô lệ tình dục cho khắp năm châu.
Ðấy là một số thành tích vẻ vang của nhà nước Việt cộng trong mấy chục năm qua tạo ra. Nhìn vào bảng thành tích này, Ai? Ai? Và những ai nữa dám hãnh diện, dám tự hào về những hành động bất lương, vô luân của nhà cầm quyền Việt cộng?
Friday, October 31, 2008
CHUYỆN THAM NHŨNG TÍ XÍU NHƯNG ĐÁNG GIẬT MÌNH
HAI CHUYỆN GIẬT MÌNH, THƯA… QUỐC HỘI!
truongduynhat
31 Oct, 2008, 16:00
http://truongduynhat.vnweblogs.com/post/1545/103981
Mấy hôm trước, nhà thơ Bùi Hoàng Tám vừa đóng góp cho bạn đọc qua các comment trong bài “Nhà thơ” một câu chuyện thật vui về… thơ. Cứ tưởng tư duy ông này chỉ quẩn quanh mấy chuyện “dí thơ vào …” ấy.
Vậy mà hôm nay, ông gửi một bài hết sức nghiêm chỉnh về một vấn đề quốc sự và nài nỉ xin đăng trên trang của Nhất.
Xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết này, để biết thêm về một Bùi Hoàng Tám khác, chứ không chỉ: “Thái Bình có chú Buồi Hoàng / Tám bán quán thịt / Chó làm thơ hay”.
TDN
HAI CHUYỆN GIẬT MÌNH, THƯA… QUỐC HỘI!
Vào những ngày này, cử tri cả nước đang hết sức quan tâm đến một hoạt động chính trị quan trọng, đó là Kỳ họp Quốc hội. Nhân dịp này, xin được gửi tới Quốc hội hai câu chuyện.
Câu chuyện thứ nhất, khu nhà nơi có trụ sở báo Dân trí. Tòa soạn báo này có thuê người bảo vệ của một công ty TNHH. Trong điều 4 bản nội quy của công ty có nội dung nguyên văn như sau: “Nghiêm cấm nhân viên bảo vệ lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được phân công để gây sách nhiễu, phiền hà, vòi vĩnh ăn hối lộ của các đơn vị và cá nhân đến xây dựng công trình trong dự án. Để đảm bảo cho khách hàng khi vào liên hệ nếu thấy có hiện tượng không đúng xin liên hệ đường dây nóng...”
Thưa Quốc hội, một anh bảo vệ được thuê về trông coi nhà cửa mà cũng có quyền "sách nhiễu, phiền hà, vòi vĩnh ăn hối lộ" thì tham nhũng đã ở mức "xã hội hoá" cao độ. Trước một anh bảo vệ, người dân cũng đứng trước nguy cơ bị sách nhiễu và phải hối lộ thì đủ biết thân phận người dân thấp kém và khốn khổ đến mức nào?
Chuyện thứ hai do một nhà thơ nguyên là đại biểu Quốc hội khoá X kể lại rằng cạnh nhà ông có cậu bé đang học lớp 2 (tức là 7 - 8 tuổi). Mỗi buổi sáng, mẹ cậu thường cho cậu 5 ngàn đồng ăn quà. Thế nhưng mấy bữa liền, cu cậu nằng nặc đòi xin 7 ngàn đồng. Người mẹ dỗ dành, tra hỏi mãi, cu cậu mới khai lý do là "biếu bạn lớp trưởng để khỏi bị mách cô giáo khi mắc lỗi".
Một chuyện tưởng chừng như rất đơn giản nhưng đằng sau nó ẩn chứa một thông điệp hết sức đáng lo ngại. Thứ nhất, việc làm của hai cậu bé tuy vô thức nhưng đã chứa đựng đầy đủ hành vi của một tội hình sự có tên là "hối lộ và nhận hối lộ" mà mức án cao nhất của tội danh này là chung thân đến tử hình.
Thứ hai, thật là kinh hoàng nếu nhìn ở góc độ tuy mới 7 - 8 tuổi nhưng các em đã ý thức rằng kẻ làm quan (dù chỉ là lớp trưởng của một lớp 2) thì được quyền nhận biếu xén và kẻ là dân (học sinh) thì phải có trách nhiệm cống nạp. Về cậu bé đưa tiền, em đã ý thức được thân phận “thần dân”, con sâu, cái kiến của mình nên phải có bổn phận “cống nạp”. Về phía em bé lớp trưởng, tuy còn rất nhỏ nhưng em đã ý thức được “vị thế’ quan lại của mình. Nhận cống nạp và bao che cho tội lỗi.
Điều rất dáng lo ngại là cái tư duy cống nạp và nhận cống nạp đã hình thành như một bản năng từ thủa ấu thơ chính là nguy cơ tiềm tàng, hủy hoại nền tảng đạo đức thế hệ mai sau. Các em không có lỗi. Tội là ở chúng ta mà các em chính là nạn nhân bi thương của nền giáo dục cả trong nhà trường, ở gia đình và toàn xã hội. Vì vậy, việc chống tham nhũng, hối lộ không chỉ là công việc của ngày hôm nay và chỉ cho ngày hôm nay. Chúng ta sẽ còn phải trả giá rất đắt cho những tiêu cực của ngày hôm nay ở các thế hệ tương lại. Thế nhưng thưa Quốc hội, xin được nêu lên một sự thật rằng nạn tham nhũng đã trở thành "quốc nạn", một loại "giặc nội xâm" nhưng trong nhiều năm qua, chưa có bất cứ đại biểu hay đoàn đại biểu Quốc hội nào phát hiện, tố cáo một vụ hối lộ, tham nhũng, tiêu cực ở chính địa phương mình, ngành mình. Tại sao vậy, thưa Quốc hội?
Chắc chắn rằng nhiều, rất nhiều cử tri hi vọng Quốc hội xóa bỏ được “tiền lệ” đáng buồn này.
BÙI HOÀNG TÁM
truongduynhat
31 Oct, 2008, 16:00
http://truongduynhat.vnweblogs.com/post/1545/103981
Mấy hôm trước, nhà thơ Bùi Hoàng Tám vừa đóng góp cho bạn đọc qua các comment trong bài “Nhà thơ” một câu chuyện thật vui về… thơ. Cứ tưởng tư duy ông này chỉ quẩn quanh mấy chuyện “dí thơ vào …” ấy.
Vậy mà hôm nay, ông gửi một bài hết sức nghiêm chỉnh về một vấn đề quốc sự và nài nỉ xin đăng trên trang của Nhất.
Xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết này, để biết thêm về một Bùi Hoàng Tám khác, chứ không chỉ: “Thái Bình có chú Buồi Hoàng / Tám bán quán thịt / Chó làm thơ hay”.
TDN
HAI CHUYỆN GIẬT MÌNH, THƯA… QUỐC HỘI!
Vào những ngày này, cử tri cả nước đang hết sức quan tâm đến một hoạt động chính trị quan trọng, đó là Kỳ họp Quốc hội. Nhân dịp này, xin được gửi tới Quốc hội hai câu chuyện.
Câu chuyện thứ nhất, khu nhà nơi có trụ sở báo Dân trí. Tòa soạn báo này có thuê người bảo vệ của một công ty TNHH. Trong điều 4 bản nội quy của công ty có nội dung nguyên văn như sau: “Nghiêm cấm nhân viên bảo vệ lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được phân công để gây sách nhiễu, phiền hà, vòi vĩnh ăn hối lộ của các đơn vị và cá nhân đến xây dựng công trình trong dự án. Để đảm bảo cho khách hàng khi vào liên hệ nếu thấy có hiện tượng không đúng xin liên hệ đường dây nóng...”
Thưa Quốc hội, một anh bảo vệ được thuê về trông coi nhà cửa mà cũng có quyền "sách nhiễu, phiền hà, vòi vĩnh ăn hối lộ" thì tham nhũng đã ở mức "xã hội hoá" cao độ. Trước một anh bảo vệ, người dân cũng đứng trước nguy cơ bị sách nhiễu và phải hối lộ thì đủ biết thân phận người dân thấp kém và khốn khổ đến mức nào?
Chuyện thứ hai do một nhà thơ nguyên là đại biểu Quốc hội khoá X kể lại rằng cạnh nhà ông có cậu bé đang học lớp 2 (tức là 7 - 8 tuổi). Mỗi buổi sáng, mẹ cậu thường cho cậu 5 ngàn đồng ăn quà. Thế nhưng mấy bữa liền, cu cậu nằng nặc đòi xin 7 ngàn đồng. Người mẹ dỗ dành, tra hỏi mãi, cu cậu mới khai lý do là "biếu bạn lớp trưởng để khỏi bị mách cô giáo khi mắc lỗi".
Một chuyện tưởng chừng như rất đơn giản nhưng đằng sau nó ẩn chứa một thông điệp hết sức đáng lo ngại. Thứ nhất, việc làm của hai cậu bé tuy vô thức nhưng đã chứa đựng đầy đủ hành vi của một tội hình sự có tên là "hối lộ và nhận hối lộ" mà mức án cao nhất của tội danh này là chung thân đến tử hình.
Thứ hai, thật là kinh hoàng nếu nhìn ở góc độ tuy mới 7 - 8 tuổi nhưng các em đã ý thức rằng kẻ làm quan (dù chỉ là lớp trưởng của một lớp 2) thì được quyền nhận biếu xén và kẻ là dân (học sinh) thì phải có trách nhiệm cống nạp. Về cậu bé đưa tiền, em đã ý thức được thân phận “thần dân”, con sâu, cái kiến của mình nên phải có bổn phận “cống nạp”. Về phía em bé lớp trưởng, tuy còn rất nhỏ nhưng em đã ý thức được “vị thế’ quan lại của mình. Nhận cống nạp và bao che cho tội lỗi.
Điều rất dáng lo ngại là cái tư duy cống nạp và nhận cống nạp đã hình thành như một bản năng từ thủa ấu thơ chính là nguy cơ tiềm tàng, hủy hoại nền tảng đạo đức thế hệ mai sau. Các em không có lỗi. Tội là ở chúng ta mà các em chính là nạn nhân bi thương của nền giáo dục cả trong nhà trường, ở gia đình và toàn xã hội. Vì vậy, việc chống tham nhũng, hối lộ không chỉ là công việc của ngày hôm nay và chỉ cho ngày hôm nay. Chúng ta sẽ còn phải trả giá rất đắt cho những tiêu cực của ngày hôm nay ở các thế hệ tương lại. Thế nhưng thưa Quốc hội, xin được nêu lên một sự thật rằng nạn tham nhũng đã trở thành "quốc nạn", một loại "giặc nội xâm" nhưng trong nhiều năm qua, chưa có bất cứ đại biểu hay đoàn đại biểu Quốc hội nào phát hiện, tố cáo một vụ hối lộ, tham nhũng, tiêu cực ở chính địa phương mình, ngành mình. Tại sao vậy, thưa Quốc hội?
Chắc chắn rằng nhiều, rất nhiều cử tri hi vọng Quốc hội xóa bỏ được “tiền lệ” đáng buồn này.
BÙI HOÀNG TÁM
ĐƯỜNG LÊN THIÊN QUỐC
Đường Lên "Thiên Quốc"
Trần Hùng
(LÊN MẠNG Thứ sáu 31, Tháng Mười 2008)
http://www.vnn-news.com/spip.php?article4891
Xin nói ngay rằng đã không có trường hợp "chuyển sang từ trần" nào cả trong thời gian qua. Ở đây chỉ ghi lại những chi tiết đáng lưu ý trong chuyến đi của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đến Bắc Kinh tuần rồi, nơi xứ sở của những người tự xưng là "con trời".
Sau cùng thì ông Dũng cũng đã đi sứ sang Tầu, công việc mà lẽ ra ông ta đã phải làm ngay từ khi nhậm chức thủ tướng vào mùa hè năm 2006. Trong 2 năm vừa qua, ông đã đi nhiều nơi, Nhật, Mỹ, Âu.... và vừa rồi, đến Úc. Nhưng ông chưa một lần bệ kiến "Thiên triều". Điều này khiến có người cho rằng ông thuộc phe theo Mỹ, nên không hạp với Tầu. Cũng có ý kiến khác nói rằng ông không được sự tin tưởng của người anh lớn phương bắc, nên họ chưa chịu tiếp ông. Sau cùng thì cả 2 bên đều đồng ý thu xếp việc gặp gỡ này một cách thích hợp nhất: trong dịp tham dự hội nghị ASEM 7 tổ chức ở Bắc Kinh, ông Dũng sẽ đến sớm vài ngày để được những nhà lãnh đạo Trung cộng tiếp kiến. Như vậy, Bắc Kinh hài lòng vì không phải nâng hình ảnh của CSVN lên ngang tầm với mình, mà Hà Nội cũng hể hả vì với cái thế đàn em của mình, họ không thể mong đợi nhiều hơn.
Đường lên phiá Bắc bao giờ cũng gian nan, tuy nhiên trong chuyến đi này, ông Dũng còn được đôi niềm an ủi. Bởi vì, ở Tầu, ông được ra vào vào bằng cửa chính, không phải chui lòn cửa hậu như trong những cuộc công du khác. Ngoài niềm vui này ra, chuyến đi của ông chỉ còn là những nỗi nhọc nhằn.
Nhọc nhằn đầu tiên vì lộ trình gian nan. Ông Dũng không được bay thẳng đến Bắc Kinh mà phải "nhập cảnh" qua một cửa ải ở phiá Nam. Ngày 21-10, ông đến tỉnh Hải Nam để tham dự "Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam - Trung Quốc". Tỉnh trưởng Hải Nam La Bảo Danh đã giới thiệu về tình hình xây dựng và phát triển của đặc khu kinh tế Hải Nam trong 20 năm qua. Tuy nhiên đây không phải là chủ đích chính.
Việc buộc ông Dũng phải ghé qua Hải Nam trước khi đến Bắc Kinh nhằm giảm nhẹ hơn nữa tư thế của Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời nhắc nhở ông Dũng 2 điều quan trọng:
- Thứ nhất, tỉnh Hải Nam có đơn vị hành chánh Tam Sa bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Quốc vụ viện Trung Hoa đã ban hành quyết nghị thành lập vào đầu tháng 12 -2007.
- Thứ hai, tỉnh Hải Nam còn có căn cứ hải quân bí mật Tam Á, là nơi đồn trú của các tầu ngầm thuộc hạm đội Nam Hải của Trung cộng. Hạm đội này có khả năng khống chế biển Đông, và theo một kế hoạch đã bị tiết lộ, thì đây là lực lượng chủ lực trên biển trong một cuộc tấn công Việt Nam khi cần thiết.
Ngay sau đó, Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến "lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa chính quyền nhân dân tỉnh Hải Nam và Bộ Công Thương Việt Nam". Việc Trung cộng thực hiện lễ ký kết bất tương xứng về đẳng cấp như vậy, cho thấy họ vẫn luôn coi Việt Nam chỉ ngang hàng với một tỉnh, huyện của Trung cộng!. Đây là thói hành xử ngạo mạn quen thuộc của Trung cộng đối với CSVN, mà Hà Nội vì đã quen với thân phận "chư hầu" ăn sâu vào não trạng nên phải cúi đầu chấp nhận.
Đến Bắc Kinh, Nguyễn Tấn Dũng được gặp gỡ thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo và chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Những nhà lãnh đạo Trung cộng trong dịp này đã buông ra những lời phát biểu đầy trịch thượng, được Tân Hoa Xã loan đi nhưng báo chí quốc doanh của Hà Nội không dám tường thuật một chữ nào, đại loại như: "Hai nước Trung - Việt phải nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước, tăng thêm sự tin cậy chiến lược", và rồi: "mối quan hệ phải theo phương thức sớm giải quyết những bất đồng giữa hai bên.... kịp thời trao đổi về vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước, xử lý ổn thoả vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, hết sức giữ gìn đại cục hữu hảo Trung Việt"...
Trước những lời huấn dụ của lãnh đạo Trung cộng, Nguyễn Tấn Dũng đã bầy tỏ tấm lòng quy phục của mình bằng cách nhắc lại 16 chữ vàng do Giang Trạch Dân đề ra xưa kia: "Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai", cũng như "4 tốt" mà Hồ Cẩm Đào vừa thêm sau này: "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt và Đối tác tốt."
Nói chung, thái độ đớn hèn của Hà Nội trước Trung cộng đã được thể hiện rõ nhất qua lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng như sau: "Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn hết sức coi trọng, chân thành mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung quốc và sẽ làm hết sức mình để vun đắp cho quan hệ giữa hai Đảng, hai nước ngày càng phát triển vững chắc". Vẫn là giọng điệu của cái thời nhận AK của Trung cộng để đem quân đi đánh miền Nam!.
Thông cáo chung sau đó cho biết, hai bên đã ký kết với nhau 8 văn kiện, trong đó có việc thành lập một đường giây điện thoại "nóng". Với phương tiện vừa thiết lập, lãnh đạo Trung Nam Hải sẽ nắm vững tình hình Việt Nam hơn, đồng thời sẽ ban hành mệnh lệnh trực tiếp và nhanh chóng hơn đến những "đối tác" tại Hà Nội. Những vấn đề khác được đề cập đến trong bản thông cáo chung liên quan đến việc "phát triển mối quan hệ láng giềng hợp tác hữu nghị", "tăng cường hợp tác kinh tế thương mại", "triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", "hoàn thành công tác phân giới trên bộ", "thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ", "gìn giữ hòa bình ổn định ở Biển Đông"...
Nhưng đó chỉ là lớp sơn hào nhoáng bên ngoài. Thực tế là hoàn cảnh đau thương cho phiá Việt Nam.
Trước tiên là tình hình giao thương giữa 2 nước. Trung cộng là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Trung cộng nhập 15%, so với Hoa Kỳ nhập 20% hàng hoá xuất cảng của Việt Nam. Tuy nhiên trong khi cán cân thương mại với Hoa Kỳ nghiêng về phiá Việt Nam, thì trong việc giao thương với Trung cộng, Việt Nam luôn bị thâm thủng nặng nề: năm 2006 là 3,8 tỷ đô la, năm 2007 lên đến 9 tỷ, và năm nay lên đến 13 tỷ đô la. Nếu gia tăng kim nghạch mậu dịch lên đến 25 tỷ đô la vào năm 2010 như Trung cộng vừa đòi hỏi, thì tất cả khối ngoại tệ dự trữ 20 tỷ đô la của Việt Nam chỉ vừa đủ để bù đắp cho khoản nhập siêu của Việt Nam. Ngoài ra chưa nói đến việc hàng lậu xâm nhập gây thiệt hại rất lớn cho Việt Nam về mặt thuế quan. Hay vấn đề phẩm chất độc hại của hàng hoá Trung cộng mà giới tiêu thụ Việt Nam phải gánh chịu.
Về vấn đề đất đai, lãnh hải, Việt Nam vẫn tiếp tục là phía bị thiệt thòi. Nhu cầu chiến lược về quốc phòng và kinh tế của Trung cộng là khống chế biển Đông và chiếm đoạt nguồn tài nguyên to lớn trong vùng biển này. Vì thế, trong những năm gần đây Bắc Kinh đã khai thác thế mạnh về quân sự và kinh tế để gia tăng áp lực trong các mối quan hệ với Hà Nội, đặc biệt về lãnh thổ, các hải đảo và biển Đông. Trung cộng liên tục lấn át Hà Nội theo kiểu "Cái gì của tôi là của tôi. Cái gì của anh mình xài chung". Thoả thuận chung nói trên quy định cho Trung cộng được cùng tuần tra, cùng hợp tác đánh bắt hải sản, cùng thăm dò dầu và gas, cùng khai thác dầu hỏa.... trong vịnh Bắc Bộ. Còn ngoài biển Đông là khu vực mà Trung cộng đang khống chế, thì Việt Nam phải "nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định" cũng như "không được có hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp".
Thoả thuận chung cũng bầy tỏ "sự hài lòng đối với việc hoàn thành công tác phân giới trên bộ", tuy nhiên trên thực tế có nhiều điểm quan trọng về vấn đề này vẫn còn bị dấu diếm. Hà Nội vẫn luôn chống chế rằng sự mất mát là rất nhỏ căn cứ theo hiệp ước Pháp-Thanh. Phải chăng họ tối tăm đến độ không nhận ra rằng, chính hiệp ước đó đã gây thiệt hại lãnh thổ rất nhiều cho Việt Nam, vì chính quyền thực dân Pháp lúc đó đã đánh đổi đất đai của Việt Nam để được hưởng đặc quyền giao thương với Trung Hoa.
Đó là những gì mà Nguyễn Tấn Dũng đã thu lượm được trong chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Tất cả chỉ là những thoả thuận bất tương đồng. Trước những đe dọa đến từ cả trong lẫn ngoài, những người lãnh đạo CSVN luôn chọn lựa những giải pháp có mục tiêu bảo vệ quyền lợi cá nhân và củng cố chế độ độc tài, bất kể nó gây thiệt hại to lớn cho đất nước. Đối với một chính quyền như vậy, người dân Việt Nam khó có thể để số phận của đất nước nằm trong bàn tay của họ.
Trần Hùng
Trần Hùng
(LÊN MẠNG Thứ sáu 31, Tháng Mười 2008)
http://www.vnn-news.com/spip.php?article4891
Xin nói ngay rằng đã không có trường hợp "chuyển sang từ trần" nào cả trong thời gian qua. Ở đây chỉ ghi lại những chi tiết đáng lưu ý trong chuyến đi của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đến Bắc Kinh tuần rồi, nơi xứ sở của những người tự xưng là "con trời".
Sau cùng thì ông Dũng cũng đã đi sứ sang Tầu, công việc mà lẽ ra ông ta đã phải làm ngay từ khi nhậm chức thủ tướng vào mùa hè năm 2006. Trong 2 năm vừa qua, ông đã đi nhiều nơi, Nhật, Mỹ, Âu.... và vừa rồi, đến Úc. Nhưng ông chưa một lần bệ kiến "Thiên triều". Điều này khiến có người cho rằng ông thuộc phe theo Mỹ, nên không hạp với Tầu. Cũng có ý kiến khác nói rằng ông không được sự tin tưởng của người anh lớn phương bắc, nên họ chưa chịu tiếp ông. Sau cùng thì cả 2 bên đều đồng ý thu xếp việc gặp gỡ này một cách thích hợp nhất: trong dịp tham dự hội nghị ASEM 7 tổ chức ở Bắc Kinh, ông Dũng sẽ đến sớm vài ngày để được những nhà lãnh đạo Trung cộng tiếp kiến. Như vậy, Bắc Kinh hài lòng vì không phải nâng hình ảnh của CSVN lên ngang tầm với mình, mà Hà Nội cũng hể hả vì với cái thế đàn em của mình, họ không thể mong đợi nhiều hơn.
Đường lên phiá Bắc bao giờ cũng gian nan, tuy nhiên trong chuyến đi này, ông Dũng còn được đôi niềm an ủi. Bởi vì, ở Tầu, ông được ra vào vào bằng cửa chính, không phải chui lòn cửa hậu như trong những cuộc công du khác. Ngoài niềm vui này ra, chuyến đi của ông chỉ còn là những nỗi nhọc nhằn.
Nhọc nhằn đầu tiên vì lộ trình gian nan. Ông Dũng không được bay thẳng đến Bắc Kinh mà phải "nhập cảnh" qua một cửa ải ở phiá Nam. Ngày 21-10, ông đến tỉnh Hải Nam để tham dự "Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam - Trung Quốc". Tỉnh trưởng Hải Nam La Bảo Danh đã giới thiệu về tình hình xây dựng và phát triển của đặc khu kinh tế Hải Nam trong 20 năm qua. Tuy nhiên đây không phải là chủ đích chính.
Việc buộc ông Dũng phải ghé qua Hải Nam trước khi đến Bắc Kinh nhằm giảm nhẹ hơn nữa tư thế của Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời nhắc nhở ông Dũng 2 điều quan trọng:
- Thứ nhất, tỉnh Hải Nam có đơn vị hành chánh Tam Sa bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Quốc vụ viện Trung Hoa đã ban hành quyết nghị thành lập vào đầu tháng 12 -2007.
- Thứ hai, tỉnh Hải Nam còn có căn cứ hải quân bí mật Tam Á, là nơi đồn trú của các tầu ngầm thuộc hạm đội Nam Hải của Trung cộng. Hạm đội này có khả năng khống chế biển Đông, và theo một kế hoạch đã bị tiết lộ, thì đây là lực lượng chủ lực trên biển trong một cuộc tấn công Việt Nam khi cần thiết.
Ngay sau đó, Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến "lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa chính quyền nhân dân tỉnh Hải Nam và Bộ Công Thương Việt Nam". Việc Trung cộng thực hiện lễ ký kết bất tương xứng về đẳng cấp như vậy, cho thấy họ vẫn luôn coi Việt Nam chỉ ngang hàng với một tỉnh, huyện của Trung cộng!. Đây là thói hành xử ngạo mạn quen thuộc của Trung cộng đối với CSVN, mà Hà Nội vì đã quen với thân phận "chư hầu" ăn sâu vào não trạng nên phải cúi đầu chấp nhận.
Đến Bắc Kinh, Nguyễn Tấn Dũng được gặp gỡ thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo và chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Những nhà lãnh đạo Trung cộng trong dịp này đã buông ra những lời phát biểu đầy trịch thượng, được Tân Hoa Xã loan đi nhưng báo chí quốc doanh của Hà Nội không dám tường thuật một chữ nào, đại loại như: "Hai nước Trung - Việt phải nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước, tăng thêm sự tin cậy chiến lược", và rồi: "mối quan hệ phải theo phương thức sớm giải quyết những bất đồng giữa hai bên.... kịp thời trao đổi về vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước, xử lý ổn thoả vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, hết sức giữ gìn đại cục hữu hảo Trung Việt"...
Trước những lời huấn dụ của lãnh đạo Trung cộng, Nguyễn Tấn Dũng đã bầy tỏ tấm lòng quy phục của mình bằng cách nhắc lại 16 chữ vàng do Giang Trạch Dân đề ra xưa kia: "Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai", cũng như "4 tốt" mà Hồ Cẩm Đào vừa thêm sau này: "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt và Đối tác tốt."
Nói chung, thái độ đớn hèn của Hà Nội trước Trung cộng đã được thể hiện rõ nhất qua lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng như sau: "Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn hết sức coi trọng, chân thành mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung quốc và sẽ làm hết sức mình để vun đắp cho quan hệ giữa hai Đảng, hai nước ngày càng phát triển vững chắc". Vẫn là giọng điệu của cái thời nhận AK của Trung cộng để đem quân đi đánh miền Nam!.
Thông cáo chung sau đó cho biết, hai bên đã ký kết với nhau 8 văn kiện, trong đó có việc thành lập một đường giây điện thoại "nóng". Với phương tiện vừa thiết lập, lãnh đạo Trung Nam Hải sẽ nắm vững tình hình Việt Nam hơn, đồng thời sẽ ban hành mệnh lệnh trực tiếp và nhanh chóng hơn đến những "đối tác" tại Hà Nội. Những vấn đề khác được đề cập đến trong bản thông cáo chung liên quan đến việc "phát triển mối quan hệ láng giềng hợp tác hữu nghị", "tăng cường hợp tác kinh tế thương mại", "triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", "hoàn thành công tác phân giới trên bộ", "thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ", "gìn giữ hòa bình ổn định ở Biển Đông"...
Nhưng đó chỉ là lớp sơn hào nhoáng bên ngoài. Thực tế là hoàn cảnh đau thương cho phiá Việt Nam.
Trước tiên là tình hình giao thương giữa 2 nước. Trung cộng là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Trung cộng nhập 15%, so với Hoa Kỳ nhập 20% hàng hoá xuất cảng của Việt Nam. Tuy nhiên trong khi cán cân thương mại với Hoa Kỳ nghiêng về phiá Việt Nam, thì trong việc giao thương với Trung cộng, Việt Nam luôn bị thâm thủng nặng nề: năm 2006 là 3,8 tỷ đô la, năm 2007 lên đến 9 tỷ, và năm nay lên đến 13 tỷ đô la. Nếu gia tăng kim nghạch mậu dịch lên đến 25 tỷ đô la vào năm 2010 như Trung cộng vừa đòi hỏi, thì tất cả khối ngoại tệ dự trữ 20 tỷ đô la của Việt Nam chỉ vừa đủ để bù đắp cho khoản nhập siêu của Việt Nam. Ngoài ra chưa nói đến việc hàng lậu xâm nhập gây thiệt hại rất lớn cho Việt Nam về mặt thuế quan. Hay vấn đề phẩm chất độc hại của hàng hoá Trung cộng mà giới tiêu thụ Việt Nam phải gánh chịu.
Về vấn đề đất đai, lãnh hải, Việt Nam vẫn tiếp tục là phía bị thiệt thòi. Nhu cầu chiến lược về quốc phòng và kinh tế của Trung cộng là khống chế biển Đông và chiếm đoạt nguồn tài nguyên to lớn trong vùng biển này. Vì thế, trong những năm gần đây Bắc Kinh đã khai thác thế mạnh về quân sự và kinh tế để gia tăng áp lực trong các mối quan hệ với Hà Nội, đặc biệt về lãnh thổ, các hải đảo và biển Đông. Trung cộng liên tục lấn át Hà Nội theo kiểu "Cái gì của tôi là của tôi. Cái gì của anh mình xài chung". Thoả thuận chung nói trên quy định cho Trung cộng được cùng tuần tra, cùng hợp tác đánh bắt hải sản, cùng thăm dò dầu và gas, cùng khai thác dầu hỏa.... trong vịnh Bắc Bộ. Còn ngoài biển Đông là khu vực mà Trung cộng đang khống chế, thì Việt Nam phải "nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định" cũng như "không được có hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp".
Thoả thuận chung cũng bầy tỏ "sự hài lòng đối với việc hoàn thành công tác phân giới trên bộ", tuy nhiên trên thực tế có nhiều điểm quan trọng về vấn đề này vẫn còn bị dấu diếm. Hà Nội vẫn luôn chống chế rằng sự mất mát là rất nhỏ căn cứ theo hiệp ước Pháp-Thanh. Phải chăng họ tối tăm đến độ không nhận ra rằng, chính hiệp ước đó đã gây thiệt hại lãnh thổ rất nhiều cho Việt Nam, vì chính quyền thực dân Pháp lúc đó đã đánh đổi đất đai của Việt Nam để được hưởng đặc quyền giao thương với Trung Hoa.
Đó là những gì mà Nguyễn Tấn Dũng đã thu lượm được trong chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Tất cả chỉ là những thoả thuận bất tương đồng. Trước những đe dọa đến từ cả trong lẫn ngoài, những người lãnh đạo CSVN luôn chọn lựa những giải pháp có mục tiêu bảo vệ quyền lợi cá nhân và củng cố chế độ độc tài, bất kể nó gây thiệt hại to lớn cho đất nước. Đối với một chính quyền như vậy, người dân Việt Nam khó có thể để số phận của đất nước nằm trong bàn tay của họ.
Trần Hùng
BAO GỜ BÁO CHÍ VIỆT NAM THỨC DẬY ?
Bao giờ báo chí Việt Nam thức dậy?
Thư tòa soạn
Báo Tổ Quốc số 52 ngày 1 tháng 11 năm 2008
Xin mời bấm vào đây để xem báo Tổ Quốc
Vụ xử án hai sĩ quan công an và hai nhà báo quá nhiệt tình chống tham nhũng trung tuần tháng 10 vừa qua đã không có anh hùng. Tướng Quấc đã không khảng khái. Thượng tá Đinh Văn Huynh và nhà báo Nguyễn Văn Hải đã nhận tội và xin khoan hồng. Nhà báo Nguyễn Việt Chiến kêu oan và xin tòa thương hại. Tất cả bốn người này, nhất là hai nhà báo, đều là những người có tâm huyết nhưng họ đã cảm thấy cô đơn và bất lực.
Cảm giác này rất đúng. Các báo mới đầu đều đã lên tiếng bênh vực hai đồng nghiệp, nhưng sau đó, theo lệnh của Đảng, tất cả đều đã im lặng. Trong khi tường thuật lại phiên tòa báo Thanh Niên đã viết về Nguyễn Việt Chiến như thể ông này không phải là một nhà báo của Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ đã viết về Nguyễn Văn Hải như thể ông này chưa bao giờ cộng tác với Tuổi Trẻ. Cúi mặt quên nhau. Tệ nhất là họ còn gọi hai nhà báo này là hai "nguyên nhà báo" vì lý do họ đã bị chính quyền cấm hành nghề. Phải chăng các nhà báo Việt Nam không coi làm báo là một nghề mà chỉ là một phân công trong nội bộ chế độ?
Báo chí đã góp phần quyết định kích thích cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân. Đã đến lúc báo chí Việt Nam cũng phải đấu tranh đòi những quyền lợi chính đáng cho chính mình, trước hết là quyền được hành nghề nhà báo một cách đứng đắn. Đó là điều kiện để không hổ thẹn khi tiếp xúc với các ký giả nước ngoài, và để có thể tự nhìn mình trong gương một cách bình yên.
Khối nhà báo Việt Nam có thể đòi được quyền đó. Họ là một khối người đông đảo có kiến thức và thông tin, có cả tiếng nói. Điều mà họ thiếu chỉ giản dị là ý chí dám đảm nhiệm căn cước xã hội của mình, nghĩa là sống và làm việc đúng như những nhà báo. Đây cũng là một cuộc đấu tranh thực tiễn. Nghề báo chí, truyền thông và xuất bản có tiềm năng rất lớn trong một nước Việt Nam gần một trăm triệu dân; sự khống chế của đảng cộng sản không chỉ làm nhục mà còn gây thiệt hại lớn cho các nhà báo Việt Nam. Trong các nước dân chủ các nhà báo có thế giá đặc biệt cao trọng, báo chí được coi là quyền thứ tư bên cạnh ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Và quyền này ngày càng mạnh thêm trong một kỷ nguyên được gọi một cách rất đúng là kỷ nguyên truyền thông. Cũng có cả một lực lượng báo chí quốc tế rất mạnh mẽ sẵn sàng yểm trợ.
Chỉ còn một câu hỏi : bao giờ khối nhà báo Việt Nam mới thức dậy?
Ban biên tập
Thư tòa soạn
Báo Tổ Quốc số 52 ngày 1 tháng 11 năm 2008
Xin mời bấm vào đây để xem báo Tổ Quốc
Vụ xử án hai sĩ quan công an và hai nhà báo quá nhiệt tình chống tham nhũng trung tuần tháng 10 vừa qua đã không có anh hùng. Tướng Quấc đã không khảng khái. Thượng tá Đinh Văn Huynh và nhà báo Nguyễn Văn Hải đã nhận tội và xin khoan hồng. Nhà báo Nguyễn Việt Chiến kêu oan và xin tòa thương hại. Tất cả bốn người này, nhất là hai nhà báo, đều là những người có tâm huyết nhưng họ đã cảm thấy cô đơn và bất lực.
Cảm giác này rất đúng. Các báo mới đầu đều đã lên tiếng bênh vực hai đồng nghiệp, nhưng sau đó, theo lệnh của Đảng, tất cả đều đã im lặng. Trong khi tường thuật lại phiên tòa báo Thanh Niên đã viết về Nguyễn Việt Chiến như thể ông này không phải là một nhà báo của Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ đã viết về Nguyễn Văn Hải như thể ông này chưa bao giờ cộng tác với Tuổi Trẻ. Cúi mặt quên nhau. Tệ nhất là họ còn gọi hai nhà báo này là hai "nguyên nhà báo" vì lý do họ đã bị chính quyền cấm hành nghề. Phải chăng các nhà báo Việt Nam không coi làm báo là một nghề mà chỉ là một phân công trong nội bộ chế độ?
Báo chí đã góp phần quyết định kích thích cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân. Đã đến lúc báo chí Việt Nam cũng phải đấu tranh đòi những quyền lợi chính đáng cho chính mình, trước hết là quyền được hành nghề nhà báo một cách đứng đắn. Đó là điều kiện để không hổ thẹn khi tiếp xúc với các ký giả nước ngoài, và để có thể tự nhìn mình trong gương một cách bình yên.
Khối nhà báo Việt Nam có thể đòi được quyền đó. Họ là một khối người đông đảo có kiến thức và thông tin, có cả tiếng nói. Điều mà họ thiếu chỉ giản dị là ý chí dám đảm nhiệm căn cước xã hội của mình, nghĩa là sống và làm việc đúng như những nhà báo. Đây cũng là một cuộc đấu tranh thực tiễn. Nghề báo chí, truyền thông và xuất bản có tiềm năng rất lớn trong một nước Việt Nam gần một trăm triệu dân; sự khống chế của đảng cộng sản không chỉ làm nhục mà còn gây thiệt hại lớn cho các nhà báo Việt Nam. Trong các nước dân chủ các nhà báo có thế giá đặc biệt cao trọng, báo chí được coi là quyền thứ tư bên cạnh ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Và quyền này ngày càng mạnh thêm trong một kỷ nguyên được gọi một cách rất đúng là kỷ nguyên truyền thông. Cũng có cả một lực lượng báo chí quốc tế rất mạnh mẽ sẵn sàng yểm trợ.
Chỉ còn một câu hỏi : bao giờ khối nhà báo Việt Nam mới thức dậy?
Ban biên tập
NHẬN ĐỊNH VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN TRONG VỤ XỬ HAI NHÀ BÁO
Nhận định về tự do ngôn luận và tự do báo chí trong nước qua vụ xử bất công hai nhà báo
Nguyễn Chính Kết
Thứ Năm, ngày 30 tháng 10 năm 2008
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20081030_06.htm
Qua vụ án xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn văn Hải, và hai sĩ quan công an Nguyễn Xuân Quắc, Đinh Văn Huynh, chúng ta có thể rút ra một số nhận định:
1) Để nhìn mọi vấn đề trong nước một cách trung thực, chính xác, điểm mấu chốt cần nắm vững là: CSVN không chấp nhận bất cứ điều gì (lời nói, sự kiện, việc làm, thông tin, bình luận, tổ chức, cá nhân…) gây nguy hiểm cho mục đích của họ là độc quyền cai trị vô thời hạn trên quê hương Việt Nam. Để đạt cho được mục đích ấy, họ không từ bất cứ điều xấu xa, đê tiện, bỉ ổi, gian trá nào.
2) Việc không chấp nhận nói trên được thể hiện bằng nhiều phương cách đối phó khác nhau tùy mức độ nguy hiểm người dân gây ra cho họ và cũng tùy theo tình huống.
− Mức độ nguy hiểm càng cao thì cách đối phó càng mãnh liệt: nguy hiểm ở mức độ thấp thì người dân bị mời đến trụ sở công an “làm việc”; cao hơn thì bị theo dõi, sách nhiễu, quản chế; cao hơn nữa thì bị đánh đập, tra tấn, giam, tù (lâu hay mau tùy tội trạng); và cao nhất thì bị thủ tiêu.
− Phương cách đối phó mạnh hay nhẹ cũng tùy theo tình huống. Lúc đảng và nhà nước bị áp lực quốc tế mạnh thì họ đàn áp dân nhẹ hơn lúc bị áp lực yếu; người dân nào nổi tiếng, được thế giới biết đến thì được đối xử nương tay hơn những ai ít được biết đến; lúc đảng đang gặp nguy cấp thì họ mạnh tay hơn lúc bình thường… Do đó, cùng làm một việc nguy hiểm cho đảng và nhà nước như nhau, nhưng người nổi tiếng thì chỉ bị hỏi thăm hay thẩm vấn qua loa, còn người dân bình thường thì có thể vào tù. Cùng một “tội danh” như nhau, nhưng khi CSVN cần lấy điểm với quốc tế để vào WTO thì họ có thể làm ngơ bỏ qua, nhưng sau khi vào được WTO rồi thì họ bỏ tù…
3) Hiện nay, CSVN đang bị thế giới chỉ trích và lên án quá nhiều về tình trạng vi phạm nhân quyền, đặc biệt về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, nên họ tìm cách tạo ra một thứ tự do ngôn luận và tự do báo chí giả tạo để đánh lừa dư luận quốc tế và trong nước.
− Trong môi trường tự do giả tạo này, các nhà báo tạm thời được phép nói bất cứ điều gì miễn không gây nguy hiểm cho chế độ. Do đó, họ có quyền chống tham nhũng một cách chung chung, chẳng hạn được phép chỉ trích hoặc đưa tin về sự tham nhũng hay ăn cướp của những cán bộ cấp thấp, được phép chỉ trích chính sách của nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế… ở mức độ vừa phải. Nhưng họ không được phép chỉ trích đảng và nhà nước về chính trị, nhất là không được phê bình tính độc tài, độc đảng, điều 4 hiến pháp; tuyệt đối không được nói nguyên nhân của những tệ nạn xã hội là do cơ chế độc tài độc đảng của chế độ, v.v...
− Đối với các nhà đấu tranh dân chủ cũng tương tự như vậy, nhưng được nói mạnh hơn các nhà báo một chút, để chứng tỏ đảng và nhà nước cũng tôn trọng đối lập (một thứ tôn trọng giả bộ). Đảng và nhà nước tạm thời chấp nhận cho các nhà đấu tranh dân chủ có quyền nói, viết, thậm chí phê bình chỉ trích chế độ về mặt chính trị… miễn là đừng làm gì nguy hiểm quá đáng cho chế độ như treo biểu ngữ, rải truyền đơn, hô hào biểu tình, liên kết thành tổ chức, lập hội lập đảng… Nói chung, CSVN chấp nhận cho các nhà dân chủ chống đối ở mức độ vừa phải, không gây nguy hiểm quá đáng cho chế độ. Mức này thay đổi tùy theo tình hình trong nước và thế giới. Các nhà dân chủ nào chấp nhận “tiêu chuẩn NATO” (No Action, Talk Only = chỉ nói hoặc viết chứ không hành động, không tổ chức) thì được tương đối an toàn, nhiều lắm thì chỉ bị mời làm việc thôi… Những nhà dân chủ nào dám hành động cụ thể là có thể vào tù ngay như Lm Nguyễn Văn Lý, Ls Nguyễn Văn Đài, Ls Lê Thị Công Nhân, Nv Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Phạm Thanh Nghiên, anh Phạm Văn Trội, v.v... (hiện nay, riêng Khối 8406, đã có khoảng trên 40 thành viên tích cực hoạt động đang bị giam giữ).
Việc chống tham nhũng của đảng và nhà nước CSVN cũng chỉ là chống giả tạo để làm giảm bớt sự bất mãn của dân chúng, đồng thời để tỏ thiện chí đối với dư luận trong và ngoài nước. Qua vụ án hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải, người ta nhận thấy rõ ràng đảng và nhà nước CSVN − theo cách nói châm biếm của dư luận − chỉ chống tham nhũng “từ thắt lưng hay đầu gối trở xuống”, và không chấp nhận chống tham nhũng “từ thắt lưng hay đầu gối trở lên”. Nhà báo nào dám tố cáo những cán bộ cộng sản cao cấp tham nhũng, cướp đất đai tài sản của dân hay của công thì đều bị coi là “có tội”, là vi phạm pháp luật. Tất cả mọi hành vi tham nhũng, ăn cướp của các thành viên trong bộ chính trị, hoặc của các cấp bộ trưởng đều được CSVN mặc nhiên xem là “bí mật nhà nước”. Hành vi tham nhũng hay ăn cướp càng lớn thì càng được coi là “tối mật”. Tiết lộ “bí mật nhà nước” là vi phạm luật. Tiếc rằng hai nhà báo và hai sĩ quan an ninh kia đã không am tường điều khoản quan trọng của “luật rừng” này để biết đường mà tránh. Tuy nhiên, nếu họ biết mà vẫn dám tiết lộ hay nói lên sự thật thì họ đúng là những anh hùng.
Nếu đảng và nhà nước CSVN muốn chống tham nhũng thật sự, chắc chắn tham nhũng sẽ không thể tồn tại được khi mà họ đang nắm toàn bộ quyền lực trong tay: muốn giết ai thì giết, muốn bỏ tù ai thì bỏ… Nếu ai tham nhũng, ai cướp đất của dân mà đều bị đưa ra pháp trường xử bắn, hay xử 20 năm tù, bất chấp người ấy là tổng bí thư đảng hay thủ tướng, thì bảo đảm tình trạng tham nhũng và cướp đất của dân sẽ chấm dứt ngay tức khắc. Nhưng rất tiếc, đảng không thực tâm chống tham nhũng…
Tình trạng tham nhũng, cướp đất của dân ngày càng lan tràn và gia tăng khiến ai cũng có thể nghĩ rằng: chẳng những đảng và nhà nước CSVN không hề chống tham nhũng, chống cướp đất mà còn nuôi tham nhũng, dung túng cho cán bộ của mình ăn cướp của dân. Việc xử những người tham nhũng, đưa ra một vài cán bộ cấp thấp làm “dê tế thần” chỉ là để “làm bộ” hầu đánh lừa dư luận, cho người dân đỡ bất mãn và tin tưởng vào thiện chí (giả bộ) của đảng và nhà nước hơn.
Nuôi tham nhũng, dung túng cho cán bộ của mình ăn cướp của dân như thế để làm gì? Thưa: Để nuôi lòng trung thành của cán bộ đối với đảng và nhà nước. Đó cũng là cách đảng và nhà nước trả công hoặc thưởng công cho những cán bộ trung thành với mình mà đảng không phải mất đồng xu nào của mình, trái lại còn được họ tỏ lòng biết ơn cách cụ thể bằng những “phong bì” hậu hĩnh… Cán bộ nào trung thành với đảng và nhà nước thì dù có tham nhũng, hối lộ, ăn cắp, ăn cướp của dân hay của công cũng được hưởng đặc ân của đảng là không bị truy tố, bị quy trách nhiệm hình sự. Nếu lỡ đảng hay nhà nước không bao che được − do tội tầy đình không lấp liếm được − thì phạm nhân cũng sẽ được xử phạt nhẹ hết sức có thể. Trường hợp Nguyễn Việt Tiến và Bùi Tiến Dũng là một thí dụ điển hình: bị xử phạt hết sức nhẹ, lại được phục hồi chức danh nhanh chóng…
Một khi đã tham nhũng, đã từng ăn cắp hay ăn cướp của công hay của tư thì tội danh đã có sẵn đó, nếu cán bộ nào tỏ ra không còn trung thành với đảng và nhà nước nữa, không chịu thi hành lệnh của đảng và nhà nước ban ra thì lập tức đảng và nhà nước truy tố tội đã có sẵn đó ra trước tòa… Do đó, những cán bộ nào đã có tội với nhân dân chỉ còn một cách duy nhất là tiếp tục trung thành với đảng và nhà nước mà thôi. Vì thế, rất nhiều cán bộ biết rằng theo đảng là đi lầm đường, là phản bội dân tộc, là hành động trái với lương tâm, nhưng vẫn cứ phải tiếp tục trung thành với đảng và nhà nước CSVN. Càng trung thành với đảng và nhà nước thì càng dễ bị biến chất, thoái hóa.
Bộ máy độc đảng, độc tài quyết duy trì quyền lực bằng bất cứ giá nào chính là bộ máy làm những bộ phận trong đó − tức các cán bộ trung thành với đảng − càng ngày càng thoái hóa, hư hỏng, không còn nhân tính. Những ai muốn sống theo lương tâm, muốn sống trong sạch, muốn thật sự phục vụ dân chúng đều bị đẩy ra khỏi guồng máy, vì những người này luôn luôn bị những người còn lại lo sợ sẽ có ngày trở nên nguy hiểm cho họ. Những ai muốn trở về đường ngay nẻo chính, trở về với quê hương dân tộc sớm muộn cũng sẽ bị sa thải hoặc bị guồng máy nghiền nát. Trường hợp Nguyễn Việt Chiến hay Nguyễn Xuân Quắc là những thí dụ điển hình và mới nhất. Xa hơn về trước có Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Anh Kim, Phạm Quế Dương, Nguyễn Vũ Bình, v.v... Còn biết bao người không tên tuổi đã bị sa thải hay nghiền nát mà chúng ta không hề biết tới. Nhưng đất nước ta, dân tộc ta còn phần nào giữ được bản chất anh hùng và tốt đẹp của người Việt cũng là nhờ những con người không sợ bị sa thải hay nghiền nát ấy. Rất mong những Nguyễn Việt Chiến, những Nguyễn Xuân Quắc, những Phạm Thanh Nghiên, những Nguyễn Hoàng Hải (Điếu Cày)… những con người “uy vũ bất năng khuất” ấy được nhân lên gấp bội nơi dân tộc Việt Nam. Có như thế đất nước ta mới hy vọng thoát được ách nô lệ độc tài của đảng CSVN. Nếu ai cũng hèn nhát khiếp nhưọc cả thì có phải làm kiếp nô lệ mãi cũng không có gì là lạ!
Houston, ngày 29/10/2008.
Nguyễn Chính Kết
Khối 8406
Nguyễn Chính Kết
Thứ Năm, ngày 30 tháng 10 năm 2008
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/20081030_06.htm
Qua vụ án xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn văn Hải, và hai sĩ quan công an Nguyễn Xuân Quắc, Đinh Văn Huynh, chúng ta có thể rút ra một số nhận định:
1) Để nhìn mọi vấn đề trong nước một cách trung thực, chính xác, điểm mấu chốt cần nắm vững là: CSVN không chấp nhận bất cứ điều gì (lời nói, sự kiện, việc làm, thông tin, bình luận, tổ chức, cá nhân…) gây nguy hiểm cho mục đích của họ là độc quyền cai trị vô thời hạn trên quê hương Việt Nam. Để đạt cho được mục đích ấy, họ không từ bất cứ điều xấu xa, đê tiện, bỉ ổi, gian trá nào.
2) Việc không chấp nhận nói trên được thể hiện bằng nhiều phương cách đối phó khác nhau tùy mức độ nguy hiểm người dân gây ra cho họ và cũng tùy theo tình huống.
− Mức độ nguy hiểm càng cao thì cách đối phó càng mãnh liệt: nguy hiểm ở mức độ thấp thì người dân bị mời đến trụ sở công an “làm việc”; cao hơn thì bị theo dõi, sách nhiễu, quản chế; cao hơn nữa thì bị đánh đập, tra tấn, giam, tù (lâu hay mau tùy tội trạng); và cao nhất thì bị thủ tiêu.
− Phương cách đối phó mạnh hay nhẹ cũng tùy theo tình huống. Lúc đảng và nhà nước bị áp lực quốc tế mạnh thì họ đàn áp dân nhẹ hơn lúc bị áp lực yếu; người dân nào nổi tiếng, được thế giới biết đến thì được đối xử nương tay hơn những ai ít được biết đến; lúc đảng đang gặp nguy cấp thì họ mạnh tay hơn lúc bình thường… Do đó, cùng làm một việc nguy hiểm cho đảng và nhà nước như nhau, nhưng người nổi tiếng thì chỉ bị hỏi thăm hay thẩm vấn qua loa, còn người dân bình thường thì có thể vào tù. Cùng một “tội danh” như nhau, nhưng khi CSVN cần lấy điểm với quốc tế để vào WTO thì họ có thể làm ngơ bỏ qua, nhưng sau khi vào được WTO rồi thì họ bỏ tù…
3) Hiện nay, CSVN đang bị thế giới chỉ trích và lên án quá nhiều về tình trạng vi phạm nhân quyền, đặc biệt về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, nên họ tìm cách tạo ra một thứ tự do ngôn luận và tự do báo chí giả tạo để đánh lừa dư luận quốc tế và trong nước.
− Trong môi trường tự do giả tạo này, các nhà báo tạm thời được phép nói bất cứ điều gì miễn không gây nguy hiểm cho chế độ. Do đó, họ có quyền chống tham nhũng một cách chung chung, chẳng hạn được phép chỉ trích hoặc đưa tin về sự tham nhũng hay ăn cướp của những cán bộ cấp thấp, được phép chỉ trích chính sách của nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế… ở mức độ vừa phải. Nhưng họ không được phép chỉ trích đảng và nhà nước về chính trị, nhất là không được phê bình tính độc tài, độc đảng, điều 4 hiến pháp; tuyệt đối không được nói nguyên nhân của những tệ nạn xã hội là do cơ chế độc tài độc đảng của chế độ, v.v...
− Đối với các nhà đấu tranh dân chủ cũng tương tự như vậy, nhưng được nói mạnh hơn các nhà báo một chút, để chứng tỏ đảng và nhà nước cũng tôn trọng đối lập (một thứ tôn trọng giả bộ). Đảng và nhà nước tạm thời chấp nhận cho các nhà đấu tranh dân chủ có quyền nói, viết, thậm chí phê bình chỉ trích chế độ về mặt chính trị… miễn là đừng làm gì nguy hiểm quá đáng cho chế độ như treo biểu ngữ, rải truyền đơn, hô hào biểu tình, liên kết thành tổ chức, lập hội lập đảng… Nói chung, CSVN chấp nhận cho các nhà dân chủ chống đối ở mức độ vừa phải, không gây nguy hiểm quá đáng cho chế độ. Mức này thay đổi tùy theo tình hình trong nước và thế giới. Các nhà dân chủ nào chấp nhận “tiêu chuẩn NATO” (No Action, Talk Only = chỉ nói hoặc viết chứ không hành động, không tổ chức) thì được tương đối an toàn, nhiều lắm thì chỉ bị mời làm việc thôi… Những nhà dân chủ nào dám hành động cụ thể là có thể vào tù ngay như Lm Nguyễn Văn Lý, Ls Nguyễn Văn Đài, Ls Lê Thị Công Nhân, Nv Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Phạm Thanh Nghiên, anh Phạm Văn Trội, v.v... (hiện nay, riêng Khối 8406, đã có khoảng trên 40 thành viên tích cực hoạt động đang bị giam giữ).
Việc chống tham nhũng của đảng và nhà nước CSVN cũng chỉ là chống giả tạo để làm giảm bớt sự bất mãn của dân chúng, đồng thời để tỏ thiện chí đối với dư luận trong và ngoài nước. Qua vụ án hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải, người ta nhận thấy rõ ràng đảng và nhà nước CSVN − theo cách nói châm biếm của dư luận − chỉ chống tham nhũng “từ thắt lưng hay đầu gối trở xuống”, và không chấp nhận chống tham nhũng “từ thắt lưng hay đầu gối trở lên”. Nhà báo nào dám tố cáo những cán bộ cộng sản cao cấp tham nhũng, cướp đất đai tài sản của dân hay của công thì đều bị coi là “có tội”, là vi phạm pháp luật. Tất cả mọi hành vi tham nhũng, ăn cướp của các thành viên trong bộ chính trị, hoặc của các cấp bộ trưởng đều được CSVN mặc nhiên xem là “bí mật nhà nước”. Hành vi tham nhũng hay ăn cướp càng lớn thì càng được coi là “tối mật”. Tiết lộ “bí mật nhà nước” là vi phạm luật. Tiếc rằng hai nhà báo và hai sĩ quan an ninh kia đã không am tường điều khoản quan trọng của “luật rừng” này để biết đường mà tránh. Tuy nhiên, nếu họ biết mà vẫn dám tiết lộ hay nói lên sự thật thì họ đúng là những anh hùng.
Nếu đảng và nhà nước CSVN muốn chống tham nhũng thật sự, chắc chắn tham nhũng sẽ không thể tồn tại được khi mà họ đang nắm toàn bộ quyền lực trong tay: muốn giết ai thì giết, muốn bỏ tù ai thì bỏ… Nếu ai tham nhũng, ai cướp đất của dân mà đều bị đưa ra pháp trường xử bắn, hay xử 20 năm tù, bất chấp người ấy là tổng bí thư đảng hay thủ tướng, thì bảo đảm tình trạng tham nhũng và cướp đất của dân sẽ chấm dứt ngay tức khắc. Nhưng rất tiếc, đảng không thực tâm chống tham nhũng…
Tình trạng tham nhũng, cướp đất của dân ngày càng lan tràn và gia tăng khiến ai cũng có thể nghĩ rằng: chẳng những đảng và nhà nước CSVN không hề chống tham nhũng, chống cướp đất mà còn nuôi tham nhũng, dung túng cho cán bộ của mình ăn cướp của dân. Việc xử những người tham nhũng, đưa ra một vài cán bộ cấp thấp làm “dê tế thần” chỉ là để “làm bộ” hầu đánh lừa dư luận, cho người dân đỡ bất mãn và tin tưởng vào thiện chí (giả bộ) của đảng và nhà nước hơn.
Nuôi tham nhũng, dung túng cho cán bộ của mình ăn cướp của dân như thế để làm gì? Thưa: Để nuôi lòng trung thành của cán bộ đối với đảng và nhà nước. Đó cũng là cách đảng và nhà nước trả công hoặc thưởng công cho những cán bộ trung thành với mình mà đảng không phải mất đồng xu nào của mình, trái lại còn được họ tỏ lòng biết ơn cách cụ thể bằng những “phong bì” hậu hĩnh… Cán bộ nào trung thành với đảng và nhà nước thì dù có tham nhũng, hối lộ, ăn cắp, ăn cướp của dân hay của công cũng được hưởng đặc ân của đảng là không bị truy tố, bị quy trách nhiệm hình sự. Nếu lỡ đảng hay nhà nước không bao che được − do tội tầy đình không lấp liếm được − thì phạm nhân cũng sẽ được xử phạt nhẹ hết sức có thể. Trường hợp Nguyễn Việt Tiến và Bùi Tiến Dũng là một thí dụ điển hình: bị xử phạt hết sức nhẹ, lại được phục hồi chức danh nhanh chóng…
Một khi đã tham nhũng, đã từng ăn cắp hay ăn cướp của công hay của tư thì tội danh đã có sẵn đó, nếu cán bộ nào tỏ ra không còn trung thành với đảng và nhà nước nữa, không chịu thi hành lệnh của đảng và nhà nước ban ra thì lập tức đảng và nhà nước truy tố tội đã có sẵn đó ra trước tòa… Do đó, những cán bộ nào đã có tội với nhân dân chỉ còn một cách duy nhất là tiếp tục trung thành với đảng và nhà nước mà thôi. Vì thế, rất nhiều cán bộ biết rằng theo đảng là đi lầm đường, là phản bội dân tộc, là hành động trái với lương tâm, nhưng vẫn cứ phải tiếp tục trung thành với đảng và nhà nước CSVN. Càng trung thành với đảng và nhà nước thì càng dễ bị biến chất, thoái hóa.
Bộ máy độc đảng, độc tài quyết duy trì quyền lực bằng bất cứ giá nào chính là bộ máy làm những bộ phận trong đó − tức các cán bộ trung thành với đảng − càng ngày càng thoái hóa, hư hỏng, không còn nhân tính. Những ai muốn sống theo lương tâm, muốn sống trong sạch, muốn thật sự phục vụ dân chúng đều bị đẩy ra khỏi guồng máy, vì những người này luôn luôn bị những người còn lại lo sợ sẽ có ngày trở nên nguy hiểm cho họ. Những ai muốn trở về đường ngay nẻo chính, trở về với quê hương dân tộc sớm muộn cũng sẽ bị sa thải hoặc bị guồng máy nghiền nát. Trường hợp Nguyễn Việt Chiến hay Nguyễn Xuân Quắc là những thí dụ điển hình và mới nhất. Xa hơn về trước có Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Anh Kim, Phạm Quế Dương, Nguyễn Vũ Bình, v.v... Còn biết bao người không tên tuổi đã bị sa thải hay nghiền nát mà chúng ta không hề biết tới. Nhưng đất nước ta, dân tộc ta còn phần nào giữ được bản chất anh hùng và tốt đẹp của người Việt cũng là nhờ những con người không sợ bị sa thải hay nghiền nát ấy. Rất mong những Nguyễn Việt Chiến, những Nguyễn Xuân Quắc, những Phạm Thanh Nghiên, những Nguyễn Hoàng Hải (Điếu Cày)… những con người “uy vũ bất năng khuất” ấy được nhân lên gấp bội nơi dân tộc Việt Nam. Có như thế đất nước ta mới hy vọng thoát được ách nô lệ độc tài của đảng CSVN. Nếu ai cũng hèn nhát khiếp nhưọc cả thì có phải làm kiếp nô lệ mãi cũng không có gì là lạ!
Houston, ngày 29/10/2008.
Nguyễn Chính Kết
Khối 8406
NGUYỄN CHÍ THIỆN : SỰ THẬT CHỈ CÓ MỘT
Sự Thật chỉ có Một
Phan Nhật Nam
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=381:s-tht-ch-co-mt&catid=37:bandoc&Itemid=56
Lời người viết: Người Bạn Trần Phong Vũ đã viết đủ trong "Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện" (NV số 8339 ngày 6 tháng 10/2008), nhưng Trần Huynh chưa đề cập đến những "chung quanh, đằng sau Nguyễn Chí Thiện", bài nầy vì thế được viết nên. Xin lỗi với Quý Độc Giả nếu phải đọc lại thêm một lần những nội dung về người/việc mà bài viết của Trần Phong Vũ đã nêu ra. Tất cả chỉ do ý hướng muốn nói rõ ra sự việc mà thôi. Trang trọng. PNN.
I. Diễn tiến tổng quát:
Tình hình sinh hoạt chính trị, văn hóa, xã hội vùng Nam Cali lâu lâu bùng vỡ một vài sự kiện bất thường có tính cách định kỳ, và điểm rõ nét nhất có thể kết luận đối với loạt hiện tượng nầy là tính dân chủ của những hình thức sinh hoạt ấy – Người Việt tự do bày tỏ ý kiến của mình về người/việc xẩy ra trong cộng đồng hải ngoại – Tốt, xấu chúng ta chưa thể đánh giá, chỉ biết đấy là một hiện tượng thường trực, chung nhất.
Khởi đầu từ tháng 9 và hiện đang kéo dài,.. một nhân vật đã gây nên bàn cãi qua các diễn đàn trên hệ thống NET mà danh tính xuất hiện thường xuyên trên trang nhất (và chiếm toàn phần 2, 3 trang trong) của Báo SàigònNhỏ (Nhật báo lẫn Tuần báo) đấy là Nguyễn Chí Thiện. Trước và song song với vụ việc nầy, ông thường có mặt nơi các diễn đàn, hội thảo chính trị.. Trở nên là đối tượng nhận được sự hoan nghêng, chào đón nồng nhiệt, lâu dài nhất so với những nhân vật được đám đông biết đến (cho dù là công dân, viên chức của VNCH) suốt từ thời gian ông đến đất Mỹ, 1995 đến nay, 2008. Nhưng đồng thời cũng gặp phải những chống đối do từ những cá nhân, tổ chức khác - Diễn tiến chống đối nầy có thể tóm tắt theo thứ tự giai đoạn và mang những hình thái, lý do như sau:
1. Giai đoạn 1995-1996: Sự chống đối, phủ nhận đầu tiên khởi từ người, tổ chức của báo Vạn Thắng (Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử Lê Tư Vinh, Washington DC giữ chức chủ nhiệm); hoặc những người viết như Duy Xuyên (Houston, Texas) với những lý do:
1.1/ Nguyễn Chí Thiện có mặt nơi đất Mỹ (từ 1/11/1995) kia là một "cán bộ (tình báo) cộng sản" giả dạng. Người và tổ chức kể trên "khẳng định": Có một Nguyễn Chí Thiện "thật", tác giả tập thơ Vô Đề/Tiếng Vọng Từ Đáy Vực/Hoa Địa Ngục, nhưng người ấy đã bị (cộng sản) giết chết trong trại tù ở miền Bắc Việt Nam, và Nguyễn Chí Thiện "giả" hiện nay thay thế.
1.2/ Tập thơ mang những tiêu đề khác nhau: Vô Đề/Tiếng Vọng Từ Đáy Vực/Hoa Địa Ngục.. trên có xuất xứ (từ tinh thần và nội dung) của Huyết Hoa, Đạo Trường Ngâm của Nhà Cách Mạng Thái Dịch Lý Đông A - Nguyễn Hữu Thanh (không rõ năm sinh), nhân vật lịch sử đã gia nhập tổ chức Phục Quốc của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để; thành lập Đại Việt Duy Dân tại Trung Hoa, 1941-1942; bị cộng sản giết năm 1946 cùng lần với nhiều thành viên Duy Dân. Phong trào còn lại những cán bộ cốt cán: Phạm Xuân Ninh, Giám đốc Thanh Niên Thể Thao Bắc Việt (1947); Lê Quang Luật, Đại Biểu Chính Phủ (1954); Nghiêm Xuân Thiện, chủ nhiệm báo Thời Luận (Sàigòn, 1963); Ngọc Hoài Phương, Chủ Nhiệm Báo Hồn Việt (CA) hiện nay lúc ấy giữ nhiệm vụ thư ký tòa soạn. Cao điểm của tố cáo nầy là một bài viết của Giáo sư Trần Ngọc Ninh đăng trên báo Vạn Thắng về sự mạo danh của NCT (dụng thơ của họ Lý). Sau đó, giáo sư TNNinh có lời đính chính về sự nhầm lẫn của mình.
1.3/ Nhóm nầy đánh giá, Hoa Địa Ngục II (Hạt Máu Thơ), US.1996 chỉ là những "bài vè" (cốt để ) nối kết giòng thơ "đánh tráo, giả danh" kể trên #12
Chúng tôi gọi nhóm nầy là "Nhóm chống đối/Lý Lịch/Chính Trị/Văn Học".
2. Giai đoạn 2001-2008. Sau một thời gian im lặng khi báo Vạn Thắng không còn hoạt động, những thành viên gốc quân đội (Bạn thân, cùng khóa sĩ quan, cùng đơn vị nhảy dù với người viết-PNN) dần rời bỏ tổ chức. Những năm 2001, 2006.. vấn đề NCT dần trở lại khi ông ra mắt Hỏa Lò (Tập Truyện, NXB Cành Nam, TH/XB/MĐHK, VA, US. 2001), và quan trọng hơn là Hoa Địa Ngục Toàn Tập (NXB Cành Nam, TH/XB/MĐHK, VA, US.2006). Lần nầy, phía chống đối tấn công với ý hướng mới: Chấp nhận có một Nguyễn Chí Thiện "thật" do, từ lý lịch gia đình, cá nhân, nhưng vẫn không là "Nguyễn Chí Thiện thật của Hoa Địa Ngục (I) – Và thời điểm, sự kiện đưa tập thơ Vô Đề/Hoa Địa Ngục vào Sứ Quán Anh ngày 16/7/1979 cần phải được xác chứng lại để minh định: Ai là tác giả đích thực của những giòng thơ bi tráng hào hùng kia.
Năm 2008 vấn đề trở nên quan trọng hơn qua loạt bài của người viết tên là Trần Thanh, phổ biến trên hệ thống NET và gởi đến tòa sọan SGN (Garden Grove, Ca) khiến Chủ biên Hoàng Dược Thảo chú ý, dẫu "không hiểu tại sao có hiện tượng (xét lại thật hay giả)" nầy - Đào Nương, Những điều nên nói "Chuyện Dài..Ông Nguyễn Chí Thiện", SGN số #14; 9/4/2008. Từ khởi đầu "không biết từ đâu" của ngày (9/4) trở thành biếm nhẻ "Thi Sĩ hay "Vè Sĩ" qua bài viết của Triệu Lan mà người chủ biên dẫu "không biết rõ xuất xứ" nhưng đánh giá, "những dẫn chứng (của người viết nầy-TL) thì rất xác đáng và hiện thực". Và mong nhận được bài trả lời của ông NCT – Một người mà Đào Nương không xa lạ và (không) ác cảm gì. Báo số #21; 9/13. Sự cáo buộc không ngừng ở phạm vi chữ nghĩa (Thi sĩ/Vè sĩ -Thơ hay/Thơ dở), tiến tới đánh giá tư cách, tính hạnh của người gọi là "Thi sĩ/Vè sĩ" kia với xác định: "ông Nguyễn Chí thiện là một người gian dối, không lương thiện"; "Thi sĩ/Vè sĩ" thật chân tướng là "Láo Sĩ". SGN số #32; ngày 9/28. Và cuối cùng, qua bài viết liên tiếp trong những số báo 32, 33, 34, 35, 36, 37.. với lời mời (mang nội dung, tinh thần có tính cách bắt buộc): Ông Nguyễn Chí Thiện (phải) chấp nhận một cuộc "giảo nghiệm chữ viết" để làm sáng tỏ một "Nghi Án Văn Học" – Ai là tác giả thực sự của Vô Đề/Hoa Địa Ngục/Tiếng Vọng Từ Đáy Vực – Tập thơ mà ông Nguyễn Chí Thiện ("thật" của hôm nay) đã đưa vào Tòa Đại Sứ Anh tại Hà Nội ngày 16/7/1979 mà hiện đã được Bộ Ngoại Giao Anh hoàn trả (Tổng Thư Ký Đinh Quang Anh Thái, Việt Tide, Westminster, Ca mang lại tại địa chỉ 4117 McFadden, Santa Ana 92714 #410 trao tận tay cho Ông Nguyễn Chí Thiện –PNN). Cuối cùng, vấn đề được bạch hóa không phải là văn học, thơ phú nữa, Nguyễn Chí Thiện "hiện nguyên hình với dấu ấn trên trán "Made in Yết Kiêu –Triệu Lan; SGN # 257; 10/4" – Có nghĩa, NCT là một cán bộ tình báo cộng sản được huấn luyện ở Trung tâm phản gián Yết Kiêu, Hà Nội. Hơn thế nữa, anh ông Thiện, Trung Tá Nguyễn Công Giân, Phòng II/BTTM/QLVNCH theo phát hiện "mới nhất" đã đi Hà Nội hai lần, 1958 và 1972 (ĐN, SGN # 37; 10/4). Và toàn bộ bài viết về, của NCT.. "sáng hôm nay (10/5) trên Web Site của giáo sư Dan Ruffy (ĐH/Yale), và giáo sư Jean Libby (ĐH/Berkely) đã bị xóa đi.. NCT hẳn đã biết số phận mình sẽ ra sao vì, "tôi (ĐN) nghĩ giới hữu trách Hoa Kỳ đã biết ai là giả ai là thật rồi.." (Bold, Italic trong nguyên bản).
Song song cùng lần với vụ việc (nêu trên) của SGN, có những bài viết khác trên hệ thống NET (tháng 8, 9/2008) điễn hình với Tôn Nữ Hoàng Hoa (Texas), Thế Huy (Pháp).. qua phân tích kỹ thuật làm thơ, tu từ, tượng trưng, hư cấu của Nguyễn Chí Thiện trong Hoa Địa Ngục (I), so với Hoa Địa Ngục (II, Hạt Máu Thơ).. Những người nầy đồng kết luận: Nguyễn Chí Thiện "thật" đang hiện diện (giữa cộng đồng) nhưng không thể là "tác giả của Hoa Địa Ngục (I) – Tác phẩm nầy "phải" là của một tác giả Vô Danh.
Chúng ta có thể gọi khuynh hướng chống đối trên đây là: "Nhóm chống đối/Văn Học/Chính Trị".
3. Nhóm chống đối/Thuần túy chính trị. Ngoài hai nhóm chống đối kể trên, có những người viết khác, như Nguyễn Văn Chức (Houston, Texas); Đặng Văn Nhâm (Đan Mạch).. cũng thường xuyên nhập trận với những phê phán nặng nề về quan điểm, thái độ, hành vi chính trị của NCT. Những tác giả nầy không chú ý đến yếu tố lý lịch cá nhân, những nội dung (thơ, truyện) do NCT viết nên nhưng đồng có chung một quy kết nhất định (bất khả tương nghị): Nguyễn Chí Thiện là cán bộ "cộng sản nằm vùng", hoặc là một tên "trá hàng" trong hàng ngũ cộng đồng người Việt hải ngoại do Hà Nội bí mật gài vào qua thủ tục nhập cư hợp pháp ở Mỹ. Cách quy chụp nầy không trưng một bằng chứng cụ thể nào, thiếu tính lý luận, cố ý tấn công, mạt sát cá nhân NCT nên chúng tôi sẽ không đề cập trong bài viết nầy.
Tóm lại, do có những quan hệ cụ thể (tinh thần và vật chất) với Nguyễn Chí Thiện trong một thời gian gian dài (từ 2001), và nay ông ta đã rời khỏi nơi trú ngụ chung (4117 McFadden, Santa Ana 92714 #410 từ 7/2008), nên chúng tôi nhận thấy đã đến lúc có đủ yếu tố khách quan để khỏi mang tiếng "cố ý bênh người cùng nhà" – Đồng thời cũng do quan niệm "phải nói lên những điều nên nói.." như báo SàigònNhỏ hằng chủ trương thực hiện giữa "Người Việt Nam không cộng sản". Lời cuối cùng, dẫu có thể dư thừa nhưng cũng phải xác định thêm một lần: Chúng tôi không ám chỉ, quy chụp những đối tượng nhắc đến trong bài viết là "cộng sản/cộng sản nằm vùng/ tay sai cộng sản" như thói quen quy kết, chụp mũ rất đáng chê trách trong cung cách sinh hoạt chính trị thiếu tính dân chủ và lòng tự trọng (trọng mình và trọng người) thường xẩy ra giữa những cá nhân/tổ chức người Việt".. Mà chỉ do nhu cầu cần làm sáng tỏ những vấn đề từ những cá nhân/cơ quan nầy đặt nên. Chúng tôi không thực hiện lần "binh hay chống" một cá nhân tên gọi Nguyễn Chí Thiện – Nhưng xử dụng chữ nghĩa, tài liệu (hiện có) để trình bày về Một Sự Thật – Và Sự Thật luôn là điều Hợp Lý.
Và thật lòng mong muốn sau bài viết nầy; lần trình chiếu hai Talk Show của Chu Tất Tiến (đã thâu hình) trên hệ thống SBTN (Đề cập đến người/việc liên quan sự kiện NCT); lần hoàn tất thủ tục Giảo Nghiệm Chữ Viết do Chuyên Viên Giám Tự dự trù (nếu được) thực hiện giữa Ông Nguyễn Chí Thiện và Báo Sàigòn Nhỏ - Vấn đề ắc sẽ có một kết luận chung nhất, cuối cùng - Nguyễn Chí Thiện, Ông là Ai? Ai là Thực Tác Giả của tập thơ Vô Đề/Hoa Địa Ngục (I)/Tiếng Vọng Từ Đáy Vực?Lần đưa tập thơ vào Tòa Đại Sứ Anh (16/7/1979) đã (thực) xẩy ra như thế nào? Và tại sao ĐÃ xẫy ra hiện tượng chống đối hôm nay? Tất cả để dồn sức mạnh tổng hợp của Cộng Đồng Hải Ngoại vào những mục tiêu: Hệ thống gọi là cộng sản hiện cầm quyền tại Hà Nội (qua hiện tượng đàn áp Khu Nhà Chung Thái Hà); Và cấp thiết hơn nữa là sự đe dọa (rất có khả năng ) đến từ Bắc Kinh với đất, biển quê hương càng ngày càng bị đe dọa, thâu hẹp lại.. Mong lắm thay.
II. Nguyễn Chí Thiện,
Người Có Thực giữa những người chịu khổ nạn không chấp nhận chế độ cộng sản
1. Về lý lịch, gia cảnh:
1.1/ Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939, chánh quán Thôn Thượng Thọ, Xã Mỹ Thọ, Huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam, con Cụ Đồ Nguyễn Công Phụng. Điều nầy được xác nhận không phải ai khác mà là chính người đã mạt sát NCT thậm tệ qua bài đăng trên NET ngày 4/10/08 - Đặng Văn Nhâm: "Đúng, tên Nguyễn Chí Thiện là thật, thật 100%.. Nhưng.." ĐVNhâm xác nhận với Nguyễn Thanh Hùng (Dallas, TX), người thân cận "mầy tao chi tớ" với ĐVN, cũng là người cùng quê với NCT từ tấm bé. Xác nhận còn nói rõ: "Nó (NCT) thua mầy với tao sáu tuổi (Sinh 1939- pnn)". NCThiện và NTHùng vẫn giữ nguyên liên lạc (qua điện thoại), hoặc gặp mặt (Lần NCT ra mắt sách Hỏa Lò tại Hội Quán Little Sàigòn, 5/2006). NTHùng là người đọc bài văn tế Chiến Sĩ Trận Vong trong buổi lễ Ngày Tù Nhân Chính Trị VNCH tại Dallas, 4 tháng 10, 2008 vừa qua.
1.2/ NCT sinh tại Phố Lò Đúc (Hà Nội), năm 1957 theo gia đình dọn hẳn về Hải Phòng. Nhưng không phải chỉ đến 1957 NCT mới đi Hải Phòng, cuối năm 1954 đã một lần xuống đấy để đưa người bạn thiếu thời đi Nam: Nguyễn Ngọc Bội (Giáo sư văn hóa Võ Bị Đà Lạt trước 1975); hiện ngụ tại Westminster, CA.
2. Về liên hệ nơi trại tù:
2.1/ Đợt tù đầu tiên (1961-1964/Trại Phú Thọ) do Án Lệnh Tập Trung Cải Tạo (Ba năm/Một lệnh tập trung) bắt đầu áp dụng cho toàn Miền Bắc (vẫn tiếp áp dụng cho cả nước sau 1975) từ Sắc Lệnh "An Ninh Tổ Quốc" - Biện pháp chuyên chế (bắt giam người vô thời hạn không cần án lệnh của tòa) được thi hành sau Đại Hội 3 Trung Ương Đảng (5/1960), tiến tới lần thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (20/11/1960) . Lần đi tù nầy gặp Nguyễn Văn Phổ (Con Cụ Nguyễn Văn Vĩnh – Một trong bốn nhà văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ: Phạm Quỳnh-Nguyễn Văn Vĩnh-Phạm Duy Tốn-Nguyễn Văn Tố); Trần Thiếu Bảo, NXB Minh Đức, Hà Nội, nhà in ấn hành Nhân Văn-Giai Phẩm.
2.2/ Lần tù thứ hai (1966-77/Phần lớn thời gian bị giam ở Trại Thanh Phong, Yên Bái), chung với các bạn tù:
- Cụ Vũ Thế Hùng (Nhân sĩ Hà Nội trước 1954); thân phụ Linh Mục Vũ Khởi Phụng (hiện tại là một trong những vị chủ chăn ở Thái Hà); Bà Vũ Triều Nghi (hiện là cư dân San José, Ca). Bà VTNghi đã về VN sau 1991 thăm cụ VTHùng, gặp NCThiện, Phùng Cung.
- Các bạn văn, Phùng Cung, Vũ Thư Hiên (Tù miền Bắc thuộc diện "chống đối văn hóa")
- Các biệt kích miền Nam, Nguyễn Hữu Luyện, Đặng Chí Bình, Lưu Nghĩa Lương, Lê Văn Bưởi (người biệt kích kiên cường vượt sông Bến Hai ra Bắc từ 6/1961).. Những người thuộc "Nhóm BK – đọc là Bê-Ka/Biệt Kích" sau 1977 chuyển về Trại 5 Lam Sơn, Thanh Hóa (Tại trại nầy, người viết (pnn) lần đầu nghe chuyện kể về NCT: "Đi tù do tội bị "nghi" làm thơ chống đối chế độ (Diện văn hóa)"; chưa có vụ việc đưa thơ vào Toà Đại Sứ Anh, 16/7/1979 – Pnn". Buổi Hội Ngộ Biệt Kích Quân (7/7/2007) tại nhà hàng Emerald Bay (Fountain Valley, Ca), NCT được mời phát biểu về Tinh Thần/Khí Phách của Người Lính Biệt Kích (DVD Đại Hội Biệt Kích ND), ngồi cùng bàn khách danh dự với các ông Vũ Quang Ninh, Nguyễn Hữu Luyện. BK/LNLương (hiện ngụ tại 4117 McFadden, Santa Ana 92714 # 19) vẫn thường giúp đở, đưa đón NCT trong các sinh hoạt hằng ngày do quý trọng phẩm chất, tư cách của NCT thực chứng nơi trại giam từ 30 hơn năm trước.
2.3/ Lần đi tù thứ ba (1979-1991). Lần đi tù nầy chuyển qua nhiều trại: Hỏa Lò (Hà Nội);Thanh Phong, Thanh Cẩm (Thanh Hóa); Thanh Liệt (Hà Đông).. Tại trại Ba Sao (Nam Hà), Hà Nam Ninh, NCT ở tù chung với Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Cha Lý chuyển đến trại nầy ngày 8/1/1988 từ trại Thanh Cẩm chung cùm tay (hai người một cùm) với người viết-Pnn)
3. Về diễn tiến thủ tục nhập cư vào Mỹ:
3.1/ 11-1995, Nguyễn Chí Thiện đến Mỹ do vận động của Bác Sĩ Norobu Masuoka (Hiện ở San José, Đặc phái viên của chính phủ Mỹ phụ trách những tù nhân đặc biệt), người đã thành công đưa được Thiếu Tá Nguyễn Quý An, (phi công trực thăng bị thương nặng mất hai tay khi cố cứu viên phi công Mỹ); nhà văn Đặng Chí Bình qua Mỹ trong dịp Tết 1993/1994. Đặng Chí Bình, điễn hình thành phần biệt kích bị bắt trước 1968 (không được trao trả theo điều khoản của Hiệp Định Paris 1973 vì khi xâm nhập ra Bắc họ phải giải ngũ khỏi QL/VNCH) chỉ đến Mỹ được bởi kết quả từ vận động nầy (Trước đợt vận động quy mô của Sedgwick Tourison để đưa toàn bộ Biệt Kích Quân VN qua Mỹ).
3.2/ Hồ sơ nhập cư INS do người anh ruột thiết lập - Trung Tá Nguyễn Công Giân, Sĩ Quan Quân Báo/Phòng II/BTTM/QLVNCH, Khóa 4 Thủ Đức (1954) - Cùng khóa với Cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (NCT cùng người anh thường đến thăm viếng thân hữu trung tướng khi người còn sinh tiền); gia đình Trung Tá Giân hiện ngụ tại 11XX Alabama, Hendron, VA 20170.
Từ những yếu tố khách quan, cụ thể kể trên kéo dài từ năm sinh 1939 dài đến hôm nay (2008) với chứng kiến/sống cùng của những bạn hữu thời thơ ấu: Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Ngọc Bội; những bạn văn: Phùng Cung, Nguyễn Hữu Đang, Vũ Thư Hiên; bạn tù: Phan Hữu Văn, Vương Long, Kiều Duy Vĩnh (Sĩ quan Quân Đội Quốc Gia bị tập trung cải tạo sau 1954 ở miền Bắc); Nguyễn Hữu Luyện, Lưu Nghĩa Lương, Đặng Chí Bình.. (Biệt Kích VNCH bị bắt trước 1975); LM Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Lễ (Những người tù lương tâm miền Nam bị tù sau 1975).. Và trong thời gian 13 năm nơi hải ngoại (tính đến tháng 8/2008) giữa cộng đồng Người Việt khắp trên thế giới, với những nhân vật thuộc giới văn hóa, chính trị toàn cầu – Nguyễn Chí Thiện thật sự (đầy đủ) xác chứng với chúng ta – Ông là một điễn hình của Lương Tâm, Bản Lãnh Việt Nam tranh đấu cho Tự Do và Dân Chủ.
Cuối cùng, nếu như những yếu tố trên chưa thuyết phục được sự công nhận về chứng chỉ, lý lịch, việc làm của Nguyễn Chí Thiện, chúng tôi xin trình bày biện pháp, yếu tố pháp lý, sự kiện thực tế hầu có kết thúc quyết định vấn đề nầy.
- Xin thông báo đến đến cơ quan FBI về lần nhập cư bất hợp pháp của một "cán bộ (tình báo văn hóa) cộng sản" giả danh Nguyễn Chí Thiện, vì luật pháp Mỹ vẫn còn rất nhiều ràng buộc đối với đảng viên đảng cộng sản khi nhập cư, lúc thiết lập chứng chỉ Thường Trú Nhân, khi tuyên thệ vào quốc tịch. Trong những ngày tới, chúng ta, cư dân tỵ nạn cộng sản của Tiểu Bang California sẽ chuẩn bị đối phó với Dự Luật SB 1322 nhằm hũy bỏ những điều khoản "Cấm hoạt động cộng sản trong trường học."
- Giáo sư Jean Libby, Đại Học Berkely (CA) đã hoàn tất phần giảo nghiệm hình ảnh của Nguyễn Chí Thiện qua so sánh giữa những bức hình: Một của Nguyễn Chí Thiện tuổi thanh niên (Phụ bản bìa tập thơ Hoa Địa Ngục I) và những ảnh chụp năm 2006 do chính bà bấm máy. Bản kết quả giảo nghiệm thực hiện bởi Viện Giảo Nghiệm Stutchman, 421 Walnut Street, #120, Napa, CA 94559 kết luận: "Có 8 điểm dị biệt đặc thù phân bố trên mặt và trên tai của người đàn ông trong hai tấm hình #1 và #2 và hình in trên bìa sách. Căn cứ trên sự xét đoán, so sánh, và phân tích của bản thân cá nhân, thì tôi có nhận định rằng: Người đàn ông trong những tấm hình chỉ là một người". Chúng tôi đính kèm bản văn kết quả giảo nghiệm (Phụ bản 1). Về những tấm hình giảo nghiệm, NCT sẽ trình bày trong một cuộc họp báo chính thức trong ngày gần đây -Pnn.
Cuộc giảo nghiệm do đích thân giáo sư Jean Libby lập thủ tục tiến hành (3Tháng 8/2006), vì dẫu rất mến mộ tư cách cá nhân cũng như tài năng của NCT nhưng do tinh thần làm việc thực tế, chính xác của người Mỹ, bà muốn có bảo đảm về lý lịch Nguyễn Chí Thiện (nhỡ sau nầy có những tranh tụng về pháp lý – Như hiện nay đang xẩy ra với vụ việc SGN) trước khi Đại Học Yale tiến hành việc in Hỏa Lò dịch sang Anh Ngữ. Cũng bởi, người Mỹ với tính thuần lý và tâm lý thực tiễn, họ không nghĩ một con người như thế mà sống sót sau 27 năm tù.. Lại là tù cộng sản Việt Nam, mà không những chỉ sống sót mà còn viết văn, làm thơ. Nghi ngờ cũng hợp lý đối với những người (dẫu) có hảo ý khác. Và nếu người viết không lầm đó cũng là ý hướng đầu tiên của Báo SàigònNhỏ với Chủ Nhiệm Hoàng Dược Thảo, nhưng qua đến tháng 10/2008 vấn đề tập thơ và sự việc đã được (hay bị) đẩy đi quá xa theo một hướng khác. Chúng tôi trình bày tiếp theo sau.
III. Nguyễn Chí "Thật"/Sống Sót và Nguyễn Chí Thiện "Giả"/Thơ Văn
Khi bắt đầu bài viết, chúng tôi có ý nghĩ, sự việc sẽ được giải tỏa toàn diện khi NCT trình bày bản thảo viết tay (mà bản thân đã xem qua tại nhà riêng, 4117 McFadden #410, Santa Ana trước ngày ông Thiện dọn ra) nhận được từ tay Đinh Quang Anh Thái (7/2008) trước một cử tọa đông đảo thuộc giới truyền thông báo chí (lẽ tất nhiên có tham dự của SGN). Ý nghĩ nầy càng thêm cụ thể khi bài viết của Tràn Phong Vũ được phổ biến (Người Việt, 10/6; trên hệ thống NET, 10/4).. Nhưng sự việc không còn giới hạn trong phạm vi thơ văn nữa (Về vấn đề "Ai là tác giả "thật" của Thơ Vô Đề") mà đã qua một lĩnh vực khác với những khẳng định về tư cách, hành vi chính trị của NCT với những phát hiện mới của SGN (ĐN (nt, #37). Bài viết nầy cần phải viết thêm phần ba để nêu rõ hơn về diễn tiến của Người (NCT) và Việc (Thơ Vô Đề). Nếu những luận cứ cáo buộc trình bày sau đây mâu thuẫn với nhau (Thật/Giả chen lẫn) là do: 1/Những người (tố cáo) viết nhiều "nội dung/cách thức" khác (biệt) với nhau cho dù cùng nhắm đến một đối tượng duy nhất: NCT và Tập Thơ Vô Đề. 2/Bài họ viết tại những thời điểm khác nhau. 3/Những người nầy trích giải "Thơ Vô Danh/Vè NCT" do những mục đích khác nhau. Chúng tôi (Pnn) chỉ là người ghi lại.
Sau đây là những cáo buộc căn cứ từ lời Thơ (Có lúc được xem như là "thật" của NCT; có lúc được gọi là của Vô Danh) Tất cả đồng có mục đích chung kết với ba cáo buộc (không rơi vào một trường hợp nầy thì (phải) rơi vào một "xác định" khác): 1/Đấy là một Nguyễn Chí Thiện "giả". 2/Nếu là Nguyễn Chí Thiện "thật" thì (lại) mang tội dùng Thơ "thật" của Vô Danh. 3/Nếu là thơ "thật" của NCT "thật" thì thơ đó (phải) gọi là "Vè" Tóm lại NCT (hiện sống) trước sau chỉ là một "cán bộ tình báo cộng sản trá hình", làm vè cốt để đóng trọn vai trò của một "Thi Sĩ tên gọi Vô Danh (?) kiên cường chống cộng mà nay đã bị giết chết/hoặcbiến mất đâu đó từ một lúc nào không ai xác định (1979?) – Một thi sĩ có ba điều Không: Không tính danh/Không xuất xứ/Không có liên hệ với bất cứ ai đang còn sống, đang viết báo"
Chúng ta cùng lượt qua những luận cứ cáo buộc.
3.1: Cáo buộc thứ nhất về xuất xứ: Báo Vạn Thắng (Lê Tư Vinh Chủ nhiệm), thời điểm 1995, 1996 cho rằng, Nguyễn Chí Thiện là "cán bộ tình báo cộng sản giả dạng"mạo Thơ Huyết Hoa, Đạo Trường Ngâm của Thái Dịch Lý Đông A. Cáo buộc nầy không thể đứng vững vì Nhà Cách Mạng Lý Đông A bị cộng sản giết từ 1946. Thơ của họ Lý mang không khí lãng mạng, hùng tráng cổ điển: Ta về đây đứng bên bờ thác Nậm. Mặc heo may hun hút gió hờn oan.. Thơ ("tạm" gọi là) của NCT thì đề cập đến thời sự: Khi Mỹ chạy bỏ Miền Nam cho cộng sản.. Cả nước thu về một mối. Một mối hận thù. Một mối đau thương (1975). Hoặc miêu tả thực tế đời sống lao tù: Thơ của tôi không phải là thơ.. Tiếng cửa nhà giam đen ngòm khép mở.. (1970)
3.2: Cáo buộc thứ hai về thể chất: Thơ (cứ xem như "thật" của NCT) nhưng lại không phù hợp với thực tế thể chất của NCT (hiện sống): Thơ của tôi không có gì là đẹp.. Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao.. Căn cứ vào những giòng thơ nầy, có những tố cáo từ nhiều người: 1/TNHHoa (Houston, TX): Nguyễn Chí Thiện không ho lao, NCT khoẻ mạnh, béo tốt.. 2/Trần Thanh: Nghi vấn về sức khoẻ (Ông Thiện dỏm rất khoẻ mạnh chớ không bị ho lao..) ĐN trích đăng NĐNN: SGN số # 14; 9/4). 3/Triệu Lan: "thi sĩ, văn sĩ, vè sĩ" Nguyễn Chí Thiện "mang bệnh" ung thư phổi, ho lao, ung thư và bị "tù" 27 năm.. nhưng khi NCT bước chân xuống Hoa Kỳ ngày1/11/1995 trông Thiện phương phi, khoẻ mạnh, với y phục thời trang veston, áo pullover.. như một "lãnh tụ" phường tuồng.. (SGN # 527; 10/4).. Chúng tôi có thể trích dẫn thêm nhiều cáo buộc về "thể chất" về NCT "dỏm" nữa, những nghĩ đã đủ.
Những suy diễn cáo buộc trên không đúng vì: 1/NCT thật có bị bệnh phổi nhưng ĐÃ CHỮA TRỊ XONG cơ quan IOM mới cho nhập cảnh Mỹ. Y chứng NCT còn sẹo ở phổi, phải chữa trị tiếp trong thời gian ở DC (1995/1996). 2/Những từ ngữ "trào máu; ho lao; gông cùm; cùm kẹp.." thường dùng để chỉ tình trạng tồi tệ về thể chất bị đầy ải mà bất cứ ai khi mô tả, nói về ngục tù cộng sản cũng đều xử dụng đến. 3/Thơ không là hồ sơ y bạ, tiểu thuyết cũng thế.. Nhất Linh viết Bướm Trắng với nhân vật chính bị bệnh lao không bắt buộc văn hào họ Nguyễn phải có bịnh phổi. Thanh Tâm Tuyền viết Ung Thư; Solzhenitsyn viết Cancer Ward.. Họa chăng chỉ riêng trường hợp Hàn Mặc Tử với căn bịnh nan y của ông. Quách Thoại chết năm 28 tuổi (1957) vì bệnh lao, nhưng nào có viết một câu thơ liên quan đến máu me mà chỉ viết nên những lời thơ hùng tráng: Trước mặt là cộng sản. Sau lưng là nội thù. Một mình tôi đứng giữa..4/Thơ (tiểu thuyết cũng thế) không bắt buộc phản ảnh đúng tình cảnh, sinh hoạt thực tế vật chất, tinh thần của người viết nên những nội dung văn, thơ ấy.. Tìm đâu ra một một người gọi là Từ Hải như Nguyễn Du mô tả: Râu hùm hàm én.. Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.. Nguyễn Du lại càng không phải dạng hình hùng vĩ nầy. Vũ Trọng Phụng là nhà văn mực thước, cổ điển, ông không dính dấp gì đến những nhân vật quỷ quái của Số Đỏ. 5/Nguyễn Chí Thiện không là người "khoẻ mạnh, phương phi".. Những tỉnh từ nầy phải kể về Đại Úy Biệt Kích Nguyễn Hữu Luyện (tù 21 năm, 4 tháng, 14 ngày); tù hơn 16 năm: Thiếu Tướng Tư Lệnh Lê Minh Đảo, Trung Tá Tình Báo Trần Duy Hinh (Hãy nhìn Nhà Văn Thảo Trường, chiến hữu rất đáng hãnh diện của tất cả Người Lính VNCH. Không ai có thể nghĩ rằng đấy là người đã qua hẳn bên kia cái chết tại trại tù Hàm Tân, 1988). Những người tù tồn tại bền bỉ (trong nhà giam cộng sản) không do từ sức mạnh cơ bắp, nhưng từ chiếc đầu nung lửa ý chí của họ. Chỉ có những kẻ hèn kém mới ngã gục, quy hàng trước đói khổ của lao tù do cai ngục cộng sản dựng nên (Kẻ ấy là ai, cuối bài, phần kết luận chúng tôi sẽ chỉ ra, trước đây ở Trại Z30D, Hàm Tân, Thuận Hải). Và cuối cùng, NCT ăn mặc bảnh bao (suy diễn ra do được tình báo cộng sản cung cấp?!).. Chỉ với vài đồng, một, hai chục, chứ không cần phải bạc trăm, bước vào những khu Outlet, hoặc cơ sở bán đồ Clearance, Goodwill.. Tất cả sẽ có đủ. Chúng ta có thể hiểu, kẻ viết nên những cáo buộc mang tính săm soi nhỏ nhặt nầy đang ở Anh, ở Pháp nơi Tây Âu tàn lụi, hết là những "cường quốc thực dân".
3.3. Cáo buộc về mâu thuẩn thân thế, tuổi tác, thời điểm sáng tác. Phần nầy, những người nêu cáo buộc căn cứ những câu.. "Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời.. Tuổi đôi mươi nhìn đời thơ dại.. Ngỡ cờ sao rực rỡ.." nên đề quyết rằng: Phải hai mươi tuổi mới làm những câu thơ hàm xúc ấy trong dịp xẩy ra sự kiện 2/9/1945 – Năm 1945 NCT mới 6 tuổi (sinh 1939) – Vậy, Thơ ấy phải do Tác Giả (tên gọi là) Vô Danh. Quả thật, chúng tôi vô cùng não nề khi viết đến những giòng nầy bởi đang phải nói với những con người "quái đản", đề cập những câu chuyện tầm phào, kiểu cải cọ lý sự những anh tổng lý bang bạnh đâu từ nông thôn miền Bắc đầu thế kỷ 20.. Bởi, Thơ không hề là Bản Biên Niên sự kiện chính trị, quân sự, xã hội, ngay cả tiểu thuyết lịch sử cũng không hẳn là phải thế. Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1902-1977) viết sách Vua Quang Trung đâu phải là người đã tham dự xung trận Hà Hồi (1789); Vũ Hoàng Chương mô tả giờ phút hiễn linh Thượng Tọa Thích Quảng Đức hóa thân trong lửa không hề có mặt tại ngả tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng, Sàigòn ngày 11/6/1963. Solzhenitsyn sinh 1918 viết August 1914 để gióng lên phần khởi đầu của cách mạng vô sản 1917. Cũng thế, bản thân cá nhân có đủ thẫm quyền (nếu muốn) để viết về Di Cư 1954 dẫu rằng năm ấy còn trong tuổi thiếu niên đang ở Đà Nẵng. Cáo buộc như thế để làm gì? Viết hai ba trang báo dựng nên những "cái gọi là luận chứng": "Ở Hà Nội năm 1959 không thể có sinh hoạt (qua hồi tưởng của NCT).. Mùa hè ăn bánh tôm bên Hồ Tây. Cô bạn ngồi bên như nàng tiên vậy.." để tố cáo (tố cáo cái gì?), mạ lý, vu khống, chụp mũ.. Hoặc "cái gọi là phân tích": "Ở đất Bắc, thời đó (trước 1954 -pnn) người thanh niên có học, gia đình nề nếp, biết uống rượu, có bạn gái phải là tuổi trên dưới 20.." (Thế Huy, SGN #33; 10/01). Trời đất, như vậy phải trình ra Bằng Lái Xe (nếu ở Mỹ), hoặc Chứng Chỉ Căn Cước (VN) trước khi viết thơ về rượu, về cô bạn gái sao? Chúng tôi có thể nêu danh tính hằng loạt bằng hữu (những người sinh khoảng trước, sau 40) đã hoặc không ăn bánh tôm, có hay không có bạn gái cùng đi chơi bờ hồ (trước 1954) ở Hà Nội.. để thời gian sau họ có thể viết về kỷ niệm Hà Nội bất cứ ở đâu, ngay bây giờ năm 2008 ở Mỹ. Và cũng không cần nữa, ai cấm Dương Nghiễm Mậu viết "Quảng Trị, Đất Đợi Về (1972)" và Nguyễn Mạnh Trinh viết "Huế, nơi tôi chưa tới.." khi Phí Ích Nghiễm (DNMậu) đang ở Sàigòn và NMTrinh biệt phái hành quân ở Pleiku. Và cô gái Đi Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp vừa đủ 15 tuổi; hai cô Kiều của Nguyễn Du mới đến "tuần cập kê".. Chẳng lẻ những thiếu nữ lẫy lừng trong văn học, thi ca nầy "là con nhà bần cố (nông), loại vô lại (cộng sản)"? Mà dù là người trong chế độ cộng sản đi chăng nữa, Dư Thị Hoài vẫn còn khả năng/đầy đủ quyền tự do sáng tác để viết nên những câu thơ thăm thẳm cảm tính, ăm ắp thương yêu: Một lần như đêm nay. Sau phút giây. Êm đềm trên ghế đá. Anh không cài lại khuy ngực áo cho em.. (Văn Nghệ, Hà Nội; Số tháng 7/1988) Không ai có thể truy kết: Dư thị Hoài không là "con nhà nề nếp".
3.4. Cáo buộc về thay đổi thể thơ: Trước (Thi Sĩ Vô Danh) làm thơ dài câu, có nhạc điệu, thi tính cao, khẩu khí hùng tráng.. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó. (1968); Sau nầy ("Vè Sĩ" NCT) chỉ có những câu ngắn như vè.. Dầu đầu bạc. Dù đói rạc. Dù lực tàn. Vẫn bền gan.. (1988). (Thế Huy, SGN #33; 10/01). Chúng tôi có nhận xét từ kinh nghiệm 40 năm cầm bút, đọc sách: Thơ hay/Thơ dở không có nguyên tắc cố định nào để xét nghiệm; người làm thơ một đời chỉ để lại vài câu được đời sau nhớ đến. Anh cũng không thể buộc người khác đồng ý với cách anh bình giải về thơ của một người thứ ba cho dù anh đủ tư cách của người phê bình văn học lão luyện, được xác chứng từ độc giả, thử thách bởi thời gian qua tác phẩm, quá trình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Anh càng không có một khả năng nào buộc người khác phải viết và diễn đạt THƠ (của người ta) theo "quan điểm chính trị" của anh?! Ở đâu phát sinh ra quyền "ngự sử văn nghệ" nơi thế kỷ 21 mà thực chất chỉ là loại "chữ nghĩa" mang ác tâm từ những tay viết ẩn danh gọi là "kẻ nghiên cứu ti tiểu" nầy. Nhưng, NCT cũng đã "làm vè" từ 1970: Vợ con có thể bỏ. Cha mẹ có thể từ. Cộng sản thời sinh tử.. Vậy đây là thơ hay vè? Tôi chúng xin trả lời ngay theo ý các anh: Thơ của Vô Danh/Vè của NCT. Xin mách thêm: Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền cũng làm rất nhiều vè khi đi tù vác nứa ở Yên Bái. Chúng tôi ngừng trò vui nơi đây để đề cập đến một màn hài hước cuối cùng..
3.5. Cáo buộc: Từ khi ra hải ngoại (1995) không còn (khả năng) làm thơ. Cáo buộc nầy được lập đi lập lại bởi nhiều người do căn cứ trên thực tế: NCT viết tập truyện Hỏa Lò (2006) thay vì tiếp tục làm thơ – Vậy thơ Vô Đề hùng tráng trước kia chỉ là của Tác Giả (tên gọi) Vô Danh – Khẳng định nầy có tính chung quyết. Chúng tôi bổ tức thêm vào luận chứng nầy những cớ chứng: Sau những câu Thơ Lịch Sử: Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư. Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư.. Danh Tướng Lý Thường Kiệt không làm một câu thơ nào nữa! Và nơi vùng Nam Cali nầy, chúng ta phải trả lời sao về trường hợp các Thi Sĩ (Thật Thi Sĩ) tên gọi Trần Dạ Từ, Trần Thị Thu Vân, Đỗ Quý Toàn, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Đình Toàn.. ba mươi ba năm sau 1975 không (tiếp tục) làm thơ nơi đất Mỹ?! Và sau đỉnh cao Ta Về thì Tô Thùy Yên hình như cũng cất bút.. Như vậy là thế nào? Và không những đối với Thơ, những bạn của chúng ta, Vũ Thành An, Từ Công Phụng.. những giòng nhạc trữ tình bất diệt của Miền Nam đã viết gì thêm về tình yêu sau mấy mươi năm ở Mỹ? Và trái lại, chỉ khi trên đất Mỹ vào buổi cuối đời, Mai thảo, Võ Phiến mới làm thơ.. Vậy trước kia họ là ai? Chúng tôi không đủ cố gắng để kéo dài tham dự thêm màn khôi hài rất nhạt do những kẻ tiểu tâm, trí đoản dựng nên .
IV. Kết Luận.
Trước khi bài viết kết thúc, chúng tôi xin trưng một tài liệu liên quan đến vụ việc (NCT/Giả/Thật/Thi Sĩ/Vè Sĩ) và một đề nghị. Tài liệu ấy là: Chứng Thư của Chuyên Viên Khảo Nghiệm Thủ Bút Dorothy Brinkerhoff (Trung Tâm Giảo Nghiệm Quốc Gia) Văn Phòng 4316 Boyar Ave, Long Beach, CA90807 gởi đến Ông Joe Nguyễn (Giáo sư, Nhà báo Nguyễn Sỹ Hưng) 3024 East Anaheim, Long Beach, Ca 90804. Chứng Thư có kết luận: "Căn cứ vào những điểm tương đồng trọng yếu giữa tài liệu cần giảo nghiệm trong Văn Bản A và những mẫu ghi chép trong Văn Bản B, theo ý kiến của cá nhân tôi, người viết (cần được minh chứng) đã viết Văn Bản A và những ghi chép trong Văn Bản B có những điểm tương đồng thích ứng với nhau và chỉ do một người viết." (Phụ Bản 2). Chứng Thư Giảo Nghiệm Thủ Bút do Nhà báo, Nhà giáo Nguyễn Sỹ Hưng yêu cầu trung tâm giảo nghiệm thực hiện từ tháng 11/1995 căn cứ trên hai văn bản: Bản A gồm Lá Thư viết bằng Pháp Ngữ trang đầu tập thơ đưa vào Toà Đại Sứ Anh ở Hà Nội ngày 16/7/1979, và photocopy bản viết tay bài thơ Đồng Lầy, Trang 21/Đánh số lại 34. Bản B là photocopy thư viết tay ký tên Chí Thiện gởi đồng bào hải ngoại 11/1995, tuần lễ thứ hai sau khi đến Mỹ của người có tên Nguyễn Chí Thiện. Nhà báo, Nhà giáo Nguyễn Sỹ Hưng do tính thận trọng giảo nghiệm thủ bút của NCT để có xác tín lý lịch, căn cước của một cá nhân đã lập kỳ tích đáng nễ phục: Tồn tại sau 27 năm tù cộng sản với một ý chí tuyên dương Con Người Tự Do. Nhà giáo Nguyễn Sỹ Hưng giữ kín giảo nghiệm nầy do lòng kính trọng đối với Nguyễn Chí Thiện – Đầu tháng 10/2008, ông giao lại cho NCT nhân vụ Báo SGN yêu cầu giảo nghiệm mẫu chữ viết của Thi sĩ/Vè sĩ/NCT Thật/Giả..
Và tiếp đề nghị như đã một lần đề nghị đối với vụ việc giảo nghiệm hình ảnh.. Nếu như Chứng Thư Giảo Nghiệm Chữ Viết nêu trên chưa đủ yếu tố khả tín để thuyết phục vấn nạn: "Ai viết tập thơ Vô Đề? Vô Danh ông là ai?" thì những người không đồng ý về quyền sỡ hữu (tập thơ) của NCT xin hãy tập trung tất cả tài liệu có được (về NCT/giả/Vô Danh/thật) gởi đến những cơ quan như Trung Tâm Văn Bút Quốc Gia Pháp, Hòa Lan, Mỹ.. để những nơi nầy thu hồi những giải thưởng, bằng khen đã phát cho NCT về văn phẩm đã bị chiếm đoạt từ một tác giả Vô Danh. Cũng cần phải nêu rõ những yếu tố lý lịch, quá trình sáng tác, sản phẩm thành văn của tác giả Vô Danh nầy để các cơ quan hữu trách kia có chứng cớ hành xữ với "Nguyễn Chí Thiện giả mạo". Chúng tôi trình bày với ý hướng truy cầu Sự Thật mà Báo Sài Gòn Nhỏ đã nêu ra khi đặt vấn đề từ ngày 4 tháng 9, 2008 nơi trang nhất số báo 14. Tôi tin Chủ Nhiệm Hoàng Dược Thảo lúc khởi đầu vụ việc có ý hướng tốt lành nầy.
V. Hậu Từ:
Đến phần cuối của bài viết, tất cả sự việc trên đã hóa ra những điều vô ích! Bởi chúng tôi dần tìm ra/thấy được/biết rõ con người thủ vai trò đạo diễn, diễn viên, khán giả của vỡ hài kịch "tình báo/văn học gọi là Nguyễn Chí Thiện" mà từ phần đầu bài viết bản thân, Phan Nhật Nam đã nói lên lời nghi ngại. Nhân vật "sợi chỉ hồng xuyên suốt- chữ của cộng sản trả lại cho người cộng sản" kia là Việt Thường Trần Hồng Văn, đầu mối của Triệu Lan, Trần Thành, Nam Nhân, Thế Huy, Trọng Tín..v.v.. Với Trần Hồng Văn, Nguyễn Chí Thiện chỉ là một "Cái Cớ/Cái Cớ xứng đáng nhất". Và SàiGònNhỏ là một phương tiện/Phương tiện hữu hiệu nhất do 16 trung tâm phát hành toàn nước Mỹ, ba hệ thống xuất bản, nhật báo, tuần báo, và nguyệt san với những cây bút chủ lực, chuyên nghiệp (gồm số đông thân hữu, huynh đệ của người viết, PNN) - Chủ Nhiệm Hoàng Dược Thảo đến đây hẳn hiểu tại sao tôi giữ im lặng đến bài viết nầy. Cũng bởi, tôi luôn nhớ và hằng nói: Tôi là biên tập viên của SàiGònNhỏ, "Anh Hai Hoàng Hải Thủy", Bác Hinh, Thảo Trường đã là những người qua sống/chết với chính bản thân. Tôi biết: Đã (hoặc sẽ) ăn cây nào phải rào cây ấy. Nhưng chúng ta buộc phải nói rõ về Trần Hồng Văn..
Trước khi định hình con người nầy, chúng ta cần xem thử anh ta (và những đứa con tư sinh Trần Thành, Triệu Lan..) đã làm những gì..
5.1... Lắng nghe từng âm nói của NCT để tìm ra nét "giả tạo" của lý lịch. Vì NCT khai sinh quán Hà Nội, nhưng lại phát âm "đó..ạ" của cư dân Hải Phòng! Nên từ nước Anh, Trần Hồng Văn/Việt Thường.. trong gần 15 năm (1993-2008) TÔI "đã cho người" về Hải Phòng và Hà Nội "điều tra" để biết thêm về nhân vật "thi sĩ, nhà văn" Nguyễn Chí Thiện! (TL- SGN; #21, 9/13) Nguyễn Chí thiện chạy đâu cho thoát, Thi sĩ "Vô Danh" đã "được chuẩn bị" từ 1993 - NCT đến Mỹ 11/1995.
5.2.. Không chỉ lắng tai nghe NCT nói không thôi, trong suốt 15 năm kia.. "Triệu Lan tôi" đã thâu thập hơn 100 cuộc phỏng vấn, hội thảo, nói chuyện, từ khi NCT đến Mỹ.. đã bỏ rất nhiều thời gian đánh máy ra dạng chữ viết để chuẩn bị đưa ra trình bày cùng độc giả khắp nơi… (TL- SGN #972; 10/3). Chuẩn bị một trận đánh đến cả 15 năm hỏi thử "địch thủ" nào lại không ngã gục?!
5.3. Không những chỉ chuẫn bị kỹ (Đúng chiến thuật Trung Cộng, Lâm Bưu "Tứ Khoái Nhất Mạn"- Bốn Nhanh Một Chậm – Chuẩn Bị Chậm) mà Văn và những đứa con của y còn tìm cách giải mã "decode" thơ của ông Vô Danh.. Trong bài "Tôi Muốn Sống Với", những tên Athos, D'Artagnan, Porthos, Aramis!, Jesus Christ, Jack London.. viết đúng với ngôn ngữ gốc, duy chỉ có từ "AiVanHô" và "ALaĐanh" được viết theo ngôn ngữ Việt Nam.. (nt) Tại sao Vô Danh viết như vậy? Lẽ tất nhiên NCT không trả lời được. THVn/VThg tiếp dạy dỗ: Trước 1954 ở Hà Nội chưa có sách Ả Rập, sách nầy, "Ivanhoe" bản tiếng Anh chưa dịch sang tiếng Việt thì làm sao NCT được biết "IvanHô" là gì?! Sở dĩ "Thi sĩ Vô Danh" viết như vậy vì đó là.. "code" của người Irap truyền cho nhau về nước đánh đỗ Saddam Hussein!! (nt). Quả thật ông thi sĩ Vô Danh nầy có cái nhìn quán thế.. Từ Việt Nam, năm 1960 ông đã thấy ra chiến tranh Iraq với Mỹ trong thế kỷ 21 (Sic), và phải đến 1965 Mỹ mới đổ bộ lên Đà Nẵng. Nhưng có điều THVn/VThg không biết: Thi Sĩ Vô Danh tuy không đọc Ivanhoe của Walter Scott, nhưng NCT hẳn đã đi xem phim Ivanhoe do Robert Taylor và Elizabeth Taylor thủ diễn trước 1954 ở Hà Nội nên về kể lại cho thi sĩ Vô Danh kia để sau nầy (hơn 20 năm) viết Hoa Địa Ngục. Hai người từ lâu vốn là Một.
5.4. Xuyên suốt lịch sử đông-tây, từ quá khứ của thập niên 60, Trần Hồng Văn hay Việt Thường hay Triệu Lan..v..v nay đến Long Beach, Ca.. "để có Bằng Chứng (Viết hoa trong bài-pnn) rõ ràng, hơn nữa chưa ai thấy con gái của Nguyễn Tấn Dũng mua sắt thép ở Mỹ chở về Việt Nam bao giờ vì những tàu sắt thép nầy đã đi từ cảng Long Beach tới Thượng Hải. Triệu Lan "tôi"còn có bằng chứng.. Và, Triệu Lan "tôi"còn bằng chứng để chứng minh Nguyễn Chí Thiện và nhóm tình báo đặt trách về văn hóa của Hà Nội đã thật sự làm việc cho Bắc Kinh trong nhiều năm qua.. (Vâng, Triệu Lan "tôi" chứ không ai khác luôn có bằng chứng như những bằng chứng về Thi sĩ Vô Danh/Vè sĩ NCT…Pnn)(TL- SGN)#526 Ấn Bản Houston, TX; 9/27.#4. Và cuối cùng, "bằng chứng" mới nhất "Triệu Lan tôi" bày ra để đẩy SGN sụp hầm: "Trong số ra ngày thứ Năm 2 tháng 10, tôi (Chủ Nhiệm HDT/ĐN) có nhờ anh Nam hỏi ông Nguyễn Công Giân, anh ông Nguyễn Chí Thiện: Là một sĩ quan QLVNCH vì lý do gì ông Giân lại được ra Bắc thăm gia dình hai lần trước năm 1975 (!).. Hôm nay tôi lập lại câu hỏi nầy và cho biết thêm chi tiết (chỉ có thể từ với VThg/TLn/TTh. . mà thôi): Lần đầu năm 1958, lần thứ hai, 1972.. (ĐN-SGN#7; 10/5).
Thắc mắc trên không cần hỏi ông NCGiân, tôi có thể trả lời chính xác, ngay lập tức: Người sĩ quan QLVNCH đến đất Bắc đầu tiên là Đại úy Biệt Kích Nguyễn Hữu Luyện (22/6/1966); người thứ hai và thứ ba là Thiếu Tá Phạm Huấn, Trung Úy Dương Phục, ngày 26/2/1973; và người thứ tư chính là.. tôi, ngày 4/3/1973. Có thể kiểm chứng với ông niên trưởng: Nhà Văn Thảo Trường, Trung Tá Tình Báo Trần Duy Hinh. Ba người ra Bắc (trong đó có bản thân) luôn có Sĩ quan Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo đi kèm. Ông Nguyễn Công Giân thuộc ngành Quân Báo (Phòng II/BTTM) không hề có nhiệm vụ (được phái đi Hà Nội) bất cứ ở thời điểm nào. Năm 1958 ấy, Trung Úy Nguyễn Công Giân làm sĩ quan liên lạc ở Washington DC, và Cố Vấn Ngô Đình Nhu/Bác Sĩ Trần Kim Tuyến chưa thành lập văn phòng đặc biệt để đưa người ra Bắc. Kế hoạch 43A (thả biệt kích VNCH ra Bắc) của McNamarra cũng chưa thành hình do Tổng Thống Kennedy chưa lên chức. Năm ấy Trần Hồng Văn chạy hiệu cho báo Nhân Dân ở Hà Nội, nhưng trước tháng 2/1979 bị tống vào tù do tội danh "nằm vùng cho Cục Tình Báo Hoa Nam của Trung Cộng" – Tội của THVn thật hư thế nào chúng tôi không rõ.. Chỉ biết, tại Trại Z30D, Văn áp dụng "bần tiện kế" để tránh đòn thù của công an trại (Mức độ bần tiện như thế nào, chúng tôi toàn trại chứng kiến, tôi không thể kể ra đây vì quá bẩn thỉu hèn hạ; đàn ông, người lính Miền Nam chúng tôi nghĩ tới cũng thấy xấu hổ lây dẫu anh ta là người Hoa ở miền Bắc). Từ kế sách hèn hạ kia cộng thêm kỹ thuật tố cộng rất có bài bản, Văn gây lòng tin với những anh em tù người Nam.. Cuộc nổi dậy Tết 1981/1982 ở trại Z30D bị đánh vỡ vì có nội gián. Toán tù Nam Hà (từ ngoài Bắc về đầu năm 1981 và 1982) còn giữ nguyên hùng khi bất khuất tính chuyện khởi động tiếp.. Dự mưu bị đánh vỡ từ trong trứng nước (Chủ nhiệm SàigònNhỏ có thể kiểm chứng sự việc nầy về Trần Hồng Văn, chúng tôi đưa người tới tòa soạn, cũng là nơi quen biết lâu dài với SGN)
Để kết thúc bài viết, chúng tôi, Phan Nhật Nam kết luận về nhân vật Việt Thường, Trần Hồng Văn với những tay em (hoặc chính là bản thân thay danh tính): Trần Hồng Văn muốn lên ngôi "thủ lĩnh chống cộng" tại hải ngoại nhưng kẹt những tên tuổi như Lý Tống, Nguyễn Chí Thiện.. Chiến dịch được chuẩn bị từ 15 năm (như y ta đã viết nên), nhưng cụ thể chí ít cũng phải hai năm (thời gian NCT ở Pháp và y ta từ Anh qua hỏi về "Thi Sĩ Vô Danh" với Nguyễn Chí Thiện chứ không ai khác), Thế Huy cũng xuất hiện trong thời gian nầy với "Vè sĩ".. Nay chiến dịch tiến hành với thành quả giai đoạn đầu rất đáng khích lệ: SUỐT THÁNG 9 NHỮNG DIỄN ĐÀN TRÊN HỆ THỐNG NET HẦU NHƯ KHÔNG MỘT CHỮ NÓI VỀ HOÀNG SA/TRƯỜNG SA!!
Trần Hồng Văn/Việt Thường có chống (Việt) cộng không? Có. Trần Hồng Văn/Việt Thường chưởi (Việt) cộng đúng không? Đúng. Nhưng Trần Hồng Văn chống/chưởi Việt Cộng vì quyền lợi Trung Cộng với NHIỆM VỤ của một cán bộ CÁN BỘ HOA CỘNG chính gốc. Nay quyền lợi của Trung Cộng/Việt Cộng là MỘT, Trần Hồng Văn/Việt Thường dương cao khẩu hiệu: Chúng ta hãy nói về Nguyễn Chí Thiện! Hãy viết về Nguyễn Chí Thiện! Hãy loại bỏ Hoàng-Trưòng Sa ra khỏi trí nhớ!! Khu Thái Hà còn trên lãnh thổ Việt Nam, Công Giáo có thể (rất có thể) lấy lại.. Hoàng Sa.. Trường Sa biết đến bao giờ? Hở biết đến bao giờ? Việt Thường, Triệu Lan, Trần Thành, Nam Nhân.. là người, địa danh của miền Nam sông Dương Tử. Triệu Lan cùng họ Triệu Đà, vua nước Nam Việt bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây; Việt Thường Thị, tên của Chu Thành Vương gọi những bộ tộc phương Nam – Không hề là của Việt Nam. Càng không là Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng 10/2008
26 Tháng 10 – Quốc Khánh Đệ Nhất Cộng Hòa.
Phan Nhật Nam
Phan Nhật Nam
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=381:s-tht-ch-co-mt&catid=37:bandoc&Itemid=56
Lời người viết: Người Bạn Trần Phong Vũ đã viết đủ trong "Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện" (NV số 8339 ngày 6 tháng 10/2008), nhưng Trần Huynh chưa đề cập đến những "chung quanh, đằng sau Nguyễn Chí Thiện", bài nầy vì thế được viết nên. Xin lỗi với Quý Độc Giả nếu phải đọc lại thêm một lần những nội dung về người/việc mà bài viết của Trần Phong Vũ đã nêu ra. Tất cả chỉ do ý hướng muốn nói rõ ra sự việc mà thôi. Trang trọng. PNN.
I. Diễn tiến tổng quát:
Tình hình sinh hoạt chính trị, văn hóa, xã hội vùng Nam Cali lâu lâu bùng vỡ một vài sự kiện bất thường có tính cách định kỳ, và điểm rõ nét nhất có thể kết luận đối với loạt hiện tượng nầy là tính dân chủ của những hình thức sinh hoạt ấy – Người Việt tự do bày tỏ ý kiến của mình về người/việc xẩy ra trong cộng đồng hải ngoại – Tốt, xấu chúng ta chưa thể đánh giá, chỉ biết đấy là một hiện tượng thường trực, chung nhất.
Khởi đầu từ tháng 9 và hiện đang kéo dài,.. một nhân vật đã gây nên bàn cãi qua các diễn đàn trên hệ thống NET mà danh tính xuất hiện thường xuyên trên trang nhất (và chiếm toàn phần 2, 3 trang trong) của Báo SàigònNhỏ (Nhật báo lẫn Tuần báo) đấy là Nguyễn Chí Thiện. Trước và song song với vụ việc nầy, ông thường có mặt nơi các diễn đàn, hội thảo chính trị.. Trở nên là đối tượng nhận được sự hoan nghêng, chào đón nồng nhiệt, lâu dài nhất so với những nhân vật được đám đông biết đến (cho dù là công dân, viên chức của VNCH) suốt từ thời gian ông đến đất Mỹ, 1995 đến nay, 2008. Nhưng đồng thời cũng gặp phải những chống đối do từ những cá nhân, tổ chức khác - Diễn tiến chống đối nầy có thể tóm tắt theo thứ tự giai đoạn và mang những hình thái, lý do như sau:
1. Giai đoạn 1995-1996: Sự chống đối, phủ nhận đầu tiên khởi từ người, tổ chức của báo Vạn Thắng (Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử Lê Tư Vinh, Washington DC giữ chức chủ nhiệm); hoặc những người viết như Duy Xuyên (Houston, Texas) với những lý do:
1.1/ Nguyễn Chí Thiện có mặt nơi đất Mỹ (từ 1/11/1995) kia là một "cán bộ (tình báo) cộng sản" giả dạng. Người và tổ chức kể trên "khẳng định": Có một Nguyễn Chí Thiện "thật", tác giả tập thơ Vô Đề/Tiếng Vọng Từ Đáy Vực/Hoa Địa Ngục, nhưng người ấy đã bị (cộng sản) giết chết trong trại tù ở miền Bắc Việt Nam, và Nguyễn Chí Thiện "giả" hiện nay thay thế.
1.2/ Tập thơ mang những tiêu đề khác nhau: Vô Đề/Tiếng Vọng Từ Đáy Vực/Hoa Địa Ngục.. trên có xuất xứ (từ tinh thần và nội dung) của Huyết Hoa, Đạo Trường Ngâm của Nhà Cách Mạng Thái Dịch Lý Đông A - Nguyễn Hữu Thanh (không rõ năm sinh), nhân vật lịch sử đã gia nhập tổ chức Phục Quốc của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để; thành lập Đại Việt Duy Dân tại Trung Hoa, 1941-1942; bị cộng sản giết năm 1946 cùng lần với nhiều thành viên Duy Dân. Phong trào còn lại những cán bộ cốt cán: Phạm Xuân Ninh, Giám đốc Thanh Niên Thể Thao Bắc Việt (1947); Lê Quang Luật, Đại Biểu Chính Phủ (1954); Nghiêm Xuân Thiện, chủ nhiệm báo Thời Luận (Sàigòn, 1963); Ngọc Hoài Phương, Chủ Nhiệm Báo Hồn Việt (CA) hiện nay lúc ấy giữ nhiệm vụ thư ký tòa soạn. Cao điểm của tố cáo nầy là một bài viết của Giáo sư Trần Ngọc Ninh đăng trên báo Vạn Thắng về sự mạo danh của NCT (dụng thơ của họ Lý). Sau đó, giáo sư TNNinh có lời đính chính về sự nhầm lẫn của mình.
1.3/ Nhóm nầy đánh giá, Hoa Địa Ngục II (Hạt Máu Thơ), US.1996 chỉ là những "bài vè" (cốt để ) nối kết giòng thơ "đánh tráo, giả danh" kể trên #12
Chúng tôi gọi nhóm nầy là "Nhóm chống đối/Lý Lịch/Chính Trị/Văn Học".
2. Giai đoạn 2001-2008. Sau một thời gian im lặng khi báo Vạn Thắng không còn hoạt động, những thành viên gốc quân đội (Bạn thân, cùng khóa sĩ quan, cùng đơn vị nhảy dù với người viết-PNN) dần rời bỏ tổ chức. Những năm 2001, 2006.. vấn đề NCT dần trở lại khi ông ra mắt Hỏa Lò (Tập Truyện, NXB Cành Nam, TH/XB/MĐHK, VA, US. 2001), và quan trọng hơn là Hoa Địa Ngục Toàn Tập (NXB Cành Nam, TH/XB/MĐHK, VA, US.2006). Lần nầy, phía chống đối tấn công với ý hướng mới: Chấp nhận có một Nguyễn Chí Thiện "thật" do, từ lý lịch gia đình, cá nhân, nhưng vẫn không là "Nguyễn Chí Thiện thật của Hoa Địa Ngục (I) – Và thời điểm, sự kiện đưa tập thơ Vô Đề/Hoa Địa Ngục vào Sứ Quán Anh ngày 16/7/1979 cần phải được xác chứng lại để minh định: Ai là tác giả đích thực của những giòng thơ bi tráng hào hùng kia.
Năm 2008 vấn đề trở nên quan trọng hơn qua loạt bài của người viết tên là Trần Thanh, phổ biến trên hệ thống NET và gởi đến tòa sọan SGN (Garden Grove, Ca) khiến Chủ biên Hoàng Dược Thảo chú ý, dẫu "không hiểu tại sao có hiện tượng (xét lại thật hay giả)" nầy - Đào Nương, Những điều nên nói "Chuyện Dài..Ông Nguyễn Chí Thiện", SGN số #14; 9/4/2008. Từ khởi đầu "không biết từ đâu" của ngày (9/4) trở thành biếm nhẻ "Thi Sĩ hay "Vè Sĩ" qua bài viết của Triệu Lan mà người chủ biên dẫu "không biết rõ xuất xứ" nhưng đánh giá, "những dẫn chứng (của người viết nầy-TL) thì rất xác đáng và hiện thực". Và mong nhận được bài trả lời của ông NCT – Một người mà Đào Nương không xa lạ và (không) ác cảm gì. Báo số #21; 9/13. Sự cáo buộc không ngừng ở phạm vi chữ nghĩa (Thi sĩ/Vè sĩ -Thơ hay/Thơ dở), tiến tới đánh giá tư cách, tính hạnh của người gọi là "Thi sĩ/Vè sĩ" kia với xác định: "ông Nguyễn Chí thiện là một người gian dối, không lương thiện"; "Thi sĩ/Vè sĩ" thật chân tướng là "Láo Sĩ". SGN số #32; ngày 9/28. Và cuối cùng, qua bài viết liên tiếp trong những số báo 32, 33, 34, 35, 36, 37.. với lời mời (mang nội dung, tinh thần có tính cách bắt buộc): Ông Nguyễn Chí Thiện (phải) chấp nhận một cuộc "giảo nghiệm chữ viết" để làm sáng tỏ một "Nghi Án Văn Học" – Ai là tác giả thực sự của Vô Đề/Hoa Địa Ngục/Tiếng Vọng Từ Đáy Vực – Tập thơ mà ông Nguyễn Chí Thiện ("thật" của hôm nay) đã đưa vào Tòa Đại Sứ Anh tại Hà Nội ngày 16/7/1979 mà hiện đã được Bộ Ngoại Giao Anh hoàn trả (Tổng Thư Ký Đinh Quang Anh Thái, Việt Tide, Westminster, Ca mang lại tại địa chỉ 4117 McFadden, Santa Ana 92714 #410 trao tận tay cho Ông Nguyễn Chí Thiện –PNN). Cuối cùng, vấn đề được bạch hóa không phải là văn học, thơ phú nữa, Nguyễn Chí Thiện "hiện nguyên hình với dấu ấn trên trán "Made in Yết Kiêu –Triệu Lan; SGN # 257; 10/4" – Có nghĩa, NCT là một cán bộ tình báo cộng sản được huấn luyện ở Trung tâm phản gián Yết Kiêu, Hà Nội. Hơn thế nữa, anh ông Thiện, Trung Tá Nguyễn Công Giân, Phòng II/BTTM/QLVNCH theo phát hiện "mới nhất" đã đi Hà Nội hai lần, 1958 và 1972 (ĐN, SGN # 37; 10/4). Và toàn bộ bài viết về, của NCT.. "sáng hôm nay (10/5) trên Web Site của giáo sư Dan Ruffy (ĐH/Yale), và giáo sư Jean Libby (ĐH/Berkely) đã bị xóa đi.. NCT hẳn đã biết số phận mình sẽ ra sao vì, "tôi (ĐN) nghĩ giới hữu trách Hoa Kỳ đã biết ai là giả ai là thật rồi.." (Bold, Italic trong nguyên bản).
Song song cùng lần với vụ việc (nêu trên) của SGN, có những bài viết khác trên hệ thống NET (tháng 8, 9/2008) điễn hình với Tôn Nữ Hoàng Hoa (Texas), Thế Huy (Pháp).. qua phân tích kỹ thuật làm thơ, tu từ, tượng trưng, hư cấu của Nguyễn Chí Thiện trong Hoa Địa Ngục (I), so với Hoa Địa Ngục (II, Hạt Máu Thơ).. Những người nầy đồng kết luận: Nguyễn Chí Thiện "thật" đang hiện diện (giữa cộng đồng) nhưng không thể là "tác giả của Hoa Địa Ngục (I) – Tác phẩm nầy "phải" là của một tác giả Vô Danh.
Chúng ta có thể gọi khuynh hướng chống đối trên đây là: "Nhóm chống đối/Văn Học/Chính Trị".
3. Nhóm chống đối/Thuần túy chính trị. Ngoài hai nhóm chống đối kể trên, có những người viết khác, như Nguyễn Văn Chức (Houston, Texas); Đặng Văn Nhâm (Đan Mạch).. cũng thường xuyên nhập trận với những phê phán nặng nề về quan điểm, thái độ, hành vi chính trị của NCT. Những tác giả nầy không chú ý đến yếu tố lý lịch cá nhân, những nội dung (thơ, truyện) do NCT viết nên nhưng đồng có chung một quy kết nhất định (bất khả tương nghị): Nguyễn Chí Thiện là cán bộ "cộng sản nằm vùng", hoặc là một tên "trá hàng" trong hàng ngũ cộng đồng người Việt hải ngoại do Hà Nội bí mật gài vào qua thủ tục nhập cư hợp pháp ở Mỹ. Cách quy chụp nầy không trưng một bằng chứng cụ thể nào, thiếu tính lý luận, cố ý tấn công, mạt sát cá nhân NCT nên chúng tôi sẽ không đề cập trong bài viết nầy.
Tóm lại, do có những quan hệ cụ thể (tinh thần và vật chất) với Nguyễn Chí Thiện trong một thời gian gian dài (từ 2001), và nay ông ta đã rời khỏi nơi trú ngụ chung (4117 McFadden, Santa Ana 92714 #410 từ 7/2008), nên chúng tôi nhận thấy đã đến lúc có đủ yếu tố khách quan để khỏi mang tiếng "cố ý bênh người cùng nhà" – Đồng thời cũng do quan niệm "phải nói lên những điều nên nói.." như báo SàigònNhỏ hằng chủ trương thực hiện giữa "Người Việt Nam không cộng sản". Lời cuối cùng, dẫu có thể dư thừa nhưng cũng phải xác định thêm một lần: Chúng tôi không ám chỉ, quy chụp những đối tượng nhắc đến trong bài viết là "cộng sản/cộng sản nằm vùng/ tay sai cộng sản" như thói quen quy kết, chụp mũ rất đáng chê trách trong cung cách sinh hoạt chính trị thiếu tính dân chủ và lòng tự trọng (trọng mình và trọng người) thường xẩy ra giữa những cá nhân/tổ chức người Việt".. Mà chỉ do nhu cầu cần làm sáng tỏ những vấn đề từ những cá nhân/cơ quan nầy đặt nên. Chúng tôi không thực hiện lần "binh hay chống" một cá nhân tên gọi Nguyễn Chí Thiện – Nhưng xử dụng chữ nghĩa, tài liệu (hiện có) để trình bày về Một Sự Thật – Và Sự Thật luôn là điều Hợp Lý.
Và thật lòng mong muốn sau bài viết nầy; lần trình chiếu hai Talk Show của Chu Tất Tiến (đã thâu hình) trên hệ thống SBTN (Đề cập đến người/việc liên quan sự kiện NCT); lần hoàn tất thủ tục Giảo Nghiệm Chữ Viết do Chuyên Viên Giám Tự dự trù (nếu được) thực hiện giữa Ông Nguyễn Chí Thiện và Báo Sàigòn Nhỏ - Vấn đề ắc sẽ có một kết luận chung nhất, cuối cùng - Nguyễn Chí Thiện, Ông là Ai? Ai là Thực Tác Giả của tập thơ Vô Đề/Hoa Địa Ngục (I)/Tiếng Vọng Từ Đáy Vực?Lần đưa tập thơ vào Tòa Đại Sứ Anh (16/7/1979) đã (thực) xẩy ra như thế nào? Và tại sao ĐÃ xẫy ra hiện tượng chống đối hôm nay? Tất cả để dồn sức mạnh tổng hợp của Cộng Đồng Hải Ngoại vào những mục tiêu: Hệ thống gọi là cộng sản hiện cầm quyền tại Hà Nội (qua hiện tượng đàn áp Khu Nhà Chung Thái Hà); Và cấp thiết hơn nữa là sự đe dọa (rất có khả năng ) đến từ Bắc Kinh với đất, biển quê hương càng ngày càng bị đe dọa, thâu hẹp lại.. Mong lắm thay.
II. Nguyễn Chí Thiện,
Người Có Thực giữa những người chịu khổ nạn không chấp nhận chế độ cộng sản
1. Về lý lịch, gia cảnh:
1.1/ Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939, chánh quán Thôn Thượng Thọ, Xã Mỹ Thọ, Huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam, con Cụ Đồ Nguyễn Công Phụng. Điều nầy được xác nhận không phải ai khác mà là chính người đã mạt sát NCT thậm tệ qua bài đăng trên NET ngày 4/10/08 - Đặng Văn Nhâm: "Đúng, tên Nguyễn Chí Thiện là thật, thật 100%.. Nhưng.." ĐVNhâm xác nhận với Nguyễn Thanh Hùng (Dallas, TX), người thân cận "mầy tao chi tớ" với ĐVN, cũng là người cùng quê với NCT từ tấm bé. Xác nhận còn nói rõ: "Nó (NCT) thua mầy với tao sáu tuổi (Sinh 1939- pnn)". NCThiện và NTHùng vẫn giữ nguyên liên lạc (qua điện thoại), hoặc gặp mặt (Lần NCT ra mắt sách Hỏa Lò tại Hội Quán Little Sàigòn, 5/2006). NTHùng là người đọc bài văn tế Chiến Sĩ Trận Vong trong buổi lễ Ngày Tù Nhân Chính Trị VNCH tại Dallas, 4 tháng 10, 2008 vừa qua.
1.2/ NCT sinh tại Phố Lò Đúc (Hà Nội), năm 1957 theo gia đình dọn hẳn về Hải Phòng. Nhưng không phải chỉ đến 1957 NCT mới đi Hải Phòng, cuối năm 1954 đã một lần xuống đấy để đưa người bạn thiếu thời đi Nam: Nguyễn Ngọc Bội (Giáo sư văn hóa Võ Bị Đà Lạt trước 1975); hiện ngụ tại Westminster, CA.
2. Về liên hệ nơi trại tù:
2.1/ Đợt tù đầu tiên (1961-1964/Trại Phú Thọ) do Án Lệnh Tập Trung Cải Tạo (Ba năm/Một lệnh tập trung) bắt đầu áp dụng cho toàn Miền Bắc (vẫn tiếp áp dụng cho cả nước sau 1975) từ Sắc Lệnh "An Ninh Tổ Quốc" - Biện pháp chuyên chế (bắt giam người vô thời hạn không cần án lệnh của tòa) được thi hành sau Đại Hội 3 Trung Ương Đảng (5/1960), tiến tới lần thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (20/11/1960) . Lần đi tù nầy gặp Nguyễn Văn Phổ (Con Cụ Nguyễn Văn Vĩnh – Một trong bốn nhà văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ: Phạm Quỳnh-Nguyễn Văn Vĩnh-Phạm Duy Tốn-Nguyễn Văn Tố); Trần Thiếu Bảo, NXB Minh Đức, Hà Nội, nhà in ấn hành Nhân Văn-Giai Phẩm.
2.2/ Lần tù thứ hai (1966-77/Phần lớn thời gian bị giam ở Trại Thanh Phong, Yên Bái), chung với các bạn tù:
- Cụ Vũ Thế Hùng (Nhân sĩ Hà Nội trước 1954); thân phụ Linh Mục Vũ Khởi Phụng (hiện tại là một trong những vị chủ chăn ở Thái Hà); Bà Vũ Triều Nghi (hiện là cư dân San José, Ca). Bà VTNghi đã về VN sau 1991 thăm cụ VTHùng, gặp NCThiện, Phùng Cung.
- Các bạn văn, Phùng Cung, Vũ Thư Hiên (Tù miền Bắc thuộc diện "chống đối văn hóa")
- Các biệt kích miền Nam, Nguyễn Hữu Luyện, Đặng Chí Bình, Lưu Nghĩa Lương, Lê Văn Bưởi (người biệt kích kiên cường vượt sông Bến Hai ra Bắc từ 6/1961).. Những người thuộc "Nhóm BK – đọc là Bê-Ka/Biệt Kích" sau 1977 chuyển về Trại 5 Lam Sơn, Thanh Hóa (Tại trại nầy, người viết (pnn) lần đầu nghe chuyện kể về NCT: "Đi tù do tội bị "nghi" làm thơ chống đối chế độ (Diện văn hóa)"; chưa có vụ việc đưa thơ vào Toà Đại Sứ Anh, 16/7/1979 – Pnn". Buổi Hội Ngộ Biệt Kích Quân (7/7/2007) tại nhà hàng Emerald Bay (Fountain Valley, Ca), NCT được mời phát biểu về Tinh Thần/Khí Phách của Người Lính Biệt Kích (DVD Đại Hội Biệt Kích ND), ngồi cùng bàn khách danh dự với các ông Vũ Quang Ninh, Nguyễn Hữu Luyện. BK/LNLương (hiện ngụ tại 4117 McFadden, Santa Ana 92714 # 19) vẫn thường giúp đở, đưa đón NCT trong các sinh hoạt hằng ngày do quý trọng phẩm chất, tư cách của NCT thực chứng nơi trại giam từ 30 hơn năm trước.
2.3/ Lần đi tù thứ ba (1979-1991). Lần đi tù nầy chuyển qua nhiều trại: Hỏa Lò (Hà Nội);Thanh Phong, Thanh Cẩm (Thanh Hóa); Thanh Liệt (Hà Đông).. Tại trại Ba Sao (Nam Hà), Hà Nam Ninh, NCT ở tù chung với Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Cha Lý chuyển đến trại nầy ngày 8/1/1988 từ trại Thanh Cẩm chung cùm tay (hai người một cùm) với người viết-Pnn)
3. Về diễn tiến thủ tục nhập cư vào Mỹ:
3.1/ 11-1995, Nguyễn Chí Thiện đến Mỹ do vận động của Bác Sĩ Norobu Masuoka (Hiện ở San José, Đặc phái viên của chính phủ Mỹ phụ trách những tù nhân đặc biệt), người đã thành công đưa được Thiếu Tá Nguyễn Quý An, (phi công trực thăng bị thương nặng mất hai tay khi cố cứu viên phi công Mỹ); nhà văn Đặng Chí Bình qua Mỹ trong dịp Tết 1993/1994. Đặng Chí Bình, điễn hình thành phần biệt kích bị bắt trước 1968 (không được trao trả theo điều khoản của Hiệp Định Paris 1973 vì khi xâm nhập ra Bắc họ phải giải ngũ khỏi QL/VNCH) chỉ đến Mỹ được bởi kết quả từ vận động nầy (Trước đợt vận động quy mô của Sedgwick Tourison để đưa toàn bộ Biệt Kích Quân VN qua Mỹ).
3.2/ Hồ sơ nhập cư INS do người anh ruột thiết lập - Trung Tá Nguyễn Công Giân, Sĩ Quan Quân Báo/Phòng II/BTTM/QLVNCH, Khóa 4 Thủ Đức (1954) - Cùng khóa với Cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (NCT cùng người anh thường đến thăm viếng thân hữu trung tướng khi người còn sinh tiền); gia đình Trung Tá Giân hiện ngụ tại 11XX Alabama, Hendron, VA 20170.
Từ những yếu tố khách quan, cụ thể kể trên kéo dài từ năm sinh 1939 dài đến hôm nay (2008) với chứng kiến/sống cùng của những bạn hữu thời thơ ấu: Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Ngọc Bội; những bạn văn: Phùng Cung, Nguyễn Hữu Đang, Vũ Thư Hiên; bạn tù: Phan Hữu Văn, Vương Long, Kiều Duy Vĩnh (Sĩ quan Quân Đội Quốc Gia bị tập trung cải tạo sau 1954 ở miền Bắc); Nguyễn Hữu Luyện, Lưu Nghĩa Lương, Đặng Chí Bình.. (Biệt Kích VNCH bị bắt trước 1975); LM Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Lễ (Những người tù lương tâm miền Nam bị tù sau 1975).. Và trong thời gian 13 năm nơi hải ngoại (tính đến tháng 8/2008) giữa cộng đồng Người Việt khắp trên thế giới, với những nhân vật thuộc giới văn hóa, chính trị toàn cầu – Nguyễn Chí Thiện thật sự (đầy đủ) xác chứng với chúng ta – Ông là một điễn hình của Lương Tâm, Bản Lãnh Việt Nam tranh đấu cho Tự Do và Dân Chủ.
Cuối cùng, nếu như những yếu tố trên chưa thuyết phục được sự công nhận về chứng chỉ, lý lịch, việc làm của Nguyễn Chí Thiện, chúng tôi xin trình bày biện pháp, yếu tố pháp lý, sự kiện thực tế hầu có kết thúc quyết định vấn đề nầy.
- Xin thông báo đến đến cơ quan FBI về lần nhập cư bất hợp pháp của một "cán bộ (tình báo văn hóa) cộng sản" giả danh Nguyễn Chí Thiện, vì luật pháp Mỹ vẫn còn rất nhiều ràng buộc đối với đảng viên đảng cộng sản khi nhập cư, lúc thiết lập chứng chỉ Thường Trú Nhân, khi tuyên thệ vào quốc tịch. Trong những ngày tới, chúng ta, cư dân tỵ nạn cộng sản của Tiểu Bang California sẽ chuẩn bị đối phó với Dự Luật SB 1322 nhằm hũy bỏ những điều khoản "Cấm hoạt động cộng sản trong trường học."
- Giáo sư Jean Libby, Đại Học Berkely (CA) đã hoàn tất phần giảo nghiệm hình ảnh của Nguyễn Chí Thiện qua so sánh giữa những bức hình: Một của Nguyễn Chí Thiện tuổi thanh niên (Phụ bản bìa tập thơ Hoa Địa Ngục I) và những ảnh chụp năm 2006 do chính bà bấm máy. Bản kết quả giảo nghiệm thực hiện bởi Viện Giảo Nghiệm Stutchman, 421 Walnut Street, #120, Napa, CA 94559 kết luận: "Có 8 điểm dị biệt đặc thù phân bố trên mặt và trên tai của người đàn ông trong hai tấm hình #1 và #2 và hình in trên bìa sách. Căn cứ trên sự xét đoán, so sánh, và phân tích của bản thân cá nhân, thì tôi có nhận định rằng: Người đàn ông trong những tấm hình chỉ là một người". Chúng tôi đính kèm bản văn kết quả giảo nghiệm (Phụ bản 1). Về những tấm hình giảo nghiệm, NCT sẽ trình bày trong một cuộc họp báo chính thức trong ngày gần đây -Pnn.
Cuộc giảo nghiệm do đích thân giáo sư Jean Libby lập thủ tục tiến hành (3Tháng 8/2006), vì dẫu rất mến mộ tư cách cá nhân cũng như tài năng của NCT nhưng do tinh thần làm việc thực tế, chính xác của người Mỹ, bà muốn có bảo đảm về lý lịch Nguyễn Chí Thiện (nhỡ sau nầy có những tranh tụng về pháp lý – Như hiện nay đang xẩy ra với vụ việc SGN) trước khi Đại Học Yale tiến hành việc in Hỏa Lò dịch sang Anh Ngữ. Cũng bởi, người Mỹ với tính thuần lý và tâm lý thực tiễn, họ không nghĩ một con người như thế mà sống sót sau 27 năm tù.. Lại là tù cộng sản Việt Nam, mà không những chỉ sống sót mà còn viết văn, làm thơ. Nghi ngờ cũng hợp lý đối với những người (dẫu) có hảo ý khác. Và nếu người viết không lầm đó cũng là ý hướng đầu tiên của Báo SàigònNhỏ với Chủ Nhiệm Hoàng Dược Thảo, nhưng qua đến tháng 10/2008 vấn đề tập thơ và sự việc đã được (hay bị) đẩy đi quá xa theo một hướng khác. Chúng tôi trình bày tiếp theo sau.
III. Nguyễn Chí "Thật"/Sống Sót và Nguyễn Chí Thiện "Giả"/Thơ Văn
Khi bắt đầu bài viết, chúng tôi có ý nghĩ, sự việc sẽ được giải tỏa toàn diện khi NCT trình bày bản thảo viết tay (mà bản thân đã xem qua tại nhà riêng, 4117 McFadden #410, Santa Ana trước ngày ông Thiện dọn ra) nhận được từ tay Đinh Quang Anh Thái (7/2008) trước một cử tọa đông đảo thuộc giới truyền thông báo chí (lẽ tất nhiên có tham dự của SGN). Ý nghĩ nầy càng thêm cụ thể khi bài viết của Tràn Phong Vũ được phổ biến (Người Việt, 10/6; trên hệ thống NET, 10/4).. Nhưng sự việc không còn giới hạn trong phạm vi thơ văn nữa (Về vấn đề "Ai là tác giả "thật" của Thơ Vô Đề") mà đã qua một lĩnh vực khác với những khẳng định về tư cách, hành vi chính trị của NCT với những phát hiện mới của SGN (ĐN (nt, #37). Bài viết nầy cần phải viết thêm phần ba để nêu rõ hơn về diễn tiến của Người (NCT) và Việc (Thơ Vô Đề). Nếu những luận cứ cáo buộc trình bày sau đây mâu thuẫn với nhau (Thật/Giả chen lẫn) là do: 1/Những người (tố cáo) viết nhiều "nội dung/cách thức" khác (biệt) với nhau cho dù cùng nhắm đến một đối tượng duy nhất: NCT và Tập Thơ Vô Đề. 2/Bài họ viết tại những thời điểm khác nhau. 3/Những người nầy trích giải "Thơ Vô Danh/Vè NCT" do những mục đích khác nhau. Chúng tôi (Pnn) chỉ là người ghi lại.
Sau đây là những cáo buộc căn cứ từ lời Thơ (Có lúc được xem như là "thật" của NCT; có lúc được gọi là của Vô Danh) Tất cả đồng có mục đích chung kết với ba cáo buộc (không rơi vào một trường hợp nầy thì (phải) rơi vào một "xác định" khác): 1/Đấy là một Nguyễn Chí Thiện "giả". 2/Nếu là Nguyễn Chí Thiện "thật" thì (lại) mang tội dùng Thơ "thật" của Vô Danh. 3/Nếu là thơ "thật" của NCT "thật" thì thơ đó (phải) gọi là "Vè" Tóm lại NCT (hiện sống) trước sau chỉ là một "cán bộ tình báo cộng sản trá hình", làm vè cốt để đóng trọn vai trò của một "Thi Sĩ tên gọi Vô Danh (?) kiên cường chống cộng mà nay đã bị giết chết/hoặcbiến mất đâu đó từ một lúc nào không ai xác định (1979?) – Một thi sĩ có ba điều Không: Không tính danh/Không xuất xứ/Không có liên hệ với bất cứ ai đang còn sống, đang viết báo"
Chúng ta cùng lượt qua những luận cứ cáo buộc.
3.1: Cáo buộc thứ nhất về xuất xứ: Báo Vạn Thắng (Lê Tư Vinh Chủ nhiệm), thời điểm 1995, 1996 cho rằng, Nguyễn Chí Thiện là "cán bộ tình báo cộng sản giả dạng"mạo Thơ Huyết Hoa, Đạo Trường Ngâm của Thái Dịch Lý Đông A. Cáo buộc nầy không thể đứng vững vì Nhà Cách Mạng Lý Đông A bị cộng sản giết từ 1946. Thơ của họ Lý mang không khí lãng mạng, hùng tráng cổ điển: Ta về đây đứng bên bờ thác Nậm. Mặc heo may hun hút gió hờn oan.. Thơ ("tạm" gọi là) của NCT thì đề cập đến thời sự: Khi Mỹ chạy bỏ Miền Nam cho cộng sản.. Cả nước thu về một mối. Một mối hận thù. Một mối đau thương (1975). Hoặc miêu tả thực tế đời sống lao tù: Thơ của tôi không phải là thơ.. Tiếng cửa nhà giam đen ngòm khép mở.. (1970)
3.2: Cáo buộc thứ hai về thể chất: Thơ (cứ xem như "thật" của NCT) nhưng lại không phù hợp với thực tế thể chất của NCT (hiện sống): Thơ của tôi không có gì là đẹp.. Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao.. Căn cứ vào những giòng thơ nầy, có những tố cáo từ nhiều người: 1/TNHHoa (Houston, TX): Nguyễn Chí Thiện không ho lao, NCT khoẻ mạnh, béo tốt.. 2/Trần Thanh: Nghi vấn về sức khoẻ (Ông Thiện dỏm rất khoẻ mạnh chớ không bị ho lao..) ĐN trích đăng NĐNN: SGN số # 14; 9/4). 3/Triệu Lan: "thi sĩ, văn sĩ, vè sĩ" Nguyễn Chí Thiện "mang bệnh" ung thư phổi, ho lao, ung thư và bị "tù" 27 năm.. nhưng khi NCT bước chân xuống Hoa Kỳ ngày1/11/1995 trông Thiện phương phi, khoẻ mạnh, với y phục thời trang veston, áo pullover.. như một "lãnh tụ" phường tuồng.. (SGN # 527; 10/4).. Chúng tôi có thể trích dẫn thêm nhiều cáo buộc về "thể chất" về NCT "dỏm" nữa, những nghĩ đã đủ.
Những suy diễn cáo buộc trên không đúng vì: 1/NCT thật có bị bệnh phổi nhưng ĐÃ CHỮA TRỊ XONG cơ quan IOM mới cho nhập cảnh Mỹ. Y chứng NCT còn sẹo ở phổi, phải chữa trị tiếp trong thời gian ở DC (1995/1996). 2/Những từ ngữ "trào máu; ho lao; gông cùm; cùm kẹp.." thường dùng để chỉ tình trạng tồi tệ về thể chất bị đầy ải mà bất cứ ai khi mô tả, nói về ngục tù cộng sản cũng đều xử dụng đến. 3/Thơ không là hồ sơ y bạ, tiểu thuyết cũng thế.. Nhất Linh viết Bướm Trắng với nhân vật chính bị bệnh lao không bắt buộc văn hào họ Nguyễn phải có bịnh phổi. Thanh Tâm Tuyền viết Ung Thư; Solzhenitsyn viết Cancer Ward.. Họa chăng chỉ riêng trường hợp Hàn Mặc Tử với căn bịnh nan y của ông. Quách Thoại chết năm 28 tuổi (1957) vì bệnh lao, nhưng nào có viết một câu thơ liên quan đến máu me mà chỉ viết nên những lời thơ hùng tráng: Trước mặt là cộng sản. Sau lưng là nội thù. Một mình tôi đứng giữa..4/Thơ (tiểu thuyết cũng thế) không bắt buộc phản ảnh đúng tình cảnh, sinh hoạt thực tế vật chất, tinh thần của người viết nên những nội dung văn, thơ ấy.. Tìm đâu ra một một người gọi là Từ Hải như Nguyễn Du mô tả: Râu hùm hàm én.. Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.. Nguyễn Du lại càng không phải dạng hình hùng vĩ nầy. Vũ Trọng Phụng là nhà văn mực thước, cổ điển, ông không dính dấp gì đến những nhân vật quỷ quái của Số Đỏ. 5/Nguyễn Chí Thiện không là người "khoẻ mạnh, phương phi".. Những tỉnh từ nầy phải kể về Đại Úy Biệt Kích Nguyễn Hữu Luyện (tù 21 năm, 4 tháng, 14 ngày); tù hơn 16 năm: Thiếu Tướng Tư Lệnh Lê Minh Đảo, Trung Tá Tình Báo Trần Duy Hinh (Hãy nhìn Nhà Văn Thảo Trường, chiến hữu rất đáng hãnh diện của tất cả Người Lính VNCH. Không ai có thể nghĩ rằng đấy là người đã qua hẳn bên kia cái chết tại trại tù Hàm Tân, 1988). Những người tù tồn tại bền bỉ (trong nhà giam cộng sản) không do từ sức mạnh cơ bắp, nhưng từ chiếc đầu nung lửa ý chí của họ. Chỉ có những kẻ hèn kém mới ngã gục, quy hàng trước đói khổ của lao tù do cai ngục cộng sản dựng nên (Kẻ ấy là ai, cuối bài, phần kết luận chúng tôi sẽ chỉ ra, trước đây ở Trại Z30D, Hàm Tân, Thuận Hải). Và cuối cùng, NCT ăn mặc bảnh bao (suy diễn ra do được tình báo cộng sản cung cấp?!).. Chỉ với vài đồng, một, hai chục, chứ không cần phải bạc trăm, bước vào những khu Outlet, hoặc cơ sở bán đồ Clearance, Goodwill.. Tất cả sẽ có đủ. Chúng ta có thể hiểu, kẻ viết nên những cáo buộc mang tính săm soi nhỏ nhặt nầy đang ở Anh, ở Pháp nơi Tây Âu tàn lụi, hết là những "cường quốc thực dân".
3.3. Cáo buộc về mâu thuẩn thân thế, tuổi tác, thời điểm sáng tác. Phần nầy, những người nêu cáo buộc căn cứ những câu.. "Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời.. Tuổi đôi mươi nhìn đời thơ dại.. Ngỡ cờ sao rực rỡ.." nên đề quyết rằng: Phải hai mươi tuổi mới làm những câu thơ hàm xúc ấy trong dịp xẩy ra sự kiện 2/9/1945 – Năm 1945 NCT mới 6 tuổi (sinh 1939) – Vậy, Thơ ấy phải do Tác Giả (tên gọi là) Vô Danh. Quả thật, chúng tôi vô cùng não nề khi viết đến những giòng nầy bởi đang phải nói với những con người "quái đản", đề cập những câu chuyện tầm phào, kiểu cải cọ lý sự những anh tổng lý bang bạnh đâu từ nông thôn miền Bắc đầu thế kỷ 20.. Bởi, Thơ không hề là Bản Biên Niên sự kiện chính trị, quân sự, xã hội, ngay cả tiểu thuyết lịch sử cũng không hẳn là phải thế. Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1902-1977) viết sách Vua Quang Trung đâu phải là người đã tham dự xung trận Hà Hồi (1789); Vũ Hoàng Chương mô tả giờ phút hiễn linh Thượng Tọa Thích Quảng Đức hóa thân trong lửa không hề có mặt tại ngả tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng, Sàigòn ngày 11/6/1963. Solzhenitsyn sinh 1918 viết August 1914 để gióng lên phần khởi đầu của cách mạng vô sản 1917. Cũng thế, bản thân cá nhân có đủ thẫm quyền (nếu muốn) để viết về Di Cư 1954 dẫu rằng năm ấy còn trong tuổi thiếu niên đang ở Đà Nẵng. Cáo buộc như thế để làm gì? Viết hai ba trang báo dựng nên những "cái gọi là luận chứng": "Ở Hà Nội năm 1959 không thể có sinh hoạt (qua hồi tưởng của NCT).. Mùa hè ăn bánh tôm bên Hồ Tây. Cô bạn ngồi bên như nàng tiên vậy.." để tố cáo (tố cáo cái gì?), mạ lý, vu khống, chụp mũ.. Hoặc "cái gọi là phân tích": "Ở đất Bắc, thời đó (trước 1954 -pnn) người thanh niên có học, gia đình nề nếp, biết uống rượu, có bạn gái phải là tuổi trên dưới 20.." (Thế Huy, SGN #33; 10/01). Trời đất, như vậy phải trình ra Bằng Lái Xe (nếu ở Mỹ), hoặc Chứng Chỉ Căn Cước (VN) trước khi viết thơ về rượu, về cô bạn gái sao? Chúng tôi có thể nêu danh tính hằng loạt bằng hữu (những người sinh khoảng trước, sau 40) đã hoặc không ăn bánh tôm, có hay không có bạn gái cùng đi chơi bờ hồ (trước 1954) ở Hà Nội.. để thời gian sau họ có thể viết về kỷ niệm Hà Nội bất cứ ở đâu, ngay bây giờ năm 2008 ở Mỹ. Và cũng không cần nữa, ai cấm Dương Nghiễm Mậu viết "Quảng Trị, Đất Đợi Về (1972)" và Nguyễn Mạnh Trinh viết "Huế, nơi tôi chưa tới.." khi Phí Ích Nghiễm (DNMậu) đang ở Sàigòn và NMTrinh biệt phái hành quân ở Pleiku. Và cô gái Đi Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp vừa đủ 15 tuổi; hai cô Kiều của Nguyễn Du mới đến "tuần cập kê".. Chẳng lẻ những thiếu nữ lẫy lừng trong văn học, thi ca nầy "là con nhà bần cố (nông), loại vô lại (cộng sản)"? Mà dù là người trong chế độ cộng sản đi chăng nữa, Dư Thị Hoài vẫn còn khả năng/đầy đủ quyền tự do sáng tác để viết nên những câu thơ thăm thẳm cảm tính, ăm ắp thương yêu: Một lần như đêm nay. Sau phút giây. Êm đềm trên ghế đá. Anh không cài lại khuy ngực áo cho em.. (Văn Nghệ, Hà Nội; Số tháng 7/1988) Không ai có thể truy kết: Dư thị Hoài không là "con nhà nề nếp".
3.4. Cáo buộc về thay đổi thể thơ: Trước (Thi Sĩ Vô Danh) làm thơ dài câu, có nhạc điệu, thi tính cao, khẩu khí hùng tráng.. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó. (1968); Sau nầy ("Vè Sĩ" NCT) chỉ có những câu ngắn như vè.. Dầu đầu bạc. Dù đói rạc. Dù lực tàn. Vẫn bền gan.. (1988). (Thế Huy, SGN #33; 10/01). Chúng tôi có nhận xét từ kinh nghiệm 40 năm cầm bút, đọc sách: Thơ hay/Thơ dở không có nguyên tắc cố định nào để xét nghiệm; người làm thơ một đời chỉ để lại vài câu được đời sau nhớ đến. Anh cũng không thể buộc người khác đồng ý với cách anh bình giải về thơ của một người thứ ba cho dù anh đủ tư cách của người phê bình văn học lão luyện, được xác chứng từ độc giả, thử thách bởi thời gian qua tác phẩm, quá trình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Anh càng không có một khả năng nào buộc người khác phải viết và diễn đạt THƠ (của người ta) theo "quan điểm chính trị" của anh?! Ở đâu phát sinh ra quyền "ngự sử văn nghệ" nơi thế kỷ 21 mà thực chất chỉ là loại "chữ nghĩa" mang ác tâm từ những tay viết ẩn danh gọi là "kẻ nghiên cứu ti tiểu" nầy. Nhưng, NCT cũng đã "làm vè" từ 1970: Vợ con có thể bỏ. Cha mẹ có thể từ. Cộng sản thời sinh tử.. Vậy đây là thơ hay vè? Tôi chúng xin trả lời ngay theo ý các anh: Thơ của Vô Danh/Vè của NCT. Xin mách thêm: Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền cũng làm rất nhiều vè khi đi tù vác nứa ở Yên Bái. Chúng tôi ngừng trò vui nơi đây để đề cập đến một màn hài hước cuối cùng..
3.5. Cáo buộc: Từ khi ra hải ngoại (1995) không còn (khả năng) làm thơ. Cáo buộc nầy được lập đi lập lại bởi nhiều người do căn cứ trên thực tế: NCT viết tập truyện Hỏa Lò (2006) thay vì tiếp tục làm thơ – Vậy thơ Vô Đề hùng tráng trước kia chỉ là của Tác Giả (tên gọi) Vô Danh – Khẳng định nầy có tính chung quyết. Chúng tôi bổ tức thêm vào luận chứng nầy những cớ chứng: Sau những câu Thơ Lịch Sử: Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư. Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư.. Danh Tướng Lý Thường Kiệt không làm một câu thơ nào nữa! Và nơi vùng Nam Cali nầy, chúng ta phải trả lời sao về trường hợp các Thi Sĩ (Thật Thi Sĩ) tên gọi Trần Dạ Từ, Trần Thị Thu Vân, Đỗ Quý Toàn, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Đình Toàn.. ba mươi ba năm sau 1975 không (tiếp tục) làm thơ nơi đất Mỹ?! Và sau đỉnh cao Ta Về thì Tô Thùy Yên hình như cũng cất bút.. Như vậy là thế nào? Và không những đối với Thơ, những bạn của chúng ta, Vũ Thành An, Từ Công Phụng.. những giòng nhạc trữ tình bất diệt của Miền Nam đã viết gì thêm về tình yêu sau mấy mươi năm ở Mỹ? Và trái lại, chỉ khi trên đất Mỹ vào buổi cuối đời, Mai thảo, Võ Phiến mới làm thơ.. Vậy trước kia họ là ai? Chúng tôi không đủ cố gắng để kéo dài tham dự thêm màn khôi hài rất nhạt do những kẻ tiểu tâm, trí đoản dựng nên .
IV. Kết Luận.
Trước khi bài viết kết thúc, chúng tôi xin trưng một tài liệu liên quan đến vụ việc (NCT/Giả/Thật/Thi Sĩ/Vè Sĩ) và một đề nghị. Tài liệu ấy là: Chứng Thư của Chuyên Viên Khảo Nghiệm Thủ Bút Dorothy Brinkerhoff (Trung Tâm Giảo Nghiệm Quốc Gia) Văn Phòng 4316 Boyar Ave, Long Beach, CA90807 gởi đến Ông Joe Nguyễn (Giáo sư, Nhà báo Nguyễn Sỹ Hưng) 3024 East Anaheim, Long Beach, Ca 90804. Chứng Thư có kết luận: "Căn cứ vào những điểm tương đồng trọng yếu giữa tài liệu cần giảo nghiệm trong Văn Bản A và những mẫu ghi chép trong Văn Bản B, theo ý kiến của cá nhân tôi, người viết (cần được minh chứng) đã viết Văn Bản A và những ghi chép trong Văn Bản B có những điểm tương đồng thích ứng với nhau và chỉ do một người viết." (Phụ Bản 2). Chứng Thư Giảo Nghiệm Thủ Bút do Nhà báo, Nhà giáo Nguyễn Sỹ Hưng yêu cầu trung tâm giảo nghiệm thực hiện từ tháng 11/1995 căn cứ trên hai văn bản: Bản A gồm Lá Thư viết bằng Pháp Ngữ trang đầu tập thơ đưa vào Toà Đại Sứ Anh ở Hà Nội ngày 16/7/1979, và photocopy bản viết tay bài thơ Đồng Lầy, Trang 21/Đánh số lại 34. Bản B là photocopy thư viết tay ký tên Chí Thiện gởi đồng bào hải ngoại 11/1995, tuần lễ thứ hai sau khi đến Mỹ của người có tên Nguyễn Chí Thiện. Nhà báo, Nhà giáo Nguyễn Sỹ Hưng do tính thận trọng giảo nghiệm thủ bút của NCT để có xác tín lý lịch, căn cước của một cá nhân đã lập kỳ tích đáng nễ phục: Tồn tại sau 27 năm tù cộng sản với một ý chí tuyên dương Con Người Tự Do. Nhà giáo Nguyễn Sỹ Hưng giữ kín giảo nghiệm nầy do lòng kính trọng đối với Nguyễn Chí Thiện – Đầu tháng 10/2008, ông giao lại cho NCT nhân vụ Báo SGN yêu cầu giảo nghiệm mẫu chữ viết của Thi sĩ/Vè sĩ/NCT Thật/Giả..
Và tiếp đề nghị như đã một lần đề nghị đối với vụ việc giảo nghiệm hình ảnh.. Nếu như Chứng Thư Giảo Nghiệm Chữ Viết nêu trên chưa đủ yếu tố khả tín để thuyết phục vấn nạn: "Ai viết tập thơ Vô Đề? Vô Danh ông là ai?" thì những người không đồng ý về quyền sỡ hữu (tập thơ) của NCT xin hãy tập trung tất cả tài liệu có được (về NCT/giả/Vô Danh/thật) gởi đến những cơ quan như Trung Tâm Văn Bút Quốc Gia Pháp, Hòa Lan, Mỹ.. để những nơi nầy thu hồi những giải thưởng, bằng khen đã phát cho NCT về văn phẩm đã bị chiếm đoạt từ một tác giả Vô Danh. Cũng cần phải nêu rõ những yếu tố lý lịch, quá trình sáng tác, sản phẩm thành văn của tác giả Vô Danh nầy để các cơ quan hữu trách kia có chứng cớ hành xữ với "Nguyễn Chí Thiện giả mạo". Chúng tôi trình bày với ý hướng truy cầu Sự Thật mà Báo Sài Gòn Nhỏ đã nêu ra khi đặt vấn đề từ ngày 4 tháng 9, 2008 nơi trang nhất số báo 14. Tôi tin Chủ Nhiệm Hoàng Dược Thảo lúc khởi đầu vụ việc có ý hướng tốt lành nầy.
V. Hậu Từ:
Đến phần cuối của bài viết, tất cả sự việc trên đã hóa ra những điều vô ích! Bởi chúng tôi dần tìm ra/thấy được/biết rõ con người thủ vai trò đạo diễn, diễn viên, khán giả của vỡ hài kịch "tình báo/văn học gọi là Nguyễn Chí Thiện" mà từ phần đầu bài viết bản thân, Phan Nhật Nam đã nói lên lời nghi ngại. Nhân vật "sợi chỉ hồng xuyên suốt- chữ của cộng sản trả lại cho người cộng sản" kia là Việt Thường Trần Hồng Văn, đầu mối của Triệu Lan, Trần Thành, Nam Nhân, Thế Huy, Trọng Tín..v.v.. Với Trần Hồng Văn, Nguyễn Chí Thiện chỉ là một "Cái Cớ/Cái Cớ xứng đáng nhất". Và SàiGònNhỏ là một phương tiện/Phương tiện hữu hiệu nhất do 16 trung tâm phát hành toàn nước Mỹ, ba hệ thống xuất bản, nhật báo, tuần báo, và nguyệt san với những cây bút chủ lực, chuyên nghiệp (gồm số đông thân hữu, huynh đệ của người viết, PNN) - Chủ Nhiệm Hoàng Dược Thảo đến đây hẳn hiểu tại sao tôi giữ im lặng đến bài viết nầy. Cũng bởi, tôi luôn nhớ và hằng nói: Tôi là biên tập viên của SàiGònNhỏ, "Anh Hai Hoàng Hải Thủy", Bác Hinh, Thảo Trường đã là những người qua sống/chết với chính bản thân. Tôi biết: Đã (hoặc sẽ) ăn cây nào phải rào cây ấy. Nhưng chúng ta buộc phải nói rõ về Trần Hồng Văn..
Trước khi định hình con người nầy, chúng ta cần xem thử anh ta (và những đứa con tư sinh Trần Thành, Triệu Lan..) đã làm những gì..
5.1... Lắng nghe từng âm nói của NCT để tìm ra nét "giả tạo" của lý lịch. Vì NCT khai sinh quán Hà Nội, nhưng lại phát âm "đó..ạ" của cư dân Hải Phòng! Nên từ nước Anh, Trần Hồng Văn/Việt Thường.. trong gần 15 năm (1993-2008) TÔI "đã cho người" về Hải Phòng và Hà Nội "điều tra" để biết thêm về nhân vật "thi sĩ, nhà văn" Nguyễn Chí Thiện! (TL- SGN; #21, 9/13) Nguyễn Chí thiện chạy đâu cho thoát, Thi sĩ "Vô Danh" đã "được chuẩn bị" từ 1993 - NCT đến Mỹ 11/1995.
5.2.. Không chỉ lắng tai nghe NCT nói không thôi, trong suốt 15 năm kia.. "Triệu Lan tôi" đã thâu thập hơn 100 cuộc phỏng vấn, hội thảo, nói chuyện, từ khi NCT đến Mỹ.. đã bỏ rất nhiều thời gian đánh máy ra dạng chữ viết để chuẩn bị đưa ra trình bày cùng độc giả khắp nơi… (TL- SGN #972; 10/3). Chuẩn bị một trận đánh đến cả 15 năm hỏi thử "địch thủ" nào lại không ngã gục?!
5.3. Không những chỉ chuẫn bị kỹ (Đúng chiến thuật Trung Cộng, Lâm Bưu "Tứ Khoái Nhất Mạn"- Bốn Nhanh Một Chậm – Chuẩn Bị Chậm) mà Văn và những đứa con của y còn tìm cách giải mã "decode" thơ của ông Vô Danh.. Trong bài "Tôi Muốn Sống Với", những tên Athos, D'Artagnan, Porthos, Aramis!, Jesus Christ, Jack London.. viết đúng với ngôn ngữ gốc, duy chỉ có từ "AiVanHô" và "ALaĐanh" được viết theo ngôn ngữ Việt Nam.. (nt) Tại sao Vô Danh viết như vậy? Lẽ tất nhiên NCT không trả lời được. THVn/VThg tiếp dạy dỗ: Trước 1954 ở Hà Nội chưa có sách Ả Rập, sách nầy, "Ivanhoe" bản tiếng Anh chưa dịch sang tiếng Việt thì làm sao NCT được biết "IvanHô" là gì?! Sở dĩ "Thi sĩ Vô Danh" viết như vậy vì đó là.. "code" của người Irap truyền cho nhau về nước đánh đỗ Saddam Hussein!! (nt). Quả thật ông thi sĩ Vô Danh nầy có cái nhìn quán thế.. Từ Việt Nam, năm 1960 ông đã thấy ra chiến tranh Iraq với Mỹ trong thế kỷ 21 (Sic), và phải đến 1965 Mỹ mới đổ bộ lên Đà Nẵng. Nhưng có điều THVn/VThg không biết: Thi Sĩ Vô Danh tuy không đọc Ivanhoe của Walter Scott, nhưng NCT hẳn đã đi xem phim Ivanhoe do Robert Taylor và Elizabeth Taylor thủ diễn trước 1954 ở Hà Nội nên về kể lại cho thi sĩ Vô Danh kia để sau nầy (hơn 20 năm) viết Hoa Địa Ngục. Hai người từ lâu vốn là Một.
5.4. Xuyên suốt lịch sử đông-tây, từ quá khứ của thập niên 60, Trần Hồng Văn hay Việt Thường hay Triệu Lan..v..v nay đến Long Beach, Ca.. "để có Bằng Chứng (Viết hoa trong bài-pnn) rõ ràng, hơn nữa chưa ai thấy con gái của Nguyễn Tấn Dũng mua sắt thép ở Mỹ chở về Việt Nam bao giờ vì những tàu sắt thép nầy đã đi từ cảng Long Beach tới Thượng Hải. Triệu Lan "tôi"còn có bằng chứng.. Và, Triệu Lan "tôi"còn bằng chứng để chứng minh Nguyễn Chí Thiện và nhóm tình báo đặt trách về văn hóa của Hà Nội đã thật sự làm việc cho Bắc Kinh trong nhiều năm qua.. (Vâng, Triệu Lan "tôi" chứ không ai khác luôn có bằng chứng như những bằng chứng về Thi sĩ Vô Danh/Vè sĩ NCT…Pnn)(TL- SGN)#526 Ấn Bản Houston, TX; 9/27.#4. Và cuối cùng, "bằng chứng" mới nhất "Triệu Lan tôi" bày ra để đẩy SGN sụp hầm: "Trong số ra ngày thứ Năm 2 tháng 10, tôi (Chủ Nhiệm HDT/ĐN) có nhờ anh Nam hỏi ông Nguyễn Công Giân, anh ông Nguyễn Chí Thiện: Là một sĩ quan QLVNCH vì lý do gì ông Giân lại được ra Bắc thăm gia dình hai lần trước năm 1975 (!).. Hôm nay tôi lập lại câu hỏi nầy và cho biết thêm chi tiết (chỉ có thể từ với VThg/TLn/TTh. . mà thôi): Lần đầu năm 1958, lần thứ hai, 1972.. (ĐN-SGN#7; 10/5).
Thắc mắc trên không cần hỏi ông NCGiân, tôi có thể trả lời chính xác, ngay lập tức: Người sĩ quan QLVNCH đến đất Bắc đầu tiên là Đại úy Biệt Kích Nguyễn Hữu Luyện (22/6/1966); người thứ hai và thứ ba là Thiếu Tá Phạm Huấn, Trung Úy Dương Phục, ngày 26/2/1973; và người thứ tư chính là.. tôi, ngày 4/3/1973. Có thể kiểm chứng với ông niên trưởng: Nhà Văn Thảo Trường, Trung Tá Tình Báo Trần Duy Hinh. Ba người ra Bắc (trong đó có bản thân) luôn có Sĩ quan Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo đi kèm. Ông Nguyễn Công Giân thuộc ngành Quân Báo (Phòng II/BTTM) không hề có nhiệm vụ (được phái đi Hà Nội) bất cứ ở thời điểm nào. Năm 1958 ấy, Trung Úy Nguyễn Công Giân làm sĩ quan liên lạc ở Washington DC, và Cố Vấn Ngô Đình Nhu/Bác Sĩ Trần Kim Tuyến chưa thành lập văn phòng đặc biệt để đưa người ra Bắc. Kế hoạch 43A (thả biệt kích VNCH ra Bắc) của McNamarra cũng chưa thành hình do Tổng Thống Kennedy chưa lên chức. Năm ấy Trần Hồng Văn chạy hiệu cho báo Nhân Dân ở Hà Nội, nhưng trước tháng 2/1979 bị tống vào tù do tội danh "nằm vùng cho Cục Tình Báo Hoa Nam của Trung Cộng" – Tội của THVn thật hư thế nào chúng tôi không rõ.. Chỉ biết, tại Trại Z30D, Văn áp dụng "bần tiện kế" để tránh đòn thù của công an trại (Mức độ bần tiện như thế nào, chúng tôi toàn trại chứng kiến, tôi không thể kể ra đây vì quá bẩn thỉu hèn hạ; đàn ông, người lính Miền Nam chúng tôi nghĩ tới cũng thấy xấu hổ lây dẫu anh ta là người Hoa ở miền Bắc). Từ kế sách hèn hạ kia cộng thêm kỹ thuật tố cộng rất có bài bản, Văn gây lòng tin với những anh em tù người Nam.. Cuộc nổi dậy Tết 1981/1982 ở trại Z30D bị đánh vỡ vì có nội gián. Toán tù Nam Hà (từ ngoài Bắc về đầu năm 1981 và 1982) còn giữ nguyên hùng khi bất khuất tính chuyện khởi động tiếp.. Dự mưu bị đánh vỡ từ trong trứng nước (Chủ nhiệm SàigònNhỏ có thể kiểm chứng sự việc nầy về Trần Hồng Văn, chúng tôi đưa người tới tòa soạn, cũng là nơi quen biết lâu dài với SGN)
Để kết thúc bài viết, chúng tôi, Phan Nhật Nam kết luận về nhân vật Việt Thường, Trần Hồng Văn với những tay em (hoặc chính là bản thân thay danh tính): Trần Hồng Văn muốn lên ngôi "thủ lĩnh chống cộng" tại hải ngoại nhưng kẹt những tên tuổi như Lý Tống, Nguyễn Chí Thiện.. Chiến dịch được chuẩn bị từ 15 năm (như y ta đã viết nên), nhưng cụ thể chí ít cũng phải hai năm (thời gian NCT ở Pháp và y ta từ Anh qua hỏi về "Thi Sĩ Vô Danh" với Nguyễn Chí Thiện chứ không ai khác), Thế Huy cũng xuất hiện trong thời gian nầy với "Vè sĩ".. Nay chiến dịch tiến hành với thành quả giai đoạn đầu rất đáng khích lệ: SUỐT THÁNG 9 NHỮNG DIỄN ĐÀN TRÊN HỆ THỐNG NET HẦU NHƯ KHÔNG MỘT CHỮ NÓI VỀ HOÀNG SA/TRƯỜNG SA!!
Trần Hồng Văn/Việt Thường có chống (Việt) cộng không? Có. Trần Hồng Văn/Việt Thường chưởi (Việt) cộng đúng không? Đúng. Nhưng Trần Hồng Văn chống/chưởi Việt Cộng vì quyền lợi Trung Cộng với NHIỆM VỤ của một cán bộ CÁN BỘ HOA CỘNG chính gốc. Nay quyền lợi của Trung Cộng/Việt Cộng là MỘT, Trần Hồng Văn/Việt Thường dương cao khẩu hiệu: Chúng ta hãy nói về Nguyễn Chí Thiện! Hãy viết về Nguyễn Chí Thiện! Hãy loại bỏ Hoàng-Trưòng Sa ra khỏi trí nhớ!! Khu Thái Hà còn trên lãnh thổ Việt Nam, Công Giáo có thể (rất có thể) lấy lại.. Hoàng Sa.. Trường Sa biết đến bao giờ? Hở biết đến bao giờ? Việt Thường, Triệu Lan, Trần Thành, Nam Nhân.. là người, địa danh của miền Nam sông Dương Tử. Triệu Lan cùng họ Triệu Đà, vua nước Nam Việt bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây; Việt Thường Thị, tên của Chu Thành Vương gọi những bộ tộc phương Nam – Không hề là của Việt Nam. Càng không là Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng 10/2008
26 Tháng 10 – Quốc Khánh Đệ Nhất Cộng Hòa.
Phan Nhật Nam
NGHĨ VỀ NGUYỄN CHÍ THIỆN
Nguyễn Chí Thiện (I)
Trần Phong Vũ
04-10-2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5539
Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện
Vài điều thưa trước – Tối Thứ Năm 25/09/2008, Phan Nhật Nam có nhã ý dành cho tôi một cuộc phỏng vấn trên đài SBTN về biến cố tòa Khâm sứ Hà Nội và Thái Hà. Trước khi kết thúc, anh nêu một câu hỏi ngoài lề:
“Anh nghĩ gì về chuyện ‘Nguyễn Chí Thiện (NCT) thật – NCT giả’ vừa được khơi lại gần đây giữa lúc đang có những vấn đề nóng bỏng tại quốc nội? Nó có liên hệ gì tới điều dư luận cho là người ta muốn đánh lạc hướng sự quan tâm của bà con tị nạn ngoài này không?”
Sau khi trả lời vắn tắt, tôi đã công khai nói với anh cũng như quý khán thính giả đài SBTN là nếu có thì giờ tôi sẽ lên tiếng.
Và đây là tiếng nói của tôi, một người làm truyền thông, văn hóa tự do.
Trước hết, cần nói ngay để tránh ngộ nhận: những gì tôi viết trong bài này không phải để bênh vực hay biện hộ cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Giản dị: vì tự thân con người, nhân cách, lối sống của anh cho thấy anh không cần ai bênh vực hay biện hộ.
Cách đây ít lâu, khi đọc được đây đó những lời lẽ gay gắt nhắm vào anh (vẫn không ngoài chuyện NCT thật - NCT giả, NCT chống cộng – NCT tay sai CS), tôi dọ ý xem anh có tính lên tiếng không thì nhận được câu trả lời: “Dứt khoát tôi sẽ không bao giờ lên tiếng, vì những ai tin tôi thì họ đã tin rồi. Còn những người không tin, hoặc cố tình không tin, thì dù có cải chính cách mấy cũng vô ích”.
Hiểu rõ tâm tính anh, từ đấy tôi không thắc mắc nữa.
Bài này cũng không phải để tranh luận hay phản bác quan điểm của những người chống đối, bôi bác Nguyễn Chí Thiện. Có thể không chia sẻ nhưng tôi tôn trọng ý kiến của mọi người theo cách riêng của tôi. Vì thế, trong bài viết ngắn này tôi chỉ giới hạn vào mục tiêu duy nhất là trình bày những gì tôi biết về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Tôi không có ý thuyết phục bất cứ ai phải nghĩ về nhà thơ này giống tôi, và càng không có dụng tâm trả lời hay tranh luận với những vị có những quan điểm, nhận thức khác tôi.
Những điều tôi biết
Tôi được gặp và quen biết Nguyễn Chí Thiện (NCT) vào những năm đầu thiên niên thứ ba, thời gian linh mục Nguyễn Văn Lý tái phát động cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền nhân phẩm Việt Nam. Đây cũng là thời gian tôi cùng một số anh em bắt đầu thực hiện nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân để tiếp tay cho những nỗ lực của những người hoạt động dân chủ ở quốc nội, nhất là những nỗ lực của nhóm giáo sĩ Công giáo theo tinh thần cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, trong đó, LM Lý được coi là cánh chim đầu đàn.
Cái biết và sự đồng cảm của tôi về nhà thơ NCT dựa trên hai nguồn chính:
1. Những nhân chứng mà tôi may mắn được gặp: (a) những người quen biết anh từ thời thơ ấu và (b) những nhân vật đã sống, đã trải nghiệm cùng với anh về những khổ đau nghiệt ngã và từng thông chia với anh những vần thơ uất nghẹn được nghiền ngẫm và ghi lại trong ký ức qua những tháng năm dài trong ngục tù cộng sản. Tất cả những vị này hiện còn sống và đang có mặt ở hải ngoại hoặc ở trong nước.2. Những cảm nghiệm cùng những nhận định riêng của cá nhân tôi về con người và nhân cách NCT.
Danh tính, quê hương, gốc gác NCT
Cách đây không lâu, trong một buổi giới thiệu thi phẩm Hoa Địa Ngục (do Cành Nam miền đông Hoa Kỳ của ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Trương Anh Thụy xuất bản) ở phòng sinh hoạt đài Little Sàigòn Radio ở quận Cam, ông Nguyễn Thanh Hùng, một giọng ngâm thơ nổi tiếng trong nhiều chương trình thi văn trên đài phát thanh quốc gia trước tháng 4, 1975, được mời lên diễn đàn. Trước khi gửi tới cử tọa giọng ngâm điêu luyện, đa dạng và truyền cảm của anh, Nguyễn Thanh Hùng khua cây gậy chống (1)trước mặt tướng Nguyễn Bảo Trị và nhà thơ NCT trên hàng ghế đầu vừa cười vừa nhắc lại những kỷ niệm thời niên thiếu của anh với ông cựu tướng trong những năm sống ở Hà Nội trước 1954. Riêng với tác giả Hoa Địa Ngục, anh chỉ vào nhà thơ và lớn tiếng nói với mọi người: còn ông thi sĩ này tôi biết ông từ thời ông còn là một cậu bé ở làng Thượng Thọ, đồng hương của tôi, anh ruột ông là cựu trung tá QLVNCH Nguyễn Công Giân hiện cư ngụ trên DC, ấy thế mà cho đến nay vẫn có người còn nghi ngờ ông là NCT giả!
Tôi tin lời chứng của Nguyễn Thanh Hùng vì tôi quen biết anh từ hồi còn ở trong nước và hiểu rất rõ về nhân cách của anh. Ngoài thái độ tôn trọng sự thật, không có lý do nào buộc anh phải lên tiếng về trường hợp NCT.
Thời gian NCT bị cầm tù
Những nhân vật giúp tôi biết về tác giả Hoa Địa Ngục trong những năm dài bị cộng sản cầm tù qua nhiều chặng thời gian và nơi chốn khác nhau gồm có các ông Nguyễn Ký (NK), hai linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Viết C. (2), ông Kiều Duy Vĩnh (KDV) và nhà văn Vũ Thư Hiên (trong số những vị này, hai ông NK, KDV và nhà văn Vũ Thư Hiên (VTH) thuộc nhóm bạn tù thân tín được NCT đọc thơ cho nghe. Riêng nhà văn VTH, thay vì kể lại những gì ông trao đổi trực tiếp trong những lần gặp gỡ ở Mỹ hoặc ở Pháp, tôi sẽ trích lại những chứng từ của ông trong tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1997 để độc giả dễ dàng tra cứu).
Ông Nguyễn Ký: hiện cư ngụ trong vùng Tiểu Sàigòn, nam California, Hoa Kỳ. Trong những năm đầu ở quận Cam, NCT sống chung với gia đình ông Ký ở thành phố Garden Grove. Bản thân tôi có nhiều dịp tới thăm NCT tại đây. Vì thế, tôi có cơ hội nói chuyện nhiều với ông Ký để có lần được cho biết: ông là người đầu tiên phát hiện NCT chính là tác giả thi phẩm đầu được lưu hành trong cộng đồng tị nạn ở HK dưới tiêu đề Tiếng Vọng Từ Đáy Vực khi chưa ai biết, kể cả những người in và phát hành tập thơ này.
Trả lời câu hỏi của tôi là nguyên do nào ông quen biết NCT và đựa vào đâu ông có thể xác quyết thi phẩm này là của NCT, ông Ký cho hay:
1. Bản thân ông đã trải qua nhiều năm tù chung với NCT.
2. Trong những thời khoảng bị giam chung, mỗi lần viết xong một bài thơ đắc ý, NCT thường lén đọc cho ông và một số bạn tù thân tín nghe. Nghe mãi rồi nhập tâm lúc nào không hay. Đầu thập niên 80 (khoảng năm 1982), thời gian ông mới tị nạn qua Mỹ, đang theo học tại ĐH Fullerton. Một hôm có đứa cháu cho biết vừa được coi tập thơ có tên là Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, rồi hỏi ông khi ở tù có quen ai từng làm thơ và đi tù tới hơn hai chục năm không, ông hỏi có nhờ bài nào trong tập thơ không thì cháu ông cố nặn trí nhớ và đọc cho ông nghe câu “Bác Hồ rồi lại Bác Tôn”. Ông nhẩm đọc lại câu thơ “có vẻ quen quen” và ngay lập tức cả một dĩ vãng tù đày hiện về trong tâm trí ông. Nhẩm lại câu thơ một lần nữa, rồi như một phản xạ của vô thức, miệng ông bật ra câu thơ kế “Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng”. Nhìn trân trân vào khoảng không, ông nói lớn: “đích thị là Nguyễn Chí Thiện rồi!”
Chuyện này đến tai nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang (NĐQ). Qua nhạc sĩ NĐQ, ông Ký có cơ hội gặp gỡ và nói chuyện đầu đuôi với ông Đỗ Ngọc Yến. Sau đó, với bút hiệu Minh Thi, ông Ký là người thứ nhất đã phát giác trên tờ nhật báo Người Việt: NCT chính là tác giả TVTĐV từ những năm đầu thập niên 80.
Linh mục Nguyễn Văn Lý: người tù chung phòng với ông NCT trong hai năm 1990-1991 ở trại tù Nam Hà. Sau khi LM Lý tái phát động cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền, nhân phẩm Việt Nam vào năm 2000, tôi có nhiều cơ hội liên lạc với LM qua Email hoặc trực tiếp qua đường giây điện thoại viễn liên. Có lúc tôi đã hỏi về NCT và được LM Lý xác nhận tất cả những gì anh đã thuật lại với tôi.
Linh mục Nguyễn Viết C.: hiện còn ở Việt Nam. Khoảng vài tháng trước, vị linh mục này qua thăm thân nhân ở Mỹ. Trong một bữa ăn ở nhà hàng Song Long đường Bolsa gồm có 5 người: ông Ký, NCT, linh mục C, linh mục Đức Minh (3) và tôi. Dịp này, LM C. đã ôn lại nhiều kỷ niệm trong hơn 10 năm ngồi tù, kể cả thời gian bị đày ải lên Cổng Trời, trong đó có khoảng 7 năm tù chung với tác giả Hoa Địa Ngục. (LM C. phải vào tù ngay từ sau tháng 7, 1954 khi còn là một chủng sinh. Sau khi được trả tự do ông trở lại chủng viện tiếp tục con đường tu học và mãi tới đầu thập niên 90 mới được chịu chức linh mục).
Ông Kiều Duy Vĩnh (KDV): hiện ở Hà Nội. Trong tác phẩm Chuyện Kể Năm 2000, nhà văn Bùi Ngọc Tấn có nhắc tới một nhân vật đồng tù tên Kiều Xuân Vĩnh. Đấy chính là KDV mà vì lý do riêng tác giả họ Bùi đổi tên đệm của ông Vĩnh. Trước tháng 7 năm 1954, KDV là đại úy tiểu đoàn trưởng trong quân đội quốc gia. Ông là SVSQ trừ bị khóa đầu ở Nam Định. Sau nhiều lần bị từ chối, cách đây mấy năm ông được sở CA Hà Nội cho phép qua Mỹ thăm thân nhân.
Trong buổi gặp gỡ anh em ở hàng hiên tòa soạn tuần báo Viettide (khi ấy còn ở đường Moran và là tòa soạn của tờ Việt Báo hiện nay), nhờ anh Đỗ Việt Anh thông báo tôi tìm tới góp mặt. Nếu trí nhớ của tôi không quá tệ thì bữa ấy có sự hiện diện của các anh Vũ Thư Hiên, NCT, Đỗ Quý Toàn, Đỗ Việt Anh, Phạm Phú Minh, Phạm Quốc Bảo, Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Mai Khanh và một số anh em khác tôi không nhớ hết, nhà văn Nhật Tiến có mặt nhưng vì bận bên trong tòa soạn nên ít xuất hiện… Trên bàn có bia và đồ nhậu (gà vịt quay, đồ phá lấu, bánh mì).
Tôi nhớ trong buổi gặp gỡ hôm ấy, KDV uống khá nhiều, gần như ông không ăn hoặc ăn rất ít. Ông kể lại đủ thứ chuyện: chuyện cùng với Phan Hữu Văn theo chân và chỉ đường vẽ lối cho mấy chuyên viên truyền hình người Pháp toan tính đột nhập trại Thanh Cẩm để phỏng vấn tù nhân Đoàn Viết Hoạt nhưng bất thành, chỉ lấy được ít hình quanh trại. Những pha đứng tim mà anh và Phan Hữu Văn (thời gian hai người được tự do đang ở Hà Nội) trải qua trong cuộc phiêu lưu đầy bất trắc ấy. KDV cũng nói tới lý do ông kẹt lại Hà Nội năm 1954 rồi bị cộng sản tống vào nhà tù ngót 20 năm: vì chữ hiếu phải vâng lời song thân khi ấy mang ảo tưởng là cộng sản sẽ buông tha cho gia đình nhờ có công với kháng chiến (trước đây hai cụ đã đóng góp nhiều cho Mặt Trận Việt Minh). Nhưng các cụ đã lầm: chỉ ít lâu sau khi đất nước chia đôi, KDV bị tống giam và thân phụ ông bị đấu tố đến chết!
Có lúc ông khóc ngất. Có lúc ông cất tiếng cười như ngây, như dại. Giữa giòng lệ KDV cao giọng chửi đổng những kẻ may mắn được thoát thân ra hải ngoại, được hưởng đủ thứ tự do thế mà lại manh tâm mon men tìm về làm tôi mọi cho một chế độ bạo tàn!
Rồi ông đứng dậy cất giọng sang sảng ngâm thơ. Hết thơ Phạm Thái tới thơ NCT. Ngây ngất nhìn bóng dáng cao lớn của KDV, nghe ông ngâm thơ mà tôi như thấy thấp thoáng trước mắt, trong hồn, hình ảnh uy dũng mang vẻ man dại, hoang đường của một mẫu tráng sĩ thời xưa. Ông ngâm hết bài này đến bài khác, nhất là những trích đoạn ẩn giấu tâm trạng bi phẫn trong bài thơ dài có tên Đồng Lầy (4). Những vần thơ hào sảng như nằm sẵn trong ký ức cứ thế tuần tự trào ra. Có một lúc, NCT hích vào vai tôi nói nhỏ: trí nhớ thằng Vĩnh thật khiếp đảm! Anh có nhận ra bài nó vừa ngâm không? Nó nói của tôi mà chính tôi cũng không còn nhớ nữa.
Ngày hôm sau, như đã ước hẹn trước, tôi tới nhà cựu trung tá Khanh thuộc binh chủng không quân đón KDV đi thăm một nhóm bạn bè, phần đông là những người chưa hề biết ông. Trong khi trao đổi, chuyện trò với anh em, ông tâm sự: “vợ tôi là người Công giáo, chúng tôi lấy nhau nhưng đạo ai nấy giữ. Tuy vậy, vì chiều vợ, tối tối tôi thường cầu kinh chung với bà và các con tôi. Mỗi lần đọc kinh Lạy Cha đến câu ‘…như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’ là tôi khựng lại. Tội không muốn đọc tiếp. Không phải là người quá khích, tôi có thể tha bất cứ ai, riêng tụi cộng sản bất nhân đã làm tan nát gia đình tôi, tôi không thể nào tha được!”
KDV cũng kể cho tôi và các bạn tôi nghe nhiều chi tiết về NCT trong những năm tháng ở tù chung, kể cả những gặp gỡ sau này vào những thời gian hai người được trả tự do. KDV cho biết, chính trong những thời khoảng ấy, ông được NCT đọc cho nghe những vần thơ được viết ra bằng máu lệ của anh, đến nỗi lâu ngày đã nhập tâm, cho đến nhiều năm sau ông vẫn còn nhớ.
Trong dịp này, theo lời yêu cầu của KDV tôi đã tìm gặp thân nhân, bạn bè xin được một số kính lão, kính cận đủ thứ để tặng ông, vì theo ông, những cặp kính đáng vứt đi hoặc bi bỏ xó bên này nhưng lại rất cần cho bà con bên nhà phần đông là những người nghèo khổ không có khả năng mua kính mới. Tôi và nhóm bạn bè tôi cũng tặng anh một ngân khoản, giúp anh trang trải một phần những chi phí bắt buộc cho chuyến đi thăm thân nhân. Dịp Uyên Thao về thăm Việt Nam vài năm trước tôi cũng gửi mấy trăm để biếu người bạn mới này.
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Để khỏi phải kể lại những gì tôi được nghe từ chính cửa miệng VTH trong một lần gặp gỡ bên Pháp và nhiều lần ở Mỹ, tôi xin trích lại vài đoạn trọng tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày của anh do Văn Nghệ xuất bản tại California, HK lần đầu năm 1997 (5).
Trang 725 Đêm Giũa Ban Ngày (ĐGBN) giòng thứ 6 tính từ đầu trang:
“Anh Nguyễn Chí Thiện, một tù nhân có thâm niên đáng kính, một nhà thơ được ưu ái trong tầng lớp trí thức của xã hội tù…”
Trang 726 ĐGBN từ giòng thứ tư đến cuối và qua 25 giòng đầu trang 727:
“Nguyễn Chí Thiện làm nhiều thơ. Chiều chiều chúng tôi tụ họp nhau ở sau trại ngắm hoàng hôn, uống trà và nghe thơ. Nhìn cảnh những Kiều Duy Vĩnh, Nguyễn Chí Thiện, Lê Trình, Văn Thợ Mộc, Tôn Thất Tần…, kẻ đứng người ngồi trong ráng chiều bàng bạc của một vùng rừng núi âm u bắt đầu ngả sang màu tím, tôi nhớ tới bức tranh vẽ Những Người Tháng Chạp (6) trong cảnh lưu đày ở Sibir thời Nga Hoàng.
Những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện không hợp với tạng tôi. Thơ của anh trần trụi, bỗ bã, nói thẳng vào vấn đề, mà tôi thì lại thích thơ gợi, thơ kích thích trí tưởng tượng, thứ thơ cho phép người đọc được tham gia thêm vào cái đã có sẵn trong bài thơ, câu thơ một chút tâm hồn mình. Nhưng cũng có bài của anh đọng lại trong trí nhớ:
Không có chỗ cho con tàu trái đất
Tôi là người hành khách bơ vơ.
Lỡ chuyến, lầm ga, mất cắp, bây giờ
Tôi ủ rũ trên sàn toa lạnh ngắt,
Cái toa đen dành cho súc vật.
Hoặc:
Người xưa ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương…
Còn tôi đây ngẩng đầu nhìn nhện chăng tơ vướng
Rồi cúi đầu nhặt hạt cơm vương…(7)
Cao lênh khênh giữa các bạn tù, Nguyễn Chí Thiện nhìn đời qua cặp kính trắng mà đàng sau chúng là cặp mắt lồi ngơ ngác.
Bộ quần áo trại phát, dự tính cho người tù có chiều cao trung bình, quá cũn cỡn trên người anh, làm thò đôi cẳng chân khẳng khiu ra ngoài. Thiện không bao giờ đi dép, tứ thời anh diện đôi guốc mộc tự đẽo, làm anh cao thêm mấy phân nữa. Thiện không phải là người tù bướng bỉnh, chống đối bất cứ ai vào bất cứ lúc nào. Anh còn thuộc loại hiền lành nữa là khác. Có vẻ lúc nào anh cũng ngơ ngác, cũng ngạc nhiên trước cuộc đời bụi bậm và uế tạp. Anh ghê tởm nó, nhưng cũng không có ý định dọn dẹp nó hay sửa chữa nó. Nói tóm lại anh chẳng gây sự với cán bộ trại giam. Nhưng đó là một người tù không thể bẻ gẫy. Tinh thần bất khuất trong những người tù không biểu hiện ở thái độ ngang tàng mà ở thái độ bất cần, thái độ khinh mạn.
Có lần đi lao động về tôi thấy Nguyễn Chí Thiện đã bị khóa cánh tiên ngoài cổng trại. Trông anh như bộ xương người trong giờ cách trí –lồng ngực ưỡn ra nhìn rõ từng rẻ sườn. Nhìn thấy tôi Thiện mặt đỏ gay còn cố mỉm cười thay lời chào.
Trình Hàng Vải thì thào với tôi:
- Chúng nó bắt được mấy bài thơ của Thiện.
Những người tù số lẻ lặng lẽ đi ngang bạn mình đang bị hành hạ. Mặt họ đanh lại. Tôi nghĩ: chỉ cần nhìn thấy cảnh này chứ không cần nếm nó người dân cũng khó mà yêu được chế độ.
Kiều Duy Vĩnh đánh giá cao cái ngoại lệ mà người tù chống cộng cực đoan dành cho tôi.
-Thiện nó tin anh lắm đấy! Mà cũng trọng anh lắm đấy! Nếu không nó chẳng đọc thơ cho anh nghe đâu…”
Nói chuyện trực tiếp qua đường giây điện thoại với tác giả ĐGBN chiều Thứ Tư 01/10/2008, tôi được Vũ Thư Hiên xác nhận là những đoạn liên hệ tới NCT trong hồi ký, anh viết từ những năm 1993, 1994, tức là thời gian NCT còn ở trong nước chưa qua Hoa Kỳ. Theo tôi, đây là một sự kiện đáng chú ý.
(Còn tiếp)
© DCVOnline
---------------
(1) Vì đôi chân bắt đầu yếu nên thời gian này Nguyễn Thanh Hùng đã phải nương vào cây gập mỗi khi di chuyển.
(2) Vì lo cho an ninh bản thân của vị LM này, chúng tôi tạm thời ghi tên tắt. Người viết sẵn sàng cung cấp chi tiết cho những vị nào thực tâm muốn biết rõ về LM.
(3) LM Đức Minh từng là giáo sư Chủng viện St. John, đã về hưu và đang giúp giáo xứ La Vang, giáo phận Orange. Cha vốn là giáo sư dạy chủng sinh NVC ở tiểu chủng viện Vinh từ năm 1950 đến năm 1954.
(4) Từ trang 38 đến trang 57 thi phẩm Hoa Địa Ngục.
(5) Ghi chú của người viết: “Hồi ký Chính trị của một người không làm chính trị” này của Vũ Thư Hiên vừa được anh bổ sung và sẽ do tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản và phát hành cuối tháng 10-08. Sách được in tại Đài Loan, khổ lớn, đóng chỉ, bìa cứng. Bìa bọc ngoài offset bốn màu.
(6) Chú thích của VTH trong ĐGBN: * Các sĩ quan trong trào lưu đấu tranh cho tự do đã nối dậy chống lại Nga Hoàng Nicolai đệ nhất vào năm 1825. Cuộc nổi dậy bị đè bẹp. Những người Tháng Chạp bị đầy đi Sibir. Những người vợ dũng cảm của họ đã đi theo chồng tới tận nơi lưu đày, nêu một tấm gương sáng cho phụ nữ Nga.
(7) Chú thích của ngưởi viết: Có lẽ vì nhà văn VTH chỉ ghi lại theo trí nhớ nên khi đối chiếu với nguyên tác hai bài thơ này in nơi trang 155 và 156 trong thi phẩm Hoa Địa Ngục do Cành Nam ấn hành năm 2006, tôi thấy có vài chi tiết hơi khác. Trong bài thứ nhất (HĐN trang 156): câu đầu, VTH viết ‘Trái đất’, trong khi nguyên tác là ‘quả đất’. Câu thứ ba trong nguyên tác không có dấu phảy (,) giữa hai từ ‘mất cắp’ và ‘bây giờ’. Hai câu thứ tư và thứ năm, nguyên tác NCT viết như sau:
‘Đứng chen chúc trên toa tàu bẩn nhất
- Sàn một toa đen dành cho súc vật’
Trong bài thứ hai (HĐN trang 155) cũng có một số chi tiết VTH nhớ sai trong 4 câu đầu bài Xưa Lý Bạch.
Nhân tiện xin trích lạị toàn văn như sau:
‘ Xưa Lý Bạch ngửng đầu nhìn trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương
Nay tôi, ngửng đầu nhìn nhện giăng bụi bám
Cúi đầu giết rệp nhặt cơm vương
Lý Bạch rượu say gác lên bụng vua Đường
Tôi đói lả gác lên cùm gỉ xám
Lý Bạch sống thời độc tôn u ám
Phong kiến bạo tàn chưa có tự do
Tôi sống thời Cộng sản ấm no
Hạnh phúc tự do, thiên đường mặt đất
Rủi Lý Bạch, mà may tôi thật! (1967)
Nguyễn Chí Thiện (Kết)
Trần Phong Vũ
05-10-2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5543
Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện
Những trải nghiệm riêng
Tám năm trời quen biết, tôi có dịp gặp gỡ, trao đổi với NCT trong nhiều sinh hoạt cộng đồng. Không phải chỉ ở quận Cam, mà còn ở nhiều nơi. Những lần cùng anh xuất hiện trong những cuộc họp báo, những cuộc phỏng vấn, những buổi hội luận trên các đài phát thanh, các chương trình truyền hình ở nam hoặc bắc California. Những lần giới thiệu sách cho bản thân, cho những bằng hữu thân quen như tác giả Đỗ Mạnh Tri (Pháp) với các tác phẩm Hiện Tượng Nguyệt Biều - Di Sản mác-Xít Tại Việtnam; như nhà biên khảo Minh Võ (San Diego, HK) và các tác phẩm Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp - Sách Lược Xâm Lăng Của CS; hay tác giả Tường Lam (Đức quốc), Ngược Giòng Thới Gian; anh cũng đề tựa cuốn Ai Giết Hồ Chí Minh của Minh Võ…
Qua những sinh hoạt này, tôi nhận ra nơi NCT:
– Một mẫu người có trí nhớ đặc biệt, óc nhận xét, phán đoán tinh tế, sắc bén.
– Một lối sống giản dị, khiêm tốn, hòa đồng với tha nhân.
– Một nhân cách khác thường: trọng điều nhân nghĩa hơn tiền bạc, dứt khoát chọn lối sống khắc khổ, tự chế như một nhà tu.
Quan trọng hơn hết, nơi anh tôi bắt gặp một người có một tinh thần quốc gia không dời đổi, một lập trường chống cộng – nói chính xác hơn là chống cái ác – dứt khoát, kiên định. Có lần Đỗ Mạnh Tri nói với bạn bè anh: “đối với tôi, chỉ với Hoa Địa Ngục, Nguyễn Chí Thiện đã là một Monument, một Tượng Đài sống”. Riêng người viết những giòng này đã hơn một lần thú nhận với những người thân quen: cùng một đề tài vạch trần tội ác cộng sản, một tiếng nói của NCT nặng gấp trăm lần tiếng nói của tôi.
Sau đây là vài dấu chứng cụ thể.
Về nhân cách NCT: Chưa bao giờ tôi thấy anh thất hứa với bạn bè. Chưa lần nào anh tỏ ra là kẻ chuộng hư danh, ham tiền bạc. Dù cuộc sống đơn nghèo, đạm bạc – trước khi được hưởng tiền trợ cấp SSI dành cho những người trên 65 tuổi, anh sống bằng tiền nhuận bút của hai tác phẩm Hoa Địa Ngục và Hỏa Lò do nhà xuất bản Cành nam ở miền Đông chi trả (8) và trong ba năm ở Pháp do tổ chức IPW (International Parliament of Writers) đài thọ chi phí ăn ở – anh luôn khảng khái khước từ sự giúp đỡ của anh em, dù nhiều hay ít, kể cả trường hợp những tác giả nhờ anh đi đây đó giới thiệu sách và tỏ ý muốn biếu tặng anh một số tiền như một cách để cám ơn anh.
Gần đây, vì Phan Nhật Nam có ý bán căn nhà nhỏ của anh trong khu mobilhome trên đường McFadden (nơi NCT đang ở chung), anh hỏi tôi xem có chỗ nào cho share phòng không, tôi tâm sự với một người bạn. Ngay sau đó người bạn này và chủ nhà vốn là người thân của anh mời tôi và NCT tới coi một căn hộ thật khang trang trên lầu một, với đầy đủ tiện nghi: phòng ngủ, bếp, phòng tiếp khách, trang bị đồ đạc tươm tất, sẵn sàng để dọn vào. Trong một buổi ăn chiều hôm sau ở nhà hàng Bon Ami trên đường Euclid, trước mặt tôi và anh bạn, chủ nhân thẳng thắn ngỏ lời mời NCT đến ở vô điều kiện, không phải trả bất cứ chi phí nào, kể cả tiền nhà. Anh cám ơn và khất sẽ trả lời sau khi đi San Franciso, theo lời mời của tổ chức Pháp Luân Công, trở về. Nhưng khi ra xe, anh nói nhỏ với tôi: “vì không muốn làm buồn lòng một người có lòng tốt với mình, tôi chưa trả lời ngay. Nhưng trong thâm tâm tôi đã quyết định từ chối. Anh nghĩ coi, làm sao tôi có thể nhận một ân huệ lớn lao một cách khơi khơi như vậy được!”
Lần anh giúp giới thiệu tác phẩm Di Sản Mác-Xít Tại Việt Nam, tác giả là Đỗ Mạnh Tri nhờ tôi chuyển biếu anh 300 MK, nhưng anh dứt khoát chối từ. Viện cớ là không có nhu cầu. Bị ép quá, anh nhận, nhưng ngay sau đó đã tặng lại cho nguyệt san DĐGD vào lúc tờ báo còn ở giai đoạn phôi thai. Lần anh giúp giới thiệu tác phẩm Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp và viết lời tựa cho cuốn Ai Giết Hồ Chí Minh trước đó của nhà biên khảo Minh Võ, anh cũng nhất định từ chối không nhận tiền, mặc dầu tôi và anh Minh Võ hết sức nài ép. Trường hợp anh giới thiệu tác phẩm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại của tôi ở nam California ấn bản đầu năm 2005 và lần tái bản năm 2006 trên San Jose cũng tượng tự như thế. Rồi đến lần ông Bùi Hạnh Nghi, phu quân tác giả Tường Lam từ Đức quốc qua nhờ anh giới thiệu cuốn Ngược Giòng Thời Gian ở quận Cam và San Jose anh vẫn giữ nguyên tắc bất di dịch là một mực chối từ mọi thứ thù lao, mà theo lẽ công bằng anh có quyền nhận.
Cuối cùng, tôi đành bịa ra vài lý do để gián tiếp giúp anh.
Thứ nhất, đưa tiền nhờ anh chuyển biếu những nhà văn trong nước mà anh thường giúp đỡ (vì trong quá khứ tôi đã chứng kiến nhiều lần anh trao tiền tận tay cho nhà văn Vũ Thư Hiên, khi 200 khi 100 để nhờ chuyển về VN tặng những người bạn tù ngày xưa, trong khi tôi biết rõ bản thân anh lúc ấy cũng không dư giả gì.) Những dịp như vậy có lần anh nhận và cũng có lần anh từ chối với lý do vừa mới gửi rồi.
Thứ hai, khi nhà xuất bản Cành Nam tái bản cuốn Hoa Địa Ngục, tôi đã trao anh một số tiền mặt nói là để đặt mua trước mấy chục cuốn tặng bạn bè ở xa. Cách này thật ra cũng chỉ có giá trị tượng trưng vì thực ra sách của anh mỗi lần tái bản và giới thiệu đây đó đều được độc giả nhiệt tình chiếu cố không còn một cuốn. Tôi còn nhớ hôm giới thiệu sách ở hội trường đài Little Sàigòn Radio, theo lời căn dặn trước của NCT, ông Nguyễn Ký, một trong những người tình nguyện giúp anh trong buổi sinh hoạt hôm ấy, đã gói sẵn số sách tôi đặt mua. Nhưng vào phút chót, khi thấy vẫn có người cần mà sách đã hết, tôi nói ông Ký mở ra để bán. Phần tôi sẽ chờ lấy đợt sau.
Về khả năng và trí thông minh: Có nhiều cơ hội nói chuyện trực tiếp với NCT và qua những lần nghe anh phát biểu về nhiều lãnh vực, từ chính trị tới văn hóa, thi ca đông tây kim cổ (9), thấy anh quán triệt gần như tất cả mọi vấn đề, tôi không khỏi ngạc nhiên khi đối chiếu với tuổi tác và thời gian vướng vòng lao lý rất sớm của anh.
Về khả năng Pháp ngữ, tôi phải thành thật thú nhận là tôi không đủ tư cách để đưa ra nhận xét riêng. Nhưng dựa vào những gì nguyên luật sư kiêm nghị sĩ Nguyễn Văn Chức nói với tôi, tôi tin NCT là người có trình độ. Tôi thường tự hỏi: do đâu mà một người sinh năm 1939, bị đi tù rất sớm như NCT lại có được một khả năng hiểu biết về Pháp ngữ như thế? Theo tôi phỏng đoán thì có lẽ nhờ trí thông minh, có năng khiếu về ngoại ngữ, dựa vào cái nền của những năm ở bậc tiểu, trung học và tổng cộng thời gian 27 năm ngồi tù giúp anh có cơ hội học hỏi qua sách vở và các bạn đồng tù, nên mới được như thế chăng? Trong tác phẩm Viết Về Bè Bạn, nhà văn Bùi Ngọc Tấn có nói tới trường hợp nhà văn Dương Tường, một người ngồi trên ghế nhà trường không được bao lâu, tham gia kháng chiến, đi bộ đội từ thời niên thiếu, rày đây mai đó, nhưng vì hiếu học, chiếc ba lô trên vai lúc nào cũng đầy nhóc sách vở. Nhờ thế sau này không những Dương Tường nối tiếng là người viết và là nhà phê bình văn học có hạng mà còn là người thông thạo nhiều sinh ngữ. Ông quen biết rất nhiều tác giả Âu Mỹ. Mỗi khi những vị này ghé qua Việt nam đều phải nhờ tới vai trò trung gian của ông. Tiết lộ của nhà văn họ Bùi giúp tôi lý giải một phần thắc mắc về trường hợp NCT.
Trở lại những điều ông Nguyễn Văn Chức nói với tôi về NCT, có lúc tôi ngần ngại không muốn nhắc tới trong bài viết này, vì sợ do một căn nguyên nào đó sẽ bị phủ nhận. Nhưng tin rằng sự thật trước sau vẫn là sự thật, và hẳn luật sư Chức, dù trong hoàn cảnh nào, cũng chia sẻ một niềm tin như tôi, do đó tôi xin phép ghi lại vài lời, vẫn chỉ với mục tiêu duy nhất là trình bày những gì tôi biết về NCT mà thôi.
Năm 1996, khi tôi viết xong tập biên khảo Một Thoáng Nhìn Về GHVN Qua Biểu Tượng Đức Gioan Phaolô II, tôi được ông Nguyễn Văn Chức viết Lời Tựa cho cuốn sách. Từ đấy chúng tôi thường liên lạc với nhau. Một hôm (tôi không nhớ đích xác năm nào), trong khi đàm đạo nhiều chuyện qua đường giây điện thoại viễn liên, luật sư Chức đề cập tới NCT. Ông cho hay đã có lần NCT ở chơi trong nhà ông cả tuần lễ. Trong thời gian ấy, NCT lúc nào cũng quanh quẩn bên tủ sách của ông, trong đó hầu hết đều là sách tiếng Pháp và tiếng Anh, văn học, thi ca, chính trị, luật pháp, đủ loại. Ban đầu ông hoài nghi trình độ đọc và hiểu Pháp ngữ của NCT, vì thế nhân một lúc thuận tiện ông gợi lại tên và tác phẩm của một vài tác giả Pháp để dò ý NCT. Và qua cuộc trao đổi hôm ấy ông nhìn nhận là NCT có một trình độ khá vững về Pháp ngữ cũng như am tường về nhiều tác giả, tác phẩm thời danh của Pháp. (10)
Về trí nhớ và óc phân tích, tổng hợp: Qua những lần cùng NCT lên tiếng trong những buổi hội luận hoặc phỏng vấn trên TV, Radio, hoặc những lần nghe anh nói chuyện đây đó, điều tôi hết sức cảm phục là trí nhớ đặc biệt và óc phân tích, tổng hợp sắc bén, nhanh nhạy của anh. Ký ức của NCT không chỉ giới hạn trong hàng trăm bài thơ của anh, hay của một vài tác giả nào đó mà anh đã nhập tâm từ thuở nào. Nó còn bộc lộ cả trong những trích dẫn bất chợt về câu nói của một văn nhân, nghệ sĩ, một chính trị gia, một nhà khoa học đông tây, kim cổ nào đó khi anh cần minh chứng hoặc làm sáng lên ý tưởng của một vấn đề anh vừa đề cập. Trong những lần NCT được mời thuyết trình, tôi chưa bao giờ thấy anh phải viết ra giấy, dù chỉ là một dàn bài sơ lược.
NCT có một lối nói dễ dàng, giản dị, không cầu kỳ, làm dáng. Anh luôn tỏ ra là người biết tôn trọng đối tượng anh nói với, và vì thế anh được cử tọa, dù thuộc thành phần thượng lưu, trí thức hay bình dân quý mến và nồng nhiệt đón nhận. Một phần quan trọng, theo nhận định của tôi, là mỗi khi đến với cử tọa, với khán thính giả, anh đến bằng tấm lòng, bằng trái tim chứ không chỉ bằng ngôn ngữ. Những gì anh nói ra xuất phát từ tấm lòng chân thành, ngay thẳng của mình.
Về lập trường chính trị: Nguyễn Chí Thiện không phải là một chính trị gia. Anh không xếp hàng trong bất cứ đảng phái chính trị nào. Nhưng anh là người có một lập trường chính trị rõ rệt, dứt khoát, không dời đổi. Đó là lập trường quốc gia, chống lại mọi thế lức gian dối, độc ác mà chủ nghĩa nô bộc cộng sản được anh xếp lên hàng đầu. Trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày, nhà văn Vũ Thư Hiên xếp NCT vào loại “chống cộng cực đoan”. Ở một khía cạnh nào đó, nhận xét này không sai. Nơi cuối trang 725 và đầu trang 726, nhà văn họ Vũ viết:
“– Nạn đói là kinh niên đối với một nước như Trung Quốc –tôi nói với Thiện-. Không phải những người cộng sản là nguyên nhân duy nhất. Thời Tưởng, tôi biết, nạn đói còn xảy ra nhiều hơn. Hãy nhớ lại bọn Tàu phù sang ta năm 1945. Không phải chỉ đói, mà còn man rợ nữa…
Thiện trợn mắt. Anh không thích một câu đế ngang xương như thế. Với anh, cộng sản là xấu, là tồi tệ, là kinh tởm, chấm hết. Không một cái gì của cộng sản có thể là tốt.
Cái cách tôi đánh đồng loại chính quyền Tưởng Giới Thạch với chính quyền Mao Trạch Đông như thế là không được. Không hiểu sao anh vẫn chấp nhận tôi…”
Có lẽ chỉ với hai tác phẩm Hoa Địa Ngục, Hỏa Lò và với những chứng từ trên đây của nhà văn Vũ Thư Hiên đã quá đủ. Tôi không cần phải nhắc lại những gì chính tai tôi được nghe trong những buổi thuyết trình, hội luận, phỏng vấn ở nhiều nơi mà NCT là diễn giả chính, để chứng minh lập trường quyết liệt và dứt khoát của anh đối với chủ nghĩa độc tài chuyên chính cộng sản. Ngay lúc đang ở trong nhà tù cộng sản mà NCT đã như thế thì khi được tháo cũi, xổ lồng, anh có bôn ba đây đó để vạch trần bộ mặt thật nhơ nhớp, phản bội đất nước, phản bội dân tộc của chế độ cộng sản thì chỉ là chuyện đương nhiên, không cần tranh cãi.
Nhắc tới nguồn dư luận cho rằng NCT đang ở hải ngoại là NCT “giả” do cộng sản dựng lên để phá đám, một người bạn nói đùa với tôi: nếu đúng như vậy thì tôi mong cộng đồng mình ở ngoài này được đảng và nhà nước chiếu cố cung cấp thêm cho vài ba chục hoặc 100 NCT khác nữa. Dù là câu nói đùa, tự thâm tâm tôi chia sẻ ước mong này của anh bạn.
Vài giòng trước khi kết thúc
Trên đây là tất cả những gì tôi biết về con ngưới, tác phong, tư cách và lập trường của nhà thơ NCT. Cái biết ấy căn cứ vào những gì chính tôi nghe được, đọc được qua những chứng từ của những nhân vật hiện còn sống ở trong nước hoặc hải ngoại, trong đó có những chi tiết trích dẫn nguyên văn trong tập hồi ký đồ sộ của nhà văn Vũ Thư Hiên: tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày.
Tôi không che giấu tình cảm kính trọng và quý mến của tôi đối với NCT.
Vì nhân cách của anh. Nhất là vì ở anh, tôi tìm được một mẫu người đồng tâm, đồng chí. Cả anh và tôi đều không trực tiếp làm chính trị, không có tham vọng chính trị, nhưng chúng tôi có chung một ý thức và quan điểm chính trị: ngày nào còn sống, còn thở, chúng tôi quyết tâm tiếp tục dấn thân tiếp tay với những cá nhân, những tập thể đang đấu tranh tiêu diệt mọi thế lực gian dối, độc ác để xây dựng một một thể chế dân chủ, tư do, trong đó nhân quyền, nhân phẩm của 84 triệu đồng bào phải được triệt để tôn trọng trên quê hương Việt Nam.
Nam California, ngày 02/10/2008
© DCVOnline
--------------------------------
(8) Thời gian chưa được hưởng trợ cấp SSI, có lần tôi tò mò muốn biết bằng cách nào anh có thể tiếp tục sống còn, anh cho biết là nhờ vào tiền nhuận bút của Cành Nam, nhất là những lần tự mình giới thiệu sách, tổng cộng anh có được khoảng 16 ngàn đồng.
(9) Như buổi tối tại nhà hàng Le Véranda, quận Cam do ông Bùi Hạnh Nghi và phu nhân là tác giả Tường Lam khoản đãi, tôi được vinh dự ngồi nghe ông Nghi và NCT bàn chuyện thơ văn.
(10) Tình cờ tôi được đọc một cuốn tiểu thuyết nhan đề Con Chiên Lạc Bày Của Chúa của Trần Tự do nhà Xuất bản Thanh niên ấn hành ở Hà Nội năm 1992. Chính nhờ thế tôi thêm một dữ liệu về khả năng thiên phú về ngôn ngữ của NCT. Cuối trang 159 và đầu trang 160 CCLBCC, tác giả viết:
“…Thiện hơn tôi vài ba tuổi, nhưng trông già dặn, tóc đã có mấy sợi bạc, vóc dáng cao lớn, nhưng chậm chạp lử khử cứ như ông già; mắt cận lồi nhưng không chịu đeo kính, nên chúng tôi thường gọi là Thiện-Trố… Tuổi 20 nhưng Thiện ít nói, thâm trầm và rất quyết liệt. Khi tôi còn đang học đứt lưỡi chia động từ tiếng Pháp thì Thiện đã nói và dịch tiếng Pháp như máy. Thiện cũng đang tập tễnh viết văn làm thơ…”
Trần Phong Vũ
04-10-2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5539
Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện
Vài điều thưa trước – Tối Thứ Năm 25/09/2008, Phan Nhật Nam có nhã ý dành cho tôi một cuộc phỏng vấn trên đài SBTN về biến cố tòa Khâm sứ Hà Nội và Thái Hà. Trước khi kết thúc, anh nêu một câu hỏi ngoài lề:
“Anh nghĩ gì về chuyện ‘Nguyễn Chí Thiện (NCT) thật – NCT giả’ vừa được khơi lại gần đây giữa lúc đang có những vấn đề nóng bỏng tại quốc nội? Nó có liên hệ gì tới điều dư luận cho là người ta muốn đánh lạc hướng sự quan tâm của bà con tị nạn ngoài này không?”
Sau khi trả lời vắn tắt, tôi đã công khai nói với anh cũng như quý khán thính giả đài SBTN là nếu có thì giờ tôi sẽ lên tiếng.
Và đây là tiếng nói của tôi, một người làm truyền thông, văn hóa tự do.
Trước hết, cần nói ngay để tránh ngộ nhận: những gì tôi viết trong bài này không phải để bênh vực hay biện hộ cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Giản dị: vì tự thân con người, nhân cách, lối sống của anh cho thấy anh không cần ai bênh vực hay biện hộ.
Cách đây ít lâu, khi đọc được đây đó những lời lẽ gay gắt nhắm vào anh (vẫn không ngoài chuyện NCT thật - NCT giả, NCT chống cộng – NCT tay sai CS), tôi dọ ý xem anh có tính lên tiếng không thì nhận được câu trả lời: “Dứt khoát tôi sẽ không bao giờ lên tiếng, vì những ai tin tôi thì họ đã tin rồi. Còn những người không tin, hoặc cố tình không tin, thì dù có cải chính cách mấy cũng vô ích”.
Hiểu rõ tâm tính anh, từ đấy tôi không thắc mắc nữa.
Bài này cũng không phải để tranh luận hay phản bác quan điểm của những người chống đối, bôi bác Nguyễn Chí Thiện. Có thể không chia sẻ nhưng tôi tôn trọng ý kiến của mọi người theo cách riêng của tôi. Vì thế, trong bài viết ngắn này tôi chỉ giới hạn vào mục tiêu duy nhất là trình bày những gì tôi biết về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Tôi không có ý thuyết phục bất cứ ai phải nghĩ về nhà thơ này giống tôi, và càng không có dụng tâm trả lời hay tranh luận với những vị có những quan điểm, nhận thức khác tôi.
Những điều tôi biết
Tôi được gặp và quen biết Nguyễn Chí Thiện (NCT) vào những năm đầu thiên niên thứ ba, thời gian linh mục Nguyễn Văn Lý tái phát động cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền nhân phẩm Việt Nam. Đây cũng là thời gian tôi cùng một số anh em bắt đầu thực hiện nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân để tiếp tay cho những nỗ lực của những người hoạt động dân chủ ở quốc nội, nhất là những nỗ lực của nhóm giáo sĩ Công giáo theo tinh thần cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền, trong đó, LM Lý được coi là cánh chim đầu đàn.
Cái biết và sự đồng cảm của tôi về nhà thơ NCT dựa trên hai nguồn chính:
1. Những nhân chứng mà tôi may mắn được gặp: (a) những người quen biết anh từ thời thơ ấu và (b) những nhân vật đã sống, đã trải nghiệm cùng với anh về những khổ đau nghiệt ngã và từng thông chia với anh những vần thơ uất nghẹn được nghiền ngẫm và ghi lại trong ký ức qua những tháng năm dài trong ngục tù cộng sản. Tất cả những vị này hiện còn sống và đang có mặt ở hải ngoại hoặc ở trong nước.2. Những cảm nghiệm cùng những nhận định riêng của cá nhân tôi về con người và nhân cách NCT.
Danh tính, quê hương, gốc gác NCT
Cách đây không lâu, trong một buổi giới thiệu thi phẩm Hoa Địa Ngục (do Cành Nam miền đông Hoa Kỳ của ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Trương Anh Thụy xuất bản) ở phòng sinh hoạt đài Little Sàigòn Radio ở quận Cam, ông Nguyễn Thanh Hùng, một giọng ngâm thơ nổi tiếng trong nhiều chương trình thi văn trên đài phát thanh quốc gia trước tháng 4, 1975, được mời lên diễn đàn. Trước khi gửi tới cử tọa giọng ngâm điêu luyện, đa dạng và truyền cảm của anh, Nguyễn Thanh Hùng khua cây gậy chống (1)trước mặt tướng Nguyễn Bảo Trị và nhà thơ NCT trên hàng ghế đầu vừa cười vừa nhắc lại những kỷ niệm thời niên thiếu của anh với ông cựu tướng trong những năm sống ở Hà Nội trước 1954. Riêng với tác giả Hoa Địa Ngục, anh chỉ vào nhà thơ và lớn tiếng nói với mọi người: còn ông thi sĩ này tôi biết ông từ thời ông còn là một cậu bé ở làng Thượng Thọ, đồng hương của tôi, anh ruột ông là cựu trung tá QLVNCH Nguyễn Công Giân hiện cư ngụ trên DC, ấy thế mà cho đến nay vẫn có người còn nghi ngờ ông là NCT giả!
Tôi tin lời chứng của Nguyễn Thanh Hùng vì tôi quen biết anh từ hồi còn ở trong nước và hiểu rất rõ về nhân cách của anh. Ngoài thái độ tôn trọng sự thật, không có lý do nào buộc anh phải lên tiếng về trường hợp NCT.
Thời gian NCT bị cầm tù
Những nhân vật giúp tôi biết về tác giả Hoa Địa Ngục trong những năm dài bị cộng sản cầm tù qua nhiều chặng thời gian và nơi chốn khác nhau gồm có các ông Nguyễn Ký (NK), hai linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Viết C. (2), ông Kiều Duy Vĩnh (KDV) và nhà văn Vũ Thư Hiên (trong số những vị này, hai ông NK, KDV và nhà văn Vũ Thư Hiên (VTH) thuộc nhóm bạn tù thân tín được NCT đọc thơ cho nghe. Riêng nhà văn VTH, thay vì kể lại những gì ông trao đổi trực tiếp trong những lần gặp gỡ ở Mỹ hoặc ở Pháp, tôi sẽ trích lại những chứng từ của ông trong tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1997 để độc giả dễ dàng tra cứu).
Ông Nguyễn Ký: hiện cư ngụ trong vùng Tiểu Sàigòn, nam California, Hoa Kỳ. Trong những năm đầu ở quận Cam, NCT sống chung với gia đình ông Ký ở thành phố Garden Grove. Bản thân tôi có nhiều dịp tới thăm NCT tại đây. Vì thế, tôi có cơ hội nói chuyện nhiều với ông Ký để có lần được cho biết: ông là người đầu tiên phát hiện NCT chính là tác giả thi phẩm đầu được lưu hành trong cộng đồng tị nạn ở HK dưới tiêu đề Tiếng Vọng Từ Đáy Vực khi chưa ai biết, kể cả những người in và phát hành tập thơ này.
Trả lời câu hỏi của tôi là nguyên do nào ông quen biết NCT và đựa vào đâu ông có thể xác quyết thi phẩm này là của NCT, ông Ký cho hay:
1. Bản thân ông đã trải qua nhiều năm tù chung với NCT.
2. Trong những thời khoảng bị giam chung, mỗi lần viết xong một bài thơ đắc ý, NCT thường lén đọc cho ông và một số bạn tù thân tín nghe. Nghe mãi rồi nhập tâm lúc nào không hay. Đầu thập niên 80 (khoảng năm 1982), thời gian ông mới tị nạn qua Mỹ, đang theo học tại ĐH Fullerton. Một hôm có đứa cháu cho biết vừa được coi tập thơ có tên là Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, rồi hỏi ông khi ở tù có quen ai từng làm thơ và đi tù tới hơn hai chục năm không, ông hỏi có nhờ bài nào trong tập thơ không thì cháu ông cố nặn trí nhớ và đọc cho ông nghe câu “Bác Hồ rồi lại Bác Tôn”. Ông nhẩm đọc lại câu thơ “có vẻ quen quen” và ngay lập tức cả một dĩ vãng tù đày hiện về trong tâm trí ông. Nhẩm lại câu thơ một lần nữa, rồi như một phản xạ của vô thức, miệng ông bật ra câu thơ kế “Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng”. Nhìn trân trân vào khoảng không, ông nói lớn: “đích thị là Nguyễn Chí Thiện rồi!”
Chuyện này đến tai nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang (NĐQ). Qua nhạc sĩ NĐQ, ông Ký có cơ hội gặp gỡ và nói chuyện đầu đuôi với ông Đỗ Ngọc Yến. Sau đó, với bút hiệu Minh Thi, ông Ký là người thứ nhất đã phát giác trên tờ nhật báo Người Việt: NCT chính là tác giả TVTĐV từ những năm đầu thập niên 80.
Linh mục Nguyễn Văn Lý: người tù chung phòng với ông NCT trong hai năm 1990-1991 ở trại tù Nam Hà. Sau khi LM Lý tái phát động cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền, nhân phẩm Việt Nam vào năm 2000, tôi có nhiều cơ hội liên lạc với LM qua Email hoặc trực tiếp qua đường giây điện thoại viễn liên. Có lúc tôi đã hỏi về NCT và được LM Lý xác nhận tất cả những gì anh đã thuật lại với tôi.
Linh mục Nguyễn Viết C.: hiện còn ở Việt Nam. Khoảng vài tháng trước, vị linh mục này qua thăm thân nhân ở Mỹ. Trong một bữa ăn ở nhà hàng Song Long đường Bolsa gồm có 5 người: ông Ký, NCT, linh mục C, linh mục Đức Minh (3) và tôi. Dịp này, LM C. đã ôn lại nhiều kỷ niệm trong hơn 10 năm ngồi tù, kể cả thời gian bị đày ải lên Cổng Trời, trong đó có khoảng 7 năm tù chung với tác giả Hoa Địa Ngục. (LM C. phải vào tù ngay từ sau tháng 7, 1954 khi còn là một chủng sinh. Sau khi được trả tự do ông trở lại chủng viện tiếp tục con đường tu học và mãi tới đầu thập niên 90 mới được chịu chức linh mục).
Ông Kiều Duy Vĩnh (KDV): hiện ở Hà Nội. Trong tác phẩm Chuyện Kể Năm 2000, nhà văn Bùi Ngọc Tấn có nhắc tới một nhân vật đồng tù tên Kiều Xuân Vĩnh. Đấy chính là KDV mà vì lý do riêng tác giả họ Bùi đổi tên đệm của ông Vĩnh. Trước tháng 7 năm 1954, KDV là đại úy tiểu đoàn trưởng trong quân đội quốc gia. Ông là SVSQ trừ bị khóa đầu ở Nam Định. Sau nhiều lần bị từ chối, cách đây mấy năm ông được sở CA Hà Nội cho phép qua Mỹ thăm thân nhân.
Trong buổi gặp gỡ anh em ở hàng hiên tòa soạn tuần báo Viettide (khi ấy còn ở đường Moran và là tòa soạn của tờ Việt Báo hiện nay), nhờ anh Đỗ Việt Anh thông báo tôi tìm tới góp mặt. Nếu trí nhớ của tôi không quá tệ thì bữa ấy có sự hiện diện của các anh Vũ Thư Hiên, NCT, Đỗ Quý Toàn, Đỗ Việt Anh, Phạm Phú Minh, Phạm Quốc Bảo, Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Mai Khanh và một số anh em khác tôi không nhớ hết, nhà văn Nhật Tiến có mặt nhưng vì bận bên trong tòa soạn nên ít xuất hiện… Trên bàn có bia và đồ nhậu (gà vịt quay, đồ phá lấu, bánh mì).
Tôi nhớ trong buổi gặp gỡ hôm ấy, KDV uống khá nhiều, gần như ông không ăn hoặc ăn rất ít. Ông kể lại đủ thứ chuyện: chuyện cùng với Phan Hữu Văn theo chân và chỉ đường vẽ lối cho mấy chuyên viên truyền hình người Pháp toan tính đột nhập trại Thanh Cẩm để phỏng vấn tù nhân Đoàn Viết Hoạt nhưng bất thành, chỉ lấy được ít hình quanh trại. Những pha đứng tim mà anh và Phan Hữu Văn (thời gian hai người được tự do đang ở Hà Nội) trải qua trong cuộc phiêu lưu đầy bất trắc ấy. KDV cũng nói tới lý do ông kẹt lại Hà Nội năm 1954 rồi bị cộng sản tống vào nhà tù ngót 20 năm: vì chữ hiếu phải vâng lời song thân khi ấy mang ảo tưởng là cộng sản sẽ buông tha cho gia đình nhờ có công với kháng chiến (trước đây hai cụ đã đóng góp nhiều cho Mặt Trận Việt Minh). Nhưng các cụ đã lầm: chỉ ít lâu sau khi đất nước chia đôi, KDV bị tống giam và thân phụ ông bị đấu tố đến chết!
Có lúc ông khóc ngất. Có lúc ông cất tiếng cười như ngây, như dại. Giữa giòng lệ KDV cao giọng chửi đổng những kẻ may mắn được thoát thân ra hải ngoại, được hưởng đủ thứ tự do thế mà lại manh tâm mon men tìm về làm tôi mọi cho một chế độ bạo tàn!
Rồi ông đứng dậy cất giọng sang sảng ngâm thơ. Hết thơ Phạm Thái tới thơ NCT. Ngây ngất nhìn bóng dáng cao lớn của KDV, nghe ông ngâm thơ mà tôi như thấy thấp thoáng trước mắt, trong hồn, hình ảnh uy dũng mang vẻ man dại, hoang đường của một mẫu tráng sĩ thời xưa. Ông ngâm hết bài này đến bài khác, nhất là những trích đoạn ẩn giấu tâm trạng bi phẫn trong bài thơ dài có tên Đồng Lầy (4). Những vần thơ hào sảng như nằm sẵn trong ký ức cứ thế tuần tự trào ra. Có một lúc, NCT hích vào vai tôi nói nhỏ: trí nhớ thằng Vĩnh thật khiếp đảm! Anh có nhận ra bài nó vừa ngâm không? Nó nói của tôi mà chính tôi cũng không còn nhớ nữa.
Ngày hôm sau, như đã ước hẹn trước, tôi tới nhà cựu trung tá Khanh thuộc binh chủng không quân đón KDV đi thăm một nhóm bạn bè, phần đông là những người chưa hề biết ông. Trong khi trao đổi, chuyện trò với anh em, ông tâm sự: “vợ tôi là người Công giáo, chúng tôi lấy nhau nhưng đạo ai nấy giữ. Tuy vậy, vì chiều vợ, tối tối tôi thường cầu kinh chung với bà và các con tôi. Mỗi lần đọc kinh Lạy Cha đến câu ‘…như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’ là tôi khựng lại. Tội không muốn đọc tiếp. Không phải là người quá khích, tôi có thể tha bất cứ ai, riêng tụi cộng sản bất nhân đã làm tan nát gia đình tôi, tôi không thể nào tha được!”
KDV cũng kể cho tôi và các bạn tôi nghe nhiều chi tiết về NCT trong những năm tháng ở tù chung, kể cả những gặp gỡ sau này vào những thời gian hai người được trả tự do. KDV cho biết, chính trong những thời khoảng ấy, ông được NCT đọc cho nghe những vần thơ được viết ra bằng máu lệ của anh, đến nỗi lâu ngày đã nhập tâm, cho đến nhiều năm sau ông vẫn còn nhớ.
Trong dịp này, theo lời yêu cầu của KDV tôi đã tìm gặp thân nhân, bạn bè xin được một số kính lão, kính cận đủ thứ để tặng ông, vì theo ông, những cặp kính đáng vứt đi hoặc bi bỏ xó bên này nhưng lại rất cần cho bà con bên nhà phần đông là những người nghèo khổ không có khả năng mua kính mới. Tôi và nhóm bạn bè tôi cũng tặng anh một ngân khoản, giúp anh trang trải một phần những chi phí bắt buộc cho chuyến đi thăm thân nhân. Dịp Uyên Thao về thăm Việt Nam vài năm trước tôi cũng gửi mấy trăm để biếu người bạn mới này.
Nhà văn Vũ Thư Hiên: Để khỏi phải kể lại những gì tôi được nghe từ chính cửa miệng VTH trong một lần gặp gỡ bên Pháp và nhiều lần ở Mỹ, tôi xin trích lại vài đoạn trọng tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày của anh do Văn Nghệ xuất bản tại California, HK lần đầu năm 1997 (5).
Trang 725 Đêm Giũa Ban Ngày (ĐGBN) giòng thứ 6 tính từ đầu trang:
“Anh Nguyễn Chí Thiện, một tù nhân có thâm niên đáng kính, một nhà thơ được ưu ái trong tầng lớp trí thức của xã hội tù…”
Trang 726 ĐGBN từ giòng thứ tư đến cuối và qua 25 giòng đầu trang 727:
“Nguyễn Chí Thiện làm nhiều thơ. Chiều chiều chúng tôi tụ họp nhau ở sau trại ngắm hoàng hôn, uống trà và nghe thơ. Nhìn cảnh những Kiều Duy Vĩnh, Nguyễn Chí Thiện, Lê Trình, Văn Thợ Mộc, Tôn Thất Tần…, kẻ đứng người ngồi trong ráng chiều bàng bạc của một vùng rừng núi âm u bắt đầu ngả sang màu tím, tôi nhớ tới bức tranh vẽ Những Người Tháng Chạp (6) trong cảnh lưu đày ở Sibir thời Nga Hoàng.
Những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện không hợp với tạng tôi. Thơ của anh trần trụi, bỗ bã, nói thẳng vào vấn đề, mà tôi thì lại thích thơ gợi, thơ kích thích trí tưởng tượng, thứ thơ cho phép người đọc được tham gia thêm vào cái đã có sẵn trong bài thơ, câu thơ một chút tâm hồn mình. Nhưng cũng có bài của anh đọng lại trong trí nhớ:
Không có chỗ cho con tàu trái đất
Tôi là người hành khách bơ vơ.
Lỡ chuyến, lầm ga, mất cắp, bây giờ
Tôi ủ rũ trên sàn toa lạnh ngắt,
Cái toa đen dành cho súc vật.
Hoặc:
Người xưa ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương…
Còn tôi đây ngẩng đầu nhìn nhện chăng tơ vướng
Rồi cúi đầu nhặt hạt cơm vương…(7)
Cao lênh khênh giữa các bạn tù, Nguyễn Chí Thiện nhìn đời qua cặp kính trắng mà đàng sau chúng là cặp mắt lồi ngơ ngác.
Bộ quần áo trại phát, dự tính cho người tù có chiều cao trung bình, quá cũn cỡn trên người anh, làm thò đôi cẳng chân khẳng khiu ra ngoài. Thiện không bao giờ đi dép, tứ thời anh diện đôi guốc mộc tự đẽo, làm anh cao thêm mấy phân nữa. Thiện không phải là người tù bướng bỉnh, chống đối bất cứ ai vào bất cứ lúc nào. Anh còn thuộc loại hiền lành nữa là khác. Có vẻ lúc nào anh cũng ngơ ngác, cũng ngạc nhiên trước cuộc đời bụi bậm và uế tạp. Anh ghê tởm nó, nhưng cũng không có ý định dọn dẹp nó hay sửa chữa nó. Nói tóm lại anh chẳng gây sự với cán bộ trại giam. Nhưng đó là một người tù không thể bẻ gẫy. Tinh thần bất khuất trong những người tù không biểu hiện ở thái độ ngang tàng mà ở thái độ bất cần, thái độ khinh mạn.
Có lần đi lao động về tôi thấy Nguyễn Chí Thiện đã bị khóa cánh tiên ngoài cổng trại. Trông anh như bộ xương người trong giờ cách trí –lồng ngực ưỡn ra nhìn rõ từng rẻ sườn. Nhìn thấy tôi Thiện mặt đỏ gay còn cố mỉm cười thay lời chào.
Trình Hàng Vải thì thào với tôi:
- Chúng nó bắt được mấy bài thơ của Thiện.
Những người tù số lẻ lặng lẽ đi ngang bạn mình đang bị hành hạ. Mặt họ đanh lại. Tôi nghĩ: chỉ cần nhìn thấy cảnh này chứ không cần nếm nó người dân cũng khó mà yêu được chế độ.
Kiều Duy Vĩnh đánh giá cao cái ngoại lệ mà người tù chống cộng cực đoan dành cho tôi.
-Thiện nó tin anh lắm đấy! Mà cũng trọng anh lắm đấy! Nếu không nó chẳng đọc thơ cho anh nghe đâu…”
Nói chuyện trực tiếp qua đường giây điện thoại với tác giả ĐGBN chiều Thứ Tư 01/10/2008, tôi được Vũ Thư Hiên xác nhận là những đoạn liên hệ tới NCT trong hồi ký, anh viết từ những năm 1993, 1994, tức là thời gian NCT còn ở trong nước chưa qua Hoa Kỳ. Theo tôi, đây là một sự kiện đáng chú ý.
(Còn tiếp)
© DCVOnline
---------------
(1) Vì đôi chân bắt đầu yếu nên thời gian này Nguyễn Thanh Hùng đã phải nương vào cây gập mỗi khi di chuyển.
(2) Vì lo cho an ninh bản thân của vị LM này, chúng tôi tạm thời ghi tên tắt. Người viết sẵn sàng cung cấp chi tiết cho những vị nào thực tâm muốn biết rõ về LM.
(3) LM Đức Minh từng là giáo sư Chủng viện St. John, đã về hưu và đang giúp giáo xứ La Vang, giáo phận Orange. Cha vốn là giáo sư dạy chủng sinh NVC ở tiểu chủng viện Vinh từ năm 1950 đến năm 1954.
(4) Từ trang 38 đến trang 57 thi phẩm Hoa Địa Ngục.
(5) Ghi chú của người viết: “Hồi ký Chính trị của một người không làm chính trị” này của Vũ Thư Hiên vừa được anh bổ sung và sẽ do tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản và phát hành cuối tháng 10-08. Sách được in tại Đài Loan, khổ lớn, đóng chỉ, bìa cứng. Bìa bọc ngoài offset bốn màu.
(6) Chú thích của VTH trong ĐGBN: * Các sĩ quan trong trào lưu đấu tranh cho tự do đã nối dậy chống lại Nga Hoàng Nicolai đệ nhất vào năm 1825. Cuộc nổi dậy bị đè bẹp. Những người Tháng Chạp bị đầy đi Sibir. Những người vợ dũng cảm của họ đã đi theo chồng tới tận nơi lưu đày, nêu một tấm gương sáng cho phụ nữ Nga.
(7) Chú thích của ngưởi viết: Có lẽ vì nhà văn VTH chỉ ghi lại theo trí nhớ nên khi đối chiếu với nguyên tác hai bài thơ này in nơi trang 155 và 156 trong thi phẩm Hoa Địa Ngục do Cành Nam ấn hành năm 2006, tôi thấy có vài chi tiết hơi khác. Trong bài thứ nhất (HĐN trang 156): câu đầu, VTH viết ‘Trái đất’, trong khi nguyên tác là ‘quả đất’. Câu thứ ba trong nguyên tác không có dấu phảy (,) giữa hai từ ‘mất cắp’ và ‘bây giờ’. Hai câu thứ tư và thứ năm, nguyên tác NCT viết như sau:
‘Đứng chen chúc trên toa tàu bẩn nhất
- Sàn một toa đen dành cho súc vật’
Trong bài thứ hai (HĐN trang 155) cũng có một số chi tiết VTH nhớ sai trong 4 câu đầu bài Xưa Lý Bạch.
Nhân tiện xin trích lạị toàn văn như sau:
‘ Xưa Lý Bạch ngửng đầu nhìn trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương
Nay tôi, ngửng đầu nhìn nhện giăng bụi bám
Cúi đầu giết rệp nhặt cơm vương
Lý Bạch rượu say gác lên bụng vua Đường
Tôi đói lả gác lên cùm gỉ xám
Lý Bạch sống thời độc tôn u ám
Phong kiến bạo tàn chưa có tự do
Tôi sống thời Cộng sản ấm no
Hạnh phúc tự do, thiên đường mặt đất
Rủi Lý Bạch, mà may tôi thật! (1967)
Nguyễn Chí Thiện (Kết)
Trần Phong Vũ
05-10-2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5543
Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện
Những trải nghiệm riêng
Tám năm trời quen biết, tôi có dịp gặp gỡ, trao đổi với NCT trong nhiều sinh hoạt cộng đồng. Không phải chỉ ở quận Cam, mà còn ở nhiều nơi. Những lần cùng anh xuất hiện trong những cuộc họp báo, những cuộc phỏng vấn, những buổi hội luận trên các đài phát thanh, các chương trình truyền hình ở nam hoặc bắc California. Những lần giới thiệu sách cho bản thân, cho những bằng hữu thân quen như tác giả Đỗ Mạnh Tri (Pháp) với các tác phẩm Hiện Tượng Nguyệt Biều - Di Sản mác-Xít Tại Việtnam; như nhà biên khảo Minh Võ (San Diego, HK) và các tác phẩm Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp - Sách Lược Xâm Lăng Của CS; hay tác giả Tường Lam (Đức quốc), Ngược Giòng Thới Gian; anh cũng đề tựa cuốn Ai Giết Hồ Chí Minh của Minh Võ…
Qua những sinh hoạt này, tôi nhận ra nơi NCT:
– Một mẫu người có trí nhớ đặc biệt, óc nhận xét, phán đoán tinh tế, sắc bén.
– Một lối sống giản dị, khiêm tốn, hòa đồng với tha nhân.
– Một nhân cách khác thường: trọng điều nhân nghĩa hơn tiền bạc, dứt khoát chọn lối sống khắc khổ, tự chế như một nhà tu.
Quan trọng hơn hết, nơi anh tôi bắt gặp một người có một tinh thần quốc gia không dời đổi, một lập trường chống cộng – nói chính xác hơn là chống cái ác – dứt khoát, kiên định. Có lần Đỗ Mạnh Tri nói với bạn bè anh: “đối với tôi, chỉ với Hoa Địa Ngục, Nguyễn Chí Thiện đã là một Monument, một Tượng Đài sống”. Riêng người viết những giòng này đã hơn một lần thú nhận với những người thân quen: cùng một đề tài vạch trần tội ác cộng sản, một tiếng nói của NCT nặng gấp trăm lần tiếng nói của tôi.
Sau đây là vài dấu chứng cụ thể.
Về nhân cách NCT: Chưa bao giờ tôi thấy anh thất hứa với bạn bè. Chưa lần nào anh tỏ ra là kẻ chuộng hư danh, ham tiền bạc. Dù cuộc sống đơn nghèo, đạm bạc – trước khi được hưởng tiền trợ cấp SSI dành cho những người trên 65 tuổi, anh sống bằng tiền nhuận bút của hai tác phẩm Hoa Địa Ngục và Hỏa Lò do nhà xuất bản Cành nam ở miền Đông chi trả (8) và trong ba năm ở Pháp do tổ chức IPW (International Parliament of Writers) đài thọ chi phí ăn ở – anh luôn khảng khái khước từ sự giúp đỡ của anh em, dù nhiều hay ít, kể cả trường hợp những tác giả nhờ anh đi đây đó giới thiệu sách và tỏ ý muốn biếu tặng anh một số tiền như một cách để cám ơn anh.
Gần đây, vì Phan Nhật Nam có ý bán căn nhà nhỏ của anh trong khu mobilhome trên đường McFadden (nơi NCT đang ở chung), anh hỏi tôi xem có chỗ nào cho share phòng không, tôi tâm sự với một người bạn. Ngay sau đó người bạn này và chủ nhà vốn là người thân của anh mời tôi và NCT tới coi một căn hộ thật khang trang trên lầu một, với đầy đủ tiện nghi: phòng ngủ, bếp, phòng tiếp khách, trang bị đồ đạc tươm tất, sẵn sàng để dọn vào. Trong một buổi ăn chiều hôm sau ở nhà hàng Bon Ami trên đường Euclid, trước mặt tôi và anh bạn, chủ nhân thẳng thắn ngỏ lời mời NCT đến ở vô điều kiện, không phải trả bất cứ chi phí nào, kể cả tiền nhà. Anh cám ơn và khất sẽ trả lời sau khi đi San Franciso, theo lời mời của tổ chức Pháp Luân Công, trở về. Nhưng khi ra xe, anh nói nhỏ với tôi: “vì không muốn làm buồn lòng một người có lòng tốt với mình, tôi chưa trả lời ngay. Nhưng trong thâm tâm tôi đã quyết định từ chối. Anh nghĩ coi, làm sao tôi có thể nhận một ân huệ lớn lao một cách khơi khơi như vậy được!”
Lần anh giúp giới thiệu tác phẩm Di Sản Mác-Xít Tại Việt Nam, tác giả là Đỗ Mạnh Tri nhờ tôi chuyển biếu anh 300 MK, nhưng anh dứt khoát chối từ. Viện cớ là không có nhu cầu. Bị ép quá, anh nhận, nhưng ngay sau đó đã tặng lại cho nguyệt san DĐGD vào lúc tờ báo còn ở giai đoạn phôi thai. Lần anh giúp giới thiệu tác phẩm Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp và viết lời tựa cho cuốn Ai Giết Hồ Chí Minh trước đó của nhà biên khảo Minh Võ, anh cũng nhất định từ chối không nhận tiền, mặc dầu tôi và anh Minh Võ hết sức nài ép. Trường hợp anh giới thiệu tác phẩm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại của tôi ở nam California ấn bản đầu năm 2005 và lần tái bản năm 2006 trên San Jose cũng tượng tự như thế. Rồi đến lần ông Bùi Hạnh Nghi, phu quân tác giả Tường Lam từ Đức quốc qua nhờ anh giới thiệu cuốn Ngược Giòng Thời Gian ở quận Cam và San Jose anh vẫn giữ nguyên tắc bất di dịch là một mực chối từ mọi thứ thù lao, mà theo lẽ công bằng anh có quyền nhận.
Cuối cùng, tôi đành bịa ra vài lý do để gián tiếp giúp anh.
Thứ nhất, đưa tiền nhờ anh chuyển biếu những nhà văn trong nước mà anh thường giúp đỡ (vì trong quá khứ tôi đã chứng kiến nhiều lần anh trao tiền tận tay cho nhà văn Vũ Thư Hiên, khi 200 khi 100 để nhờ chuyển về VN tặng những người bạn tù ngày xưa, trong khi tôi biết rõ bản thân anh lúc ấy cũng không dư giả gì.) Những dịp như vậy có lần anh nhận và cũng có lần anh từ chối với lý do vừa mới gửi rồi.
Thứ hai, khi nhà xuất bản Cành Nam tái bản cuốn Hoa Địa Ngục, tôi đã trao anh một số tiền mặt nói là để đặt mua trước mấy chục cuốn tặng bạn bè ở xa. Cách này thật ra cũng chỉ có giá trị tượng trưng vì thực ra sách của anh mỗi lần tái bản và giới thiệu đây đó đều được độc giả nhiệt tình chiếu cố không còn một cuốn. Tôi còn nhớ hôm giới thiệu sách ở hội trường đài Little Sàigòn Radio, theo lời căn dặn trước của NCT, ông Nguyễn Ký, một trong những người tình nguyện giúp anh trong buổi sinh hoạt hôm ấy, đã gói sẵn số sách tôi đặt mua. Nhưng vào phút chót, khi thấy vẫn có người cần mà sách đã hết, tôi nói ông Ký mở ra để bán. Phần tôi sẽ chờ lấy đợt sau.
Về khả năng và trí thông minh: Có nhiều cơ hội nói chuyện trực tiếp với NCT và qua những lần nghe anh phát biểu về nhiều lãnh vực, từ chính trị tới văn hóa, thi ca đông tây kim cổ (9), thấy anh quán triệt gần như tất cả mọi vấn đề, tôi không khỏi ngạc nhiên khi đối chiếu với tuổi tác và thời gian vướng vòng lao lý rất sớm của anh.
Về khả năng Pháp ngữ, tôi phải thành thật thú nhận là tôi không đủ tư cách để đưa ra nhận xét riêng. Nhưng dựa vào những gì nguyên luật sư kiêm nghị sĩ Nguyễn Văn Chức nói với tôi, tôi tin NCT là người có trình độ. Tôi thường tự hỏi: do đâu mà một người sinh năm 1939, bị đi tù rất sớm như NCT lại có được một khả năng hiểu biết về Pháp ngữ như thế? Theo tôi phỏng đoán thì có lẽ nhờ trí thông minh, có năng khiếu về ngoại ngữ, dựa vào cái nền của những năm ở bậc tiểu, trung học và tổng cộng thời gian 27 năm ngồi tù giúp anh có cơ hội học hỏi qua sách vở và các bạn đồng tù, nên mới được như thế chăng? Trong tác phẩm Viết Về Bè Bạn, nhà văn Bùi Ngọc Tấn có nói tới trường hợp nhà văn Dương Tường, một người ngồi trên ghế nhà trường không được bao lâu, tham gia kháng chiến, đi bộ đội từ thời niên thiếu, rày đây mai đó, nhưng vì hiếu học, chiếc ba lô trên vai lúc nào cũng đầy nhóc sách vở. Nhờ thế sau này không những Dương Tường nối tiếng là người viết và là nhà phê bình văn học có hạng mà còn là người thông thạo nhiều sinh ngữ. Ông quen biết rất nhiều tác giả Âu Mỹ. Mỗi khi những vị này ghé qua Việt nam đều phải nhờ tới vai trò trung gian của ông. Tiết lộ của nhà văn họ Bùi giúp tôi lý giải một phần thắc mắc về trường hợp NCT.
Trở lại những điều ông Nguyễn Văn Chức nói với tôi về NCT, có lúc tôi ngần ngại không muốn nhắc tới trong bài viết này, vì sợ do một căn nguyên nào đó sẽ bị phủ nhận. Nhưng tin rằng sự thật trước sau vẫn là sự thật, và hẳn luật sư Chức, dù trong hoàn cảnh nào, cũng chia sẻ một niềm tin như tôi, do đó tôi xin phép ghi lại vài lời, vẫn chỉ với mục tiêu duy nhất là trình bày những gì tôi biết về NCT mà thôi.
Năm 1996, khi tôi viết xong tập biên khảo Một Thoáng Nhìn Về GHVN Qua Biểu Tượng Đức Gioan Phaolô II, tôi được ông Nguyễn Văn Chức viết Lời Tựa cho cuốn sách. Từ đấy chúng tôi thường liên lạc với nhau. Một hôm (tôi không nhớ đích xác năm nào), trong khi đàm đạo nhiều chuyện qua đường giây điện thoại viễn liên, luật sư Chức đề cập tới NCT. Ông cho hay đã có lần NCT ở chơi trong nhà ông cả tuần lễ. Trong thời gian ấy, NCT lúc nào cũng quanh quẩn bên tủ sách của ông, trong đó hầu hết đều là sách tiếng Pháp và tiếng Anh, văn học, thi ca, chính trị, luật pháp, đủ loại. Ban đầu ông hoài nghi trình độ đọc và hiểu Pháp ngữ của NCT, vì thế nhân một lúc thuận tiện ông gợi lại tên và tác phẩm của một vài tác giả Pháp để dò ý NCT. Và qua cuộc trao đổi hôm ấy ông nhìn nhận là NCT có một trình độ khá vững về Pháp ngữ cũng như am tường về nhiều tác giả, tác phẩm thời danh của Pháp. (10)
Về trí nhớ và óc phân tích, tổng hợp: Qua những lần cùng NCT lên tiếng trong những buổi hội luận hoặc phỏng vấn trên TV, Radio, hoặc những lần nghe anh nói chuyện đây đó, điều tôi hết sức cảm phục là trí nhớ đặc biệt và óc phân tích, tổng hợp sắc bén, nhanh nhạy của anh. Ký ức của NCT không chỉ giới hạn trong hàng trăm bài thơ của anh, hay của một vài tác giả nào đó mà anh đã nhập tâm từ thuở nào. Nó còn bộc lộ cả trong những trích dẫn bất chợt về câu nói của một văn nhân, nghệ sĩ, một chính trị gia, một nhà khoa học đông tây, kim cổ nào đó khi anh cần minh chứng hoặc làm sáng lên ý tưởng của một vấn đề anh vừa đề cập. Trong những lần NCT được mời thuyết trình, tôi chưa bao giờ thấy anh phải viết ra giấy, dù chỉ là một dàn bài sơ lược.
NCT có một lối nói dễ dàng, giản dị, không cầu kỳ, làm dáng. Anh luôn tỏ ra là người biết tôn trọng đối tượng anh nói với, và vì thế anh được cử tọa, dù thuộc thành phần thượng lưu, trí thức hay bình dân quý mến và nồng nhiệt đón nhận. Một phần quan trọng, theo nhận định của tôi, là mỗi khi đến với cử tọa, với khán thính giả, anh đến bằng tấm lòng, bằng trái tim chứ không chỉ bằng ngôn ngữ. Những gì anh nói ra xuất phát từ tấm lòng chân thành, ngay thẳng của mình.
Về lập trường chính trị: Nguyễn Chí Thiện không phải là một chính trị gia. Anh không xếp hàng trong bất cứ đảng phái chính trị nào. Nhưng anh là người có một lập trường chính trị rõ rệt, dứt khoát, không dời đổi. Đó là lập trường quốc gia, chống lại mọi thế lức gian dối, độc ác mà chủ nghĩa nô bộc cộng sản được anh xếp lên hàng đầu. Trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày, nhà văn Vũ Thư Hiên xếp NCT vào loại “chống cộng cực đoan”. Ở một khía cạnh nào đó, nhận xét này không sai. Nơi cuối trang 725 và đầu trang 726, nhà văn họ Vũ viết:
“– Nạn đói là kinh niên đối với một nước như Trung Quốc –tôi nói với Thiện-. Không phải những người cộng sản là nguyên nhân duy nhất. Thời Tưởng, tôi biết, nạn đói còn xảy ra nhiều hơn. Hãy nhớ lại bọn Tàu phù sang ta năm 1945. Không phải chỉ đói, mà còn man rợ nữa…
Thiện trợn mắt. Anh không thích một câu đế ngang xương như thế. Với anh, cộng sản là xấu, là tồi tệ, là kinh tởm, chấm hết. Không một cái gì của cộng sản có thể là tốt.
Cái cách tôi đánh đồng loại chính quyền Tưởng Giới Thạch với chính quyền Mao Trạch Đông như thế là không được. Không hiểu sao anh vẫn chấp nhận tôi…”
Có lẽ chỉ với hai tác phẩm Hoa Địa Ngục, Hỏa Lò và với những chứng từ trên đây của nhà văn Vũ Thư Hiên đã quá đủ. Tôi không cần phải nhắc lại những gì chính tai tôi được nghe trong những buổi thuyết trình, hội luận, phỏng vấn ở nhiều nơi mà NCT là diễn giả chính, để chứng minh lập trường quyết liệt và dứt khoát của anh đối với chủ nghĩa độc tài chuyên chính cộng sản. Ngay lúc đang ở trong nhà tù cộng sản mà NCT đã như thế thì khi được tháo cũi, xổ lồng, anh có bôn ba đây đó để vạch trần bộ mặt thật nhơ nhớp, phản bội đất nước, phản bội dân tộc của chế độ cộng sản thì chỉ là chuyện đương nhiên, không cần tranh cãi.
Nhắc tới nguồn dư luận cho rằng NCT đang ở hải ngoại là NCT “giả” do cộng sản dựng lên để phá đám, một người bạn nói đùa với tôi: nếu đúng như vậy thì tôi mong cộng đồng mình ở ngoài này được đảng và nhà nước chiếu cố cung cấp thêm cho vài ba chục hoặc 100 NCT khác nữa. Dù là câu nói đùa, tự thâm tâm tôi chia sẻ ước mong này của anh bạn.
Vài giòng trước khi kết thúc
Trên đây là tất cả những gì tôi biết về con ngưới, tác phong, tư cách và lập trường của nhà thơ NCT. Cái biết ấy căn cứ vào những gì chính tôi nghe được, đọc được qua những chứng từ của những nhân vật hiện còn sống ở trong nước hoặc hải ngoại, trong đó có những chi tiết trích dẫn nguyên văn trong tập hồi ký đồ sộ của nhà văn Vũ Thư Hiên: tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày.
Tôi không che giấu tình cảm kính trọng và quý mến của tôi đối với NCT.
Vì nhân cách của anh. Nhất là vì ở anh, tôi tìm được một mẫu người đồng tâm, đồng chí. Cả anh và tôi đều không trực tiếp làm chính trị, không có tham vọng chính trị, nhưng chúng tôi có chung một ý thức và quan điểm chính trị: ngày nào còn sống, còn thở, chúng tôi quyết tâm tiếp tục dấn thân tiếp tay với những cá nhân, những tập thể đang đấu tranh tiêu diệt mọi thế lực gian dối, độc ác để xây dựng một một thể chế dân chủ, tư do, trong đó nhân quyền, nhân phẩm của 84 triệu đồng bào phải được triệt để tôn trọng trên quê hương Việt Nam.
Nam California, ngày 02/10/2008
© DCVOnline
--------------------------------
(8) Thời gian chưa được hưởng trợ cấp SSI, có lần tôi tò mò muốn biết bằng cách nào anh có thể tiếp tục sống còn, anh cho biết là nhờ vào tiền nhuận bút của Cành Nam, nhất là những lần tự mình giới thiệu sách, tổng cộng anh có được khoảng 16 ngàn đồng.
(9) Như buổi tối tại nhà hàng Le Véranda, quận Cam do ông Bùi Hạnh Nghi và phu nhân là tác giả Tường Lam khoản đãi, tôi được vinh dự ngồi nghe ông Nghi và NCT bàn chuyện thơ văn.
(10) Tình cờ tôi được đọc một cuốn tiểu thuyết nhan đề Con Chiên Lạc Bày Của Chúa của Trần Tự do nhà Xuất bản Thanh niên ấn hành ở Hà Nội năm 1992. Chính nhờ thế tôi thêm một dữ liệu về khả năng thiên phú về ngôn ngữ của NCT. Cuối trang 159 và đầu trang 160 CCLBCC, tác giả viết:
“…Thiện hơn tôi vài ba tuổi, nhưng trông già dặn, tóc đã có mấy sợi bạc, vóc dáng cao lớn, nhưng chậm chạp lử khử cứ như ông già; mắt cận lồi nhưng không chịu đeo kính, nên chúng tôi thường gọi là Thiện-Trố… Tuổi 20 nhưng Thiện ít nói, thâm trầm và rất quyết liệt. Khi tôi còn đang học đứt lưỡi chia động từ tiếng Pháp thì Thiện đã nói và dịch tiếng Pháp như máy. Thiện cũng đang tập tễnh viết văn làm thơ…”
Subscribe to:
Posts (Atom)