Tuesday, August 31, 2010

TIN & BÀI của NGÀY 31-8-2010

TIN & BÀI của NGÀY 31-8-2010

SỐ PHẬN HẨM HIU CỦA CÁC NHÀ KINH DOANH TRUNG QUỐC Đ/V ĐỒNG NGHIỆP HOA KỲ

BIÊN NIÊN SỬ QUAN HỆ VIỆT-MỸ 1995-2010

VỚI TRUNG QUỐC HUNG HĂNG VIỆT NAM NÊN LÀM GÌ ?

CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC NGUY CƠ CHIẾN TRANH BIỂN ĐÔNG NẾU CÓ DÂN CHỦ

NGUY HIỂM CỦA SỰ ĐỒNG THUẬN BẮC KINH

TRUNG QUỐC TRONG BÀI TOÁN "AN NINH HÀNG HẢI" BIỂN ĐÔNG

GIẤC MƠ TRUNG HOA !

ĐÀN CHIM VIỆT HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI VỚI TÊN MIỀN MỚI

BÀI DIỄN VĂN CỦA NGÔ BẢO CHÂU BỊ BÁO CHÍ VIỆT NAM “BỔ ĐỀ”

QUÁ DƯ THỪA ĐÁM ĂN HẠI

NGUYỄN CHÍ VỊNH "BỊT MỒM" HỮU ƯỚC

TÂM TÌNH MỘT NGƯỜI HÀ NỘI VÈ NGÀY 19-8-1945

TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH : "MỸ PHẢI LÀM MẠNH HƠN NỮA”

HT QUẢNG ĐỘ PHẢN KHÁNG CHÍNH QUYỀN ĐÀN ÁP CHÙA GIÁC MINH

VIỆT NAM : TỪ ĐỜI SỐNG VỈA HÈ ĐẾN BÁO CHÍ, VĂN HỌC NGOÀI LUỒNG

Tạp Chí PHÍA TRƯỚC Số 37

TƯỚNG ĐI ĐÊM

CƠ HỘI BẰNG VÀNG CHO TRIẾT - TRỌNG - DŨNG

KHOA HỌC MÌ ĂN LIỀN

NHÀ ĐẤU TRANH NGUYỄN BẮC TRUYỄN BỊ BẮT GIỮ ĐỂ THI HÀNH QUẢN CHẾ

TỪ DÂN OAN BỊ QUY THÀNH ÂM MƯU LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN

CÁC ÔNG NGUYỄN HỮU CẦU và TRẦN VĂN THIÊNG KHÔNG ĐƯỢC ÂN XÁ

ĐỌC "VIỆT NAM 1946: CHIẾN TRANH ĐÃ BẮT ĐẦU RA SAO"

MỸ SẼ BÁN ĐỨNG VIỆT NAM TẠI BIỂN ĐÔNG ?

TRUNG QUỐC TẬP TRẬN Ở HOÀNG HẢI NHƯNG TRÁNH TRỰC DIỆN VỚI MỸ

PHẢN ỨNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

LÝ GIẢI VỀ NHỮNG TIẾNG SẤM GIỮA TRỜI QUANG Ở TRUNG QUỐC

TRUNG QUỐC SẼ KHỦNG HOẢNG ĐỊA ỐC

TRUNG QUỐC KHÔNG THỰC SỰ KIỂM SOÁT THẾ GIỚI

TRUNG QUỐC - ĐẾN TỪ ĐÂU và ĐỊNH ĐI TỚI ĐÂU ?

TRUNG QUốC VÀ ẤN Độ: CUộC TRANH TÀI CủA THế Kỷ

.

.

.

TIN VIỆT NAM

.

Xin hãy hiểu cho Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt (nuvuongcongly.net)

Từ Đại hội nhà văn đến Đại hội dân Chúa (nuvuongcongly.net)

Nhóm giáo dân Sài Gòn: Góp ý cho Đại hội dân Chúa (nuvuongcongly.net)

Góp ý với Đại hội Dân Chúa: Phân hóa (nuvuongcongly.net)

Sông Mêkông trong chiến lược tái chinh phục Đông Nam Á của Mỹ (blog mylingng)

Ưu tiên đầu tư cho toán học hay ngành khoa học nào? (nguyenvantuan.net)

NHỮNG QUẢ CẦU THỦY TINH (blog guihuongchogio)

TRỜI CAO CÓ MẮT? (blog suthatcongly)

TỨ BẤT - TỨ VẬT - TỨ MẠC (blog nguyenxuandien)

Rừng Rưng Rức Khóc (blog tuongnangtien)

Hà Nội lắp cầu vượt đường Hoàng Diệu nối hai di tích? (boxitvn)

Quy hoạch đô thị: Hết cách và Bất lực (blog haydanhthoigian)

Tại sao cụ Rùa khóc (hieuminh.org)

Ở Việt Nam: Nếu anh là phần tử hay gây phiền hà, là bắt (talawas)

Phản ứng của dân Campuchia sau chuyến thăm của ông Nguyễn Minh Triết (RFA)

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ gốc Việt ở TPHCM bắt đầu nhiệm kỳ (VOA)

USAID hỗ trợ trang web về thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (VOA)

Tổng thống Philippines hủy chuyến đi Việt Nam (RFI)

Tổng thống Philippines chưa thăm Việt Nam (BBC)

Quan hệ đối tác chiến lược Anh-Việt (BBC)

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Hưng? – Tên lạ cho nhà máy điện do nước “lạ” đầu tư - Dương Danh Huy (talawas.org)

Trung Quốc đầu tư nhà máy điện ở Việt Nam (vinacorp.vn)

Dự án xe lửa cao tốc bị treo của Việt Nam vẫn trông mong vào Nhật Bản - Maya Kaneko (talawas.org)

Băn khoăn việc tái khởi động dự án cao tốc (phapluattp.vn)

Bất ngờ trước tin tiếp tục làm đường sắt cao tốc (sgtt.vn)

Đường sắt cao tốc: Quyết định đầu tư thuộc về Quốc hội (vietnamnet.vn)

Lana Huyền Chi – Lại “cố đấm ăn xôi” đường sắt cao tốc (blog danluan)

Học gì từ Nhật Bản và Trung Quốc? (vietnamnet.vn)

Không thể có quyền lực chính đáng nếu dân không tin (tuanvietnam.net)

Trực tuyến “Giá rẻ và câu chuyện Trung Quốc trúng thầu” (vnr500.vn)

Phó tổng giám đốc VTV xin từ chức (bee.net.vn)

Phó Tổng giám đốc VTV từ chức? Chuyện bình thường! (bee.net.vn)

Hàng trăm người đến công an đòi tiền đất “khống” Thanh Hà (vietnamnet.vn)

Mặt cầu Thăng Long sửa xong vẫn nứt (nhandan.com.vn)

Gói bồi thường của Vedan chưa được toàn bộ nông dân chấp thuận (RFA)

Giao thương Trung Quốc – ASEAN và “bẫy nhân dân tệ” (tuanvietnam.net)

FDI chảy vào bất động sản là đáng nghi ngại (phapluattp.vn)

Hãy để kinh tế nhà nước cạnh tranh bình đẳng! (phapluattp.vn)

Mổ xẻ “câu chuyện” Vinashin: 11 lần thanh kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm (daidoanket.vn)

Mỗi tháng, Vinashin mất 40 kỹ sư, công nhân (tienphong.vn)

Hội đồng Lý luận phê bình VHNT TPHCM: Mô hình mới đáp ứng nhu cầu thời đại (sggp.org.vn)

100 trống đồng đến Văn Miếu để cầu phúc- nhập linh (vietnamnet.vn)

Bạch Tuyết chuyển thể cải lương tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh (thethaovanhoa.vn)

Nghệ sĩ Bạch Tuyết: Người nổi tiếng như người lướt ván! (thethaovanhoa.vn)

AI CHO NÓ LÁO ? (menam)

Liên Hiệp Quốc : Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với bất bình đẳng (RFI)

Hy vọng mới cho người khuyết tật Việt Nam (RFA)

12 triệu người Việt Nam bị rối nhiễu tâm trí (baodatviet.vn)

9 người Việt 'bị tội giết người' ở Dubai (BBC)

Hàng trăm người bao vây đánh chết 2 thanh niên trộm chó (vnexpress.net)

Vào tù vì mật phục đánh chết 2 tên trộm chó (vnexpress.net)

Mất mạng vì đi trộm chó (vnexpress.net)

Ảnh minh họa báo chí Việt Nam. (nguoibuongio)

Xịt hơi cay cướp xe máy giữa Hà Nội (vnexpress.net)

'Bẫy tình' trong nhà nghỉ của cô thợ cắt tóc (vnexpress.net)

'Tú Bà' tắm, hai nữ sinh trốn khỏi lầu xanh (vnexpress.net)

Chân dung nghi can đâm chết người vì va chạm giao thông (vnexpress.net)

Phu gạch (tienphong.vn)

.

.

.

TIN VIỆT NAM HẢI NGOẠI

.

Lễ Vu Lan ở Melbourne (lyhuong.net)

Bà Mẹ Bồng Sơn (lyhuong.net)

Cuộc thi viết về những Kỷ Niệm Bên Gia Đình Trong Mùa Lễ (machsong.org)

Phụ huynh gốc Việt thích cho con đi học thêm

Nhiều ngạc nhiên thích thú với Hội Hiếu Nhạc Việt-Mỹ

Danh thủ bóng bàn Lê Văn Inh từ Úc châu hội ngộ cùng giới bóng bàn San Jose (calitoday.com)

Cơn bão hurricane Earl tràn đến vùng đông bắc biển Caribbean và có thể hăm dọa Hoa Kỳ (calitoday.com)

Westminster: Lễ Hội Ẩm Thực Tưng Bừng (vietbao.com)

Nhạc Sĩ Trần Quan Long Từ Trần, Thọ 71 Tuổi (vietbao.com)

Cựu Hs Tân Bình - Nguyễn Thượng Hiền Mời Họp Mặt 5-9 (vietbao.com)

Cơ Quan Dân Quyền Bộ Nội An gặp báo chí Việt ngữ (vietherald.com)

Thanh niên đoàn PGHH Nam California mừng lễ Vu Lan: Ngày kết nối yêu thương trong tình hiếu đạo (vietherald.com)

.

.

.

SỐ PHẬN HẨM HIU CỦA CÁC NHÀ KINH DOANH TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁC ĐỒNG NGHIỆP HOA KỲ

Số phận hẩm hiu của các nhà kinh doanh Trung Quốc đối với các đồng nghiệp Hoa Kỳ

Nguyễn Hoài Vân

Monday, August 30, 2010

http://www.diendantheky.net/2010/08/so-phan-ham-hiu-cua-cac-nha-kinh-doanh.html


Giới lãnh đạo Việt Nam sẽ chọn theo Tàu hay theo Mỹ?

Trung Quốc vừa giảm bớt số tội danh bị xử tử hình, trong các vụ vi phạm luật kinh doanh (Le Monde 25 tháng 8). Điều này nhắc lại sự đe dọa luôn đè nặng trên các nhà kinh doanh Trung Quốc. Những trường hợp như Wu Ying, người tỉnh Zhejiang bị phạt tử hình năm 2009 vì vi phạm luật ngân hàng, Du Yimin, vì tổ chức chơi hụi, v.v... khiến chúng ta có thể run sợ cho các nhà kinh doanh Hoa Kỳ nếu họ là người Trung Hoa... May là sự thực hoàn toàn ngược lại.

Xin đang cử vài thí dụ, theo Wall Street Journal (liệt kê thu nhập của các giám đốc công ty trong 10 năm qua) :

Dick Full làm sụp đổ ngân hàng Lehman Brothers, kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và Angelo Mozillo, làm phá sản Countrywide, không những không bị tử hình, mà còn được lĩnh tổng cộng một tỷ Đô La!

Giám Đốc United Health Care, bóc lột thân chủ bằng một sự tăng giá bảo hiểm sức khỏe lên đến 20% trong năm 2010, viện cớ lỗ lã, nhưng lại tự thưởng cho mình một món tiền lên đến 450 triệu Đô La.

Barry Diller, làm cổ phần hãng mình mất 50% giá trị, nhưng vẫn được hưởng 1 tỷ 143 triệu Đô La.

Cổ phần công ty của Michael Dell suy sụp 74% trong 10 năm, nhưng ông lại được lĩnh 450 triệu Đô La.

Thật ra, kỷ lục hốt bạc thuộc về giám đốc công ty Oracle với 1 tỷ 835 triệu Đô La, dù cho dưới sự quản lý của ông này, cổ phần Oracle đã mất 35% trị giá trong thập niên qua.

Những nhà kinh doanh này đã làm cổ đông của họ mất rất nhiều tiền, trong khi chỉ 25 người trong số họ đã bỏ túi tổng cộng là 14 tỷ Đô La! Con số này tương đương với ngân sách quốc gia của nhiều nước nghèo, như Ivory Coast, Cameroun, v.v...

Một ngoại lệ là Steve Jobs, của Apple : ông được lĩnh 750 triệu Đô La, nhưng đã làm cổ phần hãng ông tăng lên 890 %! Cổ Đông của Apple, nhờ ông, có thể bỏ túi 200 tỷ Đô La.

An Nam ta cũng có những nhà kinh doanh “ngoại hạng“ như ngài Phạm Thanh Bình, giám đốc Vinashin, đem lại cho “nhân dân” một món nợ kếch sù là 4 tỷ Đô La. Món nợ ấy, nếu chia ra cho mỗi gia đình Việt Nam thì chắc cũng tương đương với vài tháng thu nhập của họ!

Chính ở điểm này mà người ta có thể tự hỏi, các vị lãnh đạo anh minh của nước ta sẽ chọn theo Tàu hay theo Mỹ?

Nguyễn Hoài Vân
29 tháng 8 năm 2010

.

.

.

BIÊN NIÊN SỬ QUAN HỆ VIỆT-MỸ 1995-2010

Việt Nam-Hoa Kỳ 1995-2010: Hình ảnh và sự kiện

Người Việt

Monday, August 30, 2010

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=118037&z=262

.

1995

.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ bắt tay thủ tướng Việt Nam, Võ Văn Kiệt, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8, 1995, khai trương Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/118037-kietChristopher-400.jpg

.

11 tháng 7: Bình thường hóa quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Việt Nam.

Tháng 8: Mỹ và Việt Nam mở tòa đại sứ tại Hà Nội và Washington.

.

1997

27 tháng 6: Ngoại Trưởng Madeleine Albright thăm chính thức Việt Nam.

.

1998

30 tháng 9: Ngoại Trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức Hoa Kỳ.

.

2000

.

Tổng Thống Bill Clinton thăm Việt Nam tháng 11, 2000. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/118037-clinton-400.jpg

.

14 tháng 7: Hiệp Ðịnh Thương Mại song phương Việt-Mỹ.

16 tháng 11: Tổng Thống Bill Clinton ghé thăm Việt Nam.

.

2001

Tháng 1: Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Vietnam Education Foundation Act, ngân sách hàng năm $5 triệu đến năm 2019, đón sinh viên Việt Nam du học Hoa Kỳ.

24 tháng 7: Ngoại Trưởng Colin Powell thăm Việt Nam nhân dự Diễn Ðàn ASEAN cấp vùng tại Hà Nội.

17 tháng 10: Tổng Thống George W. Bush phê chuẩn Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt-Mỹ.

.

2003

.

Khu trục hạm USS Vandegrift cập bến Sài Gòn tháng 11, 2003. (Hình: Gary B. Granger/U.S. Navy via Getty Images)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/118037-Vandegrift-400.jpg

.

10 tháng 11: Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, Phạm Văn Trà, viếng thăm Hoa Kỳ, bàn thảo hợp tác an ninh khu vực.

19 tháng 11: Khu trục hạm USS Vandegrift cập bến Sài Gòn, trở thành tàu chiến đầu tiên của Hoa Kỳ đến Việt Nam từ 1975.

.

2004

10 tháng 2: Ðô Ðốc Thomas Fargo, tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương ghé Hà Nội và Ðà Nẵng.

19 tháng 7: Ðạo Luật Nhân Quyền Việt Nam thông qua tại Hạ Viện Hoa Kỳ.

28 tháng 7: Khu trục hạm USS Curtis Wilbur đến Ðà Nẵng.

15 tháng 9: Việt Nam bị đặt vào danh sách “Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Ðặc Biệt” - CPC.

.

2005

.

Thủ tướng Việt Nam, Phan Văn Khải, và tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush, tháng 6, 2005, tại Tòa Bạch Ốc. (Hình: Alex Wong/Getty Images)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/118037-khaiBush-400.jpg

.

29 tháng 3: Chiến hạm USS Gary ghé bến Sài Gòn, đánh dấu 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.

19 tháng 6: Thủ tướng Việt Nam, Phan Văn Khải, gặp Tổng Thống George W. Bush tại Washington, xem như thủ tướng đầu tiên đến Hoa Kỳ kể từ khi chấm dứt chiến tranh.

.

2006

4 tháng 6: Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld thăm Việt Nam, bàn kế hoạch mở rộng hợp tác quốc phòng.

1 tháng 7: Chiến hạm USS Patriot và USS Salvo thăm Sài Gòn.

13 tháng 7: Tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương, Ðô Ðốc William Fallon, thăm Việt Nam.

17 tháng 11: Tổng Thống Bush đến Việt Nam dự hội nghị APEC.

.

2007

.

Ðô Ðốc Gary Roughead.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/118037-gary-300.jpg

.

22 tháng 1: Ðô Ðốc Gary Roughead, tư lệnh Hạm Ðội Thái Bình Dương thăm Việt Nam.

17 tháng 7: Tàu Hải Quân USS Peleliu cập bến Ðà Nẵng, thực hiện một số dự án y tế, kỹ thuật và dịch vụ cộng đồng.

16 tháng 10: Việt Nam thành hội viên không thường trực Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

.

2008

19 tháng 6: Tàu Hải Quân Hoa Kỳ, Mercy, thả neo ngoài khơi Khánh Hòa, thực hiện công tác nhân đạo.

Tháng 7: Trung Quốc phản đối Exxon Mobil hợp tác Việt Nam thăm dò dầu khí biển Ðông.

Tháng 9: Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, John Negroponte, khẳng định quyền tự do kinh doanh của các công ty Mỹ trong vùng Ðông Nam Á.

.

2009

.

Hạm trưởng USS Lassen, Trung Tá Lê Bá Hùng. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/118037-LeBaHung-300-01.jpg

.

22 tháng 4: Ðại sứ Hoa Kỳ, Michael Michalak, hướng dẫn phái đoàn quân sự Việt Nam tham dự quan sát các hoạt động trên hàng không mẫu hạm USS Stennis ở cách Côn Sơn 250 hải lý về phía Nam.

Tháng 7: Phó trợ lý Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Robert Scher, điều trần về tình hình biển Ðông và mối đe dọa đến từ Trung Quốc.

7 tháng 11: Hai chiến hạm USS Blue Ridge và USS Lassen cập bến Ðà Nẵng. Lê Bá Hùng là hạm trưởng chiếc Lassen và cũng là người gốc Việt đầu tiên chỉ huy một chiến hạm Mỹ.

.

2010

Tháng 2 và 3: Hai tàu chiến USNS Safeguard và USNS Richard E. Byrd được sửa chữa ở xưởng đóng tàu Cam Ranh.

26 tháng 3: Chiến hạm Cheonan của Nam Hàn bị nổ, 46 thủy thủ tử thương. Ðiều tra cho thấy tàu bị trúng thủy lôi. Mỹ và Nam Hàn cho Bắc Hàn là thủ phạm. Bình Nhưỡng phủ nhận.

Tháng 4 và 5: Trung Quốc bắt giữ ba tàu đánh cá Việt Nam, đưa về đảo Phú Lâm.

20 tháng 5: Ủy Ban Ðiều Tra Quốc Tế kết luận chiếc Cheonan bị đánh chìm là do ngư lôi Bắc Hàn.

25 tháng 5: Lãnh tụ Bắc Hàn ra lệnh đặt quân đội trong tình trạng báo động, cắt đứt mọi quan hệ với Nam Hàn. Nam Hàn tái lập hệ thống loa tuyên truyền chiến tranh tâm lý.

27 tháng 5: Hải quân Nam Hàn tập trận lớn.

28 tháng 5: Mỹ-Nhật đồng ý duy trì căn cứ không quân Thủy Quân Lục Chiến ở Okinawa.

30 tháng 5: Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, không đồng ý đề nghị của LHQ trừng phạt Bắc Hàn trong vụ Cheonan.

3 tháng 6: Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Robert Gates, nhắc các hành vi hù dọa của Trung Quốc nhân Diễn Ðàn An Ninh Shangri La. Trung Quốc bất ngờ hoãn cuộc viếng thăm của ông dự trù vào tuần sau đó.

12 tháng 6: Một tàu đánh cá Việt Nam bị “tàu lạ” húc chìm cách đảo Nhơn Châu 12 hải lý.

28 tháng 6: Trung Quốc khám phá 462 hỏa tiễn Tomahawk bố trí quanh họ, từ các tàu ngầm USS Ohio ở Subic Bay, Phi; USS Michigan ở Busan, Nam Hàn; USS Florida ở đảo San Diego Garcia, Ấn Ðộ Dương.

2 tháng 7: Phái đoàn do phó đại sứ Việt Nam dẫn đầu thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush tại căn cứ hải quân Norfolk, Virginia.

23 tháng 7: Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói về quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ trên biển Ðông tại Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực ASEAN ở Hà Nội.

Ủy Ban Quân Sự LHQ kiểm soát đình chiến ở bán đảo Triều Tiên cảnh cáo Bắc Hàn bắn chìm chiếc Cheonan, mặc dù Bắc Hàn phủ nhận.

24 tháng 7: Mỹ hoãn kế hoạch dời 8,000 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ từ Okinawa sang Guam.

.

Tàu ngầm USS Tuscon, tham gia thao diễn quân sự Hoa Kỳ-Nam Hàn, sau sự kiện Cheonan. (Hình: U.S. Navy via Getty Images)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/118037-namHanHoaKy-300.jpg

.

25 tháng 7: Hoa Kỳ và Nam Hàn tham dự thao diễn quân sự chung, kéo dài 4 ngày, với sự tham gia của 8,000 quân, 20 tàu chiến và tàu ngầm cùng 200 máy bay, siêu hàng không mẫu hạm George Washington, chiến đấu cơ tàng hình F-22.

26 tháng 7: Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Ðông.

2 tháng 8: Hoa Kỳ công bố biện pháp trừng phạt Bắc Hàn về mặt tài chánh.

3 tháng 8: Trung Quốc tập trận phòng không lớn, kéo dài 5 ngày, với sự tham dự của 10,000 quân, 100 máy bay, ở Sơn Ðông và Hà Nam.

5 tháng 8: Bộ Ngoại Giao Việt Nam tố cáo Trung Quốc đưa tàu khảo sát và nhiều tàu khác đến khu vực đảo Tri Tôn, Hoàng Sa khảo sát địa chấn.

Hoa Kỳ loan báo sẽ bán cho Ðài Loan hai hộ tống hạm hạng Perry.

8 tháng 8: Phái đoàn liên ngành Việt Nam thăm hàng không mẫu hạm Washington neo cách Ðà Nẵng 250 dặm.

9 tháng 8: Ðà Nẵng khánh thành Trung Tâm Báo Ðộng Bão do Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ tài trợ. Bắc Hàn bắn khoảng 100 quả đạn ra phía biển, một số rơi vào hải phận Nam Hàn.

.

Khu trục hạm USS McCain cập bến Ðà Nẵng, 10 tháng 8. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/118037-mcCain-400.jpg

.

10 tháng 8: Khu trục hạm USS McCain cập bến Ðà Nẵng trong công tác huấn luyện phi tác chiến, trao đổi kỹ thuật.

11 tháng 8: Nam Hàn thu được 200 quả mìn đựng trong hộp gỗ ở cửa sông, tin là do Bắc Hàn cố ý thả trôi về phía Nam.

17 tháng 8: Lần đầu tiên Mỹ-Việt họp song phương cấp thứ trưởng về quốc phòng tại Hà Nội.

18 tháng 8: Ðô đốc tư lệnh Lực Lượng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Robert Willard, gặp tướng tham mưu trưởng Quân Ðội Philippines, Ricardo David, ở Manila, bàn về quốc phòng và an ninh biển đảo khu vực Ðông Nam Á.

.

.

.

VỚI TRUNG QUỐC HUNG HĂNG VIỆT NAM NÊN LÀM GÌ ?

Với Trung Quốc Hung Hăng Việt Nam Nên Làm Gì?

NGUYỄN XUÂN NGHĨA-Việt Tribune

August 27, 2010

http://www.viettribune.com/vt/index.php?id=5008

Vài ba câu hỏi nhức đầu…

Ngày 24/8 vừa qua, Bắc Kinh đã ký thỏa ước viện trợ tám triệu Mỹ kim cho xứ Đông Timor để xây dựng trụ sở bộ tổng tham mưu quân đội. Cho một quốc gia nhỏ xíu chỉ có hơn triệu dân, nằm chơi vơi giữa Nam Dương quần đảo và xứ Úc Đại Lợi, thì dự án viện trợ chưa đầy mười triệu đô la quả là chẳng có gì đáng kể. Trừ một sự kiện. Bắc Kinh đã thực hiện nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở và công ốc, lại cũng vừa bán cho xứ này hai pháo hạm tuần duyên loại Thượng Hải – chừng 125 tấn có hai đại bác 57 ly – trị giá 28 triệu đô la.

Trong lễ ký kết với Bắc Kinh, Thủ tướng Xanaxa Gusmao mong muốn tăng cường quan hệ quân sự song phương với các quốc gia ủng hộ Đông Timor một cách vô điều kiện. Việc ấy quả là đáng chú ý.

Và Chính quyền Úc Đại Lợi càng chú ý khi mà ông Gusmao tuyên bố tiếp rằng việc các quốc gia khác muốn ngăn cản chuyện này là một việc không chính đáng. Sở dĩ đáng chú ý vì xưa nay, Úc vẫn yểm trợ quốc gia hải đảo ở mạn Bắc về kinh tế lẫn quân sự và coi Đông Timor là nằm trong vùng ảnh hưởng của mình để bảo vệ an ninh vùng biển miền Bắc. Nội loạn tại Indonesia, làn sóng thuyền nhân hoặc nạn di dân từ Á châu nhập lậu vào lãnh thổ bát ngát của Úc là một mối quan tâm thường xuyên của Chính quyền Canberra. Bây giờ, Trung Quốc lại tiến sâu xuống vùng biển miền Nam Thái bình dương, và vào tới Úc châu, thì quả là một vấn đề cho nước Úc.

Nhưng, chuyện này không là mới lạ vì Trung Quốc đã từng yểm trợ phong trào độc lập Đông Timor. Năm 2002, khi xứ này giành lại độc lập từ Indonesia, Bắc Kinh lập tức bang giao với Chính quyền Dili và tìm cách khai thác mâu thuẫn giữa Đông Timor với Canberra. Lùi xa hơn một chút mà nhìn vào sự thể, ta lại nhớ đến bài… “Tiền xuất sư biểu” của Gia Cát Lượng: Bắc Kinh không từ nan những chuyện nhỏ nhặt nhất, ở nơi xa xôi nhất. Huống hồ khu vực này lại có khí đốt…

Nhưng, nhìn từ Việt Nam thì đấy là... một tin vui.

Trung Quốc không chỉ bành trướng xuống Đông hải mà họ gọi là Trung Nam Hải, không chỉ xiết vòng kiềm toả tại bán đảo Đông Dương và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong, hoặc không chỉ chi phối từng nước trong Hiệp hội ASEAN của 10 quốc gia Đông Nam Á để phá vỡ nỗ lực tập thể của câu lạc bộ kinh tế này. Bắc Kinh còn muốn tiến xa hơn và trở thành mối quan tâm cho rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á, từ bán đảo Triều Tiên tới eo biển Đài Loan, đến eo biển Malacca qua tới Ấn Độ Dương…

Khi ấy, vấn đề Trung Quốc của Việt Nam cũng là vấn đề Trung Quốc của Á châu – và của thế giới… Bài toán Trung Quốc của Việt Nam trở thành bài toán chung của các nước và vì quyền lợi của các nước mà việc giải quyết bài toán này có thể đem lại lợi thế cho Việt Nam. Nếu như Việt Nam muốn….

Nhưng cái “Việt Nam” đây là ai? Là lãnh đạo Hà Nội? Là người dân Việt, trong đó có cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại?

Nói đến lãnh đạo tại Hà Nội, ta có thể tin là nhiều đảng viên cộng sản cũng biết rằng Trung Quốc nuôi tham vọng bành trướng, rằng tham vọng này đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam, và họ không chấp nhận được sự kiện ấy. Nhưng, họ có thể làm được gì? Và trước hết, có muốn làm gì không?

Ngoài một số phát biểu của những người đã hết quyền lực, chúng ta chưa thấy một cuộc tranh luận rộng lớn và tương đối công khai về bài toán này. Từ bên ngoài, người ta chỉ có thể đoán là trong nội bộ Trung ương đảng và bộ Chính trị cũng có những cân nhắc và thảo luận.

Nếu lạc quan thì mình có thể suy ra một hậu quả: bài toán của Trung Quốc cho Việt Nam cũng là bài toán của đảng Cộng sản Việt Nam. Lạc quan vì hàm ý là nội bộ cũng có nhiều thành phần tin rằng đảng không thể mãi mãi nhượng bộ mà phải có lập trường cứng rắn hơn và tìm cách thoát hiểm cho đất nước. Nếu thực tế hơn thì phải suy rằng đã có sự cân nhắc giữa hai ưu tiên, là cứu đảng hay cứu nước. Có thể là đa số đảng viên vẫn coi việc cứu đảng là ưu tiên. Trong giả thuyết ấy, vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm trong đảng Cộng sản, nằm tại Hà Nội. Nói cách khác, đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một – trong nhiều – công cụ bành trướng của Bắc Kinh.

Khi lãnh đạo cộng sản là vấn đề, muốn giải quyết bài toán Trung Quốc của Việt Nam thì phải giải quyết vấn đề đảng Cộng sản. Ngày nào mà đảng này còn giữ độc quyền lãnh đạo thì ngày ấy Việt Nam không thể bảo vệ được độc lập. Giải thể chế độ cộng sản là điều kiện tiên quyết cho việc giải quyết bài toán Trung Quốc.

Nhưng sự đời vốn không đơn giản theo kiểu hắc bạch phân minh như vậy. Cho nên trong cuộc tranh luận hiện nay về lập trường – và tranh chấp về quyền lợi của các đảng viên – người ta cần hiểu rõ hơn các động lực thực và giả ở bên trong. Khai thác được các động lực này cho sự thoát xác và tiêu vong của đảng Cộng sản là một nhu cầu chiến lược.

Một thí dụ giả tưởng mà cụ thể, nếu Trung Quốc trực tiếp tấn công Việt Nam và đảng Cộng sản lên tiếng kêu gọi “toàn quốc kháng chiến”, người ta phải xử trí ra sao? Do kinh nghiệm “đoàn kết toàn dân” thời 1945, những ai muốn bảo vệ nền độc lập quốc gia nên… tham gia kháng chiến. Nhưng trong nỗ lực kháng chiến, ưu tiên chiến lược phải là giải trừ các đảng viên cộng sản theo khuynh hướng cưu đảng hơn cứu nước. Chính thành phần này mới tạo điều kiện thắng lợi cho Trung Quốc. Chúng ta có thể làm được như vậy không?

Nhiều người có thể nghĩ rằng không, vì “chúng ta” đây chỉ là một số tổ chức đấu tranh rất ồn ào ở hải ngoại mà không có thực lực ở bên trong. Sự thật lại không đơn giản như vậy, nếu ta minh định lại thế nào là “Trung Quốc trực tiếp tấn công Việt Nam”. Việc trực tiếp tấn công ấy đã và đang xảy ra dưới nhiều hình thái khác nhau. Và dù rằng đảng Cộng sản chưa hề công khai kêu gọi “toàn quốc kháng chiến”, nhiều thành phần dân chúng vẫn mong đợi một nỗ lực đoàn kết toàn dân và sự kết hợp trong ngoài. Người ta nên phát động nỗ lực ấy, và tiến hành theo kiểu giải quyết vấn đề cộng sản trước, vấn đề Trung Quốc sau. Hòn đá thử vàng là sự chọn lựa giữa chủ nghĩ cộng sản và quyền lợi quốc gia.

Một chuyện cụ thể là khi đang vận động quốc tế cùng tham gia giải quyết vấn đề Trung Quốc mà người cộng sản tiếp tục đàn áp tôn giáo và diệt trừ dân chủ thì họ mặc nhiên cô lập Việt Nam trong cộng đồng văn minh của nhân loại. Và giúp cho Bắc Kinh.

Thí dụ ấy dẫn ta ra khỏi khuôn khổ Việt Nam.

Vì vấn đề Trung Quốc là của thế giới, thế giới sẽ có nhiệm vụ giải quyết và vì quyền lợi của họ, các quốc gia liên hệ càng phải giải quyết. Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam sẵn sàng tham gia giải quyết cùng thế giới trong tinh thần ôn hòa, bình đẳng, v.v… Nhưng, người Việt Nam thì phải giải quyết vấn đề Trung Quốc ở tại Hà Nội vì thực ra, trở lực cho giải pháp quốc tế nằm ngay tại Hà Nội. Chứng minh được điều ấy là một việc cần thiết trong lãnh vực quốc tế vận.

Điều ấy được minh diễn rõ ràng khi Hoa Kỳ đang có chiều hướng hợp tác với Hà Nội trong viêệ vận động các nước Đông Á vào một trận tuyến chung để bảo vệ tự do thông thương ngoài Đông hải.

Như với Miến Điện từ năm ngoái, một số chánh khách Mỹ muốn giải tỏa áp lực trừng phạt chế độ quân phiệt tại Ngưỡng Quang hầu kéo xứ này ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc. Lý luận hàm chứa bên dưới là hãy kiên nhân hơn với nhu cầu chuyển hóa dân chủ mà nhìn vào ưu tiên về an ninh. Thực chất có thể chỉ là một toan tính kinh doanh nhằm khai thác tài nguyên khoáng sản của xứ này mà khéo được ngụy trang dưới khẩu hiệu cao đẹp và lớn lao hơn. Chuyện ấy không thành và nhiều nhà làm chánh sách Hoa Kỳ lại bày keo khác, với mục tiêu vẫn nhuốm màu mờ ám! Trường hợp Việt Nam có thể cũng không khác….

Trong giả thuyết bi quan mà rất thực tế ấy, người Việt Nam nên nghĩ gì và làm gì?

Nhiều người cho rằng nay Hoa Kỳ đã sẵn sàng hợp tác và yểm trợ chế độ Cộng sản tại Hà Nội vì nhu cầu an ninh tại Đông Á. Cho nên nếu khôn ngoan thì đừng chống cộng nữa và nương theo trò chơi hợp tác này. Hấp dẫn và béo bở lắm. Nhưng khi ấy, vấn đề không phải là Trung Quốc hay quyền tự chủ của Việt Nam mà là một nhu cầu của Mỹ, cho quyền lợi của Hoa Kỳ. Người ta có thể vì đỉnh chung mà đi vào trò chơi này không? Và bao giờ thì sẽ hát khúc bẽ bàng?

Cho đến nay, chưa thấy các tổ chức đấu tranh hay những người ưu thời mẫn thế nêu ra vài câu hỏi thiết thực. Như Việt Nam có thể làm gì trước sự bành trướng của Trung Quốc? Hoặc có nên theo Mỹ mà hợp tác với chế độ Hà Nội để nhờ Mỹ mà xây dựng được một lực đối trọng trước sức ép của Bắc Kinh hay không?

Đã đến lúc ta cần nêu ra các câu hỏi này…[NXN]

.

.

.