Truy
tố Huy Đức: Trả thù chính trị hay ngăn chặn phản biện?
Bình luận của Trần Hiếu Chân
2025.02.21
Ngày
12/2/2025, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố nhà báo
Trương Huy San (bút danh Huy Đức) theo Điều 331, khoản 2, Bộ luật Hình sự.
Cáo
buộc xoay quanh 13 bài viết của ông, bị cho là “xâm phạm lợi ích của Nhà nước”.
Tuy nhiên, trong mắt công luận, vụ án này đang dấy lên câu hỏi, thực chất đây
là sự trả thù chính trị hay là để ngăn chặn mọi tiếng nói phản biện?
Nhà
báo Trương Huy San (tức Huy Đức) trước khi bị bắt giữ giữa năm 2024 (Facebook
Truong Huy San)
Nhà
báo yêu nước không phải là tội phạm
Huy
Đức là một nhà báo yêu nước có tâm, có tầm. Ông không chống phá đất nước, không
kích động bạo loạn, mà chỉ lên tiếng cho sự thật, cho tiến bộ xã hội, cho một
Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng minh bạch và dân chủ.
Cuốn
sách “Bên Thắng Cuộc” của ông là một tài liệu lịch sử quý giá, giúp người Việt
Nam hiểu rõ hơn về quá khứ để hướng đến tương lai.
Giáo
sư Chu Hảo, người sáng lập Nhà Xuất bản Tri Thức, Hà Nội từng nhận xét: “Huy Đức
viết công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay
nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của
đất nước. Có công minh lịch sử mới có hòa giải dân tộc thực sự”. Nhà báo Đinh
Quang Anh Thái, Nhật báo Người Việt từ California viết: “Bên Thắng Cuộc là tác
phẩm ‘thực’ nhất, cho đến thời điểm này, ghi lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt
– thông qua tư liệu – của dân tộc từ biến cố 1975 đến nay”. Chính vì bộ sách ấy
nói về những sự thật khốc liệt, nhưng rất trung thực nên nó khiến ta bình tĩnh
hơn trong thế giới khộc liệt và giữa đất nước khốc liệt ngày nay; nhà văn
Nguyên Ngọc, Đại học Phan Chu Trinh, từ Hội An, dí dỏm như vậy! (1)
Thay
vì ghi nhận đóng góp của ông, chính quyền lại cáo buộc ông “lợi dụng quyền tự
do dân chủ” – một điều nghịch lý và đầy mỉa mai.
Chủ
nhiệm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng Lê Thân, người từng nhiều lần lên tiếng cho
sự hòa giải và hòa hợp dân tộc (2), khi trao đổi với người viết đã nói: xâm phạm
lợi ích của tập thể tổ chức, nhưng trong các phiên tòa xử các nhà phản biện,
tòa án chưa hề chứng minh được hành vi của bị can đã gây thiệt hại cho nhà nước
cái gì, với liều lượng bao nhiêu?
Rõ
ràng đây chỉ là hình thức chụp mũ nhằm tiêu diệt những tiếng nói khác biệt.
Trong
toàn bộ 13 bài viết được Viện Kiểm sát đưa ra nhằm kết tội Huy Đức, không có
bài viết nào kêu gọi lật đổ hoặc âm mưu lật đổ, thì thử hỏi, nhà nước bị xâm phạm
lợi ích chổ nào?
Tổng
Bí thư Tô Lâm nói rằng, năm sáu chục năm trước đây, người dân Singapore được
sang chữa bệnh ở bệnh viện Chợ Rẫy Sài Gòn là niềm mơ ước, còn ngày nay, người
Việt Nam có tiền có quyền thì “cưỡi máy bay” sang Singapore trị bệnh (3). Đó là
chính là sự tụt hậu ghê gớm mà nguồn gốc sâu xa của nó là do thể chế bị tắc nghẽn,
nhưng lại cấm mọi tiếng nói phản biện. Đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Vụ
án Huy Đức không chỉ liên quan đến Huy Đức, nó báo hiệu sự tụt hậu về tư duy và
nhận thức của các nhà cầm quyền.
Nếu
chính quyền thật sự muốn xây dựng một xã hội lành mạnh, họ phải biết lắng nghe
và tiếp thu những tiếng nói phản biện, thay vì tống các nhà trí thức có tâm huyết
như Huy Đức vào tù. Trí tuệ không thể bị khóa chặt sau song sắt! Việc bắt giữ
Huy Đức không chỉ là một hành động bất công đối với cá nhân ông mà còn là một sự
lãng phí ghê gớm về trí tuệ. Huy Đức đại diện cho một tầng lớp trí thức yêu nước,
mong muốn cải cách từ bên trong, xây dựng một “đối lập lề Đảng” giúp Đảng Cộng
sản Việt Nam vận hành minh bạch, dân chủ hơn.
Một
đảng chính trị mạnh phải là một đảng biết tiếp nhận phản biện, chứ không phải
đàn áp nó. Lịch sử đã chứng minh rằng, những chính quyền sợ hãi trí thức, bóp
nghẹt tiếng nói phản biện đều đi đến suy vong. Ngược lại, những quốc gia vươn
lên mạnh mẽ đều biết tận dụng chất xám, để những người như Huy Đức có không
gian đóng góp. Hãy nhìn vào những nền dân chủ thành công trên thế giới: họ
không truy bức trí thức, họ để trí thức giúp định hình chính sách!
Nhà
báo Huy Đức sẽ ra toà vào ngày 27/2
Tác
giả ‘Bên Thắng Cuộc’ bị truy tố theo cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Giáo
sư Mỹ nói về thư ngỏ kêu gọi Việt Nam thả nhà báo Huy Đức
Không
thể để xã hội dân sự lụi tàn!
Việc
bắt giữ Huy Đức là một lời cảnh báo gửi đến tất cả những ai dám lên tiếng.
Nhưng chúng ta không thể sợ hãi! Một xã hội không có tiếng nói phản biện là một
xã hội chết lâm sàng. Nếu ngày hôm nay, chúng ta im lặng trước bất công với Huy
Đức, thì ngày mai ai sẽ là người tiếp theo vào chốn lao tù?
Chúng
ta – những người yêu nước – không thể để xã hội dân sự Việt Nam bị bóp nghẹt.
Chúng ta phải lên tiếng đòi tự do cho Huy Đức và bao người bị đàn áp vì đã nói
lên sự thật. Chúng ta phải chứng minh rằng, không một thế lực nào có thể dập tắt
khát vọng tự do và công lý!
Tổng
Bí thư Tô Lâm và các nhà lãnh đạo Việt Nam đang đứng trước một lựa chọn: Hoặc
chấp nhận đối thoại, để đất nước phát triển trên nền tảng minh bạch, hoặc tiếp
tục đàn áp, đẩy Việt Nam vào vòng xoáy khủng hoảng và tụt hậu. Việc bắt giữ Huy
Đức không chỉ là một sai lầm về mặt đạo đức, mà còn là một bước lùi về chính trị.
Thay vì mở rộng dân chủ, chính quyền lại càng thu hẹp nó. Thay vì tận dụng chất
xám của những người như Huy Đức, chính quyền lại lãng phí trí tuệ một cách vô
ích.
Trước
khi bị bắt, Facebook mang tên Truong Huy San với hơn 370.000 người theo dõi đã
có một số bài phản biện về hệ thống chính trị Việt Nam, đặc biệt là nói đến vai
trò của Đại tướng Tô Lâm. Trên FB này, Huy Đức khảng định: “Không có quốc gia
nào có thể phát triển bền vững dựa trên sự sợ hãi”. Giống như “tiếng chim hót
trong bụi mận gai” (4), cảm nhận được sự xung đột nội tâm về sự hy sinh và mất
mát, về bổn phận và trách nhiệm của kẻ sỹ cầm bút, trước khi bị bắt cóc có mấy
ngày, Huy Đức vẫn gióng lên hồi chuông cảnh báo Đảng và Nhà nước: Chỉ nên coi
Công an là công cụ của Bộ Chính trị, chứ đừng để Bộ Chính trị trở thành con tin
của Công an (5).
Quả
thật, công lý không thể đến từ sự im lặng. Xã hội dân sự không thể bị bóp nghẹt.
Huy Đức không có tội! Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng, không chỉ vì Huy Đức,
mà vì chính tương lai của Việt Nam. Nếu chúng ta cúi đầu hôm nay, đất nước sẽ
mãi mãi nằm dưới bóng tối của đàn áp và bạo quyền.
Dư
luận quốc tế cũng đứng về phía Huy Đức. Tổ chức “Văn Bút Hoa Kỳ” (PEN America)
lên án việc chính quyền Việt Nam truy tố blogger Huy Đức. “Khi một tác giả và
nhà báo như Trương Huy San bị bịt miệng, không chỉ tiếng nói của ông bị bóp nghẹt,
mà cả quyền của toàn bộ xã hội trong việc tìm kiếm sự thật và trách nhiệm giải
trình cũng bị bóp nghẹt”, bà Anh-Thu Võ, Giám đốc nghiên cứu và vận động của
PEN America nói trong thông cáo. “Chỉ trích không phải là hành vi phạm tội. Việt
Nam phải ngừng sử dụng luật pháp của mình làm vũ khí chống lại những người dám
nói lên sự thật”, bà Võ nhấn mạnh (6).
Sau
khi nghe hung tin Huy Đức bị bắt, đã có rất nhiều bạn bè quốc tế gồm các nhà
trí thức đã ký tên vào thư ngỏ do Giáo sư Peter Zinoman khỏi xướng, đứng ra kêu
gọi chính quyền Hà Nội hãy trả tự do cho nhà báo Trương Huy San (7). Nhiều người
đã tìm đọc lại những bài viết bị cáo buộc. Hầu hết đều nhận thấy, không có lý
do gì để trả thù chính trị hay ngăn chặn những tiếng nói phản biện mang tính chất
xây dựng như thế!
Hãy
đòi tự do cho Huy Đức! Hãy bảo vệ quyền được lên tiếng!
-------------
Tham khảo:
(1)https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AAn_th%E1%BA%AFng_cu%E1%BB%99c
(3) https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/02/21/to-lam-sai-gon-truoc-75-phon-vinh-vnch-singapore/
(4) https://library.hust.edu.vn/vi/node/768
(5) https://www.voatiengviet.com/a/huy-duc-va-su-bat-tuong-dung-giua-toan-tri-va-phan-bien/7976426.html
-------------------------------------------------
*Bài
viết không thể hiện quan điểm của RFA.
No comments:
Post a Comment