BBC Tiếng Việt
15 tháng 8 2018
Ý
kiến từ một cựu tù nhân chính trị rằng có nhiều lựa chọn cho những người như
ông dưới chế độ cộng sản hơn là so với thời họ ở dưới chế độ thực dân.
Bốn thành
viên của Hội Anh em Dân chủ, trong đó có Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị tuyên mức
án tổng cộng là 66 năm tù giam trong một phiên tòa từ trước tại Việt Nam. Hiện
ông Đài và bà Thu Hà đã tỵ nạn ở Đức. Những người còn lại vẫn trong tù. AFP
"Những người tù Cộng sản trong chế độ thực dân
không có lựa chọn nào khác ngoài việc ở trong nhà tù. Và đó là sự lựa chọn duy
nhất của họ," luật sư Nguyễn Văn Đài, cựu tù nhân chính trị hiện đang sống
tại Đức, nói với BBC trong chương trình Bàn tròn Thứ
Năm ngày 9/8.
"Những người tù lương tâm ngày nay thì có rất
nhiều lựa chọn: Ở lại hay là ra đi."
"Tuỳ tổ chức, công việc của mình, nếu thấy ra
đi đem lại ích lợi cho bản thân, cho tổ chức và có thể đóng góp tốt hơn cho đấu
tranh dân chủ thì nên lựa chọn ra đi."
Trả lời câu hỏi có phải đấu tranh dân chủ là cách để
được định cư nước ngoài, luật sư Đài cho hay ông từng có cơ hội đi nhiều nước.
Ông từng sống tại Đức một thời gian và hoàn toàn đủ điều kiện trở thành công
dân Đức.
"Cho nên
việc đấu tranh dân chủ không phải là cách để tôi ra đi mà vì tôi muốn thay đổi
chế độ ở Việt Nam," luật sư Nguyễn Văn Đài nói từ
Đức.
"Kể cả
lần tù trước cũng vậy. Cứ ba tháng một lần an ninh Việt Nam lại vào hỏi tôi có
muốn ra đi hay không thì tôi đều lắc đầu bảo không muốn đi. Nếu đấu tranh để ra
đi thì tôi đã ra đi từ rất sớm, chứ không phải chờ tới bây giờ phải chịu rất
nhiều khó khăn gian khổ, chịu đánh đập, thương tích nhiều lần."
Ông Trần
Huỳnh Duy Thức (ngoài cùng, trái), luật sư Lê Công Định (ngoài cùng, phải),
cùng hai nhà đấu tranh dân chủ khác tại một phiên tòa. Hiện chỉ có ông Thức còn
trong tù.
Cần
thay đổi chính thể độc tài
Về vấn đề đấu tranh dân chủ ở Việt Nam phải chăng
mấu chốt là phải thay đổi đảng cầm quyền, bà Phạm Đoan Trang nói "nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay là một chính
thể độc tài, và độc tài thì cần phải thay đổi."
"Trong
cuốn Chính Trị Bình Dân, tôi có liệt kê đầy đủ sáu đặc điểm của một chính thể
độc tài. Đơn giản là nó không có đa đảng," bà Trang nói từ Sài Gòn.
"Đa đảng
chưa chắc đã phải là dân chủ. Nhưng một đảng chắc chắn là độc tài. Ngoài ra hãy
xem cách mà họ điều hành đất nước trong hơn nửa thế kỷ nay. Họ là một lực lượng
tuyệt đối không có sự cạnh tranh ở trong nước. Họ đàn áp lực lượng đối lập một
cách dữ dội. Không cạnh tranh vậy mà họ làm ăn như thế này đây."
"Về mặt
chính trị họ không vấp phải bất cứ một rào cản đáng kể nào, một sức ép nào
nhưng họ để đất nước đến như thế này đây! Tôi nghĩ rằng bất kể người Việt Nam
nào có lương tâm và có suy nghĩ thì đều thấy là chính phủ cộng sản đang tồn tại
hiện nay phải chấm dứt sự tồn tại của nó. Và vì vậy tôi cũng nói luôn và cũng
nói từ lâu rằng đấu tranh để chống độc tài, không chỉ độc tài cộng sản. Đã độc
tài là xấu và phải dẹp bỏ. Cộng sản là độc tài nên phải bị dẹp bỏ."
Nhà hoạt động
Lê Đình Lượng sắp bị đưa ra xét xử. Ông từng bị tấn công hồi 2015 sau khi đi
thăm cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật.
Luật sư Nguyễn Văn Đài đồng tình với quan điểm của
nhà báo tự do Đoan Trang trong vấn đề 'không có đa đảng thì không có dân
chủ". Ông nói luôn giữ quan điểm này từ xưa và vì vậy "bị an ninh, Bộ
Công an Việt Nam rất ghét".
"Mỗi lần
gặp tôi thì họ luôn luôn hỏi "anh đã thay đổi quan điểm chưa?" thì
tôi nói là quan điểm này của tôi là chân lý thì làm sao thay đổi được. Tôi còn
nhấn mạnh hơn là thay đổi Việt Nam sang môt nền chính trị đa đảng là mệnh lệnh
của thời đại, là sự kêu gọi, là sự khát khao của mỗi người Việt Nam."
"Thông
qua cuộc hội thoại trên BBC này, tôi kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài
nước hãy nhìn thẳng vào chế độ cộng sản. Đó là một chế độ không tốt. Họ đã có
trên nửa thế kỷ cầm quyền ở Việt Nam thì ngày hôm nay, họ không gặp bất cứ rảo
càn về chính trị nào, nhưng họ đã đẩy đất nước chúng ta đến mức độ thê thảm.
Tất cả tài nguyên đất nước đã bị phá huỷ, môi trường đã bị phá huỷ. Đặc biệt là
giá trị đạo đức, là vốn quý nhất của dân tộc Việt Nam đều bị đảo lộn."
"Chúng
ta biết rằng mọi hiện tượng tốt trong xã hội Việt Nam bây giờ rất là hiếm. Khi
có hiện tượng một người dân nhặt được của rơi trả lại cho ngừoi bị mất được cả
báo giới lăng-xê. Nó trở thành một hiện tượng quá hiếm hoi trong xã hội Việt
Nam. Hiện tượng giúp đỡ người đi đường bị tai nạn giao thông nó cũng trở thành
một hiện tượng vô cùng hiếm hoi trong xã hội của chúng ta. Người dân phải đóng
vai trò là làm chủ đất nước."
"Như ông
Lý Tôn Ngô, một nhà chính trị đầu thế kỷ 20 ở Trung Quốc nói "Dân chủ là
gì? Rất đơn giản, dân chủ nhân dân có nghĩa là nhân dân là vua. Vua quyết định
lựa chọn nhà lãnh đạo, vua có quyền quyết định đảng cầm quyền." Đảng cộng sản,
Ban Chấp hành Trung ương chỉ là một nhóm có 200 người trong đó có mười mấy uỷ
viên của Bộ Chính trị đã cai trị cả đất nước này. Toàn bộ hơn 90 triệu người
dân Việt Nam dưới bàn tay cai trị của họ không có quyền gì cả. Nên một lần nữa
tôi muốn nhấn mạnh là thay đổi chế độ cổng sản, chuyển đổi sang chế độ dân chủ
đa đảng đó là mệnh lệnh của thời đại, là kêu gọi của tất cả thế hệ người Việt
Nam hiện nay và cả thế hệ tương lai nữa."
Sự
đồng lòng của người dân
Bàn về sự đồng lòng của người dân trong vấn đề đa
nguyên, đa đảng, trong bối cảnh chính trị bị coi là nhạy cảm và chính phủ đàn
áp những người bất đồng chính kiến, bà Phạm Đoan Trang nói "đại đa số dân
chúng vẫn thờ ơ với chính trị" do nghĩ nó quá "vĩ mô", là việc
của "giới tính hoa".
Trong khi về cơ bản, nhất là trong những quốc gia
như Việt Nam, bà Trang nói chính trị "chỉ là cuộc chơi của những nhóm
nhỏ" do Đảng Cộng Sản 'bày ra'.
Mẹ Nấm, bà
Thúy Nga hiện đang trong tù
"Tôi
thấy điều đó rất là rõ. Ví dụ qua bầu cử quốc hội năm 2006, bầu cử đại biểu
quốc hội và hội đồng nhân các cấp khoá 14.... Có một số nhà hoạt động hay cá
nhân, tổ chức hoạt động về nhân quyền tìm cách sử dụng cuộc bầu cử ấy như môt
cơ hội để nâng cao dân trí và hiểu biết của người dân về các quyền của chính
trị. Nhưng đến cuối cùng thì nó chỉ là một cuộc cạnh tranh giữa hai nhóm nhỏ.
Và nếu như nhóm đối lập có thêm một chút tự do thôi thì tình hình đã khác. Cũng
vậy, trong lịch sử Việt Nam, có nhiều vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc chỉ
nằm trong tay một nhóm nhỏ quyết định."
"Khi nào
người dân Việt Nam hiểu được điều đó, họ sẽ không sợ Đảng Cộng Sản và nhà độc
tài nữa."
Bà Trang cũng nói "mọi sự thay đổi trong xã hội, mọi chính biến, mọi cuộc cách mạng đều
bắt đầu từ một nhóm nhỏ. Thiểu số có những sức mạnh mà người bình thường, hay
xã hội không thể hình dung được". Bà nhấn mạnh vai trò của 'thiểu số'
sẽ càng được phát huy sức mạnh trong thời đại của internet và mạng xã hội.
"Điều
tôi muốn nhấn mạnh là, chính trị là chuyện của thiểu số. Nếu thiểu sổ biết cách
tổ chức và quyết tâm thay đổi thì thiểu số có thể làm được điều đó."
Luật sư Đài thì cho rằng "đừng nhìn vào là hiện nay nhiều người dân thờ ơ với chính trị mà
bi quan. Chính trị đúng là trò chơi của những nhóm nhỏ. Nếu những người quan
tâm đến chính trị Việt Nam cùng hành động thì ở các câu lạc bộ cafe thứ Bảy,
Chủ Nhật, họ ngồi với nhau, bàn tán về các chuyện đang xảy ra trong nước và bàn
làm gì để tác động đến sự thay đổi của đất nước. Tôi cho rằng chính quyền hay
hệ thống cơ quan an ninh chẳng làm gì được họ nhưng sự bàn tán của họ, cuộc nói
chuyện của họ hoàn toàn có thể góp phần vào thay đổi cho nền chính trị Việt
Nam."
Bà Phạm Đoan
Trang nói muốn đấu tranh dân chủ cần hiểu biết để vượt qua nỗi sợ tù đày. PHAM
DOAN TRANG
Cần
hiểu biết để đấu tranh
Về vấn đề làm thế nào khắc phục nỗi sợ hãi trong dân
để họ mạnh dạn tham gia những vấn đề của đất nước mà không sợ bị tù đày hay
Đảng cộng sản đe dọa, luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Phạm Đoan Trang cùng chung
quan điểm: Cần hiểu biết.
"Trước
khi dấn thân vào đấu tranh thì bạn phải xác định rõ điều gì sẽ đến với mình và
mình sẵn sàng chấp nhận điều đó. Khi mình chấp nhận cả những điều tốt, xấu thì
sẽ không còn sợ hãi nữa, đấy là kinh nghiệm cá nhân của tôi," ông Đài nói.
"Trước
khi tham gia đấu tranh tôi xác định rõ rằng cuộc đấu tranh này không đơn giản,
mình có thể gặp rất nhiều khó khăn, có thể bị triệt hại về kinh tế, có thể bị
đánh và cao hơn hết là có thể bị tù đày. Nên khi điều đó xảy ra, tôi đã vượt
qua được. Tôi khẳng định rằng sự hết sợ hãi không đến ngay lập tức mà phải trải
qua quá trình. Tôi rất may mắn vì từ khi tôi làm luật sư thì trong quá trình
hành nghề từ khi còn đấu tranh cho tôn giáo, về sau cho dân chủ, an ninh họ
chưa bắt tôi ngay mà thẩm vấn hàng tuần, hàng tháng. Sau mỗi một lần, họ giúp
cho tôi trưởng thành cà vượt qua sự sợ hãi đấy."
"Tôi
muốn tặng quý vị một câu ở trong Kinh Thánh mà tôi rất tâm huyết: "Sắt làm
cho sắt bén nhọn thế nào thì người làm cho người cũng như vậy". Tức là
chính hệ thống an ninh cộng sản sẽ rèn luyện cho chúng ta hết sự sợ hãi và rèn
luyện cho chúng ta bản lĩnh để đấu tranh, giải thế chế độ độc tài này.
Bà Phạm Đoan Trang cũng cho rằng "vượt qua sợ hãi là một quá trình chứ
không phải trong một khoảnh khắc đột nhiên trở thành dũng cảm".
Chia sẻ trải nghiệm cá nhân, nhà hoạt động dân chủ
nói "nên sợ gì cho bõ một chút", vì "mỗi người chỉ có một cuộc
đời". Do đó đừng sợ người, hay sợ cộng sản, tù đày.
"[Cộng
sản - chỉ là những người khác chính kiến với họ, vì sao phải sợ họ? Sợ tù đày
thì về bản chất vẫn là sợ cộng sản... Một điều rất đơn giản mà những người hoạt
động khi vào tù, đối diện với công an nên hiểu là bạn sợ họ cũng bắt... Những
người cộng sản Việt Nam có một bệnh là bệnh kiêu ngạo cộng sản. Bệnh có từ thời
Lê-nin đã chỉ ra. Khi họ nghĩ là họ đang mạnh thì có lạy, có van xin, có nhận
tội, làm đủ cách theo ý họ, họ vẫn bắt, vẫn hành hạ bạn như thường cho nên
chẳng việc gì phải sợ hay ngại họ cả. Cùng lắm thì đi tù nhưng kể cả thế bạn
cũng phải làm sao cho họ thấy họ không thắng bạn được vì bạn không sợ
họ..."
"Ngoài
ra một điều rất quan trọng là nếu muốn vượt qua nỗi sợ, muốn đấu tranh dân chủ
bạn phải có hiểu biết. Ít nhất thì bạn phải hiểu tâm lý của công an, hiểu hệ
thống chính trị hiện nay, hiểu về cách cai trị, hiểu thế nào là độc tài, thế
nào là dân chủ tự do và hiểu tâm lý người Việt Nam... Khi nào bạn hiểu biết hơn
tôi nghĩ là bạn sẽ vượt qua được nỗi sợ vì nhiều khi chúng ta sợ công an, sợ
nhà độc tài cũng giống như nỗi sợ ma quỷ, luôn mơ hồ. Họ biết điều đó nên họ
giữ họ ở trạng thái luôn mơ hồ. Chúng ta không biết những người Đảng viên Cộng
sản cao cấp giờ này đang làm gì, nghiên cứu gì, gặp gỡ ai. Họ luôn giữ một tư
thế bí hiểm và công việc của họ thần thánh lắm nên chúng ta sợ. Nhưng nếu chúng
ta học để hiểu biết hơn, thậm chí là hiểu biết hơn họ thì chúng ta sẽ vượt qua
được nỗi sợ dễ dàng."
---------------------------
LIÊN QUAN
TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM : ĐI hay Ở - Phần 1 (BBC Tiếng Việt)
No comments:
Post a Comment