Phạm
Hương
28/08/2018
Thủy điện và các đại gia BĐS thì có liên quan gì đến
nhau? Thủy điện thì chỉ ở vùng rừng núi, heo hút, kém phát triển, còn đại gia
BĐS lại ở những vùng phát triển tốc độ đô thị hóa cao, tốc độ phát triển cao.
Nhưng cứ thử suy nghĩ một chút.
Thủy điện và người
vùng cao
Các nhà máy thủy điện là lấy đất, lấy rừng, lấy sông
nước của các dân tộc vùng cao. Ở vùng này chủ yếu là người dân tộc ít người, và
họ nghèo.
Mỗi nhà máy thủy điện khi đi vào hoạt động đem lại
lợi nhuận tính bằng tiền vài chục tỷ/ tháng. Khi thủy điện đến lấy đất, lấy
rừng, lấy nước sông, suối của người bản địa. Vậy họ được gì? Họ hầu như không
được gì. Có chăng, khi điện hòa lưới quốc gia, họ được sử dụng điện như những
vùng khác trong cả nước. Có chăng thì doanh nghiệp thủy điện “đổi đất lấy hạ
tầng” thì làm 1 đoạn đường, làm 1 vài cái cầu, làm một vài đoạn thủy lợi. Gọi
là có đổi hạ tầng chứ điều kiện hạ tầng ở vùng cao thì khó vẫn hoàn khó (ai đi
vùng cao thì rõ nó khó thế nào). Tóm lại, sau khi có thủy điện, đời sống người
dân hầu như vẫn thế. Trong khi cái lợi từ thủy điện ai cũng nhìn thấy rõ, thì
người dân địa phương lại không được hưởng. Họ bị đứng ra ngoài.
Vì sao doanh nghiệp lại thu lợi nhuận khủng như vậy?
Đơn giản vì họ hầu như chẳng phải đầu tư gì. Chỉ đầu tư ban đầu (gồm đập, và nhà
máy), còn trong quá trình thì chỉ lấy nước sông, suối phát ra điện và thu lãi.
Nếu so giữa lợi nhuận của nhà máy với cái lợi của
người dân thì có công bằng không? Đất, rừng, nước của cha ông người dân tộc đời
đời sống ở đó. Doanh nghiệp ở đâu đến, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đó và
hưởng lợi. Được hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên, nhưng doanh nghiệp lại
không phải chia phần lợi cho người bản địa – chủ nhân của tài nguyên thiên
nhiên đó.
Các công trình ở nước ngoài, những tài nguyên thiên
nhiên của cộng đồng bản địa được coi là phần đóng góp cổ phần vào tài sản của
doanh nghiệp. Đó là tài sản thiên nhiên mà ông cha họ đã để lại. Cộng đồng bản
địa được hưởng lợi tức từ nhà máy thủy điện. Chính lợi tức thủy điện là nguồn
tài chính giúp cộng đồng bản địa phát triển, giúp xóa đói giảm nghèo trong
trường hợp Việt Nam.
Các
đại gia BĐS và cộng đồng địa phương
ở Việt Nam có nhiều đại gia BĐS mà ai cũng có thể kể
tên. Chẳng hạn Vin, Sun, FLC… Họ lấy đất từ khi đất đó còn rẻ. Tuy là rẻ, nhưng
ai cũng biết đó là “đất vàng”. Họ đầu tư và thu lợi khủng. Cộng đồng địa phương
được cái gì? thành phố được cái gì?
Câu chuyện tương tự như thủy điện. Đất đai là tài
sản toàn dân. Hơn nữa, tài nguyên thiên nhiên (đất, nước) là loại tài sản đặc
biệt. Nó không giống như những loại tài sản khác. Chia sẻ lợi nhuận sinh ra từ
đất như thế nào để đảm bảo quyền lợi và công bằng cho các bên?
Vì vậy, cần có sự thay đổi về chính sách.
HN 27/8/2018
No comments:
Post a Comment