Đàm Ngọc Tuyên
27/08/2018
Ngày
27/8/2018, báo VietNamNet có bài viết tựa đề: “Bộ Giáo dục đã chấp nhận cách đánh vần “lạ” cho học sinh lớp
1“, của tác giả Thanh Hùng. Câu chuyện xuất phát từ một đoạn clip ghi lại
cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần đang hút sự quan
tâm của nhiều người với những tranh luận trái chiều vì cho rằng khó hiểu. Clip
được cho là do phụ huynh ở Cần Thơ ghi lại .
Clip dạy đánh vần kiểu
“lạ”. Nguồn: Le Cheryl
Cách
đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1, các phụ âm c, k, q đều đọc là “cờ”. Trong đó,
cô giáo dạy cách đọc một số chữ như “Ki” đọc là: Cờ – i – ki; “Uôn” đọc là: Ua
– nờ – uô; “Qua” đọc là: Cờ – oa – qua. Sự dạy “rất lạ” này đã khiến cho cả
Giáo sư ngôn ngữ Nguyễn Văn Lợi cũng phải hoang mang khi ông nói với báo Người Đưa Tin ngày 27/8/2018 rằng:
“Năm
nay tôi có cháu nội vào học lớp 1, tôi cũng băn khoăn nếu cháu tôi phải học
cách đánh vần cải cách như clip. Phần lớn phụ huynh chưa được biết đến chương
trình cải cách, chưa hiểu các khái niệm, kiến thức sâu về ngữ âm học. Họ không
khỏi lo lắng, hoang mang khi năm học sắp đến con cháu họ – những đứa trẻ vừa mới
rời lớp mẫu giáo phải học những kiến thức khó mà đến họ cũng không biết”.
Ngành
giáo dục đã trải qua nhiều lần cải cách, trong đó có cải cách liên quan đến tiếng,
chữ Việt, nhưng có lẽ lần “cải cách” này hết sức “lạ”. Để tìm hiểu nguyên nhân
cái sự “lạ” này, báo VietNamNet đã hỏi ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ
trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ông Hữu nói rằng:
“’Cái
lạ này’ xảy đến bởi các phụ huynh trước đây quen với cách đánh vần như chương
trình đại trà hiện hành. Nhưng tài liệu Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ
Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại thì đi theo hướng ngữ âm học và bao nhiêu năm nay
đã tổ chức, triển khai dạy học như thế rồi chứ không phải năm nay mới có, thực
chất không phải cái gì đó mới hay phát hiện mới lạ. Có thể với những phụ huynh
thấy lạ tai nên câu chuyện mới xôn xao như vậy, chứ những năm trước đây những
trường, địa phương theo chương trình này đã dạy học như vậy mà không có vấn đề
gì”.
PGS
Bùi Mạnh Hùng, điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ
thông mới, từng là Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 –
Công nghệ Giáo dục cho biết: “Tài liệu dạy học tiếng Việt CNGD dù có những
tranh cãi nhưng đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kĩ năng đọc thành tiếng
và viết đúng chính tả. Đây cũng chính là những điểm mạnh của tài liệu“.
Rõ ràng là, hai quan chức Bộ GD-ĐT đang
lừa bịp phụ huynh và người dân cả nước, chứ thực tế hoàn toàn ngược lại những
điều hai ông Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Đức Hữu nói. Người viết đã mất một buổi chiều đi gặp
3 giáo viên dạy lớp 1 ở Quảng Ngãi, để tìm hiểu thực hư, sau khi được một giáo
viên quen giới thiệu. Vì lí do cần bảo vệ danh tính của họ, xin được gọi họ là:
cô N, cô H, cô. Ba cô giáo này đều giảng dạy lớp 1 “công nghệ” ở huyện Nghĩa
Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Trước
khi tường thuật lại “tâm sự đắng lòng” của 3 cô giáo, trước hết chúng ta phân
tích để thấy sự “lạ” đầu tiên của cách dạy này, đó là tựa sách “Tiếng Việt lớp
1 – Công nghệ giáo dục”. Với kiến thức hạn hẹp, người viết chưa bao giờ thấy một
tựa sách học tiếng Anh, Pháp, Nhật mà có từ “công nghệ” bao giờ! Có phụ huynh
nào thấy hay biết xin chỉ giùm. Cái tựa sách đã nói lên sự tào lao của nền giáo
dục nước nhà, được điều hành bởi người đứng đầu là ông Nguyễn Xuân Nhạ với khả
năng không tài nào phát âm đúng được chữ “lờ” và “nờ”, cũng như không thể phát
âm được hai từ “từ chức” bao giờ!
Cả
ba cô giáo mà người viết gặp, tất cả đều có thâm niên dạy học bậc tiểu học trên
10 năm, trong đó có một cô sắp về hưu. Cả 3 cô đều “khóc ròng” với chương trình
này, với những nhận định, chia sẻ sau đây:
–
Chương trình “Tiếng Việt công nghệ” (TVCN) này được giáo sư Hồ Ngọc Đại “nghiên
cứu, biên soạn” từ năm 1978, nhưng không được chấp nhận để đưa vào giảng dạy.
Khoảng vài năm trở lại đây, TVCN lại được mang ra thí nghiệm. Phòng GD-ĐT của tỉnh
nào đăng kí dạy “thí nghiệm” chương trình này, sẽ đưa GV đi học bốn ngày cho những
GV đứng lớp “thí nghiệm” chính thức, một ngày cho tất cả GV tiểu học thuộc
Phòng GD-ĐT huyện đó. GV “đùn đẩy” nhau khi bị phân công dạy “TVCN lớp 1” vì rất
vất vả. Nói trắng ra chẳng ai muốn dạy chương trình “quái lạ” này cả.
–
Học sinh lớp 1 học TVCN có thể đọc vẹt được, nhưng khi viết thì sai chính tả rất
nhiều. Nó “khó” đến mức, nếu hôm nào GV đứng lớp 1 nghỉ dạy, thì buổi học hôm ấy,
những GV dạy từ lớp 2 đến lớp 5 không thể dạy thế được, chỉ nhờ coi lớp giúp hết
buổi rồi cho về. Còn Phòng GD-ĐT “mắt nhắm mắt mở, bật đèn xanh” cho GV dạy lớp
1 ăn gian tiết của môn học khác để dạy môn “TVCN” này. Ví dụ: buổi học có 5 tiết
(một tiết 35 phút), trong đó 2 tiết TVCN, 1 tiết Đạo đức, 2 tiết Tập làm toán,
thì thời gian học tiết Đạo đức sẽ được dạy luôn TVCN, môn Đạo đức chỉ dạy
thoáng qua mà thôi.
–
Đồng thời, như trên đã nói, ngay cả những GV dạy từ lớp 2 trở lên còn không dạy
thế được nếu GV lớp 1, thì phụ huynh không thể nào tài giỏi để dạy cho học sinh
ở nhà được. Từ đây, phát sinh việc, lớp 1 mà phải đi học thêm, học thêm cả trước
khi vào lớp 1 luôn. Phụ huynh nào nghèo, đồng nghĩa với việc con họ chẳng viết
ra chữ, đọc chẳng ra câu. Nghịch lí ở chỗ, khi dạy thêm trước khi vào lớp 1, GV
lại dạy cách đánh vần theo phương pháp truyền thống. Ví dụ: từ “Ki Cóp” sẽ đánh
vần “Ka I Ki”, “Cê O Co O Phê Óp” là “Cóp”!
–
Những từ khó như từ “nghiêng nghiêng”, “bút nghiên”, “khuyếch tán”, “khuya khoắt”,…
cả cô trò đều “ngọng nghịu” cùng nhau khi dạy và học, rất giống ông Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT. Xong lớp 1, lên lớp 2, nếu học sinh nào chưa đọc, viết được thì lại “bị”
dạy “đọc, viết” theo phương pháp truyền thống. Tréo cẳng ngỗng!
GS Hồ Ngọc Đại cho biết, cách đánh vần “lạ” theo bộ
sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục “đến nay đã được triển khai ở 49 tỉnh
với hơn 800.000 học sinh theo học chương trình này“. Cũng cần phải nói
thêm, GS Hồ Ngọc Đại chính là con rể của TBT Lê Duẩn. Lê Duẩn là người có câu
nói nổi tiếng: “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho
các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại…”.
GS
Hồ Ngọc Đại, tác giả của chương trình đánh vần kiểu “lạ”. Nguồn: PLTP
Trên
đây chỉ là bốn bất cập trong những bất cập từ tâm sự của các giáo viên mà người
viết được nghe chính họ nói ra. Tất cả đều có mong muốn làm sao bỏ cái chương
trình “quái lạ này” là tốt nhất, họ chỉ mong phụ huynh đồng lòng lên tiếng, vì
họ có ý kiến với lãnh đạo giáo dục cũng không thể được, chưa nói có thể mất
luôn nồi cơm! Họ nói rằng, Bộ GD-ĐT và GS Hồ Ngọc Đại “đang hủy hoại một hệ
thống học tiếng Việt có thể nói đã hoàn chỉnh lâu nay!”
Và người viết cũng tìm hiểu thêm, ở
ngoài Bắc, miền Tây Nam Bộ, hay miền Trung, thì học sinh lớp 1 được đem ra làm
“chuột bạch”, lại toàn ở những tỉnh lẻ, những huyện ven biển, trung du miền
núi, hay vùng sâu, vùng xa.
Phải
chăng đây là một “âm mưu”, bởi ở những vùng sâu, vùng xa, phụ huynh sẽ ít phẫn
nộ, dư luận cũng không quan tâm nhiều với cái tiếng “lạ” mà con em họ được dạy,
nên Bộ Giáo dục mang ra thí điểm, sau đó đặt mọi người vào chuyện đã rồi?! Điều
này có thể thấy rất rõ, khi cách dạy “lạ” được mang ra thí điểm ở TP. Cần Thơ,
phụ huynh đã quay clip lại, đã bị dư luận cả nước nói chung, phụ huynh học sinh
nói riêng, lập tức phản đối.
Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã từng nói: “Để
phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa
tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ
thi của sinh viên. Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục
đấy. Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy. Tiền bị
mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy. Công lý bị mất
trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp
đổ của một quốc gia“.
Nhà
văn hóa, nhà báo, nhà văn, cụ Phạm Quỳnh từng nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta
còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá
chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt thay cho chữ Nho và tiếng Pháp. Chúng ta chưa mất
nước, nhưng tiếng Việt đã, đang và sẽ mất nếu Bộ Giáo dục đã chấp nhận cách
đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1. Mà theo nhận định của cụ Phạm Quỳnh, chúng ta
có thể hiểu rằng: nước chúng ta cũng sắp mất đến nơi rồi!
Nếu
chúng ta vẫn im lặng, để cho những con người “ngọng nghịu cả tư duy và phát âm”
ấy tiếp tục đem con cái chúng ta ra làm “chuột bạch”, thì con cái chúng ta sẽ
chết, và chắc chắn quốc gia này cũng chết! Bởi, trẻ em hôm nay là đất nước ngày
mai!
©
Copyright Tiếng Dân
No comments:
Post a Comment