29/08/2018
Tác giả: Trần C. Trí
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Khoá
Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm 2018.
Lớp hội
thảo chủ đề.
Lớp
ngữ âm tiếng Việt.
***
Ở vùng Little Saigon nhộn nhịp tại Orange County, California, cuối tuần nào cũng dày đặc những sinh hoạt cộng đồng muôn màu muôn vẻ. Vào thượng tuần tháng Tám năm 2018 vừa qua, một trong những sinh hoạt hãy còn nóng hổi đó chính là Khoá Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm lần thứ 30 tại trường Coastline Community College, thành phố Garden Grove.
Nếu độc giả nào trong vùng đọc đến đây và tự hỏi tại sao một sinh hoạt lâu năm như thế này mà tới bây giờ mình mới biết, thì thật ra chính kẻ viết bài này cũng biết đến sinh hoạt độc đáo này khá muộn màng.
Tôi đến Mỹ vào năm 1987, lúc tuổi đã không còn trẻ. Vì thế, tôi không thể làm tuần tự hết việc này mới sang việc khác như những người sinh ra và lớn lên trong xã hội Hoa Kỳ. Do đó, chỉ trong vòng năm năm đầu của cuộc sống tị nạn trên đất Mỹ, tôi đã chóng vánh đốt giai đoạn và làm nhiều việc cùng lúc như đi làm, đi học, cưới vợ và sinh cháu gái đầu lòng. Ngày tôi tốt nghiệp bằng cử nhân, vợ tôi mang cái bụng bầu cháu, vui vẻ dự lễ ra trường của người bạn đời.
Phải nói là trong giai đoạn đó, cuộc sống của tôi chỉ thu mình trong phạm vi gia đình và cá nhân, còn chuyện cộng đồng, xã hội thì phó mặc cho người khác. Thiếu sót đó trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết khi cháu gái của chúng tôi bắt đầu đi học.
Cùng lúc cháu vào trường Mỹ, vợ chồng tôi cũng bắt đầu đưa cháu đến một nhà thờ trong vùng để cháu theo học Việt ngữ. Các lớp học cuối tuần ở đây do các cha, xơ và một số thầy cô đảm trách, hoàn toàn thiện nguyện. Cũng như khá nhiều phụ huynh khác, vợ chồng tôi thường chở cháu đến lớp học ở nhà thờ, rồi lợi dụng thời gian cháu đang học, chúng tôi đi chợ hay làm những việc mà trong tuần không có thì giờ để làm. Đến giờ cháu học xong, chúng tôi ghé lại nhà thờ đón cháu về. Thật chẳng khác nào nhờ các thầy cô vừa dạy dỗ, vừa “babysit” con của mình vậy.
Có những lúc trở lại nhà thờ còn sớm, tôi thường đứng gần lớp cháu học nghe thầy cô giảng bài. Những lúc khác, lái xe ra vào bãi đậu xe, chúng tôi thường chào hỏi những anh chị em thiện nguyện đứng điều khiển dòng xe cộ ra vào không ngớt. Những lúc như vậy, tôi luôn luôn thấy hổ thẹn trong lòng, tự hỏi tại sao có những người hy sinh thì giờ cá nhân cho việc chung như vậy, còn mình đây chẳng đóng góp được gì cả, chỉ biết lo cho gia đình và bản thân mà thôi.
Thế rồi tôi tâm tâm niệm niệm, tự hứa với lòng mình, khi nào học hành xong xuôi, lúc đó có còn bận với công việc cách mấy cũng sẽ phải làm một điều gì đó để trả món nợ tinh thần của mình đối với những tấm lòng vàng ở ngôi nhà thờ nơi con gái mình học tập. Lúc ra trường rồi, có một công việc dạy học ở Đại học UC Irvine, tôi lại đâm ra bận bịu với công việc mới, chưa kịp nhớ lại lời hứa của mình ngày trước.
Một hôm, vào năm 2003, cơ duyên đã tìm đến với tôi trước. Vị chủ tịch của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ (BĐDCTTVN) Nam California một hôm gọi điện thoại cho tôi, nhờ tôi xin trường cho Khoá Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm (KHLTNSP) được tổ chức trong khuôn viên của trường.
Liên lạc với văn phòng hành chánh của đại học và được biết rằng trường không có lệ cho bất cứ tổ chức bên ngoài nào, dù là tổ chức vô vị lợi, được sử dụng phòng ốc miễn phí. Qua đó, tôi còn biết thêm rằng ngay cả những khoa trong trường muốn có chỗ tổ chức những sinh hoạt của mình cũng phải trả tiền cho đại học nữa!
Cũng nhờ dịp đó mà tôi mới biết ở địa phương của mình có một ban đại diện của nhiều trường Việt ngữ cuối tuần như thế. Từ mười lăm năm nay, ban đại diện đó đã đều đặn tổ chức một khoá học mùa hè cho các thầy cô dạy Việt ngữ thiện nguyện. Khi tôi tiu nghỉu báo tin không vui cho ông chủ tịch BĐDCTTVN biết, ông đổi buồn thành vui bằng cách “chiêu mộ” tôi vào sinh hoạt với các thầy cô trong BĐD. Thế là vào năm đó, tôi chính thức trở thành một thành viên, cùng bắt tay với BĐDCTTVN chuẩn bị cho khoá HLTNSP lần thứ 16, cuối cùng được quyết định tổ chức tại Orange Coast College, thuộc thành phố Costa Mesa.
Vào tổ chức văn hoá cộng đồng này, tôi được phân công làm nhiệm vụ trưởng khối huấn luyện, lo việc soạn nội dung chương trình và cùng các thầy cô khác mời một số diễn giả quanh vùng đảm nhiệm các đề tài trong khoá học. Đây thật là một thế giới hoàn toàn mới mẻ đối với tôi. Tất cả mọi người đều là thiện nguyện viên và gọi nhau bằng thầy cô, dù có dạy Việt ngữ hay là phụ huynh học sinh, tuồng như để nhắc nhở nhau vai trò hướng dẫn của mình đối với thế hệ trẻ ở hải ngoại. Lần đầu bước vào văn phòng của BĐD, tôi chỉ thấy có một vài người lác đác ra vào. Nhìn lên bản sơ đồ tổ chức, tôi thấy các tiểu ban được chia ra hẳn hoi, rõ ràng. Ngoài ban (hay khối) huấn luyện, còn có nào là ban truyền thông, ban khánh tiết, ban tiếp tân, ban ẩm thực, ban kỹ thuật, ban website, ban tu thư (đã biên soạn và xuất bản một bộ sách giáo khoa Việt ngữ từ cấp một đến cấp sáu), ban hành chánh và ban văn hoá, văn nghệ. Sau này, tôi đề nghị thành lập thêm ban hướng dẫn lớp học để lo sắp xếp phòng học, giới thiệu giảng viên trong lớp và tất cả những việc diễn ra trong từng lớp.
Tiểu ban nào cũng thấy nhiều tên ghi bên dưới, nếu cộng lại cũng đến cả trăm người. Vậy mà tôi thấy đâu có bao nhiêu thầy cô ra vào văn phòng của BĐD! Tôi hỏi ông chủ tịch về thắc mắc này thì ông cười bảo những “nhân vật” đó sẽ xuất hiện khi cần thiết. Ngoài sinh hoạt chính là Khoá HLTNSP, BĐD còn có những sinh hoạt khác như thi chính tả, đố vui để học (nay đang tạm ngừng hoạt động), Tết Trung Thu, Niềm mơ ước mùa Giáng Sinh (cũng đã ngừng hoạt động), họp mặt thầy cô vào dịp Tết ta, họp mặt Lễ Tạ Ơn và cả Tết Trung Thu cho người khuyết tật nữa. Đúng như lời ông chủ tịch nói, mỗi khi có một sinh hoạt cụ thể, những nhân vật thầm lặng trên tấm sơ đồ tổ chức lại hiện ra như trong truyện cổ tích, cùng nhau tấp nập lo toan mọi thứ như đã thuần thục từ lâu lắm rồi. Mọi người phối hợp với nhau thật nhịp nhàng, công việc cứ thế mà diễn ra, làm tên lính mới như tôi cứ gọi là phục sát đất.
Cũng thế, lúc tôi sửa soạn mọi thứ cho Khoá HLTNSP lần thứ 16 sắp đến, cũng chỉ có một vài thầy cô cùng làm với tôi. Nhìn vào con số những người cộng sự ít ỏi đó, thật tình tôi không tài nào tưởng tượng nổi làm sao sẽ diễn ra được một khoá học quy mô kéo dài suốt ba ngày cuối tuần hằng năm như từ trước tới giờ. Theo lời một số thầy cô kể cho tôi nghe, từ những ngày ban đầu, các khoá HLTNSP đã có đông đảo các thầy cô từ nam bắc tiểu bang California và nhiều tiểu bang khác, thậm chí từ một số nước như Canada, Pháp, Đức, Nhật, Úc sang tham dự. Năm nào cũng trên dưới 200 người (gọi là khoá sinh) tề tựu về để cùng tham gia học hỏi kiến thức và nghiệp vụ. Nhiều khoá đã được tổ chức từ những nơi xa xôi, nóng cháy như ở vùng Riverside, qua đến khuôn viên đại học Cal State Long Beach, rồi đến Orange Coast College (OCC) và gần đây hơn là Coastline Community College.
Ngày đầu tiên của khoá TNHLTNSP lần thứ 16, lần đầu tôi được tham gia sinh hoạt văn hoá giáo dục độc đáo này, là ngày tôi không thể nào quên. Khi tất cả những phần việc của mình đã xong xuôi, sau tối thứ Sáu làm lễ khai mạc trọng thể, suốt đêm đó tôi trăn trở không tài nào chợp mắt được. Mới 5 giờ sáng, tôi đã choàng dậy, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, lái xe đến trường OCC, dù đã dược dặn là 7 giờ mới cần có mặt. Từ hôm trước, các bảng hiệu chỉ dẫn vào khuôn viên đã được một số thiện nguyện viên cắm cẩn thận, rõ ràng. Tôi đi loanh quanh trong sân trường vắng vẻ một hồi lâu, lòng bồn chồn lẫn lo âu khôn tả.
Khi ánh nắng đầu ngày bắt đầu chan hoà, các thiện nguyên viên và khoá sinh lục tục đến. Sinh hoạt đầu tiên là hội thảo trong hội trường về chủ đề chung của cả khoá. Mỗi năm khoá HLTNSP đều có một chủ đề lớn và một số đề tài thuyết trình sẽ xoay quanh chủ đề lớn đó (ngoài các đề tài thường xuyên về Việt ngữ và phương pháp giảng dạy). Một số những đề tài trong những năm qua bao gồm “Lòng yêu nước qua thi ca và văn chương bình dân”, “Sứ mạng của thầy cô giáo trong việc bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá”, “Người Việt nói tiếng Việt”, vân vân. Các đề tài thường xuyên về tiếng Việt và phương pháp giảng dạy có thể kể đến như “Phương pháp ráp vần”, “Phương pháp dạy chính tả”, “Phương pháp dạy sử địa”, “phương pháp dạy tập làm văn”...
Ngoài nhiệm vụ phụ trách chung về nội dung chương trình khoá học, tôi cũng thường đóng góp môt hai lớp thuyết trình. Buổi sáng đầu tiên hôm đó, khi các lớp bắt đầu tại nhiều phòng học khác nhau, tôi đi qua từng phòng để biết chắc là mọi việc diễn ra êm xuôi. Khi đến giờ mình phải vào lớp, tôi nhờ vài thầy cô khác làm việc đó. Ngày thứ Bảy cứ thế trôi qua trong không khí rộn rịp và vui tươi. Giờ ăn trưa. các thầy cô lãnh phần ăn của mình rồi chia nhau thành từng tốp dưới những bóng râm trong sân trường, cùng nhau ăn uống trò chuyện thật rôm rả. Một số thầy cô vừa ăn vừa tập văn nghệ để tối đến sẽ trình diễn.
Đêm thứ Bảy của khoá HLTNSP được gọi là Đêm Văn Hoá, tổ chức ở một nhà hàng trong vùng. Đêm văn hoá là đêm để các khoá sinh nghỉ ngơi sau một ngày dài học tập (thường là bốn năm lớp liên tiếp). Đây cũng là dịp để mọi người biết thêm về nhau, trao đổi với nhau những tâm tình trong nghề dạy học thiện nguyện, những kinh nghiệm giảng dạy và những kỷ niệm đáng nhớ trong nghề. Lần lượt, các nhóm văn nghệ lên sân khấu trình diễn các tiết mục của mình. (Có năm còn có thêm mục thi hoa hậu áo dài cho thêm phần hấp dẫn). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các món ăn thơm ngon của nhà hàng làm no lòng, ấm dạ những khoá sinh cũng như các thiện nguyện viên trong ban tổ chức. Buổi sáng Chủ Nhật, các khoá sinh dự thêm hai lớp nữa. Sau đó dùng cơm trưa và chuẩn bị cho buổi đúc kết và lễ bế mạc khoá học. Vào ngày đầu của khoá, mọi người hăm hở bao nhiêu thì đến ngày bế mạc, ai ai cũng thoáng buồn nghĩ đến lúc phải chia tay.
Cứ như thế, tôi đã buồn vui với các khoá HLTNSP từ bao năm tháng nay. Vào những mốc thời gian đáng nhớ như lần thứ 20, 25 và 30, chúng tôi còn có một tờ kỷ yếu để đánh dấu mỗi chặng đường trong sứ mạng bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá Việt. Tháng Tám năm 2018 năm nay, cùng lúc với mọi người rộn ràng chuẩn bị cho khoá HLTNSP lần thứ 30, riêng tôi cũng âm thầm kỷ niệm 15 năm gắn bó với sinh hoạt giáo dục và văn hoá này. Chủ đề của lần thứ 30 này là “Cùng nhau bảo vệ tiếng Việt truyền thống”. Như thường lệ, ngoài những lớp nghiệp vụ năm nào cũng có, năm nay đặc biệt có những đề tài về nạn Hán hoá đối với tiếng Việt, về những từ ngữ lạ tai, sai lạc lan tràn từ trong nước ra đến hải ngoại, len lỏi vào truyền thông, báo chí, học đường, cho đến trong cách dùng hằng ngày của mỗi chúng ta nếu không để ý. Đặc biệt, khoá học năm nay có một cô giáo từ Na Uy xa xôi về tham dự và một cô giáo người Nhật đang học tiến sĩ về tiếng Việt. Cô trình bày một đề tài về văn chương của Khái Hưng bằng một giọng tiếng Việt hết sức lưu loát!
Trong khoá học kỳ này, tôi được phân công phụ một vị giáo sư kiêm nhà văn nổi tiếng trong cộng đồng trong buổi hội thảo chủ đề, phân tích một số cách nói và viết tiếng Việt “thiếu tính truyền thống” của truyền thông, báo chí và những người Việt trong cộng đồng. Riêng tôi còn phụ trách hai đề tài khác: một đề tài nói về hệ thống nguyên âm và âm lướt trong tiếng Việt, còn đề tài kia là chương trình “Đố Vui Để... Dạy!”, mô phỏng theo trò chơi Jeopardy trên truyền hình Mỹ. Hình thức tranh tài hào hứng có giải thưởng này cốt để các khoá sinh tham gia tích cực vào các đề tài xoay quanh chủ đề lớn về việc giữ gìn tiếng Việt truyền thống như “Hán Lạ-Hán Quen” (những cặp chữ Hán như “hộ chiếu”/“giấy thông hành”, “tác nghiệp”/“hành nghề”), “Việt Lạ-Việt Quen” (những cặp chữ như “vòng xoay”/“bùng binh”, “tờ rơi”/“truyền đơn”), “Nạn Hán Hoá” (những chữ Hán mới thay thế chữ Hán hay Việt truyền thống như “ngoại hình” thay vì “bề ngoài” hay “diện mạo”, “thiết kế” thay vì “vẽ kiểu”, “khuyến mãi” thay vì “quảng cáo”) hoặc “Chữ này nghĩa là gì?” (những từ ngữ mới trong nước mà đa số người Việt hải ngoại khó mà hiểu nổi như “đứng hình”, “thả thính”, “ngáo đá”).
Cùng làm việc với nhiều thầy cô từ bấy lâu nay trong các khoá HLTNSP, mỗi lần tôi cùng mọi người lăng xăng làm việc, lúc nào tôi cũng có cảm giác thật ấm áp. Cái cảm giác chúng ta chỉ cảm thấy được khi ở trong gia đình với anh chị em một nhà. Đối với các khoá sinh, trong mười lăm năm qua, có nhiều em bắt đầu là học trò tiếng Việt, dần dần trở thành phụ giáo và nay bắt đầu đi học các khoá huấn luyện để chuẩn bị làm thầy cô giáo thật sự.
Lần mở những trang kỷ yếu kỷ niệm ba mươi năm, chắc ai cũng không khỏi xúc động lẫn ngậm ngùi khi nhìn lại những gương mặt thân quen ngày trước, khi mắt còn rất long lanh, môi cười thật tươi, nay thì một số người trong hình chỉ còn là kỷ niệm, có thể vì hoàn cảnh này hoàn cảnh nọ đã thôi không sinh hoạt nữa, hay đã ra người thiên cổ.
May thay, bên nỗi ngậm ngùi, còn có nguồn an ủi khi hướng về tương lai: những thầy cô thiện nguyện vẫn liên tục xuất hiện, những khoá sinh từ khắp nơi hằng năm vẫn quay về như những cách chim không biết mỏi, và tất cả cùng nhau hết lòng vì sức sống của ngôn ngữ, văn hóa Việt.
Với 30 khóa Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm liên tục suốt ba mươi năm qua, công việc tổ chức và kỹ năng giảng dạy Việt ngữ ngày càng tăng tiến hơn. Những thành quả đạt được cho thấy sức sống của ngôn ngữ văn hóa Việt chắc chắn sẽ ngày càng vững mạnh hơn qua nhiều thế hệ con em người Việt trên thế giới.
Trần C. Trí
- Quý độc giả muốn tìm hiểu thêm về Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California có thể liên lạc với thầy Vũ Hoàng, chủ tịch ban chấp hành, qua địa chỉ georgehvu@gmail.com.
- Hội đồng quản trị của BĐDCTTVN gồm có cô Nguyễn Khoa Diệu Quyên (chủ tịch), thầy Nguyễn Văn Khoa, thầy Đặng Ngọc Sinh, thầy Văn Tường, cô Trần thị Sử, cô Luyện Thuỵ Vy, cô Nguyễn Chiêu Anh, thầy Nguyễn Văn Lành, thầy Đoàn Thanh Khiết, cô Trần Lê Loan, thầy Ngô Thiện Đức, thầy Phạm Quốc Định và thầy Trần Ngọc Dụng.
- Hình ảnh do cô Lưu Thuỳ Vân (trường Việt Ngữ Văn Lang, San Diego) và thầy Nguyễn Hồng Chi (hiệu phó trường Việt Ngữ Cộng Đoàn Westminster) cung cấp.
Ở vùng Little Saigon nhộn nhịp tại Orange County, California, cuối tuần nào cũng dày đặc những sinh hoạt cộng đồng muôn màu muôn vẻ. Vào thượng tuần tháng Tám năm 2018 vừa qua, một trong những sinh hoạt hãy còn nóng hổi đó chính là Khoá Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm lần thứ 30 tại trường Coastline Community College, thành phố Garden Grove.
Nếu độc giả nào trong vùng đọc đến đây và tự hỏi tại sao một sinh hoạt lâu năm như thế này mà tới bây giờ mình mới biết, thì thật ra chính kẻ viết bài này cũng biết đến sinh hoạt độc đáo này khá muộn màng.
Tôi đến Mỹ vào năm 1987, lúc tuổi đã không còn trẻ. Vì thế, tôi không thể làm tuần tự hết việc này mới sang việc khác như những người sinh ra và lớn lên trong xã hội Hoa Kỳ. Do đó, chỉ trong vòng năm năm đầu của cuộc sống tị nạn trên đất Mỹ, tôi đã chóng vánh đốt giai đoạn và làm nhiều việc cùng lúc như đi làm, đi học, cưới vợ và sinh cháu gái đầu lòng. Ngày tôi tốt nghiệp bằng cử nhân, vợ tôi mang cái bụng bầu cháu, vui vẻ dự lễ ra trường của người bạn đời.
Phải nói là trong giai đoạn đó, cuộc sống của tôi chỉ thu mình trong phạm vi gia đình và cá nhân, còn chuyện cộng đồng, xã hội thì phó mặc cho người khác. Thiếu sót đó trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết khi cháu gái của chúng tôi bắt đầu đi học.
Cùng lúc cháu vào trường Mỹ, vợ chồng tôi cũng bắt đầu đưa cháu đến một nhà thờ trong vùng để cháu theo học Việt ngữ. Các lớp học cuối tuần ở đây do các cha, xơ và một số thầy cô đảm trách, hoàn toàn thiện nguyện. Cũng như khá nhiều phụ huynh khác, vợ chồng tôi thường chở cháu đến lớp học ở nhà thờ, rồi lợi dụng thời gian cháu đang học, chúng tôi đi chợ hay làm những việc mà trong tuần không có thì giờ để làm. Đến giờ cháu học xong, chúng tôi ghé lại nhà thờ đón cháu về. Thật chẳng khác nào nhờ các thầy cô vừa dạy dỗ, vừa “babysit” con của mình vậy.
Có những lúc trở lại nhà thờ còn sớm, tôi thường đứng gần lớp cháu học nghe thầy cô giảng bài. Những lúc khác, lái xe ra vào bãi đậu xe, chúng tôi thường chào hỏi những anh chị em thiện nguyện đứng điều khiển dòng xe cộ ra vào không ngớt. Những lúc như vậy, tôi luôn luôn thấy hổ thẹn trong lòng, tự hỏi tại sao có những người hy sinh thì giờ cá nhân cho việc chung như vậy, còn mình đây chẳng đóng góp được gì cả, chỉ biết lo cho gia đình và bản thân mà thôi.
Thế rồi tôi tâm tâm niệm niệm, tự hứa với lòng mình, khi nào học hành xong xuôi, lúc đó có còn bận với công việc cách mấy cũng sẽ phải làm một điều gì đó để trả món nợ tinh thần của mình đối với những tấm lòng vàng ở ngôi nhà thờ nơi con gái mình học tập. Lúc ra trường rồi, có một công việc dạy học ở Đại học UC Irvine, tôi lại đâm ra bận bịu với công việc mới, chưa kịp nhớ lại lời hứa của mình ngày trước.
Một hôm, vào năm 2003, cơ duyên đã tìm đến với tôi trước. Vị chủ tịch của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ (BĐDCTTVN) Nam California một hôm gọi điện thoại cho tôi, nhờ tôi xin trường cho Khoá Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm (KHLTNSP) được tổ chức trong khuôn viên của trường.
Liên lạc với văn phòng hành chánh của đại học và được biết rằng trường không có lệ cho bất cứ tổ chức bên ngoài nào, dù là tổ chức vô vị lợi, được sử dụng phòng ốc miễn phí. Qua đó, tôi còn biết thêm rằng ngay cả những khoa trong trường muốn có chỗ tổ chức những sinh hoạt của mình cũng phải trả tiền cho đại học nữa!
Cũng nhờ dịp đó mà tôi mới biết ở địa phương của mình có một ban đại diện của nhiều trường Việt ngữ cuối tuần như thế. Từ mười lăm năm nay, ban đại diện đó đã đều đặn tổ chức một khoá học mùa hè cho các thầy cô dạy Việt ngữ thiện nguyện. Khi tôi tiu nghỉu báo tin không vui cho ông chủ tịch BĐDCTTVN biết, ông đổi buồn thành vui bằng cách “chiêu mộ” tôi vào sinh hoạt với các thầy cô trong BĐD. Thế là vào năm đó, tôi chính thức trở thành một thành viên, cùng bắt tay với BĐDCTTVN chuẩn bị cho khoá HLTNSP lần thứ 16, cuối cùng được quyết định tổ chức tại Orange Coast College, thuộc thành phố Costa Mesa.
Vào tổ chức văn hoá cộng đồng này, tôi được phân công làm nhiệm vụ trưởng khối huấn luyện, lo việc soạn nội dung chương trình và cùng các thầy cô khác mời một số diễn giả quanh vùng đảm nhiệm các đề tài trong khoá học. Đây thật là một thế giới hoàn toàn mới mẻ đối với tôi. Tất cả mọi người đều là thiện nguyện viên và gọi nhau bằng thầy cô, dù có dạy Việt ngữ hay là phụ huynh học sinh, tuồng như để nhắc nhở nhau vai trò hướng dẫn của mình đối với thế hệ trẻ ở hải ngoại. Lần đầu bước vào văn phòng của BĐD, tôi chỉ thấy có một vài người lác đác ra vào. Nhìn lên bản sơ đồ tổ chức, tôi thấy các tiểu ban được chia ra hẳn hoi, rõ ràng. Ngoài ban (hay khối) huấn luyện, còn có nào là ban truyền thông, ban khánh tiết, ban tiếp tân, ban ẩm thực, ban kỹ thuật, ban website, ban tu thư (đã biên soạn và xuất bản một bộ sách giáo khoa Việt ngữ từ cấp một đến cấp sáu), ban hành chánh và ban văn hoá, văn nghệ. Sau này, tôi đề nghị thành lập thêm ban hướng dẫn lớp học để lo sắp xếp phòng học, giới thiệu giảng viên trong lớp và tất cả những việc diễn ra trong từng lớp.
Tiểu ban nào cũng thấy nhiều tên ghi bên dưới, nếu cộng lại cũng đến cả trăm người. Vậy mà tôi thấy đâu có bao nhiêu thầy cô ra vào văn phòng của BĐD! Tôi hỏi ông chủ tịch về thắc mắc này thì ông cười bảo những “nhân vật” đó sẽ xuất hiện khi cần thiết. Ngoài sinh hoạt chính là Khoá HLTNSP, BĐD còn có những sinh hoạt khác như thi chính tả, đố vui để học (nay đang tạm ngừng hoạt động), Tết Trung Thu, Niềm mơ ước mùa Giáng Sinh (cũng đã ngừng hoạt động), họp mặt thầy cô vào dịp Tết ta, họp mặt Lễ Tạ Ơn và cả Tết Trung Thu cho người khuyết tật nữa. Đúng như lời ông chủ tịch nói, mỗi khi có một sinh hoạt cụ thể, những nhân vật thầm lặng trên tấm sơ đồ tổ chức lại hiện ra như trong truyện cổ tích, cùng nhau tấp nập lo toan mọi thứ như đã thuần thục từ lâu lắm rồi. Mọi người phối hợp với nhau thật nhịp nhàng, công việc cứ thế mà diễn ra, làm tên lính mới như tôi cứ gọi là phục sát đất.
Cũng thế, lúc tôi sửa soạn mọi thứ cho Khoá HLTNSP lần thứ 16 sắp đến, cũng chỉ có một vài thầy cô cùng làm với tôi. Nhìn vào con số những người cộng sự ít ỏi đó, thật tình tôi không tài nào tưởng tượng nổi làm sao sẽ diễn ra được một khoá học quy mô kéo dài suốt ba ngày cuối tuần hằng năm như từ trước tới giờ. Theo lời một số thầy cô kể cho tôi nghe, từ những ngày ban đầu, các khoá HLTNSP đã có đông đảo các thầy cô từ nam bắc tiểu bang California và nhiều tiểu bang khác, thậm chí từ một số nước như Canada, Pháp, Đức, Nhật, Úc sang tham dự. Năm nào cũng trên dưới 200 người (gọi là khoá sinh) tề tựu về để cùng tham gia học hỏi kiến thức và nghiệp vụ. Nhiều khoá đã được tổ chức từ những nơi xa xôi, nóng cháy như ở vùng Riverside, qua đến khuôn viên đại học Cal State Long Beach, rồi đến Orange Coast College (OCC) và gần đây hơn là Coastline Community College.
Ngày đầu tiên của khoá TNHLTNSP lần thứ 16, lần đầu tôi được tham gia sinh hoạt văn hoá giáo dục độc đáo này, là ngày tôi không thể nào quên. Khi tất cả những phần việc của mình đã xong xuôi, sau tối thứ Sáu làm lễ khai mạc trọng thể, suốt đêm đó tôi trăn trở không tài nào chợp mắt được. Mới 5 giờ sáng, tôi đã choàng dậy, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, lái xe đến trường OCC, dù đã dược dặn là 7 giờ mới cần có mặt. Từ hôm trước, các bảng hiệu chỉ dẫn vào khuôn viên đã được một số thiện nguyện viên cắm cẩn thận, rõ ràng. Tôi đi loanh quanh trong sân trường vắng vẻ một hồi lâu, lòng bồn chồn lẫn lo âu khôn tả.
Khi ánh nắng đầu ngày bắt đầu chan hoà, các thiện nguyên viên và khoá sinh lục tục đến. Sinh hoạt đầu tiên là hội thảo trong hội trường về chủ đề chung của cả khoá. Mỗi năm khoá HLTNSP đều có một chủ đề lớn và một số đề tài thuyết trình sẽ xoay quanh chủ đề lớn đó (ngoài các đề tài thường xuyên về Việt ngữ và phương pháp giảng dạy). Một số những đề tài trong những năm qua bao gồm “Lòng yêu nước qua thi ca và văn chương bình dân”, “Sứ mạng của thầy cô giáo trong việc bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá”, “Người Việt nói tiếng Việt”, vân vân. Các đề tài thường xuyên về tiếng Việt và phương pháp giảng dạy có thể kể đến như “Phương pháp ráp vần”, “Phương pháp dạy chính tả”, “Phương pháp dạy sử địa”, “phương pháp dạy tập làm văn”...
Ngoài nhiệm vụ phụ trách chung về nội dung chương trình khoá học, tôi cũng thường đóng góp môt hai lớp thuyết trình. Buổi sáng đầu tiên hôm đó, khi các lớp bắt đầu tại nhiều phòng học khác nhau, tôi đi qua từng phòng để biết chắc là mọi việc diễn ra êm xuôi. Khi đến giờ mình phải vào lớp, tôi nhờ vài thầy cô khác làm việc đó. Ngày thứ Bảy cứ thế trôi qua trong không khí rộn rịp và vui tươi. Giờ ăn trưa. các thầy cô lãnh phần ăn của mình rồi chia nhau thành từng tốp dưới những bóng râm trong sân trường, cùng nhau ăn uống trò chuyện thật rôm rả. Một số thầy cô vừa ăn vừa tập văn nghệ để tối đến sẽ trình diễn.
Đêm thứ Bảy của khoá HLTNSP được gọi là Đêm Văn Hoá, tổ chức ở một nhà hàng trong vùng. Đêm văn hoá là đêm để các khoá sinh nghỉ ngơi sau một ngày dài học tập (thường là bốn năm lớp liên tiếp). Đây cũng là dịp để mọi người biết thêm về nhau, trao đổi với nhau những tâm tình trong nghề dạy học thiện nguyện, những kinh nghiệm giảng dạy và những kỷ niệm đáng nhớ trong nghề. Lần lượt, các nhóm văn nghệ lên sân khấu trình diễn các tiết mục của mình. (Có năm còn có thêm mục thi hoa hậu áo dài cho thêm phần hấp dẫn). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các món ăn thơm ngon của nhà hàng làm no lòng, ấm dạ những khoá sinh cũng như các thiện nguyện viên trong ban tổ chức. Buổi sáng Chủ Nhật, các khoá sinh dự thêm hai lớp nữa. Sau đó dùng cơm trưa và chuẩn bị cho buổi đúc kết và lễ bế mạc khoá học. Vào ngày đầu của khoá, mọi người hăm hở bao nhiêu thì đến ngày bế mạc, ai ai cũng thoáng buồn nghĩ đến lúc phải chia tay.
Cứ như thế, tôi đã buồn vui với các khoá HLTNSP từ bao năm tháng nay. Vào những mốc thời gian đáng nhớ như lần thứ 20, 25 và 30, chúng tôi còn có một tờ kỷ yếu để đánh dấu mỗi chặng đường trong sứ mạng bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá Việt. Tháng Tám năm 2018 năm nay, cùng lúc với mọi người rộn ràng chuẩn bị cho khoá HLTNSP lần thứ 30, riêng tôi cũng âm thầm kỷ niệm 15 năm gắn bó với sinh hoạt giáo dục và văn hoá này. Chủ đề của lần thứ 30 này là “Cùng nhau bảo vệ tiếng Việt truyền thống”. Như thường lệ, ngoài những lớp nghiệp vụ năm nào cũng có, năm nay đặc biệt có những đề tài về nạn Hán hoá đối với tiếng Việt, về những từ ngữ lạ tai, sai lạc lan tràn từ trong nước ra đến hải ngoại, len lỏi vào truyền thông, báo chí, học đường, cho đến trong cách dùng hằng ngày của mỗi chúng ta nếu không để ý. Đặc biệt, khoá học năm nay có một cô giáo từ Na Uy xa xôi về tham dự và một cô giáo người Nhật đang học tiến sĩ về tiếng Việt. Cô trình bày một đề tài về văn chương của Khái Hưng bằng một giọng tiếng Việt hết sức lưu loát!
Trong khoá học kỳ này, tôi được phân công phụ một vị giáo sư kiêm nhà văn nổi tiếng trong cộng đồng trong buổi hội thảo chủ đề, phân tích một số cách nói và viết tiếng Việt “thiếu tính truyền thống” của truyền thông, báo chí và những người Việt trong cộng đồng. Riêng tôi còn phụ trách hai đề tài khác: một đề tài nói về hệ thống nguyên âm và âm lướt trong tiếng Việt, còn đề tài kia là chương trình “Đố Vui Để... Dạy!”, mô phỏng theo trò chơi Jeopardy trên truyền hình Mỹ. Hình thức tranh tài hào hứng có giải thưởng này cốt để các khoá sinh tham gia tích cực vào các đề tài xoay quanh chủ đề lớn về việc giữ gìn tiếng Việt truyền thống như “Hán Lạ-Hán Quen” (những cặp chữ Hán như “hộ chiếu”/“giấy thông hành”, “tác nghiệp”/“hành nghề”), “Việt Lạ-Việt Quen” (những cặp chữ như “vòng xoay”/“bùng binh”, “tờ rơi”/“truyền đơn”), “Nạn Hán Hoá” (những chữ Hán mới thay thế chữ Hán hay Việt truyền thống như “ngoại hình” thay vì “bề ngoài” hay “diện mạo”, “thiết kế” thay vì “vẽ kiểu”, “khuyến mãi” thay vì “quảng cáo”) hoặc “Chữ này nghĩa là gì?” (những từ ngữ mới trong nước mà đa số người Việt hải ngoại khó mà hiểu nổi như “đứng hình”, “thả thính”, “ngáo đá”).
Cùng làm việc với nhiều thầy cô từ bấy lâu nay trong các khoá HLTNSP, mỗi lần tôi cùng mọi người lăng xăng làm việc, lúc nào tôi cũng có cảm giác thật ấm áp. Cái cảm giác chúng ta chỉ cảm thấy được khi ở trong gia đình với anh chị em một nhà. Đối với các khoá sinh, trong mười lăm năm qua, có nhiều em bắt đầu là học trò tiếng Việt, dần dần trở thành phụ giáo và nay bắt đầu đi học các khoá huấn luyện để chuẩn bị làm thầy cô giáo thật sự.
Lần mở những trang kỷ yếu kỷ niệm ba mươi năm, chắc ai cũng không khỏi xúc động lẫn ngậm ngùi khi nhìn lại những gương mặt thân quen ngày trước, khi mắt còn rất long lanh, môi cười thật tươi, nay thì một số người trong hình chỉ còn là kỷ niệm, có thể vì hoàn cảnh này hoàn cảnh nọ đã thôi không sinh hoạt nữa, hay đã ra người thiên cổ.
May thay, bên nỗi ngậm ngùi, còn có nguồn an ủi khi hướng về tương lai: những thầy cô thiện nguyện vẫn liên tục xuất hiện, những khoá sinh từ khắp nơi hằng năm vẫn quay về như những cách chim không biết mỏi, và tất cả cùng nhau hết lòng vì sức sống của ngôn ngữ, văn hóa Việt.
Với 30 khóa Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm liên tục suốt ba mươi năm qua, công việc tổ chức và kỹ năng giảng dạy Việt ngữ ngày càng tăng tiến hơn. Những thành quả đạt được cho thấy sức sống của ngôn ngữ văn hóa Việt chắc chắn sẽ ngày càng vững mạnh hơn qua nhiều thế hệ con em người Việt trên thế giới.
Trần C. Trí
- Quý độc giả muốn tìm hiểu thêm về Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California có thể liên lạc với thầy Vũ Hoàng, chủ tịch ban chấp hành, qua địa chỉ georgehvu@gmail.com.
- Hội đồng quản trị của BĐDCTTVN gồm có cô Nguyễn Khoa Diệu Quyên (chủ tịch), thầy Nguyễn Văn Khoa, thầy Đặng Ngọc Sinh, thầy Văn Tường, cô Trần thị Sử, cô Luyện Thuỵ Vy, cô Nguyễn Chiêu Anh, thầy Nguyễn Văn Lành, thầy Đoàn Thanh Khiết, cô Trần Lê Loan, thầy Ngô Thiện Đức, thầy Phạm Quốc Định và thầy Trần Ngọc Dụng.
- Hình ảnh do cô Lưu Thuỳ Vân (trường Việt Ngữ Văn Lang, San Diego) và thầy Nguyễn Hồng Chi (hiệu phó trường Việt Ngữ Cộng Đoàn Westminster) cung cấp.
No comments:
Post a Comment