Đăng
ngày 29-08-2018
Đảng Cộng Hòa mất một người có thể chống tổng
thống Mỹ Donald Trump sau khi thượng nghị sĩ John McCain qua đời.
Suốt
hơn 30 năm hoạt động trong cương vị thượng nghị sĩ, cựu phi công Mỹ trong cuộc
chiến Việt Nam đã nhiều lần vượt qua ranh giới giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ
trên nhiều hồ sơ quan trọng, như nhập cư hoặc y tế.
«
Không nắm rõ thông tin » và « bốc đồng », ông John McCain từng
lên tiếng chỉ trích cách hành xử của tổng thống Mỹ với những lời lẽ trên. Thực
ra, ông không phải là thượng nghị sĩ duy nhất trong đảng Cộng Hòa tỏ ra đối đầu
với tổng thống Trump, từ thương mại, mối liên hệ với tổng thống Nga Vladimir
Putin đến tính cách của chủ nhân Nhà Trắng.
Tuy
nhiên, những giọng nói này sẽ trở nên ít đi vì nhiều tiếng nói chỉ trích khác
đã quyết định không tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội diễn ra ngày 06/11 và họ sẽ rời
Thượng Viện vào tháng 01/2019. Cụ thể là hai thượng nghị sĩ Jeff Flake, đại diện
cùng bang Arizona với ông John McCain, và Bob Corker, thượng nghị sĩ bang
Tennessee. Năm 2017, ông Bob Corket thậm chí đã lên án tổng thống Donald Trump
là « mối nguy hiểm » cho nền dân chủ.
Khi
thông báo không ra tranh cử nhiệm kỳ tới, ông Jeff Flake nói : « Chắc
không còn chỗ cho một người Cộng Hòa như tôi » trong đảng. Tưởng nhớ đến
đồng nhiệm quá cố John McCain ở Thượng Viện hôm 27/08, ông nói : «
Chúng ta ít nhất phải cố giống được ông ấy thêm chút nữa ».
Đảng
Cộng Hòa chưa tìm được đầu tầu
Chưa tỏ
ra vội vàng tìm ra người tiếp tục giương cao ngọn đuốc bài thủ cựu, nhưng mọi
ánh mắt đổ về bà Susan Collins, thượng nghị sĩ Cộng Hòa, giống như ông John
McCain, từng bỏ phiếu chống dự luật bãi bỏ một phần hệ thống bảo hiểm Obamacare
theo nguyện vọng của ông Donald Trump.
Tưởng
nhớ đến đồng nhiệm tại Thượng Viện vào tối thứ Hai (27/08), bà hy vọng «
Có thể cái chết của John sẽ đẩy mọi người làm việc với nhau ». Nhưng dường
như bà chưa sẵn sàng thay thế vai trò của thượng nghị sĩ bang Arizona. Bà nói
: « Có lẽ tôi sẽ không dám. Đừng so sánh tôi với John McCain. Sức mạnh
và sức kháng cự của ông ấy rất đặc biệt ».
Thượng
nghị sĩ Lindsay Graham, người bạn thân của John McCain, nhưng cũng là một người
thân cận của tổng thống Mỹ, tưởng nhớ đến người bạn từng dạy ông cách chìa bàn
tay với đảng Dân Chủ. Bên cạnh chiếc ghế trống của John McCain, được phủ khăn
đen và đặt hoa hồng trắng, ông rơm rớm nước mắt nói : « Ông ấy đã dạy
cho tôi rằng những nguyên tắc và thỏa thiệp không phải là không tương thích với
nhau ». Nhưng ông cũng từ chối thay thế vị trí và vai trò của John McCain.
Ai
thay thế thượng nghị sĩ John McCain đến cuối nhiệm kỳ ?
Sau khi
John McCain qua đời, đảng Cộng Hòa lột xác thành « đảng của Trump » dường
như ngày càng rõ nét. Thực vậy, đương kim tổng thống Mỹ vẫn rất nổi tiếng trong
đảng. Thêm vào đó, càng có ít người dám làm phật lòng chủ nhân Nhà Trắng trong
bối cảnh bầu Quốc Hội đang đến gần.
Người
thay thế cố thượng nghị sĩ John McCain có lẽ sẽ là người còn bảo thủ hơn. Đích
thân thống đốc bang Arizona sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ mới. Nhưng ông đang đứng
trước một lựa chọn khá tế nhị. Theo nhà phân tích Kyle Kondik, thuộc đại học
Virginia, lý do là « vào lúc cuối đời, ông John McCain đã trở thành
gương mặt chia rẽ sâu sắc nội bộ đảng Cộng Hòa và có thể ông được đảng Dân Chủ
ngưỡng mộ hơn do những lời chỉ trích của ông nhắm vào tổng thống ».
Thống đốc
bang Arizona có thể chỉ định bà quả phụ Cindy McCain, theo thông tin của một số
cư quan truyền thông. Nhưng theo nhận định của Kyle Kondik, vợ của ông
McCain « có vẻ thiên tả hơn cả chồng ». Ngược lại, nếu thống đốc
Doug Ducey chỉ định một thượng nghị sĩ cực hữu, thì lại khó giữ được chiếc ghế
này trong cuộc bầu cử năm 2020.
Để tưởng
niệm John McCain, thượng nghị sĩ Chuck Schumer, đứng đầu đảng Dân Chủ tại Thượng
Viện, đã bắt đầu thu thập chữ ký cùng với thượng nghị sĩ Cộng Hòa Jeff Flack, để
đặt tên một trong số các tòa nhà của Thượng Viện.
------------------------------
Thu Hằng – RFI
Đăng
ngày 29-08-2018
Dường như tổng thống Mỹ Donald Trump không
hài lòng về kết quả nhận được khi gõ chính tên ông trên công cụ tìm kiếm Google
vào sáng sớm 28/08/2018. Từ Phòng Bầu dục, tổng thống Mỹ cáo buộc Google, cũng
như Twitter và Facebook, đã thiên vị.
Thông
tín viên RFI Eric de Salve tường trình từ San Francisco :
« Tổng
thống Donald Trump cáo buộc Google vào lúc 5g24 sáng, sau khi tự gõ tên ông
trên công cụ tìm kiếm. Trên Twitter, tổng thống Mỹ tức giận về kết quả gian lận
này. Ông viết: Gần như tất cả các bài báo về tôi đều là tiêu cực. Những cơ quan
truyền thông bảo thủ-Cộng Hòa và trung thực bị cấm truy cập.
Ngay
sau đó, trước báo giới tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ củng cố thêm lời cáo buộc:
Chúng tôi nhận được hàng nghìn và hàng nghìn lời phàn nàn. Các vị không thể làm
thế được. Google, Twitter và Facebook thật sự đang lầm lạc và phải cẩn thận. Thật
bất công đối với một phần lớn công dân Mỹ.
Tuy
nhiên, chủ nhân Nhà Trắng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Ngay lập tức, tập
đoàn Google đã phản đối những cáo buộc là tập đoàn thiên vị, có hơi hướng của
thuyết âm mưu mà các nhà báo của kênh Fox News thân tổng thống Trump vẫn hay
đưa ra.
Trong
thông cáo, tập đoàn công nghệ nổi tiếng ở California này bác bỏ mọi ý thức hệ
chính trị. Google viết: Mục đích của chúng tôi là bảo đảm cho tất cả người sử dụng
nhận được kết quả thích đáng nhất trong vòng vài giây.
TT
Trump tố tin tặc Trung Quốc đánh cắp thư điện tử của Hillary Clinton
Tin tặc
Trung Quốc đã tấn công hộp thư điện tử của bà Hillary Clinton, đối thủ của ông
Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Chính tổng thống Mỹ cáo buộc tin tặc
Trung Quốc trên Twitter, cũng trong đêm 28 rạng sáng 29/08/2018, song không nêu
bằng chứng.
Ông viết
: « Thư điện tử của bà Hillary Clinton, trong đó có rất nhiều thông tin
mật, đã bị Trung Quốc đánh cắp. FBI và bộ Tư Pháp phải hành động trong những
ngày tới, nếu không (…) họ sẽ mất hết uy tín ».
Đây
không phải là lần đầu tiên tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc nhúng tay vào bầu
cử Mỹ. Vào tháng 04/2017, chủ nhân Nhà Trắng từng tuyên bố Trung Quốc đã tấn
công vào hệ thống tin học của đảng Dân Chủ để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống
Mỹ 2016, song cũng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
No comments:
Post a Comment