BBC Tiếng Việt
26
tháng 8 2018
Chào
đời vào ngay đêm trước khi nổ ra Đệ nhị Thế chiến, John McCain sinh ra vào thời
kỳ Hoa Kỳ bắt đầu trở thành một siêu cường.
Vị
cựu chiến binh Cuộc chiến Việt Nam, thượng nghị sỹ Cộng hòa suốt sáu nhiệm kỳ,
vừa qua đời hôm 25/8/2018, thọ 81 tuổi.
Cuộc
đời ông kéo dài một vòng cung trải qua những gì Henry Luce từng dự đoán sẽ là kỷ
nguyên của nước Mỹ - thời điểm mà sức mạnh chính trị, quân sự và văn hóa Hoa Kỳ
trở nên vô song trên toàn cầu.
Ông
đã từng chiến đấu ở Việt Nam và chịu tù đày khổ ải sau khi bị bắt giữ.
Ông
trở thành ngôi sao sáng trên chính trường Mỹ, suýt nữa thì không chống nổi sự
cám dỗ, sức mạnh tiền bạc và sự ảnh hưởng trong nền dân chủ Hoa Kỳ.
Ông
từng hai lần được đề cử làm ứng viên tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, hồi 2000 chạy
đua với ứng viên cùng đảng Cộng hòa George Bush, và 2008, khi ông đối đầu và phải
nhường bước trước ứng viên Dân chủ Barack Obama.
Trong
những ngày cuối đời, McCain đã ủng hộ mạnh mẽ cho ý tưởng về chủ nghĩa quốc tế,
theo đó nước Mỹ có thể giữ vai trò dẫn dắt, bảo vệ bạn bè khỏi kẻ thù, và công
kích Donald Trump, người vận động chống lại quan điểm toàn cầu này.
McCain rời khỏi chính trường ở thời điểm
có lẽ là hoàng hôn của kỷ nguyên Mỹ, khi mà quốc gia này tập trung vào chính
sách dân túy, lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của làn sóng nhập cư, những trở
ngại của chủ nghĩa đa phương và những thách thức của nền kinh tế toàn cầu.
BBC giới thiệu một trong những giai đoạn được coi là quan trọng
nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới sự nghiệp của McCain: thời gian ông bị bắt giam
tại Việt Nam.
Thoát
khỏi nhà tù chiến tranh
Ngày
14 tháng 3 năm 1973
Một
hình ảnh vô cùng ấn tượng. Một McCain gầy gò, 36 tuổi, mặc bộ quần áo dân sự
nhàu nát, bước đi cùng với các tù nhân chiến tranh Mỹ tới một chiếc máy bay vận
tải quân sự Hoa Kỳ. Họ được trả tự do.
McCain cùng các đồng đội
được trả tự do khỏi nhà tù chiến tranh Việt Nam. ALAMY
Hơn
5 năm bị giam giữ trong nhà tù ở Việt Nam khiến ông già đi. Mái tóc sẫm màu khi
máy bay của ông bị tên lửa đối không của Hà Nội bắn hạ nay đã đốm bạc.
Ông
bước đi khập khiễng - vết thương có từ khi nhảy văng ra khỏi chiếc máy bay rơi,
và do sự tra tấn của nhà tù Việt Nam. Một tháng sau, tại phòng lễ tân Nhà Trắng
cùng với Tổng thống Richard Nixon, McCain chống nạng bước đi.
Ông
không bao giờ có thể bình phục chấn thương hoàn toàn. Ông gần như không còn bước
đi khập khiễng, nhưng ông không thể giơ tay qua đầu trong suốt phần đời còn lại.
McCain
bắt tay Tổng thống Mỹ Richard Nixon. GETTY IMAGES
Cố
vấn chính trị Mark McKinnon, người đã tư vấn cho John McCain trong chiến dịch
tranh cử tổng thống năm 2008, đã mô tả việc chải tóc giúp vị ứng viên tổng thống
trong khi họ đứng đợi phía sau một chiếc xe tải nhỏ trước một sự kiện công
chúng ở New Hampshire.
"Đó là khoảnh khắc
dễ bị tổn thương của người lính đáng tự hào này," ông nói. "Tôi đã chải tóc cho ông ấy, và ông đi ra trước
đám đông. Tôi đã quay đi và khóc."
Mặc
dù McCain còn ở trong quân ngũ 8 năm sau khi trở về Mỹ, nhưng ngày ông được trả
tự do ở Việt Nam đánh dấu thời điểm làm xoay chuyển nghiệp binh dường như đã được
định sẵn từ khi ông sinh ra.
Cả
cha và ông của ông đều là đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, và ông nội đã chỉ huy một đội
tàu hàng không mẫu hạm chống lại Nhật Bản trong Thế chiến thứ Hai.
McCain
tiếp bước cha ông, theo học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi bạn bè cho biết
đôi khi ông gặp khó khăn với truyền thống quân đội mà ông được trông đợi là sẽ
theo đuổi.
"Ông ấy cảm thấy
như thể ông không có lựa chọn," Frank Gamboa, một trong những bạn cùng phòng
của McCain khi hai người còn là chuẩn úy tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, cho biết.
"Một trong những gánh nặng của di sản
gia đình là bạn không thể là chính mình."
Trong
suốt thời gian ở học viện, McCain nổi loạn. Ông được đặt biệt danh là
"John Wayne" McCain vì cách ứng xử của ông với phái nữ cũng như sự
yêu mến họ dành cho ông. Ông gây ra tiếng xấu giống như người ta sưu tập tem vậy.
Ông mấp mé bên bờ phải bỏ học, và tốt nghiệp gần đứng cuối lớp.
McCain
thỉnh thoảng sử dụng vỏ bọc gia đình để bảo vệ mình. Gamboa miêu tả một ví dụ
khi McCain trách mắng một bạn học lớn tuổi hơn vì đã sỉ nhục một người phục vụ
Philippines trong bữa tối - một chút bất tuân mà có thể khiến ông bị báo cáo và
chịu kỷ luật.
Khi
người đàn ông hỏi tên, McCain trả lời: "John S McCain III. Còn anh tên
gì?" Khi nghe tên đó, theo Gamboa, người đàn ông đã lẩn đi.
Là
một tù nhân chiến tranh, McCain có cơ hội sử dụng danh tiếng gia đình để tránh
rắc rối - nhưng ông đã từ chối.
Khi
những người bắt giữ ông biết được ông là con của một đô đốc, ông được đề nghị
trả tự do sớm. McCain đã từ chối - nhấn mạnh rằng những người đã bị bắt trước
ông phải được trả tự do trước.
"Người thẩm vấn
nói với McCain rằng tình hình chắc chắn sẽ rất tệ đối với ông," Gamboa nói. "Và họ bắt đầu tra tấn ông. Việc từ chối
tự do vì lợi ích của các tù nhân chiến tranh khác, những đồng đội của ông, là một
quyết định quan trọng và can đảm."
McCain
bị biệt giam nhiều năm, bị tra tấn trong nhà tù Việt Nam. Cuối cùng ông cũng chịu
xuống thang và ký nhận bản "thú tội" rằng ông đã phạm tội ác chiến
tranh.
Ông
không bao giờ dựa vào thân thế gia đình để tìm cách được hưởng những đối xử đặc
biệt, hoặc chấp nhận cách đối xử đó cho cá nhân mình, tuy nhiên, khi rời Việt
Nam ông đã làm như vậy cho các tù binh, đồng đội của mình.
*
*
No comments:
Post a Comment