Thứ
Bảy, 08/25/2018 - 10:40 — nguyenvubinh
Khoa
học và công nghệ hiện nay đang phát triển nhanh chưa từng có, đã và đang
tạo ra một cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, thúc đẩy loài người bước
vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (thường được gọi là cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0). Để không bị đẩy ra khỏi tiến trình phát triển chung của nhân
loại tiến bộ, các quốc gia đều phải tiến hành đổi mới và hội nhập để khai thác
tốt nhất và hạn chế tối đa những khó khăn do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đưa tới. Tìm hiểu về cuộc Cách mạng công nghiệp đang diễn ra là một việc làm
cần thiết và ý nghĩa.
*
*
Chủ
Nhật, 08/26/2018 - 10:19 — nguyenvubinh
...
Cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba xuất hiện cũng sau gần 100 năm so với
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, tức là vào khoảng năm 1969-1970, với sự
ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông
tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng
máy tính hay cách mạng số vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn
siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
ba được thúc đẩy nhờ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. So với các
cuộc cách mạng lần thứ nhất và lần thứ hai trước đây chỉ thay thế một phần chức
năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí, hoặc tự động hóa cục
bộ thì khác biệt của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự thay
thế phần lớn và hầu hết chức năng của con người (cả lao động chân tay và lao động
trí óc) bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong quá trình sản xuất
nhất định.
*
*
Thứ
Hai, 08/27/2018 - 11:26 — nguyenvubinh
...
Bối cảnh về kinh tế - xã hội, làm lực kéo để ra đời cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư trước hết là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã đặt
cho nhiều doanh nghiệp, nhiều nước phải điều chỉnh, thay đổi căn bản mô hình
phát triển để hướng tới các mô hình phát triển mới hiệu quả hơn. Các sức ép về
tái cơ cấu nền kinh tế, sức ép về an ninh năng lượng, an ninh tài nguyên và môi
trường thúc đẩy các nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển, các nước lớn
đi tìm các giải pháp công nghệ, tổ chức lại sản xuất và quản lý để tối ưu hóa
quá trình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên và hiệu quả năng lượng.
Sự vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia đang phát triển, được hưởng lợi từ sự hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil, vv... đã tạo ra sức
ép phải thay đổi đối với các quốc gia hàng đầu thế giới. Nền công nghiệp bán tự
động hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba lan tới các quốc gia đông
dân, đã tạo ra những đại công xưởng, trở thành trung tâm sản xuất đang ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới là một nỗi lo của Mỹ, Nhật
và các nền kinh tế lớn Tây Âu. Để giữ vững vị thế của mình, các quốc gia này
không còn cách nào khác là tái cơ cấu nền kinh tế, tận dụng triệt để các sáng tạo
của khoa học kỹ thuật, hoa học công nghệ tạo ra một cuộc Cách mạng công nghiệp
mới, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
*
*
Thứ
Ba, 08/28/2018 - 11:21 — nguyenvubinh
...
3/
Bản chất và xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Bản chất công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là nền tảng công
nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh, công nghệ cao để tối ưu
hóa quy trình, phương thức sản xuất. Nói cách khác, đó là sự tích hợp
và kết nối công nghệ. Không như các cuộc cách mạng trước đây thường diễn ra
theo xu hướng phát minh mới làm lu mờ phát minh cũ, thì ngày nay công nghệ nền
tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo cơ sở cho các công nghệ
khác, các ngành nghề khác cùng phát triển.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có các công nghệ làm nền tảng và có các
công nghệ ứng dụng mới trong sản xuất. Các công nghệ nền tảng bao gồm:
No comments:
Post a Comment