BTV Tiếng Dân
30/08/2018
John McCain – Người gọi Biển Đông là East Sea
Theo báo Soha, ông John McCain trở lại Việt Nam lần đầu
tiên năm 1985. kể từ lần đó, ông thường xuyên quay trở lại thăm Hà Nội. Ông cho
rằng Việt Nam sẽ là một “đồng minh an ninh” của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc trỗi
dậy mạnh mẽ và ngang ngược trên Biển Đông.
Ông
McCain còn sử dụng cụm từ “East Sea” (dịch từ tên Việt Nam là “Biển Đông” sang
tiếng Anh) khi nhắc tới Biển Đông trong nhiều tuyên bố công khai, thay vì cụm từ
“South China Sea” (tên quốc tế của vùng biển này).
Tháng
8/2014, khi qua thăm Hà Nội, ông đã phát biểu: “Chúng tôi nhận thức thấy
mình có thể làm được nhiều hơn nữa trong vai trò đối tác, và chúng ta cần một
chương trình nghị sự quan trọng khi tiến tới năm sau, đặc biệt là trong bối cảnh
các sự vụ rắc rối gần đây ở Biển Đông (East Sea). Tóm lại, giờ là lúc Việt Nam
và Mỹ cùng nhau bước một bước nhảy vọt chiến lược khổng lồ. Đó là lý do vì sao
chúng tôi có mặt ở đây“.
Ông
McCain từng là một trong năm nghị sĩ bảo trợ cho Nghị quyết 412 của Thượng viện
Mỹ về Biển Đông, trong đó cương quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải
Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam.
Khi Tổng
thống Obama công du Hà Nội năm 2016, chuyện dỡ bỏ cấm vận vũ khí là vấn đề gây
tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Nhưng John McCain đã ủng hộ Việt Nam, để bảo vệ chủ
quyền khi nói rằng: “Chí ít thì tôi mong họ được dỡ bỏ cấm vận vũ khí hàng hải
ngay lập tức, để tạo điều kiện cho họ bảo vệ lãnh hải của mình“.
Ghi sổ
tang viếng Thượng nghị sĩ John McCain, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình
Minh viết: “Đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngài Thượng nghị sĩ
John McCain luôn là biểu tượng cho thế hệ nghị sĩ – cựu binh chiến tranh Việt
Nam, là người đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương
chiến tranh, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa
Kỳ.
Chúng
tôi luôn trân trọng những nỗ lực của ngài Thượng nghị sĩ trong việc xây dựng và
phát triển quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ trong những thập kỷ qua”.
Hợp tác quốc phòng
Theo Báo Hải Quân, sáng 28 tháng 8, tại Hải Phòng, Cục
Chính sách Phòng vệ Nhật Bản đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Hải
quân. Chuẩn Đô đốc Lương Việt Hùng, Phó Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam chủ
trì tiếp đoàn. Tại buổi tiếp, Chuẩn Đô đốc Hùng điểm lại những mốc quan trọng
trong quan hệ hợp tác giữa Hải quân hai nước.
Theo
đó, hải quân hai nước đã thiết lập cơ chế tham vấn hải quân song phương và đến
nay đã tổ chức thành công 3 phiên tham vấn. Trong thời gian qua, Hải quân Việt
Nam đã nhận được sự giúp đỡ thuận lợi từ phía Hải quân Nhật Bản trên nhiều lĩnh
vực như: Mời tham dự các cuộc hội thảo các nhà trường Châu Á – Thái Bình Dương,
chống cướp biển, cứu hộ, cứu nạn, giao lưu sĩ quan trẻ Hải quân Tây Thái Bình
Dương, giao lưu quốc phòng, tham gia huấn luyện đi biển đường dài trên tàu Nhật
Bản, tổ chức hội thảo về y học dưới nước tại Việt Nam… Qua đó, góp phần củng cố
và tăng cường thêm sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thắt chặt hơn tình đoàn kết.
Nhật Bản
thường xuyên cử tàu Hải quân đến thăm Việt Nam nhằm củng cố, tăng cường sự hiểu
biết và tin cậy lẫn nhau, thắt chặt hơn tình đoàn kết.
Nhân kỷ
niệm 45 năm ngày 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao cuối tháng 9, Hải quân Việt
Nam đang triển khai công tác chuẩn bị để đưa tàu sang thăm Căn cứ Hải quân
Yokosuka và thành phố Sakai, Nhật Bản.
Còn báo Zing đưa tin, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội
cho biết, tàu đổ bộ HMS Albion (L14), lớp Albion của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ
thăm Sài Gòn từ ngày 3 đến 6 tháng 9. Chuyến thăm là một phần trong các hoạt động
của con tàu này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tàu đổ
bộ HMS Albion có tải trọng 21.000 tấn, có thể chở theo 67 xe thiết giáp, 405
binh sĩ, là một trong những trụ cột cho sức mạnh đổ bộ của hải quân Hoàng gia
Anh.
Ngoài thực địa
Báo Hải Quân đưa tin, ngày 16 tháng 8, tàu cá QNa
90839 TS do ông Nguyễn Văn Bé ở Quảng Nam làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu đang
khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa thì bị gãy trục láp, rơi chân vịt,
tàu thả trôi. Trên tàu có 53 ngư dân.
Ngay
sau đó, Tàu KN 469, Chi đội Kiểm ngư số 4 đã kịp thời cứu kéo Tàu QNa 90839 TS
về khu vực đảo Song Tử Tây để khắc phục nhưng do hỏng hóc lớn, tàu cá phải
chờ kéo vào bờ để sửa chữa.
Ngày 23
tháng 8, Tàu 736 được Quân chủng Hải quân điều động lai kéo Tàu QNa 90839 TS và
chở 53 ngư dân đang trú tại khu vực đảo Song Tử Tây về bờ.
Tuy
nhiên, về vụ 5 ngư dân bị mất tích ở quần đảo Trường Sa từ ngày
12 tháng 7 đến nay, vẫn chưa thấy báo chí đưa tin.
------------------
BÀI CŨ
No comments:
Post a Comment