26/08/2018
https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-viet-nam-dang-cai-hoi-thao-an-ninh-ve-an-do-duong/4544785.html
Một
hội thảo về Ấn Độ Dương sắp diễn ra ở Việt Nam, với sự tham dự của các quan chức
nhiều nước, trong đó có Ấn Độ và Mỹ, giữa lúc quan hệ Hà Nội và New Delhi ngày
càng được củng cố, trong bối cảnh Trung Quốc đang phô trương sức mạnh tài chính
cũng như quân sự ở khu vực.
Các nguồn tin cho biết rằng Phó Trợ lý Ngoại trưởng
Mỹ đặc trách về các vấn đề Nam Á và Trung Á, bà Alice G. Wells, sẽ tham dự sự
kiện với chủ đề “Xây dựng các kiến trúc khu vực”, kéo dài từ ngày 27 tới 28/8 ở
thủ đô của Việt Nam.
Bà Alice G. Wells trong một cuộc gặp với quan chức quốc phòng Pakistan.
Chiến lược về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một
trong các trọng tâm trong chính sách ngoại giao của chính quyền của Tổng thống
Trump.
Trả
lời báo chí ở thủ đô Washington DC hôm 20/8, bà Wells nói rằng, vì là quốc gia
“đầu tư rất lớn” ở khu vực [Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương] nên “lẽ tự nhiên,
chúng tôi muốn duy trì cam kết lâu dài đối với khu vực, và gần đây đã có các bước
đi quan trọng nhằm bảo đảm rằng tương lai của khu vực rộng mở, tự do và hoạt động
dựa trên luật pháp”.
Quan
chức ngoại giao này cho biết thêm rằng bà “nóng lòng muốn nêu bật những khoản đầu
tư vào [các sáng kiến] về an ninh và kinh tế [của Mỹ] ở khu vực có giá trị hơn
410 triệu đôla” khi tới Hà Nội tham dự sự kiện liên quan tới Ấn Độ Dương mà bà
nói cho thấy “vai trò lãnh đạo ngày càng cao của Ấn Độ trong khu vực”.
Bà
Wells nói tiếp rằng bà “cũng nóng lòng muốn trao đổi thêm với các đối tác tại Hội
thảo Ấn Độ Dương về việc theo đuổi các sáng kiến nhằm củng cố thịnh vượng, ổn định
và an ninh ở khu vực”.
Về
lý do Việt Nam được lựa chọn làm nơi diễn ra hội thảo về an ninh của vùng Ấn Độ
Dương, ông Shri Ram Madhav, đại diện ban tổ chức là India Foundation, nói với
VnExpress rằng “Việt Nam là đối tác quan trọng của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương và trên phạm vi toàn cầu, là nền kinh tế đang lên và hai nước
có hợp tác song phương mạnh mẽ”.
Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng Nguyễn Chí Vịnh mới tới Ấn Độ tham dự cuộc Đối thoại Chính sách Quốc
phòng Việt Nam - Ấn Độ.
Hồi
đầu tháng này, hai nước đã tổ chức cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt
Nam - Ấn Độ ở New Delhi mà Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh được trích
lời nói là “thể hiện sự tin cậy chính trị cao”.
Ông
Vịnh còn được Thông Tấn Xã Việt Nam trích lời “đánh giá cao và cảm ơn sự ủng hộ,
giúp đỡ của Ấn Độ đối với Việt Nam, nhất là đã giúp đào tạo miễn phí cho hàng
trăm sỹ quan quân đội Việt Nam”.
Tin
cho hay, ngoài tổ chức của Ấn Độ, các đối tác khác như Singapore, Sri Lanka và
Bangladesh cũng cùng đứng ra tổ chức sự kiện với sự tham gia của quan chức 28
nước.
Liên
quan tới Ấn Độ Dương, người đứng đầu Bộ Quốc phòng của Nhật Bản đã lần đầu tiên
tới thăm Sri Lanka, quốc gia nhận nhiều viện trợ của Bắc Kinh trong một phần
sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Nhật
Bản, quốc gia tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, được
các nhà quan sát cho là “đang dấn sâu hơn” tại Ấn Độ Dương nhằm gây ảnh hưởng tới
khu vực nơi Bắc Kinh đang “phô diễn sức mạnh”.
VIDEO
:
Mới
đây, trong báo cáo thường niên trình lên Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc đã đề cập tới
việc một công ty nhà nước của Trung Quốc được phép thuê 99 năm đối với cảng
Hambantota của Sri Lanka nhằm giảm bớt khoản nợ của nước này với Bắc Kinh.
Bộ
Quốc phòng Mỹ nói rằng câu chuyện về cảng Hambantota là sự cảnh báo về việc
Trung Quốc phô trương khả năng tài chính thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường,
nhằm tạo ra sự phụ thuộc vào nguồn vốn của Trung Quốc để mở đường cho sự thống
trị của nước này ở Ấn Độ Dương.
Trả
lời báo chí trước chuyến đi tới 4 nước, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, về
hành động của Bắc Kinh tại khu vực, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về các
vấn đề Nam Á và Trung Á, bà Alice G. Wells, nói rằng chính phủ Mỹ “hoan nghênh
các đóng góp của Trung Quốc tới sự phát triển của khu vực chừng nào chúng tuân
thủ các tiêu chuẩn cao, trong đó có sự minh bạch, pháp quyền và việc cung cấp
tài chính bền vững”.
Còn
về chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bà Wells nói:
“Tôi nghĩ rằng Ngoại trưởng Pompeo đã đúc kết rất hay cách tiếp cận của chúng
tôi khi ông nói rằng ‘Ở nơi nào nước Mỹ tới, chúng tôi mưu tìm đối tác chứ
không phải sự thống trị’”.
Bà
nói thêm: “Và đó chắc chắn là cách tiếp cận của tôi khi tôi tới khu vực để củng
cố thêm nữa chiến lược của chính quyền [Washington]”.
No comments:
Post a Comment