Trọng Nghĩa – RFI
Đăng
ngày 26-08-2018
Thượng nghị sĩ John
McCain, ứng viên tổng thống Mỹ năm 2008, đã qua đời ngày 25/08/2018 tại tiểu
bang Arizona vì bệnh ung thư, thọ 81 tuổi.
Giáo viên tiếng Anh
Derek Davis đặt cờ và hoa tưởng niệm cố thượng nghị sĩ John McCain tại đài kỷ
niệm bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội, ngày 26/08/2018. REUTERS/Kham
Là
một chính trị gia rất được tôn trọng tại Mỹ, cả trong đảng Cộng Hòa của ông lẫn
đảng Dân Chủ, đồng thời là một tác nhân quan trọng - cùng với thượng nghị sĩ
John Kerry - trong việc bình thường hóa bang giao Mỹ-Việt sau khi chiến tranh kết
thúc, cái chết của ông đã gây xúc động lớn, không chỉ tại Mỹ, mà cả tại Việt
Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
Lúc
sinh thời, John McCain là một chính trị gia có uy tín và thế lực. Sau khi rời
quân đội, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị tại tiểu bang Arizona, trong đảng Cộng
Hòa. Năm 1982, ông được bầu là dân biểu Hạ Viện. Năm 1986, ông trở thành thượng
nghị sĩ và tái đắc cử trong các năm 1992, 1998, 2004 và 2010.
Chàng
phi công John McCain từng bị cầm tù tại miền bắc Việt Nam từ năm 1967 đến 1973.
Hai mươi năm sau, cùng với một cựu chiến binh khác, thượng nghị sĩ thuộc đảng
Dân Chủ John Kerry, ông đã đề nghị tái lập bang giao với Việt Nam. Năm 1995,
Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Hoa
Kỳ ca ngợi đóng góp của cố thượng nghĩ sĩ John McCain
Tại
Hoa Kỳ, ngay sau khi tin ông McCain qua đời được loan báo, hầu hết giới lãnh đạo
đều lên tiếng ca ngợi đóng góp của người quá cố.
Tổng
thống Donald Trump, người đã từng chỉ trích McCain vì đã « để bị bắt
làm tù binh trong chiến tranh Việt Nam », đã gởi lời chia buồn ngắn gọn đến
gia đình ông McCain, bày tỏ sự « đồng cảm và tôn trọng sâu sắc nhất » của
ông đối với người quá cố.
Đệ
nhất phu nhân Melania Trump cảm ơn ông McCain vì đã phục vụ quốc gia, trong đó
có hơn năm năm là tù nhân chiến tranh và sáu nhiệm kỳ trong Thượng Viện.
Các
cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, George W. Bush - hai người đã từng đánh bại ông
John McCain trong những cuộc bầu cử tổng thống trước đây, ông Obama trong cuộc
bầu cử toàn quốc năm 2008, và Bush trong vòng bầu cử sơ bộ trong Cộng Hòa năm
2000 - đều ca ngợi sự chính trực của ông McCain.
Tỏ
lòng thương tiếc ông McCain còn có lãnh đạo Thượng Viện Mỹ Mitch McConnell, cựu
phó tổng thống Joe Biden và rất nhiều người khác.
Nhà
Trắng đã cho treo cờ rủ. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, đảng Dân Chủ, tỏ ý muốn
lấy tên ông John McCain đặt cho tòa nhà Thượng Viện, nơi ông McCain có văn
phòng làm việc.
Việt
Nam đặt vòng hoa tại « đài » kỷ niệm bên hồ Trúc Bạch
Còn
tại Việt Nam, vai trò tác nhân hòa giải Mỹ-Việt đã được nhấn mạnh trong nhiều
phản ứng xúc động được ghi nhận ngày 26/08.
Hãng
tin Mỹ AP đã trích lời ông Nguyễn Quốc Cường, cựu đại sứ Việt Nam tại
Washington (2011-2014), công nhận vai trò quan trọng của thượng nghị sĩ John
McCain trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, nơi ông bị cầm
tù trong hơn 5 năm, sau khi chiếc phi cơ ông lái bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch.
Trên
trang Facebook của mình, ông Cường còn ghi lại một số kỷ niệm về rất nhiều lần
gặp gỡ giữa ông và thượng nghị sĩ McCain, đặc biệt là sự kiện ông McCain từng rất «
tự hào » về « đài » kỷ niệm được Việt Nam dựng lên tại
hồ Trúc Bạch ở Hà Nội, nơi máy bay của ông bị bắn rơi. Ông McCain từng yêu cầu
phía Việt Nam điều chỉnh dòng chữ nói ông là phi công của Không Quân Mỹ trong
khi ông là phi công của Hải Quân.
Hãng
tin Anh Reuters trích lời ông Lê Mã Lương, cựu giám đốc Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự
Việt Nam tại Hà Nội, người đã gặp ông McCain ngay sau năm 2010, nhấn mạnh rằng
thượng nghị sĩ McCain là một chính khách Mỹ đã đóng góp rất lớn vào việc xây dựng
quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, và « Sự đóng góp của ông sẽ luôn được ghi nhớ
».
Reuters
cũng ghi nhân là nhiều người Mỹ có mặt tại Hà Nội đã mang hoa đến đặt ở đài kỷ
niệm tại hồ Trúc Bạch. Ngoài hoa, có người còn đặt ở đấy một lá cờ Mỹ gấp lại để
tưởng niệm người quá cố.
Riêng
Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội ngày 26/08 cho biết sẽ thành lập một học bổng
mang tên « McCain/Kerry Fellowship » để vinh danh hai chính
khách Mỹ đã có công thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt.
Trên
thế giới, tính đến trưa nay, rất nhiều lãnh đạo cao cấp trên thế giới đã chia
buồn với nước Mỹ về cái chết của thượng nghị sĩ McCain, từ ngoại trưởng Đức
Heiko Maas, ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi, cho đến thủ tướng
Israel Benjamin Netanyahu, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
---------------------------------
Cho
dù, vào đúng ngày 29-4-2000, John McCain đã gọi Bên Thắng Cuộc là “wrong guys”,
chưa có chính trị gia nước ngoài nào tận tình với Hà Nội như ông (và John Kerry).
Không biết có ai cật vấn “động cơ” của ông ấy. Chỉ biết, bằng cách kéo Hà Nội lại
gần với Washington hơn, ông đã giúp được rất nhiều cho cả những người Việt Nam
Cộng hoà và những thường dân Việt Nam (được coi là) Cộng sản.
Nếu
không xếp súng đạn và cả huân chương vào quá khứ thì ông đã ở mãi trong chiến
tranh; nếu cứ nuôi thù hận thì ông suốt đời chỉ có kẻ thù. Và, ông chỉ là “War
Hero” chứ không thể trở thành một “Political Hero” như ông đã.
Rất
may là nhiều chính trị gia và nhà ngoại giao Hà Nội cũng đã biết bước ra khỏi
chiến tranh, đón nhận được một phần các nỗ lực của những cựu binh như ông, như
John Kerry và cả Bob Kerry… Cái cách mà John McCain & John Kerry giúp đỡ
các nhà ngoại giao Hà Nội ở Washington, D.C., là như chăm sóc, nâng đỡ những đứa
con. Không phải các ông đang dung dưỡng các nhà độc tài mà các ông đang kiên nhẫn
để các nhà độc tài bớt độc tài và hành xử có trách nhiệm hơn với dân chúng.
[Tôi
có mặt ở D.C. trong những ngày mà các nhà đàm phán VN đang căng thẳng với Mỹ từng
câu chữ. Những bế tắc trong đàm phán thường không chỉ vì người Mỹ đòi hỏi các lợi
ích kinh tế mà chủ yếu vì họ đòi các quyền lợi khác cho người dân VN. Tôi vài lần
đùa với một người Việt Nam mà tôi cũng coi là “hero” – Trưởng đoàn đàm phán Hiệp
định Thương mại Việt-Mỹ (BTA), ông Nguyễn Đình Lương – “Có những đòi hỏi của Mỹ
mà nếu các anh thất bại ở bàn đàm phán thì người dân VN chiến thắng”].
Nhờ
những nhân cách như John McCain mà Hà Nội đã dần hoà giải được với Washington.
Trong khi, người Việt vẫn chưa có những nhân cách đủ lớn để giúp hai phía VN
hoà giải. Không phải tự nhiên mà truyền thông Mỹ và mạng xã hội hôm nay tràn ngập
những lời tốt đẹp khi nói về ông.
Một
người chỉ có thể trở thành anh hùng của dân khi không chỉ có lòng quả cảm mà
còn phải có đủ tài năng và đạo đức, đạo đức của một con người.
---------------------------------------------
Chủ
Nhật, 08/26/2018 - 03:12 — tuankhanh
Thượng
nghị sĩ John McCain vừa qua đời ở tuổi 81, sau những ngày đau đớn bởi căn bệnh
ung thư não.
Ông
là một nhân vật rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam, kể cả trong chiến
tranh VN cũng như sau chiến tranh.
John
McCain được báo chí phương Tây nhận định là một anh hùng chiến tranh, một kẻ hoạt
động chính trị đầy tư duy độc lập trước các chính sách, và đoạn cuối đời, ông
là một trong những nhà phê bình mạnh nhất các chính sách của Tổng thống Trump,
dù ông là một đảng viên đảng Cộng Hòa.
Trong
chiến tranh Việt Nam, ông là "giặc lái" - nói theo kiểu miền Bắc Việt
Nam, khi nhận lệnh đánh bom, để đáp trả các cuộc xâm lược của nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) vào nước Việt Nam Cộng Hòa, khi VNDCCH phá vỡ các nghị ước
hòa bình, đem quân vượt qua vĩ tuyến 17 vào miền Nam.
Cuối
năm 1967, John McCain bị bắn hạ ở Việt Nam, và sau đó trải qua 5 năm tù ở miền
Bắc. Vì là một trong những người thuộc gia đình có truyền thống tham gia quân đội,
John McCain luôn nằm trong danh sách ưu tiên để trao đổi tù binh, nhưng ông từ
chối đặc quyền này để nhường cho những tù binh Mỹ khác đang cần được chăm sóc.
Và do vậy, kinh nghiệm ở tù của những người cộng sản của ông cũng dầy thêm, bao
gồm 2 năm biệt giam và nhiều lần bị tra tấn.
John
McCain cũng nhiều lần nhắc lại ký ức này nhưng thay vì đó là hận thù, ông đã
dành nhiều thời gian của mình khi trở thành một chính trị gia, là vận động cho
nhân quyền của người Việt Nam, nơi mà ông có nhiều kinh nghiệm hơn cả những
chính trị gia Mỹ khác cùng thời.
Trong
một lần xung đột quan điểm về chính trị, tổng thống Donald Trump nói ông không
phải là anh hùng, mà chỉ là một phi công thất bại. Nhưng với nhiều người Việt
đã kinh qua chiến tranh, anh hùng là tính cách chứ không phải là sự kiện.
Nước
Mỹ có đến 58.000 quân nhân thất bại trong chiến tranh Việt Nam, nhưng chắc chắn
nước Mỹ coi đó là những anh hùng.
Lịch
sử Việt Nam cũng tràn ngập các danh sĩ, danh tướng thất bại trong sự nghiệp của
mình như Hai Bà Trưng, Trần Bình Trọng, Lê Lai, Nguyễn Thái Học... Nhưng chắc
chắn đó cũng là những anh hùng.
John
McCain từng bị chính quyền VNDCCH tổ chức cho hàng dài hội phụ nữ, đoàn viên...
đứng phun nước bọt vào đầu, chửi mắng và lăng mạ khi bị bắn rớt máy bay và giải
đi qua phố. Nhưng khi là một chính trị gia quyền lực, điều ông nghĩ đến là ủng
hộ để làm sao thay đổi nhân quyền, luật pháp và chính thể ở VN, thì mới giúp được
con người VN. Ông đổi nước bọt và sự sỉ nhục, tra tấn... bằng suy nghĩ giúp đổi
thay Việt Nam, chỉ như vậy thôi, ông đã là một anh hùng.
Những
ngày tháng cuối cùng của John McCain, còn là những hoạt động không ngừng để bảo
trợ và mang nhạc sĩ Việt Khang đến Mỹ, định cư với cuộc đời khác.
81
tuổi, ông ra đi với nhiều điều đáng nhớ, cho cả hai quốc gia Mỹ và Việt Nam.
-----------------------------------------
BÁO CHÍ VIỆT NAM & QUỐC TẾ VIẾT
VỀ SỰ VĨNH BIỆT TNS JOHN McCAIN
Zing.vn
VnExpress
Dân Trí
Thanh Niên
Báo Lao Động
An Ninh Thủ Đô
Lao Động
RFI
BBC Tiếng Việt
RFI
BBC Tiếng Việt
BBC Tiếng Việt
Việt Báo Daily Online
RFI
No comments:
Post a Comment