Monday, August 13, 2018

TRUNG – VIỆT, TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT! (FB Nguyễn Đình Bổn)







Nước, không khí, thực phẩm nhiễm độc, thuốc giả… gây ung thư, đó là sự tương đồng của Trung Quốc và Việt Nam.

Theo RFI, mới đây, bộ phim “Tôi không phải là thần dược” của đạo diễn Trung Quốc Văn Mục (Wen Muye), ra rạp hôm 5/7/2018, đã trở thành một hiện tượng xã hội. Sau ba tuần công chiếu, “Tôi không phải là thần dược” đã mang lại cho nhà sản xuất hơn 360 triệu euro. Phim được coi là một trong 10 thành công thương mại lớn nhất của lịch sử điện ảnh Trung Quốc. Phim thu hút rất đông khán giả Trung Quốc, bởi nhằm đúng vào một vấn đề xã hội lớn của quốc gia được coi là nền kinh tế thứ hai thế giới. Đó là tình trạng khốn cùng của những người mắc bệnh ung thu và thân nhân họ!

“Tôi không phải là thần dược” lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của Lục Dũng (Lu Yong) một người Trung Quốc bị ung thư máu. Câu chuyện xảy ra cách nay đã hơn một thập niên. Không có tiền mua thuốc tại Trung Quốc, ông đã phải đi sang Ấn Độ để tìm nguồn thuốc rẻ. Lục Dũng đã trở thành người chủ trì một đường dây bất hợp pháp, đưa thuốc giá rẻ từ Ấn Độ về Trung Quốc. Hơn 1.000 người bệnh ung thư được chăm sóc nhờ sự dũng cảm, quên mình của người đồng hương mắc bệnh hiểm nghèo.” (hết trích)

Việt Nam không khác gì TQ, nhưng liệu tại VN có đạo diễn nào dám làm một bộ phim như vây? Đó chính là sự khác biệt của 2 quốc gia.

Sự khác biệt này, nhìn sơ có thể nghĩ rằng do đạo diễn VN không có tài, chỉ chạy theo phim rẻ tiền để kiếm chút đỉnh tiền, nhưng nhìn sâu hơn thì không phải. Nguyên nhân chính là do lưỡi kéo kiểm duyệt đã làm nản lòng, thui chột mọi tài năng. Chắc chắn 100% nếu phim Việt đụng chạm đến Bộ trưởng Bộ Y tế chẳng hạn, thì phim sẽ không bao giờ ra rạp.

Sự kiểm duyệt là một trong những khác biệt giữa 2 nhà nước cộng sản này và nó có những điều khá vô lý: Nếu Trung Quốc kiểm duyệt gắt gao mạng xã hội, không chấp nhận cả Google và Facebook, thì VN lại thoáng hơn. TQ kiểm duyệt từng trạng thái trên mạng xã hội Sina Weibo, không chấp nhận các cá nhân sử dụng chửi hay lên án chính quyền trong khi trên Fb của VN, điều này khá thoải mái với các tài khoản “gan lỳ”, tài khoản không chính danh, hay chưa nổi tiếng.

Nhưng trong lĩnh vực xuất bản, phim ảnh, văn chương, TQ lại thoáng hơn VN gấp nhiều lần. Họ có nhiều tác phẩm lật lại thời Cách mạng văn hóa một cách khá chân thực. Nếu bị kiểm duyệt như tại VN, TQ khó có một Mạc Ngôn như đã có.

Nhắc Mạc Ngôn tôi lại nhớ trong tác phẩm Phong Nhũ Phì Đồn (Vú to đít bự) của ông, VN khi dịch bị kiểm duyệt nên đếch dám dùng tên như nguyên tác mà dịch một cách vô nghĩa là… Báu vật của đời (?); trong tác phẩm đó, có một nhân vật rất ngầu, từng nhắc một câu: “Đời tôi chơi gái nhiều, nhưng rất mong được đ… một nữ đảng viên đảng cộng sản” (mà mụ đó là chị vợ hay chị họ bên vợ gì đó tui quên rồi).

Tại VN, chắc chắn viết một câu như vậy, thì chỉ có thể in ở… nước ngoài!


*
*
NHANAMMEDIA.NET

*
*
Nguyễn Đình Bổn Huynh Phan Anh Sa Phim « Tôi không phải là thần dược » của đạo diễn Trung Quốc Văn Mục (Wen Muye), ra rạp hôm 5/7/2018, đã trở thành một hiện tượng xã hội. Sau ba tuần công chiếu, « Tôi không phải là thần dược » đã mang lại cho nhà sản xuất hơn 360 triệu euro. Phim được coi là một trong 10 thành công thương mại lớn nhất của lịch sử điện ảnh Trung Quốc.

Phim thu hút rất đông khán giả Trung Quốc, bởi nhằm đúng vào một vấn đề xã hội lớn của quốc gia được coi là nền kinh tế thứ hai thế giới. Đó là tình trạng khốn cùng của những người mắc bệnh ung thu và thân nhân họ. Trả lời RFI, một nữ khán giả ở độ tuổi 70 tuổi bày tỏ tâm trạng của bà, sau khi xem phim :

« Thuốc thực sự là quá đắt đỏ. Trong gia đình tôi, có hai người đã bị chết vì bệnh ung thư, đó là chồng tôi và em rể tôi. Gia đình tôi đã phải trả tiền thuốc tổng cộng 90.000 euro, mà không hề được bảo hiểm đồng nào. Từ đó đến nay, đã không có gì thay đổi cả. Rất nhiều người không có điều kiện được chữa bệnh. Nếu mắc một bệnh nặng, người ta chỉ còn nước là chờ chết ! Sự thực là vậy ! ».

Tôi không phải là thần dược lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của Lục Dũng (Lu Yong) một người Trung Quốc bị ung thư máu. Câu chuyện xảy ra cách nay đã hơn một thập niên. Không có tiền mua thuốc tại Trung Quốc, ông đã phải đi sang Ấn Độ để tìm nguồn thuốc rẻ. Lục Dũng đã trở thành người chủ trì một đường dây bất hợp pháp, đưa thuốc giá rẻ từ Ấn Độ về Trung Quốc. Hơn 1.000 người bệnh ung thư được chăm sóc nhờ sự dũng cảm, quên mình của người đồng hương mắc bệnh hiểm nghèo.

Luật sư của ông Lục Dũng kể lại : « Thân chủ của tôi, ông Lục Dũng, bị bệnh máu trắng. Ông ấy đã giúp cho bạn bè mình mua được thuốc, mà không hề lấy lãi. Hành động của ông ấy gây xúc động mạnh, rất nhiều người bệnh đã ký tên ủng hộ ông, rốt cuộc ông Lục Dũng đã được trả tự do ».

Một khán giả Trung Quốc, cũng là một người hoạt động trong ngành bảo hiểm, nhận xét : « Tôi hài lòng vì bộ phim đã gây ra một làn sóng phẫn nộ lớn đến như vậy, thậm chí còn thu hút sự chú ý của cả thủ tướng. Điều này khiến cho việc nhập khẩu dược phẩm dễ dàng hơn ».

Hiện tại, bệnh ung thư đang tiếp tục bùng phát tại Trung Quốc, với thêm 4,3 triệu người mắc bệnh hồi năm ngoái. Chỉ có khoảng 30% người bệnh sống được đến năm thứ năm. Kể từ đầu mùa hè này, chính quyền vừa quyết định xóa thuế nhập khẩu đối với thuốc trị bệnh ung thư. Giá thuốc trị ung thư ở Ấn Độ chỉ bằng 1/10 so với các thuốc tương đương nhập vào Trung Quốc.

Môi trường khắp nơi ô nhiễm, từ không khí, nguồn nước, cho đến đất đai, chưa kể thực phẩm, dược phẩm độc hại, giả mạo. Liệu sự nới lỏng điều kiện nhập khẩu thuốc men bù lại được bao nhiêu phần thiệt hại về sức khỏe và tinh thần đối với các nạn nhân của chính sách phát triển ồ ạt, bất chấp sinh mạng con người ?






No comments: